Thursday 15 August 2013

Ý nghĩa của địa danh quảng trường Công xã Paris (Hoàng Anh - Sài Gòn Giải Phóng)


Ý nghĩa của địa danh quảng trường Công xã Paris
11:24', 15/7/ 2004 (GMT+7)

Nhà thờ Đức Bà
Hỏi: Trước nhà thờ Đức Bà có quảng trường Công xã Paris. Xin cho biết ý nghĩa của địa danh này.
Lê Trường Tùng (đường Nguyễn Du, TPHCM)

Ngày 28-1-1871, chính phủ Pháp ký hiệp ước đầu hàng Phổ.

Ngày 18-3, nhân dân lao động Paris nổi dậy, làm chủ thủ đô. Họ thành lập Hội đồng công xã Paris (28-3) gồm 85 đại biểu (công nhân, bác sĩ, nhà giáo, nhà báo...) do người dân trực tiếp bầu ra. Đây là mô hình nhà nước kiểu mới. Hội đồng Công xã đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động.

Từ 2-4, chính phủ của giai cấp tư sản (đóng ở Versailles, cách Paris 14 cây số, do Adolphe Thiers cầm đầu) bắt đầu đưa quân bao vây và tấn công Paris. Các chiến sĩ Công xã chiến đấu rất oanh liệt, nhưng do lúc đó giai cấp công nhân Pháp chưa có chính đảng, những người lãnh đạo Công xã không có kinh nghiệm về tổ chức và chỉ huy, nên đến ngày 28-5, Công xã Paris thất thủ. Cuộc đàn áp trả thù những người theo Công xã kéo dài trong 5 năm, biến Paris thành một “lò sát sinh khổng lồ” (như Arthur Arnoux viết trong cuốn Les Martyrs. de la commune).

Công xã Paris là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới. Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày đêm, Công xã Paris để lại nhiều kinh nghiệm sinh động cho các nhà cách mạng của giai cấp công nhân sau này.
Hoàng Anh

No comments:

Post a Comment