Thursday, 29 November 2012

Watchwords: the Life of the Party (Qian Gang - China Media Project)


Watchwords: the Life of the Party

To outsiders, the political catchphrases deployed by China’s top leaders seem like the stiffest sort of nonsense. What do they mean when they drone on about the “Four Basic Principles,” or “socialism with Chinese characteristics”? Most Chinese are outsiders too, unable to say exactly, for example, the meaning of a “scientific view of development.”
But understanding what the Chinese Communist Party is saying — the vocabularies it uses and why — is fundamental for anyone who hopes to makes sense of the topsy-turvy world of Chinese politics.
As a Leninist party, the Chinese Communist Party has always placed a strong emphasis on propaganda. It is infatuated with sloganeering, and it often turns to mass mobilization to achieve its political objectives. The phrases used by the Party are known as tifa (提法) — what, for the purpose of this series, I am calling “watchwords.” Matters of considerable nuance, tifa are always used deliberately, never profligately. They can be seen as political signals or signposts.
Every five years, the prevailing watchwords of the Chinese Communist Party march out in the political report to theNational Congress. Each political report can be regarded as the Party’s “general lexicon.” Certain statements are to be formulated after extensive deliberations and internal debates. And phrases ebb and flow; certain words may appear with great frequency in one report then drop out of sight in the succeeding one. Watchwords are born, and watchwords die.
Watchwords may seem like fussy word games, but they are significant in that they reflect the outcomes of power plays within the Party. Even the subtlest of changes to the lexicon can communicate changes within China’s prevailing politics.

[ABOVE: Chairman Mao addresses the 8th National Congress in 1956.]
Six national congresses were held in the first eight years after the founding of the Party. It was decided at the 6th National Congress, in Moscow in 1928 (the only congress held outside China), that the Party’s national congresses would be convened annually, but it was 17 years until the next congress was held, in 1945, just months beforeJapan’s surrender at the end of the Second World War.
The 1945 meeting, held in Yan’an, decided to convene national congresses every three years, but it was another 11 years until the 8th National Congress in 1956. The 8th National Congress decided on the format that prevails today, of holding the congresses every five years. But political turmoil prevailed once again, the tragedies of the Great Leap Forward and the Great Chinese Famine (1958-1961), pushing the next national congress back 13 years to 1969.
The 10th National Congress, originally to be held in 1974, was moved up to 1973 following the sudden, and suspicious, death of Lin Biao, who had been designated as Mao Zedong’s successor at the 9th National Congress. The 11th National Congress was also eventually pushed ahead to 1977 owing to the downfall of the Gang of Fourand the end of the Cultural Revolution.
The political reports to the 8th, 9th and 10th national congresses varied greatly in terms of length. The report to the 8th National Congress was 45,000 characters long. The report to the 9th National Congress was less than half that, at 20,000 characters. The report to the 10th National Congress, drafted by a very ill Zhou Enlai, was just 10,000 characters.
Since the end of the Cultural Revolution, national congresses have settled into a pattern, held every five years since the 11th National Congress in 1977. The political reports emerging from these congresses have consistently been around 30,000 characters. Since these congresses have all been held in the same historical era — the post-Mao era — we can compare the frequencies of various Party watchwords in respective political reports. The shifts in frequency of various terms in the Party lexicon map nicely with contemporary political history.
Note how watchwords that once reigned supreme over time exit the stage, for example the watchword “revolution”:
Some terms have experienced clear ups and downs over the past 30 years, hot in one political report and cold the next. Here, for example, is “Mao Zedong” as it has appeared in political reports over the years:
One term that has remained largely unchanged over the years is “democracy”:
The watchwords of the Party’s senior leadership leave clear impressions in China’s official media, like the People’s Daily. Internet databases and search tools have simplified the process of analyzing these watchwords. For example, we can look at the frequencies with which the phrase “intra-party democracy” has appeared in the People’s Dailygoing all the way back to 1949.
There are a number of peaks for “intra-party democracy” in the above graph. The 1956 peak reflects criticism of Stalin’s personality cult in Nikita Khrushchev’s “Secret Speech” to the 20th Congress of the Communist Party of the Soviet Union in February 1956, and discussion of expanding “democracy” during China’s 8th National Congress later that year. The 1987 peak corresponds to the 13th National Congress, which defined political reform as a central agenda in the political report by Zhao Ziyang. The term “intra-party democracy” has also warmed up somewhat during Hu Jintao’s tenure, and this has prompted some to ask whether he might be testing the waters for political reform.
Online search engines are a valuable source for watchword analysis. The following graph plots changes in frequency for the term “China Model” between 2007 and 2012 on People’s Daily Online. The two peaks shown below in fact correspond to two shifts toward the left in China’s internal politics:
Keyword analysis can also be applied to all Chinese media, either for full-text occurrences of a given watchword or for headline occurrences, thereby drawing comparisons of how political vocabularies are communicated (in terms of context, frequency, etc.) in various media. For example, clear differences appear in how Party-run media (like thePeople’s Daily) and market-driven media (like Guangzhou’s Southern Metropolis Daily) use political vocabularies in the Party lexicon.
The bewildering world of the Party lexicon can be a source of frustration. But you must never dismiss these vocabularies as empty, for there are secrets hidden in their deployment.
Through its history the Chinese Communist Party has invented many “red” slogans to manipulate the Chinese public, but the Party is also in a sense held hostage by these vocabularies.
In order to help people understand the basic disposition of political terminologies in China today, I separate them into four color-coded segments along a red-blue scale.
There are four colors in the figure above: deep redlight redlight bluedeep blue. Deep-red political terms include “class struggle,” “dictatorship of the proletariat,” and “Mao Zedong Thought.” These are legacies of the totalitarian era, but they have not altogether disappeared in the present day, and their influence lingers. The officially sanctioned vocabularies of the Party today are light red, and they hold lexical supremacy in today’s politics.
Light-blue terms are those in popular use in China, permitted in China’s media but rarely, if ever, used officially (particularly at the level of the standing committee of the Central Politburo). Between the light blue and dark blue sections, we can imagine a line of prohibition. Deep-blue terms, ones explicitly prohibited from use, include politically sensitive terms like “separation of powers,” “multiparty system,” “nationalization of the armed forces,” “lifting the ban on political parties” (jiechu dang jin) and “lifting media restrictions” (jiechu bao jin).
As we observe this year’s 18th National Congress, 10 terms in the Party lexicon deserve particular attention. These are:
1. The Four Basic Principles (四项基本原则), which include “Mao Zedong Thought” (毛泽东思想).
2. Stability preservation (维稳).
3. Political reform (政治体制改革).

4. Cultural Revolution (文革).
5. Power is given by the people (权为民所赋).

6. The rights of decision-making, implementation and supervision (决策权, 执行权, 监督权)

7. Intra-party democracy (党内民主)

8. Social construction (社会建设)

9. The scientific view of development (科学发展观)

10. Socialism with Chinese characteristics (中国特色社会主义)
As dry and obnoxious as they may seem, political watchwords become the life of the Party in China. The above watchwords are 10 keys to unlocking the significance of the political report to the 18th National Congress. In this series I tackle each of these watchwords in turn, explaining their meanings and origins, and their political journeys within the Party lexicon.

Người Việt học nghề nông từ nhóm Tai-Kadai ? (Phan Anh Dũng - Việt Hán Nôm)


Người Việt học nghề nông từ nhóm Tai-Kadai ?

Sau đây là số liệu so sánh ngôn ngữ cho thấy giả thuyết dân Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kađai, hòa trộn với Thái-Kađai và sau đó đã học nghề trồng lúa của dân Thái-Kađai … là giả thuyết có điểm đáng ngờ :
So sánh các từ liên quan tới nghề nông giữa hai nhóm Việt-Mường và Thái-Kađai (gồm Tày và Thái đen là hai nhóm Thái-Kađai có địa bàn cư trú tiếp giáp với người Việt):
Nhận xét:
1- Các từ căn bản liên quan tới nghề trồng lúa tiếng Việt khác Thái-Kađai nhiều.
2- Tiếng Việt có các từ phân biệt rất chi tiết từ cây mạ cho tới cây lúa, hạt thóc, hạt gạo, rơm, rạ … trong khi Thái gọi chung thóc, lúa, gạo là “khảu”, gọi chung rơm, rạ là “phưỡng”. Tiếng Việt cũng có từ riêng “nghé” để gọi trâu con, còn bò con có tên gọi là “bê”.
3- Con trâu là đầu cơ nghiệp nhà nông nhưng tiếng Việt “trâu”, tiếng Mường “tlu” lại khác hẳn tiếng Thái “kvai” (quãi) và tiếng Tày “vài” (hay “hoài”), còn con bò tiếng Việt (hay mò tiếng Mường) cũng khác hẳn tiếng Thái đen “ngúa” (có lẽ ngúa cùng gốc với ngưu của nhóm Hán-Tạng ?). Trong lúc đó người Di tận Quý Châu lại gọi con bò là “lɯ” khá giống với tiếng Việt Mường cổ gọi con trâu là “t-lu” … Người Di có thể từng là cư dân cổ xưa vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, trong đó có vùng Tương Giang “Cổ lạc Việt chi địa” ở Hồ Nam, người Di cũng là một trong số ít tộc gốc Hán Tạng nhưng lại có một phần M88, là nhóm Y-ADN đặc trưng của dân Kinh (hiện chưa tìm được con số % cụ thể M88 ở người Di).
4- Tày gọi con bò là “mò”, gọi bừa là “phưa”, gần giống tiếng Mường (Việt cổ) nhưng có thể chính Tày đã mượn của Việt Mường, vì so sánh thì Thái đen (ở vùng Tây Bắc VN, vốn từ Vân Nam thiên di xuống) gọi bò là “ngúa”, bừa là “ban”, có lẽ đó mới đúng là từ gốc Thái-Kađai.
5- Đặc biệt thú vị là vấn đề từ nguyên của cày/canh:
Từ “cày” trong tiếng Mường là “cằl” (theo từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên).
Tiếng Việt không phát âm được phụ âm cuối -l nên ký âm “cằl” thường bị đọc ra “cằn”, nhưng xét cấu âm thì có lẽ “cằl” gần với “cănh” hay “canh” hơn, tức đọc gần giống từ Hán Việt “canh 耕” cũng có nghĩa là “cày” (Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn cho biết có nhiều từ tiếng Việt có âm cuối -i, -y vốn gốc từ âm cuối -r, -l, -j tiếng tiền Việt-Mường).
Nếu dựa theo các vết tích khảo cổ về nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ từ cả ngàn năm trước Công nguyên thì phải mạnh dạn đặt giả thuyết cằl/cày là một từ mà tổ tiên Việt-Mường đã truyền lại từ thời xa xưa, trước thời kỳ Bắc Thuộc rất lâu, chứ không phải Việt-Mường mới đi mượn từ “canh” của Hán tộc sau khi bị đô hộ rồi đọc trại ra “cằl” rồi thành “cày”.
Còn tại sao nó lại gần với âm Hán Việt “canh” thì tạm thời chưa bàn sâu vì vấn đề này dễ gây tranh cãi lạc đề. Tuy nhiên cũng phải nói rõ rằng thời đại “Thần Nông”, ông tổ nghề trồng lúa, vốn cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có cứ liệu khoa học chắc chắn nào chứng minh thị tộc Thần Nông là gốc Hán tộc ở Hoàng Hà, là gốc Khương ở Tứ Xuyên hay là gốc Bách Việt ở Trường Giang cả. Ngay cả việc dân Bách Việt đa phần nói tiếng Nam Á (tức Austro-Asia, cùng ngữ hệ với dân Kinh) chứ không phải tiếng Tai-Kadai, các học giả TQ hiện cũng chưa thừa nhận, dù đã có nhiều bằng chứng ngôn ngữ khá rõ, xin xem các bài tại hạ đã post lên, chẳng hạn :
[www.viethoc.org]
[www.viethoc.org]

Wednesday, 28 November 2012

Báo động về tình trạng pha tạp tiếng Việt (Nguyễn Văn Chiến)


2007/11/28, 21:55:37

Báo động về tình trạng pha tạp tiếng Việt

• Nguyễn Văn Chiển
Trong các nước ở châu Á, nước ta là nước có chữ viết sớm được la-tinh hoá và được gọi là chữ quốc ngữ. Trong các nước trên thế giới, không biết nước nào có được một thứ chữ tuyệt vời như thế! Tuyệt vời vì liền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong phong trào diệt giặc dốt, chỉ cần học ba tháng là một người bình thường có thể biết đọc, biết viết. Chữ quốc ngữ của chúng ta thật tuyệt vời vì viết thế nào đọc thế nấy, đọc thế nào viết thế nấy, mỗi âm chỉ có một chữ tương ứng, do đó tránh được cái nạn chính tả mà các tiếng Anh, tiếng Pháp đều mắc phải. Nó tuyệt vời vì liền sau cách mạng các trường đại học đều có thể dạy ngay bằng tiếng Việt. Nhờ được dạy bằng tiếng Việt mà những khái niệm trừu tượng nhất trong khoa học và triết học được sinh viên tiếp thu dễ dàng và dần dần thấm sâu vào tiềm thức. Nếu dạy bằng ngoại ngữ thì phải mất hàng chục năm học ngoại ngữ may ra sinh viên mới hiểu được sâu sắc như qua tiếng Việt.
Sở dĩ nước ta có thể dạy bằng tiếng Việt ở bậc đại học ngay sau cách mạng là do công lao của các nhà khoa học đàn anh như GS Nguyễn Xiển năm 1942 đã sáng lập tờ báo Khoa học và nhất là GS Hoàng Xuân Hãn biên soạn cuốn danh từ khoa học đầu tiên. Việc dạy học từ cấp phổ thông đến đại học bằng chữ quốc ngữ được duy trì trong suốt các năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi hoà bình được lập lại để đưa việc giảng dạy vào nền nếp, các nhà khoa học đầu ngành đã chủ trì việc xây dựng các từ điển khoa học chuyên ngành, sau đó hàng loạt từ điển đối chiếu Nga - Việt, Anh - Việt về tất cả các môn khoa học cơ bản đã ra đời vào thập kỉ 60 của thế kỉ trước. Trong thời gian đó, Uỷ ban Khoa học - Kĩ thuật Nhà nước có hẳn một tổ chuyên lo về các thuật ngữ khoa học theo ba phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng.
Thế nhưng vào các năm 90 của thế kỉ trước xuất hiện ý kiến viết các thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho chúng giống tiếng phương Tây, nghĩa là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Ðáng tiếc ý kiến đó lại được một số nhà ngôn ngữ học hưởng ứng và đưa vào cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1998. Trong đó hàng loạt thuật ngữ đã được Việt hoá từ lâu như: axit, bazơ, bazan, canxi, cacbon, magiê, v.v. lại được thay bằng nguyên dạng hoặc gần dạng Anh, Pháp thành: acid, bas, basalt, calcium, carbon, magnesium, v.v. Theo tôi, thử hỏi những từ không có vần trong tiếng Việt này, người dân Việt bình thường không đọc nổi, sao chúng lại nghiễm nhiên nằm trong một cuốn Từ điển tiếng Việt?
Trong những năm 90 đó rất nhiều học giả và nhà báo đồng loạt lên tiếng đề nghị Nhà nước sớm có một đạo luật về tiếng Việt! Ðể xây dựng một quốc gia với 54 dân tộc anh em thành một cộng đồng thống nhất vững, mạnh, rõ ràng cần có một đạo luật quy định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và chữ quốc ngữ truyền thống là chữ viết chính thức của nước ta. Thế nhưng hơn mười năm trôi qua có lẽ vì quá bận trong việc phát triển kinh tế, mà đề nghị nói trên chưa được thực hiện. Hiện nay, trừ các trường học đến cấp phổ thông và hai tờ báo Nhân Dân và Hà Nội mới còn giữ gìn chữ quốc ngữ truyền thống, còn lại hình như ai làm chủ một phương tiện thông tin hoặc một nhà xuất bản đều tự cho quyền hành xử tiếng Việt theo quan niệm riêng của mình!
Một số nhà ngôn ngữ cho rằng tên riêng người nước ngoài là thiêng liêng, phải viết nguyên dạng không được phiên âm, thí dụ trên báo phải viết Chirac không được phiên âm thành Si-rắc. Người ta quên mất điều cơ bản rằng tiếng Việt dùng để trao đổi giữa người dân Việt với nhau chứ đâu phải với người ngoại quốc. Hậu quả của sự buông lỏng là trong các sách báo tiếng Việt bị tiếng Anh lấn át nghiêm trọng bởi các từ như live show, tuổi teen, v.v. Tình trạng này lan ra ngoài phố, các tên cửa hiệu đều thích trưng chữ nước ngoài như beauty care thay vì chăm sóc da,game thay vì ghêm hoặc trò chơi điện tửphotocopie, fotocopy, thay vì sao chụp, v.v. Thậm chí một từ tiếng Việt lâu đời như cà-phê cũng lại bị viết thành coffee, cafe, caphé, v.v. Tệ hơn một số cửa hàng còn dám thay cả ngữ pháp tiếng Việt khi trưng tên cửa hiệu: Cây nhãn quán hoặc Thịt chó quán! Quả là một sự xúc phạm tiếng mẹ đẻ!
Nước Pháp là nước có quan hệ văn hoá lâu nay với nước ta có lẽ là một thí dụ nổi bật về việc nhà nước quản lí ngôn ngữ, chữ viết như thế nào. Trước tình trạng tiếng Anh xâm nhập sách báo tiếng Pháp, bằng hàng loạt sắc lệnh ban hành trong các năm 1966, 1980 lập một Uỷ ban tối cao về tiếng Pháp; năm 1975 Quốc hội và Thượng viện ra đạo luật về việc dùng tiếng Pháp. Nước Pháp ở sát ngay cạnh nước Anh mà còn không chấp nhận sự pha trộn tiếng Anh. Thế thì tại sao chúng ta lại để cho sự pha tạp ấy càng ngày càng nghiêm trọng. Tiếp theo đề nghị của các cố giáo sư Nguyễn Thạc Cát, Nguyễn Kim Thản, nhà báo Ðỗ Quang Lưu và nhiều trí thức khác, chúng tôi đề nghị Nhà nước cần sớm có một đạo luật về ngôn ngữ tiếng Việt.

Tuesday, 27 November 2012

Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp)


2006/12/19, 17:46:10

Vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt

• Nguyễn Thiện Giáp

1. Từ vựng chuẩn và chuẩn hoá từ vựng

Như trên đã chứng minh[1], gần một thế kỉ qua, từ vựng tiếng Việt đã lớn mạnh phi thường cả về chất lượng lẫn số lượng. Nhưng do đã được phát triển vào những thời kì khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, nên từ vựng tiếng Việt hiện nay không khỏi còn những chỗ chưa thống nhất. Điều đó gây cản trở cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa học của chúng ta. Cho nên, chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Nói đến chuẩn hoá từ vựng thì phải hiểu thế nào là chuẩn từ vựng. Theo chúng tôi, từ vựng chuẩn là những từ đã được trau chuốt, gọt giũa, đã được sàng lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu cầu giao tiếp văn hoá của toàn dân tộc. Như vậy, chuẩn từ vựng được hình thành dần dần trong quá trình sử dụng. Chuẩn từ vựng không đứng yên tại chỗ mà cũng vận động phát triển theo thời gian. Chuẩn hoá từ vựng thuộc phạm trù quy phạm hoá (cordination) ngôn ngữ. Quy phạm hoá ngôn ngữ là kết quả nhận thức khoa học về những quy luật thể hiện chuẩn ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển ngôn ngữ, là sự tập hợp những quy luật về cách dùng từ và các hình thái trong mọi phong cách của ngôn ngữ văn hoá.
Nội dung của chuẩn hoá từ vựng bao gồm cả ba mặt:
  • Mặt ý nghĩa của từ ngữ
  • Mặt ngữ âm của từ ngữ
  • Mặt chữ viết của từ ngữ
Về mặt ngữ nghĩa, một đơn vị từ vựng hợp chuẩn là đơn vị có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung cần diễn đạt, tự thân nó lại ngắn gọn, không gây hiểu lầm. Trước đây, có người đã dùng từ "mẹo" để diễn đạt khái niệm "ngữ pháp". Mặc dù từ "mẹo" ngắn gọn, lại rất Việt Nam nhưng không chính xác, dễ gây hiểu lầm nên không thể coi là từ hợp chuẩn. Khi dùng từ này, người ta dễ liên tưởng đến nghĩa gốc của nó là "cách khôn ngoan, thông minh được nghĩ ra trong một hoàn cảnh nhất định để giải quyết việc khó", trong khi ngữ pháp lại là quy luật khách quan, không phải con người tự nghĩ ra. Mặt khác, khi cần diễn đạt khái niệm "ý nghĩa ngữ pháp" thì nếu nói "ý nghĩa mẹo" thì thật khó mà hiểu được. Để diễn đạt khái niệm "performative" nếu dùng thuật ngữ "ngữ vi" cũng dễ nhầm là phạm vi ngôn ngữ. Theo chúng tôi, thuật ngữ "ngôn hành" là thích hợp hơn.
Về mặt ngữ âm, hệ thống ngữ âm của tiếng Việt được hình thành dần dần trên cơ sở phương ngữ Bắc Bộ với sự bổ sung thêm một số yếu tố của các phương ngữ khác. Vì thế, đứng trước những biến thể địa phương, cần lựa chọn biến thể nào phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt. Chẳng hạn, giữa các biến thể  và nhâng dâng vànhân dândĩa và đĩagáo và gạo,... thì vô, nhân dân, đĩa, gạo,... là chuẩn. Khi các địa phương dùng các từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật, hiện tượng thì từ của phương ngữ Bắc Bộ được coi là chuẩn. Chẳng hạn, giữa các từ  và đâunỏ và khôngchộ vàthấy,... thì các từ đâu, không, thấy là chuẩn. Cần lưu ý là các tiêu chuẩn của cái gọi là chuẩn chỉ tồn tại ở giá trị xã hội của nó chứ không động chạm đến bản thân hệ thống cấu trúc của nó. Vì thế, những hình thức ngôn ngữ khác với chuẩn không phải là những hình thức "dưới chuẩn" hoặc "không chuẩn". Trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định vẫn có thể dùng nó. Thực tế, chuẩn ngữ âm hình thành dần dần, không thể đòi hỏi các địa phương trong cả nước phát âm các từ thống nhất ngay được. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ vấn đề chính âm. Vai trò của nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng trong vấn đề này.
Về mặt chữ viết, chữ quốc ngữ là cơ sở tốt để thống nhất chính tả giữa các vùng. Ngôn ngữ trước hết là để nói, nhưng trong thực thế giao lưu văn hoá và xã hội ngày nay, chữ viết có một tác dụng quyết định đối với cuộc sống. Vì thế, chuẩn chính tả là cơ sở để bảo đảm và củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ. Người miền Nam có thể nóicoong cháo, nhâng dâng, dô,... nhưng khi viết thì phải viết con cháu, nhân dân, vô,... Người miền Bắc có thể phát âm lẫn lộn châu với trâulồi với nồixung với sung,... nhưng khi viết thì phải viết con trâu, châu báu, xung đột, bổ sung, lồi lõm, cái nồi,...
Trong việc chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt, cần lưu ý ba mảng khác nhau: các từ thông thường, các tên riêng, và các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật.

2. Chuẩn hoá các từ ngữ thông thường

Đối với các từ ngữ thông thường, nổi lên là vấn đề cách viết và các đọc. Trường hợp có nhiều biến thể ngữ âm khác nhau, cách viết và cách đọc nên theo những quy định của Hội đồng Chuẩn hoá chính tả và Hội đồng Chuẩn hoá thuật ngữ năm 1983, như sau:
a. Khi thói quen đã làm cho mặt ngữ âm của từ biến đổi và ít nhiều có khác với từ nguyên (gốc Việt hoặc gốc Hán), thì cần phải căn cứ vào thói quen mà xác định chuẩn chính tả, bởi vì thói quen của đại đa số trong nhân dân là một tiêu chí có ý nghĩa quyết định. Ví dụ:
chỏng gọng (so sánh với chổng gọng)
đại bàng (so sánh với đại bằng)
b. Khi thói quen chưa làm rõ một hình thức ngữ âm nào có tính chất ổn định thì nên dựa theo tiêu chí về từ nguyên để xác định chuẩn hoá chính tả, tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, đáng được coi trọng. Ví dụ:
trí mạng (so sánh với chí mạng)
Tuy nhiên, cần tránh truy từ nguyên một cách tuỳ tiện.
c. Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất thì có thể chấp nhận cả hai hình thức ấy. Ví dụ:
eo sèo – eo xèo
sứ mạng – sứ mệnh...
Hội đồng lưu ý rằng, trong các trường hợp trên, khi chuẩn chính tả đã được xác định, thì cần nghiêm túc tuân theo, đặc biệt ở sách giáo dục.
Khi đọc, giáo viên và học sinh cần cố gắng dựa vào chuẩn chính tả mà phát âm. Trong ngôn ngữ nói thì chưa yêu cầu cao về phát âm chuẩn bởi vì chuẩn hoá và thống nhất phát âm là một công việc phức tạp và lâu dài.
Trường hợp phát âm thống nhất nhưng chữ viết khác nhau, nên theo quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục năm 1980 như sau:
Các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy (như: duy, tuy, quy...), ví dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị... Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu...
Đối với các từ ngữ thông thường, chuẩn hoá về mặt ngữ nghĩa được đặt ra đối với những sáng tạo mới (từ mới, nghĩa mới, cách dùng mới) chỉ được coi là hợp chuẩn khi nó bắt nguồn từ cơ cấu nội tại, từ xu hướng phát triển của bản thân tiếng Việt. Chúng ta có thể nói các phương tiện thông tin đại chúng thì cũng có thể nói các phương tiện giao thông đại chúngmáy đẻ, có thể coi là hợp chuẩn vì mô hình cấu tạo chúng đã có trong tiếng Việt: máy khoan, máy giặt...

3. Chuẩn hoá các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật

Các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật phải được coi là một bộ phận có tính chất riêng trong từ vựng tiếng Việt nói chung, bởi vì những khái niệm khoa học không phải là của riêng của người Việt mà là tải sản chung của các dân tộc nói các tiếng khác nhau. Xác định chuẩn mực cho bộ phận từ vựng này phải tính cả đến mối tương quan với dân tộc và quốc tế.
Tiêu chí nổi lên hàng đầu là phải đảm bảo tính chính xác của khái niệm. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra trên cơ sở các yếu tố có sẵn của tiếng Việt không bảo đảm tính chính xác thì thà tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài còn hơn. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra đảm bảo tính chính xác thì tất nhiên không cần tiếp nhận các thuật ngữ nước ngoài. Nếu tính chính xác của khái niệm được đảm bảo thì mặc nhiên thuật ngữ có được tính hệ thống và tính quốc tế về nội dung. Không nên câu nệ vào tính hệ thống và tính quốc tế về hình thức mà phương hại đến tính chính xác của thuật ngữ. Muốn thuật ngữ có tính chính xác, thì thuật ngữ nên có một nghĩa, tránh hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm có thể gây lẫn lộn, hiểu lầm. Do vậy, theo chúng tôi, trong ngôn ngữ học, các thuật ngữ "nghĩa sở chỉ" (referentive meaning), "nghĩa sở biểu" (significative meaning), "động từ ngôn hành(performative verb), "tiền đề" (presuposition), "hành động tại lời" (locutationary act), "hành động ngoài lời" (illocutationary act), "hành động sau lời" (perlocutationary act),... thích hợp hơn các thuật ngữ: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, động từ ngữ vi, tiền giả định, hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời (hành động xuyên ngôn)...
Theo giáo sư Lê Khả Kế, những thuật ngữ tự tạo sau đây chẳng những dễ hiểu mà cũng chính xác và có hệ thống:
(sâu bọ) cánh cứng  coléoplère
(sâu bọ) cánh dadermaplere
(sâu bọ) cánh mànghymenoplère
(sâu bọ) cánh thẳngorthoplère
(sâu bọ) cánh úpplécoplère
(sâu bọ) hai cánhdiplère
đơn thứcmonôme
nhị thứcbimôme
tam thứctriôme
đa thứcpolyôme
Để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ, cần nắm vững nội dung khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Chỉ riêng các nhà ngôn ngữ học thì sẽ không làm nổi việc này mà cần có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học với các nhà khoa học thuộc các ngành khác. Công việc cấp bách hiện nay là biên soạn các cuốn từ điển khái niệm chuyên ngành. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có điều kiện để chọn lựa hợp lí những thuật ngữ đang được sử dụng trên sách báo hiện nay.
Đối với những thuật ngữ tiếp nhận từ tiếng Hán, điều cần lưu ý là: Mặc dù chúng ta tiếp nhận các thuật ngữ khoa học từ tiếng Hán hiện đại nhưng chúng ta vẫn đọc theo âm Hán Việt và viết theo cách viết của chữ quốc ngữ. Vì thế, với người không biết chữ Hán, từ ngữ tự cấu tạo (trên cơ sở các yếu tố Hán Việt) và từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán không khác gì nhau bao nhiêu. Có lẽ trong một số trường hợp, trật tự các yếu tố trong thuật ngữ mới tiếp nhận không thuận với tư duy Việt Nam. Ví dụ: dân ý, dân chủ tập trung, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc... Trong trường hợp này, có thể đảo lại là:ý dân, tập trung dân chủ, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng...
Đối với các thuật ngữ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức thì vấn đề nổi lên là chính tả và phát âm. Gần một thế kỉ qua, có hai xu hướng luôn luôn tranh chấp nhau:
  • Một là, xu hướng phiên theo âm là chính
  • Hai là, xu hướng phiên theo chữ là chính
Xu hướng đầu xem ngôn ngữ như một hệ thống thuần nhất, chỉ chấp nhận vần và con chữ tiếng Việt và cách viết rời từng âm tiết. Thuật ngữ phương Tây, khi vào tiếng Việt thì phải tuân theo cách viết và cách đọc của tiếng Việt. Những người ủng hộ xu hướng này cho rằng làm như vậy mới đảm bảo tính dân tộc và tính đại chúng của thuật ngữ.
Xu hướng thứ hai xem ngôn ngữ là một hệ thống của hệ thống, chuẩn hoá thuật ngữ phải tính tới tương lai, tới giao lưu quốc tế. Vì thế, trong khi duy trì những thói quen phát âm, ghép vần đã được quy định trong hệ thống chữ quốc ngữ, vẫn có thể dùng một số ít vần không hợp với cấu trúc âm tiết tiếng Việt, và một số chữ cái vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay.
Trên đây là nhận xét về mặt lí luận. Trong thực tế, còn có rất nhiều giải pháp nửa vời nữa. Cho nên, bức tranh về thuật ngữ ngoại nhập ở Việt Nam rất đa dạng. Cùng một thuật ngữ gốc, nhưng có nhiều dạng tồn tại khác nhau ở Việt Nam. Ví dụ:
  • an-đe-hít, anđêhit, an dê hit, aldehyd
  • gơ-lu-cô-dơ, glu-cô, glucô, glu-cô-da, glucos
  • pơ-rô-tít, prôtit, protit, protid
  • ...
Trong sự chuẩn hoá thuật ngữ khoa học gốc Ấn-Âu, cần tính tới sự phát triển của ngôn ngữ khoa học trong tương lai, tính tới sự phá triển của khoa học, kĩ thuật cũng như sự phá triển của nền giáo dục các cấp sẽ tạo nên những triển vọng mới về năng lực ngôn ngữ của nhân dân. Trên cơ sở những ý kiến tiếp nhận qua các cuộc hội thảo khoa học trong các năm 1979, 1980 tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Hội đồng Chuẩn hoá Thuật ngữ năm 1983 cho rằng: “đối với những thuật ngữ vốn ở nước ngoài mà được dùng trong tiếng Việt thì sự quy định chính tả nên dựa trên hình thức phổ biến của những thuật ngữ ấy trên chữ viết. Trong ngôn ngữ khoa học, mà chủ yếu là ngôn ngữ viết, cần nhớ kĩ mặt chữ thuật ngữ và cần khai thác giá trị thông tin của nó. Đối với những thuật ngữ này, chính tả là chính. Về ngữ âm thì dần dần hướng dẫn để tiến tới có được cách phát âm thống nhất trong cả nước. Cụ thể, Hội đồng chấp nhận:
  • Các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu vốn không có trong tiếng Việt, như: bl, br, cr, p, z, str, w
  • Các phụ âm cuối vốn không có trong tiếng Việt, như: d, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z
Đối với những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong tiếng nước ngoài thì có thể dùng một hình thức đã thành thói quen trên phạm vi quốc tế. Hình thức ấy có thể được điều chỉnh, như có thể rút gọn, ví dụ: gram, lít, mét. Đó là những điều chỉnh có thể chấp nhận được, vì những thuận tiện nhất định và do những thói quen nhất định đã hình thành trong thực tiễn.
Trong sự điều chỉnh ấy, nên tránh lấy yêu cầu đồng hoá theo ngữ âm (và theo chữ viết) tiếng Việt làm tiêu chí chủ đạo. Đồng thời, yêu cầu chú ý đến mối quan hệ giữa các thuật ngữ trong toàn bộ hệ thống”(1).

4. Chuẩn hoá các tên riêng (phần đầu)

Tên riêng là gì? Câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng không phải không có vấn đề. Trong các sách ngữ pháp phổ thông, người ta đã phân biệt danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là danh từ dùng để gọi những sự vật thuộc cùng một loại, danh từ riêng là những danh từ dùng để làm tên riêng để gọi tên từng sự vật, đối tượng riêng lẻ. Những tên người như: Hồ Xuân Hương, Ngô Văn Sở,... Những tên đất như: Nghệ An, Thanh Hoá,... Những tên sông như: Hồng Hà, Cửu Long,... Những tên công trình như: cầuLong Biên, chùa Một CộtTruyện Kiều,... Những tên gọi các sự kiện lịch sử như: Hội nghị Paris, Cách mạng Tháng Tám,... Đó đúng là những tên gọi của những cá nhân hoặc cá thể. Nhưng tên gọi của các dân tộc như Việt Nam, Lào, Ê-đê, Tày, Nùng,... lại chỉ một loại người, chứ không phải chỉ từng cá nhân mà vẫn lại được gọi là tên riêng. Trong thiên hà của chúng ta, chỉ có một mặt trời, một mặt trăng, nhưng mặt trời, mặt trăng lại không được coi là tên riêng. Đến tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, như: Bộ Ngoại giao, Vụ Tổ chức Cán bộ, Chính phủ, Quốc hội,... thì ranh giới giữa cái chung và cái riêng là ở đâu? Có lẽ tên riêng nên được coi là những từ, ngữ dùng để gọi tên những thực thể vật chất và tinh thần có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá–xã hội, tồn tại với tư cách là những cá thể trong tư duy của từng dân tộc. Đối với người Việt, đó là:
  • Những tên chỉ người, tên cá nhân, dân tộc,... Ví dụ: Nguyễn Trãi, Việt Nam,...
  • Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông, hồ, tỉnh,... Ví dụ: (núi) Tản Viên, (sông) Hồng, (tỉnh) Nghệ An,...
  • Những từ ngữ chỉ công trình xây dựng và công trình văn hoá. Ví dụ: (chùa) Dâu, (cầu) Long Biên, Truyện Kiều,...
  • Những từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức xã hội,... Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...
  • Những từ ngữ chỉ từng thời kì, từng sự kiện lịch sử,... Ví dụ: (thời kì) Lí–Trần, Cách mạng Tháng Tám, Hội nghị Paris, Nghị quyết 8 BCHTWĐ,...
Cần phân biệt tên riêng tiếng Việt và tên riêng không phải tiếng Việt.
Đối với tên riêng tiếng Việt, vấn đề đặt ra là phải xác định các thành tố của tên riêng và cách viết hoa tên riêng như thế nào cho hợp lí.
Trước hết, phải nói về tên người, tên người Việt ở dạng đầy đủ gồm ba thành tố:
Tên họTên đệm
(không bắt buộc)
Tên cá nhân
NguyễnTrãi
VănChiến
TrầnThịMai
Yếu tố Thị được dùng để phân biệt giới tính, hễ là nữ thì có thể dùng Thị. Hiện nay có xu hướng bớt dùng từ Thị phân biệt giới tính. Phần đệm có xu hướng hoặc gắn với phần tên cá nhân để tạo thành tên ghép của cá nhân, như: Nguyễn Mĩ Hạnh, Nguyễn Thu Thuỷ hoặc gắn với tên họ để tạo thành họ ghép, ví dụ: một người bố họ Phan, mẹ họTrần thì có thể sẽ đặt tên con là Phan Trần Mĩ. Một họ phát triển thành nhiều chi, mỗi chi có thể lấy một từ khác nhau để phân biệt, ví dụ:
  • Nguyễn Văn Hạnh
  • Nguyễn Khắc Phục
  • Nguyễn Duy Thư
  • Nguyễn Hữu Vị
Có họ lại dùng tên đệm để phân biệt các hệ khác nhau, ví dụ:
  • Tôn Quang Phiệt
  • Tôn Gia Ngân
  • Tôn Tích Hải Đăng
  • Tôn Đức Hải Phong
Khi đặt tên, người ta thường gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm, ước vọng của mình vào đó, nhưng dù là tên đơn hay tên ghép, dù là họ đơn hay họ ghép, thì xét về bản chất cũng chỉ là dấu hiệu để phân biệt cá thể này với cá thể khác mà thôi. Vì vậy, cần viết hoa tất cả các âm tiết và không có gạch nối. Điều này đã được Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Thuật ngữ quy định từ năm 1983, nên tuyên truyền rộng rãi để thực hiện thống nhất.
Về tên gọi chỉ nơi chốn (các địa danh), quan niệm về các thành tố của nó chưa hẳn đã thống nhất, nên cách viết hoa cũng không thống nhất. Chẳng hạn:
  • hồ Gươm hay Hồ Gươm
  • sông Hương hay Sông Hương
  • hồ Tây hay Hồ Tây
  • Tỉnh Hà Tây hay tỉnh Hà Tây
Chúng tôi nhận thấy, các từ Hồ trong Hồ Gươm, Hồ TâySông trong Sông HươngTỉnhtrong Tỉnh Hà Tây đều là danh từ chung, không phải là thành tố của tên riêng. Hiển nhiên, các danh từ chung có thể được dùng để cấu tạo tên riêng, nhưng khi đó nó không còn mang ý nghĩa ban đầu nữa. Ví dụ: núi Trường Sơn (sơn cũng là núi), sông Hồng Hà( cũng là sông), thị trấn Chợ Đồn, đảo Hòn Bóng, núi Hòn Rau, núi Hòn Đấu. Đã là tên riêng thì phải kết hợp được với một danh từ chung chỉ loại của nó ở trước. Ta không thể nói hồ Hồ Tây, hồ Hồ Gươm, hồ Hồ Than Thở,... nên chỉ Tây, Gươm, Than Thở mới là tên riêng.
Khi đã xác định rõ thành tố của tên riêng rồi thì tất cả các âm tiết trong tên riêng chỉ nơi chốn đều viết hoa như quy định của Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Thuật ngữ.
Tên riêng chỉ các tổ chức xã hội cũng chưa được quan niệm thống nhất về các thành tố và cách viết của chúng. Hội dồng Chuẩn hoá Chính tả và Thuật ngữ năm 1983 quy định: Tên tổ chức, cơ quan chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên. Ví dụ:
Trường đại học bách khoa Hà Nội
Trong thực tế, chúng ta còn gặp những dạng như:
  • Trường Đại học bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • trường Đại học bách khoa Hà Nội
  • trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • ...
Đối tượng biểu thị của nhân danh và địa danh là những cá nhân, cá thể riêng biệt, còn đối tượng biểu thị của những tên gọi cơ quan, tổ chức xã hội tuy cũng là những thực thể nhưng chỉ tồn tại với tư cách là những cá thể trong tư duy, cho nên những ý niệm được dùng trong tên chỉ cơ quan, tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong việc nhận diện, phân biệt cá thể này với cá thể khác. Trong khi các ý niệm được dùng trong nhân danh, địa danh chỉ bổ sung thêm sắc thái biểu cảm, hoặc văn hoá chứ không thể căn cứ vào đó để nhận diện đối tượng. Một người xấu xí vẫn có thể đặt tên là Mĩ, một người tham lam, ích kỉ vẫn có thể đặt tên là Thảo. Ý nghĩa của các từ ngữ trong tên riêng chỉ cơ quan, tổ chức xã hội về cơ bản vấn giống ý nghĩa của chúng trong khi sử dụng tự do. Các từ ngữ chỉ gắn kết với nhau để tạo thành một tên gọi cố định mà thôi. Do đó, yếu tố đầu tiên trong tên gọi chỉ cơ quan, tổ chức xã hội là những yếu tố chỉ loại đơn vị, như:bộ, cục, vụ, viện, đảng, đoàn, hội, uỷ ban, mặt trận, ban, trường,... Những yếu tố khác có giá trị hạn chế về mặt tính chất, chức năng, nhiệm vụ, địa điểm,... Tất cả các yếu tố ấy đều có giá trị như nhau trong việc phân biệt và nhận diện đối tượng nên mỗi chữ cái đầu của mỗi từ ngữ thể hiện những ý niệm ấy đều nên viết hoa.
Như thế, dạng đầy đủ của tên gọi phải là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong ngữ cảnh nhất định, có thể tỉnh lược thành Trường Đại học Bách khoa, Trường Bách khoa, Bách khoa.
Tên các thời kì lịch sử, các sự kiện lịch sử, các danh hiệu tôn vinh cũng nên viết hoa theo cách đó. Ví dụ:
  • Anh hùng Lao động
  • Hiệp định Geneva
  • Hội nghị Paris
  • Huân chương Độc lập
  • (thời) Lí–Trần, (thời) Bắc thuộc
  • Nhà giáo Nhân dân
  • Nhà giáo Ưu tú
  • Trận Điện Biên Phủ
  • ...
Tên gọi các chức vụ như chủ tịch, thủ tướng, bộ trưởng, viện trưởng v.v... không phải là tên riêng nên không cần phải viết hoa. Trong thực tế, để biểu thị ý kính trọng, người ta có thể viết hoa âm tiết đầu của tên gọi chức vụ nhưng không nên đưa ra những quy định bắt buộc về điều này.

4. Chuẩn hoá các tên riêng (phần cuối)

Đối với những tên riêng không phải tiếng Việt, cần phải nhận thức rõ bản chất và vị trí của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Rõ ràng các tên riêng không phải tiếng Việt là một loại từ đặt biệt hay một loại kí hiệu, không phải là bộ phận từ vựng được cấu tạo trong tiếng Việt. Yêu cầu chủ yếu trong việc chuẩn hoá lớp từ này là phải được ghi, được dùng chính xác nhất để bảo đảm sự liên hệ không gây nhầm lẫn với cá nhân, cá thể, đơn vị mang tên đó. Những quy định của Hội đồng Chuẩn hoá Chính tả và Thuật ngữ năm 1983, theo chúng tôi, về cơ bản là hợp lí. Cụ thể là:
  • Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên dạng như trong nguyên ngữ, chỉ được bớt đi các dấu phụ. Ví dụ: Shakespeare, Paris, Wroclaw Petofi(lược dấu phụ ở chữ cái l và chữ cái o – Wrocław, Petõfi).
  • Nếu nguyên ngữ dùng thuộc một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin. Ví dụ: Majakovski, Moskva, Lomonosov (theo lối chuyển tự chính thức của Liên bang Xô Viết).
  • Nêu nguyên ngữ không dùng chữ viết ghi âm thì dùng một cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin (thường là cách phiên âm có tính phổ biến trên thế giới). Ví dụ: Kyoto.
  • Trong trường hợp trên thế giới đã quen dùng một tên riêng viết bằng chữ cái Latin mà có khác với nguyên ngữ (thường là tên một số nước, thành phố) thì dùng hình thức tên riêng phổ biến đó. Ví dụ: Hungary (trong nguyên ngữ làMaggarorszag), Bangkok (trong nguyên ngữ là Krung Thep hoặc Krung Pattannakosin).
  • Đối với những tên sông, núi thuộc nhiều nước (và do đó, có những tên khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau) thì dùng những hình thức tương đối phổ biến trên thế giới, nhưng trong những văn bản nhất định, có thể dùng hình thức của địa phương. Ví dụ: sông Danube có thể tuỳ văn cảnh mà được dùng dưới các dạng khác nữa: Donau (Đức), Duna (Hungary), Dunares (Rumani).
  • Những tên riêng hay bộ phận của tên riêng (thường là địa danh) mà có nghĩa thì chỉ dịch nghĩa khi đó là chủ trương chung của các ngôn ngữ thế giới. Ví dụ: Biển Đen, Guinea Xích Đạo.
  • Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì nói chung không cần thay đổi. Ví dụ: Anh, Pháp, Hi Lạp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn...
  • Tuy vậy, cũng có thể chấp nhận sự tồn tại hai hình thức của một số tên riêng trong những phạm vi sử dụng khác nhau. Ví dụ: La Mã (thành La Mã, đế quốc La Mã, chữ số La Mã) và Roma (thủ đô Roma).
Cũng như vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ khoa học kĩ thuật, vấn đề chuẩn hoá các tên riêng không phải tiếng Việt đã được thảo luận sôi nổi, rộng rãi trong những năm qua và cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Dường như các nhà khoa học và giáo dục đều thừa nhận giải pháp phiên theo chữ viết là khoa học, có tác dụng đẩy nhanh giao lưu quốc tế. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa thông suốt, vẫn cho cách làm đó không dân tộc và không đại chúng.
Như ta đã biết, thuật ngữ khoa học, kĩ thuật tự thân nó mang tính chất quốc tế, những khái niệm khoa học, kĩ thuật là tải chung của nhân loại. Về hình thức, dù phiên âm là a xít, a-xê-ti-len, at môt phe, at-spi-rin cũng không dân tộc gì hơn cách viết nguyên dạng: acid, acetilen, atmosphe, aspirin.
Những tên riêng không phải tiếng Việt, tuy không có tính quốc tế nhưng cũng không phải là bộ phận từ vựng đòi hỏi phải có sắc thái dân tộc. Phiên âm thuật ngữ và tên riêng nước ngoài thực chất là để dễ đọc, chứ không phải là để dân tộc hoá. Dễ đọc cũng không phải là cơ sở để dễ nhớ và dễ hiểu. Ngược lại, phiên âm dễ dẫn đến nhầm lẫn, thiếu chính xác. So sánh:
Arập Xê ut - Arập Xaudi - Ảrập Xaudi
Kim Đâng Sam - Kim Ong Sam
Kim Ơng Xom - Kim Young Sam
Ucren - Ucraine - Ucraina
Nhiều người nước ngoài tỏ ý không hài lòng khi tên riêng của họ được phiên âm không sát trên sách, báo của ta. Như vậy, dễ đọc mà làm sai lạc thông tin thì lợi bất cập hại, là không khoa học. Hơn nữa, dễ đọc cũng chưa hẳn là có tính đại chúng. Quả là đối với quần chúng còn ít biết ngoại ngữ thì việc đọc, nhớ, viết tên riêng nước ngoài theo nguyên dạng hoặc chuyển tự là khó. Nhưng quần chúng sẽ mãi thế sao? Với sự phát triển của giáo dục, của khoa học và kĩ thuật, quần chúng sẽ ngày càng quen thuộc với những gì mà hiện nay còn ít nhiều bỡ ngỡ.
Có người nghĩ rằng chúng ta viết báo, viết sách chủ yếu là để người Việt Nam hôm nay đọc chứ không phải cho người Việt Nam trong tương lai hoặc người nước ngoài đọc. Vì thế, phiên theo ngữ âm sẽ lợi hơn. Nhưng một mẩu tin như: “Billy Crystal – chàng trai người Mĩ cao 2,30m – vừa được đạo diễn Michael Lehman mời đóng vai chính trong bộ phim Gã khổng lồ” (Tạp chí Truyền hình, số 13/1998) vẫn chẳng bị rơi vãi lượng thông tin nào mặc dù các tên riêng đều được giữ nguyên dạng. Dù không đọc được hoặc đọc sai hai tên riêng thì người ta vẫn hiểu có một người Mĩ cao 2,30m được một đạo diễn mới đóng phim Gã khổng lồ. Người ta chỉ cần nhớ hai tên riêng khi nào cần làm quen với họ, và khi đó chắc chắn cách viết nguyên dạng sẽ thuận lợi hơn.
Những điều vừa trình bày ở trên cần áp dụng nhất quán, triệt để trong các phong cách khoa học, chính luận, hành chính. Trong văn chương cũng như trong khẩu ngữ, vẫn có thể chấp nhận những tên riêng có hình thức phiên âm, đặc biệt là những tên riêng phiên âm có dụng ý tu từ.
Các thuật ngữ khoa học và các tên riêng không phải tiếng Việt chủ yếu được dùng trong văn viết, vì vậy trong khi không cự tuyệt phương thức phiên âm, chúng ta vẫn cần nhận thấy phương thức giữ nguyên dạng hoặc chuyển tự mới là quan trọng, về cả lí luận lẫn thực tiễn đều chứng tỏ chuẩn là cái gì không đứng yên tại chỗ mà luôn luôn vận động, phát triển. Muốn nắm bắt nó phải nỗ lực cố gắng, nếu không, chúng ta mãi mãi không bao giờ đạt đến chuẩn. Đây là vấn đề nhận thức của cả người viết lẫn người đọc, nhận thức của cơ quan truyền thông đại chúng và cơ quan quản lí nhà nước.
Các nhà văn hoá, nhà báo, nhà khoa học không phải ai cũng biết ngoại ngữ, mà có biết thì cũng chỉ biết một vài ngoại ngữ chính thôi. Vì thế, khi viết không nên dễ dãi, cần có trách nhiệm với từng từ, từng chữ mà mình viết ra, chữ nào cần tra cứu, phải tra cứu đến ngọn ngành rồi hãy viết.
Người đọc cũng vậy. Không nên nghĩ rằng mình là người nói tiếng Việt thì hiểu hết chữ nghĩa của tiếng Việt, đọc sách báo chỉ nhằm tiếp thu thông tin của văn bản mà thôi. Nếu nhận thức được rằng đọc sách báo không chỉ để tiếp thu thông tin mà còn là học thêm chữ nghĩa mà mình chưa biết (mà phần chưa biết lại là phần lớn) thì người đọc sẽ không ngần ngại, bỏ qua những gì lạ lẫm với mình.
Về phần chỉ đạo, đã đến lúc thành lập Hội đồng Chuẩn hoá tiếng Việt cấp nhà nước, sớm có những quy định thống nhất trong cả nước. Trường học và cơ quan thông tin đại chúng sẽ là nơi tuyên truyền và gương mẫu thực hiện những quy định chung đó. Ngành ngôn ngữ học có trách nhiệm biên soạn các từ điển thuật ngữ, từ điển tên riêng không phải tiếng Việt, từ điển chính tả để hướng dẫn cách viết và cách đọc thống nhất. Trước mắt, cần tìm hiểu và công bố rộng rãi nguyên tắc chuyển tự Latin của tất cả các hệ chữ viết trên thế giới để người sử dụng tiếng Việt có thể tra cứu dễ dàng.
Chuẩn hoá tiếng Việt là một công việc khó khăn, lâu dài, nhưng nếu chúng ta đồng lòng thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua.

Monday, 26 November 2012

Địa danh Bắc Cạn không phải do chính quyền thực dân Pháp đặt ra (An Chi - An Ninh Thế Giới số 899, ngày 10-10-2009


Địa danh Bắc Cạn không phải do chính quyền thực dân Pháp đặt ra (An Ninh Thế Giới số 899, ngày 10-10-2009)

by An Chi on Wednesday, November 21, 2012 at 5:03am ·
 Trong bài “Tìm hiểu về địa danh Bắc Kạn” (Ngôn ngữ & Đời sống, số 10(156)-2008, tr.43-44), tác giả Hà Thị Hồng (ĐHSP Thái Nguyên) đã khẳng định rằng Bắc Cạn là một địa danh do chính quyền của thực dân Pháp đặt ra để gọi một tỉnh mới mà họ thành lập vào năm 1900 (tỉnh Bắc Cạn). Bà   viết:                                                                                                                                        
 “Theo ý kiến riêng của chúng tôi, Bắc Kạn là biến âm của một từ gốc Hán Việt. Tỉnh Bắc Kạn thành lập năm 1900. Khi thành lập một tỉnh mới, việc đặt tên chắc chắn có sự tham gia của quan lại người Việt, mà những người này thông thạo chữ Nho, có thói quen dùng từ Hán Việt để đặt các địa danh tương ứng với các đơn vị hành chính. Bắc Kạn không nằm ngoài thông lệ ấy. Thực tế cho thấy, bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hoè, làm Án sát tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925 (bài văn bia này đã được giới thiệu trên tạp chí Văn học số 6 năm 1986), chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự”. Theo Lương Bèn, giảng viên ngôn ngữ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thì trong một số văn bản Hán Nôm, nhất là các sách nôm Tày, cũng viết chữ “Kạn” như vậy. Những bản Hán Nôm về sau mới viết “Cạn” nghĩa là “khô kiệt”.                                                        Rồi bà kết luận:                                                                                             
 “Như vậy, ta có thể phỏng đoán ban đầu, các quan chức đã dùng hai chữ “Bắc Cản” để đặt tên cho một tỉnh mới (…) Bắc Kản đã tồn tại trong nhân dân theo cách phát âm của địa phương. Những từ Hán Việt và từ thuần Việt đi vào ngôn ngữ Tày - Nùng có một quy luật biến thanh: Thanh “hỏi” thành thanh “nặng”(…) Theo quy luật này, từ “Bắc Kản” đã được phát âm thành “Bắc Kạn”, và rồi chữ Quốc ngữ và Hán Nôm mới viết theo cách phát âm thực tế mà thành Bắc Kạn như ngày nay. Như vậy, Bắc Kạn là một từ có các yếu tố là Hán Việt đã được Tày - Nùng hóa.”                                                                 Trở lên là ý kiến của tác giả Hà Thị Hồng về từ nguyên của địa danh Bắc Cạn. Ý kiến của bà có những điểm sai sau đây:                                                      1.– Tuy đến năm 1900, tỉnh Bắc Cạn mới được Pháp thành lập nhưng địa danh Bắc Cạn thì đã ra đời từ thời xưa. Bằng chứng là nó đã có mặt trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Các trấn tổng xã danh bị lãm) của Viện nghiên cứu Hán Nôm do Dương Thị The – Phạm thị Thoa dịch và biên soạn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1981). Tại mục “Châu Bạch Thông” (tr.82) của “Xứ Thái Nguyên” (bắt đầu từ tr.78), ta đọc được tại tiểu mục 8 như sau:                                                                                         
 “ Tổng Nông Thượng có 10 xã, trang, phố, xưởng: Nông Thượng, Đông Phong, Tòng Hoá, Dương Quang, Huyền Tụng, Hoà Mục Bán, trang Hoà Mục Bán, phố Bắc Cạn (Chúng tôi nhấn mạnh – AC), phường Bắc Linh Dã, xưởng Nam Luân.”                                                             
 Rồi tại tr.158 (Phần tra cứu tên gọi các địa phương), ta lại đọc được:                                                                                                                               “ Bắc Cạn (phố) : tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, phủ Thông Hoá, xứ Thái Nguyên.”                                                                                     
 Địa danh Bắc Cạn không chỉ được nhắc đến trong công trình trên mà còn được nhắc đến nhiều lần trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn nữa. Tại tập 4, bản dịch của Phạm Trọng Điềm do Đào Duy Anh hiệu đính (Nxb Thuận Hoá, Huế, 1992), ta thấy có các mục:                                    “ Cửa Bắc Cạn: ở châu Bạch Thông.” (tr.174).                                                                           
“ Bến Bắc Cạn: ở châu Bạch Thông tức thượng lưu sông Đồng Mỗ, sông rộng 8 trượng 5 thước.” (tr.175).                                                                      
 “ Phố Bắc Cạn nhà cửa trù mật, người Thanh và người Kinh ở lẫn lộn.” (tr.176).                                                                                                          
Rồi theo Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh (Nxb Lao động, Hà Nội, 1996) thì địa danh Bắc Cạn đã có từ đời Lê. Vậy rõ ràng đây là một địa danh “cao tuổi” chứ không phải đến năm 1900 mới ra đời cùng với tỉnh Bắc Cạn do Pháp thành lập, như tác giả Hà Thị Hồng đã khẳng định. Chẳng qua Pháp đã đặt tên cho tỉnh mới bằng tên sẵn có của một địa phương tiêu biểu trong tỉnh này mà thôi. Địa phương đó chính là phố Bắc Cạn, đã nói đến trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX  Đại Nam nhất thống chí.                                                                                                                          
2.– Chữ Hán mà tác giả Hà Thị Hồng miêu tả là “có bộ tài gẩy bên chữ can” thì tự dạng là . Theo bà thì đây mới thật là cái chữ gốc trong địa danh Bắc Cạn bằng chữ Hán và chỉ có “những bản Hán Nôm về sau mới viết cạn là khô kiệt”. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Án sát Phan Đình Hoè là người của đầu thế kỷ XX và bài văn bia do ông ta soạn thì được ông Vi Văn Thượng khắc vào năm 1925, với chữ  ,chứ cái chữ truyền thống trước đó hàng trăm năm thì lại đúng “cạn là khô kiệt ” (bộ thuỷ+ chữ kiện) như có thể thấy trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (tr.158).                                                   3.– Vậy khi Phan Đình Hoè dùng chữ  để ghi âm cạn trong trường hợp đang xét là ông ta đã dùng một chữ Nôm Tày (chứ không phải là một chữ Hán), mà âm đọc cũng là cạn, để ghi âm cạn trong địa danh Bắc Cạn  []  của tiếng Việt, bất kể địa danh này bắt nguồn từ thứ ngôn ngữ nào. Sự tồn tại của một vài (hoặc một số) chữ Nôm (Việt hoặc Tày) trong một số văn bản bằng chữ Hán của Việt Nam, đặc biệt trong văn bia, là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Còn từ nguyên của cạnnhư thế nào thì chúng tôi xin không  bàn đến ở đây.                                                                                           Nhưng có một điều chắc chắn là tự dạng của địa danh Bắc Cạn trong thư tịch xưa của Việt Nam là  []  . Vì vậy nên căn cứ đầu tiên về văn tự cho mọi sự bàn thảo về địa danh này chỉ có thể là hai chữ  []  , chứ không phải là  .  
Nguồn: Facebook An Chi (Huệ Thiên)

“Cái đầu mầy” là cái gì?(An Chi - Năng Lượng Mới số 175 ,23- 11 - 2012).


“Cái đầu mầy” là cái gì?(Năng Lượng Mới số 175 ,23- 11 - 2012).

by An Chi on Friday, November 23, 2012 at 4:21am ·
Bạn đọc : Ban đầu, trong phim Tàu Hongkong, tôi thường được nghe cụm từ “cái đầu mầy” qua lời thuyết minh hoặc lời thoại (đã dịch sang tiếng Việt) của nhân vật. Không ngờ bây giờ phim của người Việt Nam hẳn hoi cũng “cái đầu mầy”, “cái đầu mầy”, một cách chướng tai và ngô nghê. Tôi thực sự không hiểu “cái đầu mày” là cái gì và đây có phải là tiếng Việt hay không. Xin nhờ ông An Chi giải hộ và xin cám ơn ông.
 Nguyễn Hữu Tuệ, Ba Đình, Hà Nội.
An Chi : “Cái đầu mầy” là một lối nói ngô nghê, ngu ngơ mà những kẻ kinh doanh phim Tàu Kong Kong đã “nhập lậu” vào từ vựng của tiếng Việt. Đúng như bạn nói, những tưởng nó chỉ lưu hành trong lời thoại hoặc lời thuyết minh phim Tàu mà thôi, ai ngờ một số nhà biên kịch, người Việt Nam hẳn hoi, cũng xài nó một cách hoàn toàn vô ý thức mà nhét vào lời thoại cho nhân vật của mình; rồi góp phần vào cái tai nạn ngôn ngữ này, một số đạo diễn cũng đã giữ y nguyên mà bắt diễn viên của mình “nhả ngọc phun châu”. Điều đáng báo động là tần số của lối nói “cái đầu mầy” cực kỳ vô duyên này có vẻ như càng ngày càng tăng. Đây là một cách dịch “bí rị” từ ba tiếng “nẹy cô thầu”[ 你個頭] của tiếng Quảng Đông. Trong thứ tiếng này thì “nẹy”[] là mày, “cô”[] là cái và “thầu”[] là đầu. Khốn nỗi, đối với dân Quảng Đông thì “nẹy cô thầu” lại không trực chỉ cái đầu của bất cứ “thằng” đối thoại  nào cả. Còn nó chỉ cái gì, thì mạng CRIonline đã có giảng rõ tại mục [輕鬆學粵語之六.粵語中""字的用(Học tiếng Quảng Đông nhanh lẹ Bài 6 – Cách dùng chữ “đầu” trong tiếng Quảng Đông), đưa lên ngày  25-11-2009.
Theo bài này, và với thí dụ đầu tiên là “Hổu nẹy cô thầu” [好你個頭] – âm Hán Việt  là “Hảo nhĩ cá đầu”, dịch từng tiếng là “Tốt cái đầu mầy” –  mà nó đưa ra, ta được biết đại khái rằng đây là một lối nói mang tính đặc ngữ trong khẩu ngữ của tiếng Quảng Đông. Trong phương ngữ này của tiếng Tàu, “nẹy cô thầu”[你個頭] (“cái đầu mầy”) là một lối nói biểu thị thái độ phản đối, thường dùng để phủ định lời nói của người đối thoại. Thí dụ như nhận xét về giọng hát của một ca sĩ, Giáp nói: “Anh ta hát hay thật đấy!” nhưng Ất không tán thành lời khen của Giáp, liền nói: “ Hay “cái đầu mầy”! Sao mầy lại khoái nó tới vậy?” Qua đó, ta có thể hiểu rõ câu “Hay cái đầu mầy!” có hàm nghĩa được “thông dịch” sang tiếng phổ thông (Bắc Kinh) là “Hǎo shén.me hǎo”[好 什么好], tức là “Tốt (cái) gì mà tốt!” Rất rõ ràng là lối nói này dùng để phủ định lời nói của người đối thoại khi nó ngược với ý của đương sự.
Tại mục [廣東話的你個頭] ([Mấy tiếng] “nẹy cô thầu” trong tiếng Quảng Đông), tranghk.knowledge.yahoo.com cho biết trong thứ tiếng này, bất cứ vị từ nào cũng có thể đứng vào vị trí của X trong cấu trúc “X nẹy cô thầu”[X你個頭] (X “cái đầu mày”), như : “xịk nẹy cô thầu”[食你個頭] (ăn “cái đầu mầy”), “oản nẹy cô thầu”[玩你個頭] (chơi “cái đầu mầy”), “hoei nẹy cô thầu”[去你個頭] (đi “cái đầu mầy”), v.v.. Và những câu trên đây có nghĩa là: Ăn cái gì mà ăn! –  Chơi cái gì mà chơi! – Đi cái gì mà đi! Và, cứ như trên, thì ba tiếng “cái đầu mầy!” nhất thiết phải đi liền sau một vị từ chứ không thể nào đứng “độc lập” thành một lời trách hay một tiếng chửi nhẹ như một số nhà biên kịch Việt Nam đã xài một cách rởm đời.
Còn tại mục “Help understanding the phrase 海你個頭拉”(Giúp hiểu được ngữ đoạn “hỏi nẹy cô thầu lá”) của Chinese-forums.com, forumer Anonymoose đã hiểu rất đúng rằng “nẹy cô thầu”[你個頭] là “Something like «my ass!»” (Cái gì đó giống như “my ass!”). Tuy nhiên đây chỉ là một sự “diễn dịch ngữ nghĩa” chứ không phải một sự tương ứng hoàn hảo giữa hai thứ tiếng. “My ass!” (mà nghĩa gốc “đen thui” là “cái mông của tao!”) là một ngữ tán thán thông tục dùng để diễn đạt sự phủ nhận hoặc ngờ vực trước một lời nói cụ thể của người đối thoại với thái độ xem thường hay chê bai. Nhưng trong câu tiếng Anh thì nó là một thành phần độc lập; còn trong tiếng Quảng Đông thì cấu trúc [你個頭] “nẹy cô thầu” (“cái đầu mầy”) là một thành phần phụ thuộc, luôn luôn “dính” vào một vị từ đứng trước nó, đồng thời vị từ này phải là từ diễn đạt khái niệm mà người sử dụng cấu trúc này phản đối, đã được dùng trước đó trong lời của người đối thoại kia.
Vậy thì tiếng Việt cũng có cách để diễn đạt hàm nghĩa của cấu trúc “nẹy cô thầu”[你個頭] của tiếng Quảng Đông. Với cái thí dụ “Hổu nẹy cô thầu”[好你個頭], ta có thể dịch thành “Tốt cái gì!” hoặc “Tốt (cái) gì mà tốt!”, y chang như tiếng phổ thông “Hǎo shén.me hǎo”[好 什么好].
        Trở lên, chúng tôi đã phải dẫn CRIonlinehk.knowledge.yahoo.com và Chinese-forums.com để bạn đọc có thể thẩm tra lại trên “giấy trắng mực đen” chứ thực ra, riêng cá nhân người viết câu trả lời này thì đã có thể sử dụng thành thạo cái cấu trúc trên đây của tiếng Quảng Đông từ những năm đầu của “tuổi teen”, khi chơi với các bạn thiếu niên người Quảng Đông ở Chợ Lớn. Một đứa trẻ mười hai, mười ba tuổi mà còn làm được như vậy thì nếu thực sự có trách nhiệm và đừng làm kiểu “mì ăn liền”, người lớn kinh doanh phim Tàu Hongkong  đâu có dịch sai, dịch ẩu mà làm hại đến “sức khoẻ” của tiếng Việt như thế. Thâm chí không phải là dịch, mà là dùng nó như một quán ngữ thực thụ sẵn có của tiếng Việt một cách ngu xuẩn.
        “Sức khoẻ” (santé) là hai tiếng mà chúng tôi mượn của bà Jacqueline de Romilly, nữ viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, chủ mục “Santé de la langue” (Sức khoẻ của ngôn ngữ) trong tạp chí Santé Magazine(Tạp chí Sức khoẻ). J. de Romilly khẳng định : “Nói chung, thói thông thái rởm là tấm bình phong của sự dốt nát hoặc của sự mù mờ trong tư duy.” (Dans le jardin des mots [Trong vườn từ ngữ], Editions de Fallois, 2007, p.14). Vậy xin các nhà làm phim liên quan chớ có tiếp tục “cái đầu mầy”, “cái đầu mầy” một cách lố bịch.
Nguồn: Facebook An Chi (Huệ Thiên)