Saturday, 14 June 2014

Tam quyền phân lập không phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta (Bùi Văn Học - An Ninh Thủ Đô)



Tam quyền phân lập không phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta

Thứ ba 10/09/2013 07:16
ANTĐ - Thời gian gần đây, lợi dụng việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đã cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”, đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư sản... Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Quốc hội và HĐND các cấp luôn đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của người dân
(Trong ảnh: Cử tri phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII)

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm việc củng cố, từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; đồng thời, có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước. 

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Sự khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một bước phát triển mạnh mẽ trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng ta. Với sự hoàn thiện này, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ta được xác định bởi bốn nội dung quan trọng: thống nhất quyền lực, phân công quyền lực, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Thời gian gần đây, lợi dụng việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đã cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”, đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư sản và đưa ra các luận điệu “để xây dựng cơ chế tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước, điều kiện đầu tiên là áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng”; “điều kiện khác của việc áp dụng chế độ tam quyền phân lập là phải trung lập hóa, phi chính trị hóa lực lượng quân đội và cảnh sát”(?!). Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 

Cần khẳng định “tam quyền phân lập” có thể phù hợp ở các mức độ khác nhau với một số nước trên thế giới, nhưng không phù hợp với thể chế chính trị nước ta, bởi lẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước theo phương thức nào là phụ thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Ở nước ta, nhân dân là chủ nhân của quyền lực chính trị, quyền lực nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước, quyền lực đó chỉ có thể thực hiện một cách thống nhất dưới sự giám sát của nhân dân, chứ không thể phân chia, chia cắt, phân rã. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được bảo đảm thực hiện bởi sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ trực tiếp (tức là nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát hoạt động của Nhà nước) và dân chủ đại diện (tức là nhân dân phân công và ủy quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ chính trị, xã hội, pháp lý của mình đều hướng tới phục vụ nhân dân, thực hiện “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, không để lập pháp vị lập pháp, hành pháp vị hành pháp, tư pháp vị tư pháp như các thể chế “tam quyền phân lập”. Quyền lực nhà nước là thống nhất do tất cả quyền lực nhà nước thuộc nhân dân và thống nhất về mục tiêu chính trị: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân công rành mạch giữa các cơ quan nhà nước là tiền đề quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặt khác, sự phân công đó cũng rất cần thiết để xây dựng một nền hành chính quốc gia ổn định, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Yếu tố kiểm soát ở đây không phải là sự “kiềm chế”, “đối trọng”, mà là để tăng sự giám sát giữa các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước.

Từ sự phân tích ở trên, tôi hoàn toàn đồng tình với quy định tại Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Bùi Văn Học

Friday, 13 June 2014

Chỉ thị của Ban Bí thư số 24-CT/TW - Ngày 10 tháng 6 nǎm 1955 "Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong phát động quần chúng giảm tô ở vùng mới giải phóng" (Lê Văn Lương - Đảng Cộng Sản)



Hôm nay, ngày 26 tháng 2 năm 2014
Văn kiện Đảng  Văn kiện Đảng toàn tập
 In trang
Chỉ thị của Ban Bí thư số 24-CT/TW - Ngày 10 tháng 6 nǎm 1955 "Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong phát động quần chúng giảm tô ở vùng mới giải phóng"
15:50 | 23/05/2003
I- Tình hình, đặc điểm các chi bộ nông thôn ở vùng mới giải phóng
Các chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng (bao gồm cả ba vùng: tạm bị chiếm, du kích và cǎn cứ du kích) về số lượng đảng viên tuy có sút nhiều, trung bình sút tới 50%, có nơi 80%, 90% so với hồi phát triển mạnh nhất, đôi nơi tan rã hẳn, nhưng thực tế vẫn còn phức tạp rất nghiêm trọng. Qua việc nghiên cứu tình hình chi bộ vùng mới giải phóng trong phát động quần chúng giảm tô đợt 6 và đợt 7 ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Nam, Thái Bình, Quảng Bình đã thấy rõ:
1- Quá trình từ lúc thành lập, xây dựng đến khi địa phương bị địch tạm chiếm đóng, chi bộ cũng bị giai cấp địa chủ lũng đoạn hoàn toàn giống như vùng tự do cũ.
2- Đến khi địch tạm chiếm, chi bộ vốn đã bị bọn địa chủ lũng đoạn, lại bị thêm bọn đế quốc, đảng phái phản động tấn công. Chúng tìm mọi cách cấu kết với nhau chui vào Đảng ta để phá hoại cơ sở, phá hoại kháng chiến, đàn áp nhân dân. Vì thế trong chi bộ, ngoài số địa chủ ra, còn có những tên nội gián, phản động, những phần tử đảng phái phản động. Như ở Hà Nam, trong số 121 chi bộ thì 37 chi bộ phát hiện rõ ràng là có cơ sở Quốc dân Đảng, 23 chi bộ còn hiềm nghi. Số Quốc dân Đảng nằm trong chi bộ cũng chiếm một tỷ lệ khá đông, có chi bộ 50% đảng viên là Quốc dân Đảng, có chi bộ tới gần 90%.
Ngoài ra còn có một số lớn đảng viên trước sự khủng bố, doạ nạt, lừa phỉnh, mua chuộc của đế quốc đã nằm im, chạy dài, đầu thú, đầu hàng, khai báo, thậm chí có một số ít đi đến phản bội. Có một số đã bị địch bắt, chưa rõ thái độ và hành vi khi đứt liên lạc với Đảng, đã được những phần tử xấu trong chi bộ tập hợp và vẫn còn sinh hoạt Đảng cho đến nay. Tình hình đó làm cho chi bộ càng thêm phức tạp nghiêm trọng.
Trong chi bộ cũng có một số đảng viên đã anh dũng bền bỉ chiến đấu chống địch. Nhưng số đảng viên này lại thường bị hy sinh trong chiến đấu hoặc cấp trên điều đi nơi khác, nên còn lại rất ít, thậm chí có nơi không còn.
3- Cơ quan lãnh đạo của chi bộ lại càng phức tạp. Thí dụ: 57 chi bộ của Bắc Giang, Sơn Tây có tới 25,67% tổng số chi uỷ viên là địa chủ, phú nông, nội gián, phòng nhì hoặc đã tham gia các tổ chức phản động. ở Hà Nam, Bắc Giang có nơi Bí thư và chi uỷ viên của chi bộ Quốc dân Đảng đồng thời lại là Bí thư và chi uỷ viên của chi bộ Đảng ta. Có chi bộ từ khi thành lập đến khi phát động quần chúng đã qua 10 khoá chi uỷ, có tất cả 23 chi uỷ viên đều là Quốc dân Đảng và Bí thư chi bộ từ trước đến nay đều do thành phần phú nông nắm giữ.
Trong một số chi bộ có một vài đảng viên tốt được đề bạt vào chi uỷ thì riêng đối với mặt lãnh đạo du kích có ít nhiều tác dụng, đối với các mặt khác vẫn bị bọn địa chủ, bọn phản động tay sai đế quốc lũng đoạn.
4- Do hoàn cảnh vùng tạm bị chiếm, chi bộ phải tổ chức phân tán, hoạt động bí mật; đảng viên ít được sinh hoạt, học tập, kiểm điểm phê bình. Vì vậy lập trường tư tưởng và tác phong của đảng viên có nhiều sai lầm, ý thức Đảng và trình độ chính trị rất kém, nhất là nhận thức về nhiệm vụ chống phong kiến và cả về nhiệm vụ chống đế quốc còn rất mơ hồ.
Ngoài ra, hiện nay còn có một số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đang mong chờ thái độ của Đảng.
II- Mấy vấn đề chủ yếu trong chỉnh đốn chi bộ vùng mới giải phóng
Tình hình các chi bộ vùng mới giải phóng cũng phức tạp nghiêm trọng như các chi bộ vùng tự do cũ, nên mục đích yêu cầu cũng như phương châm chính sách và phương pháp tiến hành của công tác chỉnh đốn chi bộ trong phát động quần chúng giảm tô ở vùng mới giải phóng cǎn bản không có gì thay đổi khác với tinh thần Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 29-12-53. ở đây chỉ thêm bớt và cụ thể hoá một số điểm trong yêu cầu và chính sách cụ thể đã nêu trong Chỉ thị đó cho thích hợp:

A- Xử trí đảng viên

Chỉ thị số 59-CT/TW về việc chỉnh đốn chi bộ trong phát động quần chúng giảm tô đã nêu rõ: đối với những phần tử địa chủ, phần tử Việt gian, phú nông phản động, phần tử đầu hàng địch, phản bội và những phần tử mất lập trường nghiêm trọng kiên quyết chống cuộc phát động quần chúng, đã trải qua giáo dục mà không sửa chữa thì kiên quyết khai trừ ra khỏi Đảng.
Chính sách đó áp dụng đối với các đảng viên ở vùng mới giải phóng vẫn thích hợp, nhưng cần quy định cụ thể thêm mấy trường hợp cho sát hoàn cảnh hơn.
1- Trường hợp đầu thú, đầu hàng, phản bội, khai báo
a) Những trường hợp đầu hàng, phản bội theo như Chỉ thị số 59-CT/TW đã quy định, nghĩa là đều khai trừ đảng tịch.
b) Trường hợp khai báo trước địch mà việc khai báo đó đã giúp cho địch có tài liệu để phá hoại cách mạng, phá hoại cơ sở nói chung thì khai trừ đảng tịch. Trường hợp vì bị địch uy hiếp mà khai báo, nhưng việc khai báo đó chưa gây nên tác hại cụ thể và sau đó vẫn tiếp tục hoạt động thì tuỳ theo tính chất nặng nhẹ của việc khai báo mà có thể giữ nguyên đảng tịch hoặc lưu lại trong Đảng một thời gian để xem xét. Nhưng nếu sau khi khai báo lại không chịu hoạt động và đến nay trong phát động quần chúng vẫn không tích cực công tác thì khuyên họ xin ra Đảng.
c) Trường hợp đầu thú có tính chất thông thường không làm gì hại cách mạng, hại nhân dân sau đó lại tiếp tục công tác thì vẫn được giữ nguyên đảng tịch.
Trường hợp khuất phục về chính trị như ký giấy cam đoan không hoạt động cách mạng nữa hoặc tuyên bố ǎn nǎn hối lỗi với địch, nhưng không khai phá cơ sở hoặc chỉ khai cho người đã chết, đã vào vùng tự do xa, v.v., sau đó lại tiếp tục công tác, biểu hiện khá thì có thể giữ nguyên đảng tịch. Nhưng nếu sau đó công tác không tích cực, trong phát động quần chúng tỏ ra không tiến bộ thì khuyên họ xin ra Đảng.
2- Trường hợp tham gia các tổ chức phản động và các tổ chức tôn giáo mê tín
a) Tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền:
- Những phần tử thuộc thành phần giai cấp bóc lột và tay sai của chúng, trong thời gian địch tạm chiếm đóng, đã tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền thì khai trừ ra khỏi Đảng.
- Những đảng viên thuộc thành phần lao động đã tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền trong một thời gian ngắn, quần chúng không có ý kiến gì phản đối, sau khi tham gia vẫn tiếp tục lao động và tiếp tục hoạt động, trong phát động quần chúng biểu hiện tích cực thì được giữ nguyên đảng tịch.
- Những đảng viên thành phần tốt nhưng lịch sử phức tạp, trong thời gian tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền có tội ác với nhân dân, thì khai trừ đảng tịch. Nhưng nếu thời gian tham gia không có tội ác, sau khi thôi làm nguỵ quân, nguỵ quyền tích cực công tác, qua học tập kiểm thảo biểu hiện tốt thì giữ nguyên đảng tịch, nếu biểu hiện không tốt thì có thể lưu lại trong Đảng một thời gian để xem xét hoặc khuyên họ ra khỏi Đảng.
b) Tham gia tổ chức chính trị phản động:
- Những đảng viên trước Cách mạng Tháng 8-45 đã tham gia các tổ chức chính trị phản động nhưng trong khi tham gia không có tội ác, sau này về tổ chức đã cắt đứt quan hệ với tổ chức đó từ lâu, về tư tưởng đã cải tiến, đã triệt để kiểm thảo và báo cáo rõ ràng với Đảng, thì có thể được giữ nguyên đảng tịch. Trường hợp hiện nay về mặt tổ chức và tư tưởng chưa cắt đứt quan hệ với các tổ chức ấy thì khai trừ đảng tịch.
- Sau Cách mạng Tháng 8, những đảng viên đã tham gia các tổ chức chính trị phản động, nói chung đều khai trừ đảng tịch. Trường hợp cá biệt có đảng viên thành phần và lịch sử tốt vì bị lừa dối hoặc uy hiếp mà tham gia các tổ chức chính trị phản động nhưng thời gian tham gia ngắn, chưa có hành động gì tác hại và sau đó đã cắt đứt, trong phát động quần chúng biểu hiện tốt thì có thể được giữ nguyên đảng tịch.
c) Những đảng viên đã tham gia các tổ chức tôn giáo mê tín thì tiến hành giáo dục, nâng cao tư tưởng. Nếu đã hoạt động phá hoại cách mạng hoặc tàn hại nhân dân thì khai trừ đảng tịch.
3- Đối với đảng viên thuộc giai cấp bóc lột
a) Đối với địa chủ và con cái họ thì theo như Chỉ thị số 59-CT/TW.
b) Những đảng viên thuộc thành phần nhân dân lao động, trong kháng chiến đã lập được nhiều thành tích, nhưng vì trình độ giác ngộ thấp, bị bọn địa chủ mua chuộc, dụ dỗ mà đã có những hành động che chở cho bọn chúng, cản trở phong trào phát động quần chúng thì kiên trì giáo dục cải tạo.
Trường hợp đã gắng công cải tạo, giáo dục nhiều lần nhưng trong cả quá trình phát động quần chúng vẫn kiên quyết bao bọc, che chở cho địa chủ, chống phát động quần chúng thì khai trừ ra khỏi Đảng.
Ngoài ra còn một số trường hợp cần phải có thái độ thích đáng:
1. Đối với trường hợp cá biệt một vài phú nông và con cái họ, qua đấu tranh chống đế quốc đã lập được nhiều thành tích, trong phát động quần chúng lại nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng thì cần được chú ý giáo dục và sau đó điều đi công tác nơi khác để tranh thủ cải tạo.
2. Đối với số đảng viên có nhiều hiện tượng hiềm nghi hoạt động cho các tổ chức phản động thì phải đình chỉ sinh hoạt chi bộ và tiến hành thẩm tra thêm.
3- Những phần tử bản chất xấu đã nằm im, chạy dài, bị địch bắt rồi thả ra hoặc tự ý thoát ly Đảng một thời gian, đã được những phần tử xấu trong chi bộ cho sinh hoạt Đảng từ trước hoặc sau ngày địa phương được giải phóng thì nay không công nhận là đảng viên.
4. Đối với số đảng viên chưa được sinh hoạt chi bộ thì cần chú ý giải thích cho họ tự giác nhận thấy và hoan nghênh việc đình chỉ sinh hoạt và chờ sự thẩm tra của Đảng, mặt khác kêu gọi họ tích cực tham gia phát động quần chúng. Nhất thiết chưa đề ra việc xét và phục hồi đảng tịch cho những đảng viên này trong phát động quần chúng giảm tô.

B- Vấn đề giải tán chi bộ

Đối với những chi bộ cǎn bản xấu, cần phải công khai giải tán và lấy đó mà giáo dục đảng viên và quần chúng, khiến cho đảng viên và quần chúng tiến lên một bước nhận thức được thế nào là Đảng Lao động Việt Nam và người như thế nào mới có thể làm người đảng viên Đảng Lao động.
Những chi bộ cần giải tán là những chi bộ mà trong đó đại đa số đảng viên là phần tử địa chủ, cường hào, phần tử đầu hàng, phản bội, phần tử nội gián hoặc tham gia các tổ chức phản động, trong chi bộ không có đảng viên tốt hoặc cũng có một số ít nhưng không nêu được tác dụng.
Trước khi giải tán, đối với những phần tử xấu có tội ác với nhân dân, với cách mạng, cần khai trừ ra khỏi Đảng. Sau khi giải tán, trải qua theo dõi trong công tác, sẽ tập hợp những đảng viên tốt thuộc thành phần lao động để giáo dục, bồi dưỡng cho họ thành cốt cán của chi bộ mới sau này. Những đảng viên này khi thành lập chi bộ mới, vẫn được tính tuổi đảng từ trước.
Ngoài ra, đối với những chi bộ đã hoàn toàn tan rã, nếu tự động tập hợp lại trước hoặc sau khi địa phương được giải phóng đều không công nhận là chi bộ của Đảng.

C- Vấn đề giáo dục đảng viên

Vì tình hình tổ chức, hoạt động và hoàn cảnh đấu tranh của đảng viên ở vùng mới giải phóng, trước đây có nhiều điểm khác vùng tự do cũ nên việc giáo dục họ trong phát động quần chúng phải được đặc biệt chú ý: không những phải động viên họ tích cực tham gia phát động quần chúng, đấu tranh chống giai cấp địa chủ phong kiến, mà còn phải tǎng cường giáo dục, nâng cao lập trường và tinh thần chiến đấu bất khuất chống đế quốc cho họ nữa, làm cho mọi đảng viên nhận rõ cả hai nhiệm vụ: chống phong kiến, đồng thời phải chống đế quốc, phản động để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp và dân tộc.
Muốn đạt yêu cầu nói trên, trước hết phải giải thích kỹ cho đảng viên về chính sách ruộng đất của Đảng, mục đích yêu cầu của chỉnh đốn chi bộ, đồng thời nêu cao thành tích chiến đấu của đảng viên trong thời gian địa phương bị địch chiếm đóng, để ổn định tư tưởng đảng viên.
Suốt trong quá trình phát động quần chúng cần động viên đảng viên thực tế tham gia đấu tranh để rèn luyện và cải tạo họ. Chủ yếu là làm cho đảng viên bước đầu phân rõ ranh giới giữa nông dân và địa chủ để tập trung mũi nhọn chống giai cấp địa chủ, thiết thực phục vụ cho phát động quần chúng thắng lợi. Nhưng đồng thời phải phân rõ ranh giới giữa ta với đế quốc, Việt gian phản động và tẩy trừ ảnh hưởng của chúng trong chi bộ.
Đến bước 5 của phát động sẽ đẩy mạnh công tác giáo dục thêm một bước bằng cách lấy việc học tập lịch sử chi bộ bị địa chủ lũng đoạn và chi bộ đấu tranh chống đế quốc, lấy việc tổng kết công tác chi bộ trong phát động quần chúng, lấy việc biểu dương các đảng viên có thành tích chống đế quốc, chống phong kiến (kể cả đảng viên đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu) để giáo dục đảng viên; nâng cao thêm một bước về lập trường giai cấp, tinh thần chiến đấu bất khuất chống phong kiến và chống đế quốc cho đảng viên.

D- Vấn đề kết nạp đảng viên mới

Tình hình vùng mới giải phóng có nhiều phức tạp; cơ sở Đảng thì non yếu lại bị bọn địa chủ, đế quốc, phản động lũng đoạn nghiêm trọng; quần chúng thì bị địch tuyên truyền lừa bịp, xuyên tạc, nên bị ảnh hưởng xấu khá nặng và ít hiểu về Đảng; phát động quần chúng giảm tô thì tiến hành trong một thời gian ngắn.Việc tìm hiểu, điều tra đối tượng để tuyên truyền, phát triển đảng viên mới gặp rất nhiều trở ngại. Do đó, nói chung chưa đề ra việc kết nạp đảng viên mới trong phát động quần chúng giảm tô ở vùng mới giải phóng. Trường hợp ở những nơi là khu du kích mạnh hoặc cǎn cứ du kích, từ lâu qua đấu tranh thử thách chống đế quốc có cá biệt quần chúng thành phần bần cố nông, đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, nay trong phát động quần chúng cũng tích cực, có đủ điều kiện là đảng viên, thì có thể kết nạp.
Điều chú trọng hơn hết ở vùng mới giải phóng là phải tuyên truyền gây ảnh hưởng Đảng rộng rãi qua từng bước công tác, bồi dưỡng, giáo dục cho những quần chúng tốt tương đối hiểu về Đảng và có ý thức với Đảng, để chuẩn bị cho việc kết nạp đảng viên mới trong cải cách ruộng đất. Có thể cuối bước 5, đội công tác mở lớp huấn luyện ngắn ngày để giáo dục về Đảng cho họ.

E- Vấn đề tuyển cử chi uỷ, đề bạt đảng viên

Đối với những đảng viên tuy trước đây về tư tưởng lập trường hoặc tác phong, sinh hoạt có sai lầm, nhưng đã tỏ ra bền gan anh dũng chiến đấu chống đế quốc, lập được nhiều thành tích, trong phát động quần chúng lại tích cực công tác thì không những phải chú ý biểu dương và bồi dưỡng giáo dục trong cả quá trình phát động, mà còn phải xét và đề bạt vào các cơ quan lãnh đạo của chi bộ.
Để thích hợp với hoàn cảnh vùng mới giải phóng, đối với số chi bộ có rất ít đảng viên tốt không đủ để lập thành Ban chi uỷ mới, thì chỉ cần cử một Bí thư, một Phó Bí thư cũng được. Tuỳ theo tình hình chi bộ phức tạp nhiều hay ít, tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất luật phải dùng bầu cử để thành lập các ban chi uỷ. Đội công tác có thể chỉ định, miễn là việc lựa chọn người vào chi uỷ phải thận trọng và phải dựa vào ý kiến của đảng viên tốt và quần chúng tốt.
Chi bộ ở vùng mới giải phóng phức tạp nghiêm trọng; trình độ quần chúng còn thấp kém; thời gian tiến hành phát động quần chúng giảm tô lại ngắn, cán bộ phần lớn lại chưa có kinh nghiệm về phát động quần chúng ở vùng mới giải phóng. Vì vậy các Đoàn uỷ cần tǎng cường lãnh đạo về chỉnh đốn chi bộ: trước hết phải làm cho cán bộ nhận rõ tình hình và đặc điểm của chi bộ vùng mới giải phóng, giải quyết tư tưởng chủ quan cho là chi bộ không có vấn đề gì, đánh giá không đúng tình hình chi bộ; phải tổ chức cho cán bộ nghiên cứu kỹ Chỉ thị này trước khi xuống xã và trong quá trình thực hiện ở xã, Đoàn uỷ phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu tình hình phát hiện ở các chi bộ, đặc biệt luôn luôn theo dõi, nghiên cứu tình hình các tổ chức phản động lũng đoạn chi bộ để có kế hoạch chỉnh đốn cho thích hợp và đôn đốc cán bộ thực hiện.
T/M Ban Bí thư
Lê Vǎn Lương
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

Thursday, 12 June 2014

Biệt cách dù hay biệt động quân?


Sách Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước tập 7 (đại tá, PGS TS Hồ Khang chủ biên, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2007:136) ghi:

Ngày 17-4, đối phương đổ thêm Lữ đoàn dù 1 và Liên đoàn biệt động 81 xuống khu vực Núi Gió  (đông bắc thị xã) đánh vào sau đội hình của quân ta, giải tỏa áp lực xung quanh thị xã.

Có lẽ có sự nhầm lẫn gì ở đây. Quân Việt Nam Cộng Hòa không có đơn vị nào mang phiên hiệu liên đoàn biệt động 81. Đơn vị cứu viện An Lộc cùng lữ dù 1 ngày 17-4-1972 là liên đoàn biệt cách dù 81. Biệt cách dù (mũ xanh) không phải là biệt động quân (mũ nâu).

Tuesday, 10 June 2014

Báo cáo tình hình Nam Bộ năm 1950 (Văn Kiện Đảng Toàn Tập - Tập 11 (1950))

Báo cáo tình hình Nam Bộ năm 1950 
Văn kiện đảng toàn tập
Tập 11 (1950) - Phụ lục
09:00 | 24/05/2003
I- Quân sự
A- Âm mưu và hoạt động của địch
Chính sách quân sự của Pháp nhằm vào việc tổ chức ngụy quân, tǎng cường chủ lực, ra sức phá kế hoạch chuẩn bị tổng phản công của ta. Hoạt động mạnh ở chiến trường chính (Khu 8) và cố giữ vùng cǎn cứ ở Mên.
1. Tổ chức ngụy quân, tǎng cường chủ lực
- Để giải quyết vấn đề quân số, địch xúc tiến mạnh việc tuyển mộ ngụy quân. Đáng chú ý là việc ngụy binh hóa quân Cao Đài và Hòa Hảo. Chúng đã nắm chắc được bộ đội này nhờ chính sách mua chuộc bọn lãnh tụ và cho bọn mật thám chui vào để tách quân đội khỏi ảnh hưởng bọn lãnh tụ. Việc lập nguỵ binh công giáo cũng tiến hành ráo riết. Các đơn vị lưu động bảo vệ các họ đạo (unités mobiles de défense des chrétiens) là đoàn ngụy binh hung hǎng và nguy hiểm hơn cả.
Thêm vào đó, chúng tập trung 14.000 Quốc dân Đảng Trung Hoa ở Phú Quốc để làm dự trữ quân số, âm mưu uy hiếp Khu 9 (nhưng chúng gặp trở ngại là bọn này vì sống khổ sở nên có thái độ chống lại chúng).
- Đi đôi với việc tổ chức nguỵ quân, chúng tập trung lính Âu - Phi thành lập những đội ứng chiến mạnh để đối phó lại các chiến dịch của ta và để đưa một số ra Bắc.
2. Đóng thêm đồn bốt, bảo vệ các đô thị
Để thực hiện âm mưu cắt Nam Bộ ra từng mảnh và để bảo vệ các châu thành, ngoài việc tǎng gia bố phòng và hoạt động mật thám ở nội thành, chúng đóng thêm đồn bốt (so 1949 thì 1950 tǎng gấp đôi 4.081).
3. Hoạt động mạnh ở chiến trường chính Khu 8 và biên giới Mên ? Việt
- Nǎm nay, hoạt động chính của địch là ở Khu 8, chúng chú trọng nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn và các vùng phụ cận bằng cách tǎng cường do thám và những cuộc hành quân nhằm mục đích phá vùng quân giới của ta, phá hoại kinh tế, giao thông, cơ sở chính trị của ta và thực hiện âm mưu cắt đứt Khu 7 (nơi thiếu ǎn) và Khu 9 (thừa lúa).
Tuy thế địch cũng không hoàn toàn nắm quyền chủ động mà trái lại trong các chiến dịch của ta (Cầu Kè, Bến Tre...), địch đã mất quyền chủ động.
- Đối với cǎn cứ Mên thì chúng tǎng cường quân lực, đóng thêm đồn bốt làm thành dãy hành lang cắt đôi đông - nam và tây - nam Mên. Ngoài ra, chúng tǎng gia hoạt động ở biên giới Mên - Việt, mục đích phá phong trào cách mạng Mên và triệt đường tiếp liệu của ta (từ ngoài qua Mên vào Nam Bộ).
Tóm lại, nǎm qua tuy địch hoạt động mạnh, nhưng nhược điểm của địch vẫn là đóng quân dàn ra làm cho sức phòng thủ yếu. Tinh thần quân lính sút kém, không tin được ở ngụy binh (đã xảy ra nhiều vụ đánh lại Pháp như Cao Đài, Dân Xã). Nội bộ ngụy binh lại mâu thuẫn. Thêm vào đó việc tranh giành nắm khối ngụy quân giữa Mỹ và Pháp cũng là một nhược điểm cǎn bản của địch.
B- Chủ trương và hoạt động của ta
1. Giành quyền chủ động, đẩy mạnh du kích chiến tranh
Nhờ chủ trương (Hội nghị quân sự tháng 9-1949) điều chỉnh lại cán bộ, biên chế và bố trí lại bộ đội hợp với chiến trường, thống nhất chỉ huy giữa Nam Bộ và các khu tập trung được chủ lực mạnh trên chiến trường, đã biết phối hợp giữa các khu, chính quy và du kích nên ta đã đạt được nhiều thành tích và tiến bộ khá. Ta đã giành được phần nào quyền chủ động trong mấy chiến dịch có quy mô (nhất là hai chiến dịch Trà Vinh), đẩy mạnh được du kích chiến tranh, làm cho địch thiệt hại nặng. Nhưng vì cán bộ chưa nắm vững phương châm tiêu diệt sinh lực địch, chưa chống được các đội ứng chiến của địch, nên tương quan lực lượng giữa ta và địch không thay đổi lớn, do đó, tinh thần khối ngụy binh chưa tan rã.
2. Xây dựng lực lượng
a) Chủ lực: Những kết quả trên, chứng tỏ sự cố gắng của Nam Bộ về mặt chấn chỉnh quân đội (bỏ trung đoàn địa phương, thành lập bốn trung đoàn và một tiểu đoàn chủ lực, còn tổ chức đại đội độc lập).
Các bộ đội chủ lực tinh thần cao, những tư tưởng sai lầm trong cán bộ (địa phương, anh hùng, v.v.) đã bớt đi nhiều. Nội bộ cán bộ đã đoàn kết hơn trước. Bộ Tư lệnh Nam Bộ và các khu đã được chấn chỉnh. Công tác chính trị dần dần đã có nền nếp.
b) Bộ đội địa phương: Việc tự xây dựng bộ đội địa phương đang xúc tiến. Đã tập trung được một trung đội đến một đại đội trong các huyện, nhưng vì thiếu vũ khí nên vẫn còn để đại đội độc lập ở nhiều huyện để giúp đỡ và làm nhiệm vụ bộ đội địa phương và xây dựng bộ đội địa phương. Một số cán bộ chính trị và quân sự có nǎng lực đã được bổ sung để củng cố các tỉnh đội và huyện đội bộ, đồng thời phân tán một phần Vệ quốc quân và tập trung một phần du kích để tổ chức bộ đội địa phương. Nhưng nhìn chung việc xây dựng bộ đội địa phương còn chậm trễ (bảy huyện trong 23 huyện có từ một đến hai trung đội) và bộ đội địa phương còn nặng về chính quy.
c) Dân quân: nói chung số dân quân không phát triển nhiều (cuối tháng 5-1950, dân quân tự vệ toàn Nam Bộ có 323.658 dân quân, du kích chỉ có 8.813). Sinh hoạt chính trị và quân sự cũng còn kém. Các xã đội chưa được chấn chỉnh nhiều. Dân quân du kích còn thoát ly sinh sản, đó là một trở lực cho việc phát triển du kích chiến tranh. Nhưng Nam Bộ lại có ưu điểm là chủ trương nhiều về dân quân bí mật và du kích ngầm (35.288 bí mật, 375 ngầm).
Tóm lại, việc xây dựng ba thứ quân, đẩy mạnh nhân dân chiến tranh tuy có tiến bộ, song còn chậm vì cán bộ chưa thấm nhuần tư tưởng chiến lược, chiến thuật, còn nhẹ du kích, nặng chủ lực. Một trở ngại lớn nữa là vấn đề cán bộ quân sự (thiếu rất nhiều) và trang bị cấp dưỡng (quá thiếu thốn).
3. Địch vận
Vấn đề địch, nguỵ vận, nhất là vấn đề ngụy binh đối với Nam Bộ là một vấn đề then chốt có tính chất quyết định nhiều; tuy nǎm nay đã được chú ý hơn (kiện toàn Ban địch vận Nam Bộ, tổ chức những đặc ban Cao Đài, Hòa Hảo). Nhưng chưa đạt đúng sự quan trọng của nó trên cơ sở của dân vận (quá chú trọng lãnh tụ) nên thu được kết quả rất ít.
II- Chính tr
A- Địch
1. Sự mâu thuẫn giữa Mỹ - Pháp
Mỹ muốn giành Đông Dương của Pháp, nhưng Mỹ chưa có cơ sở quần chúng và lực lượng võ trang ở đây. Pháp sợ Mỹ, nhưng lại nhờ Mỹ. Mâu thuẫn ấy càng ngày càng thêm sâu sắc mặc dù có lúc tạm hòa hoãn trước những thắng lợi của ta. chúng giành nhau lôi kéo các đảng phái phản động, đặc biệt việc nắm đồng bào công giáo. Tranh nhau lập Chính phủ bù nhìn và quân đội bù nhìn.
2. Gây uy tín cho Chính phủ bù nhìn Bảo Đại
Pháp cũng như Mỹ cố gây uy tín cho Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, Hữu bằng nhiều cách:
a) Tuyên truyền Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, Hữu là chính phủ duy nhất quốc gia chống "hóa cộng sản".
b) Dùng kinh tế để lôi kéo đồng bào ở các vùng phụ cận khu chiếm đóng, dùng sự càn quét mạnh để cưỡng bách một số đồng bào lại gần đồn bốt, rồi chúng tuyên truyền lên là đồng bào đến yêu cầu sự bảo vệ của chúng.
c) Tuyên truyền quốc tế mạnh mẽ (do Mỹ, Anh, Pháp đỡ đầu), gửi đại biểu đi Anh, Mỹ và trong các cuộc hội nghị quốc tế như Hội nghị kinh tế ECAFE, Công đoàn quốc tế phản động, v.v..
d) Hứa hẹn giảm tô và cải cách ruộng đất, v.v..
Mưu mô trên không đem lại cho chúng kết quả mong muốn trong nǎm 1950.
3. Tǎng gia hoạt động gián điệp
Nǎm 1950, Pháp hoạt động mạnh về gián điệp, chúng cho bọn Phòng Nhì chui vào nội bộ ta (như công an, quân giới, công đoàn, Việt Minh Sài Gòn - Chợ Lớn, v.v.) để chia rẽ và phá hoại ta. Tuy thế, công tác phản gián của ta cũng đạt được nhiều kết quả, các ổ gián điệp dần dần đều bị khám phá và không gây thiệt hại mấy.
4. Lập thêm nhiều tổ chức chính trị, tôn giáo phản động
Đi đôi với việc tuyên truyền xuyên tạc những chủ trương của ta, chúng tuyên truyền mạnh mẽ viện trợ Mỹ để lôi kéo những phần tử lừng chừng. Lập thêm nhiều tổ chức chính trị hoặc tôn giáo (Liên đoàn Lao động công giáo quốc tế, Liên Đoàn Thanh niên Việt Nam, v.v.) để lôi kéo hai lực lượng thanh niên và công nhân ở thành. Nhưng các tổ chức giả hiệu đó không có ảnh hưởng gì nhiều.
B- Ta
Nhìn chung, trong nǎm vừa qua, phong trào quần chúng tiến mạnh, đáng chú ý là phong trào tranh đấu trong các đô thị (thu hút cả giới trí thức). Nhưng vì ảnh hưởng nhận định tổng phản công khẩn trương nên phát động tranh đấu liên tiếp không chú ý bồi dưỡng và bảo vệ cơ sở nên thường bị lộ và các cuộc tranh đấu phần nhiều nặng về chính trị.
Gần đây (từ nửa nǎm về sau) đã sửa chữa tranh đấu nặng về kinh tế, đồng thời phối hợp với hoạt động quân sự (như các cuộc tranh đấu của công nhân các hãng thuốc lá, nhà bè, Sacrie, cao su, v.v.).
Nhìn riêng, công tác mặt trận, công tác tôn giáo chưa tiến mấy. Riêng công giáo, ta gặp nhiều khó khǎn, bọn Pháp, Mỹ triệt để lợi dụng tình hình và các lệnh Vaticǎng để lôi kéo công giáo chống ta. Tuy thế, tinh thần đoàn kết cũng được tǎng cường (hội viên Liên Việt tǎng lên 1.581.510, Đoàn Thanh niên dân chủ và cứu quốc đã thống nhất), ý thức dân chủ mới đã phát triển khá trong nhân dân.
Về chính quyền, cũng đã có những bước tiến, các hội đồng nhân dân xã đã được bầu lại (trung, bần, cố nông chiếm 60%). Các ban chuyên môn đã chấn chỉnh lại không còn rườm rà, nặng nề nữa. Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp cũng đã được kiện toàn.
III- Kinh tế
1. Địch
Điểm đáng chú ý là việc hoạt động mạnh ở Khu 9 của địch, ngoài mục đích quân sự còn có mục đích bao vây và phá hoại kinh tế ta. Chúng đã thực hiện được phần nào âm mưu cắt đứt Khu 7 và Khu 9, chủ trương mua lúa miền Trung để cho ta không có mà tiếp tế cho miền Đông, trong lúc đó miền Tây lại bị ứ đọng.
2. Ta
Vấn đề tự túc ǎn mặc tuy đặt ra chậm, nhưng nhờ tích cực tiến hành nên thu được kết quả khả quan. Nhờ đó mà miền Đông tránh được nạn đói. Việc tiếp tế vận tải cũng có nhiều thành tích, mặc dù giặc phong tỏa (đưa lên miền Đông 6.000 tấn lúa, tiếp tế Đồng Tháp Mười 700 tấn lúa, 1.003 tấn muối). Đó là kết quả của việc phối hợp quân, dân, chính biết vận động nhân dân làm.
- Về mặc và đồ dùng (vải, giấy, xà phòng, v.v.) còn rất chật vật, mặc dù đã cố gắng (trừ hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh có thể tự túc mặc), nguyên nhân chính là chưa vận dụng hết khả nǎng của nhân dân, thêm vào đó việc bao vây kinh tế địch ít kết quả.
- Việc tạm cấp ruộng đất tiến hành chậm, bần, cố nông cũng không tha thiết làm, vì ruộng đất bỏ hoang nhiều, nhân công thiếu, nhưng nguyên nhân chính là việc tuyên truyền giải thích của ta chưa sâu rộng.
- Phong trào hợp tác xã còn kém vì thiếu cán bộ. Chỉ có vấn đề giảm tô, giảm tức, tiến hành dễ dàng, có nơi (Khu 9) giảm đến 50% vì hoàn cảnh ruộng đất bỏ hoang nhiều.
Về tài chính: có hai việc đáng kể
a) Việc phát hành giấy bạc Việt Nam để đối phó với nhu cầu có một tác dụng lớn.
b) Ngân sách, giữ được việc chi thu không quá chênh lệch, số chi cho quốc phòng được tǎng theo mức cần thiết của nó.
Tuy thế, Nam Bộ còn mắc phải một nhược điểm cǎn bản là 70% các khoản thu là thuế nhập thi.
Nhìn chung, tính chất kinh tế tài chính của Nam Bộ còn lệ thuộc nặng vào kinh tế địch.
IV- Đảng
Về Đảng, có mấy điểm đáng chú ý:
- Phát triển đảng chưa đúng hướng, vùng tạm chiếm, công đoàn đô thị và những nơi yếu điểm chiến lược còn kém. Sự kết nạp còn bừa bãi (Khu 9 có 400 địa chủ, có một số bọn Phòng Nhì chui vào).
- Thành phần các cấp uỷ, trừ XU và các khu có một số đồng chí cũ, còn từ tỉnh trở xuống thì tiểu tư sản, phú nông, địa chủ chiếm khá nhiều (nhất là Khu 9).
- Cán bộ thiếu (vì bị hy sinh nhiều trong mấy nǎm kháng chiến hoặc bị đau yếu). Thêm vào đó lại ít được giáo dục và kém học tập, do đó các bệnh anh hùng, địa phương, cá nhân, v.v. còn nhiều. Tình trạng này, sau Hội nghị cán bộ XU lần thứ hai đến nay đã sửa chữa nhiều.
- Hiện nay, vai trò của Đảng đã được đề cao trong mọi ngành hoạt động, ý thức đối với Đảng đã mạnh hơn. Nội bộ đoàn kết hơn.
V- Kết luận
Nǎm qua, địch cũng vẫn tiếp tục chính sách cũ và tiến mạnh hơn trong sự chia cắt ta ra từng vùng, chúng đã tiến hành có kết quả trong chiến thuật đóng lô cốt thêm dày, đặt ở các đường giao thông quan trọng và các vùng kinh tế phì nhiêu, chúng nhờ sự tiếp viện Mỹ về máy bay và cơ giới (tàu chạy sông, xe lội nước) để thay thế cho bộ binh và rút một số khá lớn âu - Phi ra Bắc. Sự càn quét rất mạnh và nhiều nơi.
Về phần ta, việc tổ chức và đẩy mạnh cuộc nhân dân chiến tranh là một nhiệm vụ chủ yếu trong nǎm tới. Việc tập trung ý thức quân sự trong toàn Đảng bộ Nam Bộ và khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến" phải được đề cao và thực hành trong Đảng và trong các ngành hoạt động.
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

Tuesday, 3 June 2014

Đặng Thai Mai: Kỷ niệm về những lần gặp Bác Hồ


Đặng Thai Mai: Kỷ niệm về những lần gặp Bác Hồ


GS Đặng Thai Mai
Tháng 8-1945, tôi bị đau dạ dày nặng, phải nằm tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Mấy ngày trước khi cướp chính quyền ở Hà Nội, một số người bạn vào nói công việc phải chuẩn bị và muốn tôi ra ngay.
Tôi định ra Hà Nội. Trên đường từ Sầm Sơn về Thanh Hoá, khi đi qua một sân bay cũ mà bọn Nhật đang sử dụng, tôi thấy một tên tướng Nhật cùng quân lính đang tập hợp ở đấy. Hình như chúng đang đốt một lá cờ. Khi tới bệnh viện Thanh Hoá, tôi bị giữ lại nằm viện.

Cuối tháng 8-1945, tôi mới ra Hà Nội. Đến Hà Nội, các bác sĩ lại bắt nằm bệnh viện, chưa được làm việc ngay.

Một hôm, tôi nghe tin Bác về. Lúc bấy giờ, tôi đã biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, vì hôm trước, khi anh Hà Huy Giáp đi qua Thanh Hoá, đã có người chắn đường lại hỏi:
- Hồ Chí Minh là ai?
Anh Giáp trả lời:
- Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Mấy hôm sau tôi được vào gặp Bác. Hôm đó là ngày 4-9-1945. Tôi đến gặp Bác ở phòng khách của Bắc Bộ phủ. Trong phòng có bàn làm việc và một bộ xa-lông. Tôi đi vào, kính cẩn và rón rén. Bác nhanh nhẹn bước ra, tươi cười bảo tôi lại ngồi ở bộ xa-lông. Bác nói:
- Bác bận lắm, chỉ gặp chú được một lát thôi.
Khi uống nước, Bác hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện ông nội tôi bị đi tù, đến những năm cuối đời mới được tha; chuyện ông tôi ở Côn Lôn về được bao lâu? Bà nội tôi mất năm nào?...
Sau đó, Bác kể chuyện chú tôi là ông Đặng Thúc Hứa, lúc bấy giờ gọi là ông Hai Cày (ở bên Xiêm). Bác nói với tôi:
- Chú yếu lắm, phải lo mà chữa bệnh. Khỏe rồi ra giúp nước.

Tôi chào Bác ra về. Chiều hôm đó có rất nhiều nhà văn đến gặp tôi và hỏi:
- Anh gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm tưởng đầu tiên của anh như thế nào?
Tôi trả lời:
- Khó mà nói được cảm tưởng của mình, nếu như chỉ dùng một chữ để tóm tắt cảm giác của tôi thì phải dùng một chữ Pháp "Humain", có nghĩa theo quan niệm của tôi"Một con người rất thấu con người, thương người. Mục đích làm việc là làm thế nào cho con người được sung sướng hơn".

Tôi cũng nhắc lại với các bạn tôi là:
- Bác nói công việc ban đầu đang còn khó khăn, phải cố gắng nhiều. Cướp chính quyền mới là bước đầu. Bây giờ làm thế nào để củng cố chính quyền cho tốt. Đây là cơ hội ngàn năm có một. Phải xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ. Nếu bỏ lỡ cơ hội này là trách nhiệm của cả một thế hệ.

Tôi rất sung sướng khi các bạn văn tỏ ý tán thành ý kiến đó. Nhiều tuần lễ sau, các bạn ở các tỉnh khác cũng như ở Hà Nội vẫn còn hỏi tôi về ấn tượng buổi ban đầu được gặp Bác. Tôi nhắc lại câu nói hôm đầu tiên. Và tôi còn nói thêm với họ là:
- Theo tôi nghĩ "Nếu ông Hồ Chí Minh mà không làm xong việc thì không có người Việt Nam nào làm xong việc".

Tôi nói câu ấy vì lần gặp Bác vừa rồi tôi có nói, đại ý là: Không chỉ nhân dân Nghệ Tĩnh tin tưởng vào Bác, mà bây giờ cả nước đều tin tưởng Bác và ai ai cũng nói, có Bác thì sự nghiệp của các lớp tiền bối lần này có thể thành sự thực.

Hôm đó Bác nói:
- Vấn đề không phải chỉ tin vào một con người, mà phải tin vào Đảng. Chú đã đọc Mác, Mác nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".
Tôi nói với các bạn:
- Đành rằng sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, nhưng cũng cần có một người chỉ đường cho mà đi.

Tất nhiên, các bạn tôi tin rằng người đó là Hồ Chí Minh.

Sau đó Bác gọi tôi vào. Thấy sức khoẻ của tôi đã khá hơn, Bác bảo tôi tham gia vào Ban dự thảo "Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Tôi hết sức bỡ ngỡ vì từ trước tới nay tôi chưa hề quan tâm tới vấn đề này bao giờ. Tuy nhiên khi học lịch sử thế giới và theo dõi tình hình cách mạng Liên Xô, tôi cũng biết một ít về bản Hiến pháp của Anh. Tôi cũng đã đọc một số điểm chính trong bản Hiến pháp của Pháp năm 1789 và Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô năm 1936. Những người được cử vào Ban dự thảo Hiến pháp hình như có cố vấn Vĩnh Thụy, cụ Vũ Đình Hoè và Nguyễn Đình Thi, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh.

Hôm đầu tiên Bác chủ tọa cuộc họp, buổi trưa Bác giữ tôi và cố vấn Vĩnh Thụy ở lại cùng ăn cơm tại Bắc Bộ phủ. Bữa cơm hôm đó rất đạm bạc.

Mấy tuần sau, chúng tôi hoàn thành bản sơ thảo. Khi trình bày Bác hỏi:
- Các chú có ai thắc mắc gì không?
Tôi cười và thưa với Bác:
- Không biết chúng ta ban bố quyền bầu cử cho toàn dân có sớm quá không? Dân chúng ta hiện giờ người mù chữ còn tới 80, 90%.
Bác cười, giơ ngón tay chỉ vào tôi và nói:
- Chú là người thảo hiến pháp mà không khéo lại phản động đấy, người cách mạng trước hết phải tin vào nhân dân.

Câu nói đó đối với tôi mãi mãi là một bài học vô cùng thấm thía, vả lại kết quả cuộc bầu cử ngày 6-1-1946 là một sự xác nhận hết sức hùng hồn đối với tôi.
GS Đặng Thai Mai đứng thứ 2 (trái qua) trong lễ ra mắt chính phủ liên hiệp kháng chiến ngày 2/3/1946


☼☼☼

Khoảng cuối năm 1945, đầu năm 1946, tôi có nhiều dịp được vào gặp Bác để bàn công việc. Có nhiều câu chuyện nhỏ nhưng lại rất có ý nghĩa, vì lúc này Chính phủ ta đang phải đối phó với tình hình hết sức khó khăn về đối nội cũng như đối ngoại. Tôi còn nhớ, một hôm có anh bạn vào thưa với Bác:
- Cháu nghe nói phái đoàn Liên Xô đã đến Trùng Khánh và sắp sang thăm Hà Nội, có lẽ chúng ta cũng nên chuẩn bị đón tiếp.

Bác cười trả lời:
- Thì cứ để cho họ sang xem thế nào, sao không nghĩ rằng đó là "tin vịt" do bọn Tây hay Tàu tung ra.

Một lần khác, trong khóa đào tạo cán bộ cấp tốc ở Hà Nội, thỉnh thoảng Bác đến nói chuyện. Hôm bế mạc, Bác đến thăm và trả lời một số câu hỏi của học viên. Sau khi giải đáp các thắc mắc, Bác nói:
- Bây giờ còn một đồng chí hỏi: "Cần, kiệm, liêm, chính, nghe có vẻ cổ hủ quá"?

Bác nói:
- Không đâu? Cơm thì bao giờ người ta cũng phải ăn, nước bao giờ cũng phải uống, vấn đề là phải ăn, uống sao cho sạch sẽ.

Và có đồng chí hỏi:
- Liên Xô có giúp chúng ta không?

Tôi hỏi lại đồng chí:
- Trong thời kỳ Liên Xô chống Hít-le, đồng chí có giúp gì Liên Xô không?

Trong khóa họp Quốc hội đầu tiên có một vấn đề gây nhiều tranh luận. Đó là bọn Việt Cách và Việt Quốc nêu lên việc sửa Quốc kỳ và Quốc ca. Vấn đề được bàn cãi khá lâu trong các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, đã đến lúc phải đưa ra trao đổi. Hôm đó, trước giờ Quốc hội bế mạc, Bác đứng dậy, cầm lá cờ, mở ra và nói với các đại biểu, đại ý:
- Lá cờ này đã đi gần như khắp thế giới, nó tượng trưng cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Không ai có thể đặt vấn đề sửa Quốc kỳ.

Sau khi Bác nói toàn thể đại biểu Quốc hội đứng dậy vỗ tay hoan hô, rồi hát Quốc ca. Các ngài Việt Cách, Việt Quốc cũng phải đứng dậy làm theo mọi người.

Khoảng tháng 4 hay tháng 5-1946, Đảng ta mua một tòa nhà của một bác sĩ người Pháp, tên là Ma-xi-a. Ngôi biệt thự này lúc bấy giờ gọi là Liên Trang. Gia đình tôi được dọn về đây ở. Thường thường vào các buổi chiều thứ 7, Bác hay về đây nghỉ. Đây cũng là nơi thỉnh thoảng Bác họp cùng với các đồng chí Trung ương Đảng và tiếp khách. Có hôm Bác gọi tôi cùng đi xe từ Bắc Bộ phủ về Liên Trang. Trên đường đi, tôi hỏi Bác về một vài câu chuyện trong thời gian Bác chưa sang Pháp, Bác chỉ cười và nói:
- Chú định điều tra lý lịch của mình phải không?

Bình thường khi về tới nhà, bao giờ Bác cũng xuống bếp xem người nhà làm cơm và bắt tay mọi người, rồi mới lên phòng làm việc. Buổi tối Bác thức rất khuya. Nhiều hôm đã 11, 12 giờ đêm rồi mà Bác vẫn còn đọc báo, báo cáo và viết chỉ thị, viết thư để hôm sau cho đánh máy. Một lần cùng đi với Bác và tôi về Liên Trang có một người Mỹ tên là Pát-ti. Trên xe, Pát-ti nhắc lại với tôi một câu, mà khi ấy người ta nói với các đồng chí Việt Nam:
- Thế là chiến tranh đã kết thúc đối với chúng tôi. Nhưng đối với các ông, chiến tranh bây giờ mới bắt đầu đấy.

Một lần đi qua phố Hàng Đẫy, con đường này hồi đó còn nhiều quãng trống, chưa xây nhà gạch như bây giờ. Từ trên đường đi, người ta có thể nhìn thấy một số ao, hồ. Trên bờ hồ trẻ em vui chơi, phụ nữ giặt giũ, còn các cụ già ngồi câu cá.

Một hôm, Bác chỉ vào một cụ già đang ngồi câu cá và nói với tôi:
- Thật tình, mình chỉ mong sao việc nước sắp xếp được ổn thỏa, rồi về ngồi trên một hòn đá như ông già câu cá ấy là mình rất vui rồi.

Câu nói của Bác trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đối với người nghe có thể nói là cám cảnh vì hồi này bọn Việt quốc, Việt cách đang tìm mọi cách tung tin là có người này, người kia tham quyền cố vị, thậm chí chúng còn dùng đến từ bán nước.

Tôi đã nghĩ đến câu chuyện về các danh nhân Hy Lạp, La Mã, những anh hùng chí sỹ chỉ mong sao cho việc nước chóng thành để có thể về quê sống với người nông dân, được tự do đi săn bắn và câu cá ở những năm cuối của cuộc đời, một cuộc sống thanh thản.

Đặng Thai Mai: "Kỷ niệm về những lần gặp Bác Hồ"
in trong cuốn hồi ký Bác Hồ sống mãi với chúng ta
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 25-26.

Monday, 2 June 2014

Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Thủy Nguyên - Hải Phòng (VTC - Đài Phát Thanh Thủy Nguyên)

Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Thủy Nguyên - Hải Phòng
14/05/2013 - 08:40

Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam ở thế kỷ 20, nhắc đến các vụ thảm sát, người ta thường nghĩ ngay đến vụ thảm sát Mỹ Lai (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Ít người biết rằng, tại xã Hoàng Hoa (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng từng có một vụ thảm sát do thực dân Pháp gây ra, kinh hoàng không kém vụ Mỹ Lai.
*  Xác chết ngập hồ
109 người trong một vùng đất đã bị giặc giết bằng súng ống, lưỡi lê. Nhưng một người trong số đó đã may mắn sống sót với vô số vết thương trên người. Hơn 60 năm trôi qua, ký ức kinh hoàng vẫn đau nhói trong tim. Ông là Nguyễn Kiểm, nhân chứng sống của vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử Hải Phòng.
Bên con đường nhỏ, cạnh chợ Lâm, thuộc xã Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), có một cái hồ nhỏ, nước lặng như tờ, hàng cây cổ thụ đổ bóng. Người dân trong vùng gọi đó là hồ Lâm.
Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Hải Phòng
Hồ Lâm, nơi từng chất ngập xác và đỏ lòm máu của người Hoàng Hoa. 
Giữa hồ Lâm có một đài tưởng niệm xây hình trụ với 4 mặt. Một chiếc cầu cong dẫn ra đài tưởng niệm. Một mặt có dòng chữ: “Đời đời ghi sâu căm thù đế quốc”, mặt đối diện là con số khô khốc: 108.
Những người lần đầu đến đây, đều không hiểu được vì sao lại có con số đó ghi trên đài tưởng niệm. Nhưng với người dân trong vùng, thì đó là con số đau thương, con số in đậm vào tâm trí những người lớn tuổi, những người từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Bên cạnh bờ hồ có một tấm bia đầy nước mắt, ghi danh 108 con người đã bị sát hại trong 2 ngày đen tối, là ngày 13 và 14 tháng 2-1949. Hầu hết tên tuổi trên tấm bia đều là dân thường. Chỉ có 3 liệt sĩ, thì có 2 liệt sĩ là vô danh. Đây là hai chiến sĩ cách mạng xâm nhập vào làng để chiến đấu với giặc và đã hy sinh mà không để lại tên tuổi.
Phần lớn những người bị sát hại ở các thôn như: Lôi Động, Hoàng Pha, thôn Xú, thôn Đền, thôn Bính, thuộc xã Hoàng Hoa ngày xưa.
Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Hải Phòng
Tấm bia ghi danh 108 người bị thảm sát. 
Thi thoảng, người dân nơi đây lại thấy một ông già dáng đi lòng khòng, chậm chạp, ngồi rất lâu dưới bóng cây si già bên hồ Lâm. Ông ngồi trầm ngâm bên hồ và rất ít nói. Ông bảo, cứ mỗi khi ký ức sống dậy, ông lại muốn ra hồ Lâm. Ông ngồi đây “tâm sự” với những người đã khuất trong ngày kinh hoàng 60 năm trước. 108 người chết, chỉ có mình ông còn sống. Chỉ có những người già, những người đã trải qua kháng chiến chống Pháp mới biết đó là ông Nguyễn Kiểm.
Ông Nguyễn Kiểm, sinh năm 1931, hiện đang sống ở xã Hoa Động, là người duy nhất còn sống trong vụ thảm sát 60 năm về trước ở xã Hoàng Hoa. Ông Kiểm sống với ký ước nhiều hơn là hiện tại. Đã 60 năm trôi qua, nỗi đau tinh thần và thể xác vẫn dày vò ông. Những ngày trở trời, thay đổi thời tiết đột ngột, cái cơ thể vốn đã ốm yếu, gày gò của ông lại co giật vì những cơn đau hành hạ.
Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Hải Phòng
Ông Nguyễn Kiểm, nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ thảm sát kinh hoàng hơn 60 năm trước. 
Hỏi lại chuyện xưa, ông vén áo lên, tôi thấy rõ ràng những di chứng khủng khiếp của chiến tranh: một bên ngực bẹp lép của trận đòn tra tấn và 11 vết sẹo dao đâm trên khắp cơ thể.
Ông Kiểm lần giở lại cuốn lịch thế kỷ 20 cũ mèm, mở những trang có dấu bút khoanh tròn ngày tháng và ký ức cứ cuồn cuộn hiện về...
Xã Hoàng Hoa được thành lập sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Khi đó, xã Hoàng Hoa rất rộng, gồm gồm 3 xã bây giờ là Hoa Động, Hoàng Động, Lâm Động.
Xã Hoàng Hoa nằm ngay bên bờ sông Cấm, bên kia là TP Hải Phòng, nên vùng đất này là vị trí chiến lược, là bàn đạp để tấn công về trung tâm thành phố. Chính vì thế, địa bàn xã Hoàng Hoa thường có vài đơn vị bộ đội đóng quân ở đây.
Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Hải Phòng
Đài tưởng niệm với một mặt ghi dòng chữ căm thù đế quốc. 
Nắm được vị trí quan trọng của Thủy Nguyên, nên tháng 2-1947, thực dân Pháp từ Hải Phòng vượt sông đánh chiếm Thủy Nguyên. Chúng lập tề, lùng sục bắn giết cán bộ, dân quân du kích. Chính quyền của ta còn non trẻ, lực lượng lại yếu, nên rút vào hoạt động bí mật, hoặc chuyển cơ sở về vùng núi non hiểm trở, thậm chí tận vùng Kinh Môn (Hải Dương).
Theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 25-10-1948, Ban chấp hành Đảng bộ Thủy Nguyên họp, phát động phong trào phá tề, trừ gian, với chỉ thị: "Tiến công đồn giặc, trừ gian diệt ác, phát động chiến tranh du kích".
Lực lượng du kích xã Hoàng Hoa được thành lập bí mật. Khi đó, ông Kiểm mới 18 tuổi, được phân về Tiểu đội 1, do đồng chí Đồng Xuân Băng làm Tiểu đội trưởng, thuộc Trung đội Trung Kiên, đại đội Lê Lợi.
Các đơn vị du kích địa phương đã tổ chức một số trận đánh, tấn công bốt địch, song không tiêu diệt được địch, vì lực lượng quá mỏng, vũ khí rất thô sơ. Để khuấy động phong trào trong dân chúng, du kích đã cắm cờ lên ngọn đa đầu làng để biểu dương lực lượng.
Để trấn áp sự quấy nhiễu của lực lượng du kích, đêm 30 và 31-10-1948, giặc Pháp tổ chức càn quét. Sau khi đánh lui lực lượng du kích, chúng đã điên cuồng cướp phá, đốt sạch nhà cửa ở hai thôn đầu xã.
Một tên thiếu úy đi sâu vào làng, tóm được đồng chí nữ du kích Đồng Thị Xuân. Khi tên này đang đẩy đồng chí Xuân đi, ông Nguyễn Văn Nhạc phục kích sau bụi tre đã ném lựu đạn. Tuy nhiên, lựu đạn mắc trên bụi tre và phát nổ. Tên thiếu úy thấy bị tấn công, liền bỏ chạy, nữ du kích cũng tẩu thoát. Nghe tiếng lựu đạn, sợ quân ta tấn công, nên bọn Pháp đã không tiếp tục lùng sục, đốt phá nữa mà rút quân luôn.
Chuyện ít biết về vụ thảm sát kinh hoàng ở Hải Phòng
Một mặt đài tưởng niệm là con số khô khốc: 108. 
Ngày 11-2-1949, 3 tên lính Âu - Phi đóng ở đồn Mặt Nguyệt vác súng ống vượt sông vào xã cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ ở xóm Vạn Hoa. Tiểu đội du kích của đồng chí Doanh được lệnh truy bắt chúng để khai thác thông tin. Tuy nhiên, bọn chúng đã chống trả quyết liệt, nên đồng chí Doanh đã bắn chết một tên khi hắn đang bơi dưới sông, bắt sống một tên, còn một tên chạy thoát. Tên bị bắt sống được giải về xã Hợp Thành. Hôm sau, tức ngày 12-2, thực dân Pháp tổ chức lực lượng, chia thành nhiều mũi bao vây càn quét Hợp Thành và cứu sống được tên này.
Khoảng 4h sáng 16-2, khi đang gác ở chốt, ông Kiểm nghe thấy tiếng ca nô chạy dọc sông Cấm từ phía Hải Phòng lên. Khi đến bến Lâm thì tiếng ca nô nhỏ dần rồi tắt hẳn. Chừng 10 phút sau, 3 tiếng súng cạc-bin vang lên. Thấy lạ, ông Kiểm gọi Tiểu đội trưởng Đồng Xuân Băng dậy để báo cáo tình hình. Đồng chí Băng tổ chức lực lượng để phục kích tiêu diệt địch. Ông Kiểm được phân công đi trinh sát ở xóm Đông thuộc làng Lâm để xem xét tình hình.
Tại xóm Đông, một tiểu đoàn 800 tên, gồm lính Pháp, Âu - Phi và ngụy dưới sự chỉ huy của hai tên quan hai, một tên ở Hải Phòng, một tên ở thị trấn Núi Đèo, đang càn quét trong xóm, dân chúng chạy tán loạn. Lực lượng du kích của xã tập hợp phục kích hai bên đường, chờ địch vào để tiêu diệt.
8h sáng, địch càn đến Lâm Động. Nhìn đâu cũng thấy quân địch với súng ống tua tủa, hỏa lực rất mạch. Quân ta chỉ có 3 tiểu đội du kích, mỗi tiểu đội có 2 khẩu súng trường cùng vài quả mìn muỗi, còn lại toàn dao kiếm, mã tấu. So sánh lực lượng thấy quá chênh lệch nên đồng chí Băng ra lệnh tạm thời phân tán xuống hầm.
Tuy nhiên, trước đó vài hôm, Thủy Nguyên mưa trắng trời, nước ngập khắp nơi, ngập hết cả hầm, nên mạnh ai người ấy chạy. Địch tiến vào Hoàng Hoa bằng 6 mũi, bao vây khắp ngả nên rất nhiều đồng chí bị bắt trên đường rút.
Đồng chí Tửu cùng ông Kiểm chui vào một chiếc hầm nổi, giữa đống gạch ở nhà ông Tài Hanh, xóm Đông, song cũng không thoát được. Chúng lùng sục từ trong nhà ngoài ngõ, trong vườn ngoài ruộng, chọc thuốn sắt xuống từng mét đất, lôi hết cả trẻ em lẫn cụ già từ dưới hầm lên tra khảo.
Thực dân Pháp đã giết chết tất cả đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé, rồi vứt xác xuống hồ Lâm. Hồ Lâm biến thành một bể xác đỏ lòm màu máu.

* Tổng cộng thằng Tây trắng này đâm ông Kiểm 11 nhát dao chí tử. Thấy người du kích không còn động đậy, máu chảy thành vũng, nhuộm đỏ cơ thể, chúng tưởng ông chết rồi nên bỏ đi.


Giặc Pháp điên cuồng lùng sục truy tìm các chiến sĩ cách mạng và du kích địa phương trên địa bàn xã Hoàng Hoa (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Chúng đã phát hiện ra hầm và tóm được ông Nguyễn Kiểm và ông Tửu. Trẻ em, người già, phụ nữ chúng cũng bắt hết để tra khảo.
Một nhóm làm nhiệm vụ tra khảo ông Kiểm, một nhóm tra khảo ông Tửu. Chúng tách hai ông ra hai chỗ khác nhau để tra tấn nhằm kiểm chứng lời khai.
Nhóm lính da đen và da trắng thay nhau đấm đá, dùng đao xẻo da thịt ông Tửu, song cũng không cạy được nửa lời. Biết không khuất phục được ông Tửu, chúng dìm ông xuống một chiếc hầm ngập nước khiến ông chết ngạt.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Ông Kiểm vẫn đau lòng khi nhớ lại cảnh thảm sát hơn 60 năm trước
Cũng như ông Tửu, ông Kiểm chỉ nói mỗi hai từ “không biết”. Tên lính da đen thể hiện sức mạnh trâu bò bằng cách dùng đầu húc mạnh vào ngực ông Kiểm. Ông Kiểm chỉ nghe thấy tiếng “cục” rồi xỉu luôn. Cú húc đầu của hắn mạnh đến nỗi làm gãy 2 xương sườn, bẹp xương ngực. Dấu tích vết thương vẫn còn đến ngày hôm nay. Ông Kiểm kéo áo để tôi thấy ngực ông bên to, bên nhỏ.
Nhóm lính chờ ông Kiểm tỉnh dậy, lại tiếp tục đánh đập. Chúng thi nhau đấm đá, thúc mũi giày nhọn, thọc báng súng vào vết thương ở ngực, khiến ông hộc máu mồm, máu mũi. Không khai thác được gì từ ông Kiểm, chúng quẳng ông ra góc sân đình Cả để tên quan hai xử. Mấy đồng chí bộ đội và du kích địa phương cũng bị chúng đánh đập dã man, trói giật cánh khuỷu, máu me đỏ lòm ở miệng, mũi, nằm còng queo ở góc sân đình.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Đài tưởng niệm vụ thảm sát đặt cạnh hồ Lâm
Tại đình Cả, ông Kiểm được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng kinh hoàng, sự tàn ác không tưởng tượng nổi của bọn thực dân. Tên quan hai ngồi trên một chiếc ghế trên thềm đình Cả, phía dưới sân là hơn trăm người.
Bọn lính Pháp dắt từng người đến trước mặt tên quan hai, rồi bịt mắt họ lại. Tên quan hai chỉ hỏi đúng một câu: “Súng và cán bộ ở đâu?”. Người lắc đầu, người bảo “không biết”. Lập tức, một tên lính tiến lại, chiếc dao găm sắc lẹm lướt qua cổ cắt đứt cuống họng, máu đỏ lênh láng khắp sân đình.
Cả một buổi sáng chúng giết hại người dân bằng cách man rợ như thế. Chúng muốn những du kích địa phương như ông Kiểm tận mắt cảnh giết chóc để ý chí các ông lung lạc, khai ra nơi giấu cán bộ. Tuy nhiên, hành động man rợ đó chỉ đào sâu lòng uất hận, căm thù.
Cắt cổ người dân mãi mà không khai thác được gì, tên quan hai người Pháp sai lính dắt số người còn lại ra chỗ khác để giết. Người thì bị treo cổ, người bị bắn vỡ đầu, người bị đâm chết… Toàn bộ hơn trăm người chúng dẫn về sân đình Cả bị giết sạch.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Hồ Lâm, nơi thực dân Pháp vứt xác người dân sau khi giết hại
Chú rể ông Kiểm cũng bị thực dân Pháp bắt trong trận càn quét hôm đó. Ông là thợ may, nên may cái áo kiểu chấn thủ mặc cho ấm. Bọn địch tưởng ông là bộ đội nên bắt về. Ông chú rể nhìn thấy ông Kiểm liền khóc lóc. Ông Kiểm an ủi chú: "Tý nữa là chết thôi chú ạ. Đâu cũng phải chết thì chết cho thật kiên cường". Tra tấn mãi không được thông tin gì, chúng lôi chú rể ông Kiểm đi bắn. Chú rể ông Kiểm đi hiên ngang trước nòng súng của địch. Tiếng súng Cạc-bin vang lên và ông gục xuống.
Giết hết người dân, bọn Pháp quay sang giết những du kích. Tra khảo không được gì, chúng xử luôn bằng viên đạn vào đầu. Ông Kiểm là người cuối cùng bị xử. Tên quan hai Pháp dẫm vào đầu ông, lấy mũi giày hất mặt ông lên. Nhìn khuôn mặt máu me và đôi mắt rực lửa hận thù, biết có đánh đập tra khảo cũng chẳng ăn thua gì, nên hắn ra hiệu bảo dắt đi.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Nhà bia ghi tên những người bị giết trong vụ thảm sát ở xã Hoàng Hoa
Mấy tên lính da đen dí súng vào lưng đẩy ông Kiểm đi. Nhóm khác khiêng xác những người đã bị hành quyết đi về phía hồ Lâm và ném xác xuống hồ. Trên đường đi, ông Kiểm gặp cảnh hai đồng chí du kích bị treo ngược lên cành si. Bọn lính thi nhau đấm đá như bao cát. Đấm đá mãi không khai thác được gì, chúng dùng dao găm xẻo thịt, cắt gân, dùng lưỡi lê thọc vào đùi tứa máu.
Khi hai đồng chí này xỉu đi vì mất sạch máu, chúng cắt dây rồi khiêng xác ném xuống hồ Lâm. Chúng tiếp tục treo ông Kiểm lên. Chúng buộc chiếc dây thép nhỏ xíu vào một cánh tay ông, rồi đạp ghế. Cảm giác kinh hoàng đó còn ám ảnh ông đến bây giờ. Cơ thể chàng trai 18 được treo bởi sợi dây nhỏ, như rút từng sợi thần kinh và gân cốt.
Một thằng hỏi bằng tiếng Việt lơ lớ: "Mày biết Việt Minh ở chỗ nào, khai ra, tao xin quan lớn tha cho". Ông Kiểm xác định kiểu gì cũng chết nên không thèm nói lời nào, cũng không thèm kêu đau. Điên tiết, chúng lao vào đấm đá tới tấp. Dây thép bị đứt, chúng không treo ông lên nữa mà dắt về phía hồ Lâm. Lúc đó, cơ thể bầm dập, xương ngực vỡ, xương sườn gãy đau buốt óc, muộn gục xuống, nhưng ông Kiểm vẫn gắng gượng hiên ngang bước đi.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Ngực phải ông Kiểm bị lép do tên Tây đen húc đầu làm bẹp xương ngực, gãy xương sườn
Đi đến đình Yến, một tay tên da trắng giữ vai ông, một tay rút dao găm từ hông và hỏi: “Biết Việt Minh ở đâu không?”. Ông lạnh lùng nói “không”, tên này đâm liên tiếp 3 nhát thấu ngực. Ông còn nhìn rõ dòng máu phun ra từ ngực mình xối xả. Hắn giơ chân đạp ông nằm sấp xuống đất rồi đâm tiếp 3 nhát vào lưng trái, chỗ tim, một nhát vào cổ, 2 nhát vào thái dương, một nhát ở mang tai, một nhát ở mông. Tổng cộng thằng Tây trắng này đâm ông Kiểm 11 nhát dao chí tử. Thấy người du kích không còn động đậy, máu chảy thành vũng, nhuộm đỏ cơ thể, chúng tưởng ông chết rồi nên bỏ đi.
Ông Kiểm nằm bên lề đường từ 11h sáng đến 4h chiều thì tỉnh dậy. Ông mở mắt, thấy hai thằng Tây khoác Cạc-bin đi qua. Ông chợt nghĩ, nếu có tỉnh dậy thì phải mở mắt quan sát trước đã, chứ nếu nó biết còn thoi thóp thì ăn đạn là cái chắc. Chỉ mới nghĩ được thế, ông lại ngất đi tiếp.
Nhập nhoạng tối, ông Kiểm lại tỉnh dậy. Ông nghe thấy tiếng bọn Tây cãi nhau chí chóe, tên nào cũng ôm một đống rơm. Như vậy, đêm đó chúng sẽ ở lại xã. Nếu đêm không trốn đi, ngày mai chúng sẽ dọn xác đem chôn hoặc quẳng xuống hồ Lâm.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Vết sẹo do đao găn đâm thủng cổ
Đợi đến khi trời tối mịt, ông lổm ngổm mò dậy, hai tay vẫn bị trói quặt sau lưng. Ông Kiểm gượng sức mình lội qua cánh đồng ngập nước. Vừa đi đến vườn đình Yến thì chóng mặt ngã chúi xuống và ngất đi. Do cơ thể mất quá nhiều máu, nên cả đêm ấy cứ hết tỉnh lại mê đến mấy chục lần.
Trời tảng sáng, ông thấy khuôn viên lăng tẩm trong đình cỏ mọc rậm rạp nên gượng sức bò vào nằm giấu mình trong bụi cỏ.
4h chiều, tiếng súng nổ, tiếng chó kêu ầm ĩ, ông biết rằng chúng đang dọn chiến trường. Đến xẩm tối, khi tỉnh dậy, không thấy tiếng súng, tiếng chó, tiếng xì xồ của bọn Tây nữa thì ông chắc chắn chúng đã rút đi.
Ông gượng sức bò ra sân đình Yến thì đã thấy nhân dân nháo nhác đi tìm xác người thân. Tiếng khóc, tiếng ai oán vang lên khắp ngả. Không khí tang tóc bao phủ khắp làng. Ông lại lăn ra bất tỉnh ở sân đình Yến.
Lúc tỉnh dậy, ông thấy mình đã nằm trong nhà cụ Tư Vĩ, người thôn Hầu. Cụ Tư Vĩ là thầy thuốc giỏi, đã đưa người du kích này về nhà mình để điều trị.
Kí ức vụ thảm sát ở Hải Phòng (Kỳ cuối), Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tham sat, hai phong, thuc dan phap, tin tuc, tin hot, tin hay
Ông Kiểm là nhân chứng sống duy nhất của vụ thảm sát kinh hoàng khiến 108 người chết
Sau đó, ông Kiểm được chữa trị suốt 3 tháng ở khu điều dưỡng Đông Triều. Ông Kiểm sống sót được sau cuộc tra tấn khủng khiếp đó cũng là một kỳ tích, song cũng do may mắn. Vết đâm chí tử vào cổ kéo dài từ trước ra sau nhưng may mà không đứt động mạch cổ. 6 vết đâm ở ngực và lưng đều là đâm dọc, nên dao không lách qua khe xương thấu vào tim, phổi.
Giờ đây, ông Kiểm là nhân chứng sống duy nhất của vụ thảm sát kinh hoàng này.
Sau này, khi khỏe lại, ông tiếp tục tham gia lực lượng du kích và chiến đấu tại địa phương. Hòa bình lập lại, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch xã kiêm bí thư 5 khóa liền, cho đến khi ông xin nghỉ hưu vì sức khỏe không cho phép.
Ông Kiểm kể: "Lúc điều trị vết thương ở nhà cụ Tư Vĩ tôi mới biết rõ rằng, chỉ trong buổi sáng, giặc Pháp vừa bắn, vừa giết, cắt cổ tổng cộng 108 người ở xã Hoàng Hoa. Lẽ ra phải là 109 người chết, nhưng tôi từ cõi chết trở về nên còn 108 người. Trong số đó, chỉ có 6 người là du kích, còn lại toàn bộ là dân chúng, người già, phụ nữ và trẻ em”.
Tối 19-2, Chi ủy, Ủy ban và Mặt trận tổ chức cuộc tưởng niệm những người đã hy sinh tại nhà ông Cai Phiệt ở thôn Đông. Nhà và sân ông Cai Phiệt có sức chứa hàng ngàn người mà đêm đó, cán bộ, nhân dân đứng chật ních, trắng xóa khăn tang. Cả làng, cả xã nghẹn ngào uất hận.
Theo VTC