Tuesday 26 June 2012

SOLDAT: "BINH LÍNH" HAY "CHIẾN SĨ TRUYỀN GIÁO"? (Sen Việt)

Thứ ba, ngày 21 tháng bảy năm 2009


SOLDAT: "BINH LÍNH" HAY "CHIẾN SĨ TRUYỀN GIÁO"?



Lời Phi Lộ: ĐDTB, lên mạng ba bài viết trên trang Talawas, về tên cố đạo gián điệp Alexandre De Rhodes đã vận động và xúi dục triều đình Pháp gởi “binh sĩ=soldat” xâm lăng Việt Nam: Alexandre de Rhodes-Đối luận với tác giả Hoàng Trung của Bùi Kha – Xin góp ý dịch chữ “soldat” của Lý Đương Nhiên – Kính gởi Ban Biên tập talawas của Cao Huy Thuần. Thêm phần phụ lục là bức thư giáo sư Hoàng Tuệ, gửi cho anh Tâm Đạt Trần Thông, ngày 26 - 11 – 96, (sẽ Scan bức thư lên mạng), cho chúng ta thấy rằng giới học giả nghiên cứu miền Bắc trước 1975, thiếu tài liệu nghiên cứu về Alexandre de Rhodes và hai tên đại Việt gian Petrús Ký ( Trương Vĩnh Ký) và Nguyễn Trường Tộ.
Trong miền Nam, Việt gian Cần Lao Công Giáo Diệm Thiêu Ngụy VNCH, thì ngụy sử ca tụng và tiêu hủy tài liệu những tên đại Việt gian này. Niềm vui cuối đời của giáo sư Hoàng Tuệ, là được đọc toàn bộ sách Giao Điểm và sách Lê Trọng Văn, sách anh Tiến sĩ Cao Huy Thuần, sách Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ,...in chui ở Việt Nam và in ở Mỹ, và bức thư Trương Vĩnh Ký gửi cho Grand Chef, viết vào cuối tháng 3, năm 1859 ( tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu sưu tập trong văn khố Pháp tại Paris) và linh mục Nguyễn Trường Tộ đứng trong đoàn giáo sĩ gián điệp Tây tại Đà Nẵng năm 1858 đón tiếp hạm đội Pháp bắn phá Đà Nẵng (ghi chú ở tr 22*, của Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Di Thảo của linh mục Trương Bá Cần, nxb TP. Hồ Chí Minh , năm 1988)...mà những sách và tài liệu, giáo sư Tuệ đọc được, do anh Trần Văn Thông ở Mỹ và anh Lê Nhu đến tận nhà hai lần trao cho (cám ơn vô cùng)
Catechismus (Phép giảng Tám ngày) là một trong những cuốn sách Rhodes
viết để dạy cho con chiên Việt Nam phỉ báng lịch sử và văn hóa nước ta
XIN GÓP Ý DỊCH CHỮ “SOLDAT”
Lý Đương Nhiên 

Trong bài viết “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” của Giáo sư Chương Thâu đăng trong tạp chí Công giáo và Dân tộc số ngày 15-3-1996 có đoạn như sau:

Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ 3, có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout L’orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein Le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape.” 

Và câu này được Hồng Nhuệ dịch ra Việt ngữ trong cuốn Hành trình và truyền giáo do Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994, ở trang 263 như sau:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.” (Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng – trang 289)

(plusieurs soldats là "nhiều chiến sĩ", Hồng Nhuệ lại dịch là "mấy chiến sĩ"?)

Trong bài tham luận đọc tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam ngày 3, 4, và 5 tháng 12 năm 1992, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch plusieurs soldats trong câu văn của Alexandre de Rhodes và cho rằng chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai.

Đến ngày tưởng niệm 400 năm ngày sinh của A. de Rhodes, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm đã dịch thẳng câu chữ plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” không phải e dè gì nữa vì ý kiến của ông là ý kiến quyết định. A. de Rhodes là tên gián điệp đội lốt tôn giáo đã trở thành danh nhân Việt Nam được đặt bia ở Thư viện Quốc gia Hà Nội và tên đường ở Sài Gòn.

Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trong báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1-7-1992 ở Houston, Texas. GS Xuyên đã mạt sát GS Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... GS Xuyên đã chất vấn GS Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldatlà ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịchsoldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981. GS chủ ý chụp mũ cho Đắc Lộ về Âu châu mộ lính”. Theo thời gian, có chữ thêm nghĩa hoặc thay đổi nghĩa, ví dụ như chữ Jésuite thời linh mục A. de Rhodes có một nghĩa là giáo sĩ Dòng Tên. Sau này giở từ điển ra có thêm nghĩa là “người giả nhân nghĩa, đạo đức giả, xảo trá, tráo trở”. Nước ta trước đây có đạo Gia tô sau đổi là đạo Thiên chúa, đạo Kitô, rồi sau cùng là Công giáo. Khi Gs Ngô Đức Thọ dịch quyển sách Hán văn ở thế kỷ 18 là quyển Tây dương Gia tô bí lục thì ông không dịch là Tây dương Công giáo bí lụcđược. Cuối thế kỷ 19, tức vào thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldat chưa có thêm nghĩa là chiến sĩ. Như vậy thời của A. de Rhodes chữ soldat chỉ có nghĩa là “lính, binh lính, lính tráng” mà thôi. Cho nên khi dịch chữ soldat do linh mục A. de Rhodes viết ra chỉ có nghĩa là binh lính, lính tráng mà thôi. Đọc cả đoạn văn bằng Pháp văn ở trên chẳng có chỗ nào là nghĩa bóng cả. GS Hoàng Tuệ dịch là “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ” là dịch đúng vào thời điểm A. de Rhodes viết ra chữ soldat. Tôi đã lớn tuổi, có đọc sách hiểu rằng chữ “chiến sĩ” đứng một mình có nghĩa chỉ về quân đội. Chữ “chiến sĩ” muốn có thêm nghĩa bóng hoặc văn vẻ thì phải thêm chữ chỉ nghĩa vào đằng sau, như: chiến sĩ văn hoá, chiến sĩ tự do, chiến sĩ Phúc Âm... Thời của A. de Rhodes muốn chỉ các nhà truyền giáo thì có chữmissionnaire, mà A. de Rhodes muốn xin các nhà truyền giáo thì ông đương nhiên hiểu thẩm quyền nào có quyền cấp cho ông, như:
Toà thánh Vatican;
Ngày 4-5-1493, Giáo hoàng Alexandre 6 chia đôi thế giới, một nửa cho Bồ Đào Nha, một nửa cho Tây Ban Nha được phép đi chinh phục thế giới và truyền đạo. Linh mục A. de Rhodes đi sang Á châu qua ngả Bồ Đào Nha. Khi A. de Rhodes về Pháp sang Vatican vận động với Giáo hoàng cho Giáo hội Pháp được thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại, Giáo hội Bồ Đào Nha phản đối và không cho A. de Rhodes sang Á châu. Giáo hoàng phải cử ông sang Ba Tư, sau đó phong ông lên làm Giám mục. Sau khi ông chết, Toà thánh mới cho phép Giáo hội Pháp thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại.
Như vậy, A. de Rhodes muốn xin các giáo sĩ thì chỉ được phép xin với Vatican hay Giáo hội Bồ Đào Nha mà thôi. Thời đó cả Á châu chưa có súng, chỉ một ít quân có súng đã chiếm đượcMacao để lập căn cứ truyền đạo. A. de Rhodes sang Việt Nam phải trốn, lẩn và bị trục xuất. Ông đã vẽ bản đồ Việt Nam và viết báo cáo về việc truyền giáo của ông ở Việt Nam. Vì chưa có đường hàng không mà chỉ có đường biển, nên các nhà truyền giáo hiểu rằng muốn xâm nhập vào Đông Nam Á thì Việt Nam là cửa ngõ cần phải chiếm để lập căn cứ. Nước Bồ quá nhỏ, ít quân, không đủ khả năng nên A. de Rhodes đã xin với chính phủ Pháp soldats là xin quân lính sang chiếm nước ta.

Chứng minh tham vọng của các nhà truyền giáo như sau:
Không phải chỉ người Việt Nam mà cả người Pháp cũng ngạc nhiên và lo sợ lối hành binh của Tây Sơn. Ngày 11-8-1788, trong một lá thư gửi cho ông Letoudal, giáo sĩ (Giám mục) La Bertete có viết: "Tôi không rõ cuộc viễn chinh của người Pháp khi nào sẽ xảy ra, nhưng tôi sợ rằng quân Pháp của chúng ta vì khinh thường bọn này (Tây Sơn) và không am hiểu tường tận về cách hành binh của họ và sẽ không đủ sức mạnh thì có thể trở thành nạn nhân bi thảm” (tài liệu Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris. Cochinchin, tập 102 trang 176). ( Đỗ Bảng – Những Khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, tr 209) – Vua Quang Trung đang khỏe mạnh lăng đùng ra chết, có dư luận cho rằng vua Quang Trung có thể đã bị nhà truyên giáo tây phương thuê người đầu độc là có cơ sở lắm?
Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) dẫn Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin với vua Louis 16 (1754-1789) đem quân sang giúp Nguyễn Ánh.
Năm 1857, Giám mục Pellerin, Hồng y Bonnechose, Linh mục Legrand de Liraye, Linh mục Huc vận động Pháp hoàng Napoléon đệ Tam qua ngả Hoàng hậu Eugenie Marie Montijo, được Pháp hoàng chấp thuận. Năm 1858, Đô đốc Rigauit de Genoully đem quân qua đánh chiếm nước ta.
Như vậy, A. de Rhodes xin các nhà truyền giáo với Giáo hội Pháp không được và xin với chính phủ Pháp cũng không được luôn vì không phải thẩm quyền của họ. A. de Rhodes xin chính quyền Pháp soldat là xin binh lính. Giáo sĩ đi trước binh lính theo sau, đó là sách lược của các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa vào các thế kỷ trước đây. Thời của linh mục A. de Rhodes, chữ soldat chưa có thêm nghĩa “chiến sĩ” mà dịchplusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” chỉ là ngụy biện. Mà ngụy biện thường đi với ngoan cố rất là khắng khít.

Còn về chữ Quốc ngữ, các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên người Bồ sang Việt Nam có nhu cầu truyền đạo nên họ phải phiên âm học tiếng Việt để giảng đạo, đó là do nhu cầu của họ. Họ sáng chế ra chữ Quốc ngữ mục đích không phải cho dân tộc Việt Nam. Ông Charlie Nguyễn đã viết: “Tên cướp xông vào nhà mình bị chủ nhà phản công phải bỏ chạy để quên con dao. Chủ nhà nhặt lên thấy dao sắc thì dùng để thái thịt, đâu có chạy theo tên cướp để cám ơn.” Người Nhật, người Tàu, người Đại Hàn họ vẫn dùng chữ của họ mà nước Nhật là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, nước Tàu đứng thứ tư thế giới, và Đại Hàn cũng đang trở thành cường quốc về kinh tế. Cách đây gần năm, tờ Newsweek có bài viết cho biết trước đây sinh viên Mỹ học thêm ngoại ngữ như Nga, Tây Ban Nha, Đức và Pháp ngữ. Nhưng nay sinh viên Mỹ một số đã chuyển sang học chữ Tàu. Nếu Việt Nam vẫn sử dụng chữ Hán như ông cha trước đây biết đâu lại có lợi cho ngày hôm nay?
Trích Talawas
*******
Alexandre de Rhodes - Đối luận với tác giả Hoàng Hưng
Bùi Kha
Tác giả Hoàng Hưng, trong bài viết “Những băn khoăn từ lá thư trả lời của ông Nguyễn Hoà” trên talawas ngày 1.4.2006, đã đề cập nhiều chi tiết thú vị và oái oăm về tình trạng dịch thuật ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, trong bài viết đó, có một đoạn văn không những liên quan đến vấn đề trích dịch mà còn mở lại một vấn đề học thuật tưởng đã chấm dứt: Vấn đề “Công và tội” của linh mục Alexandre de Rhodes.

Ông Hoàng Hưng viết nguyên văn như sau:

“Chuyện thứ nhất: Một sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra trong lịch sử văn hoá Việt Nammà nguyên do chỉ tại một trích dẫn có nguồn gốc hồ đồ.

Chuyện này xin kể đại khái, không đảm bảo chính xác về lời dẫn hay năm tháng, vì tôi đang ở rất xa nhà, không có trong tay tư liệu để trích lục, song đảm bảo chính xác về nội dung. Số là khoảng năm 1992 (1993?) trong khi làm công việc biên tập trang văn hoá văn nghệ của báo Lao động Chủ nhật, tôi nhận được một bài viết đặt vấn đề hoài nghi tính xác thực của một câu trích dẫn Alexandre de Rhodes đã lưu hành suốt mấy chục năm trời ở miền Bắc trong hầu hết công trình viết về lịch sử xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp. Các nhà nghiên cứu lịch sử của ta khẳng định Alexandre de Rhodes đã viết (đại ý): Chúng ta là những người lính... chúng ta có bổn phận đi mở mang bờ cõi. Quả là một dẫn chứng tuyệt vời cho nhận định các nhà truyền giáo Gia tô là những kẻ mở đường cho các đạo quân xâm lăng! Câu trích này thậm chí đã được kẻ lên bảng treo trong Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội. Và ác thay, nó là lý do chính khiến cho tượng, bia kỷ niệm, tên phố của vị công thần với văn hoá Việt Nam (người góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ) đã bị xoá bỏ. Từ bài viết trên, anh em trong ban văn hoá văn nghệ báoLao động đã bỏ công sưu tầm tài liệu, cuối cùng biết được rằng câu trích tai hại kia là rút từ cuốn hồi ký của một thuyền trưởng người Pháp nào đó, trong khi tìm mỏi mắt không thấy có trong bất kỳ bản viết nào của chính Alexandre de Rhodes! Và người có công phát hiện câu trích ấy là một nhà nghiên cứu tên tuổi, các "nhà" khác sau đó cứ "ôtômatích" trích lại như một sự thật hiển nhiên. Được biết về sau vị có công đó lên tới chức Viện trưởng Viện Tôn giáo! Tôi cho công bố bài viết trên, bản thân lại viết một bài phân tích rõ việc trích dẫn hồ đồ đã nêu (đồng thời chứng minh câu trích đã dỏm lại còn bị dịch sai nữa chứ!), rồi viết thư đề nghị Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Lịch sử, cho ý kiến. Ít lâu sau, báo Lao động đã đăng bài viết của Giáo sư nêu công lao của Alexandre de Rhodes (mà không hề nêu tội). Đó có lẽ là văn bản chính thức đầu tiên "phục hồi nhân phẩm" cho ông cố đạo này. Tiếp đó, ông phó tổng biên tập của tôi thông báo Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu cung cấp toàn bộ tư liệu liên quan đến Alexandre de Rhodes. Chúng tôi đã gửi lên gần 1000 trang photocopy khổ A4, trong đó phần quan trọng do các đồng nghiệp ở báo Công giáo và Dân tộc cung cấp.”

Trước khi góp ý với ông Hoàng Hưng, tôi xin có hai nhận xét và một đề nghị nhỏ sau đây:
Vì tác giả đã cẩn thận cho biết rằng “Chuyện này xin kể đại khái, không đảm bảo chính xác về lời dẫn hay năm tháng, vì tôi đang ở rất xa nhà, không có trong tay tư liệu để trích lục, song đảm bảo chính xác về nội dung”, nên những góp ý của chúng tôi hôm nay cũng xin “được” nằm trong cái khung đó. Và sẽ được ông Hoàng Hưng điều chỉnh hay bổ sung phần viết của ông sau này.
Theo ông Hoàng Hưng, sau khi nhận được bài viết của một “độc giả” báo Lao động hoài nghi về tính trung thực của một câu trích (và dịch) được gán cho Alexandre de Rhodes, “anh em trong ban văn hoá văn nghệ báo Lao động đã bỏ công sưu tầm tài liệu” và “tìm mỏi mắt không thấy có trong bất kỳ bản viết nào của chính Alexandre de Rhodes!”. Ông cũng cho biết rằng “người có công phát hiện câu trích ấy là một nhà nghiên cứu tên tuổi”, và sau nầy, “vị có công đó lên tới chức Viện trưởng Viện Tôn giáo!”. Tôi tự hỏi sao báo Lao động(và riêng cá nhân ông Hoàng Hưng), ngay từ đầu, không liên lạc thẳng với tác giả (hay nhiều tác giả) của câu trích (và dịch) đó để được xác nhận nguồn gốc trích dịch, trước khi... bỏ công sưu tầm  tìm mỏi mắt! (nhưng có tìm trong cuốn Hành trình và truyền giáo của A. de Rhodes không?) Như vậy, vừa khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc, nhưng quan trọng hơn cả, vừa tôn trọng và chứng tỏ được thái độ công bằng và khách quan với cả hai đương sự, “người dịch thuật” lẫn “kẻ hoài nghi”.
Trong đoạn trích dẫn ở trên, ông Hoàng Hưng có cho biết “Câu trích này thậm chí đã được kẻ lên bảng treo trong Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội” và “cuối cùng biết được rằng câu trích tai hại kia là rút từ cuốn hồi ký của một thuyền trưởng người Pháp nào đó”. Là một người quan tâm đến cố đạo Alexandre de Rhodes và chữ Việt La-tinh hoá (mà rất nhiều người Việt chúng ta từ lâu quen gọi là Quốc ngữ), tôi đề nghị ông Hoàng Hưng, khi về lại nhà để có trong tay tư liệu để trích lục, công bố nguyên văn câu ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội và nguồn gốc cuốn hồi ký cũng như tên ông thuyền trưởng người Pháp nào đó. Xin nói rõ: đề nghị này hoàn toàn vì nhu cầu học thuật chứ không vì nghi ngờ tính trung thực của tác giả Hoàng Hưng.
Bây giờ tôi xin góp ý:

1. Tạm thời, về mặt trích dẫn, tôi xin tiếp cận bằng hai giả thuyết: (a) Có hai câu viết khác nhau đến từ hai tác giả khác nhau, nhưng nội dung thì hao hao giống nhau. Một của cố đạo A. de Rhodes, và một của ông thuyền trưởng người Pháp. Và (b), chỉ có một câu của cố đạo A. de Rhodes mà thôi. Giả thuyết nào đúng có lẽ phải chờ ông Hoàng Hưng công bố tài liệu chúng ta mới đối chiếu và kết luận được tính chính xác của câu trích và dịch ở Bảo tàng Viện Hà Nội?

Sở dĩ cố đạo A. de Rhodes hiện diện trong cả hai giả thuyết (giống ông thuyền trưởng hay chính A. de Rhodes), mà từ và do đó ông Hoàng Hưng đã mỉa mai gọi là “lưu hành suốt mấy chục năm trời ở miền Bắc trong hầu hết công trình viết về lịch sử xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp” và “là một dẫn chứng tuyệt vời cho nhận định các nhà truyền giáo Gia tô là những kẻ mở đường cho các đạo quân xâm lăng!” là vì chính ông cố đạo này chứ không phải ai khác, đã là tác giả của một câu viết trong cuốn Divers voyages et missions(Hành trình và truyền giáo, bản dịch của linh mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, Ủy ban Ðoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994). Nguyên văn câu viết ở trang 263 như sau:

Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương, đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Ðức Giáo hoàng.”

Ngoài ra, ở trang 264, A. de Rhodes còn viết tiếp:

“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Ðể ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy.” (Chữ đậm là của BK.)

Ngoài chuyện linh mục Hồng Nhuệ, theo tôi, có thể vì tình cảm tôn giáo mà cố tình dịch sai nguyên bản hai chữ “plusieurs soldats” của A. de Rhodes thành “mấy chiến sĩ” (thay vì “nhiều lính chiến”) tại vì trong tiếng Pháp, “plusieurs” được hiểu là nhiều, còn muốn hiểu là mấy thì A. de Rhodes đã dùng chữ “quelque”, và cụm từ “la conquête de tout l’Orient” Hồng Nhuệ cũng cố ý dịch và chú thích sai là “Nước cha trị đến” mà đúng nghĩa phải dịch là “Thống trị toàn cõi Ðông phương”. Chúng ta còn thấy thêm hai điều:
Câu “mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương” của A. de Rhodes có vẻ... hao hao giống câu “Chúng ta là những người lính... chúng ta có bổn phận đi mở mang bờ cõi”mà ông Hoàng Hưng nhớ mang máng khi đọc tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội.
Nội dung của phần trích dẫn ở trang 264 của A. de Rhodes (nhờ đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu vận động để đưa tôi lọt vào triều đình vua) thì hoàn toàn phù hợp với nhận định đúng đắn rằng “truyền giáo đưa đến xâm lăng”, nhưng ông Hoàng Hưng thì lại mỉa mai rằng “là một dẫn chứng tuyệt vời cho nhận định các nhà truyền giáo Gia tô là những kẻ mở đường cho các đạo quân xâm lăng."

2. Theo ông Hoàng Hưng, vì xác định sai nguồn trích dẫn (đáng lẽ là từ hồi ký của thuyền trưởng Pháp nào đó thì lại nhầm thành của A. de Rhodes) nên “ác thay, nó là lý do chính khiến cho tượng, bia kỷ niệm, tên phố của vị công thần với văn hoá Việt Nam (người góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ) đã bị xoá bỏ”.

Tuy nhiên, A. de Rhodes có phải là người góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữkhông? Ta hãy để chính A. de Rhodes tự cải chính lấy điều mà hậu thế chúng ta, vì vô tình hay có hậu ý nào đó, cứ sai lầm gán cho ông. Trong mấy dòng đầu của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, trang 3, phần Việt ngữ), ông viết như sau:

Quyển từ điển tam ngữ này, gồm tiếng An Nam, Bồ Ðào Nha và La tinh tôi đặt nó vào trong tay và để trước mắt bạn được, là nhờ vào sự tài trợ của Thánh bộ Truyền bá Ðức tin...

Tuy nhiên trong công việc nầy (soạn chữ quốc ngữ, BK) ngoài những điều mà tôi học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú lại hai xứ Cô-sinh (Ðàng Trong, BK) và Ðông Kinh (Ðàng Ngoài, BK) thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pinangười Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là củaCha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Ðào, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...” (phần nhấn mạnh là của BK).

Rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ Việt La-tinh hoá, lại càng không phải là tác giả hoàn toàn của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (được Vatican xuất bản năm 1651), vì ông chỉ thêm tiếng La-tinh mà thôi.

Cho nên, dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho Alexandre de Rhodes, người góp phần quan trọng như ông Hoàng Hưng đánh giá, theo tôi, là phản học thuật, không có sử liệu. Nếu cần phải xác nhận người có công với chữ Việt La-tinh hoá, thì đó là Francisco de Pina, người thật sự có công nghĩ ra một văn tự hoàn toàn mới bằng mẫu tự La-tinh. Tiếp sau đó là Gaspar de Amaral (Từ điển An Nam – Bồ Ðào Nha) và Antonio Barbosa (Từ điển Bồ Ðào Nha–An Nam và Nhập môn Tiếng Ðàng Ngoài – Munuducio Ad Linguam Tunkinensem), hai người có công kiện toàn văn tự này. Còn A. de Rhodes chỉ dựa vào đó để góp công bồi đắp thêm mà thôi.

Ngoài ra, để làm rõ thêm, tôi xin đặt một giả thuyết lịch sử phản diện: Nếu gần 200 năm sau khi các vị này chế ra chữ Việt La-tinh hoá đó, không phải là thực dân Pháp mà “thực dân Bồ Đào Nha” xâm chiếm và đặt ách đô hộ lên nước ta, thì ông Hoàng Hưng nghĩ chính quyền thực dân Bồ Ðào Nha sẽ dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho ai? Hỏi như thế để ông Hoàng Hưng thấy rằng việc Pháp vinh danh A. de Rhodes như người sáng chế ra một văn tự mới thì không phải lúc nào cũng thuần văn hoá, thuần lịch sử đâu.

Tôi ngờ rằng chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ vinh danh A. de Rhodes là còn vì hai lý do: Một là để ghi ơn vai trò vận động đặc biệt của vị cố đạo này trong quá trình khai sinh chế độ thực dân tại Việt Nam. Và hai là biểu diễn một chiến thắng văn hoá trong cuộc tranh giành ảnh hưởng bá quyền và thần quyền giữa hai nước Pháp và Bồ trong thế kỷ thứ XVI.

3. Tuy nhiên, phần góp ý số 2 ở trên là chỉ để tranh biện với ông Hoàng Hưng về “công” của A. de Rhodes mà thôi. Tại vì về mặt học thuật, ít nhất là cho đến nay (2006), người đầu tiên thật sự sáng nghĩ ra chữ Việt la-tinh hoá một cách quy mô thì đã được xác định rõ ràng: Không phải là hai ông Gaspar de Amaral và Antonio Marbosa nói trên, lại càng không phải là Alexandre de Rhodes, mà là một giáo sĩ Bồ Đào Nha khác tên là Francisco de Pina mà A. de Rhodes đã có nhắc đến nhưng người Việt ta thì lại... cố tình quên.

Tôi xin trích đăng một phần bài viết “Ai là người thật sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ” (Tạp chíHuế, Xưa & Nay số 62 tháng 3-4/2004) của nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương mà chúng tôi, trong giới hạn của mình, đã kiểm chứng tính trung thực của các dữ kiện:

“Thời Pháp thuộc, người Pháp tuyên truyền rằng giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã có công sáng chế chữ Quốc ngữ. Nhưng theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques thì người có công đầu nầy chính là giáo sĩ Bồ Ðào Nha Francisco de Pina.

Roland Jacques đã bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu vấn đề nầy và đến cuối năm 1995. ông đã công bố chuyên luận “Công trình của một số nhà tiên phong Bồ Ðào Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt Nam cho đến năm 1650”. Ðến năm 2002, công trình được tái bản có bổ sung bằng song ngữ Pháp-Anh.

Sau nhiều năm tìm kiếm trong hàng vạn trang viết về Ðàng Trong ở thế kỷ 17-18 còn được lưu trữ tại Thư viện Hoàng gia của cung điện Ajuda ở thủ đô Lisbonne, ông may mắn phát hiện được một bức thư viết dở, dài 7 trang, của giáo sĩ Francisco de Pina vào đầu năm 1623 gửi cho khâm sai Jéromino Rodriquez ở Macao, báo cáo về công việc truyền giáo và Latinh hoá tiếng Việt.

Giáo sĩ Francisco de Pina đến Ðàng Trong vào đầu năm 1617, đặt chân đầu tiên ở Ðà Nẵng, sau đó vào giữa năm này, đến truyền đạo ở cảng thị Hội An. Ðầu năm 1618, ông chuyển đến Nước Mặn, Quy Nhơn. Ðến đầu năm 1621, ông quay lại truyền đạo ở Hội An cho đến đầu năm 1625. Giáo sĩ A. de Rhodes đến Hội An năm 1624 và học tiếng Việt với ông tại đây.


... Trong bức thư viết vào đầu năm 1623 nói trên, Francisco de Pina đã viết: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau, nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ Ðào Nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc nầy.”

Những điều Francisco de Pina đã viết trước khi Alexandre de Rhodes đến Ðàng Trong một năm cho thấy ông đã tiến hành việc La tinh hoá tiếng Việt chậm nhất là vào năm 1622, và đã tạo ra những cuốn sách viết bằng chữ Quốc ngữ sớm hơn bất kỳ một giáo sĩ Tây phương nào đến Ðàng Trong lẫn Ðàng Ngoài.

... Sau khi người Thầy Francisco de Pina qua đời, các công trình La tinh hoá tiếng Việt đầu tiên của ông đã vào tay người học trò Alexandre de Rhodes và ông nầy đã mang theo khi ra Ðàng Ngoài năm 1627.

... Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques, gồm hai nhóm: Thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão, đạo Khổng,...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ Ðào Nha. La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt nầy phải đông hơn gấp nhiều lần so với số các giáo sĩ.

... Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học hiểu rất rõ nếu các giáo sĩ phương Tây không được sự hợp tác của người Việt thì không thể La tinh hoá tiếng Việt được. Bởi vậy Roland Jacques đã viết: “Chính cả Pina và các đồng nghiệp đã tập hợp được những người hợp tác có chất lượng mà nếu không có họ, mọi công trình ngôn ngữ học nghiêm túc sẽ không thể có được”. Và ông đề nghị: “Cần thiết phải đặt đúng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân thứ yếu, trong đó người Bồ Ðào Nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu”.

Bài viết nầy của tác giả Nguyễn Phước Tương làm tôi suy nghĩ 2 điều:
Vai trò góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ của A. de Rhodes mà những người như ông Hoàng Hưng đang muốn nỗ lực xiển dương thì cần phải được đánh giá lại cho đúng. Nhất là nỗ lực đó nhằm"phục hồi nhân phẩm" cho ông cố đạo này như ông Hoàng Hưng viết, và lại còn (hàm ý) muốn dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho ông ta nữa.
Những khám phá mới của nhà ngôn ngữ học Roland Jacques được công bố năm 2002 trên toàn thế giới, sau đó được tác giả Nguyễn Phước Tương thông báo trong nước trễ nhất là năm 2004, thế mà đến năm 2006 (nghĩa là 2 năm sau), ông Hoàng Hưng có vẻ vẫn lập luận và mang tâm cảnh (mindset) dựa trên những thông tin lỗi thời của ông từ năm 1992.

4. Như đã viết ở trong phần dẫn nhập và trong góp ý 1, về mặt học thuật, chúng ta đang chờ đợi ông Hoàng Hưng cho biết xuất xứ của các tài liệu, và còn vấn đề gì cần thảo luận thêm không? Tuy nhiên, dù là giả thuyết nào đúng, thì bàng bạc khắp bài viết ông Hoàng Hưng có vẻ như đã đóng chốt một kết luận về công và tội của ông cố đạo Alexandre de Rhodes này rồi.

Thật vậy, ông đưa ra 4 sự kiện có thật mà ông có vẻ mỉa mai không bằng lòng:

a. … tính xác thực của một câu trích dẫn Alexandre de Rhodes đã lưu hành suốt mấy chục năm trời ở miền Bắc trong hầu hết công trình viết về lịch sử xâm chiếm Việt Namcủa thực dân Pháp

b. ... Quả là một dẫn chứng tuyệt vời cho nhận định các nhà truyền giáo Gia tô là những kẻ mở đường cho các đạo quân xâm lăng!

c. ... Câu trích này thậm chí đã được kẻ lên bảng treo trong Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội. Và ác thay, nó là lý do chính khiến cho tượng, bia kỷ niệm, tên phố của vị công thần với văn hoá Việt Nam(người góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ) đã bị xoá bỏ.

d. ... Và người có công phát hiện câu trích ấy là một nhà nghiên cứu tên tuổi, các "nhà" khác sau đó cứ "ôtômatích" trích lại như một sự thật hiển nhiên. Được biết về sau vị có công đó lên tới chức Viện trưởng Viện Tôn giáo!

Qua 4 câu đó, tôi có thể hiểu rằng, theo ông Hoàng Hưng, ông cố đạo Alexandre de Rhodes là người có công lớn với dân tộc ta (chí ít cũng là công thần với văn hoá Việt Nam), xứng đáng vinh danh trên toàn nước (thế mà tượng, bia kỷ niệm, tên phố của vị công thần với văn hoá Việt Nam... đã bị xoá bỏ).

Chắc không ai có thể đồng ý với một kết luận tùy tiện và đơn giản như thế được. Lịch sử cần sòng phẳng. Công thì khen, tội thì phạt. Công ít thì khen ít, tội nhiều thì phạt nhiều, không thể mập mờ được.
Công của ông cố đạo nầy thì đã quá rõ: Ông A. de Rhodes dứt khoát không phải là người đầu tiên sáng chế ra chữ Việt La-tinh hoá, nhưng ông đã cùng với các ông cố đạo Bồ Ðào Nha khác, cùng như cùng với những trí thức Việt Nam khác (thầy đồ, sư sãi, quan lại,...), góp phần chỉnh trang, hệ thống hoá và đặt nền móng cho tiếng Việt của chúng ta ngày nay. Và cái công tập thể đó thì chỉ giới hạn trong lãnh vực ngôn ngữ mà thôi, rõ ràng chưa xứng đáng để vì đó mà ta nâng chỉ mỗi mình ông cố đạo này lên thành công thần văn hoá, lại càng không xứng đáng để xây bia, đúc tượng, đặt tên đường như những vị danh nhân văn hoá khác của Việt Nam.
Huống gì khi mở rộng ra trên bình diện lịch sử dân tộc, tội của ông thì cũng đã quá rõ, và quá nặng: Ông Alexandre de Rhodes là ông cố đạo Pháp đầu tiên đã vận động chính quyền Pháp xâm chiếm nước ta với ý đồ làm cho hai chính sách truyền đạo của nhà thờ và đô hộ của nhà nước quấn quyện vào nhau trong một thế hỗ tương quyền lợi, dù ý đồ đó không thành tựu ngày ông nhắm mắt. Tuy nhiên chính vì “tiền lệ” đó mà sau này, những giáo sĩ Pháp như Pallu, De la Motte, Huc, Pellerin, Puginier,... đã triển khai để thành công trong việc thuyết phục, kế hoạch, và tiến hành cuộc xâm lăng nước ta và áp đặt nền đô hộ trên dân ta.
Xin giới thiệu với ông Hoàng Hưng một vài đầu sách xuất bản tại nước ngoài, để ông tham khảo thêm về chủ đề nầy: Histoire moderne du pays d’Annam, Charles Maybon; Vietnam: History, Documents and Opinions, Marvin Gettleman; L’Empire Vietnamien face à la France et à la Chine, Yoshiharu Tsuboi;La place du Catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam de 1851 à 1870, Etienne Vũ Ðức Hạnh; Fire in the Lake, Francis Fitzgerald; Vietnam’s Will to Live, Helen Lamb; The New Face of the War, Malcolm Browne; Vietnam A History, Stanley Karnow; Vietnam, A Political History, Josepph Buttinger –– Rhodes đã làm gì cho Việt Nam, Trần Quý - Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn;Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nguyễn Thế Anh; Việt Nam Pháp thuộc sử, Phan Khoang; Ðạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam, Cao Huy Thuần; Thập giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh;Lịch sử nội chiến Việt Nam, Tạ Chí Ðại Trường; Tìm về dân tộc và Tôn giáo và Dân tộc, Lý Chánh Trung; Histoire de la pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ, ...

Ngoài ra, cũng để xác định với ông Hoàng Hưng rằng quy luật “thập giá đi trước, lưỡi gươm theo sau” của giáo hội Vatican là nhất quán và có tính toàn cầu, xin lại giới thiệu với ông một số đầu sách khác để ông có một cái nhìn tổng thể hơn: The Vatican Empire, Nino Lo Bello;American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; Pope, Premier, President, Roland Flamini; Catholicisme et sociétés asiatiques, Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi; The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Richard E. Greenleaf; The Catholic Church in World Politics, Eric O. Hanson;The Missionaries: God Against the Indians, Norman Lewis; Catholic Imperialism and World Freedom  The Vatican's Holocaust, Avro Manhattan; Công giáo chính sử: 2000, Trần Chung Ngọc; The Politics of the Vatican, Peter Nichols;Christ or Evil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Anene Obianyido; The Holy Humbugs, Padchi; Missionaries, Julian Pettifer & Clive Prince; The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Karl M. Schmit; Công giáo trên bờ vực thẳm, Charlie Nguyễn; The Keys of This Blood, Malachi Martin...

Cuối cùng, để kết thúc bài viết này, tôi cho rằng việc đặt lại tên đường và dựng tượng Alexandre de Rhodes cách đây mấy năm là một quyết định hoàn toàn sai lầm của những người trách nhiệm về văn hoá và sử học của nước ta, cả trong lẫn ngoài nhà nước. Như hàng ngàn sai lầm khác trong quá khứ mà nhà nước và nhân dân đang từ từ sửa sai. Sự thật dù có bị chôn vùi hay bóp méo bằng những lớp bụi chính trị nhất thời và quyền lợi tôn giáo, thì cuối cùng vẫn là sự thật.
Trích Talawas
*******
Kính gởi Ban Biên tập talawas

Tôi thấy tên tôi trên bài viết của tác giả Chương Thâu trong talawas ra ngày 2-6-2006 Tôi nhờ Ban Biên tập vui lòng thông tin cho tác giả và độc giả biết rằng luận án của tôi mà tác giả trích dẫn đã xuất bản trong nước từ bốn năm nay (NXB Tôn Giáo 2002) dưới nhan đề Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 và trong đó không có câu viết của A. de Rhodes. Vì vậy tôi không muốn thấy mình bị liên hệ vào cuộc tranh luận liên quan đến câu viết này và cũng từ khước trước những tranh luận tương tự trong tương lai

Tuy nhiên, tôi thấy tranh luận xảy ra trên chữ "soldat" của câu viết cho nên xin nêu ra đây nghĩa của từ đó trong từ điển Robert của Pháp:

Soldat: 1. Homme équipé et instruit par l'Etat pour la défense du pays. 2. Tout homme qui sert ou qui a servi dans les armées.

Dịch: 1. Người được nhà nước trang bị và huấn luyện để bảo vệ xứ sở. 2. Bất kỳ người nào phục vụ hoặc đã phục vụ trong quân đội

Như vậy "soldat" bao hàm ý nghĩa quân sự, quân đội. Đó là người mà nhiệm vụ là làm chiến tranh, chiến tranh phòng vệ hay chiến tranh xâm lược, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Trong tôn giáo, dùng chữ "soldat" không làm mất đi cái ý nghĩa đánh nhau. Dù đánh nhau vì chân lý đi nữa, thì cũng đánh nhau và đánh nhau vì chân lý thì ghê rợn lắm. Đừng trách ai dịch soldat là "binh sĩ".

Kính thư,

Cao Huy Thuần
Trích Talawas
*******
BỨC THƯ GIÁO SƯ HOÀNG TUỆ
Hà Nội, ngày 26 – 11 – 96
Anh Trần Văn Thông thân mến,
Hoàng Tuệ đây? Đã nhận sách và thư của Anh và cả a. Lê Nhu. Cám ơn các anh. Tôi cũng đã có đọc. Đọc chậm lắm. Làm sao đọc cho nhanh được các anh ơi!
Về các tài liệu gửi về, tôi thấy là quý. Đúng là ở trong nước, còn thiếu tài liệu cho các nhà nghiên cứu.
Đối với A, de Rhodes, không ít vị còn giữ ý kiến như các anh biết. Họ ca tụng ông này thật quá lời và muốn “rộng rãi” trong sự kỷ niệm ông ta, tôi nghỉ các anh nên viết thư về cho các vị trong chính phủ, một số vị đang có thái độ như trên, cả một số học giả!
Về Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ và nhiều người khác, tôi có ý nghĩ hơi khác (giới nghiên cứu, học giả trong nước và giáo sư Hoàng Tuệ xác nhận thiếu tài liệu, ĐDTB) là phải chăng nếu thấu cáitâm sự của họ (Phản quốc Việt gian, ĐDTB) trong thời bi kịch đất nước bế tắc về học vấn, về văn hóa.
Chúc Anh và các anh em bên đó làm được nhiều việc có ích trong nghiên cứu, khoa học. Và chúc hạnh phúc.
Thân
Ký tên
Hoàng Tuệ
Khu Thành Công, B5 – 62
Q, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 8343591
TB: Tôi có chuyển một số sách cho Ô. Đặng Nghiêm Vạn, Viện trưởng Viện Tôn Giáo. Ông ấy có ý muốn liên hệ với Anh. Các ông ở Viện Sử không tỏ ra có ý muốn ấy, Ông Vạn, Viện Tôn giáo, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội
Ghi Chú:
* Trong những lần điện đàm anh TT với gs Hoàng Tuệ, gs Tuệ cho biết là gs. Nguyễn Khắc Xuyên, ra Hà Nội có quỳ tạ lỗi gs Tuệ tha cho NKX đã viết những lời thô tục bất kính đối với gs Tuệ, nhưng không viết bài đính chính trên báo chí ( quá gian manh xảo trá). Địa chỉ mới của gs Tuệ, tòa nhà lầu 3 tầng kiến trúc hiện đại (gia đình Bảo Ninh ở chung ): 100/3 Hoàng Hoa Thám, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo anh TT, trong lần gặp tại 100/3 Hoàng Hoa Thám vào năm 2000, gs Tuệ bị căn bệnh lạ, cho nên không biết Gs Tuệ còn hay mất mà hơn 5 năm mất liên lạc (không có số điện thoại mới) và bận công việc không thăm quan Hà nội và kính viếng Di lăng Cha già Dân tộc Hồ Chí Minh trong những lần về Việt Nam sau này.
* Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh, bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày10 tháng 9 ( tức 16-10-1858), tàu Pháp ( trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhân Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón ( Đức thầy Huy và Cố Lý) (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Crox, cũng có tên Hậu và Hòa) nhưng (hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi). Khi tàu Pháp trở về Sơn Trà, Đà Nẵng, thì thấy thuyền nNhà Chung đã ở đó rồi. ( Xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47).Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Saigòn. Do đó, trước khi đem quân vào Saigon, Đô đốc Rigauit de Genoully đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hong Kong, Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tô và những người tháp tùng đã đi sang Hong Kong trong những điều kiện như thế nào vào đầu năm 1859. ( ghi chú ở tr 22*, của Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Di Thảo của linh mục Trương Bá Cần, nxb TP. Hồ Chí Minh , năm 1988 )
ĐDTB, ngày 28/8/06
PHỤ LỤC:
Từ điển Việt – Bồ – La tinh

Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã đưa ra xuất bản những công trình về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.
Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!
Francesco do Pina
Sinh năm 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha
Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo năm 1605 tại Coimbra. Đến Macau từ 1613.
Đến truyền giáo ở Đàng Trong năm 1617, thông thạo nhiều thứ tiếng Đông Nam Á, nhất là tiếng Nhật và tiếng Việt.
Dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ Âu châu mới qua Á Đông, trong số có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Alexandro Rhodes.
Phiên âm tiếng Việt theo mẫu tự Bồ Đào Nha và La tinh. Đắm thuyền chết tại cửa biển Đà Nẵng ngày 15-12-1625.
Gaspar do Amaral
Sinh năm 1594 tại Curveceira, Viseu, Bồ Đào Nha ngày nay. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo-giáo, năm 1617 tại Coimbra, Bồ Đào Nha. Đi Á Đông năm 1624 ở Macau; Viện trưởng Viện Truyền đạo ở Macau. Đến Đàng Ngoài năm 1629.
Trở về Macau năm 1638 sau khi hoàn thành phiên âm chữ quốc ngữ Việt Nam. Đắm thuyền, chết ngoài biển Macau tháng 2-1646 trên đường đi Việt Nam.
Antonio Barbosa
Sinh năm 1594 tại Amifana do Souza nay là Penafiel gần Porto, Bồ Đào Nha. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo tại Lisboa năm 1624. Đi Á Đông đầu năm 1624.
Đến Đàng Trong 1629, rồi Đàng Ngoài năm 1636 cho đến 1642 đi Macau. Hợp tác với Gaspar do Amaral trong việc hoàn tất phiên âm chữ quốc ngữ.

GS-TS Phạm Văn Hường
Trích Người Lao Động, ngày 7/1/07
Nguồn: http://www.dongduongthoibao.net/view.php?storyid=290

Monday 25 June 2012

“TƯỢNG ĐÀI ALEXANDRE DE RHODES”: AI LÀ NGƯỜI HÔ BIẾN? (TRẦN ĐIỀU)

“TƯỢNG ĐÀI ALEXANDRE DE RHODES”: AI LÀ NGƯỜI HÔ BIẾN?



Mảnh đất Việt Nam đã phải chịu 1.000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc. Những thế kỷ ngoại thuộc đầy tủi nhục và đau thương ấy cung cấp cho ta cái nhìn nhiều chiều về hệ lụy chiến tranh và bộ mặt thật của những đồng thủ phạm đã tạo ra nó. Chiến tranh xâm lược được cổ động qua những bộ óc và cả những “văn tự” chứa đựng âm mưu đồng hóa. Trong âm mưu đó, nhiệm vụ căn bản để người dân bản địa quên gốc mất nguồn chính là những hành động triệt tiêu bản sắc văn hóa, phá hoại di sản, áp đặt giáo dục... Điều khủng khiếp là nó được ẩn núp dưới hóa những từ như “văn minh”, “khai hóa” hết sức thâm độc. Nhưng âm mưu đồng hóa đó lại được một số người chủ ý ca tụng trong một xã hội mà nhiều việc làm, nhiều mối quan hệ đang cần phải làm sáng tỏ dưới khía cạnh “động cơ”.
Đó là những điều người viết buộc phải nhắc đến qua bài viết “Một Tượng đài ALEXANDRE DERHODES, sao không...” (sic) của Nguyễn Hàng Tình trên Tia Sáng online ngày 16/7/2009.
Hàng Tình quả là biết “Tàng Hình” khi viết:
Hằng ngày khi những cuốn sách được giở ra trong trường học, những trang báo được lật ra đây đó trên khắp các đường phố Việt Nam, cả những trang Web Việt ngữ được bày ra mênh mông trên mạng... có khi nào ta bình tâm để nghĩ về cái gốc gác thiêng liêng của “Tiếng” nước mình, về con chữ, và cả người đã tạo ra”.
Hàng Tình muốn “văn vẻ” đến cái chữ viết La-tinh, và quy hết “công” cho Alexandre de Rhodes (linh mục Dòng Tên, có tên Việt là Đắc Lộ). Đắc Lộ đã học tiếng của người Việt, đã mượn cái tiếng đó để “sáng chế” ra chữ quốc ngữ (chưa đầy đủ khi đó).
Trong bài thuyết trình đọc tại Giáo xứ Công Giáo Việt Nam ở Paris nhân kỷ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ (1593-1993), Nguyễn Khắc Xuyên đã viết:
Thực ra Đắc Lộ không phải là người sáng chế ra thứ chữ viết theo tự mẫu Latinh. Đây là một sự nghiệp chung của một số giáo sĩ thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đặc biệt là người Bồ, rồi tới người Ý, người Pháp. Nhưng Đắc Lộ là người được nói tới nhiều hơn hết và vì đó kể như có công nhất, bởi vì các tác phẩm của ông còn tồn tại cho tới ngày nay, trong khi nhiều tác phẩm của các đồng nghiệp đã thất lạc…” (Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) 1593-1660).
Và Nguyễn Đình Đầu, một trong những người bênh vực Đắc Lộ hết mực, cũng phải công khai thừa nhận “không một ai trong hội thảo cho rằng Đắc Lộ “là người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ”, mà chỉ là người học nói tiếng ta từ chính người Việt...” (Bùi Kha - Biện chính với Nguyễn Đình Đầu).
Chúng ta “bình tâm” nhưng không phải để nghĩ về “cha đẻ” ấy mà là để hiểu rõ hơn về những cố gắng sáng tạo chữ viết của ông cha trong nhiều thế kỷ đã dần định hình một thứ chữ Nôm nhưng đã bị những âm mưu đồng hóa thủ tiêu bằng mọi cách.
Thực ra Hàng Tình chưa tiếp xúc với những tranh luận gần đây (năm 2008) giữa Bùi Kha và Nguyễn Đình Đầu về Đắc Lộ trên tạp chí Hồn Việt và trên sachhiem.net, nên mới nhắm mắt mà viết “cha đẻ ra chữ viết tiếng Việt hiện đại, chữ Quốc ngữ, ông Alexandre de Rhodes - một người sinh ra từ vùng Avignon (Pháp), có gốc Do Thái ấy, biệt khuất chúng ta kể từ rất lâu rồi, vào thế kỷ XVII”.
Hàng Tình so sánh: “Nhìn quanh các nước Đông Á, nhận ra lịch sử đã đưa đẩy ngôn ngữ Việt ta thoát ra khỏi hệ thống chữ viết tượng hình, khỏi món nợ “vay mượn” dai dẳng lối ghi âm (chữ viết) Trung Hoa, cái ước mơ đau đáu Nhớ Cụ mà người Nhật, Triều Tiên chưa thực hiện được. Với chữ viết (có được như hiện nay), rõ ràng là cái rõ nhất chúng ta có độc lập, đang thực sự độc lập”.
Ông cha ta đã từ chữ viết tượng hình của người Trung Hoa mà sáng tạo ra chữ Nôm trong hoàn cảnh ý thức về một dân tộc cần phải có chữ viết riêng. Chưa thể làm gì hơn cho việc phổ biến chữ viết ấy thì quân Pháp xâm lược Việt Nam. Đắc Lộ từng thừa nhận: “Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.” (Hành trình và truyền giáo).
Giám mục Puginier, người có công lớn trong việc chiếm phá chùa Báo Thiên để xây nhà Thờ lớn Hà Nội (hiện nay) thì không ngần ngại tuyên bố: “…tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam (chữ Quốc ngữ, BK), rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Ðông.
Cứ như lời của Puginier nói thì mục tiêu cuối cùng trong công cuộc đồng hóa là người Việt sẽ sử dụng tiếng Pháp. Và nếu không có những người cộng sản thì chắc người Việt sẽ không viết như chúng ta hôm nay, để cho ai đó “kể công” của Đắc Lộ mà không màng đến liêm sỉ quốc gia. Không hiểu sao Hàng Tình “đóng đinh” rằng “chúng ta có độc lập, đang thực sự độc lập” khi thoát ra khỏi cái chữ tượng hình. Mượn của Trung Hoa thì không có “độc lập”, còn mượn của Latinh thì có “độc lập” thực sự chăng?
Hàng Tình hiểu “độc lập” này như thế nào? Giống như quốc gia Philippinne nói và viết hoàn toàn bằng chữ Latinh, còn bản sắc thì mất gần hết chăng? Còn người Nhật, hiện nay họ vẫn sử dụng phần lớn chữ Trung Hoa nhưng văn hóa của họ, tiếng nói của họ có biến mất không? Có ai bảo họ không có “độc lập” không? Các nước sử dụng mẫu tự Latinh ở phương Tây sẽ định nghĩa sao về “độc lập” cho riêng mình?
Chưa hết, trong Thư đề ngày 12/01/1882, từ Chợ Quán “Kính gởi các vị trong Hội Đồng Thuộc Địa”, Bao-ti-xi-ta Trương Vĩnh Ký viết rõ hơn về mục đích các tác phẩm của ông:
Thưa quí vị,
Tôi hân hạnh gởi đến quí vị một bản trình bày từng tác phẩm xuất bản mà tôi đã biên soạn.
Làm như vậy, ý định của tôi là để chứng tỏ với quý vị rằng trong 13 cuốn sách tôi đã xuất bản cho đến nay do tiền tôi bỏ ra, tôi chưa bao giờ đi lệch mục tiêu chính và trực tiếp mà tôi đã trình bày trước đây trong các thư tôi viết vừa cho nhà cầm quyền, vừa cho Ủy ban Phụ trách Cứu xét những tác phẩm của tôi. Mục tiêu đó là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam" (Nguyễn Sinh Duy, “Cuốn sổ bình sinh của Trương Vĩnh Ký”, NXB Nam Sơn, Sài gòn, tháng 3,1975).
Hàng Tình: “Có quá lời không chưa rõ, nhưng ai đó đã từng bảo: “Với việc Latin hoá chữ viết tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã đặt Việt Nam tiến bước văn minh, hòa nhập cùng nhân loại trước các dân tộc Đông Á khác 300 năm”. Không phải ngẫu nhiên mà từ cuối thế kỷ XIX, và đầu thế kỷ XX ngay giới trí thức Nho học Việt Nam cũng đã quyết liệt cổ suý, truyền bá chiến lược cho sự lớn mạnh của Quốc ngữ, đẩy hệ thống chữ tượng hình, chữ Hán - Nôm vào cáo chung, để rồi chúng ta có được một di sản ngôn ngữ/chữ Việt như ngày hôm nay”.
Tại sao Hàng Tình phải viết “có quá lời không chưa rõ”? Rõ là “quá lời” lắm chứ. Vì ai cũng biết những lời nhận xét trên phát xuất từ Nguyệt san MISSI [do các cha Dòng Tên (một dòng tu với những lời thề rất thiếu tính người) người Pháp điều khiển]. Vatican thì mở “Hội thảo” về Đắc Lộ, còn MISSI thì giật tít "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".Chẳng lẽ ông Hàng Tình không hiểu nổi “tính khách quan” trong câu tục ngữ của người Việt “mẹ hát con khen” à?
Đắc Lộ là một người không thật thà, hay phóng đại về việc làm của mình tại An Nam. Và những “bốc phét” của ông ta đã bị Yoshiharu Tsuboi lột tả trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes:

"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố rằng, người Việt Nam cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vìhọ chỉ thấy có độ 60.000 thay vì 200.000 tín đồ Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố”.

Hàng Tình: “Suốt 20 năm gắn bó với Việt Nam, đến và đi thầm lặng, rồi tạo ra thứ chữ Việt có kiểu ký hiệu phổ biến như bao dân tộc châu Âu, Mỹ, Phi, Úc đó, Alexandre de Rhodes đã có đến 6 lần bị chính quyền phong kiến Việt Nam, chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh... trục xuất (nhưng ông vẫn luôn tìm cách để được quay lại). Khi về châu Âu, ông vẫn đeo đuổi cho ngôn ngữ Việt, bỏ ra tiếp 6 năm nữa để hoàn thành công trình ngôn ngữ ấy (bộ Từ điển Việt - Bồ - La “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum”, vào năm 1651, tại Italia) cho sứ mệnh tinh thần của mình (rao giảng Phúc Âm), cùng lúc cho văn hoá Việt, dân tộc Việt”.

Hàng Tình ngày càng lộ rõ mình là một kẻ “Tàng Hình” trong đánh tráo khái niệm. Vì viết như vậy là không lương thiện với lịch sử, bởi nó sẽ làm cho người đọc (ít tiếp cận thông tin về Đắc Lộ) hiểu lầm rằng Đắc Lộ đến Việt Nam khi ấy chỉ để “tạo ra thứ chữ Việt…”, “theo đuổi ngôn ngữ Việt”. Hàng Tình nên đọc lại lịch sử về Đắc Lộ và xem 6 lần bị trục xuất ấy có phải do “theo đuổi ngôn ngữ Việt” không?

Hàng Tình tìm người “bảo kê”: “Chúng ta - dân tộc Việt Nam - mang ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật!”. Ông Võ Văn Kiệt - vị cố Thủ tướng được dân yêu quí và ngưỡng vọng, từng bảo thế. Những tháng ngày về hưu, ông Kiệt càng nghĩ nhiều hơn về công lao của Alexandre de Rhodes (ông tự đặt tên Việt cho mình là Đắc Lộ). Và thế là ông đã mời điêu khắc gia Phạm Văn Hạng và nhà sử học Dương Trung Quốc đến nhà ở TP.HCM để “đặt hàng”, nhờ tạc cho được một bức tượng về Alexandre de Rhodes, mà ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người Việt tỏ lòng tri ân người có đóng góp cho dân tộc yêu dấu mình. Nhưng rồi buộc phải trách nhiệm hơn, ông bảo với nghệ sĩ Hạng và ông Quốc: “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quí trọng văn hoá, khoa học...”.
Tôi không biết đây là lời khen hay chê ông cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vì ông Kiệt không thể “lớn lối” đại diện dân tộc này để mang ơn một trong những kẻ đã chủ mưu dẫn binh đến cướp nước và đồng hóa dân tộc ta được. Ông Kiệt tạc tượng, hay “cúc cung bái” Đắc Lộ là quyền tự do cá nhân của ông ấy. Nhưng việc “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quí trọng văn hoá, khoa học...” (nếu đúng như Hàng Tình nói) thì là một việc làm hồ đồ, xúc phạm đến tình cảm dân tộc và máu xương đã đổ xuống vì độc lập dân tộc của đồng bào.
Và tôi cũng không nghi ngờ gì về việc ông Dương Trung Quốc tại sao lại a dua bàn bạc cái việc “đại sự” này, vì ông cũng từng phát biểu: “Nếu nói cho đủ thì trong tiến trình lịch sử của mình, Việt Nam lại còn có cơ hội tiếp cận (vì lý do chiến tranh và ý thức hệ) với nhiều nền văn minh…” và “Chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác và thương tích nhưng đó là một thế kỷ đủ giúp Việt Nam bứt ra khỏi cái thế giới Trung Hoa truyền thống không chỉ về chính trị mà quan trọng hơn là sự tiếp nhận những giá trị văn của văn hoá phương Tây, trở thành một phần di sản và bản sắc của văn hoá Việt Nam hiện đại”.
Đó là nhận thức “không vỏ dưa thì vỏ dừa” về chiến tranh của ông Dương sử h(ọc). Miễn chê!
Một cái tên đường ở Tp.HCM (và chỉ nên có ở Tp.HCM) đã là quá đủ để dành cho Alexandre de Rhodes. Khi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức đã “thỏa thuận” theo lời đề nghị “ngoại giao” của quốc gia Vatican để tôn vinh cho Đắc Lộ. Việc làm này khi ấy vốn dĩ đã là việc làm “xé rào dư luận”, nếu không muốn nói là “đi đêm”. Người ta nghi ngờ về bộ óc của những người “thẩm định”, vì họ đã có đủ tư cách và thẩm quyền văn hóa để làm điều đó hay không, hay do họ bị quan (tiền) chi phối. Chỉ cần đọc kỹ lịch sử về Đắc Lộ đủ thấy một số người đã đánh tráo sự thật nhằm đưa một kẻ cướp nước với âm mưu đồng hóa thành "tượng đài" của dân tộc. Muốn làm điều này nhanh gọn, không có việc “thiết thực” hơn là mở “Hội thảo khoa học”. “Hội” thì có, “thảo” thì không, còn “khoa học” thì vô cùng lờ mờ.
Hàng Tình: “Với Alexandre de Rhodes, tượng ông đã được tạc xong (bằng đá hoa cương, cao 3m, rộng 2m, nặng 43 tấn) lâu rồi, đang để ở ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), nhưng vì người “bảo hộ” cho sự chào đời (và tồn tại) của nó cũng đã khuất, nên ông Hạng lẫn ông Quốc giờ chỉ nhìn tượng ông Rhodes rồi nhìn vào nhau (!), bởi không biết phải “đặt đâu”, và “làm sao đặt được”, dù biết rằng động thái tri ân ấy vào những năm 1941 đã từng diễn ra (do Hội Trí Tri và Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ người Việt ở Việt Nam thực hiện): Một bia vinh danh Alexandre de Rhodes được đặt ngay bên trái tim Thủ đô, ở hồ Gươm”.
Người Việt không bao giờ quên ơn những người nước ngoài có đóng góp về văn hóa, khoa học cho dân tộc. Nhưng những người nước ngoài đó không thể là những kẻ vận động binh đao để tiến hành chiến tranh xâm lược với âm mưu đồng hóa. Đó chính là thái độ ứng xử rất phân minh của người Việt. Vì vậy Hàng Tình so sánh Đắc Lộ với Pasteur, A.Yersin, Calmette, Marie Curie… là rất khập khiễng.
Năm 1941 Hội Trí Tri cùng với Hội Truyền bá Quốc ngữ đã quyên góp để dựng một tấm bia kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 350 của giáo sĩ Đắc Lộ ở gần bên bờ hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu.
Cụ Hoàng Xuân Hãn viết về Hội này như sau: “Lần đầu nghe nói đến tên hội này, tôi lấy làm ngạc nhiên, rồi đáp: “Không ai mời tôi cả. Vả chăng ngày nay ai mà chẳng học quốc ngữ; thì lập hội làm gì ? Hoặc quốc ngữ đây nghĩa là tiếng ta. tiếng và văn Việt ngữ?Lập hội với mục đích ấy cũng tốt, vì ngày nay ai cũng muốn nói tiếng tây cho thoáng, chứ không hiểu đúng tiếng ta, đến đỗi hạng lầm hiểurằng ''yếu điểm” là điểm yếu, ngày càng nhiều”. Cụ để tôi nói dài mới ngắt lời, rồi đáp: “Truyền  quốcngữ là truyền  cách viết tiếng ta bằng những chữ la-tinh A, B, C” (Nhớ lại hội Truyền bá quốc ngữ… - Báo Đoàn Kết tháng 9-10-1988).
Hành động lập bia của họ ở thời điểm Pháp đang đô hộ có thể do chưa tiếp cận chính xác tư liệu đểđánh giá về sự thật Đắc Lộ. Nhưng phần nào động cơ kỷ niệm của họ là trong sáng vì họ sớm nhận ra “ngày nay ai cũng muốn nói tiếng Tây cho thoáng”. Mục đích cuối cùng của các cha đạo là người bản xứ sẽ nói và viết tiếng Tây, chứ không phải thứ chứ quốc ngữ chưa hoàn thiện như ở thời Đắc Lộ.
Hàng Tình: “Tượng đài Nguyễn Trãi sừng sững ở Québec (Canada), hay 18 danh nhân Việt Nam được đặt tên đường ở Houston (Texas, Hoa Kỳ)... là thông điệp nhắc nhở về những giá trị đóng góp cho hạnh phúc của con người được chấp nhận và thừa nhận luôn không biên giới, huống gì “nhân vật” Alexandre de Rhodes, người hằng ngày đồng hành cùng chúng ta, đóng góp cho sự phát triển, văn minh của chúng ta. Hình như chúng ta đang mắc nợ một tượng đài, cùng dăm ba con đường phố hiền hoà mang tên “người cho ta cái chữ” ấy”.
Càng so sánh càng thấy Hàng Tình rất ngu ngơ về lịch sử. Nguyễn Trãi là một danh nhân văn hóa thế giới, ông chẳng có âm mưu gì với nước Canada. Dĩ nhiên, về ngoại giao, các nước từng đặt quan hệ với nhau, có những ứng xử như vậy là bình thường. Ông Lê Nin chẳng có ngày nào ở Việt Nam mà Việt Nam vẫn có tượng đài của ông ta. Những tượng đài người nước ngoài được xây dựng để bày tỏ sự tôn trọng và gắn kết tình hữu nghị. Nếu những nước đó từng xây dựng tượng đài của những kẻ dẫn quân vào xâm lược đất nước họ, thì Hàng Tình (Tàng Hình) hãy đem ra so sánh, bằng không chính việc làm này, Hàng Tình đã miệt thị những danh nhân văn hóa của người Việt.
Những người Việt (đa số là Phật tử) sẽ nghĩ gì, nếu tượng đài Đắc Lộ xuất hiện ở Hồ Gươm (Hà Nội) - một mảnh đất thiêng vốn dĩ đề cao những giá trị văn hóa hòa bình. Ý nghĩa của hồ Hoàn Kiếm không chỉ bằng hành động trả vật dụng gươm thần mà còn phải trả cả cái gươm trong bụng. Đắc Lộ đã không ngừng miệt mài rèn gươm bụng, để “nhào nặn” chữ quốc ngữ dùng làm bao để bọc nó. Và chúng ta không thể tưởng tượng được rằng mỗi khi đi qua "tượng đài" Đắc Lộ chúng ta nghĩ về mảnh đất Thăng Long mà biết bao chùa chiền di sản bị thực dân Pháp kết hợp với các cha đạo nước ngoài tàn phá. Và người Phật tử sẽ nghĩ gì khi một cha đạo như Đắc Lộ từng nói rất “văn hóa” như sau: “Bởi Tam giáo này, như nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống, ...”. (Phép giảng tám ngày). Ôi! Có lẽ nào sẽ có một “tượng đài chữ viết” cho những ngôn ngữ “thiêng liêng” như vậy sao?
Trong khi thiền sư Vạn Hạnh với tầm nhìn xa rộng cố vấn và thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long để tạo kế lâu dài cho dân tộc còn chưa có một tượng đài xứng tầm ở Thủ đô thì Đắc Lộ đang được người ta "rục rịch cổ vũ" kéo ra đứng ở Thăng Long. Trong khi hai di sản nổi tiếng của Phật giáo là chùa Báo Thiên và Báo Ân tại khu vực Hồ Gươm còn chưa được phục dựng thì Đắc Lộ (bằng đá hoa cương) lại được giật tít trên Tia Sáng để dọn đường đến đó đứng.
Năm 1624, Đắc Lộ đến đàng Ngoài, đánh dấu sự khởi đầu của khối liên minh thực dân đế quốc Pháp-Vatican. Sau 10 năm hoạt động ở Việt Nam, Đắc Lộ đã có đầy đủ bản đồ Việt Nam, có một bản báo cáo tỉ mỉ về tình hình Việt Nam đệ trình cho Giáo hoàng ở Vatican và đồng thời đệ trình cho vua Louis XIV của Pháp vào lúc bấy giờ, kèm theo bản báo cáo đề nghị "Đánh chiếm Việt Nam".
“Tượng đài” cho con người này? Đây quả là một huyễn thuật “hô biến” rẻ tiền mà một số người đã và đang cố tình dựng ra.
TRẦN ĐIỀU