[i] * Khuôn khổ 31x24, bìa cứng, giấy tốt, dấu
(nốt) rất rõ ràng. Phong Hóa Tuần Báo số 37 (1933:10)
* Có người sẽ hỏi : nếu máy sáng tác không phải dựa
trên 4 nốt nhạc, mà dựa trên 7 nốt nhạc đi liền nhau thì sẽ như thế nào ? Tin
Tức Hoạt Động Khoa Học số 3 (1962:26, Đinh Ngọc Lân)
* Những điều không thực là phức tạp ấy được trình bày
trong sách vở thành ra « sự sáng tác âm nhạc bằng máy », đồng
thời người ta lại nói một cách nghiêm túc rằng nếu thêm một số nốt nhạc để « bơm đủ xăng » cho máy thì máy
sẽ sáng tác ra được những điệu nhạc nghiêm túc hơn, và nếu bớt một
số nốt nhạc ấy thì sẽ làm ra loại nhạc hiện đại, hay một điệu nhạc «
gia-zơ » (djaz) nào đấy. Tin Tức Hoạt Động Khoa Học
số 3 (1962:26, Đinh Ngọc Lân)
* So dây, Sơn gẩy vài nốt dạo. Nam Dao (2014-2:266)
NVK (1959:197), ĐĐV (1960:401), LVĐ (1970b:995),
KMA (1977a:554), NQT (1992:285), NTG (1994:161)
[vii] * Các cụ mãi đến một giờ, một giờ rưỡi
trưa, mới ra ăn cơm, coi bộ như bất-đắc-dĩ mà phải ăn ; mà ăn gì ? một miếng bánh mì, một món trứng, giam ba
miếng giồi-lạp, một cốc rượu vang, thế mà thôi, mà vừa ăn vừa đọc lại những mảnh
giấy « nốt » đã biên chép đặc cả, như không để ý đến miếng
ăn nữa. Nam Phong Tạp Chí số 73 (1923:18,
Ph.Q)
* Thầy giáo thường chỉ đọc bài để học-trò
im lặng ngồi nghe và lấy « nốt ». Nam
Phong Tạp Chí số 203 (1934:6, Nguyễn Văn Hiếu)
* Mỗi con có một
quyển sổ, trong biên « nốt » như học trò vậy. Phong Hóa Tuần Báo số 129 (1934:2, Tứ Ly)
* Hôm
rồi, nhơn lấy tập hồ sơ tài liệu thâu thập từ bé ra xem thì có nhiều tờ giấy nốt
(note) đã nát ra từng mảnh vụn, nghĩ tiếc quá. Vương Hồng Sển (2012a:83)
[viii] * Xin các cậu than-niên ta nên gắng-cố
công-phu tu-dưỡng, học gì kì cho được, làm gì kì cho nên ; ta học là chủ để mở-mang
trí-thức cho ta, không phải chỉ vì nốt (note) thầy-giáo, bằng hàn trường mà
qua-loa cho xong truyện ; ta làm là làm để thụ-lập công-danh của ta, không phải
chỉ vì phạt lương, cầu thăng trật mà nhuế-nhóa cho tối ngày ; ta có tai mắt, ta
có tâm-tư, ta niên-phú lực-cường, đường-đường một đứng nam-nhi trên thế-giới, lẽ nào ta lại như loài vượn, như đứa trẻ
con ; không phải ai kích-lệ ta mới học ; không phải ai giám-đốc ta mới làm ;
ông Mạnh-tử nói : « Người tự bỏ mình, không làm gì được » ; Lời ngạn-ngữ Tây
nói « Trời giúp kẻ tự giúp mình. » tức
nghĩa ấy vậy. Nam
Phong Tạp Chí số 22 (1919:298-299, Tuyết-Huy)
* Cách tiến-cử thiên-tư phần nhiều, chớ đắc-nhân
phần ít, cách thi-cử kiêu-hãnh phần nhiều, chớ thực tài phần ít; duy cách sát-hạch
trong trường học, hằng ngày vét được tính nết tốt xấu, công-khóa hơn thua, tính
nốt (note) có sổ, lên lớp có thi, đến
kỳ tốt-nghiệp, sát-hạch tất không còn lầm nữa; dù quan giám-khảo có muốn tư-vị
đi nữa, nhưng sức học hồi bình-nhật, thày giáo đã công-nhận, đồng-bối đã biết
nhau, khóe gian cũng dễ lòi ra được, kẻ làm gian có chỗ sợ mà không dám lung,
nên so-sánh trong các các lựa lấy người, có cách xát-hạch trong trường học là
công-chính, thành-hiệu nhiều, mối tệ ít hơn cả. Nam Phong Tạp Chí số 23 (1919:373, Tuyết-Huy)
* Một quan Thống-đốc bị kiện vì cho nốt xấu lại viên Thuộc-hạ Trung Lập Báo số 212(1924:1)
* Quan Thống-sứ Bắc-kỳ đã đặt lệ quan nào nào có « nốt » tốt về việc cải-lương mới được
thăng-bổ. Nam Phong Tạp Chí số 104 (1926:261,
Đ. N.)
* Một bản sao các nốt và thứ bậc trong các
kỳ thi, có chữ nhận-thực của ông hiệu-trưởng và lời ban khen hoặc chê về sự học,
hạnh-kiểm của học-sinh. Nam Phong Tạp Chí số 195 (1934:328)
* Ông tươi cười toan cho nốt, nhưng gió quạt máy cứ chực
lật tờ giấy chấm thi. Ngày Nay số 16 (1936:13, Nhất Linh)
* Nhưng có một điều tao rất không bằng lòng, là
cuối niên học, mầy đã bị ông Đốc học cho «
nốt » xấu trong học bạ... Nguyễn Vỹ (1970a:136)
* Nhưng có một điều tao rất không bằng lòng, là cuối
niên học, mầy đã bị ông Đốc học cho "nốt" xấu trong học bạ... Nguyễn
Vỹ (2006:127)
* Ông cầm bút cho nốt và tiện tay lấy cái tẩy
chận lên góc giấy. Nhất Linh (1973:103)