Sunday 1 March 2020

Ô có phải là cái vũng?

Trung Hoa (“Từ địa phương chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ”, Tạp Chí Ngôn Ngữ số 4, 2012, tr. 32-38) ở trang 34 giảng ôvũng, bàu rồi cho ví dụ là Ô Môn, Ô Cấp và Ô Ma. Ô Môn thì không biết, nhưng Ô Cấp và Ô Ma  đều là từ mượn âm tiếng Pháp. 



Ô Cáp [au] Cap St-Jacques. đi ~ aller au Cap St-Jacques.[i]

Ô Cắp [au] Cap St-Jacques. đi ~ aller au Cap St-Jacques.[ii]

Ô Cấp [au] Cap St-Jacques. đi ~ aller au Cap St-Jacques.[iii]

Ô Ma aux Mares. nông trại ~  ferme des Mares ; thành lính tập ~ (Sài Gòn xưa) Camp des Mares (*caserne des tirailleurs annamites).[iv]



Ngoài Ô Cấp và Ô Ma còn có Ô Quắn:
Ô Quắn Au Vent. bãi ~ Vũng Tàu {Plage/Pointe} Au Vent.[v]


[i] * Vì nói Hưng-yên (hải cảng Phố-hiến đời hậu Lê) thuộc về thượng du thì cũng chả khác bảo Saigon làm trên núi, hay rủ nhau đi Cà-mâu ăn nem Thụ-đức, hay tắm biển Ô-cáp ở Tây-ninh. Phong Hóa Tuần Báo số 70 (1933:14, Nhát-Dao-Cạo)
* Nói đến đây, ta lại nhớ đến cuộc tập trận Ô CÁP (cap. St Jacques) cách đây mấy năm, khi đô-đốc Godefroy mang hạm-đội tuần-dương từ Pháp sang ghé bến SAIGON. Tri Tân Tạp Chí số 5 (1941:13, Nguyễn Huyền-Tĩnh)
[ii] Trong Nam-kỳ nói đi chơi «  Ô-Cắp » (Au Cap) cũng là một cách phong-lưu lịch-sự như ngoài Bắc nói đi tắm Đồ-sơn vậy. Nam Phong Tạp Chí số 58 (1922:257, Phạm Quỳnh)
[iii] * Khỏi Ô-cấp tàu đi vụt vụt,
Những mênh mông trời nước một màu. Trung Lập Báo số 12 (1924:3, Tứ-Linh)
* Tên gọi “Ô Cấp” để chỉ Vũng Tàu được Việt hóa từ cụm từ Aller au Cap (có nghĩa là đi ra đất mũi để nghỉ mát và tắm biển) được rút gọn lại thành “Au Cap”, có lẽ ra đời cùng với nhu cầu đi nghỉ cuối tuần của người dân Sài Gòn, và rộng hơn cho cả người miền Đông Nam Kỳ và đồng bằng sông Cửu Long. Thạch Phương & Nguyễn Văn Minh (2005:119)
* Rồi đến Ô Cấp vào Sài Gòn lên Tân Đáo ở xóm Chiếu. Tô Hoài (2007:100)
VHS (1999:60)
[iv] * M.... làm quan một, tại đội binh thứ nhứt, lính tập Annam ở tại ô ma (Mares) vào đơn cách vài bữa rày mà thưa một tay anh chị lớn mật dám cỡi xe máy cũa ổng để đâu đó, mà cúc mất. Trung Lập Báo số 61 (1924:4)
* Như hồi ngày hôm qua đây lối ba giờ rưởi chiều tên Trần-Cư là sốp-phơ xe hơi số 1042 của chệt  Trần-Châu bán đồ tạp hóa ở con đường Cách-ti-na đụng đứa nhỏ Nguyển-văn-Cu là enfant de troupe học tại trường Ô-ma, tại nơi góc đường Frère Louis và Nguyển-Tấn-Nghiệm. Trung Lập Báo số 161 (1924:4)
* Vụ lấy trộm 2 cây súng liên-thanh, 4 cây súng trường và đạn ở đồn Ô ma, tháng giêng năm 1930; Nam Phong Tạp Chí số 184 (1933:514)
* Ánh sáng xanh của những nụ đèn điện hai bên đường Frère Louis về vùng Ô-ma đã buồn hơn, và đã lạnh hơn, nhưng thấm xuống từng dưới mặt đường nhựa. Tri Tân Tạp Chí số 175-178 (1945:11, Đông-Hồ)
* Miễu-Hiển-Trung do đức Cao-Hoàng dựng lên để thờ các công-thần khai cơ dựng nghiệp, trong có bài-vị mấy trăm cái, gồm có một bài vị thờ người thủy-binh Pháp matelot Manuel, miễu Hiển-Trung vốn ở trong vòng thành Ô-Ma (camp des mares, nay là trụ sở trung ương Cảnh-sát) Vương Hồng Sển (1969:70)
* Sau năm đảo chính 1945, binh Pháp trở lại chiếm cứ thành Ô-Ma, và dỡ bỏ miễu Hiển-Trung, về sau này không còn nhìn được xưa ở chỗ nào. Vương Hồng Sển (1969:70)
* Chỗ bán bánh đập ở một khoảng đất trống, bàn ghế kê la liệt ngoài trời, ở cuối đường Frères Louis (nay là Võ Tánh), giáp đường Cây Me (nay là Nguyn Trãi) và gần đồn Ô-Ma của nhà binh Pháp (sau là khu Ủy hội Quốc tế). Nguyễn Vỹ (1970b:334)
* Còn tại thành lính tập Ô Ma (Camp des Mares) thì có miếu thờ các công thần nhà Nguyễn, lập năm 1804, chữ gọi “Hiển Trung Từ”. Vương Hồng Sển (1990:155)
* Miếu Hiển Trung do đức Cao Hoàng dựng lên để thờ các công thần khai cơ dựng nghiệp, trong có bài vị mấy trăm cái, gồm có một bài vị thờ người thủy binh Pháp Matelot Manuel, miễu Hiển Trung vốn ở trong vòng thành Ô Ma (Camp des mares, có lúc là trụ sở trung ương Cảnh sát). Vương Hồng Sển (2004:87)
* Sau năm đảo chánh 1945, binh Pháp trở lại chiếm cứ thành Ô Ma, và dỡ bỏ miếu Hiển Trung, về sau này không còn nhìn được xưa ở chỗ nào. Vương Hồng Sển (2004:87)
* Chỗ bán bánh đập ở một khoảng đất trống, bàn ghế kê la liệt ngoài trời, ở cuối đường Frères Louis (nay là Võ Tánh), giáp đường Cây Me (nay là Nguyễn Trãi) và gần đồn Ô Ma của nhà binh Pháp (sau là khu ủy Hội Quốc tế). Nguyễn Vỹ (2006:826)
LNT (1993:666)
[v] Lộ trình chuyến đi đã được tính trước, nguyên ngày thứ bảy tắm ở Long Hải và nghỉ ở nhà mát của ngành quan thuế gần Dinh Cô, sang hôm sau qua Vũng Tàu tắm ở bãi Ô Quắn, ăn cơm trưa xong rồi về. Nguyễn Đông Thức (2006:43)
LNT (1993:667)

Wednesday 26 February 2020

Biết dùng từ nào để nói về sức mạnh quân sự?



Quần là quần. Áo là áo. Nhưng quần áo không chỉ là quần và áo.

Arm là vũ khí. Arms cũng là vũ khí. Nhưng arms không chỉ là vũ khí cho nên their valour không thể là sự dũng cảm của vũ khí mà phải là sự dũng cảm của quân binh. Brian Wu đáng khen ở chỗ đã nhận ra được their nói về người, nhưng tiếc một nỗi anh lại đi dịch arms thành những sự vũ trang mặc dù rõ ràng their tham chiếu tới arms

Không có bản tiếng Pháp nên không biết tại sao Nguyễn Nghị chỉ nói chuyện vũ khí mà không nói chuyện dũng khí. Nhóm Omega cũng dùng bản tiếng Pháp đó nhưng nói cả chuyện tài nghệ lẫn chuyện dũng khí. Nói chuyện tài nghệ thì không nói được cái ý liên quan đến vũ khí hay những sự vũ trang của Brian Wu. Dùng quân binh như Brian Wu thì phải hiểu ngầm là đã gộp cả tướng lĩnh vào đó. Đi tìm từ tiếng Việt tương đương với từng từ tiếng Anh (hay tiếng Pháp) trong nguyên bản quả là vất vả mà không sao lột được cái ý tác giả muốn nói là toàn bộ những gì liên quan tới cỗ máy chiến tranh của xứ Đàng Trong. Một lần nữa Brian Wu lại đáng khen khi anh nêu nhận xét:

Câu Anh ngữ "the arms of Cochinchina and their valour" với arms nghĩa là armaments, tức là "các quá trình trang bị cho các lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh", chứ không là vũ khí hay tài nghệ như các dịch giả Việt Nam đã dịch.

Nhận xét trên không hoàn toàn chính xác vì nó gác valour ra ngoài và giảng armsarmament, không phải vũ khí hay tài nghệ. Brian Wu nói ra được cái ý lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh, nhưng đáng tiếc là từ ngữ trong bản dịch của anh không thể hiện được cái ý đó. 

Ta có thể dễ dàng tìm được nhiều ví dụ cho thấy armsvalour trong tiếng Anh, armesvaleur trong tiếng Pháp... có mối quan hệ cơ hữu trong cấu tạo từ ngữ và khái niệm. Câu motto của bang Mississippi (Hoa Kỳ) là Virtute et armis, dịch ra tiếng Anh là By valour and arms. Câu ngạn ngữ La Tinh Virtuti nihil obstat et armis dịch ra tiếng Anh là Nothing withstands valour/virtue and arms. Armsvalour là hai thành tố cơ hữu của sức mạnh quân sự và có thể được xem như những yếu tố cơ bản của sức mạnh quân sự. Nên dịch cụm The arms of Cochinchina and their valour sức mạnh quân sự / quân lực / binh lực / quân đội của xứ Đàng Trong.

Tuesday 25 February 2020

Sao lại đi chữa lợn què bằng cách lắp thêm chân cho lợn?



Trong tiếng Anh wifeconcubine có địa vị pháp lý cao thấp khác nhau, giống như tiếng Việt phân biệt thêthiếp. Thê thiếp là từ ghép đẳng lập chỉ chung cái ha-rem của người đàn ông. Cả Hoàng Anh Tuấn và Brian Wu đều thấy thê không phải là vợ nên mới bảo rằng vợ thì bị xử thế này còn thê (và thiếp) thì bị xử thế kia.

Brian Wu dịch capital offencestrọng tội. Tiếng Anh capital offences, tiếng Pháp là crimes capitaux, phải được hiểu là những tội đáng chết. Tội đáng chết là một loại trọng tội nhưng không phải trọng tội nào cũng bị tử hình. Thời Pháp thuộc phạt dưới năm năm tù là khinh tội (tội nhẹ), từ năm năm lên đến tử hình là trọng tội
. Luật hình sự bây giờ phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt được quy định từ mười lăm năm tù đến tử hình. Capital offences của tiếng Anh chính là tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là tử hình, nói nôm na là tội đáng chết.

Sunday 23 February 2020

Chuột chù hôi hay khỉ hôi?


Muốn biết ông Borri nói gì thì tìm bản tiếng Anh hay tiếng Pháp mà đọc cho nó lành nhé. Cả bốn bản tiếng Việt của Nguyễn Nghị, Thanh Thư, Thuận Hóa và Brian Wu đều không dùng được (xem ảnh chụp màn hình).


Gospel / Evangile là Phúc Âm. Kinh Thánh là chữ khác (Bible).

Sodomy gồm có kê gian, nhưng không chỉ là kê gian.


Première grâce de l'Evangileân sủng đầu tiên của Phúc âm. Đó chính là ơn thông hiểu (sự thật / chân lý  / vérité ). Hai ân sủng kia là lòng thương xót (miséricorde) và niềm vui (joie). Xem thêm bản tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở đây.

Ông Borri đơn giản chỉ muốn nói rằng các kiểu loại loạn dâm là trở ngại lớn khiến người ta không thể "giác ngộ" / thông hiểu Phúc Âm nhưng người Đàng Trong, may quá, lại không mắc các tội ấy, không như dân các xứ khác ở phương Đông. Chuyện họ không còn phạm sai lầm là chuyện do Brian Wu nghĩ ra chứ ông Borri không có nói.

Cũng chỉ mỗi Brian Wu thấy hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp khác nhau. Nhưng Brian Wu lại không thấy cả bốn bản tiếng Việt, trong đó có bản của Brian Wu rất giống nhau: cả bốn vị đều nói những chuyện mà ông Borri không nói và không nói những chuyện ông Borri muốn nói.

Nghề dịch cũng có ba ân sủng, trong đó ân sủng đầu tiên chính là ơn thông hiểu. Hai ơn còn lại cũng là ơn thương xót và niềm vui. Xem mấy cái ảnh chụp kèm theo đây có thấy thương xót, có cười nôn ruột được không?

 

Thursday 20 February 2020

Messe chrismale: vérité, miséricorde et joie, les trois grâces de l’Evangile

Messe chrismale 2017 © L'Osservatore Romano

Messe chrismale: vérité, miséricorde et joie, les trois grâces de l’Evangile

Homélie du pape François à Saint-Pierre (Texte intégral)
« Que personne n’essaie de séparer ces trois grâces de l’Évangile : sa Vérité – non négociable -, sa Miséricorde – inconditionnelle pour tous les pécheurs – et sa Joie – intime et inclusive ». C’est l’exhortation du pape François lors de la messe chrismale qu’il a célébrée en la basilique Saint-Pierre le 13 avril 2017, Jeudi Saint.
L’Évangile « par le fait même d’être annoncé devient une vérité joyeuse et miséricordieuse », a souligné le pape dans son homélie : « Tout ce que Jésus annonce, et nous aussi prêtres, est joyeuse Annonce ».
Telle est la joie « de celui qui a été oint dans ses péchés par l’huile du pardon et oint dans son charisme par l’huile de la mission, pour oindre les autres », a expliqué le pape qui durant la célébration a consacré le « Saint Chrême », huile utilisée pour les sacrements du baptême, de la confirmation et de l’ordre et a béni l’huile des catéchumènes et l’huile des malades.
Entourant le pape, les cardinaux, les patriarches, les archevêques, les évêques et les prêtres diocésains et religieux présents à Rome, ont renouvelé les promesses de leur ordination sacerdotale.
AK
Homélie du pape François
« L’Esprit du Seigneur est sur moi parce que le Seigneur m’a consacré par l’onction. Il m’a envoyé porter la Bonne Nouvelle aux pauvres, annoncer aux captifs leur libération, et aux aveugles qu’ils retrouveront la vue, remettre en liberté les opprimés » (Lc 4, 18). Le Seigneur, oint par l’Esprit, apporte la joyeuse Annonce aux pauvres. Tout ce que Jésus annonce, et nous aussi prêtres, est joyeuse Annonce. Joyeux de la joie évangélique : de celui qui a été oint dans ses péchés par l’huile du pardon et oint dans son charisme par l’huile de la mission, pour oindre les autres. Et, à l’instar de Jésus, le prêtre rend joyeuse l’annonce par toute sa personne. Quand il fait l’homélie, (en étant bref dans la mesure du possible…) il le fait avec la joie qui touche le cœur de son peuple grâce à la Parole par laquelle le Seigneur l’a touché, lui, dans sa prière. Comme tout disciple missionnaire, le prêtre rend l’annonce joyeuse par tout son être. Et, d’autre part, ce sont justement les détails les plus insignifiants – nous en avons tous fait l’expérience – qui contiennent et communiquent le mieux la joie : le détail de celui qui fait un petit pas de plus et fait en sorte que la miséricorde déborde dans les territoires qui n’appartiennent à personne ; le détail de celui qui se décide à concrétiser la rencontre et en fixe le jour et l’heure. Le détail de celui qui permet, avec une douce disponibilité, qu’on use de son temps …
La joyeuse Annonce peut paraître simplement une autre façon de dire ‘‘Évangile’’ : comme ‘‘bonne nouvelle’’ ou ‘‘joyeuse nouvelle’’. Cependant, elle contient quelque chose qui résume tout le reste : la joie de l’Évangile. Elle résume tout, parce qu’elle est joyeuse en elle-même.
La joyeuse Annonce est la perle précieuse de l’Évangile. Ce n’est pas un objet, c’est une mission. Celui qui fait l’expérience de « la douce et réconfortante joie d’évangéliser » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 10) le sait.
La joyeuse Annonce naît de l’Onction. La première, la ‘‘grande onction sacerdotale’’ de Jésus, c’est celle qu’a faite l’Esprit Saint dans le sein de Marie.
En ces jours-là, la joyeuse Annonciation a conduit la Mère Vierge à chanter le Magnificat, a rempli d’un saint silence le cœur de Joseph, son époux, et a fait tressaillir de joie Jean dans le sein de sa mère Elisabeth.
Aujourd’hui, Jésus revient à Nazareth et la joie de l’Esprit renouvelle l’Onction dans la petite synagogue du village : l’Esprit se pose et se répand sur lui, en le consacrant d’une onction de joie (cf. Ps 44, 8).
La joyeuse Annonce. Un seul mot – Évangile – qui par le fait même d’être annoncé devient une vérité joyeuse et miséricordieuse.
Que personne n’essaie de séparer ces trois grâces de l’Évangile : sa Vérité – non négociable -, sa Miséricorde – inconditionnelle pour tous les pécheurs – et sa Joie – intime et inclusive. Vérité, Miséricorde et Joie : toutes les trois ensemble.
La vérité de la joyeuse Annonce ne pourra jamais être uniquement une vérité abstraite, de celles qui n’en finissent pas de s’incarner pleinement dans la vie des personnes parce qu’elles se trouvent plus à l’aise dans la lettre imprimée dans les livres.
La miséricorde de la joyeuse Annonce ne pourra jamais être une fausse commisération, qui laisse le pécheur dans sa misère parce qu’elle ne lui tend pas la main pour qu’il se lève et ne l’accompagne pas pour qu’il fasse un pas en avant dans son engagement.
L’Annonce ne pourra jamais être triste ou neutre, car elle est l’expression d’une joie entièrement personnelle : « la joie d’un Père qui ne veut pas qu’un de ses petits se perde » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 237) : la joie de Jésus lorsqu’il voit que les pauvres sont évangélisés et que les petits vont évangéliser (cf. Ibid., n. 5).
Les joies de l’Évangile – j’utilise à présent le pluriel, car elles sont nombreuses et variées, selon ce que l’esprit veut communiquer à chaque époque, à chaque personne dans chaque culture particulière – sont des joies spéciales. Elles doivent être conservées dans des outres neuves, celles dont parle le Seigneur pour exprimer la nouveauté de son message.
Je vous fais part, chers prêtres, chers frères, de trois icônes d’outres neuves dans lesquelles la joyeuse Annonce se conserve bien – il est nécessaire de la conserver -, ne devient pas aigre et se déverse abondamment.
Une icône de la joyeuse Annonce est celle des jarres de pierre des Noces de Cana (Jn 2, 6). Dans un détail, elles reflètent bien cette Outre parfaite qu’est – Elle-même, toute entière – Notre-Dame, la Vierge Marie. L’Évangile dit qu’« ils les remplirent jusqu’au bord » (Jn 2, 7). J’imagine que quelque servant aura regardé Marie pour voir si c’était suffisant ainsi et qu’il y aura eu un geste de sa part pour leur dire d’ajouter encore un seau [d’eau]. Marie est l’outre neuve de la plénitude contagieuse. Mais, très chers, sans la Vierge Marie nous ne pouvons pas progresser dans notre sacerdoce ! Elle est « la petite servante du Père qui tressaille de joie dans la louange » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 286), Notre-Dame de la promptitude, celle qui, à peine a-t-elle conçu dans son sein immaculé le Verbe de vie, va visiter et servir sa cousine Elisabeth. Sa plénitude contagieuse nous permet de surmonter la tentation de la peur : ce fait de ne pas avoir le courage de nous faire remplir jusqu’au bord et aussi au-delà, cette pusillanimité à ne pas sortir pour communiquer la joie aux autres. Rien de tout cela, car « la joie de l’Évangile remplit le cœur et toute la vie de ceux qui rencontrent Jésus » (Ibid., n. 1).
La deuxième icône de la joyeuse Annonce que je veux partager avec vous est cette jarre que – avec sa louche de bois – en plein soleil de midi, la Samaritaine portait sur la tête (cf. Jn 4, 5-30). Elle exprime bien une question essentielle : celle du concret. Le Seigneur, qui est la Source d’Eau vive, n’avait pas de quoi puiser de l’eau pour en boire quelques gorgées. Et la Samaritaine a pris de l’eau de sa jarre avec la louche et a étanché la soif du Seigneur. Et elle l’a étanchée encore plus par la confession de ses péchés concrets. En agitant l’outre de cette âme samaritaine, débordant de miséricorde, l’Esprit Saint s’est répandu dans tous habitants de ce petit village, qui ont invité le Seigneur à rester parmi eux.
Une outre neuve, autant concrète et inclusive, le Seigneur nous l’a offerte dans l’âme ‘‘samaritaine’’ qu’a été Mère Teresa de Calcutta. Il l’a appelée et lui a dit ‘‘J’ai soif’’. ‘‘Ma petite, viens, conduis-moi dans les trous (taudis) des pauvres. Viens, sois ma lumière. Je ne peux pas y aller seul. Ils ne me connaissent pas, et c’est pourquoi ils ne veulent pas de moi. Conduis-moi chez eux’’. Et elle, en commençant par quelqu’un de concret, par son sourire et par sa façon de toucher des mains les blessures, a apporté la joyeuse Annonce à tous. La façon de toucher des mains les blessures : les caresses sacerdotales aux malades, aux désespérés. Le prêtre homme de la tendresse. Du concret et de la tendresse !
La troisième icône de la joyeuse Annonce est l’immense Outre du Cœur transpercé du Seigneur : intégrité douce, humble et pauvre, qui attire chacun à lui. Nous devons apprendre de lui qu’annoncer une grande joie à ceux qui sont très pauvres ne peut se faire que d’une manière respectueuse et humble jusqu’à l’humiliation. Concrète, tendre et humble : ainsi l’évangélisation sera joyeuse. L’évangélisation ne peut pas être présomptueuse, l’intégrité de la vérité ne peut pas être rigide parce que la vérité s’est faite chair, s’est faite tendresse, s’est faite enfant, s’est faite homme, s’est faite péché sur la croix (cf. 2 Co 5, 21). L’Esprit annonce et enseigne « toute la vérité » (Jn 16, 13) et ne craint pas de la faire boire par gorgées. L’Esprit nous inspire à tout moment ce que nous devons dire à nos adversaires (cf. Mt 10, 19) et éclaire le petit pas en avant qu’en ce moment nous pouvons faire. Cette douce intégrité donne de la joie aux pauvres, redonne du courage aux pécheurs, fait respirer ceux qui sont opprimés par le démon.
Chers prêtres, en contemplant et en buvant à ces trois outres neuves, que la joyeuse Annonce ait en nous la plénitude contagieuse que la Vierge transmet de tout son être, le caractère concret et inclusif de l’annonce de la Samaritaine et la douce intégrité par laquelle l’Esprit jaillit et se répand, continuellement, du Cœur transpercé de Jésus notre Seigneur.