Showing posts with label định nghĩa. Show all posts
Showing posts with label định nghĩa. Show all posts

Monday 5 December 2011

Vì sao đàn ông (Việt Nam) ngày nay ngoại tình nhiều hơn xưa?


Câu trả lời là vì đàn ông nước ta ngày xưa không biết ngoại tình là gì.

Ngoại tình là từ Việt mượn Hán (外情). Génibrel (1898:527) dịch sang tiếng Pháp là adultère, tội ngoại tìnhcrime d’adultère và con ngoại tình là enfant adultérin. Không thể tìm được cách dịch chuẩn xác hơn, nhưng sự thật là adultère của Pháp và ngoại tình của Việt Nam có chỗ không giống nhau.

Trong tiếng Pháp thời bấy giờ không chung thủy với vợ hay chồng (violement de la foi conjugale) đều là adultère (Dictonnaire de l’Académie, 5e édition (1789) và 7e édition (1935)). Các từ điển tiếng Pháp hiện nay (Petit Robert 2007) tránh cách định nghĩa mang màu sắc tôn giáo (foi = đức tin / niềm tin), nói rõ là rapport sexuel volontaire d'une personne mariée avec une personne autre que son conjoint (quan hệ tình dục tự nguyện giữa một người đã kết hôn với người không phải là người phối ngẫu của mình).

Ngoại tình trong từ điển của Huình Tịnh Của (1868b:98) được cắt nghĩa là có tình ý riêng với trai, tội hòa gian. Cho đến đầu thế kỷ 20 người ngoại tình vẫn cứ là người đàn bà có chồng mà còn có tình riêng với người khác (Đào Duy Anh, 2005:538), người đàn bà có chồng mà dan díu vụng trộm với người ngoài (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:389). Với định nghĩa như vậy, không có chuyện đàn ông ngoại tình.

Định nghĩa ngoại tình từ giữa thế kỷ 20 có phần công bằng hơn cho phụ nữ. Lê Văn Đức (1970b:1024) coi ngoại tình là trai gái với người khác (khi đã có vợ hay có chồng). Như vậy từ giữa thế kỷ 20, tỷ lệ đàn ông ngoại tình đang ở số không tuyệt đối tăng vọt đột biến: ông nào đã có vợ mà nuôi bồ nhí cũng là ngoại tình rồi chứ không cần phải dính đến phụ nữ đã có chồng.

Các định nghĩa lỏng lẻo hiện nay lại càng bất lợi hơn cho đàn ông. Chỉ cần có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hay có chồng (Nguyễn Như Ý, 1999:1202; Hoàng Phê, 2006:684) cũng có thể bị xem là ngoại tình. Khi đã có vợ mà còn lên mạng chát, hẹn hò với em, thư qua điện thoại lại... thì hãy coi chừng vì tất cả những trò ấy đều là quan hệ yêu đương bất chính. Đàn ông Việt Nam bây giờ lại khổ hơn đàn ông Pháp.

Sunday 27 November 2011

Đã gọi là liệt sao còn nhúc nhích được?


Trong tiếng Việt hiện nay liệt có nghĩa là không có khả năng cử động được (Nguyễn Kim Thản, 2005:948; Hoàng Phê, 2006:569). Người mắc chứng liệt dương là người mà dương vật không làm ăn gì được nữa. Người bệnh nằm liệt giường không thể bò dậy đi đâu.
Liệt xưa nghĩa là ốm đau (Huình Tịnh Paulus Của, 1896:567; Vương Lộc, 2001:99); Génibrel (1898:401) dịch ra tiếng Pháp là être malade, infirme. Nhà liệt thời xưa là bệnh xá hay y xá thời nay (Vương Lộc, 2001:119); Génibrel (1898:401) dịch là infirmerie.
Kẻ liệt với nghĩa là kẻ đau ốm, bệnh hoạn chỉ được ghi nhận trong các từ điển xưa (Huình Tịnh Paulus Của, 1896a:567;  Génibrel, 1898:401), hiện nay chỉ được sử dụng trong nội bộ Công giáo: dầu kẻ liệt là dầu thánh được ban cho người bệnh nặng với mong ước Chúa ra ơn trợ giúp người bệnh (tiếng Pháp là huile des malades, tiếng La Tinh là oleum infirmorum). Một số người tìm cách thay dầu kẻ liệt bằng dầu bệnh nhân để tránh sự lệch pha giữa ngôn ngữ của đạo và ngôn ngữ đời thường nhưng xem ra cố gắng này chưa có kết quả mấy. Bởi vậy dịch dầu kẻ liệt hay dầu bệnh nhân sang tiếng Pháp thì dễ nhưng dịch huile des malades sang tiếng Việt là cả một vấn đề nhức đầu.

Friday 18 November 2011

Cơm sồn sồn là cơm gì?

Tuổi sồn sồn là tuổi nửa già nửa trẻ; cơm sồn sồn là cơm nửa sống nửa chín (Génibrel, 1898:702; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:494; Lê Văn Đức, 1970b:1305). Vương Lộc (2001:146) coi sồn sồn với nghĩa nửa sống nửa chín là từ cổ. Nguyễn Kim Thản (2005:1410) coi là từ cũ.
Trên Internet chỉ thấy có bài vè sau đây lưu giữ dấu vết của cụm từ cơm sồn sồn:
Đu ln chôm bôm, là con tôm tít
B
t người ăn tht, là con tôm hùm
bi lùm là con tôm c
B
t b vào gi là con tôm lương
Gánh đ
t lp đường là con tôm đt
Vô chùa l
y Pht là con tôm tu
Sóng đánh ch
ng khu là con tôm cn
N
u cơm sn sn là con tôm go
L
y nước thơm tho là con tôm trm
B
t chén bt mâm là con tôm bc
Ph
i quy mình gt là con tôm càng
rèn đ
c rèn chàng là con tôm st
Hay c
n hay ngt là con tôm chng
Nghe b
u ly chng là con tôm lóng
L
y chng cho chóng là con tôm lang
Da th
t nó vàng là con tôm ngh
Vi
c làm bê tr là con tôm te.

Saturday 3 September 2011

Có phải dân chủ nghĩa là dân là(m) chủ?


Các từ điển tiếng Việt cuối thế kỷ 19 (Huình Tịnh Của, 1895; Génibrel, 1898) không có từ dân chủ. Mãi đến năm 1931, từ dân chủ mới chính thức xuất hiện trong từ điển (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:149)  và được định nghĩa là “Chủ quyền thuộc về dân”. Cách hiểu này không xa mấy với cách hiểu nôm na “dân là chủ”.
Vấn đề không đơn giản như thế nếu ta tìm đến căn nguyên của từ ngữ.


Khi hoàng đế Meiji (Minh Trị) đưa văn minh phương Tây vào công cuộc canh tân đất nước (1867), các học giả Nhật phải tìm từ ngữ để diễn đạt hàng loạt khái niệm mới mẻ về khoa học, chính trị, kinh tế... Trong số các khái niệm mới về thể chế có democracy của tiếng Anh, tương đương với démocratie của tiếng Pháp, democrazia của tiếng Ý... Khái niệm này được các học giả Nhật dịch bằng chữ Hán là 民主主義  minshushugi (âm Hán Việt là dân chủ chủ nghĩa). Vào thời đó Trung Quốc gửi nhiều quan lại và sinh viên  sang Nhật vì đó là con đường ngắn nhất để học tập văn minh phương Tây. Sau đó những người này trở về phiên dịch sách vở Nhật cho đồng bào họ đọc. Có người như Lương Khải Siêu trung bình mỗi năm dịch 50 quyển, cá biệt như năm 1903 dịch đến 200 quyển. Nhờ vậy minshushugi của tiếng Nhật trở thành minzhuzhuyi của tiếng Trung Quốc. Rồi sách vở mới của Trung Quốc (tân thư) được đưa vào nước ta nhờ công của các nhà buôn Trung Hoa. Các nhà nho Việt Nam đọc tân thư và phiên民主主義thành dân chủ chủ nghĩa.

Thể chế dân chủ ở phương Tây có một lịch sử hàng ngàn năm với nhiều quan niệm phức tạp, không thể được tóm tắt chỉ với một câu “Dân là chủ”. Căn nguyên của nó là δημοκρατία (tiếng Hy Lạp) với δμος nghĩa là dânκράτος  nghĩa là quyền lực, từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, được dùng để chỉ chính thể của một số thành bang Hy Lạp thời đó. Nhưng ai được coi là dân? Ở thành A-ten thời cổ, phụ nữ và nô lệ không được coi là dân; người từ nơi khác đến cũng không phải là dân; phải sinh tại A-ten, trên 20 tuổi và là đàn ông mới là dân. Khi cách mạng Pháp thành công năm 1789, chỉ những người đóng thuế trên một mức nào đó mới được coi là dân; phụ nữ Pháp khi đó vẫn chưa phải là dân và họ chỉ mới có quyền đi bầu mấy chục năm gần đây thôi. Nói tóm lại, dân chủ và các khái niệm cấu thành (dân, chủ) đều có tính lịch sử; không thể khăng khăng bám vào từ ngữ tiếng Việt hiện đại để giải nghĩa. Giả sử khi xưa người Nhật dịch democracychủ nghĩa/chế độ đề mô chẳng hạn thì bây giờ người Việt biết căn cứ vào đâu để đòi dân phải là(m) chủ?

Friday 2 September 2011

Thế nào là phản động?


Từ điển Hoàng Phê (2006:765) định nghĩa phản độngcó tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ. Trước đó một trang, Hoàng Phê (2006:764) đã định nghĩa phản cách mạngcó hành động hoặc tính chất chống lại cách mạng. Nói tóm lại là trong tiếng Việt hiện thời, phản động đồng nghĩa với phản cách mạng. Bị gọi là phản động đồng nghĩa với việc bị gán cho tội chết.

Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:430) chỉ định nghĩa phản độnghành động trái lại với việc khác. Nó là từ mượn tiếng Hán (   ), đã được định nghĩa trong Hán Việt từ điển là hành động, hoặc vận động trái lại (Đào Duy Anh, 2005:592). Cách hiểu này vẫn còn được ghi nhận trong một số từ điển ở miền Nam trước 1975 (Lê Văn Đức, 1970b:1136). Định nghĩa như vậy chẳng có gì đáng sợ cả.

Lẽ tất-nhiên có một cuộc phản-động lại rất mạnh đối-phó với điều quá đáng. (Nguyễn Tiến Lãng, 1934, “Văn mới của người Tàu”, Nam Phong Tạp Chí, số 210, trang 320)
Người ta chỉ thấy chánh phủ Mãn Thanh bị đánh đổ bởi quân Cách mạng, song không biết kỳ thiệt là chánh phủ ấy tự đánh đổ lấy, chứ không phải bị ai đánh đổ... Vả, cái chế độ cộng hòa là một điều rất tấn bộ trong cuộc chánh trị. Nay dân Tàu ở dưới chánh thể chuyên chế mấy ngàn năm, vùng thót lên đến bực đó, vậy có phải là quốc dân họ tấn bộ chăng? Không, đó chỉ là cái sức phản động mà thôi." (PhanKhôi, “Học thuyết cũ với vận mạng mới nước Tàu”, Đông Pháp Thời Báo, số 748ngày 26-07-1928, Sài Gòn, )


Phản động đối với cách mạng như tả đối với hữu, nhưng không có nghĩa là cách mạng thì đương nhiên tốt và phản động đương nhiên xấu.

Cái đảng dân-chủ lớn đó, - vì dân Pháp vốn có tính tự-chủ, - là gồm cả toàn-thể quốc-dân, khôn-ngoan biết điều lắm, không có thiên về phái cực-đoan nào cả, dù bên tả hay bên hữu mặc lòng. Phái cách mệnh (révolution) hay phái phản-động (réaction), đều không dung cả.
(Phạm Quỳnh, 1932, “Chính-trị nước Pháp”, Nam Phong Tạp Chí, số 169, trang 117)

Từ điển Thanh Nghị (1967:1040) ghi hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là hành động trái với việc khác được xem như là chính nghĩa; nghĩa này gần với định nghĩa còn lại hiện nay. Nghĩa thứ hai là tác động của một vật thể đối với một vật thể khác; đây là nguyên nghĩa, nhưng không được xem là nghĩa chính nữa. Cả hai nghĩa đều có trong các từ điển tiếng Trung Quốc hiện đại.


Từ phản động có thể được xem như một ví dụ điển hình của sự lệ thuộc Trung Quốc trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Từ phản động lẽ ra không đáng sợ đến thế nếu như bên Trung Quốc những kẻ chống đối không bị Mao Trạch Đông diệt sạch. Cái nghĩa nặng nề, chết chóc chỉ xuất hiện trong tiếng ta vì ta trót học làm cách mạng theo kiểu Trung Quốc. Nếu khi xưa các nhà cách mạng nước ta học luật đi đường của phương Tây truớc, họ sẽ nói... lề trái, lề phải.