Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979
Tháng 3/1979, nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), Trung ương Đoàn đã mời những đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược về Hà Nội để kể chuyện chiến đấu và nêu gương sáng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho thế hệ trẻ cả nước.
Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!
Trung
tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói ra
là để tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn
dân tộc.”
|
Chủ trì cuộc gặp mặt hôm đó có ông Nguyễn Tiên Phong và ông Lê Thanh Đạo, Bí thư Trung ương Đoàn.
Hơn chục nhân chứng gồm bộ đội, công
nhân, dân quân tự vệ và thanh niên thuộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã có
mặt tại trụ sở Trung ương Đoàn để gặp gỡ phóng viên các báo, đài. Nghe
các nhân chứng kể chuyện, ai cũng cảm động bởi sự dũng cảm, ngoan cường,
sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc của họ.
Nông Thành Pheo, chiến sĩ biên phòng đã
sống sót sau 5 ngày đêm cố thủ ở pháo đài Đồng Đăng. Nguyễn Đăng Trần,
công nhân đường sắt đã cứu được đoàn tàu chở A pa tít từ Pom Hán, Làng
Giàng về phố Lu (Lào Cai)…
Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng |
Ngay hôm sau, các báo, đài bắt đầu đưa
bài, ảnh tuyên truyền về những gương điển hình này. Nhưng có hai nhân
chứng là Vũ Thị Chiên, công nhân Lâm trường Pha Long (Mường Khương,
Hoàng Liên Sơn) và Hoàng Văn Đức, thanh niên dân tộc Tày ở Cao Bằng là
hai người bị nghi ngờ là nói sai sự thật, mạo nhận thành tích.
Vũ Thị Chiên có chồng là Đặng Văn Dương
cùng quê Lý Nhân, Hà Nam, cùng là công nhân và tự vệ Lâm trường Pha
Long, Mường Khương. Khi xảy ra chiến sự, cả hai vợ chồng chị cùng lên
chốt chiến đấu nhưng chị không ở cùng vị trí “chốt công nhân” với chồng
mà chạy lên chốt của bộ đội biên phòng. Chị mô tả là “vơ lấy khẩu AK và 3
khẩu CKC. Khi thấy một tiểu đội lính Trung Quốc nấp trong bụi cây, chị
đã bắn một loạt đạn AK và chỉ thấy còn một tên sống sót bỏ chạy”.
Rồi có tình huống một tên lính Trung
Quốc đang vác B40 nhắm bắn chị thì chị đã dùng súng bắn tỉa bắn hai
phát, một phát vào cổ và một phát vào giữa trán nó. Có lúc chị vừa bắn
vừa ném lựu đạn. Đến khi ở pháo đài, bị địch bao vây tứ phía thì chị
cùng mấy chiến sĩ biên phòng đã nhảy qua tường để đến vị trí chiến đấu
khác…
Có người nghe chị kể chuyện cũng đã nghi
ngờ bởi sự hoạt ngôn, ăn nói lưu loát, vô tư của chị trong khi chồng
chị đã bị hy sinh ngay trong ngày 17/2 nhưng chị không sang lo hậu sự mà
nhận được tin rồi vẫn tiếp tục ở lại vị trí chiến đấu đến mấy ngày sau
mới rút về phía sau…
Còn Hoàng Văn Đức 14 tuổi ở Cao bằng thì
có “chiến tích” bắn cháy xe tăng địch, đã bị các nhà quân sự phát hiện
ra sự vô lý về kỹ thuật tác chiến. Khi được hỏi kỹ về tư thế và kỹ thuật
bắn quả đạn B40, Đức nói là thấy chú bộ đội bị trúng đạn hy sinh, Đức
đã nhặt khẩu B40 lên nhằm xe tăng để bắn.
Nhưng đứng ở sườn núi, có vách đá ngay
sau lưng mà vác súng trên vai, để nòng vuông góc với vách đá thì nếu có
bắn, luồng lửa phụt ra phía sau sẽ phả vào vách đá rồi bật ngược lại,
trùm lên người bắn. Sức nóng của luồng lửa đó sẽ thổi ngã và thiêu cháy
người bắn…
Khi các nhà chuyên môn đã thẩm tra lại
thông tin về hai nhân chứng này thì ngay sau đó, Ban tổ chức đã không
cho hai người tham gia đoàn đi báo cáo thành tích và kể chuyện chiến đấu
ở đâu nữa.
Đó cũng là bài học cho các cấp cơ sở khi
chạy theo thành tích, “mớm lời”, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ nên chọn
lựa nhầm gương điển hình. Hai nhân chứng đó cũng háo danh và bị cuốn
theo không khí vinh danh ồn ào nên đã thiếu trung thực để mạo nhận thành
tích.
Thời chống Pháp có nhân vật ảo là thiếu
niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người, đốt cháy thành ngọn đuốc sống rồi
lao vào kho xăng địch.
Thời kỳ đầu chống Mỹ có Nguyễn Văn Bé
giật mìn tiêu diệt giặc nhưng vô lý là dùng dây chuối… Rồi cả hai nhân
vật này đã được ồn ào vinh danh một thời.
Đó là bài học đáng nhớ cho hậu thế!
Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!
Trung
tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói ra
là để tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn
dân tộc.”
|
[VIDEO] Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới 1979
Ngày
5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên nhằm huy
động sức mạnh toàn dân đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung
Quốc.
|
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên!
Ngày
7/1/1979 quân đội Việt Nam đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia vốn được
Trung Quốc hậu thuẫn. Để trả đũa, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định
“dạy cho Việt Nam một bài học”.
|
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung là có tội!
Trung
Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Chẳng có lý do gì để những người đã nằm xuống
vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng quên”.
|
Tội ác của lính Trung Quốc ở biên giới Việt - Trung năm 1979
Những
từ ngữ trên tấm bia ghi nhớ tội ác còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ,
và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược Trung
Quốc.
|
Đức Toàn
No comments:
Post a Comment