Tuesday 11 August 2020

Văn nghệ Thứ Bảy : một nhà văn thuộc Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam (Giaovn)

Nguồn : https://giaovn.blogspot.com/2014/12/mot-nha-van-thuoc-hoi-nha-van-tpho-chi.html

Văn nghệ Thứ Bảy : một nhà văn thuộc Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam

Thuần túy lưu tư liệu, để có thể mường tượng cụ thể về văn học Việt Nam đương đại

Mường tượng đơn giản thì Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có những gương mặt như: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo (những người kì cựu hiện tại), tác giả của bộ Đại gia là Thiên Sơn và nhà thơ Hoàng Quang Thuận (hai người này cùng vào hội một năm, năm 2011, đọc lại ở đây).

Còn Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh thì có những tác giả thấy trên tuần báo Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh (xem lại ở đây).

Một nhà văn của Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh vừa khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam. Lá đơn khiếu nại này bao hàm nhiều ý nghĩa đương đại, nên lưu về đây.

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi từ blog Đông La (người vừa gửi đơn).

---
THỨ BẢY, NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
-- 0 --

ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về việc xét đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam)

Kính gởi:    
-Nhà thơ HỮU THỈNH, Chủ tịch LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.
                   -ĐOÀN CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.
Đồng kính gởi các vị có trọng trách về lĩnh vực Chính trị, Tư tưởng, Văn hóa, Nghệ thuật:
                   -Ông ĐINH THẾ HUYNH, Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCSVN, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
                   -Ông VŨ ĐỨC ĐAM, Ủy viên BCH Trung ương ĐCSVN, Phó Thủ tướng phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục.

Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, bút danh Đông La, sinh sống tại TP HCM, là nhà văn thuộc Hội Nhà Văn TPHCM.
Tôi làm đơn này khiếu nại một việc rất nhỏ là việc Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam của tôi nhưng nó lại là một dấu hiệu chỉ ra một thực trạng rất lớn, rất nguy hiểm liên quan đến vấn đề Chính trị Tư tưởng và Văn chương Nghệ thuật ở nước ta.
Vừa rồi tôi được một nhà văn trong Ban Chấp hành Hội Nhà Văn VN khuyên làm đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam. Tự thấy mình đủ tiêu chuẩn nên tôi đã đồng ý.
Cụ thể từ một người lính, sau khi tham gia Chiến dịch HCM 1975, hòa bình về tôi đi học rồi trở thành một cán bộ nghiên cứu hóa dược. Năng khiếu văn chương của tôi đã được Nhà thơ Anh Thơ phát hiện, rồi bà giới thiệu tôi với Nhà thơ lớn Chế Lan Viên. Khi đọc chùm thơ đầu tay của tôi, Chế Lan Viên đã đề nghị trao giải thơ cho tôi trong cuộc thi năm 1986 của Hội Nhà Văn TPHCM, rồi ông còn trực tiếp đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM. Sau đó tôi viết nhiều, cả văn, thơ và phê bình, tác phẩm được đăng hầu hết trên các báo, tạp chí văn nghệ lớn trong cả nước. Hai năm liên tiếp, 1997, 1998, tôi đã tặng thưởng hàng năm về phê bình và thơ của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội. Tôi đã xuất bản 5 cuốn sách và nhiều bản thảo chưa in. Cụ thể về phê bình, năm 2001, tôi đã xuất bản cuốn Biên độ của trí tưởng tượng tại NXB Văn Học, được báo Nhân Dân giới thiệu qua bài viết của PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN, hiện là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học: “Biên độ của trí tưởng tượng... đã tạo được sự quan tâm của dư luận và thật sự có đóng góp cho đời sống văn học đương đại  (BáoNhân Dânsố 17030, 6-3-2002). Gần đây trước thực trạng giới tri thức trong đó có nhiều nhà văn có sự phân hóa mạnh về chính trị tư tưởng, họ nhân danh phản biện, đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, nhưng họ lại thể hiện bằng những quan điểm lộn ngược cả hệ giá trị, kể cả lịch sử, đòi thay đổi chế độ, thay đổi hiến pháp, tước bỏ quyền lãnh đạo của ĐCS. Hành động của họ thực chất là sự cơ hội, trở cờ. Tôi đã viết nhiều, phản bác tất cả những sự sai trái đó, năm 2013, một phần các bài viết đã được in thành cuốn Bóng tối của ánh sáng. Từ khi còn là bản thảo, do bạn bè thấy có giá trị liên quan đến những vấn đề lớn về lý luận nên họ đã chuyển đến các cá nhân và cơ quan có trọng trách. Bản thảo đã được các chuyên gia xem xét kỹ lưỡng rồi được cơ quan nhà nước xuất bản. Ông Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đánh giá cao cuốn sách, ông nói ông thích nhất bài Các Mác-một tình yêu bao la. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng gọi điện cho tôi: “Những bài viết của em có sức mạnh như những sư đoàn”. Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM một lần gặp tôi cũng nói: “Em cảm ơn anh vì các bài viết của anh trên Báo VN TPHCM mà em được cấp trên khen đấy!” Năm 2013, cuốn Bóng tối của ánh sáng đã được LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM trao giải thưởng.
Về nhân thân tôi cũng chưa có bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào. Theo quy định việc xin vào Hội Nhà văn VN phải có hai người giới thiệu, người thứ nhất, GS Mai Quốc Liên đã viết lời giới thiệu tôi là “một nhà phê bình hiếm có”. Còn người thứ hai là GS Trần Thanh Đạm. Khi tôi cảm ơn ông thì ông nói: “Tôi cũng phải cảm ơn anh vì tôi rất vinh dự được giới thiệu người như anh vào Hội”.
Như vậy, về tài đức, về thành quả văn chương, tôi hoàn toàn xứng đáng được vào Hội Nhà Văn VN.
Vì vậy việc BCH Hội Nhà Văn VN quá bán loại tôi là không công minh, cần phải được xem xét lại. Nghe nói những người loại tôi đã lấy cớ tôi là cực đoan, có thái độ không tốt khi phê phán người khác. Tôi hoàn toàn phản đối điều này, vì cực đoan là một sự sai trái, trong khi tất cả các bài tôi phê phán người khác đều nêu đích danh, họ sai về cái gì và sai như thế nào, tôi còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên không thể tùy tiện vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Ngoài những ý kiến lẻ tẻ và sự “ném đá” của những kẻ xấu, chưa có một bài viết và văn bản chính thức nào chứng minh được tôi là người cực đoan. Còn việc tôi tỏ thái độ trước những hành động và thái độ sai trái thì không thể là thái độ sai trái, cũng như tòa tuyên án một người phạm tội không thể là xấu vậy! Trên blog, tôi đã để câu nói của Einstein như là tấm gương để noi theo: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả). Vì vậy, chính thái độ dĩ hòa vi quý, mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật, vô cảm, tránh né những hành động và thái độ sai trái để lấy lòng nhau, dẫn đến tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh, mới chính là thái độ sai trái. Chính Hội Nhà Văn VN có tình trạng như vậy, bởi hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có thái độ và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà văn không ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự sai trái ấy. Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước Nam này, nếu hỏi ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không ngần ngại trả lời: Nguyễn Quang Lập”.
Vì vậy, những cá nhân trong BCH Hội Nhà văn như ông Trung Trung Đỉnh, Văn Công Hùng lấy cớ tôi cực đoan để loại tôi là một hành động sai trái, bất minh, hoàn toàn chỉ vì nhận thức cảm tính chủ quan và cảm tình cá nhân.
Việc bỏ phiếu thể hiện sự dân chủ, nhưng nếu hiểu triết học, sự bỏ phiếu của BCH Hội Nhà Văn như trên là không tuân theo Nguyên lý “Tập trung dân chủ” của Chủ nghĩa Mác-Lê nin. Theo tiếng Nga, Nguyên lý Tập trung dân chủ viết là Демократический централизм. Vậy Dân chủ là tính từ bổ nghĩa cho Tập trung, nếu dịch cho chính xác phải là: Nguyên lý tập trung có tính dân chủ. Vì vậy cái chính là tập trung, là mục đích, dân chủ là phương thức để hướng đến cái chung ấy một cách tốt nhất, đúng đắn nhất, tránh sự độc đoán sai trái. Bỏ phiếu dân chủ là để bầu ra người xứng đáng chứ không phải là sự cấu kết để loại người xứng đáng như việc bỏ phiếu loại tôi của nhóm đa số trong BCH Hội Nhà Văn VN!
Ngược lại, Hội Nhà Văn Hà Nội từng bỏ phiếu bầu Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch lại là việc bầu ra người không xứng đáng. Hội Nhà Văn Hà Nội là một tổ chức thuộc nhà nước nhưngPhạm Xuân Nguyên là người luôn phản đối nhà nước thực thi pháp luật, như từng lên tiếng ủng hộ những người phạm pháp và sai trái, từ lê Công Định, Phương Uyên đến Nhã Thuyên và hôm nay là Nguyễn Quang Lập; Phạm Xuân Nguyên cũng từng cho trong cuộc kháng chiến của ta là “những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Vậy việc bỏ phiếu của Hội Nhà Văn Hà Nội bầu Phạm Xuân Nguyên là thứ dân chủ chống đối, dân chủ lộn ngược, không phải là dân chủ theo đúng Nguyên lý Tập trung Dân chủ của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Cũng theo Nguyên lý Tập trung Dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp trên phải giám sát những việc làm quan trọng của cấp dưới, những người không đủ tiêu chuẩn như Phạm Xuân Nguyên lẽ ra phải bị loại ngay trong danh sách ứng cử, như vậy thì làm sao có được cái kết quả dân chủ lộn ngược trên?
Tiếc là không chỉ có ở Hội Nhà Văn Hà Nội mà nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng đã có những vụ bầu bán sai Nguyên lý Tập trung Dân chủ. Ngay ở Hội Nhà Văn VN cũng đã có những dấu hiệu lớp kế cận Nhà thơ Hữu Thỉnh đang ráo riết xây dựng lực lượng để giành quyền theo hình mẫu bầu bán của Hội Nhà Văn Hà Nội. Việc bỏ phiếu loại tôi như là một sự tập dượt của họ. Nếu họ thành công, lúc đó văn chương sẽ không “dĩ tải đạo” như lời dạy của cha ông nữa mà là tải tà đạo, Hội Nhà Văn sẽ là tập đoàn cứ điểm làm nguy cơ tồn vong của chế độ, theo lời TBT Nguyễn Phú Trọng, thêm nguy cơ hơn. Mà khi quyền lực tối cao rơi vào tay kẻ tham, kẻ dốt, kẻ ác, kẻ xấu thì đích đến của nước ta sẽ là Irắc, Lybi, Pakistan, Apganixtan chứ không phải là Bắc Âu, là Anh Pháp Mỹ, là Đức Ý Nhật đâu! Nên trong tình trạng bất ổn này, Hội Nhà Văn VN cũng cần ổn định như xã hội cần ổn định vậy, vẫn cần đến thế hệ Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm trọng trách, có những sai trái yếu kém thì phải sửa, nếu không Hội Nhà Văn sẽ là mảnh đất gieo mầm và nuôi dưỡng sự phản loạn. Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã là như thế. Vì sai trái, chỉ bằng chữ nghĩa, họ đã không làm gì được, nhưng khi quyền lực rơi vào tay những người tiếp bước họ, như những kẻ xấu hiện có trong BCH Hội Nhà Văn VN thì sẽ rất nguy hiểm! Nên theo đúng Nguyên lý Tập trung Dân chủ, Hội Nhà Văn VN là hội của nhà nước thì phải vì dân vì nước, nhà nước phải giám sát việc ứng cử, bầu cử kỳ tới, cần loại ngay những kẻ cơ hội, kẻ xấu ứng cử.
Tóm lại, việc Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam vừa quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam của tôi, không căn cứ vào tài, đức, thành quả văn chương của tôi, chỉ dựa vào thành kiến sai trái, cảm tính chủ quan, cảm tình cá nhân, đã vi phạm Nguyên lý Tập trung Dân chủ, là kết quả sai trái, không công minh và công tâm!
Cũng theo Nguyên lý Tập trung Dân chủ, cấp dưới phải phục tùng cấp trên và theo luật Khiếu nại Tố cáo, tôi làm đơn này gởi đến cấp trên trực tiếp của Hội Nhà Văn VN là LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM và các vị có trọng trách trong cơ quan Đảng và Chính phủ liên quan đến lĩnh vực Chính trị Tư tưởng và Văn học Nghệ thuậtđề nghị xem xét và thay đổi kết quả việc bỏ phiếu sai trái trên. Cần ngăn chặn khuynh hướng kết bè kéo cánh, vì danh lợi cá nhân, lợi dụng dân chủ lái các cuộc bầu bán đến những kết quả lộn ngược. Nếu các giá trị bị lộn ngược thì đất nước sẽ loạn.
Rất mong được quan tâm xem xét, tôi xin cảm ơn!

TPHCM ngày 27 tháng 12 năm 2014
NGƯỜI LÀM ĐƠN
ĐÔNG LA
NGUYỄN VĂN HÙNG
           (Đã ký)

          Đơn này cũng được gở đến những người liên quan:
          -Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch HNVVN
          -Lê Quang Trang, PCT HNVVN.

          -Nguyễn Quang Thiều, PCT HNVVN

Monday 10 August 2020

Tại sao sinh viên Võ Bị Đà Lạt được gọi là cùi ?


Ông Huỳnh Bửu Sơn kể lại giai thoại sau:

Văn hóa vụ trưởng đầu tiên là cụ Ðỗ Trí Lễ, cựu Giám đốc Học chính tại Hà nội. Sau khi cụ Ðỗ Trí Lễ về hưu, Trung tá Trần Ngọc Huyến được bổ nhiệm về trường thay thế. Chữ "CÙI" xuất phát từ lúc khóa 16 còn tại trường và Trung tá Huyến giữ chức vụ Chỉ huy trưởng kiêm Văn hóa vụ trưởng của trường. 

Mặc dù là Chỉ huy trưởng nhưng ông thường trực tiếp lên lớp với khóa 16 với tư cách một giáo sư văn hóa giảng dạy môn "Huấn luyện Tinh thần". Có lẽ vì chương trình bốn năm dài đằng đẵng, phần đông sinh viên đã ngán văn hóa, nhưng khi vào trường lại gặp phải văn hóa nên sinh ra ù lì, biếng học. Thái độ tiêu cực của một số sinh viên sĩ quan trong các giờ "học về tinh thần" làm vị giáo sư này nổi giận. Ông áp dụng kỷ luật, rầy la nhưng thấy cũng không có hiệu quả mấy. Ông đổi ra phương cách khích động tinh thần. Ông đã để ra hàng giờ lý luận với sinh viên sĩ quan phương trình A phải bằng A, thuyết phục sinh viên sĩ quan là phải chấp nhận khi vào trường là phải học hành đến nơi đến chốn chứ không được lạng quạng

 

Càng cố gắng, ông giáo sư này càng gặp bực mình. Một hôm nọ, sau khi sinh viên sĩ quan ra khỏi lớp, còn lại mình ông và tôi, ông cằn nhằn:  

"Tụi sinh viên của "toi" bê bối quá. Cùi hủi gì đâu! Chỉ có cùi mới không sợ ghẻ lở. "Moi" phải gọi tụi nó bằng cùi mới được." 

Ông vừa nói xong thì lớp khác vào học, ông bèn gọi sinh viên sĩ quan là cùi luôn. Ông dùng chữ CÙI như để "mắng yêu" sinh viên sĩ quan. Có một vị giáo sư nào mà không thương yêu học trò? Ðối với sinh viên sĩ quan, Trung tá Huyến là người "giơ cao đánh khẽ". 

(http://www.dinhsong.net/DS/WebsiteAoSauVuon.aspx)

Ông Mai Trung Ngọc, một cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, giải thích:

Các SVSQ K14, 15, 16, 17, 18 được Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến gọi là "Cùi", chúng tôi cũng tự gọi nhau là "Cùi". Có lần người viết hỏi ông "Cùi" có nghĩa là gì, thì ông nói "Cùi nghĩa là Cùi chứ còn gì nữa", nhưng tất cả đều hiểu rằng ông muốn các học trò của ông đừng bao giờ tự mãn, tự thị hãy học thêm để phục vụ những việc tốt đẹp. Chỉ Huy Trưởng Trần Ngọc Huyến nay đã tạ thế, tôi viết các dòng trên như để tưởng niệm 1 bậc Thày

(http://k16vbqgvn.org/butky-lytuongTVBQGVN-MTN.htm)

Tôi nghi ông Huyến chơi chữ. Tiếng Pháp lépreux (cùi) đồng âm với les preux (những chàng dũng sĩ).

Saturday 8 August 2020

Đấu tranh giai cấp với tư duy nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Khoan - Đại Biểu Nhân Dân)

Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Đấu tranh giai cấp với tư duy nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

07:46 | 18/06/2011
Theo báo cáo của mật thám Jean tại Paris trong ngày 9 tháng 2 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã hai lần đến thư viện Sainte Geneviève, rồi sau đó vào các ngày 10, 11, 12, 13, 15, 17, 19 và nhiều ngày nữa vẫn tiếp tục đến đọc sách trong thư viện này. Trong một lần kể chuyện cho một cán bộ, Hồ Chủ tịch nói Bác đã đọc Tư bản luận của Mác bảy ngày liền. Phải chăng Người đã đọc cuốn sách đồ sộ của Mác tại thư viện Sainte Geneviève?
Gần đúng hai tháng sau, ngày 11 tháng 2 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày đề tài Chủ nghĩa Bônsêvích ở châu Á tại Hội nghị những người Thanh niên Cộng sản Pháp quận II, Paris. Tháng 7 cùng năm, Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của Lênin về Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) số ra ngày 16 và ngày 17 tháng 7 năm 1920. Luận cương này đã làm cho Nguyễn Ái Quốc “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao” - một tình cảm và nhận thức mà do nhiều nguyên nhân trước đó Người  chưa có cho đến khi đọc tác phẩm của Mác. Nguyễn Ái Quốc còn viết thư bằng tiếng Pháp gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản cho biết: “Luận cương này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan của mình”.
Văn bản đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc nêu tên V.I.Lê nin là bài “ Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa” viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo L’Humanité, ký tên Nguyễn Ái Quốc, ngày 25 tháng 5 năm 1922. Trong bài này, tác giả viết: “Chủ nghĩa Bôn sêvích, trước con mắt người dân bản xứ có nghĩa là sự phá hoại tất cả, hoặc tự giải phóng khỏi ách nước ngoài. Nghĩa thứ nhất, làm cho quần chúng ít học và nhút nhát xa lánh chúng ta, nghĩa thứ hai thì dẫn họ đến chủ nghĩa quốc gia. Cả hai điều đó đều nguy hiểm cả”.
Băn khoăn, suy nghĩ về chủ nghĩa Bônsêvích thực ra là chủ nghĩa Mác áp dụng như thế nào trong một nước thuộc địa có bọn đế quốc thực dân và tay sai, có đông đảo nông dân, một bộ phận nhỏ công nhân mới hình thành cùng với nhiều tầng lớp xã hội khác - như ở Việt Nam - là một chuỗi dài tháng năm tư duy, chọn lọc, tìm kiếm của Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã đi từ nhận định: “Ở Đông Dương có hai con người: Người được bảo hộ và người đi bảo hộ” (báo Le Paria, số 16 tháng 7 năm 1923) đến kết luận: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” (Báo Le Paria, số 25 tháng 5 năm 1924) và “ chỉ có hai loại người: Thiện và Ác”.
Trong bài Phong trào cách mạng ở Ấn Độ đăng trên Tạp chí Cộng sản tiếng Pháp, số 18 - 19 tháng 8, 9 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc viết: “Thảm họa của đất nước đã xóa bỏ, sự phân biệt đẳng cấp và tôn giáo, người giàu, người nghèo, quý tộc và nông dân, Hồi giáo và Phật giáo đều hiệp sức đoàn kết”.
Trong năm 1924, tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã được mời đến giảng tại một lớp học của những đảng viên cộng sản Đức, văn bản đã được nhà sử học Pháp Alain Rusico công bố dưới đề mục Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Người đọc báo cáo này được đánh giá là một người am hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác và thực tế lịch sử Việt Nam trong quá khứ và hiện tại... Nguyễn Ái Quốc nói: “Cuộc đấu tranh giai cấp (ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) không diễn ra giống như ở phương Tây”.
Tại sao vấn đề đấu tranh giai cấp - hòn đá tảng để phân biệt những người cách mạng chân chính hay cơ hội, là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng như Mác - Lênin đã nêu, lại “không diễn ra ở phương Đông, ở Việt Nam, giống như phương Tây”? Nguyễn Ái Quốc, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, với một tư duy độc lập nhằm mục đích cao nhất là tìm ra một phương pháp tối ưu, phù hợp với Việt Nam để giải phóng dân tộc, đã lập luận rằng: “Xã hội Đông Dương về mặt cấu trúc kinh tế không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời Cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó (ở Đông Dương, Việt Nam) không quyết liệt như ở đây (ở châu Âu)”.
“Chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng ở đó (ở Đông Dương). Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”.
Nguyễn Ái Quốc nói tiếp: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”.
Ở đây ta có thể thấy tư duy của phương Đông, của Việt Nam (mà Nguyễn Ái Quốc là một đại diện), khác với châu Âu. Triết học ở phương Tây thiên về lý, duy lý, có lúc đơn thuần, duy nhất, cực đoan. Ở Việt Nam có một triết lý khác: có cả lý và tình. Trong cái xấu còn có thể tìm ra cái tốt, ở cái mạnh vẫn bộc lộ điểm yếu, trong âm có dương...
Nguyễn Ái Quốc dẫn ra lý luận của Mác: “Sự tiến triển của xã hội phải trải qua 3 giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản và trong mỗi giai đoạn ấy đều có đấu tranh giai cấp tuy có khác nhau”. Nhưng Nguyễn Ái Quốc lại cảnh báo: “Chúng ta phải coi chừng. Các dân tộc Viễn Đông có trải qua 2 giai đoạn đầu không?” 
Nguyễn Ái Quốc không phủ nhận “đấu tranh giai cấp” ở châu Âu theo chủ nghĩa Mác, mà suy tính vận dụng chủ nghĩa Mác vào Việt Nam như thế nào để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.
Trên thực tế, ở Việt Nam “chủ nghĩa dân tộc còn là động lực lớn nhất của đất nước”. Từ quá trình lịch sử hình thành dân tộc Việt, người Việt từ xa xưa đã có một tinh thần dân tộc cao, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết chặt chẽ chống thiên tai, ngoại xâm. Từ đó nảy sinh ra tình yêu nước, thương dân cao cả. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hễ là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước”.
Tình yêu nước ấy gắn bó tất cả những người Việt, những cộng đồng các dân tộc chung sống với dân tộc Việt trên đất Việt Nam thành một thành viên chung được gọi là đồng bào. Hồ Chí Minh định nghĩa đồng bào “nghĩa hẹp là gia đình, anh em họ hàng, bạn bè, nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng hơn nữa là cả loài người”.
Theo mạch tư duy riêng của mình, Hồ Chí Minh không định nghĩa cách mạng theo cách châu Âu là biến đổi bất ngờ và táo bạo trong cơ cấu kinh tế xã hội, là khởi nghĩa, nổi dậy, nổi loạn, bước ngoặt cơ bản, bước nhảy vọt bất ngờ từ một tình trạng chất lượng này sang một chất lượng khác, cuộc biến đổi lớn thông qua đấu tranh giai cấp... Trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã định nghĩa ngay từ năm 1927 - trong Đường Kách mệnh: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Như vậy, làm cách mạng ở Việt Nam đâu nhất thiết theo cách hiểu của phương Tây?
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chủ trương ở nước Việt Nam bị đô hộ, vấn đề trước hết là phải nêu cao chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết mọi giai cấp có thể đoàn kết được để giải phóng dân tộc, chớ chưa phải và không phải là đấu tranh giai cấp chống địa chủ, tư bản tràn lan. Có giải phóng được dân tộc mới có điều kiện giải phóng được giai cấp nông dân, công nhân. Quan điểm này đã khiến Quốc tế Cộng sản và nhiều học trò, đồng chí của Nguyễn Ái Quốc không tán thành, ủng hộ, và cho rằng Nguyễn Ái Quốc coi nhẹ đấu tranh giai cấp là cải lương, dân tộc chủ nghĩa, khiến cho Nguyễn Ái Quốc đã từng trở thành một lữ hành cô đơn (câu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn giữ quan điểm của mình.
Trong sách Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, ký tên X.Y.Z, Hồ Chí Minh đã nhắc cán bộ rằng: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh  mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”. Tiếp đó, trong bài Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ký tên X.Y.Z, đăng trên tờ Sinh hoạt nội bộ, Ban Chấp hành Liên chi khu bộ tái bản năm 1950, Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc cần toàn dân đoàn kết mà chủ trương đấu tranh là một điều ngu ngốc. Việc gì cũng phải đúng với địa điểm, điều kiện và thì giờ thì mới thành công”. Ba điều đúng (địa điểm, điều kiện, thời cơ) đó chính là thực tiễn - thực tiễn Việt Nam.
Hồ Chí Minh viết tiếp: “Chính sách mà Đảng cách mạng lập ra trên sự cần kíp của xã hội, trên lực lượng chính của sự phát triển xã hội, chớ không phải lập ra trên những lý luận mênh mông”.
Đi từ thực tiễn Việt Nam, đối chiếu với chủ nghĩa Mác, theo Luận cương của Lênin về vấn đề thuộc địa, Hồ Chí Minh có lần giải thích rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam là đại đoàn kết”. Đại đoàn kết tất cả các giai tầng xã hội, theo Hồ Chí Minh không phải là đoàn kết vô nguyên tắc, mà chỉ là đoàn kết những người yêu nước, phụng sự Tổ quốc, không đoàn kết với những kẻ phản bội Tổ quốc, những kẻ tham ô, tham nhũng.
Trong cải tạo công thương nghiệp tư doanh trên miền Bắc, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, Hồ Chủ tịch đã nói trong một hội nghị cán bộ cao cấp rằng: “Không nên coi tư sản dân tộc là đối tượng cách mạng, mà nên coi họ là đồng minh”.
Nguyễn Ái Quốc đã từng vận dụng đấu tranh giai cấp ở Pháp, ở Hoa Nam, ở Xiêm trong đồng bào người Việt Nam. Năm 1941, sau 30 năm học tập lý luận, đối chiếu thực tiễn, qua kinh nghiệm hoạt động của bản thân, với những luận điểm riêng của mình đã được Quốc tế Cộng sản chấp nhận bước đầu qua Đại hội VII của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Việt Nam với đầy đủ kinh nghiệm để thực hiện đại đoàn kết. Người viết trên tờ trên tờ báo Việt Nam độc lập rằng: “Lực lượng chúng ta là ở chỗ đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết người đàn ông, đoàn kết đàn bà, người già, trẻ con, đoàn kết người làm ruộng, làm thợ, đi buôn, người làm việc cho Tây, người đi lính cho Tây”, “không phải đoàn kết nhất thời mà đoàn kết mãi mãi”.
Đại đoàn kết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - một vận dụng sáng tạo đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác ở Việt Nam, đã tập hợp, đại hòa hợp được tất cả con Rồng, cháu Tiên, nông dân, công nhân, trí thức, đại tư sản..., nghĩa là gần như tất cả những người dân yêu nước, chỉ trừ những kẻ phản quốc, Việt gian, kẻ chống lại Tổ quốc, dân tộc. “Đại đoàn kết ấy thực sự là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.
Là một di sản quốc bảo của Hồ Chí Minh, của Tổ quốc ta, dân tộc ta, bài học về đại đoàn kết, đấu tranh giai cấp này mãi mãi vẫn là một nhân tố quyết định đồng hành với thắng lợi của đất nước ta trong thế kỷ mới. Đối với một số quốc gia, dân tộc, di sản này còn là một phương án tham khảo tích cực.
Theo Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
Ts Nguyễn Văn Khoan

Saturday 1 August 2020

NGUYỄN HÀ PHAN (1933-2019) (Ô-sin - Blog Osin)

NGUYỄN HÀ PHAN (1933-2019)

nhp

Ông Nguyễn Hà Phan mất ngày 1-8-2019. Trên mạng truyền đi “Lời Dặn Dò” này (mà giang hồ đồn  là) của ông. Không rõ thực hư thế nào (dù nét chữ rất giống). Ông Phan là Phó chủ tịch Quốc hội khóa IX, Bí thư TW đảng, Trưởng ban Kinh tế TW khóa VII. Tuy nhiên, sáng 17-4-1996, ông đã bị Trung ương khai trừ; cách hết các chức vụ trong đảng và tháng 10-1996, Quốc hội khóa IX đã bãi miễn cả chức vụ Phó chủ tịch và chức danh đại biểu của ông.
Ông Phan hẳn phải biết, trong hệ thống chính trị mà ông từng là ủy viên “thường trực” này, một khi đã bị “khai trừ” thì sẽ bị ngay chính hệ thống ấy đối xử không bằng thường dân. Làm gì có tổ chức nào tham gia ban lễ tang và báo, đài nào đưa tin nữa.
PS: Ông Nguyễn Hà Phan bị bãi miễn vào ngày 24-10-1996, nhằm vào ngày thứ Năm, trong khi báo Tuổi Trẻ lúc đó chỉ ra Ba – Năm – Bảy, nghĩa là vào sáng hôm sau Thanh Niên và các tờ nhật báo đã đưa. Lê Thọ Bình (Lê Đức Sảo) đã có bài phỏng vấn Phó chủ tịch Phùng Văn Tửu nói chi tiết “vụ án Nguyễn Hà Phan” nhưng báo chí chỉ được phép đưa một dòng theo thông cáo của QH.
Tuổi Trẻ không thể không đưa tin nhưng một tờ như Tuổi Trẻ (= tôi) lại không thể lặp lại tin các báo.
Trước đó, không ai để ý (trừ tôi), trên đoàn chủ tịch Quốc hội có một chiếc ghế trống nhưng tới hôm sau bãi miễn ông Phan thì chiếc ghế này không còn. (Không phải chỉ mình) Tôi lẳng lặng quan sát và vào ngày thứ Bảy, 26-10-1996, (nhưng chỉ mình) tôi mở đầu bản tin trên Tuổi Trẻ, “Hôm qua, một chiếc ghế trên đoàn chủ tịch QH đã được cất đi. Đó là chiếc ghế của Phó chủ tịch Nguyễn Hà Phan, được bỏ trống từ đầu kỳ họp cho tới ngày 24-10-1996, ngày ông bị Quốc hội bãi miễn…”
R.I.P. (=Rest In Pain) ông. (Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn có tôi)
PS2: Vì có rất nhiều thông tin nhiễu, tôi xin bổ sung (và xin chỉ tin tôi mà thôi): Ông Nguyễn Hà Phan bị kỷ luật là do khai báo ra các cơ sở nhóm của ông cắm trong lòng VNCH dẫn đến họ bị thủ tiêu gần hết[nhưng khi ra tù thì ông báo cáo tổ chức là hết sức kiên trung]. Có bị tố cáo nhưng không tìm thấy tài liệu chứng minh ông là “CIA cài lại”. Ông Phan được đưa vào BCT một phần nhờ ủng hộ những nhà lãnh đạo bảo thủ “chống chệch hướng”, tức là chống lại các chính sách cải cách (của bạn tôi). Ông Nguyễn Văn Linh, ông Lê Phước Thọ (6 Hậu) (không phải bạn của bạn tôi) là người chống lưng ông Phan (cũng không phải bạn của bạn tôi) chứ không không phải “phát hiện ra “thẹo” như các câu chuyện li kỳ trên FB.