Monday 26 November 2012

Địa danh Bắc Cạn không phải do chính quyền thực dân Pháp đặt ra (An Chi - An Ninh Thế Giới số 899, ngày 10-10-2009


Địa danh Bắc Cạn không phải do chính quyền thực dân Pháp đặt ra (An Ninh Thế Giới số 899, ngày 10-10-2009)

by An Chi on Wednesday, November 21, 2012 at 5:03am ·
 Trong bài “Tìm hiểu về địa danh Bắc Kạn” (Ngôn ngữ & Đời sống, số 10(156)-2008, tr.43-44), tác giả Hà Thị Hồng (ĐHSP Thái Nguyên) đã khẳng định rằng Bắc Cạn là một địa danh do chính quyền của thực dân Pháp đặt ra để gọi một tỉnh mới mà họ thành lập vào năm 1900 (tỉnh Bắc Cạn). Bà   viết:                                                                                                                                        
 “Theo ý kiến riêng của chúng tôi, Bắc Kạn là biến âm của một từ gốc Hán Việt. Tỉnh Bắc Kạn thành lập năm 1900. Khi thành lập một tỉnh mới, việc đặt tên chắc chắn có sự tham gia của quan lại người Việt, mà những người này thông thạo chữ Nho, có thói quen dùng từ Hán Việt để đặt các địa danh tương ứng với các đơn vị hành chính. Bắc Kạn không nằm ngoài thông lệ ấy. Thực tế cho thấy, bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hoè, làm Án sát tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925 (bài văn bia này đã được giới thiệu trên tạp chí Văn học số 6 năm 1986), chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự”. Theo Lương Bèn, giảng viên ngôn ngữ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thì trong một số văn bản Hán Nôm, nhất là các sách nôm Tày, cũng viết chữ “Kạn” như vậy. Những bản Hán Nôm về sau mới viết “Cạn” nghĩa là “khô kiệt”.                                                        Rồi bà kết luận:                                                                                             
 “Như vậy, ta có thể phỏng đoán ban đầu, các quan chức đã dùng hai chữ “Bắc Cản” để đặt tên cho một tỉnh mới (…) Bắc Kản đã tồn tại trong nhân dân theo cách phát âm của địa phương. Những từ Hán Việt và từ thuần Việt đi vào ngôn ngữ Tày - Nùng có một quy luật biến thanh: Thanh “hỏi” thành thanh “nặng”(…) Theo quy luật này, từ “Bắc Kản” đã được phát âm thành “Bắc Kạn”, và rồi chữ Quốc ngữ và Hán Nôm mới viết theo cách phát âm thực tế mà thành Bắc Kạn như ngày nay. Như vậy, Bắc Kạn là một từ có các yếu tố là Hán Việt đã được Tày - Nùng hóa.”                                                                 Trở lên là ý kiến của tác giả Hà Thị Hồng về từ nguyên của địa danh Bắc Cạn. Ý kiến của bà có những điểm sai sau đây:                                                      1.– Tuy đến năm 1900, tỉnh Bắc Cạn mới được Pháp thành lập nhưng địa danh Bắc Cạn thì đã ra đời từ thời xưa. Bằng chứng là nó đã có mặt trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Các trấn tổng xã danh bị lãm) của Viện nghiên cứu Hán Nôm do Dương Thị The – Phạm thị Thoa dịch và biên soạn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1981). Tại mục “Châu Bạch Thông” (tr.82) của “Xứ Thái Nguyên” (bắt đầu từ tr.78), ta đọc được tại tiểu mục 8 như sau:                                                                                         
 “ Tổng Nông Thượng có 10 xã, trang, phố, xưởng: Nông Thượng, Đông Phong, Tòng Hoá, Dương Quang, Huyền Tụng, Hoà Mục Bán, trang Hoà Mục Bán, phố Bắc Cạn (Chúng tôi nhấn mạnh – AC), phường Bắc Linh Dã, xưởng Nam Luân.”                                                             
 Rồi tại tr.158 (Phần tra cứu tên gọi các địa phương), ta lại đọc được:                                                                                                                               “ Bắc Cạn (phố) : tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, phủ Thông Hoá, xứ Thái Nguyên.”                                                                                     
 Địa danh Bắc Cạn không chỉ được nhắc đến trong công trình trên mà còn được nhắc đến nhiều lần trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn nữa. Tại tập 4, bản dịch của Phạm Trọng Điềm do Đào Duy Anh hiệu đính (Nxb Thuận Hoá, Huế, 1992), ta thấy có các mục:                                    “ Cửa Bắc Cạn: ở châu Bạch Thông.” (tr.174).                                                                           
“ Bến Bắc Cạn: ở châu Bạch Thông tức thượng lưu sông Đồng Mỗ, sông rộng 8 trượng 5 thước.” (tr.175).                                                                      
 “ Phố Bắc Cạn nhà cửa trù mật, người Thanh và người Kinh ở lẫn lộn.” (tr.176).                                                                                                          
Rồi theo Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh (Nxb Lao động, Hà Nội, 1996) thì địa danh Bắc Cạn đã có từ đời Lê. Vậy rõ ràng đây là một địa danh “cao tuổi” chứ không phải đến năm 1900 mới ra đời cùng với tỉnh Bắc Cạn do Pháp thành lập, như tác giả Hà Thị Hồng đã khẳng định. Chẳng qua Pháp đã đặt tên cho tỉnh mới bằng tên sẵn có của một địa phương tiêu biểu trong tỉnh này mà thôi. Địa phương đó chính là phố Bắc Cạn, đã nói đến trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX  Đại Nam nhất thống chí.                                                                                                                          
2.– Chữ Hán mà tác giả Hà Thị Hồng miêu tả là “có bộ tài gẩy bên chữ can” thì tự dạng là . Theo bà thì đây mới thật là cái chữ gốc trong địa danh Bắc Cạn bằng chữ Hán và chỉ có “những bản Hán Nôm về sau mới viết cạn là khô kiệt”. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Án sát Phan Đình Hoè là người của đầu thế kỷ XX và bài văn bia do ông ta soạn thì được ông Vi Văn Thượng khắc vào năm 1925, với chữ  ,chứ cái chữ truyền thống trước đó hàng trăm năm thì lại đúng “cạn là khô kiệt ” (bộ thuỷ+ chữ kiện) như có thể thấy trong Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (tr.158).                                                   3.– Vậy khi Phan Đình Hoè dùng chữ  để ghi âm cạn trong trường hợp đang xét là ông ta đã dùng một chữ Nôm Tày (chứ không phải là một chữ Hán), mà âm đọc cũng là cạn, để ghi âm cạn trong địa danh Bắc Cạn  []  của tiếng Việt, bất kể địa danh này bắt nguồn từ thứ ngôn ngữ nào. Sự tồn tại của một vài (hoặc một số) chữ Nôm (Việt hoặc Tày) trong một số văn bản bằng chữ Hán của Việt Nam, đặc biệt trong văn bia, là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Còn từ nguyên của cạnnhư thế nào thì chúng tôi xin không  bàn đến ở đây.                                                                                           Nhưng có một điều chắc chắn là tự dạng của địa danh Bắc Cạn trong thư tịch xưa của Việt Nam là  []  . Vì vậy nên căn cứ đầu tiên về văn tự cho mọi sự bàn thảo về địa danh này chỉ có thể là hai chữ  []  , chứ không phải là  .  
Nguồn: Facebook An Chi (Huệ Thiên)

No comments:

Post a Comment