Sunday, 1 August 2021

Những suy diễn không cần thiết trong tập “Trời cao đất thấp chúng ta thì…” (Phan Chính - Báo Bình Thuận)

 

Những suy diễn không cần thiết trong tập “Trời cao đất thấp chúng ta thì…”

BT- Đây là tập tùy bút của tác giả Trần Hữu Ngư, dày 340 trang, phụ bản Đỗ Hồng Ngọc do nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành tháng 12.2015. Nội dung gồm các bài viết ngắn, tản mạn về tình yêu âm nhạc nhiều hơn cả. Trong đó có một vài bài mang nỗi niềm ký ức của tác giả qua một thời với quê hương La Gi, Hàm Tân, Tân Thành (Bình Thuận)… cũng là điều đáng quý. Nhưng rất tiếc, qua đó tác giả đã bộc lộ sự vội vàng và sa vào những vấn đề tưởng là phát hiện độc đáo. Do giới hạn của một bài báo, chỉ xin giới thiệu một vài chỗ dễ gây nhầm lẫn cho người đọc.

Bài “Gió Tết” trang 126, tác giả viết về địa danh La Gi mượn từ một giai thoại: “…trong thời Pháp thuộc, người Pháp đến Lagi, lúc bấy giờ vùng đất này còn hoang vu, người Pháp hỏi thông ngôn: Nơi đây tên là gì? (dịch). Người thông ngôn nghe không rõ hỏi lại người bên cạnh: Là gì? Thằng Pháp “quất” vào “Là gì”. Và nó chết tên từ đó”. Tiếp đến là: “Trước 1975, La Gi viết dính liền nhau (Lagi), nay không hiểu dựa vào đâu mà người ta viết Lagi rời nhau thành hai chữ”. Thật ra, tác giả nên chịu khó tìm hiểu về quá trình hình thành một địa danh, nhất là một địa danh hành chánh của một địa phương phải dựa trên nhiều cơ sở vì đó là một phạm trù lịch sử, có tính khoa học. Không thể nào từ thái độ “lấc cấc” của một anh thông ngôn mà tên lính Tây lấy đó đặt tên cho vùng đất đã định danh trên bản đồ từ dưới thời phong kiến. Vậy người Pháp đặt chân đến La Gi đầu tiên là khoảng thời gian nào để tác giả coi đó là cái mốc ra đời địa danh La Gi. Nếu đọc Đại Nam nhất thống chí quyển 12 (Bình Thuận) do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 và được Tu Trai Nguyễn Tạo dịch vào năm 1963, thì địa danh La Gi đã có rồi và được dịch từ chữ Hán ra quốc ngữ là La Di. Kể cả trên “Bình Thuận toàn đồ”, phần Nam phủ Hàm Thuận, vẽ sau năm 1832 ghi bằng chữ Hán tên hai con sông là Maly (Sông Phan) và Sông La Di (Sông Dinh). Hoặc qua biểu dâng vua của Nguyễn Thông trong châu bản “Doanh điền biểu văn” năm 1877 cũng nêu rõ vị trí quan trọng của cửa tấn La Di trên đường vận chuyển sản vật rừng, lúa gạo phía Nam của tỉnh ra Phan Thiết. Do cách ghi chép theo phiên âm nên các văn bản hành chánh thời Pháp lúc là La Di, lúc là Lagi nhưng vẫn cho thấy địa danh La Gi đã có từ lâu trước khi dấu chân người Pháp đến đây. Địa danh La Gi trở thành thiêng liêng, máu thịt của một địa phương không thể nào được khai sinh từ một câu chuyện “hề” vô vị. Thêm nữa, đến bây giờ mà tác giả còn thắc mắc và lại khẳng định trước 1975 địa danh La Gi đều viết liền nhau (Lagi) mà nay lại viết rời ra. Là một địa danh hành chánh, dù tên gọi xuất xứ, nguồn gốc thế nào, nhưng khi được Việt hóa phải viết đúng với âm ngữ đó. Các văn tự, địa chí, chứng thư dưới chế độ cũ trước 1975 khá kỹ càng đều ghi La Gi rời ra, lại còn có cả gạch nối đối với những danh từ kép và nhất là cách viết về địa danh (La-Gi). Tất nhiên cũng có một vài văn bản, bài báo viết như tác giả làm căn cứ, kể cả bây giờ nhưng không phải phổ biến.

Ở bài “Ngày ấy, Phan Thiết” trang 213, tác giả Trần Hữu Ngư viết: “Đi cho đến hừng đông thì Camp Edépic đã hiện ra trên một động cát có doi đất chòi ra phía biển. Ngày đó dân làng tôi đâu biết chữ tây chữ u gì, nghe Cam Edépic thì đọc Căn a-sơ-bíc”. Rồi còn giải thích rất tự tin “Người ta bỏ chữ Ed- épic đằng sau mà chỉ đọc đơn giản là Căn”. Đó là tác giả viết về trại lính Pháp đóng trên phi trường Phan Thiết và cũng là một địa danh gắn với lịch sử chiến tranh nổi tiếng của Bình Thuận mà lại viết không chính xác và không hiểu nghĩa của từ đó là gì? Thực ra căn cứ này thường được viết tắt và gọi là Camp ESEPIC (tức gồm các chữ đầu của Ecole Superieure d’Education Physique de Indo-Chine (Trường cao đẳng Thể dục thể thao Đông Dương) và Camp có nghĩa là trại (lính), đồn (binh). Như vậy không biết tác giả dựa vào đâu để có “Camp Edépic” ? Cũng không thể đổ cho lỗi bản in vì được lặp lại nhiều lần. Không những chừng đó mà còn dễ gặp trong tập sách nhiều “lợn cợn” khác.

Ra đời được một tác phẩm phải có sự đầu tư bằng tất cả tâm huyết, niềm đam mê chưa đủ mà còn cần đến những yêu cầu cơ bản khác. Có như vậy mới  mong đem đến người đọc những điều thú vị, bổ ích. Nhưng nếu áp đặt bằng sự chủ quan, thiếu cân nhắc của mình, dù chỉ đôi bài thì chính tác giả tự đánh mất đi giá trị của tác phẩm.

PHAN CHÍNH
(http://www.baobinhthuan.com.vn/van-hoa/nhung-suy-dien-khong-can-thiet-trong-tap-troi-cao-dat-thap-chung-ta-thi%E2%80%A6-84240.html)


Friday, 30 July 2021

Gốc Anh Mỹ hay gốc Pháp?

 

Trần Văn Tiếng viết:
 
Ngoài những lĩnh vực nêu trên, những TNGA được dùng trong đời sống  hội cũng cần được khảo sát, tìm hiểu một cách thấu đáo. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa  điều kiện thu thập hết những TNGA đã  đang đi vào đời sống  hội. Quan sát trên báo đài, chúng tôi thấy những từ đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt  ổn định dưới dạng phiên âm như (xe) buýt, tắc xi, ô , vi rút, gas (phát âm “ga”), đề pa, (chạy) , a-xít,  típ, sai (size), mít ting, căng tin, sếp, (quầy) bar, (tiền) cát   xi măng, xì-căng-đan, mát-xa, (bị) sốc, (đoạt) cúp, sút (bóng), (xem) phim, garage[8]; bên cạnh đó, những từ gần như đã được chuyển nghĩa hẳn sang tiếng Việt như máy tính, máy lạnh, máy giặt, ...làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt ngày càng phong phú. 

Tôi nghĩ phần lớn các từ đã dẫn trên đây (trừ từ sai) đều vào tiếng Việt qua đường mượn âm tiếng Pháp.

Từ buýt vào từ điển của Đào Văn Tập năm 1950.


Taxi thành:

tắc xi trước năm 1934


* Mới bắt đầu có xe ô-tô “tắc-xi” (taxis) chạy ở Hà-nội. Nam Phong Tạp Chí số 205 (1934:129)

ta-xi trước năm 1941 :

* Xe ta-xi, đã hứa nhiều lần, vẫn chưa thấy có; nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có 600 chiếc chạy bằng hơi đất đốt đèn. Thanh Nghị số 2 (1941:27)

 


típ có mặt trong tiếng Việt trước năm 1954:


* Phái thứ hai, đại biểu là V. Goloubew và một nhà bác học khác L. Finot thì chủ trương rằng văn hóa Đông-sơn chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc, tuy cũng nhận rằng các mô-típ rất đặc biệt của nghệ thuật Đông-sơn, hình tròn có tiếp tuyến (cercle à tangente) là một mô-típ do nguồn Han-tát. Tập San Nghiên Cứu Sử Ký – Địa Lý – Văn Học số 1 (1954:14, Đào Duy Anh)