Friday, 27 September 2013

Lực lượng Phòng cháy, chữa cháy: Chặng đường xây dựng và trưởng thành


Lực lượng Phòng cháy, chữa cháy: Chặng đường xây dựng và trưởng thành

Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 53/LCT của Chủ tịch nước công bố ”Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC”. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi về chất trong công tác PCCC của Nhà nước, đồng thời mở ra trang mới trong lịch sử của lực lượng Cảnh sát PCCC.



I/  THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ 

QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN NĂM 1986
1. Hoạt động của lực lượng PCCC trước, trong, sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn từ năm 1945 

đến năm 1954)

Đầu năm 1945, một số anh em binh sỹ Sở Cứu hỏa Sài Gòn - Chợ Lớn đã 

bắt liên lạc với cán bộ cách mạng và đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết tố 

cáo sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở đồn điền cao su Phú Riềng, 

xưởng đóng tàu Ba Son và đồng thời thành lập tổ chức thanh niên tiền phong và Việt Minh của Sở để tổ chức giành chính quyền cơ sở.

Ngày 24/8/1945, Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn là một trong 6 đơn vị treo cờ đỏ sao vàng đầu tiên của thành phố, cờ đỏ sao vàng đã phấp phới bay trên đỉnh tháp tập của Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn, tiếp đó ngày 

28/8/1945 anh em Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn đi trên xe chữa cháy tham gia diễu hành cùng hàng vạn người của thành phố. Sau ngày đó, Sở đã giao 2 chiến sỹ chữa cháy bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng và một trong hai chiến sỹ trên (đồng chí Hạnh Bum) đã hy sinh dưới tháp tập vì thực dân 

Pháp trở lại xâm lược nước ta đã bắn chết đồng chí Hạnh. 8h00 ngày 24/9/1945 chiến sỹ Sở cứu hỏa được lệnh rút ra căn cứ, tối 24/9 tổ chức 

đánh vào Sở chữa lửa giải phóng cướp xe chữa cháy rút về Gò Đen, Bến Lức, Long An tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng 3 xe chữa cháy bị kẹt lại ở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thất bại ở Điện Biên Phủ 7/5/1954, thực dân Pháp có ý đồ di chuyển 

phương tiện, xe chữa cháy của Hà Nội rút vào Nam nhưng Tổ công đoàn  

do đồng chí Nguyễn Văn Dần, lái xe, đảng viên 1949 hoạt động bí mật chỉ 

huy đã đấu tranh giữ toàn bộ phương tiện chữa cháy của Sở cho đến ngày 

giải phóng Thủ đô và ngày 11/10/1954 đoàn cán bộ thuộc Sở Liêm Phóng vào tiếp quản đội cứu hỏa Hà Nội, tháng 12/1954 Đại đội cứu hỏa Hà Nội thuộc Phòng Trị an dân cảnh được thành lập với 7 xe chữa cháy và gần 60 cán bộ chiến sỹ.

2. Lực lượng PCCC trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và  kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước (giai đoạn từ năm 1955  đến năm 1975)

Ngày 01/01/1955 Đại đội cứu hỏa Hà Nội nhận nhiệm vụ cử một tiểu đội tham gia bảo vệ lễ đài Ba Đình trong buổi mít tinh của nhân dân Thủ đô chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trở về Thủ đô. 

Cũng trong ngày này, lực lượng PCCC vinh dự được Bác Hồ thân mật bắt tay từng người một và Người đã có lời chúc Tết, lời chúc Tết năm đó luôn là mục tiêu phấn đấu của lực lượng CSPCCC cho đến bây giờ, lời chúc đó là “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp nhưng phải tích cực học tập”.

Ngày 27/6/1955 Bộ Công an có Chỉ thị 479/TA-TF hướng dẫn việc phòng hỏa, cứu hỏa và quy định đó là nhiệm vụ của mọi người nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ các công trình kiến thiết, các cơ sở kinh tế quốc gia, ngăn ngừa hành vi phản cách mạng và phá hoại của kẻ địch. 

Ngày 30/12/1955 Chính phủ có Thông tư 3366/CP về việc giao Bộ Công an quản lý công tác phòng, cứu hỏa và tiếp nhận xe và máy bơm chữa cháy do Liên Xô viện trợ.

Ngày 27/3/1956 Bộ Công an có Chỉ thị số 347/TA về việc xây dựng lực lượng PCCC chuyên nghiệp ở miền Bắc. Ngày 01/06/1956 Bộ Công an có quyết định số 1175/V2 quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, cơ cấu và chế độ làm việc của đội cứu hỏa, trong đó còn quy định rõ đội cứu hỏa thành phố, thị xã là một bộ phận của Cảnh sát nhân dân.

Thực hiện Thông tư của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Công an, cuối năm 1956, 11 đơn vị phòng hỏa, cứu hỏa của các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Quảng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Dương, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên lần lượt được thành lập; lực lượng cứu hỏa bắt đầu chỉnh quân, tập luyện và tập huấn nghiệp vụ PCCC, PCCC xăng dầu do chuyên gia Liên Xô dạy.

Đến năm 1958 Bộ Công an có Quyết định thành lập Phòng phòng cháy, chữa cháy (P8) thuộc Vụ trị an dân cảnh (V10) của Bộ Công an.

Tháng 7 năm 1959, Bộ Công an đã đưa đoàn học sinh đầu tiên đi học tại Trường Trung học PCCC Lêningrat - Liên Xô gồm 6 đồng chí. Đến tháng 9/1963 lớp cán bộ đầu tiên của ta tốt nghiệp ra trường về nước nhận công tác. 

Công tác cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học kỹ thuật PCCC tiên tiến như Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Tính từ 1962 đến năm 1991 đã có 116 đồng chí được đào tạo tại Trường Đại học PCCC Matxcơva – Liên Xô, 61 đồng chí được đào tạo tại Trường Trung cấp Lêningrat, 30 đồng chí được đào tạo tại Trường Đại học kỹ sư thực hành PCCC ở Cộng hòa dân chủ Đức. Đặc biệt có 16 đồng chí đã bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ khoa học PCCC ở Liên Xô.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế ở miền Bắc (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965). Bộ Công an giao cho Vụ Trị an dân cảnh xây dựng một văn bản pháp quy về PCCC để đề nghị Nhà nước ban hành (lúc đó tham gia xây dựng văn bản này có đồng chí Nguyễn Tăng Điện, sau này đồng chí là Cục trưởng Cục PCCC, Thiếu tướng, Phó TCT Tổng cục Hậu cần, Bộ Công an). 

Đến ngày 12/8/1961 bản dự thảo Pháp lệnh được Hội đồng Chính phủ trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đến ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 53/ LCT của Chủ tịch nước công bố “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC”. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi về chất trong công  tác PCCC của Nhà nước, đồng thời mở ra một trang mới trong lịch sử của lực lượng Cảnh sát PCCC. Một tình huống đáng lưu ý là tên gọi của dự thảo văn bản pháp quy này qua từng bước có sự thay đổi cho đúng hơn: Đầu tiên Bộ Công an dự thảo là “Luật phòng hỏa, cứu hỏa Việt Nam”, đến Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng đề nghị là “Pháp lệnh quy định việc giám sát của Nhà nước đối với công tác phòng hỏa, cứu hỏa”, Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa hai chữ “giám sát” thành hai chữ “quản lý”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên nội dung của tên gọi, chỉ thay đổi cụm từ “phòng hỏa, cứu hỏa” bằng cụm từ “phòng cháy và chữa cháy” cho dễ hiểu hơn. Người nói vui: Xảy ra cháy thì phải “chữa” chứ sao lại “cứu”, như vậy đủ thấy sự quan tâm của Bác Hồ và cơ quan lập pháp đối với công tác PCCC.

Tiếp đó ngày 28/12/1961, Chính phủ ra Nghị định số 220/CP để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC. Ngày 29/12/1961, Chính phủ ra Nghị định 221/CP để hướng dẫn công tác PCCC rừng.

Ngay sau Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC được ban hành, lực lượng PCCC đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy từ trung ương đến các địa phương trên toàn miền Bắc. 

Ở Trung ương, Cục PCCC chính thức được thành lập, Cục có 3 Phòng và 1 trạm thí nghiệm, quân số của Cục có 29 người. 

Ở các địa phương miền Bắc, các đơn vị phòng cháy, chữa cháy: Hà Bắc, Ninh Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Tĩnh,… lần lượt được thành lập.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng PCCC đã tổ chức xây dựng được phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC rộng khắp, làm nòng cốt trong phong trào ba phòng “phòng gian, phong gián, phòng hỏa”; kiểm tra an toàn PCCC các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, nông trường, công trường…, nghiên cứu đề xuất ban hành tiêu chuẩn PCCC để thiết kế xây dựng nhà, công trình công nghiệp và dân dụng, chuẩn bị lực lượng và phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy; tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn việc sơ tán, phân tán tài sản, vật tư chiến lược, vũ khí, đạn dược; đặc biệt đã phối hợp với lực lượng dân phòng khắc phục khó khăn, không ngại hy sinh gian khổ, sáng tạo và dũng cảm chiến đấu dập lửa, cứu tài sản, hàng hóa trong làn bom đạn của giặc Mỹ, dập tắt kịp thời hàng ngàn vụ cháy. Điển hình là các vụ chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình, đơn vị PCCC đã được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (01/01/1967); vụ chữa cháy 4 xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long, đơn vị PCCC Hòn Gai được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1/1/1967); vụ chữa cháy thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, đơn vị PCCC Quảng Bình được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2/9/1973); vụ chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng và vụ chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng, đơn vị PCCC Hải Phòng được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2/9/1973); vụ chữa cháy khu lắp ráp tên lửa ở đồi Nhơm, Triệu Sơn, Thanh Hóa, đơn vị PCCC Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2/9/1973); vụ 
chữa cháy tổng kho xăng dầu Đức Giang và hàng trăm vụ cháy lớn phức tạp khác xảy ra trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội, đội PCCC Lộc Hà được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2/9/1973). Đặc biệt là vụ chữa cháy kho xăng dầu Đức Giang, do biết vận dụng sáng tạo kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt nhanh chóng đám cháy cứu được hàng ngàn tấn xăng dầu, với thành tích này lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen, trong đó có 4 điều dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu, chế tạo trên 5.000 bom cháy và vũ khí gây cháy phục vụ việc đánh phá kho tàng, hậu cứ của địch. Trong cuộc tổng tiến công giải phòng miền Nam năm 1975, lực lượng Cảnh sát PCCC đã theo sát quân chủ lực tiếp quản những đô thị mới được giải phóng và triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện và các biện pháp PCCC, góp phần giữ gìn và ổn định an ninh trật tự cho nhân dân.

Ngày 20/7/1971 Bộ Công an quyết định thành lập Phân hiệu PCCC gọi tắt là Phân hiệu 11 thuộc Trường Cảnh sát nhân dân với nhiệm vụ đào tạo, bồi 

dưỡng nghiệp vụ PCCC cho cán bộ sỹ quan, hạ sỹ quan của lực lượng 

CSPCCC.

Tháng 7/1973 sau khi giải phóng Quảng Trị, lực lượng PCCC đã chi viện 

33 cán bộ chiến sỹ để thành lập đơn vị PCCC Quảng Trị, đơn vị này có 

nhiệm vụ bảo vệ các chuyến hàng vận chuyển vào miền Nam theo đường 

mòn Hồ Chí Minh, bảo vệ đại diện của Chính phủ cách mạng lâm thời 

cộng hòa miền Nam Việt Nam và đại diện các đoàn ngoại giao của các 

nước tại Quảng Trị.

Tháng 3/1975 Thừa Thiên Huế được giải phóng, lực lượng PCCC đã cử 

cán bộ vào tiếp quản thành phố Huế và thành lập phòng Cảnh sát PCCC 

Bình Trị Thiên.

Ngày 29/3/1975 Bộ quyết định điều động 182 cán bộ chiến sỹ và 30 xe 

chữa cháy của Cục và 11 đơn vị các tỉnh phía Bắc chi viện cho chiến 

trường B2 và tham gia đoàn tiếp  quản, quản lý thành phố Sài Gòn và chi 

viện cho Ban an ninh nội chính miền Nam Việt Nam. 

Ngày 30/4/1975 đoàn cán bộ PCCC của Công an Hà Nội đã phối hợp với 

lực lượng PCCC chi viện cho chiến trường B2 tiếp quản Sở chữa lửa Sài 

Gòn - Chợ Lớn và Phòng Cảnh sát PCCC thành phố Sài Gòn được thành 

lập. Tiếp đó lần lượt các đơn vị PCCC miền Trung Nam Bộ, đồng bằng 

Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Lâm Đồng được thành lập.

3. Lực lượng PCCC bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước sau ngày miền 

Nam hoàn toàn giải phóng (giai đoạn  từ năm 1976 đến năm 1986)

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước 

bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát 

PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía Nam, vừa thực 

hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm 

tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, 

quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế. Trong lúc đất nước gặp khó khăn 

về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa 

rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng 

tạo trong việc ứng dụng KHKT, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn 

và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình là chữa cháy mỏ 

than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng 

khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu 

trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa, bằng những giải 

pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, 

giúp Mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó.

Ngày 2/9/1976 đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ký quyết định thành 

lập Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC trực thuộc Cục Cảnh sát PCCC 

trên cơ sở Phân hiệu 11 của Trường Cảnh sát nhân dân.

Đến 19/6/1984 do yêu cầu đào tạo cán bộ, Hội đồng Bộ trưởng (nay là 

Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 90/QĐ/HĐBT thành lập 

Trường Cao đẳng PCCC. Ngày 6/11/1984, Bộ trưởng Phạm Hùng ký 

Quyết định nâng Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC thành Trường Cao 

đẳng PCCC trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. 

II/  LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI 

MỚI VÀ CNH – HĐH ĐẤT NƯỚC (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986  ĐẾN 

NĂM 2011)
1. Công tác xây dựng văn bản pháp luật về PCCC
Để kịp thời phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH và công cuộc đổi mới 

của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng 

Cảnh sát PCCC đã tham mưu, đề xuất, giúp Bộ Công an từng bước hoàn 

thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực PCCC. Các văn bản đã xây dựng và 

đề xuất ban hành là:

- Tổng kết 30 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước 

đối với công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ 

Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 175/TTg ngày 

31/5/1991 về tăng cường công tác PCCC; 

- Tổng kết 35 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước 

đối với công tác PCCC, 5 năm thực hiện Chỉ thị 175/TTg ngày 31/5/1991 

về tăng cường công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu 

cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 

237/TTg ngày 19/4/1996 về tăng cường các biện pháp thực hiện công tác 

PCCC;

- Tổng kết 40 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước 

đối với công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu , đề xuất  

và đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật PCCC và có 

hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001. Tiếp theo đó đã đề xuất Chính phủ 

ban hành 4 Nghị định: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của 

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC; Nghị 

định số 123/2005/NĐ-CP ngày 5/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt 

vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP 

ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCC rừng; Nghị định 

130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo 

hiểm cháy, nổ bắt buộc. Đề xuất Bộ Công an ban hành 3 Thông tư về 

PCCC: Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành 

Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết 

thi hành một số điều của Luật PCCC; Thông tư liên tịch Tài chính – Công 

an số 41/2006/TTLT-TC-CA về hướng dẫn một số điều về Nghị định 

130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo 

hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư liên tịch Bộ Xây dựng – Bộ Công an số 

04/2009/TTLT-BXD-BCA ngày 10/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc cấp 

nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp;

- Tổng kết 45 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước 

đối với công tác PCCC, 5 năm thực hiện  Luật PCCC, lực lượng Cảnh sát 

PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban 

hành Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 về tăng cường chỉ đạo 

và thực hiện có hiệu quả công tác PCCC;

- Tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày ban hành Pháp lệnh PCCC và tổng kết 10 

năm thi hành Luật PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ 

Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1634/CT-TTg 

ngày 31/8/2010 về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ 

cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC và CNCH;

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, rà soát, bổ sung 

chỉnh lý trên 40 quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC và hàng chục quy trình 

công tác;

Hiện đang tiếp tục xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về 

PCCC: Nghị định về phối hợp Công an – Quốc phòng trong công tác 

PCCC; Nghị định về công tác  cứu nạn, cứu hộ…; các Thông tư, tiêu 

chuẩn, quy chuẩn PCCC khác.

2. Công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC
Xác định công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC là 

một biện pháp phòng ngừa xã hội và là hoạt động mang tính xã hội rộng 

rãi, cần có sự phối, kết hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân 

dân. Do vậy, ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, lực lượng Cảnh sát 

PCCC đã không ngừng đổi mới phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao 

hiệu quả công tác tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng 

PCCC.

a)Về công tác tuyên truyền
- Ngoài các hình thức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, 

phường, thị trấn…; tổ chức tuyên truyền lưu động; phát hành khuyến cáo, 

tờ rơi về PCCC; treo, gắn pa nô, khẩu hiệu về PCCC trong các dịp Tuần 

lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN, dịp 4/10 hàng năm…, lực lượng Cảnh sát 

PCCC đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú như tổ chức 

các cuộc thi tác phẩm báo chí, thi sáng tác tranh, ảnh về PCCC, tổ chức 

liên hoan phim truyền hình, sân khấu hóa các hoạt động PCCC, tổ chức 

chương trình tuyên truyền cổ động trực quan…     
                                           
 - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và 

địa phương phản ánh và thông tin kịp thời các vụ cháy, các hoạt động 

PCCC của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; lồng ghép nội dung 

PCCC vào các chương trình trò chơi trên truyền hình như ”Chiếc nón kỳ 

diệu”, “Ở nhà chủ nhật”, “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”… Tổ chức 

tuyên truyền đậm nét vào dịp “Ngày toàn dân PCCC’, dịp mùa hanh khô 

và Tết Nguyên đán, dịp diễn ra các sự kiện chính trị lớn của đất nước… 

bằng các phóng sự, chuyên đề cảnh báo nguy cơ cháy và hướng dẫn các 

biện pháp PCCC, các đúp tuyên truyền, cổ động nhắc nhở người dân 

PCCC; tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại về PCCC…

b) Về công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC
- Vận dụng quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta trong 

công tác PCCC là: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia 

hoạt động PCCC, trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính và mọi 

hoạt động PCCC trước hết phải được giải quyết bằng lực lượng và phương 

tiện tại chỗ, trong những năm qua, phong trào toàn dân tham gia PCCC 

ngày càng phát triển sâu rộng. Đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ có 

Quyết định số 369/TTg ngày 04/6/1996 lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày 

PCCC toàn dân”, theo đó, cứ đến dịp này tại các địa phương trên cả 

nước, hàng vạn quần chúng nhân dân đã nô nức tham gia các hoạt động 

PCCC như: Mít tinh, diễu hành biểu dương lực lượng; hội thao, hội thi 

PCCC; tham gia ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC tại các chợ và khu 

dân cư…; việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong công tác 

PCCC được nhiều địa phương hưởng ứng như TP Hồ Chí Minh, Thái 

Nguyên, Nam Định, Hà Nội…; công tác xây dựng và nhân điển hình tiên 

tiến về PCCC được chú trọng duy trì, hàng năm các địa phương đã xét và 

công nhận được hàng trăm đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC;  mô hình 

“Cụm dân cư an toàn PCCC”, “Câu lạc bộ chiến sỹ PCCC trẻ tuổi” tiếp 

tục được nhân rộng, đặc biệt Hải Phòng đã nghiên cứu triển khai và duy trì 

hiệu quả mô hình “Cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn PCCC” trên địa 

bàn, hiện Nam Định và Thái Nguyên đang vận dụng kinh nghiệm này vào 

thực tiễn địa phương mình.

- Việc xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ trong 

điều kiện kinh tế thị trường mặc dù gặp nhiều khó khăn, song theo thống 

kê, cả nước hiện đã xây dựng được trên 65.000 đội PCCC cơ sở và dân 

phòng với trên một triệu đội viên, hàng năm lực lượng này đã phát hiện và 

tổ chức dập tắt kịp thời trên 60% tổng số vụ cháy, góp phần ngăn chặn 

nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

3. Công tác kiểm tra an toàn PCCC và quản lý vật liệu nổ công nghiệp
a) Về công tác kiểm tra an toàn PCCC
- Lực lượng Cảnh sát PCCC thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ 

chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra; tăng 

cường công tác điều tra cơ bản, phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về 

công tác PCCC theo quy định. Đổi mới công tác kiểm tra, trong đó nhiều 

địa phương đã tranh thủ đề xuất Đại diện Hội đồng nhân dân, lãnh đạo 

UBND địa phương tham gia chủ trì kiểm tra trực tiếp và giải quyết một số 

vấn đề bức xúc về công tác PCCC trên địa bàn, từ đó đã có tác động tích 

cực đến người đứng đầu đơn vị, cơ sở trong việc đảm bảo an toàn PCCC 

trong cơ quan, đơn vị mình.

- Hàng năm đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra theo chuyên đề (chợ, trung tâm 

thương mại, khu dân cư, nhà cao tầng, các cơ sở xăng dầu, dầu khí, vật 

liệu nổ công nghiệp…) vào các dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng 

của đất nước, dịp mùa hanh khô và bảo vệ Tết Nguyên đán. Qua kiểm tra 

đã phát hiện và kiến nghị cơ sở và cơ quan, tổ chức khắc phục kịp thời các 

sơ hở, thiếu sót và vi phạm quy định về PCCC.

- 25 năm qua, toàn lực lượng Cảnh sát PCCC đã kiểm tra và phúc tra về 

PCCC được 1.845.213 lượt cơ sở, lập 1.762.319 biên bản kiểm tra; phát 

hiện và hướng dẫn khắc phục trên 4.500.000 thiếu sót, tồn tại về PCCC.

b) Về công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- Đã tích cực chủ động phối hợp với các lực lượng trong ngành Công an 

và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất, cung 

ứng, sử dụng của các đơn vị có hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp 

(VLNCN). Tại các kho đầu mối trên cả nước, trung bình mỗi cơ sở được 

kiểm tra an toàn PCCC ít nhất 2 lần/năm. 

- Công tác quản lý, cấp phép vận chuyển VLNCN được đảm bảo chặt 

chẽ, đúng quy định và có những bước chuyển biến rõ rệt về các thủ tục 

hành chính, giảm thời gian nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá 

trình vận chuyển.

Trong 25 năm qua, với nỗ lực của lực lượng Cảnh sát PCCC đã góp phần 

không để xảy ra 1 sự cố cháy, nổ và mất cắp VLNCN tại các kho đầu 

mối, đảm bảo an toàn các sự kiện quan trọng của đất nước.

4. Công tác thẩm duyệt về PCCC
Trong 25 năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt về PCCC 

trên 68.000 công trình, trong đó:

- Giai đoạn 1986 – 2000, giai đoạn trước khi có Luật PCCC: Số dự án, 

công trình được thỏa thuận về thiết kế và thiết bị PCCC là 18.692 công 

trình.

- Giai đoạn 2001 – 2010, giai đoạn sau khi có Luật PCCC: Số dự án, công 

trình được thỏa thuận thiết kế và thiết bị PCCC là 49.316 công trình.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các dự án, công trình xây 

dựng được thẩm duyệt tăng lên tương ứng, nhất là các công trình quy mô 

lớn, phức tạp, cơ sở có dây chuyền công nghệ hiện đại ngày càng nhiều. 

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nêu trên, lực lượng Cảnh sát PCCC đã 

không ngừng đổi mới công tác thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị PCCC (về 

thời gian; về phương pháp thực hiện; về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, 

đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài). Trong quá trình thẩm 

duyệt và nghiệm thu, lực lượng Cảnh sát PCCC đã hướng dẫn chủ đầu tư, 

đơn vị thiết kế về những giải pháp, biện pháp PCCC, đồng thời kiến nghị 

khắc phục hàng chục vạn thiếu sót, vi phạm quy định, tiêu chuẩn về PCCC 

từ khi thiết kế công trình… Điển hình là khi thẩm duyệt về PCCC Trạm 

biến áp 500KV của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Cục Cảnh sát PCCC 

kiên quyết yêu cầu thực hiện xây tường ngăn cháy giữa 7 trạm biến áp 

(Chủ đầu tư và cơ quan thiết kế chỉ muốn xây dựng tường ngăn cháy bao 

quanh 7 máy). Ngày 25/4/2000, sét đánh gây cháy, nổ 1 trạm biến áp làm 

phun dầu ra xa hơn 20 mét gây cháy lớn nhưng do có tường ngăn cháy 

từng máy nên không cháy lan sang 6 máy còn lại (mỗi máy trị giá khoảng 

1,2 triệu USD).

5. Công tác hướng dẫn và tổ chức chữa cháy và CNCH
- Lực lượng Cảnh sát PCCC đã chủ động xây dựng mới, chỉnh lý, bổ sung 

các bài chiến thuật chữa cháy, biện pháp chữa cháy đối với các cơ sở, dây 

chuyền công nghệ mới như: Chiến thuật chữa cháy đối với các cơ sở chế 

biến, chuyền tải dầu mỏ, khí đốt; chiến kỹ thuật chữa cháy đối với chợ, 

trung tâm thương mại, nhà nhiều tầng, các cơ sở sản xuất có quy mô 

lớn…, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị PCCC mới 

phù hợp với thực tế.

- Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy luôn được nghiên 

cứu đổi mới, hoàn thiện hơn. Từ phương án chữa cháy đã nghiên cứu xây 

dựng phiếu chiến thuật chữa cháy, trong đó thể hiện những nội dung cơ 

bản nhất, cần thiết nhất khi chữa cháy ở cơ sở và được tổ chức sử dụng có 

hiệu quả. Đã xây dựng và tổ chức diễn tập hàng chục phương án xử lý các 

tình huống cháy, nổ lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng, phương tiện 

của các ngành, quân đội và nhiều địa phương.

- Lực lượng Cảnh sát PCCC đã tập trung khắc phục tình trạng thiếu chiến 

sỹ chữa cháy (tham mưu cho Bộ Công an tuyển chiến sỹ nghĩa vụ bổ sung 

cho lực lượng trực tiếp chữa cháy) và tổ chức khoa học, hợp lý công tác 

thường trực sẵn sàng chiến đấu. Hàng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC đã 

phối hợp với lực lượng cơ sở, dân phòng và các lực lượng khác kịp thời 

cứu chữa nhiều vụ cháy lớn, nguy hiểm, hạn chế được thiệt hại mang lại 

hiệu quả tốt như: Vụ chữa cháy các kho đạn ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc 

và Quảng Nam Đà Nẵng; vụ chữa cháy tàu trên sông Cửu ở Cẩm Phả 

(Quảng Ninh); các vụ chữa cháy chợ Vinh (Nghệ An), chợ Sắt (Hải 

Phòng); vụ chữa cháy bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã bảo vệ an 

toàn khu nhà bệnh nhân… Chỉ tính riêng hiệu quả công tác chữa cháy, 

hàng năm lực lượng CSPCCC đã cứu được lượng tài sản khoảng 2.000 – 

3.000 tỷ đồng, đã trực tiếp cứu và tổ chức thoát nạn cho hàng trăm người.

- Ngoài việc trực tiếp tham gia chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã 

chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án tham 

gia chống bạo loạn, gây rối, biểu tình, chống khủng bố; giải quyết các 

điểm nóng về an ninh nông thôn; cưỡng chế giải phóng mặt bằng; chống 

đua xe trái phép… và đã trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vụ việc, đạt kết 

quả tốt được lãnh đạo các địa phương và nhân dân ghi nhận, góp phần 

xứng đáng vào thành tích chung của lực lượng CAND.

6. Công tác đầu tư trang bị phương tiện PCCC và CNCH
- Từ năm 1991 về trước, toàn bộ phương tiện chữa cháy trang bị cho lực 

lượng Cảnh sát PCCC là do Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ 

không hoàn lại, trung bình mỗi năm 20 xe chữa cháy, 20 máy bơm, 20.000 

mét vòi chữa cháy và một số trang thiết bị chữa cháy khác. 

- Từ sau năm 1991 đến nay, toàn bộ việc đầu tư trang bị phương tiện 

PCCC và CNCH nước ta phải tự lo. Tuy nhiên, mức đầu tư kinh phí cho 

lực lượng Cảnh sát PCCC rất hạn chế và công tác trang bị phương tiện 

chữa cháy gặp nhiều khó khăn, có năm, cả lực lượng Cảnh sát PCCC chỉ 

được cấp 900 triệu đồng để đầu tư, trang bị phương tiện PCCC. 

Trước thực trạng như vậy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ 

Công an đề xuất Chính phủ cho phép  xây dựng và triển khai một số dự án 

sử dụng ngân sách của nhà nước, đồng thời thực hiện một số dự án vay 

vốn ưu đãi của nước ngoài để đầu tư cho hoạt động PCCC như dự án 

“Đầu tư nâng cấp phương tiện chữa cháy” trị giá 130 tỷ đồng; dự án “Đầu 

tư trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng CSPCCC từ năm 2007 

đến năm 2015” trị giá hơn 500 tỷ đồng….

- Các Bộ, ngành và địa phương cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho 

hoạt động PCCC nói chung và trang bị phương tiện chữa cháy nói riêng. 

Đến nay có 42 địa phương đầu tư gần 400 tỷ đồng, trang bị thêm gần 100 

xe chữa cháy, 136 máy bơm, 12 xe thang, 2 xe cứu nạn, cứu hộ và nhiều 

phương tiện chữa cháy khác; xây dựng, cải tạo một số doanh trại, tạo thêm 

nguồn nước chữa cháy…

Trước năm 1991, chỉ có số ít phương tiện chữa cháy và chủ yếu là của 

các nước XHCN cũ, chất lượng không cao thì đến nay, toàn lực lượng 

Cảnh sát PCCC đã có 724 xe chữa cháy; 337 xe chuyên dùng; 325 máy 

bơm chữa cháy và nhiều trang thiết bị PCCC khác. Tuy nhiên, so với yêu 

cầu thực tế hiện nay thì vẫn thiếu rất nhiều phương tiện chữa cháy cũng 

như cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là các xe chuyên dùng như xe thang, xe hút 

khói, xe cấp cứu sự cố, xe thông tin chiếu sáng…

7/ Công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC
- Ngày 14/10/1999, trước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục 

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính 

phủ đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường 

Cao đẳng PCCC, Trường Đại học PCCC trực thuộc Bộ Công an và chịu 

sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Lực lượng CSPCCC được tổ chức và bố trí khắp trên toàn quốc từ 

Trung ương đến địa phương.

- Ở Trung ương có Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, gồm 9 đơn 

vị trực thuộc, đó là: Phòng Tham mưu (P1); Phòng Thanh tra, kiểm tra 

phòng cháy, chữa cháy(P2); Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy 

(P3); Phòng Công tác chữa cháy (P4); Phòng Hậu cần (P5); Phòng Tuyên 

truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH (P6); Phòng 

Hướng dẫn điều tra – xử lý về cháy, nổ (P7); Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo 

công tác cứu nạn, cứu hộ (P8); Trung tâm Nghiên cứu khoa học và tư vấn, 

chuyển giao công nghệ PCCC và CNCH.

- Ở địa phương:
+ Trước năm 2006, cả nước có 64 Phòng Cảnh sát PCCC. 
+ Năm 2006, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Thủ 

tướng Chính phủ đã quyết định thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC TP 

Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác 

PCCC tại Trung tâm kinh tế, chính trị lớn này.
+ Năm 2010, Chính phủ đã chủ trì tổ chức sơ kết 3 năm thí điểm thành lập 

Sở Cảnh sát PCCC và đánh giá đây là mô hình tốt cần nhân rộng.
+ Ngày 30/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập thêm 

7 sở Cảnh sát PCCC tại các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, 

Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai.

Tính đến đầu năm 2010, toàn quốc có 156 đội Cảnh sát PCCC với trên 

8.000 cán bộ, chiến sỹ.

8. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC
Công tác nghiên cứu khoa học được triển khai mạnh mẽ, mang lại hiệu quả 

tích cực: 25 năm qua, lực lượng CSPCCC đã nghiên cứu và bảo vệ thành 

công trên 70 đề tài cấp Bộ và đề tài cấp cơ sở, 49 đề tài đã được ứng dụng 

vào thực tiễn, điển hình như: Nghiên cứu sản xuất bọt hòa không khí chữa 

cháy xăng dầu; ứng dụng chất chữa cháy không phá hủy tầng ôzôn trong 

hệ thống chữa cháy tự động; công nghệ sản xuất lăng phun nước chữa 

cháy cầm tay đa tác dụng L51-01-C23; nghiên cứu ứng dụng sản xuất chất 

tạo bọt A-B, sản xuất bình bột chữa cháy loại 2 và 5 kg phục vụ cho công 

tác trang bị phương tiện chữa cháy trong giai đoạn khó khăn 1986-1995…; 

ngoài ra còn phối hợp với các Bộ, ngành, các trường Đại học và các cơ sở 

sản xuất nghiên cứu trên 60 đề tài về PCCC.

9. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
- Trước năm 1990, công tác đối ngoại của lực lượng CSPCCC chủ yếu là 

quan hệ với Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trong việc trao đổi 

thông tin, kinh nghiệm thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo PCCC; 

cử cán bộ đi đào tạo cử nhân, kỹ sư, tiến sỹ khoa học kỹ thuật PCCC; tiếp 

nhận phương tiện chữa cháy do các nước này viện trợ. 

- Sau khi có biến động chính trị, tuy không còn nguồn viện trợ về phương 

tiện PCCC cũng như đào tạo cán bộ, song lực lượng CSPCCC tiếp tục 

giữ mối quan hệ truyền thống với các nước này, mặt khác chủ động mở 

rộng quan hệ hợp tác và cử nhiều đoàn công tác, tham quan tại các nước 

trong khu vực và các nước có nền khoa học phát triển như: Nhật Bản, Áo, 

Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixya…; đã tham gia 

và là thành viên của Hiệp hội PCCC Thế giới (1993), tham gia vào Tổ 

chức các cơ quan kiểm định PCCC Châu Á; tham gia nhiều cuộc hội thảo 

trao đổi kinh nghiệm công tác PCCC, triển lãm quốc tế về lĩnh vực PCCC 

và cứu nạn, cứu hộ tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ… Qua đó đã nghiên 

cứu, học hỏi tiếp cận được với công nghệ PCCC tiến tiến và vận dụng hiệu 

quả vào điều kiện thực tế ở Việt Nam.


III/ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PCCC TỪ NAY ĐẾN 

NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
1. Dự báo tình hình
- Kinh tế xã hội phát triển, kéo theo đó là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, 

dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô; việc đầu tư của nước ngoài 

vào Việt Nam ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp, 

khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; việc sử dụng các nguồn 

năng lượng như xăng dầu, khí đốt, điện, hóa chất tăng mạnh kèm theo là 

quá trình đô thị hóa, nhiều nhà cao tầng được xây dựng…, dẫn đến nguy 

cơ cháy ngày càng cao, thiệt hại do cháy ngày càng lớn.

- Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng vẫn tập trung ở các cơ sản xuất, chợ, 

khu dân cư tập trung.

- Thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, khô hạn kéo dài và thảm họa 

thiên nhiên khác như động đất, sóng thần…

- Diễn biến quốc tế có liên quan (khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo) và 

tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước có thể nảy 

sinh các vụ cháy, nổ.

2. Phương hướng nhiệm vụ
Với mục tiêu là kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây 

ra, phương hướng, nhiệm vụ công tác PCCC từ nay đến năm 2020 và tầm 

nhìn 2030 cụ thể như sau:

a) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật PCCC; hoàn thiện hành lang pháp lý 

về công tác PCCC, trước mắt tập trung rà soát bổ sung chỉnh lý và xây 

dựng các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình 

hình thực tế hiện nay.

b) Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai 

Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC toàn quốc đến năm 2020 

và tầm nhìn đến năm 2030.

c) Phát huy sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị và toàn dân 

tham gia hoạt động PCCC, hình thành thế trận toàn dân PCCC. Quán triệt 

phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác 

PCCC.

d) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cơ bản về 

PCCC: Nắm tình hình, điều tra cơ bản; nắm bắt kịp thời các chủ trương, 

chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 

của đất nước để từ đó chủ động đề ra các giải pháp, chiến lược về PCCC 

cho các ngành, lĩnh vực kinh tế; quan tâm đến việc xây dựng và duy trì 

hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; tăng cường chất lượng công tác 

chuyên môn nghiệp vụ PCCC cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng như 

nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, kiểm tra, chữa cháy và công 

tác điều tra nguyên nhân vụ cháy…

đ) Tăng cường công tác đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH nhằm 

nâng cao năng lực và sức chiến đấu cho lực lượng CSPCCC và CNCH, 

xây dựng lực lượng này thực sự chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Từ nay 

đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 tập trung vào đầu tư bổ sung, thay thế 

các phương tiện hư hỏng. Đặc biệt là tăng cường đầu tư cho lĩnh vực cứu 

hộ, cứu nạn; cải tạo nâng cấp, sửa chữa phương tiện chữa cháy…

e) Hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai có hiệu quả nhiệm vụ cứu nạn, 

cứu hộ Chính phủ giao. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng 

PCCC gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực PCCC. 

f) Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, huy 

động các lực lượng, các nhà khoa học trong và ngoài ngành cùng tham gia, 

trong đó tập trung đầu tư xây dựng Viện nghiên cứu khoa học – công nghệ 

PCCC và Trung tâm kiểm định phương tiện PCCC;

g) Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương 

trong lĩnh vực PCCC, hội nhập tích cực vào các tổ chức PCCC Quốc tế 

và khu vực. Cử đoàn cán bộ tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về trao 

đổi, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm PCCC để có điều kiện tiếp cận với hệ 

thống tiêu chuẩn, quy trình công nghệ PCCC hiện đại. Tiếp tục cử cán bộ, 

chiến sỹ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các nước có công nghệ PCCC 

hiện đại; mở rộng quan hệ với Nhật, Pháp, Mỹ… để tiếp tục khai thác 

nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ của nước ngoài để tăng mức đầu tư 

trang bị phương tiện chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng Cảnh sát 

PCCC.

IV/ NHỮNG CHIẾN CÔNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC
1.  Một số vụ chữa cháy điển hình lực lượng CSPCCC
a) Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1986
* Chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh 

Bình ngày 8/6/1965 của đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình
Ngày 8/6/1965, máy bay Mỹ đánh phá trận địa tên lửa và pháo phòng 

không tại Đồng Giao, Ninh Bình. Đơn vị PCCC Ninh Bình đã xuất 01 xe 

và 10 cán bộ chiến sỹ do đồng chí Mai Huy Bổng chỉ huy dùng sức mạnh 

của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa 

ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên 

lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công 

đó, Đơn vị PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình được tặng Huân 

chương Chiến công Hạng nhất và được Nhà nước phong tặng danh hiệu 

Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 01/01/1967.

* Chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ ở cảng Hải 

Phòng
Tàu Alecxandra có trọng tải 12.000 tấn, mang quốc tịch Liên Xô cũ, neo 

đậu ở cảng Hải Phòng vào cuối tháng 7/1965. Chiều 5/8/1960, tàu 

Alecxandra chở khoảng 2.000 tấn phân đạm NO3NH4 bị bốc cháy tạo 

thành một cột khói màu da cam cao khoảng 50m. Sau đó, cột khói tỏa 

rộng trên bầu trời thành phố Hải Phòng và khu vực cảng. Ngay khi biết tin, 

Đội PCCC Sở Công an Hải Phòng đã điều động toàn bộ cán bộ chiến sỹ 

và phương tiện chữa cháy đến địa điểm tàu Alecxandra đang neo đậu. 

Tham gia cứu chữa còn có tàu cứu hộ của Liên Xô và bản thân tàu 

Alecxandra cũng tự cứu chữa bằng những thiết bị PCCC của mình. Nhờ 

tập trung lực lượng và phương tiện cứu chữa, 02giờ sau đám cháy được 

dập tắt. Trong trận chiến đấu này, hai đồng chí là Nguyễn Đình Thành và 

Đỗ Quang Thịnh, cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát PCCC Sở Công an Hải 

Phòng đã dũng cảm hy sinh.

* Chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng năm 1972
2h sáng ngày 10/4/1972, nhiều tốp máy bay đánh phá vào kho xăng 

Thượng Lý, Hải Phòng làm lửa bùng cháy dữ dội. Đội PCCC Sở Công an 

Hải Phòng đã điều động 03 xe chữa cháy và được sự hỗ trợ của một xe 

chữa cháy của Đội PCCC Ty Công an Hải Hưng để tập trung dập tắt từng 

bể xăng dầu dưới bom đạn máy bay Mỹ. Sau hai giờ vật lộn với khói lửa 

đạn bom, lửa tại toàn bộ kho xăng Thượng Lý đã được dập tắt. Đơn vị 

PCCC Sở Công an Hải Phòng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu 

Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 02/9/1973.

* Hai lần chữa cháy Tổng kho xăng dầu Đức Giang năm 1966 và 1972
   Lần thứ nhất: lúc 12h, ngày 29/6/1966, không quân Mỹ đánh phá vào 

Tổng kho xăng Đức Giang làm một số thiết bị vỡ và một số bể khác bị 

mảnh bom xuyên thủng. Xăng dầu tràn ra làm thành một đám cháy dự dội. 

Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội chỉ thị phải bằng mọi biện pháp dập 

tắt đám cháy trong đêm, không để cháy sang ngày hôm sau. Phòng PCCC 

Sở Công an Hà Nội đã điều động 12 xe, Cục Cảnh sát PCCC huy động 

thêm 8 xe của Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng và Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát 

PCCC tham gia chữa cháy. Công tác chữa cháy ở đây chủ yếu sử dụng 

nước. Lực lượng chữa cháy dùng lăng A, B cắt các vòi xăng phun bị cháy, 

làm lạnh các bể đang cháy, bảo vệ chiến sỹ chữa cháy và chia cắt từng 

cụm dứt điểm, dùng dẻ, que gỗ nút các lỗ thủng trong điều kiện nóng rát, 

khói đen mù mịt. Đến 5h15phút ngày hôm sau, đám cháy lớn được dập tắt 

hoàn toàn, cứu được 12 bể xăng lớn và hàng ngàn phuy xăng với gần 25 

triệu lít xăng dầu. Sau trận chiếu đấu này, lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ 

đô đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, trong đó có 4 điều Người dạy đã 

trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC, đó là:
1. Phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
2. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất 

kỳ trong tình hình nào, để bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân.
3. Phải không ngừng học tập, nghiên cứu phát huy sáng kiến, tổng kết kinh 

nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong việc PCCC.
4. Phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày 

càng tiến bộ để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng 

chí.
    
   Lần thứ hai: Hồi 15h ngày 16/4/1972, nhiều tốp máy bay Mỹ đến đánh 

phá kho xăng dầu Đức Giang và kho kim khí hóa chất Đức Giang. Phòng 

PCCC Sở Công an Hà Nội đã tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện 

dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Trưởng phòng Đinh Mười và Đại úy Phó 

Trưởng phòng Bùi Văn Hoàn. Bom bi của địch đánh trúng kho xăng làm 

nhiều bể bị nổ tung, xăng phun ra thành vòi lửa dài hàng trăm mét. Lực 

lượng Cảnh sát PCCC đã dùng lăng A để cắt ngọn lửa. Đến sáng ngày 

hôm sau, đám cháy cơ bản được dập tắt.

* Chiến đấu với giặc lửa trong 12 ngày đêm máy bay B52 đánh phá Hà Nội
Trong trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội, máy bay địch tập trung 

đánh phá khu vực điểm Đông Anh, ga Yên Viên. Đội PCCC Lộc Hà Sở 

Công an Hà Nội do đồng chí Đào Văn Phê là đội trưởng đã ngày đêm 

chữa cháy liên tục, không quản hy sinh gian khổ. Đang chữa cháy, máy 

bay địch đánh trúng đội hình làm hỏng 1 xe chữa cháy, nhưng lực lượng 

Cảnh sát PCCC đã dũng cảm chiến đấu cứu được nhiều xăng dầu và hàng 

hóa trong kho. Với những thành tích chiến đấu xuất sắc, đội PCCC Lộc 

Hà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng 

Vũ trang Nhân dân ngày 2/9/1973.

* Vụ cháy lò vỉa 7 mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh     
Ngày 3/3/1985, xảy cháy Vỉa 7 mỏ than Vàng Danh, Quảng Ninh. Đây là 

đám cháy lớn, phức tạp, có nguy cơ cháy lan toàn bộ vỉa 7 và lan sang các 

vỉa khác; điểm cháy nằm sâu trong lòng đất, cách cửa lò 520-580m, cách 

mặt nước biển +260m.

Trước tình hình như vậy, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Điện than, 

UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chữa cháy, huy động 48 xe các loại và 

222 người sử dụng hết 2.699m3 nước để chữa cháy.

Chiến thuật chữa cháy: Ban đầu đưa ra phương án đánh sập lò, chờ khi lửa 

tắt thì khôi phục lại, đánh giá phương án này không khả thi và hiệu quả 

thấp nên đã quyết định phương án dùng mặt nạ phòng độc, đưa lăng phun 

vào tiếp cận ngọn lửa để chữa cháy, đây là phương án tối ưu nhất, rẻ tiền 

nhất lại nhanh chóng khôi phục sản xuất. Cuộc chiến đấu diễn ra không 

ngừng, lực lượng PCCC đã phun nước trực tiếp vào vùng cháy, đào bới 

than ra để chữa cháy đồng thời kết hợp sáng kiến bịt kín các cửa hút gió từ 

ngoài vào lò, đưa nước từ cửa thượng lò dẫn nước xuống vùng cháy. Để 

có nước chữa cháy các lực lượng tham gia chữa cháy đã phải ngăn một 

con đập để đưa nước suối rồi dùng máy bơm công suất lớn cung cấp 

nước cho xe chữa cháy. Sau 10 ngày chiến đấu, 5h sáng ngày 13/3/1985 

đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Để dành được chiến công này đã có rất 

nhiều chiến sỹ bị ngất (không có ai bị thương).

Hiệu quả chữa cháy: không phải đánh sập lò, rút ngắn thời gian khôi phục 

lò, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, cứu được những vỉa than có trữ lượng 

lớn và chất lượng tốt nhất của Việt Nam.

b) Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng CSPCCC đã khắc phục tình trạng 

thiếu lực lượng, phương tiện và tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng 

chiến đấu, kịp thời chữa cháy, chữa cháy có hiệu quả nên trung bình hàng 

năm số lượng tài sản mà lực lượng Cảnh sát PCCC cứu được trị giá từ 

2000 - 3000 tỷ đồng. Nhiều vụ chữa cháy được các cấp lãnh đạo, các cấp, 

các ngành và nhân dân đánh giá cao, điển hình như: Vụ chữa cháy các kho 

đạn ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng; vụ chữa cháy tàu ở Cẩm Phả 

(Quảng Ninh); các vụ chữa cháy chợ Vinh (Nghệ An), chợ Sắt (Hải 

Phòng); vụ chữa cháy bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã bảo vệ an 

toàn cho khu nhà bệnh nhân; các vụ chữa cháy khu tập thể Bộ Thuỷ Lợi, 

phường Chương Dương (Hà Nội), xí nghiệp giầy da xuất khẩu Hiệp Hưng 

(TP Hồ Chí Minh), khu dân cư phường Lạc Đạo, thị xã Phan Thiết (Bình 

Thuận), khu dân cư ở TP Nha Trang (Khánh Hoà), công ty Visingpack ở 

TP Hồ Chí Minh; gần đây nhất là vụ chữa cháy rừng U Minh Thượng tỉnh 

Kiên Giang và U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và chữa cháy cứu người bị nạn tại 

tòa nhà chung cư cao tầng JSC 34 Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể:

* Đối mặt với giặc lửa ở rừng U Minh
Ngày 24.3.2002, xảy ra cháy tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên 

Giang. Điểm cháy từ khu rừng có lớp than bùn và thực bì dày 1 đến 1,5m, 

phía trên là chàm và cây dây leo khô kiệt do nắng nóng nên lửa cháy cả 

trên mặt đất và dưới lòng đất. Lửa ngày càng cháy dữ dội, vượt ra ngoài 

tầm kiểm soát của địa phương nên đã phải yêu cầu Trung ương chi viện. 

Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát 

về việc huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy rừng, ngày 

2.4.2002, đoàn công tác của Cục Cảnh sát PCCC (do đồng chí Đại tá Bùi 

Văn Ngần, Cục trưởng dẫn đầu) đã lập tức đến U Minh Thượng để tham 

gia chỉ huy chữa cháy (Ban chỉ đạo chữa cháy rừng U Minh do lãnh đạo 

UBND tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban). 

Tham gia chữa cháy có 150 cán bộ chiến sĩ chữa cháy và 200 cán bộ 

chiến sĩ của Cảnh sát cơ động, 50 máy bơm chữa cháy, 18 xe chữa cháy 

các loại và nhiều trang thiết bị chữa cháy khác của Công an 15 tỉnh từ 

Đồng Nai đến miền Tây Nam bộ.       

Trước tình hình đám cháy lớn, phức tạp trong điều kiện thiếu phương tiện, 

không có nước để chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu ra 

phương án chữa cháy táo bạo và khoa học là đánh thẳng vào mặt lửa bằng 

cách tổ chức đào kênh từ ngoài xuyên vào đám cháy vừa để ngăn cháy, 

vừa để dẫn nước vào phục vụ chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC triển 

khai lực lượng và phương tiện dập cháy đến đâu, lực lượng quân đội và 

Cảnh sát cơ động chặt cây phát quang tạo hành lang an toàn đến đó.

Đến 14 giờ ngày 18.4.2002, đám cháy tại rừng U Minh Thượng đã được 

khống chế, không còn khả năng lan ra các khu vực khác.
Trong những ngày chữa cháy tại rừng U Minh, nguyên thủ tướng Phan Văn 

Khải đã trực tiếp đến kiểm tra công tác chữa cháy rừng, động viên, khen 

ngợi các lực lượng chữa cháy trong đó có Cảnh sát PCCC đã mưu trí, 

dũng cảm, cứu được nhiều ha rừng. Đồng chí Trương Quốc Tuấn, Chủ 

tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định: “Nếu không có lực lượng Cảnh 

sát PCCC thì khó mà giữ được một diện tích rừng lớn như vậy. Lúc đầu 

chúng tôi cũng còn băn khoăn về phương án đánh thẳng mặt lửa mà các 

anh trong ban lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC đưa ra, nhưng đến bây giờ thì 

thấy rất có hiệu quả”
Kết quả, đã cứu được 5.593 ha rừng tràm của vườn quốc gia U Minh 

Thượng (trong đó có 1.000 ha rừng nguyên sinh), hơn 13.000 ha rừng đệm 

thuộc rừng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và 36.771 ha rừng U Minh 

Hạ, tỉnh Cà Mau, trong đó có khu rừng đặc dụng Vồ Dơi với diện tích 

4.000 ha.

* Vụ cháy tại chung cư JSC 34, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà 

Nội:
Vào hồi 18 giờ 08 phút ngày 10/3/2010 xảy ra cháy ống thu rác của đơn 

nguyên A tòa nhà  JSC 34, ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, 

Hà Nội. Chung cư  JSC 34 thuộc Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 

34. Nhà đơn nguyên  A có 18 tầng, 1 tầng hầm, diện tích mặt bằng sàn 

467m2/sàn, gồm 180 căn hộ.

Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, PC66 Hà Nội đã điều động 08 xe 

(gồm 02 xe thang, 04 xe chữa cháy, 02 xe téc) cùng các đơn vị Cảnh sát 

Giao thông, Công an sở tại, Ban chỉ huy quân sự quận Thanh Xuân, Trung 

tâm y tế 115, Ban quản lý tòa nhà... tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn.

Trong quá trình tổ chức cứu chữa, lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội đã 

sử dụng 02 xe thang để cứu người tại các tầng của tòa nhà và cõng, dìu, 

đưa được 44 người bị nạn (gồm 2 người nước ngoài, 42 người là người già, 

phụ nữ và trẻ em) không có khả năng tự thoát ra nơi an toàn, đồng thời tổ 

chức hướng dẫn cho hầu hết những người còn lại trong tòa nhà thoát ra 

khu vực an toàn. Sau 30 phút nỗ lực cứu chữa, đám cháy đã được dập tắt 

hoàn toàn. Tuy nhiên, đám cháy đã làm 02 người chết do ngạt khói là chị 

Vương Phương Lan (SN 1967) và con trai Lưu Gia Minh (sinh năm 2000) 

ở tại phòng số 1810. Nguyên nhân cháy là do người dân của khu chung cư 

vứt than tổ ong đang cháy dở vào đường ống xả rác của tòa nhà gây ra 

cháy.

Nhờ thành tích xuất sắc trong chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám 

cháy, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể gồm Đội 

Cảnh sát PCCC Ba Đình, Từ Liêm và Hà Đông. Giám đốc Công an thành 

phố Hà Nội tặng Giấy khen cho 17 cá nhân của Phòng Cảnh sát PCCC Hà 

Nội. 

2. Phần thưởng cao quý của lực lượng Cảnh sát PCCC
a) 15 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
- Đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình (01/01/1967)
- Đội PCCC Hồng Gai, Ty Công an Quảng Ninh (01/01/1967)
- Đội PCCC Lộc Hà, Sở Công an Hà Nội (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Quảng Bình (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Sở Công an TP Hải Phòng (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Thanh Hóa (02/9/1973)
- Phòng Tổ chức công tác chữa cháy (nay là Phòng Phòng Công tác chữa 

cháy) – Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (29/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nghệ An (03/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hải Dương (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Cần Thơ (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Tĩnh (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nam Định (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Nam (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Long An (29/8/2000)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Thái Bình (01/9/2000)
b) Các phần thưởng cao quý khác
* Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2006
- 01 Huân chương chiến công Hạng Ba năm 2007
* Toàn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH: 
- 01 Huân chương Quân công hạng Nhất năm 1981
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1996
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001.

Ngoài ra, các tập thể và cá nhân lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã 

được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý khác./.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (1976-2011)


Lịch sử phát triển


KHÁI QUÁT LỊCH SỬ  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

(1976-2011)

      Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy ra đời, trưởng thành và phát 

triển gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của Đảng và lực lượng Công an 

nhân dân, đã trải qua các giai đoạn lịch sử sau đây:
I. THỜI KỲ TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG HẠ SỸ QUAN CẢNH SÁT 

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


(4/1957-9/1976)

1. CÁC LỚP PHÒNG HỎA, CỨU HỎA ĐẦU TIÊN

(4/1957-9/1963)
Ngày 7-5-1954 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 12-1954 Bộ Công 

an Quyết định thành lập Đại đội Cứu hoả thuộc Ban Trị an dân cảnh - Sở 

Công an Hà Nội gồm 60 cán bộ, chiến sĩ và 7 xe cứu hoả.
Ngày 17-3-1957  Bộ Công an có Công văn số 274/TA-TP gửi các Sở, Ty 

Công an về việc cử cán bộ đi học bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng hoả, cứu 

hoả. Địa điểm mở tại thành phố Hải Phòng.
- Lớp đầu tiên khai giảng vào ngày 16-4-1957, gồm 84 học viên;
- Lớp thứ hai khai giảng vào ngày 11-6-1957, gồm 107 học viên.
Tổng số 2 lớp có 191 học viên. Thời gian học 6 tháng.  

2. TỔ GIÁO DỤC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
(9/1963-12/1965)

Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 53/LCT công bố 

Pháp lệnh Quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác phòng 

cháy, chữa cháy ”. (Bác Hồ đã sửa lại cụm từ “Phòng hoả, cứu hoả” trước 

đây thành cụm từ “Phòng cháy, chữa cháy” cho đúng với nghĩa của tiếng 


Việt). 


Tháng 9-1963 Bộ Công an đã ký Quyết định số 1226/CA-QĐ thành lập 

Tổ giáo dục Phòng cháy, chữa cháy.



Tổ Giáo dục PCCC là đơn vị trực thuộc Khoa Cảnh sát (Khoa Nghiệp vụ 

II) thuộc trường Công an Trung ương. Nay là Học viện An ninh nhân dân.

Tổ Giáo dục PCCC có chức năng, nhiệm vụ: “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp 

vụ PCCC cho cán bộ cảnh sát PCCC đang công tác ở các đơn vị địa 

phương”.
Tổ Giáo dục PCCC có 4 đồng chí. Tổ trưởng là đồng chí Đinh Mười, 2 

đồng chí giáo viên tốt nghiệp trung cấp PCCC ở Lê-Nin-Grát (Liên Xô) về 

và 1 lái xe).
Ngày 2-12-1963, Trường Công an Trung ương chiêu sinh 1 lớp nghiệp vụ 

kỹ thuật PCCC gồm 60 học viên là cán bộ Công an các tỉnh phía Bắc cử 

đi học, lớp có phiên hiệu C156. Thời gian học 18 tháng.  
3. KHOA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

(12/1965- 7/1971).

Ngày 30-12-1965, Bộ Công an ký Quyết định số 154/CA-QĐ về việc tách 

Khoa Nghiệp vụ II (Khoa Cảnh sát) và thành lập Phân hiệu Cảnh sát nhân 

dân, trực thuộc trường Công an Trung ương. Tổ chức, bộ máy của Phân 

hiệu Cảnh sát nhân dân gồm 4 Khoa và 4 Tổ, trong đó có Khoa Cảnh sát 

Phòng cháy, chữa cháy (phiên hiệu là Khoa 56).
Khoa Cảnh sát PCCC có chức năng, nhiệm vụ: “Đào tạo và bổ túc nghiệp 

vụ PCCC cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát PCCC; nghiên cứu góp 

phần vào việc tổng kết và xây dựng lý luận nghiệp vụ PCCC cho ngành 

Công an”.
Tổng số cán bộ, chiến sĩ có 9 đồng chí (trong đó: 4 cán bộ, 3 giáo viên, 2 

nhân viên). Lãnh đạo Khoa có 3 đồng chí: Trưởng khoa là đồng chí Đinh 

Mười; 2 Phó trưởng Khoa là đồng chí Nguyễn Thành Lâm và đồng chí 

Nguyễn Khải. Trình độ: 3 đồng chí trung cấp PCCC (2 đồng chí tốt 

nghiệp ở Liên Xô về; 1 đồng chí trong nước).
- Tháng 8-1965 nhà trường chiêu sinh lớp C256 gồm 56 học viên;
- Tháng 12-1970  nhà trường chiêu sinh lớp C356  gồm 53 học viên;
- Tháng 12-1971  nhà trường chiêu sinh lớp C456  gồm 53 học viên.
Tổng số 3 lớp có 162 học viên. Thời gian học 18 tháng. Chương trình đào 

tạo về nghiệp vụ kỹ thuật PCCC.

4. PHÂN HIỆU CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

(7/1971- 9/1976).

Ngày 20-7-1971, Bộ Công an ký Quyết định số 1099/CA-QĐ về việc tách 

Khoa Cảnh sát PCCC và thành lập Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, chữa 

cháy (Phân hiệu II), trực thuộc trường Cảnh sát nhân dân. Địa điểm đặt tại 

xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Phân hiệu Cảnh sát PCCC có chức năng, nhiệm vụ: “Đào tạo chuyên 

ngành kỹ thuật an toàn PCCC và Điều lệnh chiến đấu cho sĩ quan, hạ sĩ 

quan thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC - Bộ Công an”.
Tổ chức, bộ máy Phân hiệu Cảnh sát PCCC gồm 3 Ban: Ban Chính trị; 

Ban Giáo dục; Ban Hành chính quản trị.
Tổng số cán bộ, chiến sĩ có 25 đồng chí. Lãnh đạo Phân hiệu 3 đồng chí 

(Đồng chí Lục Văn Giỏi - Phân Hiệu trưởng, 2 Phân Hiệu phó là đồng chí 

Lê Cừ và đồng chí Nguyễn Thành Lâm), 14 cán bộ, 8 giáo viên. Trình độ: 

1 Đại học, 5 trung cấp PCCC đào tạo ở Liên Xô và Cộng hòa dân chủ 

Đức về, số còn lại là sơ cấp.
- Tháng 12-1972 nhà trường chiêu sinh lớp C556 gồm 75 học viên;

- Tháng 3-1974 nhà trường chiêu sinh lớp C656 gồm 45 học viên; 



- Tháng 2-1975 nhà trường chiêu sinh lớp C756 gồm 57 học viên.
Tổng số 3 lớp có 177 học viên. Thời gian học 18 tháng. Chuyên ngành 

nghiệp vụ kỹ thuật PCCC.
Đầu tháng 3-1975, Phân hiệu được giao nhiệm vụ huấn luyện 250 cán bộ, 

chiến sĩ PCCC bổ sung cùng với lực lượng An ninh và Cảnh sát vào miền 

nam, tham gia tiếp quản các vùng mới giải phóng.
Từ năm 1963 - 1975, Phân hiệu Cảnh sát PCCC đã đào tạo 7 khóa với 

tổng số 373 cán bộ có trình độ sơ cấp PCCC.
II. TRƯỜNG HẠ SỸ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA 

CHÁY
(9/1976-11/1984).
Ngày 2-9-1976, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn ký Quyết định số 

5062-NV/QĐ tách Phân hiệu Cảnh sát PCCC ra khỏi trường Cảnh sát 

nhân dân và thành lập trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy, 

giao Cục Cảnh sát PCCC giúp Bộ trưởng trực tiếp quản lý.
Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát PCCC có chức năng, nhiệm vụ: “Đào tạo, 

bồi dưỡng, bổ túc sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy 

của lực lượng Công an nhân dân”.
Quy mô đào tạo 600 học viên. Địa điểm đặt tại xã Nhân Chính, huyện Từ 

Liêm, thành phố Hà Nội.
 Tổ chức, bộ máy của trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy 

gồm 9 đơn vị (6 Khoa, 3 Phòng).
Tổng số cán bộ, chiến sĩ có 46 đồng chí. Ban Giám hiệu 3 đồng chí (Hiệu 

trưởng là đồng chí Nguyễn Thành Lâm, 2 Phó Hiệu trưởng gồm các đồng 

chí Nguyễn Khải và đồng chí Đinh Trung); lãnh đạo các đơn vị 9 đồng 

chí, cán bộ 22 đồng chí, giáo viên 14 đồng chí, công nhân viên 10 đồng 

chí. Trình độ: 10 Đại học, 9 trung cấp, số còn lại là sơ cấp và chưa qua 

đào tạo.
Ngày 25-9-1976, nhà trường đã tổ chức chiêu sinh đào tạo hệ trung cấp 

Cảnh sát PCCC khóa I. Tổng số 144 học viên (ký hiệu khóa K1).
Từ năm 1976-1984 nhà trường đã đào tạo 5 khóa trung cấp PCCC (620 

học viên), mở 2 lớp chuyên khoa sĩ quan PCCC do trường Cảnh sát 

chuyển đến (75 học viên). Ngoài ra nhà trường còn mở 2 lớp ngoại ngữ 

tiếng Nga, 2 lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ điều tra, xử lý nguyên 

nhân vụ cháy cho cán bộ kiểm tra an toàn PCCC các địa phương, 1 lớp 

thông tin liên lạc 70 học viên.
III. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
(11/1984-10/1999).
Ngày 19-6-1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 90 

QĐ/HĐBT, thành lập 9 trường cao đẳng trực thuộc Bộ Nội vụ, trong đó 

có Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy.
Ngày 25-9-1984, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh đào tạo hệ Cao đẳng 

PCCC đầu tiên, gồm 27 học viên. Khóa học có phiên hiệu D1. Thời gian 

học 4 năm. Tốt nghiệp ra trường cấp bằng Kỹ sư an toàn PCCC
Ngày 6-11-1984, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng ký Quyết định số 

2825/QĐ-BNV “Về việc nâng Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy 

chữa cháy thành trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy”. Giao Tổng cục 

Cảnh sát nhân dân giúp Bộ trưởng trực tiếp quản lý.
Chức năng, nhiệm vụ: “Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy làm 

nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trung cấp phòng cháy, 

chữa cháy cho lực lượng Công an nhân dân; là cơ sở nghiên cứu khoa học 

kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy”. Quy mô đào tạo 800 học viên. Thời 

gian đào tạo 4 năm.
Tổ chức, bộ máy của  Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy có 8 đơn 

vị (5 Bộ môn, 3 Phòng).
Tổng số cán bộ, chiến sĩ có 122 đồng chí. Ban Giám hiệu 4 đồng chí 

(Hiệu trưởng là đồng chí Bùi Danh Ý; 3 Phó Hiệu trưởng gồm các đồng 

chí Nguyễn Khải, đồng chí Đinh Trung và đồng chí Lê Văn Chử). Lãnh 

đạo các đơn vị có 14 đồng chí, cán bộ 61 đồng chí, giáo viên 40 đồng 

chí, công nhân viên 21 đồng chí. Trình độ: Đại học, cao đẳng 60 đồng 

chí, 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, số còn lại là trung cấp và chưa qua đào tạo.
Tháng 12-1988 đồng chí Bùi Danh Ý nghỉ hưu, đồng chí Trần Văn Thảo 

được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng.
Tháng 7-1990 đồng chí Trần Văn Thảo được Bộ điều động đến nhận công 

tác tại Cục Cảnh sát PCCC và giữ chức vụ Cục trưởng, đồng chí Đặng 

Từng được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng.
Ngày 31-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Nghị định số 57/HĐBT 

“Về hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 

của lực lượng Công an nhân dân”.

Theo đó, giải thể 8 trường Cao đẳng thuộc Bộ Nội vụ, chỉ giữ lại trường 

Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy.  
Từ 1984 -1999 nhà trường đã đào tạo 15 khóa cao đẳng (727 học viên), 17 

khóa trung học (955 học viên), 2 khóa cao đẳng tại chức (148 học viên), 

đào tạo cho Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 4 khóa (34 

học viên).
IV. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
(10/1999-10/2011).
Ngày 14-10-1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 203/1999/QĐ-

TTG về việc thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường Cao 

đẳng PCCC.
Ngày 25-2-2000, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương ký Quyết định số 

171/2000/QĐ-BCA(X13) “Quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức 

bộ máy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”. Giao Tổng cục Xây 

dựng lực lượng Công an nhân dân giúp Bộ trưởng trực tiếp quản lý.

Chức năng, nhiệm vụ: “Đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy có trình 

độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về 

phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy 

phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Trường Đại 

học Phòng cháy chữa cháy trực thuộc bộ công an. Quy mô đào tạo là 

1000 học viên. Thời gian đào tạo 5 năm”.
Tổ chức bộ máy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có 12 đơn vị ( 

6 bộ môn, 5 phòng và 1 trung tâm)
Tổng số cán bộ, chiến sĩ có 140 đồng chí. Ban Giám hiệu 5 đồng chí 

(Hiệu trưởng là đồng chí Đặng Từng, 4 Phó Hiệu trưởng gồm các đồng 

chí Ngô Văn Xiêm, Đỗ Ngọc Cẩn, Phạm Văn Cố, Nguyễn Mạnh Hà). 

Lãnh đạo đơn vị 24 đồng chí, cán bộ 74 đồng chí, giáo viên 54 đồng chí, 

công nhân viên 12 đồng chí. Trình độ: Đại học- Cao đẳng 64 đồng chí, 17 

thạc sĩ, 4 tiến sĩ.
Tháng 12-2006 đồng chí Đặng Từng nghỉ hưu, đồng chí Đỗ Ngọc Cẩn 

được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng.
Ngày 25-12-2006  Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh ký Quyết định số 

2009/2006/QĐ-BCA(X13) “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 

và tổ chức bộ máy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”.
* Quyết định này thay thế Quyết định số 171/2000/QĐ-BCA ngày 25-2-

2000. 
Tổ chức, bộ máy của trường Đại học PCCC (theo Quyết định số 

2009/2006/QĐ-BCA (X13) do Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh ký 

ngày 25-12-2006) gồm 15 đơn vị (4 Bộ môn, 3 Khoa, 7 Phòng, 1 Trung 

tâm).
Ngày 14-1-2010, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh ký Quyết định số 

188/QĐ-BCA "Về việc thành lập và tách một số đơn vị trực thuộc trường 

Đại học Phòng cháy chữa cháy".
* Quyết định này sửa đổi, bổ sung điều 3 trong Quyết định số 

2009/2006/QĐ-BCA (X13) ngày 25-12-2006.
Tổ chức, bộ máy của trường Đại học PCCC (Theo Quyết định bổ sung 

số 188/ QĐ-BCA ngày 14-1-2010) gồm 20 đơn vị (5 Bộ môn, 4 Khoa, 7 

Phòng, 3 Trung tâm và Tạp chí PCCC).
Ngoài ra do yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo, nhà trường còn thành lập 

thêm Ban Quản lý dự án (ký hiệu BQLDA) để thực thi nhiệm vụ xây dựng 

trung tâm huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ  tại 

Lương Sơn - Hoà Bình.
Ngày 15-8-2011, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 3307/QĐ-BCA 

“Về việc tách Bộ môn Khoa học cơ bản và Ngoại ngữ thành Bộ môn 

Khoa học cơ bản và Bộ môn Ngoại ngữ”.
Từ năm 1999-2006 nhà trường đã đào tạo 2 khóa đại học chính quy (168 

học viên), 4 khóa đại học tại chức (235 học viên), 3 khóa hoàn chỉnh kiến 

thức (146 học viên), 7 khóa trung học (531 học viên). Đào tạo cho ngành 

ngoài 299 học viên, mở các lớp hoàn chỉnh kiến thức cho số cán bộ đã tốt 

nghiệp cao đẳng PCCC trước đây.
Từ năm 2006- 2011 đào tạo đại học chính quy: 510 học viên; tại chức 411 

học viên; liên thông Cao đẳng lên đại học 469 học viên. Trung cấp hệ 

chính quy: 1141 học viên; liên thông trung cấp lên đại học 36 học viên.
Hiện nay (Tính đến 6-2012) nhà trường có 22 đơn vị với tổng số trên 350 

cán bộ, chiến sĩ. Ban Giám hiệu có 5 đồng chí (Hiệu trưởng là đồng chí 

Đỗ Ngọc Cẩn, 4 Phó Hiệu trưởng gồm các đồng chí Ngô Văn Xiêm, 

Nguyễn Mạnh Hà, Đoàn Việt Mạnh, Vũ Văn Bình). Cán bộ 144 đồng chí, 

giáo viên 126 đồng chí, số còn lại là hợp đồng và công nhân viên Công an. 

Trình độ: Đại học-Cao đẳng hàng trăm đồng chí, 02 Phó giáo sư, 19 tiến 

sĩ, 59 thạc sĩ. 

THÀNH TÍCH 35 NĂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PCCC


(1976- 2011) 

I. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

* Hệ chính quy Công an.

- Đại học: 13 khoá;

- Cao đẳng: 15 khoá;

- Trung cấp: 35 khóa;

- Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 3 khoá;

- Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 11 khoá.

* Hệ vừa làm vừa học Công an.

- Đại học: 15 khoá;

- Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 2 khoá;

- Trung cấp: 7 khóa.

* Đào tạo cán bộ PCCC dân sự.

- Hàng ngàn học viên



* Đào tạo cán bộ PCCC cho Bộ An ninh CHDCND Lào.

- Đại học PCCC: 4 khoá (28 học viên);

- Cao đẳng PCCC: 4 khoá (34 học viên);

- Trung cấp PCCC mở tại Lào: 58 học viên;

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ PCCC mở tại Lào: 200 học viên.

* Đào tạo cán bộ PCCC cho Bộ Nội vụ Căm-Pu-Chia.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC mở tại trường: 30 học viên;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC mở tại nước bạn: 54 học viên.
II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học viên tham gia nghiên cứu hàng trăm đề 

tài, chuyên đề khoa học. Biên soạn và biên dịch hàng trăm cuốn tài liệu, 

giáo trình, và tập bài giảng. Hướng dẫn hàng trăm học viên làm đồ án tốt 

nghiệp và đồ án môn học.


III. KHEN THƯỞNG

- 428 lượt tập, cá nhân được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an tặng thưởng 

Huân chương, Huy chương các loại;

- 12 đơn vị được Bộ Công an tặng “Cờ thi đua xuất sắc” (trong đó nhà 

trường được 5 lần);
- 198 lượt tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và các 

Bộ, Ngành khác tặng Bằng khen;

- 73 lượt tập thể được công nhận danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”;

- 227 lượt tập thể được công nhận danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”;

- 263 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. 

Trong đó có 1 đồng chí “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng”;

- 2698 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”;

- 126 lượt giáo viên được công nhận danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”. trong 

đó có 5 đồng chí đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ”;

- 12 đồng chí được công nhận danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”; 2 đồng chí 

Phó Giáo sư; 19 đồng chí Tiến sĩ; 59 đồng chí Thạc sĩ ./.