Thí
sinh dự thi nghiên cứu sinh, nếu chỉ có bằng đại học, phải thi môn cơ bản, môn
cơ sở, môn chuyên ngành, ngoại ngữ, và bảo vệ đề cương nghiên cứu. Thí
sinh đã có bằng thạc sĩ được miễn thi môn cơ bản và môn cơ sở, xem như đã thi
hai môn này ở đầu vào chương trình cao học.
Năm
2008 đại học Nha Trang tuyển sinh năm ngành cao học và tiến sĩ. Không kể ngoại
ngữ, thí sinh ở cả năm ngành đều phải thi môn cơ bản là toán. Môn cơ sở cho thí
sinh dự thi chuyên ngành:
-nuôi trồng thủy sản: sinh lý,
sinh thái;
-kinh tế: kinh tế chính trị;
-khai thác thủy sản: cơ chất lỏng;
-công nghệ sau thu hoạch: hóa sinh - vi sinh;
-kỹ thuật tàu thủy: sức bền vật
liệu.
Nói
tóm lại, môn cơ bản là môn thi chung cho nhiều ngành, môn cơ sở là môn thi riêng
cho một ngành. Đây là sự phân biệt của riêng bộ giáo dục.
Nhưng
cũng có người đã qua phà thạc sĩ rồi vẫn không nắm được tinh thần xếp loại môn
học của bộ giáo dục:
Trước mắt có thể
xác định thi 3 môn: 2 môn cơ sở là toán, văn và 1 môn cơ bản là môn chính của
chuyên ngành đào tạo. Trường hợp môn cơ bản trùng với môn cơ sở thì có thể thay
thế bằng môn công cụ như ngoại ngữ chẳng hạn. Vídụ, ngành Y: toán, văn, sinh; Dược: toán, văn, hóa; Tin học: toán, văn, ngoạingữ; Sư phạm toán: toán, văn, ngoại ngữ; Du lịch: toán, văn, sử/địa/ngoại ngữ…
Cả hai cách phân biệt đều là tùy tiện (và bất tiện) vì không dựa trên cơ sở / căn
bản nào cả.
Cái nền để dựng nhà
là cơ, hòn tảng để trồng cột gọi là sở (Đào Duy Anh, 2005:128). Cơ sở có thể được dùng như cơ
bản (Đào Duy Anh, 2005:128).
Cơ bản là cái làm cơ sở cho những cái khác trong toàn bộ hệ thống hoặc có tác dụng làm cơ sở cho những cái khác
trong toàn bộ hệ thống (Nguyễn Kim Thản, 2005:390).
No comments:
Post a Comment