Showing posts with label giáo dục. Show all posts
Showing posts with label giáo dục. Show all posts

Tuesday 6 September 2016

Điều còn lại sau cuộc tranh luận đưa chữ Hán vào trường học (Nguyễn Quốc Vương - Vietnamnet)

Điều còn lại sau cuộc tranh luận đưa chữ Hán vào trường học

Những năm gần đây, các cuộc tranh luận trên mạng Internet của người Việt trở nên sôi nổi khác thường. Dường như sự sôi nổi của các cuộc tranh luận ấy với sự tham gia đông đảo của nhiều người thuộc nhiều nhóm tuổi, nghề nghiệp có gì đó rất khác với cuộc sống phẳng lặng nặng chuyện áo cơm thường ngày. Cuộc tranh luận sổi nổi xung quanh ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang về việc đưa chữ Hán-Nôm vào dạy trong trường phổ thông là một cuộc tranh luận như thế.
Một cuộc tranh luận sôi nổi
Có lẽ bản thân PGS.TS Đoàn Lê Giang và cả những nhà chuyên môn khác tham gia hội thảo cũng không ngờ rằng ý kiến về chuyện đưa chữ Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường phổ thông lại được công chúng quan tâm đến thế.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, dạy chữ Hán
PGS. TS Đoàn Lê Giang, tác giả của ý kiến gây "bão" dư luận những ngày qua. Ảnh: Lê Văn.
Thông thường, những cuộc hội thảo chuyên môn thường chỉ có từ vài chục đến trên dưới trăm người tham gia và thảo luận. Kỉ yếu của hội thảo được in và tặng cho những người tham dự với số lượng rất hạn chế. Ngoài những người tham gia hội thảo, sẽ không có nhiều người đọc những bài được đăng trong đó hoặc nếu có thì số lượng cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, khi truyền thông đại chúng đưa tin về Hội thảo và ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang với những tiêu đề đầy… “khiêu khích” và người dùng các trang mạng xã hội chia sẻ lại những bài viết này, cuộc tranh luận đã bùng nổ dữ dội.
Theo quan sát của tôi trong cuộc tranh luận này những người ủng hộ đa phần là những người biết ít nhiều chữ Hán, chữ Nôm hoặc cả hai trong khi ở phía những người phản đối dường như có rất ít người có thể đọc được chữ Hán và chữ Nôm.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc tranh luận ồn ào này, sự xuất hiện công khai của các nhà nghiên cứu Hán-Nôm trên phương tiện truyền thông đại chúng rất thưa thớt. Nhiều nhà nghiên cứu cao niên có tên tuổi và cả những nhà nghiên cứu trẻ có những thành tựu đáng chú ý những năm gần đây dường như đều đứng ngoài cuộc tranh luận.
Thông thường Hán-Nôm vốn là lĩnh vực chuyên môn khá hẹp ở Việt Nam. Vậy thì tại sao lần này, cuộc hội thảo và cụ thể hơn là ý kiến về việc đưa chữ Hán-Nôm vào trường phổ thông lại thu hút sự quan tâm lớn đến như thế?
Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất nằm ở chỗ ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã “động nhân tâm” và gợi đến rất nhiều liên tưởng, trong đó có cả những liên tưởng và suy diễn vượt xa khỏi ý tưởng và câu chữ của người đưa ra ý kiến trong hội thảo.
Sự phản ứng của công chúng với ý kiến đề nghị đưa chữ Hán-Nôm vào trong trường học không chỉ là thuần túy là sự phản đối một ý tưởng giáo dục.
Nhiều người phản đối (tất nhiên không phải là tất cả) đã phản ứng mạnh mẽ trong sự liên tưởng đến những vấn đề đang ngày một trầm trọng của đất nước như: chủ quyền quốc gia vị đe dọa và xâm hại, sự “xâm lăng” tinh vi và toàn diện trong lĩnh vực văn hóa, những yếu kém của nền giáo dục, tình trạng thật giả lẫn lộn trong khoa học…
Chính sự phản ứng mạnh mẽ xuất phát từ tình cảm và sự liên tưởng ấy đã dẫn dắt cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội rời xa khỏi vấn đề mà PGS.TS Đoàn Lê Giang đề ra: đề xuất giảng dạy chữ Hán-Nôm trong trường học.
Trong bản tham luận của mình, tác giả cũng chỉ mới phác ra ý tưởng về việc giảng dạy Hán-Nôm ở trường phổ thông ở mức rất thận trọng nhưng khi tranh luận và phê phán, nhiều người đã mặc định như thể đó đã trở thành một chủ trương-chính sách lớn, sẽ được thực hiện đại trà trên tất cả các trường học và Hán-Nôm rồi đây sẽ trở thành bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các học sinh ở phổ thông.
Có người suy diễn xa hơn khi cho rằng đây là chủ trương đưa chữ Hán-Nôm vào thay thế cho tiếng Anh trong nhà trường!? Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng rồi đây chữ Hán-Nôm sẽ thay thế cho chữ Quốc ngữ và như thế là “quay lùi bánh xe lịch sử?”….
Chính vì thế mà từ chỗ phản đối, nhiều người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội đã phê phán và chỉ trích quá đà khi công kích cá nhân người đưa ra đề nghị trên bằng những lời lẽ rất nặng nề.
Đấy là một sự không công bằng đối với người đã phát biểu trong hội thảo. Khi cuộc tranh luận và sự phê bình, chỉ trích diễn ra theo hướng đó, nó giống như một trận đấu võ không có trọng tài mà một bên là “nhà chuyên môn” thi đấu theo thể thức của môn “boxing” trong khi các “đối thủ” thì tấn công bằng các đòn thế của “võ tự do”.
Những gì còn lại sau tranh luận
Cho dẫu có xu hướng đi ngày một xa khỏi ý kiến ban đầu của PGS.TS Đoàn Lê Giang, cuộc tranh luận nói trên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ cho cả giới chuyên môn và công chúng.
Thứ nhất là vấn đề làm thế nào để chữ Hán-Nôm và những văn bản cha ông viết bằng thứ chữ đó tiến gần lại hơn với công chúng? Cuộc tranh luận đã làm rõ thêm rằng trên thực tế nhận thức của một bộ phận công chúng về chữ Hán, chữ Nôm và di sản được ghi lại bằng thứ chữ đó rất hạn chế.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, dạy chữ Hán
Hoạt động ngoại khóa của một lớp học chữ Hán ngoài nhà trường. Ảnh: FB Nguyễn Sử.
Rất nhiều người nhầm tưởng chữ Hán và chữ Nôm, thứ chữ cha ông chúng ta đã dùng suốt hơn nghìn năm để viết nên những tác phẩm văn học, lịch sử nổi tiếng và được đưa vào trong chương trình học tập ở trường phổ thông từ trước đến nay đồng thời cũng là tiếng Trung hiện đại, ngôn ngữ mà người Trung Quốc đang sử dụng. Trách nhiệm giải quyết vấn đề này có một phần không nhỏ thuộc về các nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán-Nôm.
Thứ hai, người Việt chúng ta cần có thái độ và tư thế như thế nào trong việc tiếp nhận, kế thừa và nghiên cứu những di sản văn hóa mà các thế hệ đi trước để lại cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập vào thế giới văn minh?
Liệu rằng sự tiếp nhận và kế thừa di sản văn hóa của cha ông có mâu thuẫn với việc giao lưu và hội nhập vào thế giới văn minh?
Những ý kiến tranh luận thể hiện sự đối lập gay gắt giữa việc học Hán-Nôm với học các thứ tiếng như Anh, Pháp… phần nào thể hiện trong vô thức sự lúng túng của người Việt khi đứng trước những giá trị của Đông và Tây.
Thứ ba, cuộc tranh luận được đẩy đi rất xa và rộng với nhiều vấn đề khác nhau đã đặt ra cho tất cả người Việt quan tâm đến vận mệnh của dân tộc một câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta sẽ thế nào?
Như một quy luật tất yếu, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới và chia sẻ các giá trị phổ quát của nhân loại, nhu cầu khám phá, làm rõ quá khứ và tìm lại cội nguồn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ.
Tái xác nhận “Identity” sẽ trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong quá trình ấy, quá khứ nói chung và di sản Hán-Nôm sẽ có vai trò lớn.
Khi nhìn ở phạm vi rộng lớn như thế, cả ý kiến đề nghị đưa Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường học và những ý kiến phản đối mạnh mẽ thực ra đều thể hiện nhu cầu định vị lại chính bản thân mình và cộng đồng mà mình quy thuộc vào.
Sau một thời gian ồn ào, cuộc tranh luận rồi cũng sẽ lắng xuống. Nhiều người khi bình tĩnh lại sẽ nhận ra nhiều ý kiến chỉ trích đã “đi quá đà”.
Với riêng tôi, ý kiến đề nghị của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong tư cách một nhà nghiên cứu là rất bình thường. Chuyện tranh luận hay phản bác lại ý kiến của ông cũng là chuyện bình thường vì không phải mọi dẫn chứng và lập luận ông đưa ra đều hoàn toàn hợp lý.
Chẳng hạn, nếu như ông đưa ra dẫn chứng học sinh Nhật Bản có phân môn tự chọn là Cổ điển trong môn Quốc ngữ ở bậc học Trung học phổ thông để kế thừa và nghiên cứu di sản của cha ông sẽ thuyết phục hơn chuyện học sinh Nhật phải học bắt buộc một số lượng chữ Hán ở từng cấp học bởi vì tiếng Nhật hiện đại vẫn phải dùng đến các chữ Hán đó.
Tất nhiên, cho dù ủng hộ ông về ý tưởng, tôi vẫn không mấy lạc quan về tương lai của ý tưởng đó khi nó được thực hiện trong thực tế khi chữ Hán-Nôm được đưa vào trường học cho dù chỉ là môn tự chọn hay sinh hoạt câu lạc bộ.
Nếu như nền giáo dục hiện tại không được cải cách một cách cơ bản thì cho dù đưa vào bất cứ một nội dung mới nào, nó cũng sẽ thất bại. Chất lượng của các môn học hiện hành, chẳng hạn như môn Văn hay Lịch sử đủ để dự đoán kết quả ấy.
Tất nhiên, tranh luận và phản đối khác với mạt sát và công kích cá nhân. Sẽ rất thiếu công bằng đối với cá nhân PGS.TS Đoàn Lê Giang và không có ích gì thêm cho cộng đồng người Việt nếu như cuộc tranh luận chỉ dựa trên những suy diễn.
Có lẽ trải qua một thời gian dài, người Việt không có nhiều cơ hội và không gian để tranh luận thoải mái vì thế khi mạng internet đột ngột đem lại điều ấy, người Việt chúng ta đã sôi nổi tranh luận mà chưa quen với những nguyên tắc và kĩ năng tranh luận. Để có nó, có lẽ người Việt cần cả đến thời gian và sự tự thân nỗ lực của mỗi người.
Nguyễn Quốc Vương

Sunday 4 September 2016

PGS Đoàn Lê Giang tạm kết tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông (Đoàn Lê Giang - Vietnamnet)

PGS Đoàn Lê Giang tạm kết tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông

- “Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn” – PGS. TS Đoàn Lê Giang.
Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
dạy chữ Hán, chữ Hán, dạy chữ Hán trong trường phổ thông,

Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
  • PGS. TS Đoàn Lê Giang

Monday 29 August 2016

"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt" (Lê Văn - Vietnamnet)

"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt"

PGS. TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) cho rằng, muốn dùng tiếng Việt trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Do vậy, cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.
Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường học
Phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng nên đưa chữ Hán Nôm vào dạy trong nhà trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ có Việt Nam là không đặt ra yêu cầu này.
Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học.
"Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" - ông Giang nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dạy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra. Theo ông Mạnh, việc không có tri thức về Hán Nôm khiến hiện nay nhiều từ ngữ tiếng Việt bị nói sai.
Bên cạnh đó, hầu hết các môn học hiện nay đều có tính liên thông, kế thừa từ bậc phổ thông lên đại học, riêng môn Hán Nôm là không có. Việc dạy các văn học cổ hiện nay chỉ dạy thông qua phiên âm chứ không đưa nguyên văn Hán Nôm vào đã dẫn đến nhiều sai sót trong cách dạy cũng như cách hiểu văn học cổ.
TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cũng khẳng định cần phải dạy chữ Hán Nôm sớm cho trẻ.
"Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ, các các em đã đối mặt với việc phải nhận thức chữ nào là chữ Hán, chữ nào là âm Hán - Việt. Vì vậy, nếu đã không hiểu từ cái gốc rồi thì sau này lớn lên học rất là khó" - bà Lan nhận định.
PGS. TS Hà Văn Minh (Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng khẳng định, "cần đưa, nên đưa và thế tất sẽ đưa" Hán Nôm vào dạy trong trong trường phổ thông.
Ông Minh cho hay, "kỳ thi quốc gia của Hàn Quốc từ 40 năm nay đều có môn Hán Văn Hàn Quốc, không có cớ gì chúng ta lại không. Hàn Quốc còn có một bộ giáo trình dạy Hán Nôm cực kỳ bài bản từ phổ thông".
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc dạy Hán Nôm cũng sẽ tham gia vào việc hình thành ít nhất là 3 nhóm năng lực trên tổng số 8 nhóm năng lực theo định hướng giáo dục mới hiện nay - giáo dục hướng tới năng lực người học thay vì truyền tải tri thức.
"Bảo quý thì quý mà bảo không quý thì cũng chả quý gì"
Làm thế nào để đưa tri thức Hán Nôm vào trong nhà trường là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn thảo.
PGS. TS Hà Minh cho rằng, sắp tới, ông sẽ có ý kiến trực tiếp với các trường sư phạm, với những người tham gia biên soạn SGK trong đợt biên soạn sách sắp tới về việc đưa tri thức Hán Nôm vào giảng dạy.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Hà Minh đề xuất đưa môn Hán Nôm trở thành môn học tự chọn trong trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
"Nếu cần thiết thì tôi đề nghị liên hệ tất cả các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về Hán Nôm để có một bản kiến nghị với tư cách một hội nghề nghiệp để có tiếng nói chính thức với các cơ quan chức năng" - ông Minh đề xuất.
Ông Minh cũng đưa ra 2 phương án mà ông cho là "thiết kế khả thi" để đưa Hán Nôm vào giảng dạy trong nhà trường: Đầu tiên là đưa môn dạy Hán Nôm vào chương trình như một môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần phải tăng tỉ trọng bộ phận văn học cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm trong SGK mới sắp tới.
Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất biên soạn một một cuốn sách giáo khoa tham khảo sử dụng trong nhà trường về Hán Nôm được Bộ GD-ĐT giới thiệu sử dụng. "Chúng ta có thể có 2 cuốn một cuốn cho THCS và một cuốn cho THPT bám sát chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn của 2 cấp học này".
"Các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết THCS thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết THPT thì biết thêm khoảng 1.000 từ nữa" - ông Minh nói.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, việc đưa Hán Nôm vào dạy trong trường phổ thông là rất khó.
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng, hiện tại nếu nêu vấn đề đưa chữ Hán trở lại dạy trong trường phổ thông, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng tình nhất là trong tâm lý xã hội hiện nay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Sỹ Toản thì cho rằng bối cảnh hiện nay là rất khó khăn để đưa môn Hán Nôm quay trở lại trường phổ thông. Ông Toản dẫn ví dụ về môn Lịch sử trước đây đã suýt không có tên trong "bản đồ các môn học" chứ đừng nói tới môn Hán Nôm.
"Ngay cả việc đưa môn Hán Nôm vào như một môn tự chọn cũng cần tính toán cách nào đó vì nếu học sinh không chọn học thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc cho các giáo viên đã được nhận vào biên chế" - ông Toản nói.
Trong khi đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh thì nói rằng, người ta nói Hán Nôm giống như chiếc bình hoa trong nhà, bảo nó quý thì nó quý còn cho nó không quý thì nó cũng chả quý gì. "Chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy quan trọng còn những người ở ngoài thì họ lại cho là không cần thiết" - ông Mạnh chua chát.
Lê Văn

Friday 20 June 2014

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC THỜI NGUYỄN: TIẾP CẬN TỪ DANH HIỆU PHÓ BẢNG (Đỗ Thị Hương Thảo - Khoa Lịch Sử Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội)

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC THỜI NGUYỄN: TIẾP CẬN TỪ DANH HIỆU PHÓ BẢNG (THS ĐỖ THỊ HƯƠNG THẢO)
THỨ HAI, 21 THÁNG 10 2013 01:26



Đỗ Thị Hương Thảo
Trong lịch sử giáo dục khoa cử của Việt Nam thời cổ trung đại, Phó bảng là danh hiệu duy nhất chỉ xuất hiện dưới thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Trong kỳ thi Hội, Phó bảng là học vị dành cho những người có kết quả thi thấp hơn Tiến sĩ[1] và thông thường được bổ nhiệm chức vụ thấp hơn những người đỗ Tiến sĩ. Bài viết này chọn danh hiệu Phó bảng dưới thời Nguyễn làm đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhà Nguyễn đặt thêm danh hiệu Phó bảng. Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu những thay đổi trong cách thức tuyển lựa, ban ân điển và việc bổ dụng Phó bảng giữ các vị trí trong bộ máy chính quyền, bài viết sẽ lý giải phần nào quan điểm, chính sách giáo dục của nhà Nguyễn, đặc biệt là giai đoạn từ nửa cuối nhà Nguyễn trở đi. Một cái nhìn hệ thống về học vị Phó bảng trong suốt gần một thế kỷ (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) sẽ làm rõ hơn chính sách “nới lỏng” trong khoa cử của nhà Nguyễn để đáp ứng nhu cầu tuyển lựa và sử dụng nhân sự của bộ máy chính quyền trải dài trên toàn lãnh thổ từ Bắc đến Nam.
Phó bảng – Sự ra đời và những tiền đề của nó
Sau khi thành lập, triều Nguyễn đối mặt với nhu cầu cấp thiết nhanh chóng xây dựng đất nước thống nhất và một trong nhiều biện pháp nhằm xây dựng và củng cố đất nước mà nhà Nguyễn thực hiện là phát triển giáo dục Nho học, tuyển lựa nhân tài bổ sung cho bộ máy của triều đình.
Nhận thấy việc khoa cử tuyển chọn nhân tài là cần thiết nên chỉ 5 năm sau khi lên ngôi, năm 1807, Gia Long đã cho tổ chức khoa thi Hương đầu tiên để tuyển lựa nhân tài, nhưng kỳ thi này mới chỉ tổ chức cho các trường thi từ Nghệ An trở ra Bắc. Vì là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, phải dồn nhiều tâm sức cho việc xây dựng đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng…, nên dưới thời vua Gia Long các hoạt động liên quan đến giáo dục diễn ra còn rời rạc, khoảng cách giữa các kỳ thi Hương là 6 năm một lần và chưa có kỳ thi Hội nào được tổ chức.
Thời Minh Mạng, khoa cử trở nên quy củ hơn. Định lệ thi Hương được quy chuẩn thành 3 năm 1 lần, cứ năm trước thi Hương[2] thì năm sau thi Hội[3] và được duy trì trong suốt lịch sử khoa cử thời Nguyễn. Năm 1822, Minh Mạng năm thứ 3, khoa thi Hội và thi Đình đầu tiên của nhà Nguyễn được tổ chức, lấy đỗ 8 người.
Từ năm 1829, để mở rộng thêm lượng người lấy đỗ, bên cạnh danh hiệu Tiến sĩ, vua Minh Mạng đã lấy thêm danh hiệu Phó bảng cho những người đỗ thi Hội[4]. Phê chuẩn lấy danh hiệu Phó bảng của Minh Mạng dựa trên đề nghị của bộ Lễ cho rằng “ngoài những quyển trúng cách, thể văn quyển nào đầy đủ, tuy không bằng người có tên trong chính bảng, nhưng cũng có thực học thì xin vào Phó bảng” để “không để sót nhân tài”.[5] Vì vậy, trong lịch sử khoa cử thời Nguyễn, năm 1829 là khoa thi đầu tiên nhà Nguyễn lấy Phó bảng.  Bên cạnh 9 Tiến sĩ, khoa này lấy thêm 5 Phó bảng[6] đưa tổng số người đỗ của khoa thi này lên đến 14 người.
Để hiểu rõ hơn về danh hiệu Phó bảng của thời Nguyễn, chúng ta cần xem xét thêm về danh hiệu này ở Trung Quốc, nơi mà nền giáo dục khoa cử Nho học của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng. Theo A.B. Woodside, ở Trung Quốc, Phụ bảng là danh hiệu có từ thời Thanh, được triều đình áp dụng đối với những trường thi Hương hoặc những địa phương mà có số lượng sĩ tử dự thi lớn, có nhiều sĩ tử giỏi, có năng lực, vượt quá giải ngạch lấy đỗ mà triều đình cho phép đối với những trường thi hoặc địa phương đó. Những sĩ tử này sẽ được nhận danh hiệu thấp hơn so với học vị Cử nhân, đó là Phụ bảng. Tại các trường thi Hương ở Trung Quốc, cứ 5 Cử nhân thì lại có 1 người được chọn vào danh sách Phụ bảng. Các Phụ bảng của các trường thi Hương này sẽ đến Bắc Kinh để thi kiểm tra kiến thức. Năm 1726, theo quy định của nhà Thanh, những người đã 2 lần đỗ Phụ bảng thì sẽ được chuyển thành Cử nhân. Và sau đó, họ được tham dự kỳ thi Hội.[7] 
Như vậy, việc nhà Nguyễn đặt danh hiệu Phó bảng cho những người đỗ kỳ thi Hội nhưng ít điểm hơn so với những người chính bảng ít nhiều có tương đồng với Trung Quốc nhưng cách áp dụng thì hoàn toàn khác, theo một kiểu riêng. Nếu ở Trung Quốc, Phụ bảng thấp hơn danh hiệu Cử nhân thì ở Việt Nam, Phó bảng thấp hơn danh hiệu Tiến sĩ nhưng lại cao hơn Cử nhân. Thời Nguyễn, trong tổng số 544 người đỗ trúng cách thì có 303 người trúng Chánh bảng và 241 người đỗ Phó bảng[8]. Theo số liệu này, số người đỗ Phó bảng chiếm 44.3% tổng số những người đỗ thi Hội và thi Đình, gần một nửa tổng số người đỗ đại khoa dưới thời Nguyễn. Số liệu thống kê từQuốc triều khoa bảng lục của Cao Xuân Dục cho thấy số lượng người đỗ Phó bảng dưới thời Nguyễn ngày càng tăng dần. Trong vòng 18 năm của thời Minh Mạng và Thiệu Trị có 51 người đỗ Phó bảng; trong 36 năm của thời Tự Đức có 100 Phó bảng và trong 30 năm cuối cùng của triều Nguyễn có 90 người đỗ Phó bảng[9]. Đặt giả thiết, nếu nhà Nguyễn không đặt thêm học vị này, số những người đỗ đại khoa của nhà Nguyễn sẽ giảm một nửa so với con số thực tế đã có trong lịch sử, điều này đồng nghĩa với việc số nhân sự nhà Nguyễn có thể tuyển chọn vào bộ máy nhà nước cũng sẽ giảm tương tự.
Có những lý do và tiền đề nhất định khiến nhà Nguyễn thực hiện tối đa các biện pháp nhằm không bỏ sót những người thi đỗ trong đó có việc định thêm học vị Phó bảng.
Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đứng trước nhu cầu cần phải xây dựng đội ngũ quan lại để quản lý đất nước từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng nhất từ trước đến nay. Vì thế phát triển giáo dục Nho học, tìm kiếm nhân lực bộ máy chính quyền là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục của nhà Nguyễn cũng gặp phải những khó khăn hiện tại và những vấn đề do lịch sử để lại.
Trước hết là vấn đề do lịch sử để lại. Theo chúng tôi, có hai vấn đề nổi bật cần lưu ý. Thứ nhất, nhà Nguyễn phát triển giáo dục Nho học trong hoàn cảnh phải kế thừa một nền giáo dục đã suy giảm do sự khủng hoảng của Nho giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII. Thời kỳ này, xã hội Đại Việt thời Lê Trung hưng chứng kiến nhiều hiện tượng yếu kém, tiêu cực diễn ra trong khoa cử như: học trò đi thi mua những bài làm sẵn, học thuộc lòng, giấu đem vào trường; quan trường nhận hối lộ, chấm thi máy móc cứ theo văn mà lấy đỗ nên người đỗ không có thực tài... Sự suy giảm của giáo dục khoa cử đã trở thành một “nguy cơ, một lực tác động làm suy yếu Nho giáo, làm tha hóa Nho phong sĩ khí”[10] thời Lê Trung hưng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhà Nguyễn ý thức rõ ràng rằng Nho giáo, Nho học và Nho sĩ là chỗ dựa tư tưởng, xã hội của Nhà nước mà triều đình muốn chấn chỉnh, phát huy.
Thứ hai, sau khi lên ngôi, nhà Nguyễn muốn xây dựng một đội ngũ quan lại thông qua giáo dục khoa cử để phục vụ bộ máy nhà nước trong việc quản lý, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù việc sử dụng quan lại vào bộ máy chính quyền thông qua tiến cử hoặc bảo cử vẫn được sử dụng nhưng rõ ràng khoa cử vẫn là cách thức chủ động, thường xuyên và mang tính “khách quan” hơn mà nhà Nguyễn muốn sử dụng. Tuy nhiên, ở miền Bắc, nhà Nguyễn đứng trước thực tế là giới sĩ phu Bắc Hà ít chịu quy phục, tư tưởng “hoài Lê” vẫn còn in dấu khá đậm trong tâm tưởng của người dân Bắc Hà.[11] Ngay sau khi lên cầm quyền, trong năm 1802, Gia Long liên tiếp ra các chiếu dụ đối với cựu thần nhà Lê và các hào mục Bắc Hà để kêu gọi họ tham gia vào bộ máy quản lý của triều đình. Kết quả là mặc dù đã có một số Nho sĩ Bắc Hà hưởng ứng lời kêu gọi, một số quan lại cựu triều xuất thân từ khoa bảng đã gia nhập vào hàng ngũ quan lại của nhà Nguyễn, nhưng số lượng rất hạn chế. Việc các Nho sĩ Bắc Hà không hưởng ứng mạnh mẽ vào bộ máy quan lại của nhà Nguyễn khiến vua Minh Mạng khi ra Bắc đã từng nói với quan cận thần rằng:
“Từ sông Linh trở về Bắc, vốn là đất văn học, năm ngoái xuống chiếu cầu hiền, mà đến nay chưa có ai ra ứng cử… Nay Trẫm dừng chân ở Bắc Thành đã hàng tháng, mà sao vắng lặng không thấy gì, có phải tự tờ chiếu đưa xuống cử người hiền tài, mà không ai dám đương với cái danh từ ấy chăng?”. [12]
Tiếp tục sử dụng các Nho sĩ Bắc Hà đã thông qua đào tạo và khoa cử là biện pháp thiết thực và hiệu quả, nhưng trên thực tế số lượng này không đủ để đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội (và cũng không dễ huy động). Vì vậy, mặc dù đã có một số lượng nhất định Nho sĩ Bắc Hà tham gia vào đội ngũ quan lại ở buổi đầu triều Nguyễn, nhưng nhà Nguyễn vẫn muốn dùng những người do triều đại mình đào tạo vào làm việc cho chính quyền mới.[13]
Ngoài khó khăn do lịch sử để lại như đã nói ở trên, nhà Nguyễn còn phải đối mặt với vấn đề hiện tại là việc thiếu nguồn nhân lực trí thức Nho học ở phía Nam và người Nam bộ vốn từ lâu đã ít quan tâm đến giáo dục khoa cử.
Sống ở lưu vực sông Mekong, người Nam Bộ được hưởng sự ưu đãi hơn cả từ thiên nhiên so với người miền Bắc và miền Trung. Khác với cư dân hai miền Bắc và Trung, người Nam Bộ không phải đối mặt với những khắc nghiệt của thiên tai, đất đai màu mỡ, sinh sống dễ dàng, “dùng sức ít mà lợi nhiều”[14]…. Chính nhờ những ưu đãi từ thiên nhiên hay nói cách khác là điều kiện kinh tế thuận lợi của người Nam bộ khiến cho cư dân nơi đây không chọn cách thức “học để làm quan” làm mục đích sống. Choi Byung Wook đã nhận xét: “Nhiều cơ hội mở ra cho thanh niên Nam bộ để họ có một cuộc sống an nhàn bằng các nghề kinh doanh thay vì phải cúc cung tận tụy phục vụ triều chính”. [15] Do vậy, số lượng sĩ tử và số lượng những người đỗ đạt từ khoa cử ở Nam Bộ chiếm tỷ lệ khiêm tốn.
Theo A. B. Woodside dưới thời Minh Mạng, triều đình thực sự mong muốn “tăng thêm số lượng quan chức trong bộ máy quan liêu”[16], nhưng do thực tế nhà Nguyễn đứng chân ở vùng đất Thuận Hóa là vùng ngoại vi, ít chịu ảnh hưởng chính sách “Nho giáo hóa” của Lê Thánh Tông và mặc dù nhà Nguyễn “sử dụng hệ thống thi cử Nho học như là phương tiện để tuyển chọn quan lại, thì hệ thống này không bao giờ có thể so sánh với hệ thống thi cử đã từng tồn tại ở Bắc bộ”.[17] Chính vì vậy, ngay trong kỳ thi Hương đầu tiên dưới thời vua Gia Long, tổ chức năm 1807, “không có trường thi Hương nào ở phía Nam được tổ chức”[18]. Năm 1826, sau khi xem xét kết quả kỳ thi Hội với 9 người đỗ đều là người Bắc, vua Minh Mạng đã nói rằng:
 “Nay thiên hạ một nhà, Nam Bắc đều là tôi con của trẫm, cho nên Nam hiền thì dùng Nam, Bắc hiền thì dùng Bắc, không phải có thiên tư. Vả lại học trò Nam Bắc đều là người ở trong giáo dục, học lực tưởng cũng không hơn kém nhau, thế mà nay 9 quyển đỗ đều là người Bắc là sao thế? Nên lựa lấy 1, 2 người từ Thừa Thiên vào Nam để cổ lệ sĩ phong mới phải”[19].
Từ dụ này của Minh Mạng với ý định bổ sung người đỗ đạt ở phía Nam, Phan Thanh Giản vị Tiến sĩ khai khoa của vùng đất Nam Bộ đã được “đỗ vớt” trong kỳ thi này. Tình hình này đến thời Tự Đức cũng không thay đổi nhiều lắm. Bản thân vua Tự Đức cũng nhận sự yếu và thiếu truyền thống khoa cử ở phía Nam. Trong bản Dụ của mình viết năm 1853, nhà vua cho rằng: “Gần đây trong Chế khoa, Hội khoa từ Quảng Bình trở về nam, ít người trúng bảng. Trong đó từ Phú Yên đến Hà Tiên lại càng thưa thớt”.[20]
Rõ ràng rằng việc mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía Nam không tỷ lệ thuận với việc gia tăng số lượng người đỗ đạt ở miền Nam. Hơn nữa, tuyển lựa, bổ sung người vào các vị trí quản lý bộ máy đất nước ở trung ương và địa phương là nhu cầu thực tế mà nhà nhà Nguyễn cần đáp ứng. Đứng trước những thách thức đó, nhà Nguyễn đã có những chính sách riêng cho phù hợp mà trong đó định thêm học vị Phó bảng là một trong những chính sách đó. Trong phần tiếp theo, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích, so sánh để làm rõ cách thức nhà Nguyễn tăng thêm số lượng quan chức của bộ máy nhà nước thông qua việc « nới lỏng » các điều kiện tuyển chọn và « gia tăng » các chức vụ bổ nhiệm cho Phó bảng.
Các điều kiện chọn Phó bảng và xu hướng giảm bớt điều kiện quyết định học vị Phó bảng trong giai đoạn nửa sau của triều Nguyễn
Trước khi bàn đến xu hướng giảm bớt điều kiện quyết định học vị Phó bảng chúng ta cần xem xét các Phó bảng được chọn theo tiêu chuẩn nào. Theo quy định thi cử của thời Nguyễn, việc đánh giá kết quả bài thi Hội dựa theo phân số. Triều đình quy định những người đủ điểm thi theo những phân số nhất định gọi là trúng cách, những người có số điểm ít hơn so với những người trúng cách nhưng đạt số điểm chuẩn nhất định nào đó mà triều đình đưa ra thì gọi là thứ trúng cách (hay phó trúng cách). Phó bảng là những người đỗ thứ trúng cách.
Dưới đây là những quy định, cách thức chọn Phó bảng của nhà Nguyễn qua các thời kỳ.
Từ năm 1832 trở đi, vua Minh Mạng đổi từ phép thi tứ trường (4 kỳ) sang phép thi tam trường (3 kỳ), gồm bài thi Chế nghĩa 8 vế[21] ở trường thứ nhất; bài thi thơ, phú ở trường thứ hai[22], và bài thi văn sách ở trường thứ ba. Cách tính điểm như sau: bài thi nào văn lý “3 kỳ được 30 phân trở xuống và 10 phân trở lên được xếp vào hạng chánh trúng cách; 1 kỳ không được phân nào mà 2 kỳ tính suốt được 10 phân trở lên và 3 kỳ tính suốt không đủ 10 phân mà văn thể đầy đủ, tính suốt được 3 – 4 phân trở lên đến 9 phân thì lấy làm Phó bảng”[23].
Năm Thiệu Trị thứ 2, 1842, các bài thi Hội đủ 10 phân hoặc 9 phân trở lên là chánh bảng, 8 phân trở xuống là Phó bảng.[24] Đến năm Thiệu Trị thứ 4, 1844, triều đình đổi sang quy định nếu bài thi nào văn lý 3 kỳ tính suốt được 10 phân trở lên xếp vào hạng trúng cách; ba kỳ tính suốt được 4 phân trở lên đến 9 phân và 1 kỳ không được 1 phân mà 2 kỳ tính suốt được 10 phân trở lên mới được lấy làm Phó bảng.
Có thể thấy, dưới thời Minh Mệnh và Thiệu Trị, Phó bảng là những người có điểm số (hoặc phân số điểm) ít hơn những người đỗ chánh trúng cách và dừng lại ở kỳ thi Hội, chỉ có những người đỗ hạng trúng cách mới tiếp tục dự kỳ thi Đình để phân định thành các hạng Đệ nhất, Đệ nhị và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
Từ đời vua Tự Đức (1847- 1884) trở đi, quy định chọn Phó bảng đã thay đổi cả về quy định phân số điểm lẫn cách thức dự thi thể hiện mong muốn tìm kiếm thêm nhân tài của triều đình. Trong giai đoạn này, những người trúng thi Hội được xếp thành 2 hạng: chánh trúng cách và phó trúng cách, đều được dự thi Đình (tuy nhiên những quy định liên quan đến việc Phó bảng được tham dự kỳ thi Điện cùng với các Tiến sĩ là không liên tục) và Phó bảng được xác định học vị dựa trên kết quả của kỳ thi Đình. 
Năm 1851, Tự Đức năm thứ 4, sau gần 20 năm thực hiện phép thi tam trường, việc tổ chức thi Hương và thi Hội lại quay về phép thi tứ trường, gồm: kỳ đệ nhất thi Ngũ Kinh và Tứ thư; kỳ đệ nhị thi một bài đạo sách vấn để kiểm tra kiến thức; kỳ đệ tam thi chế, chiếu, biểu mỗi thứ 1 bài và kỳ đệ tứ thi thơ, phú mỗi thứ 1 bài.[25] Với 4 kỳ thi này, những người có bài thi Hội 4 kỳ đều đỗ cả từ 8 phân trở lên là hạng trúng cách; 3 kỳ được 9 phân trở lên chuẩn cho cùng với những người trúng cách đều vào thi Điện. Ngày thi Điện, nhà vua quyết định học vị Tiến sĩ cho những quyển thi trên 4 điểm, và học vị Phó bảng cho những quyển thi từ 3 điểm trở xuống.[26]
Vào những năm tiếp theo, những quy định lấy đỗ dành cho Phó bảng trong kỳ thi Đình nhiều lần được Tự Đức điều chỉnh theo xu hướng giảm phân số điểm. Năm 1858, những người được 3 điểm trở lên trong kỳ thi Đình được ban danh hiệu Tiến sĩ, 2 điểm trở xuống được ban danh hiệu Phó bảng.[27] Năm 1865, theo tinh thần “khoa nào số trúng cách ít sẽ lấy thêm Phó bảng vào thi Đình”[28] của Tự Đức, trường hợp khoa nào có số người đỗ ít, có thể lấy thêm Phó bảng bằng cách cho thilại nếu được từ 3 phân trở lên cho vào hàng chánh bảng, còn từ 1 đến 2 phân “truất” làm Phó bảng.[29] Tháng 5 của cùng năm này, Tự Đức đưa ra quy định mới đối với Phó bảng. Những người thi đỗ 4 kỳ có phân số điểm từ 7 phân đến 4 phân và 3 kỳ được 10 phân là thứ trúng cách, cũng viết chung một bảng và đều cho vào thi Đình. Trong lúc dự thi Đình thì không gọi là Phó bảng, đợi sau khi thi Đình xong mới định Chánh và Phó bảng.[30]
Đến đây chúng ta có thể thấy, trước đây Phó bảng được định ngay từ khi thi Hội, không vào dự thi Đình, nhưng từ nửa sau của thế kỷ XIX, Phó bảng cùng với những người trúng 4 kỳ thi Hội cùng vào dự thi Đình. Rõ ràng cho đến thời điểm này, nhà Nguyễn đã có chính sách nới lỏng trong điều kiện tham dự kỳ thi cuối cùng. Thi Đình trở thành kỳ thi chung cho cả Tiến sĩ và Phó bảng.
Tuy nhiên, việc nới lỏng điều kiện tham dự kỳ thi Đình của Tự Đức cũng không làm thay đổi cơ bản việc tuyển chọn thêm nhân tài vào giai đoạn cuối của thế kỷ XIX, khi mà Nho học đã đi vào chiều hướng suy giảm. Năm 1874, chính Tự Đức đã phải sắc cho bộ Lễ rằng:
Quốc triều ta về khoa thi Tiến sĩ năm trước mỗi khoa lấy đỗ nhiều thì hơn 10 người, ít cũng 7 - 8 người; thế mà gần đây người đỗ ít, thậm chí có khoa chỉ có 3 - 4 người, có lẽ học nghiệp không bằng trước, hay là câu nệ về mực thước quá mà thế chăng ? Không thế thì trước kia Phó bảng theo lệ không được phúc thí [thi Điện], mà người đỗ cao sao lại thế ; gần đây, chuẩn cho Phó bảng cũng được phúc thí, sao lấy đỗ lại ngày kém đi”[31]
và đề nghị bộ Lễ bàn định lại phép thi. Theo đó, quy định mới những người thi 4 kỳ được 8 phân được xếp vào hạng trúng cách, thi Đình không phải truất nữa và 4 kỳ được 4 phân đến 7 phân và 3 kỳ được 10 phân là Phó bảng.[32] Nhưng trên thực tế, kỳ thi phúc hạch Cử nhân trúng cách năm 1875 vì số trúng cách ít nên các quyển thi 4 kỳ 4 phân trở lên và 3 kỳ 7 phân đều được xếp vào thứ trúng cách và cho vào thi Đình.[33] Nếu so sánh quy định này với những quy định trước đó thì điểm khác biệt có thể nhận thấy là phân số điểm để trở thành thứ trúng cách trong kỳ thi Hội giảm đáng kể từ 10 phân, xuống 9, 8 phân và cho đến năm 1875 xuống còn có 7 phân.
Sau kỳ thi Hội tổ chức vào tháng 3 năm 1877, vì số trúng cách quá ít, quan trường đề nghị nhà vua chấp nhận cho những ai đạt 6 phân trở lên là trúng cách, 5 phân trở xuống là thứ trúng cách, tất cả đều được phúc thí và nếu đạt 3 phân trở lên thì xếp hạng Tiến sĩ, 2 phân trở xuống là xếp hạng Phó bảng.[34]
Năm 1879, quy định cho Phó bảng vào dự thi Đình đã bị bãi vì lý do vì trước đây do số trúng ít nên cho Phó bảng vào thi Đình vì không muốn bỏ sót nhân tài nhưng “lấy nhiều không thể không lạm”[35]. Đến năm 1880, quy định này được nêu rõ thêm: “hạng trúng cách được thi phúc hạch ở điện, Phó bảng thì miễn thi phúc hạch”.[36] Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, do năm ấy, cả số người trúng cách và Phó bảng là 13 người, vua Tự Đức cho là ít nên “đều cho tất cả vào thi Đình”[37].
Thời vua Kiến Phúc, 1884, quy định Phó bảng không được dự kỳ thi Đình vẫn tiếp tục duy trì và những người có kết quả thi 4 kỳ thông tính được 5, 6 phân và 3 kỳ thông tính được 7 phân được công nhận Phó bảng.[38] Trường hợp Phó bảng không dự kỳ thi Đình thì tên tuổi của họ sẽ được quan trường yết bảng sau khi thi đỗ. Việc đưa Phó bảng trở lại tham dự kỳ thi Đình được thực hiện dưới thời vua Hàm Nghi. Năm 1885, 13 người trúng cách và thứ trúng cách của kỳ thi Hội đều tham dự kỳ thi Đình, sau đó nhà vua mới định chánh bảng và Phó bảng.[39] Quy định này được tiếp tục duy trì tới thời vua Thành Thái.[40]
Những gì đã trình bày ở trên cho thấy nhà Nguyễn có xu hướng giảm các điều kiện trong việc lựa chọn Phó bảng. Tuy nhiên, số liệu thống kê về số người đỗ Tiến sĩ và Phó bảng và so sánh tương quan thì có thể thấy rõ từ sau thời Tự Đức trở đi số người lấy Phó bảng lại tăng lên.
Bảng 1. Các khoa thi có số Phó bảng bằng số Tiến sĩ
Khoa thi
Tiến sĩ
Phó bảng
1838
10
10
1849
12
12
1851
10
10
1880
5
5
Nguồn: Cao Xuân Dục (2001), Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội
Bảng 2. Các khoa thi có số Phó bảng lấy nhiều hơn Tiến sĩ
Khoa thi
Tiến sĩ
Phó bảng
1844
10
15
1848
8
14
1865
3
13
1868
4
12
1871
3
5
1884
3
4
1895
8
12
1898
8
9
1901
9
13
1910
4
19
1919
7
16
Nguồn: Cao Xuân Dục ((2001), Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội
Hai bảng trên cho thấy có 4 khoa thi (vào các năm 1838, 1849, 1851 và 1880) triều đình lấy số Phó bảng và Tiến sĩ là tương đương nhau; 11 khoa thi có số Phó bảng nhiều hơn số Tiến sĩ, như các khoa thi năm 1844 lấy đỗ 15 Phó bảng trong khi chỉ lấy có 10 Tiến sĩ (tỷ lệ Phó bảng – Tiến sĩ là 15 – 10), khoa thi 1848 tỷ lệ này là 14 – 8,  riêng khoa thi năm 1865 và 1868 số Phó bảng được chọn gấp 3 lần hoặc gần 3 lần số Tiến sĩ theo tỷ lệ: 13 – 3 và 12 – 4, thậm chí năm 1910 số Phó bảng gấp gần 5 lần số Tiến sĩ với tỷ lệ 19 Phó bảng và 4 Tiến sĩ. Mặc dù có 2 khoa thi là 1889 và 1892 nhà Nguyễn không lấy một vị Phó bảng nào cả nhưng số liệu cho thấy từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị đã có những trường hợp số người đỗ thứ trúng cách nhiều bằng số người đỗ trúng cách, và sang đến thời Tự Đức trở đi thì có tới gần 1/3 số khoa thi (10/34 khoa thi) có số Phó bảng nhiều hơn số Tiến sĩ.
Như vậy, từ nửa sau thời Nguyễn trở đi chúng ta bắt gặp thực tế là số lượng Phó bảng được triều đình lựa chọn tăng lên trong khi điều kiện chọn Phó bảng có xu hướng giảm đi. Có lẽ nhằm củng cố hơn vị trí, vai trò của Phó bảng, nhà Nguyễn không dừng lại ở việc giảm điều kiện, tăng số lượng lấy đỗ mà còn gia tăng thêm ân điển dành cho những người đỗ Phó bảng mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
Ân điển và quan chức dành cho Phó bảng ngày càng gia tăng
Thông thường, các ân điển mà triều đình dành cho người thi đỗ Tiến sĩ nói chung gồm có ghi tên trên bảng vàng, khắc tên trên bia Tiến sĩ, ăn yến, thăm vườn thượng uyển, vinh quy bái tổ và ban cho chức tước, bổng lộc… Ân điển của triều Nguyễn đối với Phó bảng ban đầu có những khác biệt nhất định nhưng theo thời gian, những ân điển này ngày càng có xu hướng gần giống với ân điển dành cho Tiến sĩ.
Sự phân biệt ân điển giữa những người đỗ Tiến sĩ và Phó bảng trước hết thể hiện ở ngày truyền lô và vị trí treo bảng. Những người đỗ Tiến sĩ được ghi tên vào danh sách Hoàng bảng, viết trên giấy long đằng hoặc long tiên; những người đỗ Phó bảng được ghi tên vào danh sách Phó bảng, viết trên giấy hồng điều. Ngày truyền lô, bảng ghi tên người đỗ Tiến sĩ (Hoàng bảng) được đặt ở điện Thái Hòa, và bảng ghi tên người đỗ Phó bảng đặt ở Tả Đãi Lậu Viện. Sau khi truyền lô, Hoàng bảng được treo ở Phu Văn Lâu, Phó bảng được đưa từ Tả Đãi Lậu Viện ra theo cửa tả của cửa Ngọ Môn theo Hoàng bảng đến Phu Văn Lâu nhưng treo ở gian hữu.[41] Có thể hiểu là Tiến sĩ được ghi tên ở bàng màu vàng và Phó bảng được đề tên ở bảng màu đỏ, cùng treo trên Phu Văn Lâu trước cửa Ngọ Môn[42] nhưng khác một chút về vị trí.
Càng ở giai đoạn sau của triều Nguyễn, Phó bảng càng dành được sự quan tâm, tôn vinh nhất định của triều đình. Năm Tự Đức thứ 1, 1848, Phó bảng được chovinh quy bái tổ giống như những vị đỗ Tiến sĩ.[43] Đến năm Tự Đức thứ 4, 1851, những người đỗ Phó bảng đều được dự thi Chế khoa và người đỗ được gọi là Bác học hoành từ đệ nhất (đệ nhị hay đệ tam) giáp cát sĩ cập đệ hay xuất thân. Mũ áo của Cát sĩ so với Tiến sĩ đều gia lên một bậc. Kết quả của khoa thi này, Phó bảng Vũ Duy Thanh đỗ Bác học hoành từ đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ đệ nhị danh và Phó bảng Nguyễn Thái đỗ Đệ nhị giáp Cát sĩ cập đệ đệ nhị danh. [44] Năm Thành Thái thứ 13 (1901), Phó bảng cũng được cấp mũ áo (gồm 1 mũ Đông Pha, 1 áo giao lãnh, 1 quần xanh cùng hốt khăn và giày tất) và ngựa trạm vinh quy.[45] Càng về sau, ân điển của triều đình dành cho Phó bảng càng gần giống với Tiến sĩ.
Sau khi thi đỗ, Phó bảng được triều đình bổ dụng vào bộ máy quan chức nhà nước. Xét về thứ bậc chức vụ, phẩm hàm, Phó bảng luôn đứng sau người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân một cấp tính từ xuất phát điểm đầu tiên. Ví dụ, theo quy định năm 1865, mặc dù đỗ cùng khoa thi, trong khi Phó bảng được bổ nhiệm chức Biên tu (tương đương phẩm hàm 7a) thì những người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân được bổ nhiệm chức Tu soạn (tương đương phẩm hàm 6a).[46] Nếu như ở phần trên chúng ta thấy các điều kiện xét chọn Phó bảng ngày càng giảm dần theo thời gian, đặc biệt là từ nửa cuối thời Nguyễn trở đi, thì trong phần này, qua các phân tích về việc bổ nhiệm Phó bảng và so sánh phẩm hàm, chúng tôi cố gắng làm rõ chính sách gia tăng ân điển của nhà Nguyễn trong việc bổ dụng quan lại với Phó bảng qua các thời kỳ.
Ở thời kỳ đầu, theo quy định của Minh Mạng, năm 1829, những người đỗ Phó bảng được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo[47], tương đương tòng thất phẩm (7b) và trở thành lệ vĩnh viễn[48].  Tuy nhiên, trên thực tế, theo quan sát của chúng tôi, lệ này “không trở thành vĩnh viễn” và càng về sau Phó bảng đã được bổ nhiệm những chức vụ và phẩm hàm cao hơn. Và có những trường hợp, từ xuất phát ban đầu là Phó bảng, nhiều người đã dần dần thăng tiến theo thời gian và nắm giữ nhiều chức vụ trọng trách trong triều đình.
Điểm đầu tiên dễ nhận thấy là chỉ 9 năm sau quy định Phó bảng được bổ Hàn lâm viện kiểm thảo, từ năm 1838, những người đỗ Phó bảng được bổ lên tới đồng Tri phủ, tương đương tòng ngũ phẩm (5b) và lệ này được duy trì cho đến năm Thiệu Trị thứ 2, 1842. Năm 1836, các Phó bảng là Vũ Ngọc Giá và Đinh Văn Minh đã được bổ từ Kiểm thảo lên tới Đồng Tri phủ[49]. Đến năm Thiệu Trị thứ 4, 1844, các chức Học chính (trật tòng tứ phẩm 4b), Giáo thụ (trật tòng ngũ phẩm 5b) đều lấy Phó bảng xuất thân bổ vào.[50] Đến tháng 9 cùng năm, Thiệu Trị lại cho định lại lệ bổ thụ Phó bảng. Nếu như trước kia Phó bảng đã giữ các chức Kiểm thảo sẽ được thăng đồng Tri phủ hoặc thự đồng Tri phủ thì đến đây sự phân bổ được rõ ràng hơn: Phó bảng thăng bổ Tri huyện, coi như thự đồng Tri phủ bổ ngay Tri huyện hàng đầu[51] tức là tương đương chánh lục phẩm (6a). Ví dụ cho định lệ này là trường hợp Phó bảng Lê Đăng Trạc, từ chỗ là Hàn lâm viện Kiểm thảo, đồng Tri phủ, ông được thăng bổ Hàn lâm viện Tu soạn, quyền Tri huyện huyện Quảng Điền[52] tức là thăng từ hàm tòng thất phẩm (7b) lên tòng lục phẩm (6b).
Đến năm Tự Đức thứ 1, 1848, những địa phương khuyết chức Đốc học (chánh ngũ phẩm 5a) thì có thể lấy Phó bảng bổ vào.[53] Năm 1850, Tôn sinh dự trúng Phó bảng bắt đầu cho hàm Hàn lâm viện Biên tu (7a), gặp khi có khuyết chức Tri phủ thì sẽ bổ thụ Chủ sự thăng quyền Tri phủ (5b)[54]. Năm Tự Đức năm thứ 8, 1855, các Phó bảng, nếu trước kia được bổ thự đồng Tri phủ hoặc Tri huyện thì đều thống nhất bổ đồng Tri huyện (6a).[55] Năm 1856, nhà Nguyễn định lệ cấp lương cho Tiến sĩ và Phó bảng trong đó, Phó bảng bổ Kiểm thảo và Tiến sĩ đệ tam giáp bổ Biên tu đều được cấp mỗi viên 3 quan 5 tiền, 3 cân dầu đốt đèn.[56]
Từ năm Tự Đức thứ 15, 1862, Phó bảng bắt đầu được trao hàm Tu soạn (6b) trong khi trúng Tam giáp thì bắt đầu trao cho hàm Trước tác (6a), đỗ Đệ nhị giáp trao cho hàm Thừa chỉ (5b).[57] Ba năm sau, 1865, Tự Đức định lại lệ bổ quan, theo đó người đỗ Phó bảng thụ hàm Kiểm thảo (7b), đầy 1 năm thăng Tri huyện (6b), thự Đồng Tri phủ hoặc thự Đồng tri phủ lĩnh huyện đứng đầu trong tỉnh (6a).[58] Tháng 5 của năm này, Tự Đức lại định lệ, những người đỗ Phó bảng bắt đầu cho thụ hàm Biên tu (7a).
Mặc dù sau nhiều lần thay đổi quy định trong việc bổ nhiệm vị trí quan chức cho Phó bảng theo xu hướng tăng lên, thì đến gần cuối thời Tự Đức, Phó bảng lại quay trở về nhận hàm Biên tu (7a) cho xuất phát điểm đầu tiên nhưng vẫn cao hơn quy định thời Minh Mạng chỉ tương đương phẩm hàm 7b.
Và xét ở vị trí bổ nhiệm quan chức, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù càng về sau, điều kiện lấy đỗ Phó bảng càng giảm nhưng vị trí chức vụ mà các Phó bảng nhận được ngày càng cao hơn. Bảng thống kê các chức quan mà triều Nguyễn bổ nhiệm cho các Phó bảng dưới đây cho thấy có lẽ Phó bảng không phải là “rào cản” để những người đỗ đạt nắm các vị trí cao trong triều đình (xem bảng 3)[59].
 Bảng 3. Phẩm hàm và chức vụ mà các Phó bảng thời Nguyễn từng nắm giữ


Phẩm hàm
Chức vụ
Số lượng
Chánh nhị phẩm (2a)
Hàm Hiệp biện đại học sĩ
02
Thượng thư, hàm Thượng thư, truy phong Thượng thư
07 + 01 + 01
Tổng đốc
11
Ngự sử
08
Tòng nhị phẩm (2b)
Hàm Thái tử Thiếu bảo
01
Tham tri
08
Tuần phủ và (hàm) Tuần phủ
15
Phó Đô ngự sử
01
Chánh tam phẩm (3a)
Thị lang
09
Phủ Doãn (phủ Thừa Thiên)
03
Bố chánh
16
Tòng tam phẩm (3b)
(Hàm) Quang lộc
01
Án sát
17
Chánh tứ phẩm (4a)
Tế tửu
04
Lang trung
05
(Hàm) Thị độc học sĩ
01
Phủ thừa Phủ Thừa Thiên
02
Tòng tứ phẩm (4b)
(Hàm) Quang lộc tự thiếu khanh
02
Chưởng ấn
03
Tư nghiệp
04
Quản đạo
01
Thị giảng học sĩ
02
Chánh ngũ phẩm (5a)
 Hồng lô và (hàm) Hồng lô
01 + 02
(Hàm) Thị độc
02
Viên ngoại lang
01
Đốc học
20
Phó Quản đạo
01
Tòng ngũ phẩm (5b)
Tri phủ
16
(Hàm) Thừa chỉ
01
(Hàm) Thị giảng
01
Chánh lục phẩm (6a)
(Hàm) Trước tác
08
Chủ sự (bộ Hình, bộ Lại)
02
Đồng Tri phủ
09
Tòng lục phẩm (6b)
Tu soạn và (hàm) Tu soạn
02 + 01
Tri huyện
21
Chánh thất phẩm (7a)
Giáo thụ
06
Kinh lịch
01
Tòng thất phẩm (7b)
Kiểm thảo và (hàm) Kiểm thảo
03 + 01
Chánh bát phẩm (8a)
Huấn đạo
03
Nguồn: Cao Xuân Dục (2001), Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội.
Chức vụ cao nhất mà những người xuất thân từ Phó bảng đã từng nắm giữ trong bộ máy triều đình thời Nguyễn là Thượng thư, hàm chánh nhị phẩm (2a). Đỗ Đăng Đệ (đỗ khoa 1842), Lê Bá Thận (đỗ khoa 1848), Đoàn Văn Bình (1848), Đặng Đức Địch (đỗ khoa 1849), Bùi Văn Dị (đỗ khoa 1865), Hà Văn Quan (đỗ khoa 1865), Nguyễn Thuật (đỗ khoa 1868) là 7 người giữ chức Thượng thư các bộ (bộ Lễ, bộ Lại, bộ Công, bộ Binh) và Cao Xuân Tiếu (đỗ khoa 1895) là người được nhận hàm Thượng thư. Đó là chưa kể tới Lâm Chuẩn, đỗ khoa thi năm 1868, là Tham tri bộ Công, sung Hải phòng sứ cửa bể Thuận An tuẫn tiết, được truy phong Thượng thư[60]. Xét về khoa thi thì cả 9 vị giữ chức, hàm Thượng thư hay truy phong Thượng thư đều là những người đỗ Phó bảng từ thời Tự Đức trở đi. Điều này cho phép chúng ta nghĩ tới giả thiết trước đó, thời Thiệu Trị và Minh Mạng, Phó bảng chưa được bổ nhiệm đến hàm chánh nhị phẩm. Bên cạnh Thượng thư, số lượng các Phó bảng giữ chức Tổng đốc, Ngự sử, Tham tri, Tuần phủ… thuộc hàm nhị phẩm cũng lên tới xấp xỉ trên 50 lượt. Ngoài ra từ hàm chánh bát phẩm đến chánh tam phẩm, hầu như ở chức vụ nào cũng có người đỗ Phó bảng được nhà Nguyễn tin tưởng giao cho chức vụ. Trong đó Tri phủ, Đồng Tri phủ, Tri huyện, Đốc học là các vị trí được nhiều Phó bảng nắm giữ nhất.
Nhìn chung, khi xem xét chế độ bổ dụng quan lại cho bộ máy chính quyền nhà nước của thời Nguyễn chúng ta có thể thấy một điều: theo thời gian, cụ thể hơn, từ thời Tự Đức trở đi, trong khi điều kiện quyết định học vị Phó bảng ngày càng giảm thì số Phó bảng được bổ nhiệm các chức vụ cao trong triều đình ngày một gia tăng.
Thay cho lời kết
Chọn Phó bảng thời Nguyễn làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn thông qua một khía cạnh của khoa cử để hiểu rõ hơn nữa về tình hình kinh tế, xã hội, lịch sử của thời Nguyễn thông qua hoạt động giáo dục, khoa cử.
Có những tiền đề nhất định cho sự ra đời của một danh hiệu mới trong khoa cử thời Nguyễn - học vị Phó bảng. Sự ra đời của danh hiệu Phó bảng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho bộ máy chính quyền để có thể quản lý, điều hành hiệu quả đất nước sau khi thống nhất với diện tích lãnh thổ rộng hơn nhiều so với các triều đại trước. Mượn hình thức lựa chọn Phụ bảng trong thi Hương của Trung Quốc nhưng triều Nguyễn đã sử dụng và áp dụng theo cách riêng của mình, cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX. Sự xuất hiện của học vị Phó bảng  thể hiện những trăn trở của các vua Nguyễn trong việc tìm ra những chính sách, sách lược điều chỉnh giáo dục khoa cử cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đương thời. Càng về sau các điều kiện quyết định học vị Phó bảng ngày càng giảm bởi nhà Nguyễn vẫn còn nhu cầu gia tăng số lượng người thi đỗ bởi trên thực tế số người đáp ứng được yêu cầu của khoa cử là không nhiều, đặc biệt là những người thuộc vùng Nam bộ. Để tăng thêm sức hút đối với khoa cử, những người đỗ Phó bảng ngày càng được tin tưởng, bổ nhiệm chức vụ cao trong triều đình. Đối với người đi thi, Phó bảng là vị trí không quá khó để vượt qua, từ bước xuất phát điểm đó quan lại có thể dần dần leo lên các chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước. Nói cách khác, nhờ vào việc lấy thêm danh hiệu Phó bảng, nhà Nguyễn đã tăng gần gấp đôi số người đỗ đại khoa, tương ứng với nó số lượng người thông qua khoa cử được bổ dụng vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương cũng trở nên rộng rãi và hiệu quả hơn.
Nhìn một cách tổng thể, Phó bảng là danh hiệu chỉ có trong giáo dục khoa cử của triều Nguyễn nhưng những đóng góp của trên 240 vị Phó bảng đối với các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam thời Nguyễn là không nhỏ và là vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu.



Chú thích
[1] Bắt đầu từ thời Trần và được hoàn bị hơn vào thời Lê, những người sau khi đỗ thi Hội, tiếp tục tham dự kỳ thi Đình được chia thành các hạng: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập đệ (còn gọi là Hoàng giáp) và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và đều được gọi chung là Tiến sĩ.
[2] Thi Hương vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu.
[3] Thi Hội vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên xuất bản, 1974,  tập 5, tr.87.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Sđd, 1974, tập 5, tr.87.
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2004, tập 2, tr.828.
[7] Woodside A.B, Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyen and Ching Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century, Cambridge, Mas.: Harvard University Press, 1988, tr.173.
[8] Cao Xuân Dục, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.
[9] Cao Xuân Dục, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.
[10] Phan Đại Doãn, Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Sđd, 1998, tr.55.
[11] Trần Thị Vinh, “Thể chế chính trị thời Nguyễn (dưới triều Gia Long và Minh Mạng)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (2002), tr.3
[12] Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mạng chính yếu, Tủ sách cổ văn Ủy ban dịch thuật, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1972, tập 1, tr.170.
[13] Trần Thị Vinh, “Thể chế chính trị thời Nguyễn (dưới triều Gia Long và Minh Mạng)”, Bài đã dẫn, tr.5
[14] Dẫn theo: Nguyễn Hải Kế, “Nét Việt Nam bộ trong văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Qua ghi chép của Đại Nam nhất thống chí)”in trong: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam bộ đến cuối thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Thế giới, H., 2009, tr.286.
[15] Choi Byung Wook, Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb. Thế giới, H., 2010, tr.181.
[16] Woodside, A.B, “Chính quyền trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh – Cơ cấu quyền lực và quá trình giao tiếp”, in trong:Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Bán Nguyệt san Xưa và Nay, Nxb. Trẻ, 2002, tr.204.
[17] Cooke, Nola, « 19th Century Vietnam Confucianization in Historial Perspective Evidence from Palace Examination 1463-1883 », Journal of Southeast Asian Studies, vol.25, No.2 (Sept.), 1994, tr.282.
[18] Cooke, Nola, « 19th Century Vietnam Confucianization in Historial Perspective Evidence from Palace Examination 1463-1883 », Bài đã dẫn, tr.307.
[19] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, 2004, tập 2, tr. 489.
[20] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ (tục biên), Nxb. KHXH, H., 2007, tập 6, tr.32.
[21] Bài thi Chế nghĩa 8 vế được thay cho bài thi Kinh Nghĩa ở trường thứ nhất theo phép thi cũ trước đây.
[22] Bài thi thơ, phú được thay cho bài thi Tứ lục ở trường thứ hai theo phép thi cũ trước đây.
[23] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 6, tr.700-701.
[24] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.356-357.
[25] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2004, tập 7, tr.213
[26] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, 2007,  tập 7, tr.212
    Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Nxb. KHXH, H., 2007, tập 6, tr.113.
[27] Cao Xuân Dục, Quốc triều Hương khoa lục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM., 1993, tr.54-55.
[28] Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, tr.451.
[29] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.909.
[30] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.924.
[31] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 8, tr.74.
[32] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.125
[33] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.125
[34] Lê Nguyễn Lưu, “Bia đề tên Tiến sĩ triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 90, tháng 11-12 (2008), tr.59
[35] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 8, tr.342.
    Trên thực tế, khoa thi năm này và các năm 1889, 1892 đều không lấy một vị Phó bảng nào cả.
[36] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.414.
[37] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 8, tr.414.
[38] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, H., 2007, tập 9, tr.66-67.
[39] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 9, tr.317.
[40] Lê Nguyễn Lưu, “Bia đề tên Tiến sĩ triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 98, tháng 3 – 4 (2010), tr.87
[41] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Sđd, tập 6, tr.113.
[42] Cao Xuân Dục, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, H., 2001, tr.16.
[43] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.70.
[44] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.202.
[45] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Nxb. Văn hóa Văn nghệ, Tp.HCM, 2011, tr.372-373.
[46] Từ đây, để dễ hơn trong việc theo dõi và so sánh, chúng tôi đã quy chức vụ được bổ nhiệm sang phẩm hàm và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: chánh nhị phẩm (2a), tòng nhị phẩm (2b).
[47] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005,  tập 2, tr.210.
[48] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, tập 8, tr.153.
[49] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.170.
[50] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.595
[51] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 6, tr.645-646
[52] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.210.
[53] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.112.
[54] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập 2, tr.212.
[55] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.373.
    Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu, Sđd, tr.404.
[56] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.462
[57] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd, tập 7, tr.755.
[58] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Sđd,  tập 7, tr.905.
[59] Các phẩm hàm và chức vụ được thống kê trong bảng 3, dựa trên ghi chép của Cao Xuân Dục trong Quốc triều khoa bảng lục, có thể là các công việc, chức vụ mà các Phó bảng được triều đình bổ nhiệm ngay từ đầu hoặc là sau này được triều đình tặng, thăng hay giáng chức sau thời gian công tác nhất định. Cơ sở xếp chức vụ tương ứng với phẩm hàm, chúng tôi tham khảo: Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh (1998), Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
[60] Cao Xuân Dục, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001, tr.180.