Friday, 19 June 2015

Là Nguyễn Trãi chứ còn ai (An Chi - PetroTimes)


(Petrotimes) - Bạn đọc: Vừa rồi, một vài báo có đăng bài của Đỗ Quyên Quyên nhan đề “Bình Ngô đại cáo không phải của Nguyễn Trãi?”. Tác giả cho biết Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng “Bình Ngô đại cáo” không phải của Nguyễn Trãi vì xét một cách khoa học thì đây chỉ có thể là của Lê Lợi. Xin hỏi ông An Chi có nhận xét gì về ý kiến của Tiến sĩ và xin ông cho biết ai mới là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”. Hoàng Hoa (Hải Phòng)

Học giả An Chi: Chúng tôi rất tiếc là đã không tìm được nguồn nào trực tiếp công bố nguyên văn ý kiến của TS Đỗ Văn Khang nên chỉ có thể dựa vào lời kể của Đỗ Quyên Quyên trong bài báo nói trên để phân tích mà thôi. Cứ tưởng TS Khang đưa ra chứng lý gì mới về văn bản học hoặc về sự kiện lịch sử nhưng thực ra ông cũng chỉ căn cứ trên những gì đã có để biện luận, mà lại biện luận một cách quá… sơ hở. Xin theo trình tự của những ý chính trong bài báo để nhận xét như sau.
1. “TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với “Bình Ngô đại cáo” thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn, bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm”.
Nhưng ngay với luận điểm này thì chính TS Khang cũng đã vô tình thừa nhận Nguyễn Trãi là tác giả của “Bình Ngô đại cáo” rồi. Ông đã sử dụng hai đoản ngữ cùng chỉ một biểu vật là “người thảo văn” và “người làm nên tác phẩm”. Nếu “người thảo văn” không phải là “người làm nên tác phẩm” thì Nguyễn Du không phải là tác giả “Truyện Kiều”, Nhất Linh không phải tác giả của “Bướm Trắng”, Tô Hoài không phải tác giả của “Mười năm” và Bùi Ngọc Tấn cũng không phải là tác giả của “Chuyện kể năm 2000”, v.v… Lê Lợi đâu phải là người làm nên tác phẩm vì ông đâu có phải là người thảo văn.
2. “TS Đỗ Văn Khang khẳng định “Bình Ngô đại cáo” không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan...”. Đoạn này đã được trang tin điện tử Giáo dục Việt Nam đưa lên làm chapeau cho bài báo, có lẽ vì cho rằng đây là một luận điểm không thể đánh đổ được.
Thực ra, trừ khi Nguyễn Trãi đã chết từ năm 1427 trở về trước thì ông mới không viết được “Bình Ngô đại cáo” chứ ngay cả trường hợp trong năm 1416 mà ông còn đang bị giam giữ ở Đông Quan thì sau đó hơn 10 năm ông vẫn có thể vung tay múa bút mà thảo ra bản thiên cổ hùng văn ta quen gọi là “Bình Ngô đại cáo” chứ. Bởi vậy cho nên tại diễn đàn vozforums.com ngày 25/9/2012, một thảo luận viên là Wildy mới đưa ra cái lý rất đơn giản mà hoàn toàn xác đáng, rằng đâu có cần tham gia hết cả cuộc kháng chiến thì mới có quyền viết bài tổng kết.
Nhưng cùng ngày, cũng tại diễn đàn này, một thảo luận viên khác là Actemit đã chứng minh rằng “văn bản hội thề Lũng Nhai đã có cách đây mấy trăm năm có 18 người, trong đó có Nguyễn Trãi”. Actemit dẫn:
“Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta”.
Thế thì ta phải xét xem có thật hồi 1416, Nguyễn Trãi đã không có mặt ở Lũng Nhai hay không. Nhưng dù có hay không, chỉ riêng với ý kiến đơn giản của Wildy thì cái cứ liệu của TS Đỗ Văn Khang mà trang tin Giáo dục Việt Nam đưa làm phần giới thiệu cho bài báo cũng đã không thể đứng vững được rồi.
3. “Hơn nữa, ý kiến cho rằng “Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu “cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng “ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng “ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu […] Bề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành «đảo chính»”.
Chúng tôi xin thưa rằng, Nguyễn Trãi không chỉ “xưng ta” mà còn “xưng trẫm” nữa ấy chứ! Thật vậy, trong “Chiếu cầu hiền tài”, ông viết: “Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử […] Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ […]”. Trong “Chiếu bàn về phép tiền tệ”, ông viết: “[…] Mới đây có người dâng thư trình bày xin lấy tiền giấy thay cho tiền thực. Trẫm ngày đêm suy nghĩ, chưa biết làm ra thế nào […] Vậy trẫm ra lệnh cho các đại thần trăm quan và các sĩ phu trong ngoài […] đều phải bàn định sớm rồi tâu lên, trẫm sẽ thân hành chọn lọc để thi hành”. Trong “Chiếu truyền bách quan không được làm những lễ nghi khánh hạ”, ông viết: “Đẹp cung thất mà cao đài tạ, tất gây thói tục xa hoa; theo ý mình mà ức lòng người, tất đến trăm năm oán giận. Trẫm rất thẹn thùng về điều đó” v.v... và v.v... Những dẫn chứng trên đây, chúng tôi lấy từ “Nguyễn Trãi toàn tập”, in lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, tr.194-196).
Trên đây, sở dĩ chúng tôi viết “xưng ta”, “xưng trẫm” là vì muốn “nói theo” TS Khang chứ thực ra thì trong những trường hợp đang bàn, Nguyễn Trãi chỉ dùng “ta”, dùng “trẫm” thay cho Lê Lợi chứ nào có phải là ông tự xưng. Nếu ai ai cũng cảm thụ văn chương kiểu TS Khang thì, như NuocTinhKhiet đã viết trên vozforums.com ngày 25/9/2012, bài thơ “Nhớ rừng” không phải của Thế Lữ, mà là của con hổ!...
Thực ra, việc thảo chiếu chỉ cho vua thì ở bên Tàu cũng có, mà lại còn là chuyện “quan bà” đảm nhận thay cho “vua bà” nữa kia. Đó là trường hợp của nữ quan xinh đẹp Thượng Quan Uyển 上 官 婉 兒   (664-710), thông minh, mẫn tiệp, làu thông thi thư, con gái của Thượng Quan Đình Chi, cháu nội của Thượng Quan Nghi. Uyển Nhi đã được nữ hoàng duy nhất của Tàu là Võ Tắc Thiên (624-705) trao cho trọng trách thảo chiếu chỉ và kiểm tra các biểu tấu dâng lên vua.
Nhưng đâu chỉ phương Đông mới có chuyện này mà ở phương Tây cũng có, chẳng hạn trường hợp của Guillaume Poyet (1473-1548), quan đầu triều đời vua Franois Đệ nhất (1494-1547) của nước Pháp. Đứng đầu ngành tư pháp, chưởng ấn, chuyên thảo các sắc lệnh, tuyên cáo, chỉ dụ của vua (và đóng ấn vào đó), Poyet được xem như một phó vương. Được vua chỉ định suốt đời, ông ta chỉ có thể bị vua bãi chức nếu bị kết tội phản nghịch. Văn kiện quan trọng nhất gắn liền với tên tuổi của Guillaume Poyet là “Ordonnance de Villers-Cotterêts” (Sắc lệnh Villers-Cotterêts) gồm 192 điều do ông ta soạn thảo và được Franois Đệ nhất ký tại lâu đài của mình ở Villers-Cotterêts trong các ngày từ 10 đến 15/8/1539 (có tài liệu ghi đến ngày 25) rồi ban bố. Văn kiện này mở đầu bằng cú đoạn “Franois, par La grâce de dieu, Roy de France”, nghĩa là “Franois, nhờ Ơn Chúa, Vua của nước Pháp”. Tuy lời mở đầu là như thế nhưng tất cả các tác giả đều ghi nhận rằng, người làm ra văn kiện này là Guillaume Poyet. Nếu khăng khăng dựa vào mấy từ của lời mở đầu này mà nói rằng Guillaume Poyet chỉ là người thảo văn, còn Franois Đệ nhất mới là người làm nên sắc lệnh thì chẳng phải là đã đem râu của Poyet mà cắm vào cằm của Franois Đệ nhất hay sao? Xin nhớ rằng, cái sắc lệnh này đã gắn chặt với Poyet đến nỗi nó còn được gọi theo tên (Guillaume) của ông ta thành Guilelmine (hoặc Guillemine) nữa. Vâng, Guilelmine (hoặc Guillemine) chính là Sắc lệnh Villers-Cotterêts đấy.
Vậy thì, với “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi hiển nhiên chính là Guillaume Poyet của Lê Lợi. Ông “xưng ta”, “xưng trẫm” cho Lê Lợi thì cũng y chang Poyet xưng Franois (bấy giờ chưa dùng “c”) cho… Franois Đệ nhất. Thế nhưng, ngoài TS Đỗ Văn Khang, có người cũng chỉ vì bệnh cuồng tín đối với Lê Lợi và nhà Lê mà đã đưa Lê Lợi lên tận mây xanh và “đánh tụt hạng” Nguyễn Trãi xuống hàng “công thần thứ 80”, mà còn “có thể thấp hơn”. Thật là điên rồ! Đó là tác giả Lê Anh Chí trong bài “Bình Ngô Đại Cáo là của Vua Lê Thái Tổ chẳng phải của Nguyễn Trãi!” trên www.LeAnhChi.com, mà nói chung, ý tứ cũng trùng với của TS Đỗ Văn Khang.
Trở lên là những trường hợp tiêu biểu chứ trong chế độ phong kiến, đâu có phải hễ cứ chỉ dụ, sắc lệnh, tuyên cáo, v.v… của vua thì nhất nhất phải do vua tự mình soạn thảo lấy. Các vị vua, từ hôn quân cho đến minh vương, chẳng ai có ba đầu sáu tay!
4. “Xét về vị thế để công bố “Bình Ngô đại cáo” thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài”.
Ở chỗ này, TS Khang đã không phân biệt được “danh nghĩa của người ký [công bố] văn kiện” (sẽ gọi là “Người Ký”) với “cá nhân người đứng ra tuyên đọc văn kiện” đó (sẽ gọi là Người Đọc). Ai có xem phim cổ trang của Tàu, từ Tàu Hongkong, Tàu Đài Loan cho đến Tàu đại lục, đều có thể có dịp thấy rằng, chiếu vua mà xuống tới địa phương hoặc công đường, v.v... hữu quan thì làm sao có thể do vua đích thân mang đến! Vua chỉ là Người Ký chứ Người Đọc thì chỉ là khâm sai. Nếu thực sự Lê Lợi trao cho Nguyễn Trãi trách nhiệm “công bố” “Bình Ngô đại cáo” thì Nguyễn Trãi cũng chỉ là Người Đọc chứ Người Ký thì vẫn là Lê Lợi. Còn “người thảo văn” và  “người làm nên tác phẩm” ở đây đương nhiên vẫn cứ là Nguyễn Trãi. Sự thật rất rõ ràng.
5. “Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam [sic] Sơn thực lục” rồi tự làm bài tựa ký tên là: “Lam Sơn Động Chủ””.
Ý của TS Khang muốn kết luận rằng, do đó mà Lê Lợi cũng là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”. Ý kiến này cũng không thể đứng vững được vì, như đã nói ở trên, các vị vua, từ hôn quân cho đến minh vương, chẳng ai có ba đầu sáu tay! Trong lịch sử của nước Pháp chẳng hạn, Louis XIV nổi tiếng là minh quân, ông vua đã làm rạng danh nước Pháp, được tôn xưng là Vua - Mặt Trời (Roi-Soleil), cũng phải nhờ đến người khác chứ có phải văn kiện nào cũng do ông ta ôm đồm thảo ra. Ông ta còn trăm công nghìn việc nữa ấy chứ, dĩ nhiên là kể cả việc đi săn ở khu rừng Vincennes. Bản “Tuyên cáo bốn điều” (Déclaration des Quatre Articles) nổi tiếng, chẳng hạn, từng đặt Louis XIV và Giáo hội Pháp vào thế đối đầu với Tòa Thánh La mã (mà vì quá căng nên cuối cùng Vua - Mặt Trời phải hủy bỏ việc giảng dạy nó trong các chủng viện vào năm 1693) là do ông ta sai Bossuet thảo ra đấy chứ. Vậy TS Khang cũng không có lý khi nói rằng, vì Lê lợi giỏi giang chữ nghĩa nên “Bình Ngô đại cáo” nhất thiết cũng phải do ông soạn ra.
Vì những lý do trên nên chúng tôi vẫn bảo vệ ý kiến truyền thống về tác giả của “Bình Ngô đại cáo”. Đó chính là Nguyễn Trãi, chẳng phải ai khác.
A.C

Thursday, 18 June 2015

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập" (Hoàng Tuấn Phổ)

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập"

     Hoàng Tuấn Phổ

Cho đến nay, có lẽ chẳng còn mấy ai không nói và viết rằng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập đều là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Sự thực, vấn đề tác giả ở đây không thể quan niệm đơn giản như các tác phẩm văn chương khác.
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn: “Lê Lợi lên ngôi vua tại điện Kính Thiên...đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban lời cáo rằng...”[1]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua đã bình được giặc Ngô, bố cáo khắp thiên hạ, lời cáo như sau...”[2]

Như vậy, trong chính văn của các bản chính sử nói trên đều không ghi tên ai là tác giả đích thực bài đại cáo. Riêng sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội-1972) dưới bản dịch bài cáo có chua dòng chữ: (Bài Đại cáo này là do văn thần Nguyễn Trãi soạn). Lời phụ chú này tất nhiên không phải là chính văn, thì, một là sự việc không được chính thức ghi nhận, hai là do người nào đó thêm vào sau khi văn bản chính hoàn thành. Bản thân Nguyễn Trãi chỉ được gọi là “văn thần”, không có chức vụ, tước vị, không phải văn chép sử. Ở đây, chúng ta chú ý chữ “soạn” với chữ “tác”, chữ “tác” với chữ “thuật”. Nếu bài cáo là của Nguyễn Trãi, do Nguyễn Trãi tự làm thì phải dùng thữ “tác” (sáng tác). Chữ “soạn” thường dùng cho loại văn từ hàn, tức là loại văn bản mang tính quốc gia, do Viện Hàn lâm soạn thảo theo lệnh bề trên. Bài Đại cáo bình Ngô trước hết là một văn kiện chính trị, lịch sử, có lẽ vì đậm chất văn chương nên được người soạn sách giáo khoa đưa vào môn văn trường học, coi như một tác phẩm văn học, bởi thế Nguyễn Trãi soạn giả, nghiễm nhiên thành Nguyễn Trãi tác giả! Nói rõ hơn về phương diện chính trị-lịch sử, Đại cáo là lời của Hoàng đế Lê Lợi bố cáo với thiên hạ. Nhà vua chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước thiên hạ về mỗi câu, mỗi chữ trong bài cáo. Nguyễn Trãi giỏi thơ văn, nhưng ông không thảo ra bài cáo với tư cách tác giả, mọi thứ giấy tờ khi được nhà vua phê duyệt thì văn bản ấy thuộc về triều đình, của triều đình, người soạn thảo không còn phải chịu trách nhiệm gì cả. Với Nguyễn Trãi, lúc ấy chức vụ của ông là thừa chỉ. Chữ “thừa chỉ” nói rõ nhiệm vụ của ông là vâng lệnh vua (thừa) soạn thảo giấy tờ (lệnh chỉ). Đối với bài Cáo bình Ngô vô cùng quan trọng này, Nguyễn Trãi soạn xong dâng lên, (thực tế có thể đã được sửa chữa, bổ sung nhiều lần theo ý Lê Lợi, trước khi bố cáo-HTC) được Lê Lợi châu phê là thở phào nhẹ nhõm như trút xong gánh nặng, coi như xong phận sự, hết trách nhiệm  Nếu Nguyễn Trãi dám nhận mình là tác giả, sau khi tác phẩm đã tuyên cáo rồi, bị phát hiện hay phê phán có chỗ sai, chữ nào lỗi thì không khỏi mắc tội với triều đình. Cho nên, công việc ấy thuộc về nguyên tắc, soạn giả, không thể thành tác giả. Cho nên, sử sách không ghi chép Chiếu dời đô do ai viết, mà chỉ biết là của Lý Công Uẩn. Đối với các sự kiện chính trị-lịch sử quan trọng khác cũng vậy.
Đi vào nội dung Bình Ngô đại cáo, vận dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, chúng ta có thể tìm ra kết luận trong cách so sánh thú vị:
Lê Lợi nói:
“Việc dụng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay ta hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh trả lại đất nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cần gì hơn nữa, hà tất phải giết hết để kết mối thù với nước lớn?”[3]

Bình Ngô đại cáo viết:
“Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa
Ta lấy toàn dân làm cốt mà cho dân được nghỉ.
...Xã tắc do đó được yên
Non sông do đó đổi mới”

Lê Lợi nói:
“Xưa vì họ Hồ vô đạo, cho nên giặc Minh nhân đó mà cướp nước ta, sự tàn ngược tưởng các ngươi đều thấy cả”[3]

Bình Ngô đại cáo viết:
“Vừa đây họ Hồ chính sự phiền hà
Để đến nỗi nhân tâm oán giận
Giặc Minh thừa dịp làm hại dân ta
...Thui dân đen trên lò bạo ngược...”

Lê Lợi nói:
Các vị tướng giỏi thời xưa thường bỏ chỗ kiên cố mà đánh vào nơi nứt rạn, lánh chỗ  nhiều, mà đánh chỗ ít...”[3]

Bình Ngô đại cáo viết:
“Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ
Lấy ít địch nhiều, hay dùng quân mai phục”

Lê Lợi nói:
“Binh pháp có câu: không cần đánh mà đối phương phải khuất phục. Đó là thượng sách của nhà binh vậy!”[3]

Bình Ngô đại cáo viết:
“Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng”
Như vậy khá rõ là nhiều ý kiến (lời dụ bảo) của Lê Lợi đã được Nguyễn Trãi (vâng mệnh) đưa vào bài đại cáo một cách khéo léo, tài tình. Cho đến những câu: “Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”, chúng ta tưởng đó là tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi thì cũng là sự khái quát hóa súc tích chủ trương và hành động của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn. Ví dụ khi bình định châu Trà Long (1424) Lê Lợi ra lệnh các quân sĩ không ai được xâm phạm mảy may của dân, còn các quân địch đều được xá tội hết, không giết một tên nào. Hoặc khi Vương Thông sắp kéo quân về nước, các tướng sĩ và người nước ta vì căm giận nên khuyên vua giết cả. Lê Lợi bảo rằng: trả thù báo oán là thường tình của mọi người, mà không thích giết người là bản tâm của người nhân. Vả lại, người ta đã hàng rồi mà giết thì thì việc bất tường (tức không lành, không phải điều tốt-HTC) không gì bằng. Chi bằng tha mạng cho ức vạn người mà tuyệt mối chiến tranh cho sau này...[3]
Chính Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi tư tưởng lớn ấy của hoàng đế Lê Lợi trong các bài thơ, phú chữ Hán của ông như Hạ quy Lam Sơn I, Hạ quy Lam Sơn II, Chí Linh sơn phú...
-Nhân nghĩa duy trì quốc thế an
(Giữ nhân nghĩa để thế nước được yên)
-Đương thời chí dĩ tại thương sinh
(Bấy giờ cái chí vua đã thương dân)
-v.v...(4)
Trong bài đại cáo có một số chỗ chắc chắn nằm ngoài ý nghĩ và quan niệm của Nguyễn Trãi, như đối với họ Hồ, ông coi là bậc anh hùng, nhưng bắt buộc phải nói lời phê phán rất nặng. Chứng cớ là bài Quan hải, ông viết: “Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Anh hùng để hận mấy ngàn năm) nhưng ở Bình Ngô đại cáo, họ Hồ lại bị coi là kẻ có tội phản dân hại nước. Lại nữa, cách gọi Minh thiên tử Trung Hoa bằng những chữ: “Tuyên Đức chi giảo đồng” (thằng nhãi ranh Tuyên Đức) là của Thuận Thiên hoàng đế, không thể nào một chức quan Hàn lâm như thừa chỉ Nguyễn Trãi dám tự ý dùng bừa cho bài đại cáo nghiêm trang...
Trường hợp Quân trung từ mệnh tập cũng có tính chất tương tự.
Quân trung từ mệnh tập còn gọi là Quân trung từ lệnh tập. Ngay ở tên sách (do người sưu tầm đặt) mấy chữ “từ lệnh” hay “từ mệnh” đã chỉ rõ đây là những giấy tờ được soạn thảo theo mệnh lệnh của Bình Định vương Lê Lợi trong thời gian chống giặc Minh. Những thư từ gửi quan tướng nhà Minh, tất nhiên Lê Lợi phải cho nội dung trước để thừa chỉ Nguyễn Trãi nắm được ý đồ mà sai khiến ngòi bút. Đối với quan tướng nhà Minh thâm hiểm, xảo quyệt khó lường trước, có thể nào Lê Lợi lại “khoán trắng” cho Nguyễn Trãi? Hẳn là từng bức thư gửi đi, mỗi giấy tờ giao dịch, phải được soạn thảo dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Lê Lợi. Về phía Nguyễn Trãi, một bậc đại trí, lẽ nào không hiểu cái thế của mình thế nào? Ông là dòng dõi bên ngoại nhà Trần, hai cha con từng làm quan nhà Hồ, được Lê Lợi dùng nhưng chắc đâu đã được tin. Trong văn chương, ông luôn luôn nhắc đến “đạo làm con mấy đạo làm tôi” của mình như để khẳng định (hay thanh minh?) tấm lòng trung hiếu trước sau không hề thay đổi. Nhưng triều Lê có tin ông đâu!
Khi tiến quân vào bao vây thành Đông Đô, Lê Lợi ban lời dụ: “Có bậc văn nhân tài tử nào chưa ra làm quan mà có thể viết thư đưa vào thành Đông Đô, khuyên được tướng tá trong đó mở cửa thành ra hàng hoặc giảng hòa để về nước, sẽ đặc cách trọng dụng ngay”.
Như vậy, ở lĩnh vực “từ lệnh” trong quân, Lê Lợi không chỉ tín nhiệm riêng Nguyễn Trãi, và Nguyễn Trãi cũng không phải là người độc quyền soạn thảo mọi thư từ giao dịch với quân Minh. Mặt khác, Lê Lợi nhằm vào loại “văn nhân tài tử chưa ra làm quan” để kêu gọi, tức là trong đám “văn nhân tài tử” đã ra làm quan không có ai đương nổi việc vô cùng khó khăn ấy. Cho nên Quân trung từ mệnh (do Trần Khắc Kiệm sưu tầm, đời Lê Thánh tông bị thất lạc, gần 400 năm sau, đời Minh Mạng, Thiệu Trị, nhóm Dương Bá Cung mới hợp sức sưu tầm lại) chắc có cả những bài không do Nguyễn Trãi soạn thảo[5]. Hơn nữa, chúng ta không nên đề cao tuyệt đối những gì chỉ có giá trị tương đối. Bấy giờ giặc Minh mưu mô rất xảo quyệt, thái độ rất ngoan cố. Nếu chúng không bị dồn đến chân tường thì thư gọi hàng hay giảng hòa phỏng có tác dụng gì? Mấy lần Vương Thông chẳng nhận giảng hòa rồi lại trở mặt, đó sao? Thuyết phục kẻ địch để đỡ tốn xương máu cũng là phép dụng binh, nhưng quyết định chủ yếu vẫn ở lưỡi gươm ngoài chiến trường, đâu phải văn bản do ngòi bút nơi màn trướng. Nhận định rằng: “Chỉ dùng lời lẽ viết trong thư, Ức Trai tiên sinh đã khuất phục được bọn chúng, bắt buộc vua quan nhà Minh phải giảng hòa với ta” [6] thực là hết sức sai lầm!
Có một thời chúng ta đề cao vai trò lãnh tụ của Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn mà quên mất lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi chứ không phải ai khác. Đầu năm 1428, triều đình Lê định hạng các công thần, gồm 221 người, gồm ba bậc, trong đó không có Nguyễn Trãi. Sau, triều đình mới “lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm quan phục hầu, tư đồ Trần Hãn làm tả tướng quốc, khu mật sứ Phạm Văn Xảo làm thái bảo, đều cho quốc tính” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sự thực, quan phục hầu hay tả tướng quốc hay thái bảo đều là hư hàm. Vì thế Trần Hãn, Phạm Văn Xảo sớm bộc lộ thái độ bất mãn, tiêu cực để chuốc lấy tại vạ. Chỉ có Nguyễn Trãi vẫn ôm ấp tấm lòng trung để hơn mười năm sau cũng phải rơi đầu dưới tay bọn đao phủ.
Chức thừa chỉ học sĩ của Nguyễn Trãi là thực vị, vì ông là người làm giấy tờ giỏi. Khi Lê Thánh tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho biết Nguyễn Trãi là một mưu sĩ nơi màn trướng hồi kháng chiến chống quân Minh (không nên lầm mưu sĩ với quân sư). Nhưng nhận định toàn bộ cuộc đời Nguyễn Trãi, Lê Thánh tông ví ông với sao Khuê là khe tài văn chương và tấm lòng trung của Ức Trai. Lê Thánh tông hoàn toàn đúng khi khái quát Nguyễn Trãi như vậy. Đó là cốt lõi làm nên nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi.
Nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi phải có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa. Nhưng Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi không thể ký tên với tư các tác giả. Cũng không phải cá nhân Lê Lợi, mà là Thuận Thiên hoàng đế, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, vị vua “Đại thiên hành hóa” (lời mở đầu bài cáo) mới xứng danh với bài đại cáo. Hoàng đế Lê Lợi đứng tên vào bài đại cáo, một sự kiện lớn lao trong lịch sử, làm vinh quang cho đất nước, cũng làm vẻ vang cho Nguyễn Trãi thừa chỉ. Chắc anh hồn Nguyễn Trãi dưới suối vàng sẽ mãn nguyện khi chúng ta hiểu ông, giúp ông giữ đúng nghĩa vua tôi, đạo thần tử mà sinh thời ông đã coi như một lý tưởng cao quý trong ứng xử (Có lẽ nên ghi: Bài Bình Ngô đại cáo của Thuận Thiên Hoàng đế (Lê Lợi) với chú thích: Nguyễn Trãi với chức trách thừa chỉ vâng soạn theo ý của vua Lê Lợi là đúng đắn nhất).
Đối với Quân trung từ mệnh tập, phải thận trọng và tế nhị hơn. Trong khi chưa xác minh được phần văn bản, có thể tạm coi như thừa chỉ Nguyễn Trãi thảo, nhưng không nên nhắm mắt đề cao. Chỉ có chủ thể của những bức thư ấy, không ai khác ngoài Bình Định vương Lê Lợi: “Bảo mày giặc dữ Phương Chính!” Nếu Lê Lợi không bảo như thế, đời nào Nguyễn Trãi dám viết như thế? Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong trăm ngàn ví dụ. Bởi vậy, chúng ta không thể coi Nguyễn Trãi là “tác giả” Quân trung từ mệnh tập, theo đúng nghĩa chữ tác giả, một chủ thể sáng tạo.[7]

                                                                  HTP/6/1999
Chú thích:
[1] Nhà xuất bản Khoa học xã hội
[2] Nhà xuất bản Khoa học xã hội
[3] Theo Đại Việt sử ký toàn thư
[4] Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi trong Ức Trai thi tập
[5] Trường hợp thơ chữ Hán trong Ức Trai di tập cũng vậy, có thể không ít bài không phải của Nguyễn Trãi.
[6]Tựa Ức Trai di tập của Nguyễn Năng Tĩnh (bản dịch của Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm)
[7] Bài viết này đã công bố trên Báo Văn hóa-thông tin Thanh Hóa số ra ngày 26/6/1999 và in lại trong “Trong mắt tôi”-NXB Văn hóa dân tộc-2000. *Nhân đọc bài báo nêu vấn đề “Ai là tác giả “Quân trung từ mệnh” và “Bình Ngô đại cáo” của Cao Sơn Hải (Báo Văn hóa-thông tin 28-4-1999). Tuấn Công thư phòng đăng lại để lưu tư liệu và chia sẻ với những người chưa đọc.

Friday, 8 May 2015

Nhớ lại trận đánh sân bay U Ta Pao (Thái Lan) (Minh Anh - Sài Gòn Giải Phóng)

BỘ ĐỘI CỤ HỒ
Nhớ lại trận đánh sân bay U Ta Pao (Thái Lan)
Chúng tôi đi tìm căn cứ xuất phát
Thứ ba, 12/05/2009, 23:05 (GMT+7)
Tượng đài chiến thắng Lào - Việt tại thị xã A Tô Pư (Lào). Ảnh: Hoài Nam

Lịch sử Bộ đội Đặc công-Quân đội Nhân dân Việt Nam, trang 343, có ghi: “Đêm ngày 9 rạng ngày 10 tháng 1 năm 1972, tổ chiến đấu gồm Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài, Trần Thế Lại tập kích sân bay U Ta Pao (Thái Lan).
Trong một tình thế đặc biệt, tổ đã nổ súng tiêu diệt cả toán tuần tra gồm 2 tên Mỹ và một chó bẹcgiê. Khi cả tổ đến khu vực để máy bay B52, địch phát hiện nổ súng bắn chặn. Hai đồng chí Phương, Đài lao nhanh đến mục tiêu, dùng thuốc nổ đánh vào từng chiếc máy bay. Kết quả ta đã phá hủy, phá hỏng 8 máy bay B52…”. Và với những thông tin kể trên, chúng tôi lần tìm lại dấu tích xưa!
Trước năm 1975, sân bay U Ta Pao (T90) là một căn cứ hiện đại của Mỹ tại Thái Lan. Xuất phát từ đây, máy bay B52 của địch đã thực hiện “rải thảm” đường Trường Sơn, cũng như chiến dịch 12 ngày đêm “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá”. Và hôm nay, từ tỉnh Saravan trên dãy Trường Sơn Tây di chuyển về phía Nam, chúng tôi đến thị xã Păk Sê thuộc tỉnh Chămpasăk.
Ở đây, sông Mekong đã phân chia rõ rệt thành địa giới của 3 quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia. Nếu từ Păk Sê vượt qua sông Mekong và đi thẳng là đến tỉnh U Bon Ratchathani thuộc Thái Lan; nhưng nếu đi dọc sông về phía Nam thì gặp vùng đất tỉnh Stung Treng thuộc Campuchia.
Đại tá Nguyễn Đức Trúng, nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đặc công kể với PV Báo SGGP: “Đơn vị chúng tôi sau khi đi dọc Trường Sơn Tây vào đến Chămpasăk thì đóng quân bên dòng suối Huội Phạt thuộc rừng Đôn Canh Thung, tỉnh Chămpasăk (Lào), giáp U Bon Ratchathani và Stung Treng. Nước của dòng suối Huội Phạt chảy ra sông Mekong nên dòng chảy của nó có khi dạt sang Thái Lan, có khi xuôi về Campuchia”.
Theo lời kể của Đại tá Trúng, chúng tôi xác định được con đường mà các ông hành quân cũng chính là con đường mà Đoàn 559 cắt rừng từ Lệ Thủy (Quảng Bình) sang đất Lào, rồi vượt đường 9 (đoạn thuộc tỉnh Savanakhet), sau đó xuôi về phía Chămpasăk. Ông kể: “Lúc đó, tôi mới là Thượng tá Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Đặc công và được cấp trên chỉ đạo nghiên cứu đánh sân bay U Ta Pao. Nhiệm vụ đánh sân bay U Ta Pao quả thật rất nặng nề. Tuy nhiên nếu không thực hiện thành công, ta có nguy cơ rơi vào thế yếu trên bàn đàm phán tại Paris”.
Xe chúng tôi qua sông Sê Đôn rồi đi tiếp về phía biên giới 3 nước. Gió từ sông Mekong thổi lên mát rượi. Đoạn Mekong trên đất Lào rất khác đoạn Mekong trên đất Việt về địa hình. Nước sông không có phù sa và bùn đất mà chỉ rặt cát vàng ở hai bờ sông. So với Việt Nam, Mekong đoạn này cao hơn hẳn nên bên bờ sông còn có núi và những cánh rừng già bạt ngàn, mây trắng sà sát mực nước sông.
Ở giữa sông, những gờ đá mọc lên như thành như lũy, gặp sóng đập vào tung bọt trắng xóa. Ngày ấy, những người lính đặc công đã vượt sông ở đoạn này để vào đất Thái, rồi nhằm thẳng vào căn cứ quân sự, sân bay U Ta Pao của Mỹ. Đại tá Nguyễn Đức Trúng kể: “Khoảng cách từ Huội Phạt đến sân bay quân sự U Ta Pao quá xa, lại toàn rừng rậm bao bọc nên ban đầu chúng tôi chia khoảng cách khoảng 30km để cất giấu lương thực, vũ khí.
Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm bảo quản, các túi gạo giấu trong hốc đá, trên cây đều bị gấu rừng phá sạch. Chúng tôi lại cho gạo vào thùng đạn để tránh gấu nhưng anh em than “người khuân gạo còn nặng huống chi phải đánh vỗ mặt địch”. Thấy tình thế khó khăn không thể một lúc hủy diệt sân bay U Ta Pao, chúng tôi đổi phương án đánh chớp nhoáng tiêu hao sinh lực địch, giành thế chủ động cho việc đàm phán ký Hiệp định Paris năm 1973 sau này”…
Chúng tôi lần tìm những người Việt cao tuổi có khả năng nhớ về vị trí trú quân bên suối Huội Phạt năm ấy. Mặc dù tỉnh này có đến 4.375 người Việt sinh sống nhưng do thời gian trôi qua quá lâu, rừng rậm che lấp các dấu tích cũ nên không ai biết. Đang nản lòng thì Chủ tịch Hội Người Việt tại Chămpasăk Đoàn Hữu Đấu nhớ đến một công dân tên Lê Thành ở xóm Việt kiều Tân An (Chămpasăk).
Ông Đấu dùng xe Honda chở chúng tôi đến gặp ông Lê Thành và thông tin lại mở ra: “Đúng là có một trạm đóng quân của bộ đội ta bên suối Huội Phạt. Tôi từng đưa một trinh sát cắt rừng vượt biên sang đất Thái vào năm 1972 để nắm tình hình sân bay địch. Tên của người trinh sát đó tôi không nhớ rõ. Hồi ấy người Việt ở Chămpasăk rất nặng lòng với bộ đội Việt Nam, ai nhờ gì, đặt ra yêu cầu gì chúng tôi đều đáp ứng”. Nhưng đã lâu rồi đâu còn ai nhắc nhở gì đến Huội Phạt. Chúng tôi hỏi đường vào Huội Phạt. Ông Thành lắc đầu và nói: “Không thể vào được vì trong ấy toàn là rừng. Thêm nữa biên phòng Thái Lan và Campuchia đang tuần tra rất gắt gao vì những mâu thuẫn biên giới của họ xung quanh đền Preah Vihear. Nếu người lạ đến khu vực này, có thể bị bắn!”.
Chúng tôi luyến tiếc vì đã đến Chămpasăk rồi mà không vào được Huội Phạt. Có thể trên sử sách, chưa thấy ghi tên Huội Phạt. Có thể trong những chiến công của bộ đội ta trong những năm tháng đánh Mỹ, trận đánh sân bay U Ta Pao chỉ là một chiến công trong hàng vạn chiến công. Nhưng nếu ta nắm rõ vì sao 3 đồng chí Trần Thế Lại, Bùi Văn Phương, Vũ Công Đài (Tiểu đoàn 1A-Bộ Tư lệnh Đặc công) được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thì mới thấy Huội Phạt thật xứng đáng được ghi vào sử sách.
Đại tá Nguyễn Đức Trúng kể: “Sau khi áp sát sân bay U Ta Pao. Bất ngờ chó bẹcgiê sủa lớn, biết bị lộ, tổ chiến đấu nổ súng tiêu diệt ngay 2 lính Mỹ và một chó bẹcgiê. Hai đồng chí Lại và Phương tiếp tục ôm thủ pháo đến gắn vào bình xăng của máy bay. Thấy thế, địch hoảng sợ không dám bắn thẳng vào máy bay mà bắn báo động. Khi ta kích nổ tiêu diệt hoàn toàn và phá hỏng 8 máy bay B52, cả thế giới rúng động… Báo chí Mỹ đã đưa tin: bộ đội Bắc Việt đã đánh được vào đầu não xuất phát của B52, trên đất Thái”.
Chúng tôi rời Chămpasăk vào một buổi trưa đúng dịp Tết Bun Pi May. Rất nhiều người Lào, người Việt đổ ra đường để thực hiện nghi thức té nước vào nhau cầu may mắn, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Chúng tôi thắp một nén hương bên tượng đài chiến thắng Việt-Lào, cầu mong Huội Phạt phải là một điểm mốc đáng nhớ mà bất cứ người Việt, người Lào nào khi được hỏi, đều biết đến với niềm tự hào chung!
MINH ANH

Wednesday, 6 May 2015

Trần Dân Tiên là ai? (Nguyễn Xuân Ba - Tuần Báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh)

LTS : Trần Dân Tiên là ai? Do bài viết dài nên chúng tôi xin đăng làm hai kỳ. Kỳ này: 1. Bên cho rằng Trần Dân Tiên là bút danh của Bác Hồ – Kỳ sau: 2. Những ý kiến nói Trần Dân Tiên không phải của Bác Hồ.
Tác giả cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” ghi tên tác giả là Trần Dân Tiên. Hiện có hai luồng ý kiến nói cuốn sách này do chính Bác Hồ viết lấy bút danh Trần Dân Tiên. Một số ý kiến nói cuốn sách này do người khác viết về Bác chứ Bác Hồ không phải là tác giả. Những người chống chế độ ta lợi dụng để xuyên tạc, cho rằng Hồ Chí Minh tự viết sách đề cao bản thân là thực hiện tham vọng cá nhân… để hạ uy tín của Bác.
Quá trình tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tôi nghiên cứu để hiểu thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, học tập tính cách, đạo đức của Người. Bài viết này xin tham gia ý kiến cá nhân về tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên có phải bút danh của Bác không? Trước tiên xin dẫn những ý kiến khác nhau, bên nói Trần Dân Tiên là của Bác, bên cho là không phải:  BÊN CHO RẰNG TRẦN DÂN TIÊN LÀ BÚT DANH CỦA BÁC HỒ Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An):
   … Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện”…
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”:
… Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”…; Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhân vật bất đồng chính kiến người việt là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do:
   … Nhân Dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “Những mẩu chuyện về đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là do chính ông Hồ viết ra… Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm “Ho Chi Minh: A Life”:
… The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages…
Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử “Ho Chi Minh: A Biography”:
… Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm “Ho Chi Minh: The Missing Years”:
… Although the author’s name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography…
Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện… Tạp chí Cộng sản điện tử (cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản việt Nam) trong một bài viết của tác giả Mạc Thủy có câu:
Từ đó người đọc cũng có thể hiểu Trần Dân Tiên cũng là Hồ Chí Minh. … Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh: “Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một quan điểm chung đó sao… Ông Hà Minh Đức trong “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, trang 132, ông Hà Minh Đức viết:
“… Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch…”. Nguồn ông Hà Minh Đức dựa vào từ cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng”, NXB Sự thật, năm 1976, tập 1, trang 672. Có lẽ căn cứ vào các nguồn nói trên, trang Wikipedia khẳng định Trần Dân Tiên là một trong những bút danh của Hồ chí Minh (chỉ dùng một lần duy nhất cho cuốn sách này).
Trích bài viết của Thái Doãn Hiểu: “Sau nhiều năm hoạt động trong nước và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng rất nhiều bí danh và tên gọi khác nhau để đánh lạc hướng kẻ thù. Tuy nhiên, danh xưng Hồ Chí Minh được chọn là tên gọi chính thức của ông và được nhiều người chấp nhận nhất. Theo một số tài liệu thì ông bắt đầu sử dụng danh xưng Hồ Chí Minh từ năm 1940 nhưng không ai biết cho đến khi bị chính quyền Trung Quốc bắt do nghi ngờ là gián điệp vào năm 1942. Từ đó, ông bắt đầu công khai và dùng tên gọi Hồ Chí Minh với mọi người. Và từ đó trở đi danh xưng Hồ Chí Minh đã trở thành tên gọi chính thức của ông.
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ năm 1942), và tên tự Nguyễn Tất Thành, trong cuộc đời mình, ông còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1012); Nguyễn Ái Quốc, từ 1919; Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu Trung Quốc -1924), Hồ Quang (1938-1940), Vương (Wang) (1925-1927-1940), Tống Văn Sơ (1931-1933), Trần (1940 – khi ở Trung Quốc), Chín (khi ở Xiêm La) 1928-1930 và được gọi là Thầu (ông Cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô 1934-1938); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ.
Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là ông Ké, Già Thu. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là Bung Hồ (Anh cả Hồ). Ông dùng 173 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng.A.Q,, Ng.Ái Quốc, NAQ, N., Wang, NK., A.n; P.C.Lin (1938 Trung Quốc), Lin (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-1950), A.G, X.YZ (1947¬1950), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T,L. (1955-1969), Trần Dân Tiên (?) (1946), T.Lan (1955-1969), Tuyết Lan, Thanh Lan. Đin (1950-1953), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc 1953), C.B (trên báo Nhân dân 1951-1957), V.K., K.C., C.K., Trần Lực (1948-1961), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V, Trần Lam, Luật sư TH.Lam, Nguyễn Kim, K.o, Việt Hồng…
Trong các bút danh của Hồ Chủ tịch,Trần Dân Tiên là bút danh gây nhiều tranh cãi tồn nghi nhất.
Thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi một số nguồn trong và ngoài nước.
Tác giả dẫn chứng từ báo Nghệ An, của ông Hà Minh Đức, cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, nhân vật bất đồng chính kiến Bùi Tín trả lời Đài Á châu Tự do, của Báo Nhân dân và của William J. Duiker, trong tác phẩm “Hồ Chí Minh: A Life”: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, của nhà sử học Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.  Học giả Mỹ Sophie Quinn – Judge, trong tác phẩm “Hồ Chí Minh: The Missing Years”: “Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện…
(Có lẽ tác giả đã lấy từ nguồn Wikipedia. Tôi xem thấy hai bài phần này rất giống nhau, còn Wiki thì dựa vào các tác giả như nói trên và thêm mấy học giả nước ngoài). Trang Sách Hiếm có bài “Về Vấn Đề Dùng Bút Danh “Trần Dân Tiên” của Cụ Hồ” của tác giả Trần Khuê – Nguyễn Thị Thanh Xuân, viết : “Trong khi mọi người chưa biết Hồ chí Minh là ai thì Cụ buộc phải viết “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” để tự giới thiệu mình và “Phải công bằng mà xác nhận rằng Cụ Hồ kể toàn sự thật. Vì đơn giản là tất cả những nhân vật mà Cụ đã tiếp xúc có ít nhiều liên quan đến đời hoạt động của Cụ không một ai phê phán cụ Hồ đã bịa đặt một chi tiết nào; và mấy chục năm qua ngay cả những người đã ra rả chê trách Cụ ký bút danh Trần Dân Tiên cũng không nêu được một chi tiết nào sai sự thật và họ cũng chẳng bao giờ dám bàn về nội dung cuốn sách, chỉ một mực nhấn mạnh: ký bút danh để tự viết về mình như thế là thiếu khiêm tốn kém đạo đức, lừa dối nhân dân”. Cùng chung ý tưởng này là tác giả Ngô Tự Lập với bài viết “Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, Hay là luân về Vĩ nhân” viết: “Tôi là một trong không nhiều người hâm mộ Hồ Chí Minh, nhưng lại tin rằng Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, chính vì hâm mộ Hồ Chí Minh mà tôi tin vậy” và “không thể coi “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” là cuốn sách của một kẻ háo danh. Hồ Chí Minh quá nổi tiếng, sự nghiệp của ông quá sáng chói, ông không cần thêm một cuốn sách để trở thành nổi tiếng… Và giả sử Hồ Chí Minh cần một cuốn sách như thế, chỉ cần ông đánh tiếng, chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà văn tài giỏi và nổi tiếng sẵn sàng viết nó ra, không chỉ vì ngưỡng mộ, mà có thể vì còn vụ lợi”.
Vậy là từ những tư liệu trong và ngoài nước, của ta và cả của địch đều lấy từ báo Nghệ An, báo Nhân Dân, ông Hà Minh Đức… không biết bao nhiêu bài viết vay mượn tư liệu này “nhân ra” theo hướng khẳng định tác giả Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. Nhưng những ý kiến này cũng chỉ phán đoán chứ không đưa ra một chứng lý nào thuyết phục người đọc.
Cái khó cho các nhà nghiên cứu tiếp về sau cũng không tìm ra tư liệu gốc như bản thảo, lời nói của người có liên quan… Cuốn sách lại không được in phát hành trong nước mà in phát hành bên Trung Quốc bằng chữ Hán trước. Điều này càng khó tìm chứng cứ nên bị bao trùm một màn bí ẩn. Vậy thì đã có người viết trước quả quyết rồi, giờ cứ theo đó mà nêu thêm ý kiến “yêu-ghét” theo cảm tính của mình. (Còn tiếp 1 kỳ)

***

Một số nguyên nhân khác để Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh
- Khoảng thời gian từ 1945 đến 1948 là thời kỳ cực kỳ cam go đối với vận mệnh của nhà nước non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chiến đấu cùng một lúc với 3 tên giặc: đói, dốt và ngoại xâm trong bối cảnh “đơn thương độc mã”, thiếu thốn đủ đường về kinh tế, lương thực, trang thiết bị quân sự, kinh nghiệm chiến đấu…, mà không hề có sự trợ giúp quốc tế nào. Đó không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để viết về mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào huống hồ một lãnh tụ đã được cả thế giới ngả mình kính phục.
Bìa bản dịch tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan Lady Borton dịch. Ảnh: tennguoidepnhat.net
Bìa bản dịch tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan Lady Borton dịch. Ảnh: tennguoidepnhat.net
- Viết về mình không phải là thói quen của những người nổi tiếng ở Việt Nam bấy giờ nhưng cho dù nếu Bác muốn điều đó thì cũng có vô vàn ký giả, nhà văn, nhà báo nổi tiếng sẵn sàng “chầu chực” để được là người chấp bút. Rốt cuộc là chẳng có ai làm được điều đó, cho dù sau năm 1954, tên tuổi Bác dã gắn liền vào tên nước Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Rất nhiều nhà báo, nhà văn quốc tế đã gặp Bác nhưng tất cả thu hoạch chỉ là những cuộc phỏng vấn về tình hình đất nước, chính sách của Việt Nam bấy giờ.
- Chẳng có lý do gì với quỹ thời gian hạn hẹp của mình, Bác phải viết đến 2 cuốn sách có nội dung, chủ đề tương tự nhau mà giữa 2 cuốn lại có những thông tin khác nhau.
- Nếu Bác Hồ viết cuốn “Những mẩu chuyện…” thì chẳng có lý do gì bản thảo (hoặc những gì còn sót lại của nó) lại không được những người có trách nhiệm lưu giữ lại (như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện’”) vì bất cứ thứ gì liên quan đến Bác từ bấy giờ đã là vô giá. Chẳng lẽ Bác tự viết, tự in, tự phát hành (dù chung quanh là đội ngũ cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngày đêm)!?
- Mặc dù Nguyễn Hải Thần đã bỏ đất nước để theo quân Tưởng nhưng Bác Hồ cũng rất bao dung đối với ông này chứ không “vạch mặt” như trong cuốn “Những mẩu chuyện…”. PGS. Song Thành trong bài “Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu tượng của văn hoá hoà bình Việt Nam” đã cho biết: “Chúng ta đều biết sự khoan dung của Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Hải Thần khi ông ta từ bỏ nhiệm vụ, chạy theo quân Tưởng, sang Quảng Châu sinh sống, ngày càng lâm vào hoàn cảnh khốn đốn. Sau hoà bình lập lại bạn hỏi ta định xử trí với ông ta như thế nào? Với tam lòng khoan dung, độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Thủ tướng Chu Ân Lai chu cấp cho ông ta mỗi tháng 100 nhân dân tệ cho đến cuối đời. Số tiền đó sẽ lấy từ khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc giúp nhân dân ta khôi phục kinh tế sau chiến tranh”.
- Mặc dù cuốn sách được cho rằng ra đời từ năm 1948 nhưng có vẻ như người ta chưa tìm thấy một bản tiếng Việt nào in thời điểm đó mà bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa với tựa đề “Hồ Chí Minh truyện ”, do Trương Niệm Thức dịch, xuất bản tại Thượng Hải tháng 6-1949. Bản in tiếng Việt (chính thức) đầu tiên dường như là của NXB Văn Nghệ, Hà Nội 1955. Như vậy, nếu Bác Hồ là tác giả của cuốn sách này, với mong muốn “giới thiệu mình với nhân dân” thì thật vô lý khi cuốn sách không được in tại Việt Nam mà lại là một bản tiếng Hoa ở Trung Quốc. Điều đó phù hợp với giả thiết tác giả phải “giấu” Hồ Chủ tịch khi in cuốn sách này vì không muốn làm trái ý Người.
- Nếu Hồ Chủ tịch là tác giả hoặc là người “đứng sau” tác phẩm này thì thật vô lý nếu phải mất đến hơn 2 năm để viết xong cuốn sách mỏng như vậy, trong khi mục đích là để “giới thiệu Hồ Chí Minh với nhân dân” (như giả thiết của nhiều người), nhất là thời điểm cần kíp cho nhu cầu này phải là trước 2-9-1945 (trước khi Bác ra mắt quốc dân đồng bào) đến cuối 1946 (khi Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – 20-12-1946).
Sau khi đưa dẫn chứng cứ sổ Bác Hồ tiếp khách ngày 4-9-1945, và đến ngày toàn quốc kháng chiến, dẫn giải những tình tiết, nhân vật liên quan với Bác ở trong nước và cả ở nước ngoài, tác giả Thanh Tùng cho rằng tác giả có thể là một nhóm người do cụ Đặng Thai Mai là chủ xướng và tác giả cuốn sách:
“Như vậy, có thể hình dung toàn bộ sự việc thế này: ông Đặng Thai Mai sau khi nghe nói nhiều về Hồ Chủ tịch, được chứng kiến Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập nên đã nảy sinh ý định tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của Người trước Cách mạng tháng Tám (ý định này có thể của cá nhân ông, cũng có thể của các nhân sĩ, trí thức bạn bè ông). Tận dụng mối quan hệ của mình, ông tới diện kiến Bác ngay trong sáng ngày 4-9-1945. Trong câu chuyện, ông có đề cập tới vấn đề “hồi ký” đối với Bác nhưng không được đáp ứng. Không từ bỏ ý định, ông và một số bạn bè đã chủ động tìm hiểu từ các nhân chứng, nhưng nguồn này nhanh chóng bị cạn kiệt. Vì là một thành viên Chính phủ, lại có mối quan hệ với nhiều đồng chí, học trò thân cận của Bác nên ông đã thổ lộ ý định của mình đối với các vị này và được hưởng ứng nhiệt tình…
Vì Bác không đồng ý viết về mình nên các đồng chí tác giả phải góp nhặt thông tin từ mọi nguồn có thể để tổng hợp thành cuốn sách. Nhưng khi viết xong, các tác giả lại sợ Bác phật lòng nên không dám đem in trong vùng kiểm soát của Chính phủ kháng chiến, dẫn đến việc bản in đầu tiên lại là bản tiếng Hoa, phát hành tại Thượng Hải”.
Bà Lady Borton nhà văn Mỹ, một người gắn bó với Việt Nam từ thời chiến tranh tới ngày nay, đã dành nhiều thời gian công sức đến một số nước Bác Hồ từng hoạt động xin lục hồ sơ lưu trữ để tìm hiểu sâu về Hồ Chí Minh. Bà viết nhiều tác phẩm về Bác. Trong bài viết về cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” có đoạn:
“Cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện của T.Lan (bút danh của Bác Hồ) viết bằng tiếng Anh (Trung Hiếu dịch tháng 9-2009) trên tạp chí Hồn Việt:
“Quyển tiểu sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, xuất bản năm 1948 với bút danh Trần Dân Tiên. Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng bút danh là Trần Dân Tiên.
Hồ Chí Minh viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” cho những cán bộ và những người Việt Nam bình thường. Lối viết của Người rất giản dị, dễ hiểu. Ở đây, T.Lan đã nêu ra cho các cán bộ tấm gương về cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy cảnh Hồ Chủ tịch đã vào cửa sau của các trại quân đội để kiểm tra bếp núc và các nhà vệ sinh…”. Cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện được công bố trên báo Nhân Dân năm 1961, với 12 số báo (2606-2610, 2685, 2686, 2688-2691 và 2694). Năm 1963, NXB Sự thật mới in thành sách. Kèm bài viết có cả hình chụp bản gốc cuốn sách…
Ý kiến của người viết bài này:
Xin có mấy nhận định sau:
- Cuốn sách được viết từ năm 1946 đến năm 1948, thời điểm bối cảnh đất nước đang phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, Bác Hồ làm việc cả ngày thâm đêm để giải quyết bao nhiêu chuyện nối nhau dồn dập. Cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, công việc cũng không giảm vì cách mạng còn non trẻ, phải vừa xây dựng vừa chiến đấu với quân Pháp trên cả nước. Lãnh đạo Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh phải tập trung lo chuyện đại sự của quốc gia. Vì đó là sự sống còn của dân tộc, của Cách mạng, của Đảng. Những chuyện riêng tư cá nhân không được Bác quan tâm, không có thì giờ để làm.
- Bác Hồ có đức tính khiêm tốn chúng ta đều biết, Người không muốn người khác đề cao mình. Việc Bác đồng ý cho các họa sĩ vẽ ảnh Người là để nhân dân biết mặt, việc này lãnh tụ nước nào cũng đều như vậy.
- Khi thấy cuốn “Những mau chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có những chi tiết không chính xác, nên Người phải viết cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” để người đọc hiểu đúng hơn. Nếu cuốn “Nhữngmau chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Người viết thì phải chính xác hoàn toàn. Như vậy không cần có thêm cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nữa.
- Cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, bản thảo còn bảo quản tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy lần đầu Bác viết tay, rồi đánh máy, tiếp theo cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch đánh máy, Bác sửa hoàn tất mới đưa cho báo. Sự cẩn trọng của Bác không chỉ một việc mà là phong cách làm việc của Người. Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã mời các đồng chí lãnh đạo của Đảng góp ý kiến, sửa chữa rồi mới đọc tại lễ Tuyên bố với toàn thể nhân dân cả nước và thế giới nước Việt Nam từ nay đã độc lập ngày 2-9-1945 tại Vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Năm 1969, Bác giao cho đồng chí Tố Hữu viết bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người sửa chữa gần hết, sau đó gửi cho các Ủy viên Bộ Chính trị góp ý xong, Bác sửa lần chót mới cho đăng báo. Bản Di chúc là tài liệu Tuyệt đối bí mật, không thể nghe ý kiến người khác (chỉ có đồng chí Lê Duẩn
Bí thư của Đảng chứng nhận và Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác được biết) nên Bác dành thời gian đến 5 năm viết, sửa chữa. Tại sao Bác viết cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” vào năm 1961 mà không viết sớm hơn? Đầu năm 1955, Bác về lại Hà Nội công việc còn bề bộn, kế tiếp xảy ra sai lầm trong cải cách ruộng đất, Người phải lo chỉ đạo sửa sai và gánh vác công tác Đảng dồn lên sau khi đồng chí Trường Chinh từ chức. Năm 1959, Bác nhẹ lo phần nào cho miền Nam sau Đồng khởi; lại có đồng chí Lê Duẩn lo công tác Đảng. Năm 1960, Đại hội Đảng lần thứ 3 xong, công việc Bác lo đã bớt, lúc này Người có thì giờ viết sách.
Nếu cuốn “Những mau chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Người viết từ năm 1946-1947, ắt phải có người biết và còn lưu giữ bản thảo tại Bảo tàng Hồ Chí Minh như những cuốn sổ Bác tiếp khách từ ngày 4-9-1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến. Chỉ do người khác viết, vì sợ Bác không hài lòng nên không thể in trong nước, phải gửi in ở Trung Quốc. Họ không có loại chữ của ta nên dịch sang chữ Hán và không trả lại bản thảo như các tài liệu, sách quan trọng khác in trong nước. Bác Hồ là tác giả hay người khác viết được Bác đồng tình thì sao phải gửi ra nước ngoài in? Ở Việt Bắc năm 1949 ta có nhà in đủ điều kiện in cuốn sách nhỏ này.
Tôi nghĩ, nếu bút danh này của Bác dùng từ năm 1945-1946, thì sao Bác chỉ dùng duy nhất có một lần rồi thôi? Thời điểm này Bác viết rất nhiều bài cho các báo sao Người “không nhớ” một cái tên mình đã sinh ra trong bối cảnh nước nhà vô cùng sôi động, mang một kỷ niệm sâu đậm mà bỏ nó luôn?
Chỉ có một nơi để tìm bản thảo cuốn sách “Những mau chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” đó là ở Trung Quốc. Không chắc có được NXB thời Tưởng Giới Thạch lưu giữ, Chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có tiếp nhận đưa vào Bảo tàng không. Mong rằng sau này có may mắn tìm thấy bản thảo cuốn sách để biết ý kiến ông Nguyễn Khôi, Nguyễn Thanh Tùng ai đúng. Hay do một người khác viết.
Cuộc đời Bác Hồ bôn ba nước ngoài thời gian quá dài, lại phải tìm mọi cách nghi trang che giấu, không để lộ tung tích kẻ thù phát hiện, khi về nước lại tiếp tục giữ bí mật nên có nhiều điều xảy ra với Bác có thể đến nay ta chưa biết. Bác từng trả lời cho một nhà báo nước ngoài: người già thường có những bí mật riêng, tôi cũng giữ chút bí mật cho mình. Những bí mật do Người có và do người khác tạo ra. Nếu tìm không được bản thảo thì coi đây là một bí ẩn do những người yêu kính Bác làm ra. Có lẽ trên thế giới ít có một lãnh tụ nào có cuộc đời như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chính vì vậy mà người dân Việt càng thiết tha yêu quý lãnh tụ của mình.
Từ những dẫn chứng và phân tích nêu trên, tôi thiên về và mạnh dạn nêu ý kiến của mình: Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh.
Nguyễn Xuân Ba
 

Monday, 4 May 2015

Cloche hay Claude?




Xuân Sách trong quyển tiểu thuyết về liệt sĩ Phạm Ngọc Đa (chương 20, Mặt Trời Quê Hương) viết về trận càn Cờ-lốt:

Địch mở trận càn lớn mang tên Cờ-lốt (cloche; quả chuông). Chúng huy động một lực lượng gồm hai mươi tiểu đoàn quân tinh nhuệ cùng với máy bay, tàu chiến, xe tăng, xe bọc thép, càn vào một khu vực nhỏ hẹp gồm một số xã vùng du kích của Tiên Lãng. Trận càn kéo dài gần một tháng. Từ hai mươi tháng tám, đến ngày mười chín tháng chín.

Sự thật là Phạm Ngọc Đa hy sinh trong trận càn Cờ-lốt (Claude):

Sáng 28-8-1953, quân Pháp mở chiến dịch càn quét với quy mô lớn mang tên Cờ lốt (Claude) vào huyện Tiên Lãng. Làng Phác Xuyên chìm trong lửa đạn của thực dân Pháp và ngụy quân. Du kích dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng mới rút vào hầm bí mật.

Ngày 30-8-1955, trong khi địch tràn vào làng đốt phá lùng sục du kích, một khẩu súng cối của chúng vô tình đặt trên nóc hầm bí mật của Phạm Ngọc Đa làm đất sụt xuống và căn hầm bị lộ, Đa bị  bắt. Kẻ thù trói Đa như bó giò rồi khiêng đi các nơi, bắt anh chỉ điểm những hầm bí mật khác
.
Cloche là tên một cuộc hành quân diễn ra ngày 8 tháng 11 năm 1952, không có liên quan gì đến Tiên lãng và Phạm Ngọc Đa.