Showing posts with label hải ngoại. Show all posts
Showing posts with label hải ngoại. Show all posts

Friday 14 May 2021

Cho cái gì?

 


KN thích hai câu sau đây của bà Eleanor Roosevelt.

"Cho đi tình thương tự nó là giáo dục." (The giving of love is an education in itself.)

"Để xử lý bản thân, hãy sử dụng cái đầu của bạn; để xử lý người khác, hãy sử dụng trái tim của bạn." (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart.)

 

Google nó dịch như vầy:

Việc cho đi tình yêu thương là một nền giáo dục tự thân.

Để xử lý bản thân, hãy sử dụng cái đầu của bạn; để xử lí những người khác, hãy sử dụng trái tim của bạn.

Kết quả này có lẽ do big data mà ra thôi. Nói Trần Kiều Ngọc dịch như máy hay nói máy dịch như Trần Kiều Ngọc đều đúng.

 

Cả hai đều không hiểu ý của bà Roosevelt.

Câu thứ nhất của bà muốn nói rằng yêu thương chính là giáo dục. Bà Roosevelt không nói chuyện cho đi tình thương như Lệ Quyên rên rỉ “Ai cho tôi tình yêu...”. Give mà cứ phải là cho thì give up nhất định là cho lên. Nếu give lovecho tình yêu thì give head là cho cái gì?

Câu thứ hai của bà Roosevelt nói rằng với bản thân thì cần rạch ròi đâu ra đấy nhưng đối xử với người khác thì phải có cái tâm. Xử lý bản thân là sao? Xử lý người khác là sao? Là cho đi mò tôm à?

Sunday 14 March 2021

Phụ huynh của ai?

 


Một đặc điểm quan trọng của ngữ pháp tiếng Việt là định ngữ là nó gắn rất chặt với danh ngữ đi trước (xe của tôi, nhà của nó, ngữ pháp của tiếng Việt... và phụ huynh của các em học sinh). Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt không nên bám sát trật tự của câu văn tiếng Anh (a letter to all parents / caregivers of children in South Australian schools and preschools from Minister for Education, Hon John Gardner MP => thư gửi phụ huynh của bộ trưởng giáo dục). Cách khắc phục rất đơn giản, đảo trật tự một chút là xong: thư của bộ trưởng giáo dục gửi phụ huynh).



Monday 8 March 2021

Trẻ con ở Nam Úc đang học thứ tiếng Việt gì?

 

 


Giật cả mình khi đọc phải bài báo của một cô giáo làm nhiệm vụ tường thuật ngày khai trường. Bỏ qua các lỗi đánh máy, những lỗi chính tả dưới đây thật là khó đỡ và khó xếp loại (cẩu thả? trình độ yếu kém?):

 

Trường Việt Ngữ Cộng Đồng có khác chăng là thời gian nghĩ hè (chừng hai tháng) không phải “90 ngày qua chứa chan tình thương” (Thanh Sơn)

 

Mọi việc được bố trí sẵn sàng, một căn phòng rộng, nơi đây là hall rộng để xử dụng khi cần  hội họp GV hoặc tập hợp h/s.) kê một dãy bàn dài nối liền nhau.

 

Thế mà, nhờ vào cách bố trí nhân sự và sắp xếp khoa học của BGH, ngày nhập học của học sinh khối toán, cũng như khối Tiếng việt đã diễn ra trong náo nhiệt, nhưng rất suông sẽ, lại sớm đi vào ổn định.

 

Nếu Ban Giám Hiệu không am tường, để định hướng sự đầu tư vào những yếu tố thực tiễn bổ xung, đi kèm với sự giáo dục.

 

Câu sau đây thật là khó hiểu:

 

Được tham dự và ngắm nhìn tận tường ngày khai trường (6/2/2021) của trường Việt Ngữ Cộng Đồng, không khỏi làm lòng ta bồi hồi nhớ lại khoảng ngày thơ dại của chính mình... cũng bên bàn tay nắm của mẹ, lòng vui rộn ràng, mới lạ làm sao, vừa mang tâm trạng bùi ngùi lo sợ, rồi tần ngần nép vào ve áo mẹ như để tìm hơi ấm... cho bớt run và bỡ ngỡ.

 

Ai làm ơn chỉ giùm tôi cách nép vào ve áo?

 

Nguồn: Lê Châu Hồng, “Trường Việt Ngữ Cộng Đồng – Ngày khai trường năm học 2021”, Adelaide Tuần Báo, số 969, tr. 22-23.