Saturday 2 May 2015

Trận đánh mìn ga Phạm Xá ngày 31-01-1954



Trận đánh mìn đoàn tàu quân sự qua ga Phạm Xá ngày 31/01/1954 (nhằm ngày 27 tháng Chạp âm lịch) là một chiến công lớn của bộ đội Việt Minh huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.



Kết quả trận này, quân viễn chinh Pháp thừa nhận là thất bại lớn. Báo chí trong nước và nhiều nước đưa tin chiến thắng lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ Tổng tư lệnh khen thưởng và thông báo cho biết, địch chết 1017 tên lính Âu Phi và nhiều sĩ quan chỉ huy của Pháp cùng hàng tấn quân trang quân dụng, các phương tiện chiến đấu.


Hôm sau cấp trên thông báo, trận đó chúng tôi đã tiêu diệt và làm bị thương 1.017 tên lính Âu- Phi; phá huỷ nhiều vũ khí, quân trang, phương tiện chiến tranh khác của địch.


Thành tích lớn như thế nhưng huyện đội Kim Thành chỉ được huân chương Quân Công hạng Ba, chiến sĩ Nguyễn Văn Thòa được tặng huân chương Chiến Công và áo lụa của Bác Hồ. Mãi đến năm 2010 hai chiến sĩ trực tiếp đánh trận đó (Nguyễn/Phạm Văn Thòa và Nguyễn Đình Viện) mới được phong anh hùng.

Sau đó con số 1017 xuất hiện trong tất cả các trang web liên quan đến truyền thống cách mạng của Hải Dương.



Tùy theo người kể, chi tiết có thể gia giảm chút ít (thành phần tham gia, đoàn tàu gãy đôi, gãy ba...) nhưng thời điểm, địa điểm, vũ khí của ta và con số thương vong của địch là nhất quán:

Tháng 12/1953, Huyện ủy và các lực lượng vũ trang huyện được giao nhiệm vụ tiêu diệt đoàn tàu chở quân lính địch từ Hải Phòng lên tăng cường cho Điện Biên Phủ. Trong tình hình đường 5 được địch canh phòng, bảo vệ gắt gao hơn. Nhiệm vụ được giao cho Trung đội 1, bộ đội huyện do đồng chí Nguyễn Văn Thòa làm Trung đội trưởng.

Qua trinh sát nghiên cứu trận địa, Huyện ủy và Ban chỉ huy Huyện đội Kim Thành quyết định chọn địa điểm đánh trong phạm vi kiểm soát của địch từ ga Phạm Xá đến thôn Xuân Mang và vị trí đặt mìn được chọn ở giữa bốt Phạm Xá và bốt Xuân Mang. Trên đoạn đường sắt này, ngoài những tốp lính gác thường xuyên tuần tiễu, còn có hệ thống giao thông hào rộng 3m, sâu 1,5m, cạnh đường và bãi được phát quang.

Đầu tháng 1/1954, việc trinh sát chuẩn bị trận địa được triển khai. Liên tục trong hơn chục đêm, Trung đội trưởng Nguyễn Văn Thòa cùng đội phó Nguyễn Đình Viện và 2 chiến sĩ vượt sông, lội bãi không quản gió rét vào cánh đồng Xuân Mang bám đường theo dõi tình hình, nắm được quy luật tuần tra của địch ở khu vực, ta thấy giữa hai ca tuần có khoảng thời gian trống từ 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời điểm an toàn có thể hoạt động. Sau đó việc chọn địa điểm đặt mìn vào đường sắt, chỗ đặt gốc dây mìn... đều phải tính để trận đánh đạt hiệu quả.

Đêm 18/01/1954, ta tiến hành đào hố chôn ''mìn giả' để thăm dò địch và mấy đêm sau ta đào hầm đặt trạm điều khiển mìn nổ. Sau hai ngày an toàn, đêm 20/01 ta chôn mìn thật, cách hàng rào ngoài cùng của bốt Phạm Xá 200m về phía tây,  hầm điều khiển ở đoạn đường chạy ra giữa bãi cách đường sắt 400m và bố trí xong trận địa.

Sau một thời gian canh gác, chờ đợi, đến 10 giờ sáng ngày 31/01/1954, dưới sự điều khiển của đồng chí Thòa và đồng chí Viện với sự giúp sức của tổ yểm trợ do đồng chí Thường phụ trách, ta đã đánh trúng đoàn tàu quân sự chở đầy binh lính địch. Đoàn tàu 22 toa đã bị cắt làm 3 khúc, 4 toa nổ tung, 18 toa bị hất xuống bãi, địch chết và bị thương 1.017 tên, giao thông bị đình trệ 2 ngày.


Con số 1017 đã trở thành huyền thoại và được đưa vào các chuyên đề trưng bày bảo tàng.



Học sinh trung học phổ thông ở Hải Dương phải học và tìm hiểu lịch sử lực lượng vũ trang của tỉnh nhà như thế:

Ngày 31/1/1954 trận đánh Ga Phạm Xá - Kim Thành, tiêu diệt và làm bị thương 1.017 tê (sic), 4 toa tầu bị phá huỷ. Trận đánh này đã làm tê liệt việc vận chuyển của địch trên tuyến đường huyết mạch này trong một thời gian dài, hỗ trợ đắc lực cho chiến trường chính Điện Biên Phủ giành thắng lợi, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và Đường số 5.


Học sinh không cần thắc mắc xem mỗi đoàn tàu có bao nhiêu toa và mỗi toa chở được bao nhiêu lính.



Bức điện ngày 1/2/1954 của lãnh sự Hoa Kỳ tại Hà Nội gửi về Bộ Ngoại Giao cho thấy sự kiện Phạm Xá có thể được xem là đáng lưu ý. Trong bức điện đó, mọi thông tin đều khớp với các chi tiết do cấp trên của ta đưa ra, trừ con số thương vong của phía Pháp (3 toa trúng mìn, 15 chết, 25 bị thương) và của ta (1 bị bắt giết):

Director of railway connecting Haiphong and Hanoi advises that yesterday morning about 0900 as troop train en route from port to capital passed post at Pham-Xa, 72 kilometers east of Hanoi, it was blown up by electrically detonated device containing estimated 50 kilograms of explosive and buried at edge of ballast. Three cars carrying 50 French Union troops each were hit; about 15 men were killed and 25 wounded. One of the Viet Minh responsible for detonation was caught and killed.


Cũng theo bức điện này, kể từ tháng 4-1953 trung bình mỗi tháng có một đoàn tàu bị giật mìn   (Average of one train monthly has been blown up since last April). Thông tin này có thể xem là khả tín nếu việc chuẩn bị một trận đánh mìn đường sắt đòi hỏi nhiều công sức và thời gian đúng như sách bảo của ta miêu tả.

Monday 27 April 2015

“Vua mìn” đường 5 (Lê Duy Hồng - Quân Đội Nhân Dân)

“Vua mìn” đường 5
QĐND - Thứ Năm, 30/12/2010, 21:40 (GMT+7)
Ngôi nhà cấp 4 đơn sơ nằm cuối ngõ nhỏ thôn Phạm Xá, xã Tuấn Hưng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương rộn ràng tiếng cười, tiếng chúc mừng, bởi một điều đặc biệt vừa diễn ra. Ông Nguyễn Đình Viện-“vua mìn” đường 5 vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ở tuổi 86.
Tóc đã bạc trắng nhưng đôi mắt ông vẫn còn tinh anh, bước chân nhanh nhẹn và sôi nổi kể về một thời cùng đồng đội mai phục tiêu diệt hơn 1000 tên lính Âu Phi bằng địa lôi.
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia vào đội du kích của xã. Đến năm 1950, ông chuyển sang đại đội Kim Thành làm nhiệm vụ bám sát, đánh địch trong vùng địch hậu. Nằm trong vùng địch chiếm đóng nên mọi hoạt động của du kích đều phải bí mật, khéo léo. Từ ngày vào du kích, với sự mưu trí, sáng tạo và gan dạ, người du kích trẻ tuổi ấy đã làm quân địch phải khiếp đảm, chùn bước. Nổi bật nhất phải kể đến trận đánh bằng địa lôi tiêu diệt đoàn tàu chở quân tiếp viện của thực dân Pháp trên đường 5 tại ga Phạm Xá được nhiều người biết đến.
Cuối năm 1953, Pháp phải chi viện quân, thành lập những binh đoàn và tập kết số quân này tại Hải Phòng tăng cường cho Điện Biên Phủ. Các chiến trường ở đồng bằng phải đánh mạnh để phối hợp chiến trường chính, trọng tâm đánh phá các đường giao thông để chặn quân tiếp viện của địch. Huyện đội Kim Thành được giao nhiệm vụ chốt chặn lực lượng chi viện từ Hải Phòng lên Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ hết sức quan trọng, thời gian rất gấp nên cấp trên đã giao cho Đại đội trưởng Nguyễn Văn Thòa và Tiểu đội trưởng Nguyễn Đình Viện chỉ huy tổ chức chuẩn bị trận này. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nguy hiểm bởi sau những lần bị lực lượng du kích và bộ đội địa phương mai phục, quân địch bị tổn thất nặng nề nên chúng đã kịp rút kinh nghiệm, tuần tra, cảnh giới rất nghiêm ngặt.
Ông Nguyễn Đình Viện (mặc áo trắng) trong ngày đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
Sau những ngày bí mật tiếp cận theo dõi, nắm chắc đặc điểm, quy luật của địch, ông Viện chọn vị trí đánh địa lôi, cách ga Phạm Xá 100m về phía Tây Bắc (hướng đi Hải Dương). Cái khó nhất là đặt mìn vào thời gian và phương pháp nào mà địch không phát hiện được, trong khi khối thuốc nổ có trọng lượng lên tới 50kg. Nhiều giả thiết được đưa ra, nhưng cuối cùng hai ông đã chọn phương án lợi dụng khoảng thời gian địch xuất phát để bí mật đặt địa lôi. Để tiện quan sát và tiêu diệt đoàn tàu đúng ý định, ông Thòa và ông Viện đã đào một hầm bí mật cách vị trí đặt địa lôi 200m.
Sau hơn hai tuần mai phục vẫn chưa thấy tàu chở quân tiếp viện, ngày 27 tháng Chạp năm 1953, đoàn tàu chở lính Âu Phi đã tới. Ngồi trong hầm cả ngày, nước ngập ngang ngực khiến cho chân, tay ông Thòa và ông Viện lạnh cóng, tê cứng. Nhưng khi nghe thấy tiếng còi hú và nhìn thấy bóng dáng bọn địch lố nhố trên các toa tàu, hai ông mừng rơn, quên hết cảm giác buốt giá đến tận xương. Chờ cho đoàn tàu đi vào đúng vị trí, tiếng Đại đội trưởng Thòa đanh gọn “điểm hỏa”. Ở tư thế sẵn sàng, ông Viện chập hai đầu dây điện. Sau tiếng nổ long trời, đất đá bay mù mịt, đoàn tàu bị cắt đôi, lật ngửa, tiếng quân địch kêu la ầm ĩ. Trận đánh đã tiêu diệt 1.017 tên lính Âu Phi và nhiều sĩ quan chỉ huy cùng hàng trăm tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, phương tiện chiến đấu của quân địch.
Đây là trận đánh bằng địa lôi mang lại hiệu suất lớn nhất trên đường 5, cắt đứt đường tiếp viện chủ yếu của địch cho chiến trường, góp phần tích cực cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nghe tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư khen ngợi và cũng sau trận này, ông Thòa và ông Viện được mọi người biết đến với tên gọi “vua mìn” đường 5.
Sau những năm tháng tham gia kháng chiến, ông Viện xuất ngũ về công tác ở hợp tác xã Tuấn Hưng. Trải qua nhiều cương vị khác nhau như: Trưởng công an xã, xã đội trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã... ông đều hoàn thành tốt chức trách, được mọi người tin yêu, tín nhiệm. Nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường, ông luôn mẫu mực trong lối sống, tác phong sinh hoạt, sống chân thành, cởi mở. Đó là những gì mà người dân nơi đây cảm nhận được từ ông, một người Anh hùng rất đỗi bình dị.
Bài và ảnh: Lê Duy Hồng

Saturday 25 April 2015

Người anh hùng, qủa mìn 50kg và đoàn tàu quân sự bị “bẻ” gãy đôi (Lê Thành Vinh - Quân Đội Nhân Dân)

QĐND - Thứ bảy, 09/04/2011 | 21:24 GMT+7
QĐND Online - Cách đây đã 57 năm, ngày 31-1-1954, tại khu vực ga Phạm Xá (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), một đoàn tàu quân sự chở lính Pháp cùng nhiều vũ khí đạn dược bị phá tan tành bởi khối thuốc nổ 50kg. Người nhấn nút trái phá ấy là ông Nguyễn Đình Viện ở thôn Phạm Xá, xã Tuấn Hưng, huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương…
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, đơn sơ là ông cụ dáng quắc thước, tóc bạc trắng, giọng sang sảng. Mặc dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, song ký ức về những ngày đánh trận vẫn còn vẹn nguyên trong ông – Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Viện.
Ông Nguyễn Đình Viện sinh năm 1926, tham gia đội tự vệ của xã tháng 8-1945 và được kết nạp Đảng năm 1948. Năm 1950 ông nhập ngũ vào đơn vị bộ đội địa phương huyện Kim Thành.
Ông Viện nhớ lại:
- Lúc ấy ta chủ trương đẩy mạnh các hoạt động chống phá, phục kích, đánh tiêu hao sinh lực địch tại các địa phương. Sau thời gian huấn luyện, lực lượng của đơn vị được chia thành nhiều tổ, về hoạt động ở các xã của huyện Kim Thành.
Nhiệm vụ của ông Viện và đồng đội lúc bấy giờ là phối hợp với du kích, vận động nhân dân chống nộp thuế, phá huỷ giao thông, phương tiện chiến tranh và phục kích tiêu diệt địch. Sự xuất hiện của bộ đội ta khi đó đã làm địch hoang mang, mất ăn, mất ngủ, nhưng chúng vẫn ráo riết tuần tra, nghe ngóng. Ban ngày, để đối phó địch kiểm soát, các chiến sỹ phải nằm hầm, đến đêm lại ra hoạt động. Tuy bị địch truy tìm gắt gao nhưng nhờ được nhân dân che giấu, nuôi dưỡng nên lực lượng của ta vẫn được bảo toàn.
Ông Nguyễn Đình Viện trò chuyện cùng tác giả.
Trong nhiều trận đánh lớn nhỏ trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông Viện nhớ nhất trận diệt quân Pháp tại ga Phạm Xá, ngày 31-1-1954. Theo tin mật báo của ta, địch sẽ có đợt chuyển quân lớn từ Hải Phòng về Hà Nội bằng tàu hỏa, tiếp viện cho cứ điểm Điện Biên Phủ. Tỉnh đội Hải Dương chỉ thị cho huyện đội Kim Thành tổ chức lực lượng dùng mìn cỡ lớn phục kích đoàn tàu quân sự này. Huyện đội Kim Thành giao cho ông Nguyễn Văn Thoà (đã mất năm 1992, năm 1999 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân) và Nguyễn Đình Viện thực hiện nhiệm vụ trên bởi hai ông là những người thông thạo địa hình và từng có kinh nghiệm đánh bộc phá trong một số trận công đồn.
Ông Viện kể:
- Nhận nhiệm vụ trên giao, cả tháng trời, hàng đêm chúng tôi bò ra đường tàu nghiên cứu địa hình, quy luật tuần tra canh gác của địch…rồi chọn được vị trí đặt mìn cách ga Phạm Xá khoảng 200m về phía tây.
Hầm ẩn nấp được ông Viện và đồng đội đào tại cánh đồng thôn Xuân Mang, đủ chỗ cho hai người ngồi và một giá kê bộ nguồn điện gồm 150 quả pin (mỗi quả 1,5V). Cửa hầm cách nơi đặt mìn chừng 300m. Từ đó có thể quan sát, phát hiện địch từ xa, xác định được chính xác thời cơ “điểm hoả”.
Ông Viện được cử sang huyện Thanh Hà (Hải Dương) nhận mìn. Quả mìn được đúc hình ống thon dài, trọng lượng 50 kg, đặt lọt giữa khe hai thanh tà vẹt đường tàu.
- Khó khăn nhất là công đoạn đào hố chôn mìn, bởi hàng đêm cứ 3 tiếng địch lại đi tuần, 6 tiếng một lần xe goòng lại chở chúng đi kiểm tra đường sắt, ông Viện tâm sự.
Sau khi tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, các ông lợi dụng thời điểm giữa hai đợt lính đi tuần để tiến hành đào hố, với dụng cụ là hai chiếc răng bừa mài sắc, có tra cán. Sau gần 2 giờ, chiếc hố được đào xong. Để đất không bị rơi vãi, dễ làm lộ bí mật, các ông trải chiếc chăn ra cạnh đường tàu, để thúng đựng đất lên trên. Sau đó đất được đổ ra tận cánh đồng. Sau khi mìn được đặt vào hố và nguỵ trang cẩn thận, ông Viện và ông Thòa nối mìn với bộ nguồn tại hầm trú ẩn bằng dây điện. Toàn bộ số dây điện đó cũng được chôn kín dưới đất.
Nhấp ngụm trà, ông Viện kể tiếp:
- Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, anh em chúng tôi đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, nhưng chờ tới 3 ngày mà không có chuyến tàu nào qua. Sốt ruột quá nên chúng tôi xin được nổ mìn phá đường tàu, nhưng cấp trên yêu cầu kiên trì chờ đợi.
Gần trưa ngày 31-1-1954, nghe tiếng “sình sịch” từ xa vọng lại, hai ông nhô đầu lên miệng hầm quan sát, thấy hai đoàn tàu nối đuôi nhau chạy theo hướng Hải Phòng- Hà Nội. Bọn địch cho đoàn tàu dân sự đi trước, tàu chở lính Pháp và vũ khí đi sau. Chờ đến khi phần giữa của đoàn tàu quân sự ì ạch vào đúng “tâm nổ”, ông Thoà hô nhỏ nhưng đanh gọn: “Chuẩn bị….nổ!". Ngay lập tức, ông Viện chập mạnh, nối thông nguồn điện. Tức thì một tiếng nổ lớn làm mặt đất rung chuyển, đoàn tàu bị hất tung lên gẫy làm đôi rơi xuống tan tành. Bọn địch hoảng loạn kêu la ầm ĩ.
Đoàn tàu địch bị trúng mìn tại ga Phạm Xá ngày 31-1-1954. Ảnh tư liệu
Ông Viện bồi hồi:
- Chúng tôi bật nắp hầm rút lui, nhưng vì hầm chật lại ngâm nước quá lâu nên chân tê cứng, không chạy được mà phải bò. Bọn địch phát hiện thấy liền đuổi theo. Đồng chí Thoà bình tĩnh dùng tiểu liên bắn trúng tên đi đầu làm hắn ngã lộn cổ, khiến cả bọn sợ hãi không dám đuổi nữa. Được sự yểm hộ của đồng đội, chúng tôi rút về căn cứ an toàn. Hôm sau cấp trên thông báo, trận đó chúng tôi đã tiêu diệt và làm bị thương 1.017 tên lính Âu- Phi; phá huỷ nhiều vũ khí, quân trang, phương tiện chiến tranh khác của địch.
Hoà bình lập lại, ông Viện xin phục viên, rồi được tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp. Những năm không quân Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, ông là xã đội trưởng, phụ trách tổ súng bộ binh bắn máy bay địch, rồi phụ trách trung đội dân quân đào đắp công sự, vận chuyển đạn dược, thương binh và phục vụ bộ đội phòng không chiến đấu bảo vệ cầu Lai Vu. Năm 1967 ông chuyển sang công tác trong ngành thương nghiệp huyện Kim Thành, đến năm 1979 về nghỉ hưu.
Với những thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến, ông Nguyễn Đình Viện được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba, Chiến sỹ thi đua toàn quân và nhiều bằng, giấy khen các loại… Đặc biệt, năm 2010, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Theo quy luật của tạo hóa, thời gian rồi sẽ lùi xa, nhưng chúng tôi tin, trận đánh ngày 31-1-1954 của ông Nguyễn Đình Viện và người đồng đội năm xưa sẽ còn lưu truyền mãi.
Bài và ảnh: Lê Thành Vinh

Friday 24 April 2015

Foreign Relations of the United States, 1952–1954 Volume XIII, Part 1, Indochina (in two parts), Document 530

Foreign Relations of the United States, 1952–1954Volume XIII, Part 1, Indochina (in two parts), Document 530


751G.52/2–154: Telegram

The Consul at Hanoi (Sturm) to the Department of State

Secret
425. Repeated information Saigon 309, Paris 180. Paris limit distribution. Attempted and completed acts of sabotage and terrorism appear to be increasing in Red River delta, as if to offset Viet Minh failure to attack and overwhelm Dien-Bien-Phu.
Director of railway connecting Haiphong and Hanoi advises that yesterday morning about 0900 as troop train en route from port to capital passed post at Pham-Xa, 72 kilometers east of Hanoi, it was blown up by electrically detonated device containing estimated 50 kilograms of explosive and buried at edge of ballast. Three cars carrying 50 French Union troops each were hit; about 15 men were killed and 25 wounded. One of the Viet Minh responsible for detonation was caught and killed. Average of one train monthly has been blown up since last April.
Last night five air force DC–3s were sabotaged at Doson field near Haiphong. General Cogny said at the time his reserve parachute battalions were taken from Tonkin and sent to middle Mekong that he was especially concerned by resultant weakening of his air base security, since these troops had been stationed near, and had helped to guard, principal fields.
At about time State Secretary Jacquet arrived 25th, plastic explosive charges with clock mechanisms were discovered in two Hanoi officers messes: one belonging to Air Transport Command and the other to Headquarters Engineers.
Chief political officer of Delegation General said today it should be anticipated that Viet Minh will undertake still wider program of terrorism, directed particularly against Occidentals, and will intensify efforts to sabotage such critical installations as air bases, at same time stepping up pace of more conventional military activities throughout delta.
Sturm

Thursday 23 April 2015

Dùng địa lôi diệt quân tiếp viện (Gia Linh - Quân Đội Nhân Dân)

Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội
Kỷ niệm sâu sắc
Dùng địa lôi diệt quân tiếp viện


QĐND - Thứ Ba, 12/05/2015, 8:53 (GMT+7)


QĐND - "Dùng địa lôi diệt quân tiếp viện” tại ga Phạm Xá (Kinh/ Kim Thành, Hải Dương) là trận đánh thứ năm của Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Viện trong kháng chiến chống Pháp. Đây là một trận đánh bằng địa lôi lớn nhất và kết quả cao nhất trên đường số 5, cắt đứt đường tiếp viện chủ yếu của địch cho Điện Biên Phủ.
Cuối năm 1953, sau nhiều chiến dịch bình định Đồng bằng Bắc Bộ, quân Pháp chủ trương đánh vùng Tây Bắc nối liền với Thượng Lào, mà trọng điểm là nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ làm căn cứ then chốt chiến lược, từ đó mở các cuộc hành quân lấn chiếm toàn bộ vùng Tây Bắc nước ta. Để thực hiện âm mưu chiến lược, Chính phủ Pháp phải đưa quân chi viện từ nước Pháp sang và quân chủ lực từ các chiến trường về, thành lập những binh đoàn tinh nhuệ, tập kết số quân này tại Hải Phòng để đưa lên Tây Bắc tăng cường cho Điện Biên Phủ.
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Viện (bên phải).
Trước ý đồ của thực dân Pháp, chủ trương của Đảng ta là lệnh cho các chiến trường ở đồng bằng đánh mạnh để phối hợp với chiến trường chính, nhất là đánh phá các đường giao thông như: Đường sắt, đường thủy, đường bộ… để chặn quân tiếp viện của địch. Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đình Viện nhớ lại: Theo nguồn tin từ cấp trên mà chúng tôi nắm được, sắp tới, số quân Âu Phi khoảng trên dưới hai binh đoàn sẽ đi bằng tàu hỏa từ Hải Phòng lên Hà Nội, rồi từ Hà Nội lên Tây Bắc. Nắm được thông tin, Tỉnh đội Hải Dương chỉ đạo Huyện đội Kim Thành quyết đánh bằng được đoàn tàu này, nhằm tiêu diệt một số quân địch, phá cắt giao thông đường sắt, đường bộ, làm thất bại cánh quân tiếp viện của Pháp.
Nhiệm vụ nặng nề này Huyện đội Kim Thành giao cho đồng chí Thòa và tôi. Khi nhận nhiệm vụ, đồng chí Thòa có hỏi tôi: Cậu xem từ cầu Lai Vu về Kim Lương còn chỗ nào đánh địch được không? Tôi trả lời: Chỗ nào ta cũng đụng độ cả rồi, còn mỗi đoạn đường sắt từ thôn Phạm Xá đến thôn Xuân Mang là chưa bị ta đánh lần nào nên có thể địch dễ lơ là, chủ quan.
Qua nghiên cứu thực địa, tôi và đồng chí Thòa chọn điểm qua ga Phạm Xá khoảng 100m về phía Hải Dương làm nơi tập kích. Để chuẩn bị cho trận đánh, chúng tôi đã sử dụng 50kg thuốc nổ, thuốc đúc và một kíp nổ bằng cổ tay dài 30-40cm nổ tức thì, điểm hỏa bằng điện (nguồn điện chúng tôi làm bằng 150 cục pin, tính ra khoảng 200V), 1 khẩu tiểu liên do đồng chí Thòa giữ và chỉ huy. Tôi là người trực tiếp đánh. Để bí mật, an toàn, chúng tôi đào một chiếc hầm ngay trên đường làng thôn Phạm Xá, nắp hầm là một hòn đá xanh có chiều dài 50cm vừa hai người ngồi, trong hầm nước dâng đến bụng vì hầm ở đường bãi, bên cạnh ngòi nước, lại chật hẹp. Tôi ngồi dưới chân còn co ra, co vào được, còn đồng chí Thòa phải ngồi co chân. Sau khi hoàn chỉnh mọi việc, phải đợi đến hơn hai tuần lễ sau, đoàn tàu chở quân tiếp viện mới tới. Hôm đó đúng vào ngày 27 tháng Chạp năm 1953. Đồng chí Thòa quan sát toa trước thấy quần áo trắng xanh nhận định là dân, toa sau thấy mặc quần áo xám ngắt, tôi bảo đúng là tàu chở lính rồi liền quay vào chuẩn bị. Tàu qua ga Phạm Xá không dừng lại mà chạy tiếp. Khi các toa chở lính Âu Phi lọt đúng vào trận địa bố trí địa lôi của ta, tôi chập điện ở toa thứ 11. Một tiếng nổ vang trời, đất đá và khói bay lên mù mịt, thanh tà vẹt đường ray bay qua đường sang bên kia… Đoàn tàu bị cắt đôi, toa tàu bị dồn lại đổ ngang đổ ngửa, tiếng kêu thét ầm ĩ… Hai chúng tôi đội nắp hầm nhảy lên bờ. Đồng chí Thòa bị tê chân không chạy được, phải ngồi lại. Anh lệnh cho tôi chạy theo đường vòng ra bơn để thu hút địch. Tôi chạy về báo cáo đơn vị và Huyện ủy: Anh Thòa hôm nay không chạy được, một là nó bắn chết, hai là nó bắt sống. Tôi vừa báo cáo xong thì may sao, anh Thòa cũng về đến nơi. Mọi người chạy lại ôm chầm lấy anh vui mừng, xúc động.
Kết quả trận này, quân viễn chinh Pháp thừa nhận là thất bại lớn. Báo chí trong nước và nhiều nước đưa tin chiến thắng lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ Tổng tư lệnh khen thưởng và thông báo cho biết, địch chết 1017 tên lính Âu Phi và nhiều sĩ quan chỉ huy của Pháp cùng hàng tấn quân trang quân dụng, các phương tiện chiến đấu. Đây là một trận đánh bằng địa lôi lớn nhất và kết quả cao nhất trên đường số 5, cắt đứt đường tiếp viện chủ yếu của địch cho Điện Biên Phủ.
Bài và ảnh: GIA LINH

Wednesday 22 April 2015

Lãnh tụ Xôviết Vladimir Ilych Lenin: Vĩ nhân bất diệt (Nguyễn Trung Tín - An Ninh Thế Giới)



Lãnh tụ Xôviết Vladimir Ilych Lenin: Vĩ nhân bất diệt
3:30, 28/01/2014



Năm 1927, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm "Đường Kách mệnh", một văn kiện có ý nghĩa cương lĩnh cho việc xây dựng một Đảng cách mạng ở Việt Nam, đã khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, Kách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin". Trước đó ba năm, ngay sau khi Lênin vừa từ trần ngày 21/1/1924, cũng chính đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta....".
Căn bệnh chính
V.I. Lênin đã bị ốm trong một thời gian kéo dài và bệnh tình rất nặng.  Thế nhưng, trong Thông báo của chính phủ ngày 22/1/1924 nói rằng, V.I. Ulianov (Lênin) đã qua đời một cách đột ngột. Và quả thực, qua nhật ký của y sĩ R.A. Rukavishnikov chúng ta được biết rằng, vào ngày 21/1/1924 đó, Lênin sáng ra đã dậy trong trạng thái mệt mỏi và rất yếu. Đến 14h30, Người "thức giấc còn trong trạng thái yếu hơn so với buổi sáng".
Nhưng những hiện tượng như thế thì trước đó đã từng xảy ra nhiều lần và tình huống hôm đó cũng không ngoài những gì đã từng xảy ra. Chính vì thế nên giáo sư Osipov, sau khi khám bệnh nhân và kiểm tra mạch, đã kết luận là không có gì đe dọa cả và đó chỉ là việc đuối sức mà thôi.
Tới bữa trưa, Lênin đã uống  được hết một chén nước canh và nửa ly cà phê nhưng vẫn tiếp tục yếu dần đi. Hai giáo sư Osipov và Ferster đã liên tục trực tiếp theo dõi sức khỏe của Người.
"Tới 6h (chiều) đã xuất hiện những cơn co giật toàn thân. Giáo sư Ferster và giáo sư Osipov đã không rời khỏi Người một phút nào, theo dõi hoạt động của tim và mạch, còn tôi (Rukavishnikov) đã giữ miếng gạc trên đầu V.I. Lênin. Tới 6h35, tôi nhận thấy nhiệt độ bỗng nhiên tăng cao. Tôi nói ngay điều này với giáo sư Osipov và đặt nhiệt kế luôn. Tới 7h kém 13 phút, tôi rút nhiệt kế ra và kinh ngạc nhận thấy: 42 độ 3! Giáo sư Ferster và giáo sư Osipov thậm chí đã không tin vào điều này và bảo đó là nhầm lẫn. Nhưng đó không phải là nhầm lẫn - sau ba phút, Vladimir Ilyich đã từ trần".
Nadezhda Krupskaya, người bạn đời chung thủy của Lênin, cũng đã chứng nhận về ngày hôm đó: "V.I. sáng hôm ấy đã trở dậy hai lần nhưng rồi lại thiếp đi ngay. Tới 11h, Người đã uống cà phê đen rồi lại chợp mắt... Khi Người lại thức giấc, người ta mang tới cho người nước canh và cà phê. Người đã uống một cách ngon lành rồi bình tĩnh lại chút ít. Thế nhưng, chẳng mấy chốc Người lại bị nhột ở trong ngực.
Cái nhìn của Người ngày càng trở nên đờ đẫn hơn. Vladimir Aleksandrovich (Rukavishnikov, y sĩ) và Petr Petrovich (Pakln, Đội trưởng Đội cảnh vệ ở Gorky) gần như liên tục đỡ Người trên tay. Thỉnh thoảng Người lại nấc lên không thành tiếng, những cơn co giật lan khắp toàn thân. Tôi thoạt tiên cứ nắm lấy bàn tay nóng bỏng đẫm mồ hôi của Người rồi sau đó cứ lặng nhìn cái khăn mùi xoa đẫm dần máu đỏ và dấu ấn của thần chết trên gương mặt trắng nhợt. Giáo sư Ferster và giáo sư Osipov tiêm long não, cố gắng duy trì hô hấp nhân tạo nhưng vô ích, không thể nào cứu được nữa rồi...".
Rạng sáng ngày 22/1 đã tiến hành giải phẫu thi hài, mất 3 giờ 40 phút.Tiến hành giải phẫu là giáo sư A.I. Abrikosov với sự chứng kiến của giáo sư O. Ferster, V.B. Osipov, A.A.Deshin, V.N. Rosanov. V.S. Veysbrod... Tất cả họ đều là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực y tế khác nhau. Biên bản giải phẫu nói rằng, "căn bệnh chính của người quá cố là chứng xơ vữa động mạch khá phổ biến...".
Ngoài phẫu thuật trên còn tiến hành nghiên cứu chi tiết thi hài của Lênin và cũng đã đi đến kết luận rằng, nguyên nhân duy nhất dẫn tới việc ra đi của Lênin là "chứng xơ vữa động mạch. Không hề có dấu hiệu gì về một quá trình nhiễm bệnh đặc thù nào (thí dụ như bệnh giang mai chẳng hạn...) trong hệ thống mạch hay các cơ quan khác...".
Di chúc
Vấn đề liên quan tới di chúc của Lênin đã từng được đưa ra rất nhiều lần. Và đã có ý kiến cho rằng, dường như Lênin đã để lại ý nguyện được mai táng ở Nghĩa trang Volkovoye tại Peterburg, cạnh ngôi mộ thân mẫu của Người.
Cựu Cục trưởng Cục Tài liệu của Lênin tại Viện Lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Vladlen Stepanov khi nói về việc này đã nhấn mạnh: "Chúng tôi không hề có bất cứ một thông tin gì về ý nguyện của  Lênin được mai táng tại Nghĩa trang Volkovoye. Đó chỉ là sự huyễn tưởng.
Xét theo tất cả những tài liệu mà chúng tôi lưu giữ, Lênin đã không lo quá xa  và không hề để lại một chỉ dẫn nào về cách và địa điểm sẽ mai táng Người. Ngay cả bà Krupskaya cũng không hề biết gì về di chúc. Thế nào là bản di chúc? Đó là khi con người vẫn còn tỉnh táo và để lại ý nguyện của mình trước công chứng viên hay các nhân chứng. Một khi đã có những tài liệu như thế thì kiểu gì chúng tôi cũng đã được lưu trữ lại...".
Lăng Lênin khi mới thiết lập tạm bên tường điện Kremlin.
Ngay cả cháu gái của Lênin là O.D. Ulianova và V.S. Dridzo, cựu thư ký riêng của bà Krupskaya cũng không thể chứng thực về việc tồn tại một bản di chúc của Lênin...
Phản ứng của người đương thời
Thông tin đầu tiên về sự ra đi của Lênin được em gái của Người là Maria Ulianova chuyển qua điện thoại tới Điện Kremli vào lúc 19h ngày 21/1/1924. Đúng 6h sáng ngày 22/1/1924,  trong thông báo đặc biệt của chính phủ chuyển tới tất cả các đài phát thanh trên thế giới có ghi: "Hôm qua, ngày 21/1/1924 vào lúc 6h50 tối tại Gorky gần Moskva, V.I.Lênin đã bất ngờ tạ thế".
Những hồi ức, các bức ảnh và báo chí thời đó đã nói rất rõ về việc Lênin mất đã làm chấn động thế giới ra sao. "Lênin từ trần. Câu nói này làm đau nhức não và lạnh giá con tim" - nhà sinh hóa học, giáo sư B.I. Zabrsky đã viết như vậy.  Khi M.I. Kalinin sáng 22/1/1924  khai mạc  kỳ họp của Hội đồng Xôviết toàn Nga lần thứ XI, ông phải khó khăn lắm mới làm chủ được mình.
Thông tin khủng khiếp này sau khi được ông thông báo ngắn gọn đã như sét đánh ngang tai các đại biểu dự họp. Trong khán phòng của Nhà hát Bolshoi, đủ sức chứa tới 4.000 người, đã tràn ngập một không khí rất khó miêu tả. Vang lên những tiếng khóc nức nở của cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Tin tức đau đớn làm run rẩy thế giới và quốc gia Xôviết đầu tiên chìm vào không khí tang lễ.  Nhà tâm lý học, giáo sư  M.P. Pavlovich, thành viên Hội đồng các dân tộc, viết về  nỗi đau buồn sâu sắc sau sự ra đi của V.I. Lênin: "Chính tôi đã phải chứng kiến cảnh trong rất nhiều các cuộc mít tinh,  người ta đã phải khênh ra hàng chục những người đàn ông và đàn bà không phải là đảng viên đã ngất xỉu đi khi nghe tin về việc Lênin từ trần...
Chính những người công nhân đã đưa ra đề nghị từ bỏ trong hai tuần hoặc lâu hơn nữa các hoạt động giải trí. Và chính những quần chúng không phải đảng viên, vốn quen bộc lộ cảm xúc của mình bằng cả các nghi thức bên ngoài, đã áp dụng cách mang băng tang để tưởng niệm Vladimir I.Lênin, chính họ đã phân phát tới mọi nhà hàng chục nghìn mét vuông vải đen và đỏ. Người dân đã thể hiện tình cảm của mình như họ vẫn quen thể hiện...".
V.I. Lênin và người bạn đời Krupskaya.
Những nhân vật nổi tiếng ở nước ngoài, ngay cả những người không hẳn đã đồng tư tưởng xã hội và chính trị với Lênin, cũng đã bày tỏ sự thương tiếc và kính trọng vô hạn của họ. Nhà văn Pháp nổi tiếng Romain Rolland đã viết trong những ngày đó: "Tôi không chia sẻ những tư tưởng của Lênin và những người Bolshevik Nga, nhưng tôi đánh giá rất cao ý nghĩa đối với những vĩ nhân và tôi vô cùng khâm phục nhân cách của Lênin. Tôi không biết có cá nhân nào vĩ đại hơn thế ở Tây Âu...".
Triết gia Anh Bertrand Russell, năm 1924, đã viết: "Cái chết của Lênin đã cướp đi của thế giới một vĩ nhân duy nhất. Có thể nghĩ rằng thế kỷ của chúng ta sẽ in dấu vào lịch sử như một thế kỷ của Lênin và Einstein, những người đã hoàn thành được sứ mệnh liên kết to lớn, một người trong khoa học, một người trong hành động...".
Thủ tướng Pháp trong giai đoạn 1924-1925  là Viện sĩ Eoduard Herriot đã bộc lộ cảm xúc trước tin Lênin từ trần như sau: "Không cần phải nói rằng tôi xa lạ thế nào với học thuyết của Lênin, nhưng tôi luôn luôn khâm phục tài năng kiệt xuất của ông trên cương vị một nhà lãnh đạo quốc gia, tính kiên quyết, năng lượng và học vấn thực sự uyên bác của ông... Tôi tin chắc rằng, nếu như ông còn sống thì ông sẽ còn làm được rất nhiều việc cho Tổ quốc mình vì đó là  con người luôn biết đánh giá đúng mọi tình hình và luôn tìm ra được lối thoát ra khỏi tình huống dù bế tắc nhất...".
Dòng người chờ được vào viếng Lênin.
Một trong những thủ lĩnh của lực lượng dân chủ xã hội Đức, Karl Kautsky, người từng không chỉ một lần là phản biện viên chủ lực đối với Lênin, đã viết trong tháng 1/1924: "Những bất đồng của chúng ta không nên trở thành nguyên do để biến chúng ta trở thành những kẻ mù trước sự vĩ đại của người đã khuất. Lênin đã là một nhân cách khổng lồ rất hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Trong đội ngũ những người lãnh đạo các quốc gia vĩ đại thời nay chỉ có duy nhất một người ít nhiều có thể lại gần được ông về sức mạnh. Đó là Bismark...".
Báo Pravda ngày 24/1/1924 đã đăng bài báo của Nguyễn Ái Quốc với nhan đề "Lênin với các dân tộc thuộc địa". Bài báo có đoạn:
"Lênin đã mất! Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên phì nhiêu ở châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á. Đúng là những người da đen và da vàng chưa thể biết Lênin là ai, nước Nga ở đâu? Bọn đế quốc thực dân cố ý bưng bít không cho họ biết. Nhưng tất cả họ, từ những người nông dân Việt Nam đến những người dân săn bắn trong các rừng Đahômây, cũng đã thường nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mình mà không cần đến bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lênin. Chỉ thế thôi cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình với nước đó và lãnh tụ của nước đó"...
Cũng trong bài báo này, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định về Lênin: "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.... Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"

  Nguyễn Trung Tín

Sunday 19 April 2015

'Không có ngược đãi sau 30/4' (BBC phỏng vấn ông Vũ Quang Hiển)

'Không có ngược đãi sau 30/4'

18 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 22:56 ICT
Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.
"Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.
"Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ.
"Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy."
Sử gia này nói tiếp về các trại cải tạo sau 1975.
"Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc.
"Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt.
"Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị khổ sở này khác.
"Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra.
"Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.
"Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.
Mời quý vị theo dõi phần II, cũng là phần cuối cuộc trao đổi của BBC với sử gia tại đây.

***

'Hòa hợp ở VN về cơ bản đã giải tỏa'


20 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 00:35 ICT

Qua bốn thập niên, khoảng hai thế hệ người dân Việt Nam ra đời, việc hòa giải, hòa hợp nội bộ dân tộc đã 'cơ bản được giải tỏa', theo ý kiến của sử gia trong nước.
Trong một tư liệu phỏng vấn, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Hà Nội nói với BBC về các gia đình từng là viên chức, binh sỹ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và quan hệ của các gia đình này với phần còn lại của cộng đồng, xã hội ở Việt Nam.
Sử gia nói:




"Nếu chúng ta tính mỗi thế hệ khoảng 20-25 năm, thì hơn một thế hệ, hai thế hệ đã ra đời sau chiến tranh đến bây giờ rồi.
"Thì những gia đình đó, con cái của họ, con em của họ vẫn có công ăn, việc làm bình thường, được học hành một cách bình thường.
"Và người ta có thể gả vợ, gả chồng cho nhau.
"Thì tôi nghĩ sự hòa hợp ấy về cơ bản đã được giải tỏa.
"Thế còn những lấn cấn đâu đó thì tôi nghĩ có thể có, nhưng nó mang tính chất cá nhân, hy hữu, nhiều hơn là mang tính chất hận thù trong nội bộ dân tộc đang được khoét sâu.
"Và tôi nghĩ đấy là một vết thương chiến tranh cần phải được làm lành," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.
Mở đầu phần II cuộc phỏng vấn gồm hai phần này, sử gia từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận tiếp về việc có hay không các thống kê về các vụ được cho là 'thảm sát' ở Huế trong cuộc Tấn công Tết Mậu thân 1968 của quân đội Bắc Việt ở thành phố miền Trung Việt Nam.
Mời quý vị theo dõi phần đầu cuộc phỏng vấn của BBC với ông Vũ Quang Hiển tại đây.