Thursday 2 January 2014

GS NGUYỄN LÂN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ? (Hoàng Tuấn Công - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Năm, ngày 17 tháng 10 năm 2013


GS NGUYỄN LÂN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ?


                                Hoàng Tuấn Công
Trong sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”của GS Nguyễn Lân, nhiều từ ngữ, khái niệm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã được thu nhận và giải thích. Tuy nhiên, nếu xem kỹ có thể thấy rằng, rất nhiều từ, ngữ, thuật ngữ, khái niệm quan trọng đã bị GS giải thích sai. Sau đây là một số ví dụ được lược trích từ cuốn “Phê bình từ điển” của Hoàng Tuấn Công (sách được nhận tài trợ sáng tác của Nhà nước 2013, chưa in). Những câu in đậm là của GS Nguyễn Lân. Nội dung gạch đầu dòng là trao đổi của Hoàng Tuấn Công:
Bón đón đòng. Bón phân cho lúa khi sắp trổ bông: Kịp thời bón đón đòng nên năng suất cao.
-Đã gọi là “bón đón đòng” có nghĩa phải bón khi lúa mới bắt đầu giai đoạn hình thành đòng chứ ? Sao lại bón vào lúc lúa sắp trổ bông ? Khi lúa sắp trổ bông người ta gọi là có đòng già hoặc đòng trổ. Lúc này quá trình hình thành đòng đã xong. Đòng to hay đòng nhỏ, bao nhiêu vỏ hạt cũng đã định hình; lúa chỉ đợi trổ bông, phơi màu thụ phấn và vào chắc nữa là ổn. Vậy, bón đón đòng được tiến hành khi nào ? PGS TS Nguyễn Văn Bộ-Trường đại học Cần Thơ cho biết: Để có bông lúa nhiều hạt và hạt to, cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Thông thường, nông dân dựa vào thời gian tính từ khi sạ (khoảng 40 - 45 ngày) để bón đón đòng. Bón đón đòng dựa vào thời gian không chính xác vì thời điểm tượng đòng thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng của giống, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Bón sớm cây lúa tiếp tục nhảy chồi, chồi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng ảnh hưởng đến bông; bón trễ khi hạt trên bông đã hình thành, dù bón phân cũng không thể nào tăng thêm số hạt được. Thường sau khi sạ 36 - 38 ngày phải thăm ruộng thường xuyên, nhổ cây lúa xé ra quan sát đỉnh sinh trưởng, khi thấy có tim đèn (hay còn gọi là bông gòn) nhô lên chừng 1mm là bón đón đòng được”. (Quản lý tốt giai đoạn làm đòng, lúa có năng suất cao-Báo Kiên Giang). Thời gian từ có tim đèn (hay tượng đòng) này đến lúc trổ cũng phải mất đến 25 ngày, đủ để cây lúa hấp thu dinh dưỡng nuôi đòng và nuôi hạt sau này. Nếu thực tế có chuyện bón phân vào lúc lúa sắp trổ bông thì phải gọi là bón “tiễn đòng” mới đúng chứ không còn đón rước gì nữa. Tuy nhiên, không ai còn đem phân bón cho lúa thời kỳ này.
Bón lót. Bón phân vào ruộng trước khi cấy lúa: Đã bón lót rồi nên cấy kịp thời.
-Bón lót không phải là khâu kỹ thuật chỉ áp dụng cho cây lúa nước. Trong thâm canh cây trồng, từ đậu, lạc, ngô khoai...đến các loại cây công nghiệp mía, dứa, cà phê, rồi cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp đều áp dụng biện pháp kỹ thuật bón lón. Nói về khâu “bón lót” nói chung phải giải nghĩa là: bón phân trước khi cấy, trồng hoặc gieo hạt, nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ngay sau khi bén rễ, hồi xanh, ra lá mới.
Bón phân. Bỏ phân vào ruộng: Bón phân bằng u-rê.
-Người ta thực hiện bón phân với mọi loại đất trồng. Không chỉ ruộng mới bón phân và cần phải bón phân. Bởi vậy “bón phân” phải được giảng là: bỏ phân vào đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Bón thúc. Bón phân để đẩy mạnh sự trưởng thành của lúa: Nhờ có bón thúc nên lúa được xanh tốt.
-Bón thúc cũng là biện pháp kỹ thuật áp dụng cho tất cả các loại cây trồng thâm canh, không riêng gì cây lúa. Ví dụ: bón thúc cho ngô, mía, cây ăn quả các loại. Bón thúc được thực hiện vào những giai đoạn cây trồng cần nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển như: giai đoạn phát triển thân, lá, đẻ nhánh, phân cành, giai đoạn hình thành hoa, giai đoạn nuôi quả.
Nhìn chung các từ bón lót, bón phân, bón thúcmà GS Nguyễn Lân giải thích chỉ phù hợp với các chuyên đề về kỹ thuật trồng lúa nước chứ không phải là “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” nói chung.
Cá ngựa. Loài cá biển nhỏ, đầu dài, lưng cong, đuôi nhỏ.


Cá ngựa,phần cong là đuôi chứ 
không phải là thân
-Có một đặc điểm rất quan trọng làm nên tên gọi của con cá ngựa không được GS đề cập: đầu giống đầu ngựa. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) mô tả như sau: “Cá biển, đầu giống đầu ngựa, thân dài, nhiều đốt, đuôi thon nhỏ và cong, có thể dùng làm thuốc”. Và thực tế (cũng như Hoàng Phê đã mô tả), phần cong của con cá ngựa là đuôi chứ không phải "lưng cong" (như GS Nguyễn Lân viết). Ngoài ra, so với Hoàng Phê, “cá ngựa” của GS Nguyễn Lân thiếu hẳn 2 nghĩa thông dụng:“Cá ngựa. Đánh cuộc ăn tiền trong các cuộc đua ngựa” và “Cá ngựa. Trò chơi súc sắc tính điểm để chạy thi quân ngựa gỗ. Chơi cá ngựa”.
Cá nóc. Cá nước ngọt thân tròn và ngắn.Cá nóc đuổi bắt cá con.
-Sai nghiêm trọng. Cá nóc là cá nước mặn (cá biển) chứ không phải cá nước ngọt. Từ điểnBách khoa nông nghiệp cho biết "Cá nóc (Tetraodontiformes) bộ cá xương, chủ yếu sốnggần bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới". Mặt khác từ điển thiếu một thông tin quan trọng và bổ ích: cá nóc rất độc, có thể gây chết người khi ăn. Nếu am hiểu, người làm từ điển có thể thay thế ví dụ vô bổ "Cá nóc đuổi bắt cá con" bằng ví dụ: Ăn cá nóc có thể bị ngộc độc gây chết người. Qua đó, người sử dụng từ điển có thêm thông tin cơ bản, hữu ích về loài cá "giết người" này.
Cá trắm. Loài cá nước ngọt, mình dài và to, nuôi chóng lớn:Con cá trắm to bằng bắp chuối (Tô Hoài).
-Thực ra "nuôi chóng lớn" không phải là thuộc tính của cá trắm. Thông tin này bị thừa so với yêu cầu giải nghĩa ngắn gọn, đủ, đúng của từ điển. Trong khi đó, từ điển lại thiếu nét tiêu biểu của cá trắm là “mình tròn”. Đặc điểm này rất quan trọng nên dân gian hay so sánh người phụ nữ có thân hình tròn lẳn, rắn chắc là mình trắm là vậy. Và không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài so sánh con cá trắm với cái “bắp chuối” trong câu văn soạn giả trích dẫn.
Cây thế. Cây uốn thành hình đồ vật hay giống vật để làm cảnh.
-Cây thế có thể gọi chung là cây cảnh, nhưng không phải cây cảnh nào cũng được gọi là cây thế.Ví dụ cây uốn tỉa giống con hươu thì đó là cây cảnh hình con hươu chứ không phải thế con hươu. Các nghệ nhân cây thế thường bắt chước dáng dấp của cây cối trong tự nhiên rồi khái quát hóa, điển hình hóa, tạo thành thế cây trong chậu tập trung được những nét đẹp nhất, có tính biểu tượng cao. Ví dụ: thế hoành, thế trực, thế bạt phong, thế thác đổ…Rồi thế quần thụ, song thụ, tam đa,v.v…Mỗi thế cây đều có ẩn ý của nghệ nhân tạo tác. Trong khi đó, cây hình con vật (thường là hươu nai, voi, gà trống, hạc...) và hình đồ vật (thường là hình đỉnh đồng, chùa một cột...) lại trần trụi phô bày...
Chĩnh Đồ gốm nhỏ hơn vại và dài.
-Ở đây, GS Nguyễn Lân đã vận dụng phương pháp của người làm từ điển là dùng cái đã biết để định nghĩa, hình dung cái chưa biết. Cụ thể ở đây: dùng cái vại để giúp độc giả hình dung ra cái chĩnh. Thế nhưng hình như soạn giả lại chưa nhìn thấy cái vại bao giờ. Hoặc nhìn thấy cái chumnhưng lại đinh ninh đó là cái vại. Thực tế cái chĩnhcó hình dáng gần giống cái chum chứ không phải giống cái vại. Cổ chĩnh thắt lại nhiều hơn và cao hơn cổ chum. Còn cái vại thì thành đứng, đáy và miệng có kích thước bằng từ trên xuống dưới. (Thế nên mới có câu Cháy nhà hàng phố bình (bằng) chân như vại là vậy). Ở mục từ vại, chính Giáo sư đã giải nghĩa: “Đồ dùng bằng sành, hình trụ”. Có thể GS Nguyễn Lân đã tham khảo cuốnViệt Nam tự điển“Chĩnh: thứ đồ gốm nhỏ hơn cái vại mà dài. Chĩnh gạo, chĩnh tương” và bê nguyên cái sai của Hội Khai Trí Tiến Đức sang chăng ? Việc tham khảo, kế thừa trong các công trình từ điển là điều thường thấy. Tuy nhiên, tham khảo, kế thừa của người đi trước để tạo ra lợi thế đúng hơn, đủ hơn chứ không phải lập lại cái sai, cái hạn chế của người đi trước. Cũng lưu ý thêm: Dù vại hay chĩnh thì chiều đứng của nó phải được gọi là cao, không ai nói là “dài” (trừ trường hợp các đồ vật chĩnh, vại này sinh ra để sử dụng ở tư thế...nằm ngang !).
Chuối ngự Thứ chuối quả nhỏ, thịt rắn và thơm.
-Từ "rắn" trong “thịt rắn” phải thay bằng chắc(thịt chắc, không nhão). Chuối mà “rắn” (cứng) thì còn gì gọi là chuối.Từ“thơm” nên đi đôi với “ngon” = thơm ngon. Vì thơm nhưng chưa chắc đã ngon. Đây đang nói về giống chuối tiến vua (chuối ngự) thơm ngon nổi tiếng cơ mà ?
Chuồng. Chỗ che kín giành cho việc nuôi súc vật.
Chuồng trại Chỗ nhốt các giống vật: Chuồng trại trong vườn bách thú.
-Có sự bất hợp lý trong cách giải nghĩa hai mục từ "chuồng" và "chuồng trại". Nghĩa mà soạn giả giải về từ "chuồng trại" dường như chính xác hơn khi áp dụng cho từ "chuồng". Vì chỉ cóchuồng mới có thể hiểu là “nhốt các giống vật”.Còn “chuồng trại” không phải nơi“nhốt” mà là nuôi nhốt và quản lý gia súc, gia cầm. "Trại" ở đây được hiểu là hệ thống hàng rào lớp ngoài để quản lý vật nuôi. Còn "chuồng" lại là hình thức xây dựng có mái che, cửa ra vào để nhốt hoặc nuôi nhốt vật nuôi. Như thế chuồng trại phải được hiểu là nơi quản lý và nuôi nhốt các giống vật nuôi, không phải "chỗ nhốt các giống vật".
Từ điển phải chính xác, không thể đại khái như vậy.
Chuyên canh Chỉ trồng một cây trong một thời gian: Vùng ấy chuyên canh lúa.
-"Chuyên canh" là chỉ chuyên trồng một loại cây trên chân đất nào đó.Ví dụ vùng chuyên canh mía thì ngoài mía ra không trồng một cây nào khác. Nếu trồng một loại cây“trong một thời gian”, rồi chuyển sang cây khác thì gọi là luân canh chứ sao gọi là chuyên canh được ?
 Cùi dừa Bộ phận của quả dừa ở dưới vỏ cứng, màu trắng, ăn giòn.
-Quả dừa hình tròn, cấu tạo nhiều lớp: vỏ ngoài cùng, sau đến lớp xơ, đến gáo và cùi dừa, nên phải dùng khái niệm bên trong và bên ngoài,tại sao GS nói "ở dưới" ? Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê không có mục từ riêng cho "cùi dừa". Tuy nhiên, mục "cùi" nghĩa 2 được dùng với khái niệm bên trong, bên ngoài: "cùi: phần dày bên trong vỏ của một số quả. cùi dừa". Trở lại với "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân. Nếu có riêng mục "cùi dừa", chúng tôi đề xuất giải nghĩa: Cùi dừa: miền Nam còn gọi là cơm dừa, màu trắng, nằm ở bên trong gáo dừa, dùng ăn tươi hoặc ép dầu, chế biến thực phẩm.
 Củi tạ Củi bằng những thanh gỗ dài gần bằng nhau bán từng tạ.
-Thực ra, "củi tạ" là loại củi không bán theo bó mà bán theo khối lượng. Do đó “củi tạ” có thể là một đống hỗn độn gồm các thân gỗ to nhỏ, dài ngắn khác nhau được cân lên bán. Những thân gỗ, cành cây “dài gần bằng nhau” đó là nguyên liệu làm ra củi bó chứ không phải củi tạ.
Đa canh (canh: cày ruộng) Trồng được nhiều loại cây: nhờ có đất đa canh nên nhân dân vùng ấy khá giả.
-Chữ “canh” ở đây được hiểu là sản xuấtĐa canh là sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, nhiều nghề. Ví dụ, ngoài trồng lúa, địa phương còn phát triển chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, đem lại thu nhập đáng kể, đó là đa canh. Đối với một mảnh đất hai vụ lúa, một vụ màu, hoặc hết vụ lúa thì trồng ngô, khoai, đậu lạc thì gọi là luân canh, chứ không thể gọi là đa canh.Trong trường hợp này, nếu trồng lúa là chính, các cây khác là phụ thì vẫn gọi là độc canh như thường. Để phân biệt đa canh = nhiều hình thức sản xuất với đa canh = canh tác nhiều loại cây trồng, người ta gọi là đa cây. Ví dụ: Áp dụng mô hình đa cây, đa con.
Độc canh (canh: cày) Trồng lâu dài một cây duy nhất trên một khoảng đất. Vùng độc canh cây lúa không thể làm giàu được.
-Theo cách giảng của GS thì nội dung trên được hiểu là chuyên canh chứ không phải độc canh. Chuyên canh đơn thuần nói về phương thức lựa chọn cơ cấu cây trồng để canh tác. Cònđộc canh, hay đa canh lại liên quan đến cơ cấu kinh tế. Canh trong độc canhđa canh có nghĩa làsản xuất chứ không phải trồng. Ví dụ một địa phương nào đó giành toàn bộ diện tích đất nông nghiệp để trồng một loại cây duy nhất là lúa nước. Nhưng ngoài ra còn phát triển kinh tế trang trại, nghề thủ công thì đó không thể gọi là độc canh (cây lúa) mà là đa canh.Như vậy, độc canhlà kiểu phát triển kinh tế nông nghiệp của một địa phương hay một quốc gia chỉ dựa vào một đối tượng cây trồng duy nhất. Thế nên, nói phá thế độc canh cây lúa không phải là phá lúa để thay bằng cây trồng khác hoặc trồng luân canh với cây khác, mà là phát triển kinh tế bằng nhiều ngành nghề khác, ngoài trồng lúa.
Đồng ruộng. Nông thôn nói chung: Trở lại đồng ruộng xí nghiệp, công trường (PVĐồng)
-“Nông thôn nói chung” có nghĩa rộng hơn“đồng ruộng” nhiều. Nó bao gồm cả cảnh quan, đường sá, ruộng đồng, làng mạc....Trong khi ruộng đồng chỉ là khu ruộng, mảnh đất phục vụ cho việc cấy cày, trồng trọt mà thôi. Giống như "xí nghiệp, công trường" không phải "thành thị nói chung" mà là nơi làm việc của công nhân.
Đũa bếp. Đũa dài dùng để gắp than hay củi vụn.(Đũa bếp khuấy nồi bung).
-Ngay trong một mục từ cũng thấy cách giải thích của GS mâu thuẫn. Mới câu trước "đũa bếp"chỉ dùng "để gắp than hay củi vụn”, đến câu sau nó đã dám “tự tiện” khuấy cả vào “nồi bung” rồi ! Đũa bếp (còn gọi là đũa cả) không chỉ "dài" mà còn to, hình bẹt, đầu đũa to. Đũa bếp đa năng: ghế cơm, đảo thức ăn nồi bung, nồi luộc, nạy cơm cháy...Đang bực tức, tiện tay thì gõ luôn vào đầu...Nhưng đa năng đến đâu cũng không bao giờ dùng để gắp than hay củi vụn. Hơn nữa nếu là công cụ để gắp, người ta phải dùng đũa vót tròn chứ không dùng đũa bẹt như đũa bếp.
Gối vụ nói nhà nông làm lấn sang vụ sau, trong khi chưa xong hẳn vụ này. Nông dân phải gối vụ để tăng sản lượng.
-Phải hiểu ngược lại: vụ sau gối vào vụ trướcmới đúng. Nghĩa là khi vụ trước chưa xong thì đã triển khai vụ sau. Như chuẩn bị cây giống, phân bón, nhân lực để khi vụ trước vừa xong thì gối ngay vào. Ví như để trồng ngô đông trên đất hai lúa, người ta gieo sẵn hạt ngô vào bầu trước khi trồng tới hàng tuần. Đến vụ gặt mùa, thu hoạch lúa phía trước, cày ngay đất phía sau, rải phân bón đã chuẩn bị sẵn đầu bờ ruộng và đưa bầu ngô ra trồng (thế nên mới có cây khẩu hiệu Sáng lúa, chiều ngô). Như thế cây ngô đông đã gối lên vụ trước được tới cả chục ngày (mà tục ngữ có câu “Hơn một ngày hay một đường”). Nếu nói vụ trước “lấn sang vụ sau” có nghĩa thời gian của vụ trước bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai vụ sau, sao gọi là “gối vụ” được ?
Hòn đất nỏ một giỏ phân. Làm ruộng cần để đất nỏ rồi mới cấy thì tốt:tôi chưa cấy, để đất nỏ đã, hòn đất nỏ một giỏ phân kia mà.
-Đất nỏ ở đây phải được giải nghĩa là đất cày phơi ải cho khô trắng rồi đưa nước vào bừa, cấy (đổ ải) chứ không phải đất ruộng khô nói chung.
Im như thóc đổ bồ. Người có thóc đổ bồ không muốn cho ai biết, sợ người ta vay mượn.
-Lưu ý: đây là “Im như thóc đổ bồ” chứ không phải Im như đổ thóc vào bồ. Câu này một lần nữa soạn giả lại bê nguyên cái sai trong cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (xuất bản 1989) để giải thích. “Im” ở đây không phải tả động tác đổ thóc vào bồ một cách nhẹ nhàng, kẻo có người (đang rình ở xó nhà hay bờ vách nhà mình chăng ? !) nghe tiếng rào rào của thóc chảy vào bồ rồi đến vay mượn như GS hiểu. Sự im lặng theo nghĩa đen này ám chỉ những hạt thóc đã ở yên  trong bồ, đã cất vào bồ, đưa vào trong kho, buồng kín rồi, không có gì xáo trộn nữa. Đó là sự im hơi, lặng tiếng ở một nơi kín đáo, không hề nhúc nhích. Còn có câu mang tính nhấn mạnh hơn“Câm như thóc” hoặc “Im như thóc trầm ba mùa”.Thóc “trầm ba mùa” là thóc không còn khả năng mọc mầm nữa, một sự im lặng tuyệt đối và mãi mãi.
  Ý câu thành ngữ muốn diễn đạt: Nói sự sợ sệt im thin thít, không nhúc nhích, không dám tỏ thái độ phản ứng trước một việc nào đó. Đó là cách ví von, sự mô tả giàu tính hình tượng của thành ngữ dân gian.
Khuyến lâm. Khuyên dân phải bảo vệ rừng.
-Thực ra "khuyến lâm" không chỉ “khuyên dân”mà còn đầu tư, khuyến khích; không chỉ “bảo vệ rừng” mà còn trồng rừng, phát triển kinh tế từ rừng.
Khuyến ngư. Nói chính sách động viên ngư dân đánh được nhiều cá và hải sản.
-“Khuyến ngư” không chỉ “đánh được nhiều cá và hải sản” mà còn có chính sách đầu tư nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề nuôi cá.
Lờ ngờ như gà mang hòm (không hiểu mang hòm là lấy ở tích gì)
-GS không hiểu là đúng. Vì không có tích nào nói về chuyện con gà mang hòm cả.Thành ngữ này bị chép sai. Nguyên câu này là Lờ ngờ như gà ban hôm. Hôm là lúc chập tối, mắt gà bị quáng nên đi lờ ngờ.
Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng. Ý nói: Bắt người vô tội chịu hình phạt thay kẻ có tội:Trong chế độ thực dân, thường có chuyện quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng.
  -Thực ra, quạ là giống chim đa thực. Ngoài gà con, xác thối...chúng còn rất thích ăn các thứ quả như mít, dưa hấu...Tục ngữ có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”. Thời tiết nắng nhiều khiến quạ được chén những quả dưa ngọt lành. Trong khi đó, cò không ăn được dưa (loài chim này chỉ ăn tôm tép, cá con, côn trùng…) lại phải chịu chung đặc điểm thời tiết nắng nóng chang chang ấy (đôi khi làm cạn nước, chết hết cá tôm, ảnh hưởng đến môi trường kiếm ăn của cò). Ý thành ngữ muốn nói: Hoàn cảnh thuận lợi của người này đôi khi lại chính là khó khăn vất vả đối với người kia. Cách giải thích.  Bắt người vô tội chịu hình phạt thay kẻ có tội của GS Nguyễn Lân suy diễn quá xa nghĩa bóng của thành ngữ.
Rau muống. Thứ rau phổ biến nhất ở nước ta, cùng họ với khoai lang trồng ở ao hoặc ở trên cạn.
-Không biết căn cứ vào đâu mà GS lại cho rau muống “cùng họ với khoai lang”. Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia “Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá”.
Rắn giáo. rắn đầu nhọn, mình dài: Thằn lằn, rắn giáo.
-Cái sai này xuất phát từ chỗ phát âm không phân biệt được Gi và R, dẫn đến viết sai chính tả rồi suy diễn. Ở nước ta không có loại rắn nào tên là rắn giáo, mà chỉ có rắn ráo.
Rắn cạp nia. Rắn độc, mình có những vằn tròn đen và trắng liên tiếp nhau.
-Từ “vằn” phải thay bằng khoang, từ “liên tiếp”phải thay bằng xen kẽ: mình có những khoang tròn đen, trắng xen kẽ nhau.
Ruộng đầu chợ, vợ đầu làng. Đó là lý tưởng của một anh chàng nông dân có tư tưởng thiển cận.
Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng. Đó là lý tưởng của một chị nông dân thiển cận.
-“Ruộng đầu chợ” là “lý tưởng” đối với “anh”,nhưng“ruộng giữa đồng” lại là “lý tưởng” đối với“chị”. Không biết cách làm ruộng của anh chị có gì khác nhau mà lại có cách chọn ruộng khác biệt đến vậy ?
Thực ra “Ruộng đầu chợ, vợ đầu làng” đều là hai điều “anh chàng nông dân” không thích. Bởi vì“ruộng đầu chợ” là mảnh ruộng hay bị người ta xoi mói, trăm người hai trăm con mắt đều nhìn vào. Nếu canh tác không tốt (lúa xấu, cỏ mọc) thì hay bị chê và tiếng xấu dễ bị đồn rộng thổi xa. Mặt khác ruộng đầu chợ dễ bị xâm phạm (bị vứt rác bừa bãi, ăn đòng đòng lúa hoặc ngắt lúa). Còn“vợ đầu làng” thì nhiều người biết đến, hay bị “người ta” để ý, trêu ghẹo, dòm ngó thậm chí “tòm tem” khi ông chồng đi vắng.Như thế, “Ruộng đầu chợ, vợ đầu làng” đều nói đến hai điều bất lợi,không phải là“lý tưởng” như cách lý giải của GS.
Thóc lép Nói hạt thóc nhỏ hơn bình thường.Năm ấy hạn hán nên nhiều thóc lép.
  -Giải nghĩa như thế là chưa nhìn thấy hạt thóc lép bao giờ. Và cái cơ bản thóc lép khác thóc mẩy ở bên trong chứ không phải bên ngoài. Thóc lép có hai loại. Loại 1: lép lửng (còn gọi lúa trửng hay lúa kẹ) chứa rất ít tinh bột, có khi chỉ bằng 1/3 thóc mẩy. Loại này xưa kia nhà nông hay tận dụng cho gà, nuôi cá hoặc xay xát làm cám cho lợn. Loại 2: lép hoàn toàn, chỉ có vỏ mà không có chất dinh dưỡng. Loại này chỉ dùng đun nấu thay trấu, hay đổ ra vườn. Như thế, “hạt thóc nhỏ hơn bình thường” không phải là thuộc tính của thóc lép.
Thâm canh (canh: cày) Nói lối canh tác dồn công sức, kỹ thuật và phân bón vào ruộng đất nhằm đạt năng suất cao (trái với quảng canh).
-Đã từ lâu, từ canh không còn được hiểu theo nghĩa ban đầu là cày nữa. Nên ngoài canh điền, còn có canh viên (làm vườn) canh trì (nuôi cá)(Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền - tục ngữ) Và từ thâm canh cũng không còn được dùng riêng để chỉ việc đầu tư chiều sâu cho đối tượng trồng mà có thêm cả đối tượng nuôikhác. Như nuôi tôm thâm canh,nuôi cua thâm canh,nuôi cá thâm canh. Bởi vậy nói chính xác và đầy đủ: Thâm canh: chỉ việc đầu tư công sức, vốn, khoa học kỹ thuật vào một đối tượng sản xuất nào đó để khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cây, con giống nhằm thu năng suất cao nhất.
Trọng nông. Nói chủ trương kinh tế coi đất đai là nguồn gốc của tất cả tài sản:
Trọng nông không phải coi trọng đất đai,  “coi đất đai là nguồn gốc của tất cả tài sản” mà đơn giản làcoi trọng phát triển nông nghiệp.
Tứ túc hoa mai (túc: chân; mai: cây mơ; hoa: hoa) nói loài chó có chấm lốm đốm trắng như hoa mai ở bốn chân.

Móng đèo (huyền đề) của con chó quý
                                    Ảnh: VTC
-Thực ra "hoa mai" ở đây là chiếc móng đèo của con chó quý "tứ túc huyền đề" (bốn chân có móng đèo). Chiếc "huyền đề" (móng đeo) xoắn lại hình như những cánh hoa mai. Đây là cách gọi bóng bẩy, đề cao chiếc móng đèo cho xứng với con chó quý chứ không phải “chấm lốm đốm trắng như hoa mai ở bốn chân”.
Tức như bò đá (Thực ra bò không thể đá được) Bực mình vì một chuyện rất vô lý.
-Chưa nhìn thấy bò đá bao giờ không có nghĩa"bò không thể đá được". Tuy không ra được những cú song phi uy lực, dứt khoát như ngựa, nhưng bò vẫn đá theo kiểu của bò. Đó là kiểu đá hất một chân ra phía sau. Bình thường, bò là con vật nhút nhát, hiền lành, chậm chạp đến độ bị coi “ngu như bò”. Thế nên người ta có tâm lý xem thường, ít để ý đến nó. Tuy nhiên, đôi khi đi ngang qua hoặc đứng phía sau đuôi bò (do bị giật mình) nó vẫn bất ngờ “ra đòn” đánh “nhằng” một phát. Người bị bò đá đã đau lại bị một phen giật mình, hồn vía lên mây. Định thần lại mới hóa ra nguyên nhân chính từ “kẻ ngu đần” kia. Bực tức, mà chẳng làm gì được, thậm chí có điên tiết lên quất cho nó mấy roi cũng đến thế. Tức như bò đá là như vậy. Ý nói: bỗng dưng gặp phải chuyện bị ức chế, bực mình, rất tức mà chẳng làm gì được.
Vịt xiêm Giống vịt to, người ta nói nhập từ Thái Lan. Trong sân nhà có đôi vịt xiêm rất lớn.
-Thực ra, vịt xiêm là cách gọi tên con ngan của người miền Nam, không phải là giống vịt to như GS giải thích.
Xen canh: nói trồng vài ba thứ cây vào cùng một lúc, vào một nơi (trồng xen canh ngô và lạc)
-Hiểu như vậy nôm na quá. Khi thực hiện biện pháp xen, người ta thường trồng xen cây này với cây kia (chỉ hai loại), và không hẳn phải “trồng cùng một lúc”. Và đã gọi là xen là nói đến cách trồng có xác định cây chính và cây phụ (cây trồng xen vào).


Trồng xen cây hương bài dưới tán vải ở Lục Ngạn-Bắc Giang. 
Ở đây hương bài là cây phụ và không phải trồng cùng một lúc với nhãn vải.


 Nếu trồng "vài ba thứ cây" mà không phân biệt chính phụ, không theo hàng lối như cách giải thích của GS, đó là hỗn canh chứ không phải xen canh. Ví dụ: khi xen canh lạc với mía hoặc cà phê, thì mía, cà phê được xác định là cây trồng chính, lạc là phụ. Mục đích là dùng cây phụ để tận dụng đất, ánh sáng giữa hai hàng cây chính (khi cây chính chưa khép tán) và tận dụng loại dinh dưỡng mà cây chính ít cần đến. Trong quá trình này cây phụ lại góp phần chống xói mòn, cải tạo đất cho cây trồng chính. Cách trồng xen cây ngắn ngày với dài ngày không dứt khoát phải“trồng cùng một lúc” mà có thể chủ động theo thời vụ của cây trồng xen. Khi trồng xen ngô với lạc, thì lạc là cây chính, ngô là cây phụ (Viết “Trồng xen ngô  lạc” như GS Nguyễn Lân là không phân biệt cây nào là chính, cây nào là phụ) Ngô được trồng thành hàng theo rãnh của luống lạc để tận dụng đất trống và thứ dinh dưỡng mà ngô cần, lạc không cần. Đặc biệt, ngô sẽ tận dụng được nguồn ánh sáng dồi dào vì ngô cao, lạc thấp. Ngô lạc đều là cây ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng tương đương nên trong trường hợp này người ta mới “trồng cùng một lúc” để chăm sóc và thu hoạch cho tiện. Người ta chỉ trồng xen khi hai loại cây trồng khác nhau về đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng…Nếu trồng hai loại cây giống nhau về đặc điểm sinh trưởng (ví dụ cùng là cây thân mộc, cây lấy gỗ) thì gọi là trồng hỗn giao.
Như thế “xen canh” phải được hiểu là: một biện pháp kỹ thuật mà trên cùng một diện tích người ta canh tác hai loại cây trồng, khác nhau về đặc điểm sinh trưởng, có xác định cây chính, cây phụ nhằm tận dụng diện tích, ánh sáng, dinh dưỡng, để có thêm sản phẩm thu hoạch.
                                                   H.T.C
(Còn nữa)

Wednesday 1 January 2014

Bác Hồ với kế sách nghi binh Xuân Mậu Thân (Trịnh Tố Long - Quân Đội Nhân Dân)


Bác Hồ với kế sách nghi binh Xuân Mậu Thân
QĐND - Thứ Bẩy, 26/01/2013, 14:33 (GMT+7)
QĐND - Từ năm 2000 tới ngày về với Bác Hồ (16-4-2005), ông Vũ Kỳ đã dành cho tôi diễm phúc cứ 3 giờ chiều, tuần vài buổi sang nhà ông bên ngõ nhỏ phố Trần Quang Diệu (Đống Đa - Hà Nội), giúp ông ít việc. Ông kể bao nhiêu chuyện hay, bổ ích về Bác Hồ.
Thuật nghi binh bậc thầy
Chiều 29-11-2001, tôi thưa với ông Vũ Kỳ về sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân 1968 hiện có những thông tin không rõ ràng, cách giải thích không thỏa đáng, dư luận đang mong đợi những tiếng nói xác thực từ phía các nhân chứng như ông. Ông cười hiền từ, gật đầu nhè nhẹ dáng vẻ như cân nhắc: “Xin lỗi, các cụ ta dạy: Nói có sách, mách có chứng. Đợi chút…”. Ông đứng dậy, vào phía trong lấy ra đưa tôi tập thơ chúc Tết của Bác mới in của TS Trần Viết Hoàn, Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch, bảo tôi tranh thủ xem lấy tư liệu. Ông lên gác hai lấy cuốn sổ nhỏ ghi ngày tháng mỗi sự kiện…
Được gần Vũ Kỳ nhiều, tôi nhận ra những chuyện ông kể, dù ai nghe, ông cũng rất vui. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã đến đỉnh cao qua mùa khô 1966-1967 với các chiến dịch càn quét lớn đều đã thất bại. Phải bồi thêm đòn quyết định vào mưu đồ đeo bám chiến tranh của các thế lực diều hâu, đồng thời trợ sức cho một số lực lượng chủ hòa đã manh nha ngay trong chính giới Mỹ, có thể chấm dứt cuộc chiến bằng tinh thần “hòa hiếu” mà Bác Hồ từng tuyên bố: Hà Nội sẵn sàng trải thảm đỏ nghênh đón Tổng thống Mỹ Giôn-xơn…
- Thưa anh, Bác đã bắt đầu viết Di chúc từ năm 1965 và hè năm sau, sau chuyến về Thái Bình, Bác bị cảm lạnh, liệt nhẹ…? - Tôi hỏi.
Bác Hồ thăm một đơn vị quân đội chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi (1969). Ảnh tư liệu.
- Đúng, Bác cố gắng lắm mà không giấu được sức khỏe giảm sút, đi lại khó khăn, lại tha thiết muốn được vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ. Bác đành phải chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị sang nước bạn dưỡng bệnh. Từ đầu năm 1967, Bác đã thông qua các phương án đánh lớn trong năm, rồi ngày 5-9-1967 mới sang Trung Quốc chữa bệnh…
 - Vậy mà ta vẫn giữ kín được sự biến ảo của động thái đó, vô hiệu hóa toàn bộ mạng lưới do thám trên trời, dưới đất của quân địch?
- Bác Hồ luôn nhắc chúng ta bài học cảnh giác.
Về chuyện “đánh đòn nghi binh”, ông nghe tôi kể thêm, gật đầu: “Hay đấy, biết nhiều chuyện đấy…”.
Chúng tôi thật khoái chí khi nghe những chuyện như có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đi kiểm tra trận địa giữa “đất lửa”, mà Đài ta lại “tường thuật trực tiếp” tướng sĩ quân dân gặp gỡ vỗ tay rầm trời tại Ninh Bình…
- Hưm! Chuyện! Đòn bất ngờ Tết Mậu Thân giới tình báo Mỹ và mấy nước chư hầu thì ví ngang với trận Trân Châu Cảng trong thế chiến II. Hưm! “ngang” thế nào được! Mậu Thân ta là nhiều trận, là vào tận sào huyệt của địch. Khắp miền Nam…
- Thưa anh, trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ, anh Văn đi dưỡng bệnh là thuật “dương đông kích tây” cho tâm điểm Mậu Thân?
- Thế này nhé! Tới tháng 6-1967, Hội nghị Trung ương 14 khóa III họp tại Kim Bôi thông qua mọi hướng chuẩn bị đại quy mô từ Bắc chí Nam. Trước ngày sang Trung Quốc 5-9-1967, Bác vẫn còn duyệt kế hoạch nhử địch dãn ra xa Sài Gòn theo gợi ý của anh Văn. Mỹ điều 4 sư đoàn ra bảo vệ Đường 9: Dốc Miếu, A Sầu, A Lưới… Giôn-xơn thì lệnh: Phải tử thủ Khe Sanh…
- Bác với anh Văn xuất ngoại có kín, hở gì không ạ? - Tôi hỏi.
- Không kín cũng chẳng hở. Ông Văn và bà Hà nghỉ bên hồ Ba-ra-tông, Hung-ga-ri thì giấu được ai? Bác Hồ ở Bắc Kinh có đôi lần đi dạo Di Hòa Viên.
Ngày 21-12-1967, Bộ Chính trị mời Bác về chọn phương án tối ưu và quyết định chọn ngày N, giờ G nổ súng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Anh Cả Nguyễn Lương Bằng đề nghị bác sĩ Trần Hữu Tước chỉ trong mười hôm chăm sóc sao cho giọng nói của Bác thật khỏe mạnh để Bác đọc thơ chúc Tết thu thanh. Ai cũng mừng: Bác rất vui. Mọi năm, thường Bác chỉ cho thu thanh trước một tuần. Ông Trần Lâm, Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam nhớ lại, năm đó Bác cho thu trước 3 tuần - sáng 31-12-1967. Chiều 1-1-1968, Bác trở lại Trung Quốc.
Vài hôm sau đã thấy báo chí Anh, Mỹ, Pháp… đăng tin, ảnh Bác ở Bắc Kinh, ông Giáp ở Bu-ca-rét. Tin từ nội đô Sài Gòn cho biết: Có nơi, trong các đồn bốt bọn sĩ quan kháo nhau: Cụ Hồ, tướng Giáp còn chưa về thì… yên trí lớn đi mấy ông nội! Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu về ăn Tết ở Mỹ Tho. Đại sứ Mỹ Bân-cơ không có mặt trong Đại sứ quán vào giờ ta nổ súng…
Mỹ cút - sách hòa hiếu
Ông Vũ Kỳ dự báo trong sách “Thư ký Bác Hồ kể chuyện”, rằng rồi đây các nhà nghiên cứu sẽ còn tốn nhiều giấy mực cho cuộc “về thăm” Nguyễn Trãi của Bác Hồ tại Côn Sơn vào dịp rằm ra Tết Ất Tỵ - 1965. Hẳn Người thấy trước, cần thỉnh giáo tiền nhân về bài học 10 năm chống triều Minh với “Hội thề Đông Quan” năm 1428 để vận dụng cho cuộc chống Mỹ - “Mỹ cút” thì “ngụy nhào”, non sông sẽ thu về một mối cũng 10 năm: 1965 đến 1975?...
Ông Hoàng Tùng cũng kể tinh thần Đông Quan trong Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Pa-ri 1973. Trước đó, Bác luôn nhắc: Tuyên truyền tránh sỉ nhục kẻ bại trận, dễ kích động lòng tự tôn dân tộc của người ta. Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự nghe Trung tá Xăm-mơ (Summers), sĩ quan liên lạc trong Phái đoàn quân sự bốn bên nói rất nghiêm chỉnh: “Mỹ đã chịu thua các ông rồi. Đề nghị ông báo cáo với Chính phủ đừng làm nhục Mỹ…”. Thời đó, ta vẫn nói: Tạo lối thoát cho đối phương “rút lui trong danh dự”… 
Chiều 20-1-1968, ông Lê Đức Thọ sang báo cáo với Bác đã hoàn tất các công việc chuẩn bị. Sáng 25-1-1968, tức 26 Tết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường về Hà Nội ghé qua Trung Quốc, Bác dặn thêm:
Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
Hợp đồng phải thật ăn khớp
Bí mật phải thật tuyệt đối
Hành động phải thật kiên quyết
Cán bộ phải thật gương mẫu!...
Tối đầu tiên trong căn phòng Bác và Vũ Kỳ ngồi đón Giao thừa xa Tổ quốc, ngoài trời tuyết rơi dày đặc, trắng xóa. Chiếc đài bán dẫn phát ra tiếng nói quê hương thân yêu sao gắn bó mà cách biệt lạ! Tin thời sự. Câu chuyện vui. Ca nhạc. Ngâm thơ. Thời gian đi chầm chậm. Bác trầm ngâm, đượm vẻ buồn. Ông Vũ Kỳ thú thực với Bác rất nhớ vợ, nhớ con…
Bỗng, Bác như giật mình, mắt sáng khi tiếng loa đài phát ra.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
Ông Vũ Kỳ đã nghe, đã thuộc từng câu chữ, vậy mà trong giây phút thiêng liêng này của đất trời, của dân tộc, trong lòng ông vẫn cứ trào dâng, trào dâng niềm xúc động, hạnh phúc khó tả!
Tiến lên, toàn thắng…
Mãi sau này ông mới biết: Thì ra, “Tiến lên” là hiệu lệnh Bác phát ra để khắp các mặt trận nổ súng hệt như lệnh Tắt đèn - nổ súng lúc 20 giờ ngày 19-12-1946 bắt đầu cuộc Toàn quốc kháng chiến khi Đài phát thanh phát đi tiếng nói của Người. Thảo nào, sau lời Bác: “Tiến lên”, thì pháo nổ và Bác nói một mình: Miền Nam nổ súng rồi! Đó là giờ G, ngày N đã điểm.
Bác dặn, từ giờ phút này, ông phải theo dõi chặt chẽ tin chiến sự từ các đài, các nước. Và ông Vũ Kỳ vội đi lấy chậu hoa thủy tiên buộc dải lụa đỏ, Bộ Chính trị gửi sang chúc Tết Người…
Từ đà thắng Xuân Mậu Thân - 1968, một năm sau, trước ngày đi xa, Bác nhắc khẩn trương mở “Hội thề”… Pa-ri cho Mỹ cút thì ngụy phải nhào để Bắc Nam sum họp, còn Xuân nào vui hơn - Xuân 1975!
TRỊNH TỐ LONG

Monday 30 December 2013

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ SÁU (từ ngày 23 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1979 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội)

QUỐC HỘI
*******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

**********

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1979


QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ SÁU
BIÊN BẢN TÓM TẮT
NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi tối: Quốc hội họp phiên trù bị.
408 đại biểu Quốc hội có mặt,
76 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, các Phó Chủ tịch Xuân Thủy, Phan Văn Đáng, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa chủ tọa phiên họp.
Chương trình làm việc:
1. Mặc niệm các vị đại biểu Quốc hội đã từ trần;
2. Nghe báo cáo về việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của Hoàng Văn Hoan và về kết quả bầu cử bổ sung một đại biểu Quốc hội ở tỉnh Thanh Hóa;
3. Nghe báo cáo của Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội;
4. Thông qua nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu được bầu bổ sung ở Thanh Hóa;
5. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội;
6. Bầu cử Đoàn Chủ tịch và Đoàn thư ký;
7. Nghe báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội.
1. Mặc niệm các vị đại biểu Quốc hội đã từ trần
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh báo cáo với Quốc hội có hai đại biểu Quốc hội đã từ trần trong thời gian từ kỳ họp thứ năm của Quốc hội đến kỳ họp này:
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, đại biểu Hà Nội, từ trần ngày 20/7/1979;
- Đồng chí Huỳnh Văn Trí, đại biểu An Giang, từ trần ngày 01/9/1979.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội đứng dậy mặc niệm một phút.
2. Nghe báo cáo về việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của Hoàng Văn Hoan và về kết quả bầu cử bổ sung một đại biểu Quốc hội ở tỉnh Thanh Hóa
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy đọc báo cáo về việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của Hoàng Văn Hoan và về kết quả bầu cử bổ sung một đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử IV của tỉnh Thanh Hóa.
3. Nghe báo cáo của Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội Bùi Quang Tạo đọc báo cáo về việc thẩm tra tư cách đại biểu của vị đại biểu được bầu trong cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử IV tỉnh Thanh Hóa.
4. Thông qua nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của đồng chí Hoàng Minh Côn trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung ở Thanh Hóa
Đồng chí Bùi Quang Tạo đọc dự thảo nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của đồng chí Hoàng Minh Côn.
Sau khi thảo luận, toàn thể các đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của đồng chí Hoàng Minh Côn.
5. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội
Đồng chí Xuân Thủy đọc dự thảo chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, như sau:
Chủ nhật 23/12/1979
Tối 19 giờ:
Thứ hai 24/12/1979
Sáng 8 giờ:
8 giờ 45:

Chiều:


Thứ ba 25/12/1979
Sáng:

Chiều:
Thứ tư 26/12/1979
Sáng:
Chiều:
Thứ năm 27/12/1979
Sáng:
Chiều:

Thứ sáu 28/12/1979
Sáng:
Chiều:
Thứ bảy 29/12/1979
Sáng:


Giờ làm việc:
Sáng:
Chiều:
Tối (nếu có):

Quốc hội họp phiên trù bị

Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc kỳ họp;
- Chính phủ báo cáo;
- Chính phủ tiếp tục báo cáo;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo;
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo.

- Quốc hội họp riêng nghe báo cáo bổ sung;
- Nghe báo cáo về vấn đề kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VI
Các đại biểu làm việc ở các tổ.

Các đại biểu làm việc ở các tổ.
Các đại biểu làm việc ở các tổ.

Các đại biểu làm việc ở các tổ.
- Ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội thuyết trình;
- Các đại biểu đọc tham luận.

Các đại biểu đọc tham luận.
Các đại biểu đọc tham luận.

Quốc hội họp phiên bế mạc:
- Thông qua các nghị quyết;
- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Từ 8 giờ đến 11 giờ 30
Từ 14 giờ đến 17 giờ 30
Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội.
6. Bầu cử Đoàn Chủ tịch và Đoàn thư ký
Đồng chí Xuân Thủy đọc danh sách Đoàn Chủ tịch và Đoàn thư ký của kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị:
Đoàn Chủ tịch gồm 26 đồng chí sau đây:
1. Lê Duẩn
2. Nguyễn Hữu Thọ
3. Trường Chinh
4. Phạm Văn Đồng
5. Phạm Hùng
6. Võ Nguyên Giáp
7. Lê Thanh Nghị
8. Võ Chí Công
9. Huỳnh Tấn Phát
10. Văn Tiến Dũng
11. Lê Văn Lương
12. Xuân Thủy
13. Nguyễn Thị Thập
14. Nguyễn Xiển
15. Trần Đăng Khoa
16. Hoàng Quốc Việt
17. Phan Minh Tánh
18. Hòa thượng Thích Thiện Hào
19. Linh mục Võ Thành Trinh
20. Cầm Ngoan
21. Anh hùng Núp
22. Huỳnh Cương
23. Tôn Thất Tùng
24. Nguyễn Thị Hiếu
25. Trần Hanh
26. Hồ Giáo
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn Chủ tịch kỳ họp.
Đoàn thư ký gồm 5 đồng chí sau đây:
1. Đào Văn Tập
2. Nghiêm Chưởng Châu
3. Vũ Định
4. Nguyên Ngọc
5. Phạm Công Khanh.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn thư ký của kỳ họp.
7. Nghe báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Việt Dũng báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội.
NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi sáng: Sau khi các đại biểu Quốc hội long trọng làm lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội họp phiên khai mạc.
410 đại biểu Quốc hội có mặt,
74 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, thay mặt Đoàn Chủ tịch, đọc diễn văn khai mạc và điều khiển phiên họp.
Phó Thủ tướng kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước Lê Thanh nghị, thay mặt Hội đồng Chính phủ, báo cáo về “Tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.
410 đại biểu Quốc hội có mặt,
74 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh, thay mặt Hội đồng Chính phủ, báo cáo về “Tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1978” và “Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1979; phương hướng nhiệm vụ tài chính và dự án ngân sách Nhà nước năm 1980”.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Hưng, được ủy nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, báo cáo về công tác của ngành tòa án nhân dân.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Hữu Dực báo cáo về công tác của ngành kiểm sát nhân dân.
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi sáng: Quốc hội họp riêng không có người dự thính.
411 đại biểu Quốc hội có mặt,
73 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Chủ tịch Trường Chinh đọc tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội khóa VI.
Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị báo cáo bổ sung về tình hình và nhiệm vụ kinh tế.
Quốc vụ khanh Nguyễn Cơ Thạch báo cáo về công tác ngoại giao.
Buổi chiều: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.
NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1979
Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.
NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi sáng: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.
Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.
403 đại biểu Quốc hội có mặt,
81 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Xiển, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đăng đọc bản thuyết trình của Ủy ban về dự án kế hoạch Nhà nước năm 1980, dự toán ngân sách Nhà nước năm 1980 và tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1978.
Các đại biểu Quốc hội đọc tham luận:
- Đồng chí Trần Tạo, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Sử dụng tốt nhất mọi khả năng lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản cho xuất khẩu…”.
- Đồng chí Từ Khải Hồng, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Phát huy thế mạnh của địa phương, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu”.
- Đồng chí Phan Hữu Phục, đại biểu Cửu Long, đọc tham luận “Tập trung sức đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là lương thực, thực phẩm”.
- Đồng chí Nguyễn Thành Long, đại biểu Quảng Nam – Đà Nẵng, đọc tham luận “Quảng Nam – Đà Nẵng quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Vũ Định, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Công nhân, viên chức và các tổ chức công đoàn quyết vượt mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Lương Ích Lập, đại biểu Cao Bằng, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc Cao Bằng ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới”.
- Đồng chí Lê Bạch Lan, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Thanh Hóa quyết tâm đẩy mạnh sản xuất màu và chăn nuôi để thâm canh, tăng năng suất lúa màu, phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực trên địa bàn tỉnh”.
- Đồng chí Trần Đăng Khoa, đại biểu Hà Bắc, đọc tham luận “Vấn đề hiệu quả lao động”.
- Đồng chí Nguyễn Hà Phan, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Vận dụng bước đi trong cải tạo nông nghiệp để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập của nông dân và bảo đảm thu mua ngày càng tốt”.
- Đồng chí Nguyễn Hộ, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Phát huy thế mạnh, ra sức phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng”.
- Đồng chí Phạm Quốc Tường, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ điều tra thăm dò khoáng sản trong kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Nguyễn Văn Nhượng, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Quyết tâm khai thác hết tiềm năng của vùng sâu Đồng Tháp”.
NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.
408 đại biểu Quốc hội có mặt,
76 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thập, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:
- Đồng chí Đỗ Thị Lý, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Hòa Xá đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành trung ương Đảng”.
- Đồng chí Nguyễn Trung Thành, đại biểu Cửu Long, đọc tham luận “Hội liên hiệp nông dân tập thể ra sức vận động nông dân đẩy mạnh sản xuất, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước”.
- Đồng chí Vù Mí Kẻ, đại biểu Hà Tuyên, đọc tham luận “Đẩy mạnh sản xuất lương thực, ổn định đời sống nhân dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”.
- Đồng chí Y-Ngông Niê-kdăm, đại biểu Đắc Lắc, đọc tham luận “Đắc Lắc đẩy mạnh sản xuất cà phê xuất khẩu”.
- Đồng chí Đặng Kinh, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Lực lượng vũ trang nhân dân tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu, ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành nghị quyết kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa VI”.
- Đồng chí Nguyễn Duy Côn, đại biểu Hà Bắc, đọc tham luận “Hà Bắc ra sức tăng cường củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1980 về lương thực và thực phẩm”.
- Đồng chí Lâm Thị Mai, đại biểu An Giang, đọc tham luận “Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, ổn định đời sống nhân dân, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước và xuất khẩu”.
- Đồng chí Phạm Công Khanh, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Phát huy vai trò xung kích cách mạng của thanh niên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Đồng chí Nguyễn Trung Mai, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Hà Nội quyết phấn đấu thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Lưu Hữu Phước, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Giáo dục truyền thống dân tộc để xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa”.
- Đồng chí Nguyễn Ngọc Kình, đại biểu Thái Bình, đọc tham luận “Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Nguyễn Thanh Thuần, đại biểu Thuận Hải, đọc tham luận “Trong vài năm tới, Thuận Hải phấn đấu tự giải quyết lương thực cho địa phương mình, kiên trì sản xuất bông vải và đẩy mạnh khai thác hải sản”.
Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.
408 đại biểu Quốc hội có mặt,
76 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:
- Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong việc xây dựng, thực hiện và kiểm tra kế hoạch Nhà nước”.
- Đồng chí Nguyễn Xiển, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao động, khắc phục những mặt tiêu cực để hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Trần Tý, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Mở rộng mặt hàng gang thép đáp ứng nhu cầu cần thiết của một số ngành sản xuất”.
- Đồng chí Nguyên Công Bình, đại biểu Tiền Giang, đọc tham luận “Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất bung ra theo kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin trong tình hình mới”.
- Đồng chí Hoàng Trường Minh, đại biểu Lạng Sơn, đọc tham luận “Quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc của Tổ quốc”.
- Đồng chí Nguyễn Thị Định, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Phụ nữ Việt Nam nỗ lực góp phần xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Doanh Hằng, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Phát huy tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động để đẩy mạnh việc phát triển màu và cây công nghiệp, đảm bảo giao thông vận tải’.
- Đồng chí Phạm Thị Liên, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Quan tâm giải quyết đời sống công nhân, đẩy mạnh sản xuất trong ngành dệt”.
- Đồng chí Cao Sơn Hải, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Cần nhanh chóng cải tiến việc thi vào cấp III và đại học để thực hiện mục tiêu cải cách giáo dục và hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay do thi cử gây ra”.
- Đồng chí Nguyễn Văn Thủ, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Xúc tiến mạnh mẽ việc sản xuất thuốc tự túc bằng dược liệu trong nước”.
- Đồng chí Hoàng Minh Thông, đại biểu Vĩnh Phú, đọc tham luận “Phát triển hàng tiêu dùng của Vĩnh Phú”.
- Đồng chí Vàng Chừ Súa, đại biểu Sơn La, đọc tham luận “Phát huy tiềm năng kinh tế, Sơn La quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1980”.
- Đồng chí Trịnh Văn Nở, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Bến Tre phát huy tiềm năng sẵn có, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu”.
- Đồng chí Nguyễn Văn Yển, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Công nghiệp địa phương sản xuất hàng tiêu dùng”.
- Đồng chí Bùi Xuân Sơn, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Kế hoạch năm 1980 gắn liền với thực hiện nghị quyết 6 và đổi mới làm kế hoạch từ cơ sở”.
- Đồng chí Nguyễn Kim, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Phát huy khả năng tiềm tàng về nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Chủ tịch điều khiển phiên họp báo cáo với Quốc hội: Tất cả 41 đại biểu Quốc hội có tham luận đều đã đọc tại hội trường. Ngoài ra, 2 đại biểu có tên sau đây đề nghị không đọc mà chỉ đăng tham luận của mình vào tập Các văn kiện của Quốc hội:
- Lê Minh Đức, đại biểu Cửu Long,
- Đỗ Xuân Sảng, đại biểu Hà Nội.
NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1979
Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể
410 đại biểu Quốc hội có mặt,
74 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
Quốc hội đã nghe các thành viên sau đây của Hội đồng Chính phủ báo cáo bổ sung và trả lời các câu hỏi và chất vấn của các đại biểu Quốc hội về những vấn đề của ngành mình:
1. Đồng chí Hoàng Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
2. Đồng chí Trần Quyết, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
3. Đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Bộ trưởng Bộ Lao động;
4. Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Buổi chiều: Quốc hội họp phiên bế mạc từ 15 giờ.
410 đại biểu Quốc hội có mặt,
74 đại biểu Quốc hội vắng mặt.
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh, trong Đoàn Chủ tịch, điều khiển phiên họp.
1. Thông qua các nghị quyết
a. Về nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1980:
Đồng chí Nghiêm Chưởng Châu, trong Đoàn thư ký, đọc dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1980.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.
b. Phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước năm 1980:
Đồng chí Nghiêm Chưởng Châu đọc dự thảo nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước năm 1980.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.
c. Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1978:
Đồng chí Nghiêm Chưởng Châu đọc dự thảo nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1978.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.
d. Về việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VI:
Đồng chí Nghiêm Chưởng Châu đọc dự thảo nghị quyết về việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VI.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.
2. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp
Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Chinh đọc diễn văn bế mạc kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa VI.
Toàn thể các đại biểu Quốc hội đứng dậy vỗ tay rất lâu nhiệt liệt hoan nghênh thắng lợi của kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa VI.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ sáu bế mạc lúc 15 giờ 20 ngày 29 tháng 12 năm 1979.

TM. ĐOÀN THƯ KÝ




Đào Văn Tập
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Xuân Thủy

NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC XÁC NHẬN TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ HOÀNG MINH CÔN
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa VI, kỳ họp thứ sáu
Căn cứ vào điều 56 của Hiến pháp năm 1959;
Sau khi nghe Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội báo cáo về kết quả việc thẩm tra,
QUYẾT NGHỊ:
Xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của đồng chí Hoàng Minh Côn trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung tiến hành ngày 02 tháng 12 năm 1979 ở khu vực bầu cử IV, tỉnh Thanh Hóa.


Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1979
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Trường Chinh

NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1980
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa VI, kỳ họp thứ sáu
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước năm 1980;
Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
1. Tán thành báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế nước ta hiện nay và nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước năm 1980.
2. Thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1980 với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 11,3% so với năm 1979, trong đó:
Sản lượng lương thực: 15 triệu tấn,
Đàn lợn: 10 triệu con.
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,7% so với năm 1979, trong đó giá trị tổng sản lượng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng 9% so với năm 1979;
- Khối lượng hàng hóa vận tải trong nước: 56 triệu tấn và 5 tỷ 200 triệu tấn/km;
- Khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn tập trung của Nhà nước: 3700 triệu đồng;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 23% so với năm 1979;
- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thị trường có tổ chức tăng 14,5% so với năm 1979;
- Số học sinh được tuyển vào các hệ đào tạo:
Đại học và cao đẳng: 30 nghìn người,
Trung học chuyên nghiệp: 61 nghìn người,
Công nhân kỹ thuật: 92 nghìn 600 người.
- Tổng số học sinh phổ thông: 12 triệu người;
- Số giường bệnh và giường điều dưỡng: 201 nghìn giường.
3. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp thiết thực và tích cực nhất, đặc biệt là ban hành kịp thời các chính sách cụ thể, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1980, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm sau.
4. Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nêu cao tinh thần tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đồng khởi thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm, tăng năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1980, lập nhiều thành tích để chào mừng những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc.


Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1979
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Trường Chinh

NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC KÉO DÀI NHIỆM KỲ CỦA QUỐC HỘI KHÓA VI
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa VI, kỳ họp thứ sáu
Căn cứ vào điều 45 và điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Xét rằng Quốc hội khóa VI cần có thời gian để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Hiến pháp mới;
Xét đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
1. Kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VI.
2. Giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII vào thời gian thích hợp, sau khi có Hiến pháp mới


Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1979
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Trường Chinh