Wednesday, 15 June 2016

Làm rõ lập trường của Moscow về Biển Đông không có nghĩa là chống lại Nga (Hồng Thủy - Giáo Dục)

 

Báo điện tử Infonet ngày 13/6 đăng bài bình luận của Đại tá Lê Thế Mẫu với tiêu đề: "Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông", nội dung xoay quanh bài báo "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/6.

Người viết tôn trọng quan điểm của cá nhân tác giả Lê Thế Mẫu cũng như những tiếng nói đa chiều xung quanh việc làm sao bảo vệ tốt nhất độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông.

Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc leo thang quân sự hóa, và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về đường lưỡi bò đang đến gần, việc làm rõ những băn khoăn, thắc mắc và trao đổi các vấn đề xung quanh càng trở nên quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2013. Ảnh: TTXVN / nld.com.vn.

Xuất phát từ nhận thức đó, người viết xin có mấy dòng làm rõ hơn những vấn đề Đại tá Lê Thế Mẫu đặt ra trong bài viết này, bởi cá nhân người viết thiết nghĩ đó cũng là quan tâm chung của dư luận đang theo dõi tình hình Biển Đông và diễn biến vụ kiện của Philippines.

Bởi lẽ việc này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, và cũng để tránh những tranh cãi hoặc hiểu lầm không cần thiết.

Làm rõ lập trường của Nga về Biển Đông

Lý do Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp báo tuần do bà Maria Zakharova - người phát ngôn cơ quan này chủ trì được Đại tá Lê Thế Mẫu trích dẫn, người viết tạm lược bỏ chữ "biển Nam Trung Hoa", bởi cá nhân người viết cho rằng đối với người Việt Nam chỉ có Biển Đông, các nước có thể có tên gọi riêng nhưng với Việt Nam, Biển Đông là Biển Đông: 

“Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã từng lưu ý về những bài viết trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những thông báo trích dẫn lời của các quan chức cấp cao của Nga rằng dường như Nga ngày càng dính líu sâu vào chủ đề về tình hình trên Biển Đông.

 Ngoài ra, trong những bài viết đó đưa ra sự khẳng định rằng chúng tôi đang nghiêng về ủng hộ một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Vì vậy, mặc dù đã rất nhiều lần đề cập tới chủ đề này, hôm nay chúng tôi muốn đưa ra lời bình luận riêng về vấn đề đó”.

Như vậy có thể thấy việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra bình luận riêng về Biển Đông chính là vì dư luận, truyền thông "hiểu lầm" về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông với 2 đặc điểm: Một là Nga "ngày càng dính lứu sâu" vào chủ đề này; Hai là Nga đang nghiêng về ủng hộ một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này mà có thể nói thẳng ra rằng, bên đó là Trung Quốc.

Người viết rất hoan nghênh việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng giải thích về lập trường chính thức của Nga về Biển Đông trước những băn khoăn của dư luận.

Tuy nhiên về nội dung câu trả lời của bà Maria Zakharova vẫn chưa trả lời được những thắc mắc của người viết, cụ thể:

Dư luận đang quan tâm đến căng thẳng tại Biển Đông chủ yếu tập trung vào tranh chấp hàng hải, tranh chấp trong việc ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS chứ không phải tranh chấp chủ quyền các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa hay Scarborough.

PCA thụ lý và sắp sửa ra phán quyết vụ kiện của Philippines cũng xoay quanh nội dung tranh chấp hàng hải, tranh chấp trong việc ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ.

Còn Trung Quốc thì ra sức đánh đồng khái niệm và bản chất các tranh chấp hàng hải, ứng dụng và giải thích, vi phạm UNCLOS thành "tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa và trách nhiệm của một thành viên UNCLOS.

Trong bối cảnh đó, ngày 12/4 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trả lời báo chí về lập trường của Nga xung quanh một số vấn đề quốc tế, trong đó có tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông với rất nhiều vấn đề khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về lập trường của Nga.

Chúng tôi đã đề cập và phân tích vấn đề này trong bài: "Bình luận đáng chú ý của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông" đăng trên Báo Điển tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/4/2016.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: russia-insider.com.

Tuy nhiên tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Biển Đông do bà Maria Zakharova đưa ra vẫn tiếp tục dùng khái niệm "tranh chấp lãnh thổ" hoặc "tranh chấp chủ quyền" khi đề cập đến quan tâm của dư luận về vấn đề tranh chấp hàng hải, áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông hiện nay, khiến người viết tiếp tục nhắc lại lập luận của mình trong bài "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" ngày 11/6.

Cũng xin lưu ý thêm, tác giả Lê Thế Mẫu đã hiểu lầm ý của người viết khi cho rằng: "Trước hết, cần khẳng định, đây không phải là “tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” như tác giả Hồng Thủy nhận định trên giaoduc.net.vn, mà chỉ là sự tái khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một, của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

Tính đến thời điểm bài báo "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" xuất bản lúc 6 giờ 31 phút sáng 11/6, thì đó đúng là tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga xung quanh vấn đề Biển Đông. Người viết không nói là "lập trường mới nhất", mà là "tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga".

Tại sao phải làm rõ lập trường của Nga?

Một là vì những tuyên bố của Ngoại trưởng Sergei Lavrov hay người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova về Biển Đông vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm "tranh chấp lãnh thổ" / "tranh chấp chủ quyền" khi nói về các tranh chấp hết sức phức tạp ở Biển Đông, mà nổi bật nhất hiện nay là tranh chấp về ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS.

Hai là những tuyên bố này đưa ra ngay trước thềm PCA chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông.

Trung Quốc ra sức chống đối bằng cách đánh tráo khái niệm, bản chất vụ kiện từ tranh chấp vận dụng, giải thích, vi phạm UNCLOS thành "tranh chấp chủ quyền" / "tranh chấp lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa.

Phát biểu của Ngoại trưởng Nga và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga về Biển Đông không hiểu do vô tình hay hữu ý, lại trùng hợp với lập luận này của Trung Quốc, khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi.

Còn tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough phải dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, khác hoàn toàn với cách giải quyết tranh chấp hàng hải trong vụ kiện của Philippines.

Đó không phải là tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS, do đó khó có thể giải quyết căn cứ trên UNCLOS chứ chưa nói đến DOC, COC.

Ba là Việt Nam có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp không nhỏ trong vụ kiện của Philippines, và nếu PCA bác bỏ đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là đã góp phần thu hẹp đáng kể tranh chấp ở Biển Đông.

Bởi lẽ ngoài chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam còn có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý hợp pháp theo UNCLOS ở Biển Đông, với bờ biển dài 3.260 km, thì đây chính là đối tượng bị đường lưỡi bò Trung Quốc "xâm hại" nghiêm trọng, đồng thời cũng là đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của PCA trong phán quyết tới đây.

Nhân đây người viết cũng xin nói thêm, một số quan điểm trong xã hội chúng ta kêu gọi "bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam" là không đầy đủ, bởi nếu chỉ nhắc đến bảo vệ "chủ quyền biển đảo" đối với Hoàng Sa, Trường Sa và một số vùng nội thủy, lãnh hải 12 hải lý dọc bờ biển thì quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì để cho ai bảo vệ?

Xin lưu ý là đường lưỡi bò Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam chứ không phải "xâm phạm chủ quyền".

Đó cũng là bản chất và tính toán thâm độc của Trung Quốc trong vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014 mà Bắc Kinh tuyên truyền là vị trí này nằm trong "vùng biển Hoàng Sa".

Bắc Kinh muốn ám chỉ vùng đặc quyền kinh tế Hoàng Sa do họ bóp méo Điều 47 UNCLOS và đưa ra đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải cho Hoàng Sa năm 1996.

Đại tá Lê Thế Mẫu, ảnh: Infonet.

Bốn là với tư cách một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiếng nói của Nga rõ ràng có tác động và ảnh hưởng nhất định với dư luận quốc tế, thậm chí có thể là tới Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA chỉ định để thụ lý vụ kiện.

Những phát biểu không rõ ràng của Nga tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và các bên khác ở Biển Đông thì việc lên tiếng yêu cầu Nga làm rõ thiết nghĩ là một việc hết sức bình thường.

Thiết nghĩ những điều này cũng có thể làm rõ vấn đề thứ 2 Đại tá Lê Thế Mẫu đặt ra:

"(2) Quan điểm của Nga về việc “các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm”.

Quan điểm của Nga phản ánh một thực tế là, từ trước tới nay, tất cả các cuộc đàm phán về DOC, hay COC, hay tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đều chỉ được tiến hành trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác có tranh chấp, hoặc trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc."

Tuy nhiên người viết không đồng ý với nhận định này của bà Maria Zakharova và Đại tá Mẫu, bởi lẽ chính ông Mẫu cũng thừa nhận Nga, Mỹ, EU, Nhật Bản hay các quốc gia khác đều trung lập trong vấn đề "tranh chấp chủ quyền".

Có điều lập trường của "bên thứ ba" như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ, EU... đối với việc ứng dụng, giải thích UNCLOS, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông thì hoàn toàn khác.

Các nước này chống lại các hành vi phiêu lưu quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành, cũng như hoạt động hủy diệt môi trường, đe dọa tài sản và tính mạng ngư dân nước khác trên Biển Đông.

"Các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này" theo người viết, chính là can thiệp và ngăn chặn các hành động phiêu lưu, quân sự hóa Biển Đông, chà đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang tiến hành.

Cũng chính lực lượng thứ ba này, bao gồm cả PCA, đang góp phần đấu tranh bảo vệ hòa bình và công lý ở Biển Đông. Không có lực lượng thứ ba này, Trung Quốc sẽ còn được thể làm càn và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Còn điểm then chốt thứ (3) trong phát biểu của bà Maria Zakharova được Đại tá Lê Thế Mẫu trích dẫn, người viết đã đề cập ở phía trên. Tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là các điều luật quốc tế, án lệ quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, không phải ứng dụng UNCLOS nên UNCLOS hay DOC, COC không phải chìa khóa giải quyết vấn đề này.

Năm là, nếu Việt Nam chúng ta với tư cách là một bên liên quan trực tiếp đến vụ kiện, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý hợp pháp bị đường lưỡi bò xâm hại và đang là đối tượng điều chỉnh của phán quyết PCA sắp ra tới đây, nếu vẫn tiếp tục mơ hồ rằng đây là "tranh chấp chủ quyền" hay "tranh chấp lãnh thổ", thì chính chúng ta đang đi tuyên truyền không công và bảo vệ lập trường bành trướng của Trung Quốc.

Thiết nghĩ đây mới thực sự là điều nguy hại nhất.

Không nên chính trị hóa các vấn đề pháp lý

Chính trị hóa các vấn đề pháp lý là thủ thuật được nhà nước và truyền thông Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong việc đánh tráo bản chất các tranh chấp pháp lý hòng dễ bề thao túng và lèo lái dư luận theo ý họ.

Người viết thiết nghĩ, dư luận Việt Nam chắc hẳn không lạ gì hàm ý của Trung Quốc khi diễn giải về "đại cục - tiểu cục", không lạ gì cách diễn giải của Bắc Kinh về phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh "đại cục - tiểu cục" trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm ngoái, ảnh: AP.

Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc hợp pháp của Việt Nam, cũng như để bảo vệ tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng, tranh chấp leo thang trên Biển Đông, người viết cho rằng chúng ta phải hiểu phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt ấy trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực tiễn quan hệ quốc tế hiện đại.

Rõ ràng phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là mong muốn của nhân dân hai nước, tuy nhiên cách ứng xử của nhà nước Trung Quốc phù hợp với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà họ đã cam kết với Việt Nam hay chưa, đã phù hợp với luật pháp quốc tế, quan hệ quốc tế hiện đại chưa là câu chuyện khác.

Với những hành động xâm phạm hoặc gây tổn hại đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam từ phía Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào chúng ta cũng đều phải kiên quyết đấu tranh chống lại trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Với Trung Quốc, phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt chính là cái để chúng ta bám vào, kéo Trung Quốc trở lại bàn đàm phán và đấu tranh, phân tích, yêu cầu họ thực hiện đúng tinh thần, phương châm ấy.

Do đó nếu hiểu đúng ý nghĩa và khéo vận dụng, thì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là vũ khí chúng ta phải nắm lấy để phân tích thiệt hơn, phải quấy với Trung Quốc, chứ không phải kích bác, dè bỉu và làm mất mặt đối phương, đẩy họ vào thế đối đầu với mình.

Đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Đó cũng là bài học dựng nước và giữ nước mà cha ông ta để lại.

Tổ tiên người Việt tự hào về truyền thống chống ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi chứ không tự cao, tự đại vì đánh nhau và đánh thắng nước lớn. Thắng nước lớn, giữ thể diện cho nước lớn, đấu tranh bằng ngoại giao với nước lớn để giữ vững độc lập - tự chủ - hòa bình - ổn định thì dân tộc này mới có tương lai.

Người viết cho rằng, để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững được hòa bình, ổn định, giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện nay, chúng ta cần nhớ nằm lòng 2 câu dặn dò của cha ông: "Nói phải củ cải cũng nghe", và khi "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh!".

Quay trở lại câu chuyện quan hệ Việt - Nga và quan điểm của Đại tá Lê Thế Mẫu: "Đây là nhận định có tính chất xuyên tạc quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, gây hoang mang trong dư luận và làm tổn hại đối với quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga mà vừa qua trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga Thủ tướng nước ta Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định:

“Cá nhân tôi, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào nước bạn Nga”".

Người viết cho rằng, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga là tài sản quý của cả hai dân tộc, được viết nên bằng xương máu, nước mắt và tinh thần đồng chí anh em của không ít thế hệ người dân hai nước Việt Nam và Liên Xô trước đây, cũng như Nga ngày nay.

Cá nhân người viết cho rằng, Đại tá Lê Thế Mẫu và rất nhiều người Việt Nam trân trọng tình cảm ấy, và đang nỗ lực củng cố, vun bồi cho quan hệ giữa hai nước. Người viết hoàn toàn đồng ý và chia sẻ điều này.

Tuy nhiên trong quan hệ quốc tế hiện nay, đặc biệt là đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích có tranh chấp, có khác biệt thì tình cảm ấy chỉ nên đóng vai trò nền tảng chính trị tạo bầu không khí thân thiện để hai bên trao đổi hiểu nhau hơn, cảm thông với nhau hơn, hoàn toàn không phải căn cứ để giải quyết khác biệt, bất đồng, mà căn cứ phải là lợi ích quốc gia dân tộc kết hợp luật pháp và công lý quốc tế.

Nói một cách đơn giản, không thể vì ngày trước Liên Xô và Nga giúp đỡ Việt Nam mà ngày nay thấy Nga có lập trường chưa rõ ràng có thể gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của Việt Nam mà chúng ta im lặng không nói, để giữ tình hữu nghị.

Dân gian vẫn có câu, tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Người viết cho rằng, càng là bạn bè, anh em thân thiết càng cần sự sòng phẳng và minh bạch mới có thể lâu dài.

Bởi chỉ cần một chút mập mờ dính đến lợi ích là có thể gây chia rẽ, phá hủy tình cảm đoàn kết, hữu nghị bao năm mới có được. Thường thì đê chưa vỡ bởi lũ lớn đã vỡ bởi tổ mối trong thân đê.

Cũng như trong quan hệ với Trung Quốc, tiếp tục đấu tranh đòi lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, 7 thực thể ở Trường Sa, ôn lại những bài học thăng trầm trong lịch sử cận đại quan hệ hai nước như cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 - 1989 hay việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 không có nghĩa là chống phá quan hệ Việt -  Trung.

Lịch sử là lịch sử, chúng ta không thay đổi được. Nhưng muốn thay đổi tương lai tốt đẹp hơn trước hiện tại còn những bất đồng, tranh chấp gay gắt ngoài Biển Đông, thì không thể không rút ra những bài học khách quan, nghiêm túc, cầu thị từ lịch sử. 

Rõ ràng điều này có lợi cho cả hai, góp phần xoa dịu nỗi đau quá khứ, ám ảnh chiến tranh thì mới có được lòng tin chiến lược để hợp tác lâu dài.

Nga và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của Việt Nam cho đến nay, nhưng điều đó không có nghĩa là rào cản để chúng ta triệt tiêu đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc mình, hòa bình và ổn định của khu vực và luật pháp, công lý quốc tế.

Chúng ta giữ tình cảm nồng ấm, chân thành trong quan hệ với các bạn bè và đối tác, nhưng phải luôn giữ được cái đầu lạnh mới mong tránh khỏi những cái bẫy ai đó giăng ra.

Trang lyluanchinhtri.vn của Cơ quan Nghiên cứu và Ngôn luận Khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 21/12/2015 đăng bài viết: "Sự tiếp nối chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", trong đó nhắc đến chuyện:

"Năm 1951, QGVN đã được mời tham dự Hội nghị San Francisco về chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và lập quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Hội nghị có 51 nước tham gia.

Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận. 

Tại Hội nghị, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của QGVN Trần Văn Hữu tuyên bố:

“Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”(1).

Tuyên bố này của Thủ tướng Trần Văn Hữu không bị quốc gia nào phản đối hay bảo lưu".

Còn theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, thì ngay cả khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ở giai đoạn tốt đẹp nhất, Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt liên vận Việt - Trung, họ đã cố tình gài bẫy bằng cách đặt điểm nối ray giữa đường sắt 2 nước vào sâu lãnh thổ Việt Nam 300 mét, gây ra những tranh chấp phức tạp sau này.

Do đó người viết không phản đối, mà ngược lại còn rất đồng tình, ủng hộ và chia sẻ những mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các quốc gia bạn bè truyền thống như Liên bang Nga.

Chỉ xin lưu ý một điều, chúng ta cứ ứng xử với nhau một cách minh bạch và sòng phẳng trên cơ sở luật pháp quốc tế là cách bảo vệ tình hữu nghị tốt nhất, lâu bền nhất.

Người viết thiết nghĩ, đó mới chính là hàm ý "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" mà nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập và được dư luận đồng thuận, chia sẻ rộng rãi.

Người viết hoàn toàn chia sẻ với quan điểm của Đại tá Lê Thế Mẫu rằng:

"Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần tranh thủ tất cả những ai có quan điểm tương đồng với Việt Nam để hình thành mặt trận rộng rãi ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông-một cuộc đấu tranh không cân sức, lâu dài, khó khăn và phức tạp, chứ không nên có hành động gây chia rẽ Việt Nam với các bàn bè và đối tác, trong đó Nga lại là một đối tác chiến lược toàn diện."

Tuy nhiên người viết lưu ý thêm, một là việc làm thế nào để tranh thủ sự ủng hộ của các nước bao gồm Nga thì mỗi người có một giải pháp khác nhau, suy nghĩ khác nhau, nhưng phải biết đặt độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, luật pháp và công lý quốc tế lên trên những mối quan hệ cá nhân, hành xử theo luật pháp mới có thể đạt được mục tiêu mà vẫn giữ dược tình hữu nghị.

Và người viết cũng một lần nữa xin bổ sung thêm ý Đại tá Lê Thế Mẫu rằng, trong giai đoạn hiện nay bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp trên Biển Đông theo đúng UNCLOS là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và khả thi hơn cả.

Phán quyết của PCA sẽ cung cấp cho Việt Nam và các bên liên quan một đòn bẩy pháp lý quan trọng trong công cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ ấy. Tuy nhiên có nắm lấy cơ hội, đòn bẩy pháp lý ấy không phụ thuộc vào nhận thức của chính mỗi chúng ta.

Hồng Thủy

bình luận (50)

Viết bình luận...
24x24

Giangdo2802

05/07/2016 21:46
Tôi nhất trí cao với quan điểm của tác giả Hồng Thuỷ! Xin cảm ơn !
24x24

dieunguyen

24/06/2016 15:20
bài viết quá tuyệt vời xét trên mọi phương diện
24x24

Nguyễn Hữu Khiêm

16/06/2016 21:45
Bài viết sắc sảo, lập luận chặt chẽ.Cảm ơn tác giả!
24x24

Quốc Trung

15/06/2016 00:31
nhân dân 2 nước việt trung rất yêu chuộng hoà bình. không muốn có chiến tranh. những giới lãnh đạo cầm quyền trung quốc thì muốn bành chướng xâm lược. họ tiêm vào đầu người dân trung quốc sai sự thật lịch sử. lên giờ không có lý lẽ , bằng chứng để ... 
24x24

Lê Trí

14/06/2016 18:44
Đọc 1 loạt bài bình luận tôi tự hỏi liệu trạng quỳnh (trạng tí trong thần đồng đất việt truyện cho thiếu nhi) 3 lần chống quân nguyên mông. Kháng chiến chống pháp, chống Mỹ. Lịch sử chống giặc ngoại xâm rất đáng để thế giới phải thán phục mà bây giờ... 
24x24

Pbvuong

14/06/2016 16:02
Tôi đã đọc bài của cả hai Tác giả, tôi cũng đồng tình với bài viết này. Có lẽ Đại tá Mẫu hơi quá khi quy kết cho bài viết của Tác giả, và cũng đồng ý tranh luận để làm rõ, nhưng đừng quá chính trị hóa chúng.
24x24

Thuần Việt

14/06/2016 15:45
Tôi thường xuyên đọc báo giáo dục điện tử trong đó hầu như đọc tất cả các bài viết của tác giả Hồng Thủy. Cá nhân tôi cho rằng đây là một cây bút khá sắc sảo về kiến thức lẫn logic trong lập luận của mình. Vị đại tá Lê Thế Mẫu cần đọc thêm về nội d... 
24x24

Tạ trung kiên

14/06/2016 12:03
Ông đại tá này còn mơ hồ lắm
24x24

người VN

14/06/2016 10:27
Cần phải có quan điểm rõ ràng,phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, ai ủng hộ VN là bạn, còn ai ủng hộ TQ đàm phán song phương về biển Đông thì phải làm rõ, dù đó là nước nào. Nga ủng hộ đàm phán song phương, tức là Nga ủng hộ TQ, chúng cần có ... 
24x24

Hocho

14/06/2016 10:25
Lập trường của Nga đã quá rỏ ràng "không đứng về bên nào trong tranh chấp và cũng không chấp nhận kẻ thứ 3 không liên cang xen vào ăn phần", đừng "đánh tráo khái niệm nữa"
24x24

Quốc Trung

14/06/2016 10:10
ông Đại Tá ơi , ông nên nhớ trung Quốc chưa bao giờ thèm để ý đến COC mười mấy năm nay rồi họ luôn tìm cách lé tránh COC để mưu đồ bành trướng , giờ ông còn chưa nhìn thấy sao mà còn nói là đàm phán song phương . nếu chúng chịu đàm phán song phương ... 
24x24

Con dân đất Việt

14/06/2016 09:51
Tôi đã đọc cả 3 bài viết (1 ông Lê Thế Mẫu, 2 của tác giả Hồng Thủy) thấy rằng, bài viết của tác giả Hồng Thủy rất đúng mực; có lý có tình. Còn ông Lê Thế Mẫu phân tích không hợp lý (thiên về tình cảm)! Chúng ta trân trọng những gì đã có, tạo dựng v... 
24x24

auduongphong

14/06/2016 09:35
Ai làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ thì ta chống lại dù đó là ai đi nữa!Lịch sử đã chứng minh như thế, Mỹ, Pháp, Tàu..ta cũng dám chiến đấu và chiến thắng
24x24

Công Dân

14/06/2016 09:15
Cảm ơn tác giả. Đã là người bạn chung thủy thì càng phải thẳng thắn và rõ ràng, không thể "ngậm miệng" để lại mầm mống như điểm "nối ray" được.!
24x24

Trần Quang Thịnh

14/06/2016 09:06
1 - VN không bao giờ quên LX đã giúp đỡ VN rất nhiều trong hai cuộc kháng chiến . Kg có VK của LX thì giáo mác gậy gộc cuốc xẻng sao chống lại B52 . 2 - Nga hiện nay là nước duy nhất trên thế giới bán VK cho cả VN và TQ... 
24x24

Nguyễn Văn Bình

14/06/2016 08:13
Cảm ơn tác giả Hồng Thủy đã hướng bạn đọc đến chỗ khẳng định quan điểm, nhận thức chính trị phải rõ ràng dứt khoát, ví như Liên Xô là Liên Xô còn Nga là Nga; có lẽ ông Đại tá còn 'vương vấn' quá nhiều trong quá khứ dẫn đến sự không rõ ràng trong hiệ... 
24x24

Hải Ninh

14/06/2016 07:16
Bài viết thật tuyệt vời. Xin chân thành cám ơn tác giả.
24x24

NGUYỄN QUANG THƯƠNG

14/06/2016 06:38
TÔI ỦNG HỘ TÁC GIẢ HỒNG THỦY, BÀI VIẾT RẤT SẮC SẢO VÀ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM RẤT RÕ RÀNG
24x24

NGƯỜI VIỆT

14/06/2016 06:32
Nga yêu cầu đàm phán song phương và không ủng hộ bên thứ ba can thiệp vào v/đ tranh chấp ở Biển Đông, Nga đã gạt các yếu tố đa phương và luật pháp quốc tế, việc làm của Nga không đúng với tính chất tranh chấp ở Biển Đông hiện nay, và chính Nga đang... 
24x24

Hung V

14/06/2016 03:14
Dung vay, rat dong y voi tac gia Hong Thuy.
24x24

Vanchuong

14/06/2016 00:45
Ổng này thỉnh thoảng được VTV mời lên sóng bình luận . Thực sự nghe ổng này tôi cũng chẳng thể chấp nhận được những nhận xét nhận định về thời cuộc của ổng . Bây giờ nghĩ lại vài năm trước nghe ổng này nói thấy mình vẫn đúng .
24x24

Nguyễn Bình

14/06/2016 00:17
bài viết rất hay và sắc bén. mong các cường quốc và nhân dân yêu chuộn hoà bình cùng lên tiếng phản đối và ủng hộ phán quyết của PCA để cắt cái lưới bò thè liếm lung tung vô lý.phản đôi phán quyết của PCA chính là đi ngược lại với thế giớ văn minh h... 
24x24

Nguyễn Bình

13/06/2016 23:59
Ông mà là đại tá ư? ông nên nhớ trung quốc lúc nào cũng muốn đàm phán song phương. nhưng thực tế ở đây ko có tranh chaps lãnh thổ. mà là tìa trọng tài và philipin đang kiện là về đường lưỡi bò bành trướng vô lý. nó ôm trọn biển đông và cũng ảnh hưởn... 
24x24

khainguyen

13/06/2016 23:42
Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Hồng Thủy, “không có lực lượng thứ ba này, Trung Quốc sẽ được thể làm càn…”! Đúng vậy nếu không có họ, thì giờ này chúng ta không còn có đề tài “Biển Đông” để lý luận, bởi nó thuộc về Trung Quốc rồi! Nên nhớ “bên thứ... 
24x24

pham ngoc

13/06/2016 23:38
Hoan hô HT. Tại sao có người nhận xét bạn thù quá thấp, hay họ không biết nhiều về các diễn biến của TQ tại Biên Đông (từ 2014):đường lưỡi bò, đàm phán song phương nhưng trước tiên chủ quyền Biển Đông thuộc về TQ, dàn khoan 981, xây sân bay quân sự ... 
24x24

Hồ Quang Huy

13/06/2016 20:42
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tác giả Hồng Thủy và không đồng ý với ông Mẫu
24x24

Hoàng Trường Sa

13/06/2016 20:19
Quân đội ta dạo này đại tá nhiều lắm, nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Tôi ủng hộ bài phân tích của tác giả Hồng Thủy.
24x24

Trùng Dương

13/06/2016 19:41
Tôi ủng hộ hoàn toàn ý kiến của tác giả Hồng Thuỷ trong bài viết này !
24x24

HLong

13/06/2016 19:38
Tôi ủng hộ quan điểm bài viết của Hồng Thủy.Rõ ràng người phát ngôn BNG Nga nói "ủng hộ đàm phán song phương" là chỉ có lợi cho TQ, vậy chẳng lẽ vì tình xưa nghĩa cũ ta cũng phải ủng hộ hay sao? Chuyện gì ra chuyện đó ông đại tá à!
24x24

le long

13/06/2016 19:31
Hỡi các "chiên gia" làm ơn cân nhắc, suy xét,nghiên cứu thật kỹ từng lời/câu/ chữ...trước khi "hạ bút" trong môi trường văn hóa mạng như bây giờ,các vị có quyền bày tỏ quan điểm nhưng hết sức cẩn thận trong cách dùng từ và đừng vì "cái tôi"muốn khác... 
24x24

Nhật Nam

13/06/2016 18:31
MỘT BÀI VIẾT QUÁ CHUẨN. TÔI HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ. XIN CẢM ƠN TÁC GIẢ!
24x24

Quang Trần

13/06/2016 18:18
Cám ơn bài viết của hồng Thủy . Tôi nghĩ nhân dân Việt Nam sẽ rất sáng suốt trong mọi nhận định của mình về vấn đề ai là bạn ,ai là thù và đặc biệt kẽ nào đang lợi dụng để thủ lợi .
24x24

Vũ.K.K

13/06/2016 18:05
Tôi rất thích xem các chương trình bình luận thời sự quốc tế trên VTV, VOV, QĐVN ...nhưng khi thấy khách mời có Đại tá Lê Thế Mẫu là tôi chuyển kênh khác ngay
24x24

lê đang

13/06/2016 17:37
Tôi đồng tình với lập luận và quan điểm của tác giả Hồng Thủy đã trình bày trong bài viết.
24x24

thien khai

13/06/2016 17:33
Đồng tình với tác giả Hồng Thủy. Những lập luận của ông LTM thực chất là "bênh vực" cho lập trường của Nga một cách vô nguyên tắc. Cần phải gọi đúng tên của sự vật để Nga thấy, Việt Nam ngày nay không phải là "chiếu dưới" như Nga vẫn luốn nghĩ, tron... 
24x24

Nguyễn Dân

13/06/2016 17:32
Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Hồng Thủy. Chúng ta phải tỉnh táo và không để tình cảm lấn át lý trí. Tất cả vì quyền lợi của dân tộc của đất nước là trên hết không ai có quyền xem nhẹ
24x24

trịnh hà

13/06/2016 17:22
Bài viết hay, sâu sắc và toàn diện. Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả.
24x24

Nguyễn Thị Hiền Mai

13/06/2016 17:18
Tôi thấy như vầy: Philippines kiện Giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc việc “Con Gà” (không phải là chủ quyền). Giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc làm bộ không hiểu, nói vụ kiện là chuyện “Con Vịt” (là có liên quan đến chủ quyền). Tòa quốc tế P... 
24x24

thanglong

13/06/2016 17:10
Ủng hộ quan điểm của tác giả Hồng Thủy với những phân tích ,lập luận sâu sắc có lý có tình ,với nhãn quang chính trị ở tầm chiến lược ,thực tế ,giúp Đảng ,Nhà Nước và Nhân Dân nhìn thẳng vào sự thật trong các vấn đề quan hệ Quốc Tế ,từ đó có cái nhì... 
24x24

Ha Giang

13/06/2016 16:57
Thực tình là mỗi lần xem đại tá Lê Thế Mẫu trong chương trình toàn cảnh của VTV mình thấy ông này trình độ còn non.
24x24

Phạm Vy Long

13/06/2016 16:52
Bài viết của tác giả Hồng Thủy rất hay , rất đúng , lý luận rất sắc sảo và qua đó chứng tỏ tác giả có chính kiến rỏ ràng. Tôi hoàn toàn ủng hộ nội dung bài viết.
24x24

van nam

13/06/2016 16:48
Cảm ơn Hồng thủy đã nói nên được sự thệt hơn trong quan hệ quếc tế với hai cường quốc Nga Trung với Viêt Nam đúng tình hữu nghị phải dựa trên sự sòng phẳng và luật pháp quốc tế bài viết phân tích lập luận trặt trẽ làm sáng dạ sáng lòng những ai còn ... 
24x24

người dân VN

13/06/2016 16:26
Bài viết rất đúng,rất sâu sắc,theo tôi Nga ủng hộ đàm phán song phương tức là ủng hộ quan điểm của TQ,cần làm rõ trước đây Liên Xô ủng hộ chúng ta, không có nghĩa giờ đây Nga nói sai chúng ta cũng im lặng, không dám phản đối là hoàn toàn sai trái.M... 
24x24

nguoilinhvevuon

13/06/2016 16:23
Các ông tranh cải làm gì, lý luận hãy theo đường lối chính thống của đảng và nhà nước ta. Còn bọn "lá cải" thì nói gì cũng được nhưng nếu xuyên tạc hay làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật thì xử theo luật. Nên cân nhắc, không phả... 

1 trả lời

24x24

dongho

13/06/2016 16:16
Ông đai tá Mẫu này thật khó hiểu??????
24x24

Thiên Vũ

13/06/2016 16:13
nhìn gương mặt bà phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Maria zakharova và ông ngoại trưởng Nga Seigei Lavrov trong thời điểm phát ngôn lập trường của Nga về biển Đông trong lúc này . giống như hai con múa rối , ngáo ộp của Trung Quốc quá các bạn ơi !
24x24

Trần Hữu Trường

13/06/2016 16:08
Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của người viết có bút danh Hồng Thủy!
24x24

quocviet

13/06/2016 15:57
Là người dân chỉ mong muốn kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế thôi.ai là người giúp ta ai là người phá ta người dâ Việt nam rành lắm không cần người này hay người kia chỉ vẻ đâu.
24x24

Trần Quang Lục

13/06/2016 15:48
Đồng ý quan điểm và lập luận của HT là chính xác.
(https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/lam-ro-lap-truong-cua-moscow-ve-bien-dong-khong-co-nghia-la-chong-lai-nga-post168650.gd)

Tuesday, 14 June 2016

Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông (Lê Thế Mẫu - Infonet)

(https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/nga-chua-bao-gio-thay-doi-lap-truong-ve-tranh-chap-lanh-tho-o-bien-dong-165055.html)

Gần đây, trên một số báo của Việt Nam có đưa tin và đăng một số bài viết bình luận quan điểm của Nga về tình hình Biển Đông như “Nga gây 'sốc' tuyên bố không can dự tranh chấp ở Biển Đông và “Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông”.

Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - ảnh 1

Đại tá Lê Thế Mẫu

Xuất phát từ một bài viết gây “sốc”

Gần đây, trên một số báo của Việt Nam có đưa tin và đăng một số bài viết bình luận quan điểm của Nga về tình hình Biển Đông như “Nga gây "sốc" tuyên bố không can dự tranh chấp ở Biển Đông (baomoi.com) “Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông” (giaoduc.net.vn).

Đáng chú ý là bài viết của Hồng Thủy với tiêu đề “Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông”, trong đó tác giả đưa ra nhận định gây “sốc” rằng, phía Nga “tiếp tục có xu hướng đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông”.    

Đây là nhận định có tính chất xuyên tạc quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, gây hoang mang trong dư luận và làm tổn hại đối với quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga mà vừa qua trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga Thủ tướng nước ta Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Cá nhân tôi, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào nước bạn Nga”.

Thực chất vấn đề là gì?

Trước hết, cần khẳng định, đây không phải là “tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” như tác giả Hồng Thủy nhận định trên giaoduc.net.vn, mà chỉ là sự tái khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một, của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, được đưa ra trong cuộc họp báo của Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova ngày 10/6/2016, trong đó chủ đề tranh chấp ở Biển Đông chỉ là một nội dung ngắn trong số 19 thông báo về hoạt động đối ngoại của Nga trong những ngày gần đây. Vì sao, Bộ Ngoại giao Nga lại phải tái khẳng định quan điểm này trong cuộc họp báo ngày 10/6/2016?

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova giải thích: “Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã từng lưu ý về những bài viết trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những thông báo trích dẫn lời của các quan chức cấp cao của Nga rằng dường như Nga ngày càng dính líu sâu vào chủ đề về tình hình trên biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông). Ngoài ra, trong những bài viết đó đưa ra sự khẳng định rằng chúng tôi đang nghiêng về ủng hộmột trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Vì vậy, mặc dù đã rất nhiều lần đề cập tới chủ đề này, hôm nay chúng tôi muốn đưa ra lời bình luận riêng về vấn đề đó”.

Toàn văn bình luận của bà M.Zakharova về tranh chấp ở Biển trong cuộc họp báo ngày 10/6/2016

Để tiện theo dõi, chúng tôi xin dịch và đăng lại toàn văn bài bình luận của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova ngày 10/6/2016, được lấy từ trang web của Bộ ngoại giao Liên bang Nga:

Chúng tôi đang chú ý theo dõi sự phát triển tình hình ở Biển Đông. Chúng tôi coi đó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và sự ổn định trong toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nga không phải là một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không để bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp đó. Về nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào (trong cuộc tranh chấp này). Chúng tôi tin tưởng rằng việc các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm.

 

Tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này cần phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không sử dụng sức mạnh, cần tiếp tục tìm kiếm những cách thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng bằng các giải pháp chính trị-ngoại giao dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), theo tinh thần của Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở biển Nam-Trung Hoa (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo thực thi DOC đã được các bên thống nhất vào tháng 7-2011. Chúng tôi cho rằng các cuộc tham vấn và đàm phán về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được thực hiện trực tiếp giữa các bên có liên quan trong khuôn khổ hợp lý do chính các bên xác định.

Xuất phát từ tình hình, yếu tố có ý nghĩa then chốt để giải quyết mâu thuẫn trong tiểu khu vực này có thể là xây dựng một cấu trúc an ninh mới dựa trên các nguyên tắc tập thể, không liên kết và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đề xuất với tất cả các bên đối tác tích cực tham gia thực hiện sáng kiến do phía Nga đưa ra về việc nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc củng cố an ninh và phát triển hợp tác ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)

Chúng tôi để nghị tuân thủ quan điểm cơ bản của Nga khi đưa tin hay viết bài về chủ đề này, không nên viện dẫn lập luận của tác giả này hay tác giả khác, mà là nên xuất phát từ quan điểm nhất quán trước sau như một của chúng tôi”.

Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - ảnh 2

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Bình luận về những điểm then chốt trong bài phát biểu của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga

(1) Quan điểm nhất quán trước sau như một của Nga là “do không phải là một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nên Nga không đứng về bất cứ bên nào trong cuộc tranh chấp này” hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Mỹ cũng như nhiều nước khác về tranh chấp ở Biển Đông, hoàn toàn không có ý ủng hộ Trung Quốc như Bắc Kinh cố ý giải thích sai rằng Nga đứng về phía Trung Quốc.   

(2) Quan điểm của Nga vềviệc “các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm”. Quan điểm của Nga phản ánh một thực tế là, từ trước tới nay, tất cả các cuộc đàm phán về DOC, hay COC, hay tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đều chỉ được tiến hành trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác có tranh chấp, hoặc trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc.

(3) Theo quan điểm của Nga, “các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không sử dụng sức mạnh, thông qua các giải pháp chính trị-ngoại giao, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là UNCLOS, theo tinh thần của DOC. Nga sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”. Quan điểm này của Matxcơva đã gián tiếp lên án Trung Quốc bởi hành động của Bắc Kinh xây cất, tôn tạo các bãi đá ở Trường Sa do họ chiếm đoạt của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng DOC và UNCLOS. Hơn nữa, khi Nga nói tới “luật pháp quốc tế” thì trong đó không loại trừ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Như vậy, quan điểm của Nga hoàn toàn phù hợp với quan điểm của ASEAN, quan điểm của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Đương nhiên, xuất phát từ quan hệ Nga-Trung Quốc, Matxcơva chỉ yêu cầu “các bên tranh chấp tuân thủ DOC và UNCLOS”, mà không chỉ đích danh Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, EU cũng chỉ yêu cầu “các bên kiềm chế”, “không thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, chứ không chỉ đích danh Trung Quốc.

(4) Về sáng kiến mới của Nga việc “xây dựng một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc tập thể, không liên kết và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế”. Sáng kiến này đã từng được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga ở Sochi nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Nga-ASEAN. Sở dĩ cấu trúc này phải tuân thủ nguyên tắc “tập thể” và “không liên kết” là để mở cửa cho sự tham gia của tất các bên có liên quan nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh bền vững, hợp tác để phát triển trong khu vực, trong đó có cả các quốc gia đã từng tham gia liên minh quân sự như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Đây là một sáng kiến hay, phù hợp với đặc điểm chính trị và an ninh của khu vực này, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và do đó có tính khả thi cao.

Như vậy, xét từ quan điểm nhất quán của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không thể có chuyện Matxcơva “đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông”.

Thật khó giải thích về động cơ của những ai, không biết vì lý do gì, lại cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Nga về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, gây hoang mang trong dư luận, làm tổn hại tới quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh chúng ta đang tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng tế, còn Trung Quốc lại đang ra sức cố tình giải thích và áp dụng sai về UNLOS, về DOC, cũng như cố tình xuyên tạc và bóp méo quan điểm của Nga và một số nước khác theo hướng “ủng hộ Bắc Kinh” trong vấn đề Biển Đông.

Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần tranh thủ tất cả những ai có quan điểm tương đồng với Việt Nam để hình thành mặt trận rộng rãi ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Hoàng Savà Trường Sa trên Biển Đông-một cuộc đấu tranh không cân sức, lâu dài, khó khăn và phức tạp, chứ không nên có hành động gây chia rẽ Việt Nam với các bàn bè và đối tác, trong đó Nga lại là một đối tác chiến lược toàn diện.

Đại tá Lê Thế Mẫu

Sunday, 12 June 2016

Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông (Hồng Thủy - Giáo Dục)

 

Hãng thông tấn Nga TASS ngày 10/6 đưa tin, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm Thứ Sáu tổ chức họp báo tuyên bố: "Nga không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không để bị kéo vào các tranh chấp này.

Chúng tôi hoàn toàn không đứng về bên nào. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sự tham gia của bên thứ ba vào các tranh chấp này chỉ làm căng thẳng leo thang trong khu vực. Tham vấn và đàm phán về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này nên được tổ chức bởi các bên liên quan trực tiếp theo các cách mà họ tự cho là thích hợp.

Bà Maria Zakharova, ảnh: Russia Today.

Chúng tôi ứng xử dựa trên thực tế rằng, chìa khóa giải quyết bất đồng trong khu vực có thể trở thành việc xây dựng các cấu trúc an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương dựa trên phương pháp tiếp cận phi liên minh và chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các đối tác tham gia tích cực trong việc thực hiện các sáng kiến của Nga về việc phát triển nguyên tắc khuôn khổ của việc tăng cường an ninh và hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN trong việc phát triển bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)".

Cá nhân người viết cho rằng, tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông tiếp tục có xu hướng đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.

Và việc Moscow ra một thông báo chính thức như vậy vào thời điểm này phải chăng cũng nhằm mục đích khác là muốn tác động nhất định đến lập trường và phán quyết của Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA thành lập để thụ lý vụ kiện của Philippines?

Ở Biển Đông có nhiều loại tranh chấp khác nhau, bao gồm:

Một là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, bãi đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi ở Biển Đông. Trong đó có tranh chấp song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và chiếm đóng bất hợp pháp) cũng như tranh chấp đa phương giữa 5 nước 6 bên với chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Chỉ có tối đa 6 nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Hào phóng nhất thì cũng chỉ có tổng cộng 6 quốc gia gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Sudan, Belarus và Afghanistan là công khai ủng hộ.

Hai là tranh chấp trong việc ứng dụng và giải thích UNCLOS, cụ thể nhất là đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chữ U, đường 9 đoạn cùng các khái niệm mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông như "quyền lịch sử" không có trong luật pháp quốc tế.

Tranh chấp trong việc vận dụng UNCLOS vào yêu sách hiệu lực pháp lý cho các thực thể (có lãnh hải 12 hải lý hay không, có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hay không, có đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải cho quần đảo như Trung Quốc tuyên bố ở Hoàng Sa hay không?...)

Ba là tranh chấp trong việc vi phạm UNCLOS như việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo khổng lồ, hủy diệt môi trường sinh thái ở Biển Đông, đe dọa tính mạng và tài sản ngư dân các nước ven Biển Đông đánh bắt ở vùng biển quốc tế hoặc trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà quốc gia ven Biển Đông yêu sách, hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước khác.

Bốn là tranh chấp trong việc tạo ra các rào cản ngăn chặn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông như việc cho tàu chiến, máy bay xua đuổi, ngăn chặn, tạt đầu tàu thuyền, máy bay và các phương tiện nước khác qua lại đúng quy định của UNCLOS hoặc đưa ra các yêu cầu trái luật như áp đặt vùng nhận diện phòng không...

Như vậy có thể thấy, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể các tranh chấp tại vùng biển này.

Các nỗ lực của Philippines, PCA, Hoa Kỳ, Nhật Bản không nhằm vào tranh chấp lãnh thổ, và bên thứ 3 như Mỹ, Nhật Bản cũng không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ.

Nhưng tranh chấp trong việc ứng dụng và giải thích UNCLOS, các hành vi vi phạm UNCLOS, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông rõ ràng nằm trong phạm vi điều chỉnh của UNCLOS mà các thành viên hoàn toàn có thể sử dụng công cụ pháp lý và cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết nếu nỗ lực đàm phán giải quyết không đi đến đâu.

Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp của Philippines, sau 18 năm đàm phán với Trung Quốc không có kết quả, Manila đã quyết định lựa chọn giải pháp pháp lý bằng cách khởi kiện Trung Quốc ra PCA với 15 nội dung.

PCA chỉ định Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán từ Tòa án Luật Biển Quốc tế để thụ lý vụ việc theo đúng quy định, thủ tục tiến trình tố tụng với 2 giai đoạn. Một là xem xét Tòa có thẩm quyền thụ lý vụ kiện hay không, hai là giai đoạn xét xử chính thức sau khi xác định có thẩm quyền.

Trong thông cáo báo chí ra ngày 29/10/2015, PCA xác định Tòa có đủ thẩm quyền thụ lý 7/15 nội dung Philippines khởi kiện liên quan đến việc áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông. Những nội dung còn lại tòa có thể xem xét quyết định trong giai đoạn 2, xét xử vụ kiện. Đến nay việc xét xử đã gần như hoàn tất và PCA chuẩn bị ra phán quyết.

Tính đến nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có 3 tuyên bố chính thức từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố PCA không có thẩm quyền, Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa với 2 lập luận:

Một là Philippines kiện Trung Quốc thực chất là về chủ quyền lãnh thổ và không thể tách rời chủ quyền, mà Trung Quốc đã bảo lưu khả năng từ chối giải pháp trọng tài đối với tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; Hai là Philippines vi phạm thỏa thuận giải quyết tranh chấp qua đàm phán, đối thoại.

Bình luận đáng chú ý của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông

(GDVN) - Lợi ích của Nga trong quan hệ với Trung Quốc, cũng như tâm lý chống Mỹ của Nga đã và đang "khúc xạ" vào Biển Đông.

PCA đã bác bỏ một cách thuyết phục lập luận của Trung Quốc, khẳng định thẩm quyền thụ lý vụ kiện và tiếp tục tiến trình tố tụng cho dù Trung Quốc có tham gia hay không.

Phán quyết cuối cùng của Tòa có hiệu lực pháp lý và tính ràng buộc với tất cả các bên, đặc biệt khi Trung Quốc là thành viên UNCLOS, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Cũng xin lưu ý, trong khuôn khổ vụ kiện của Philippines Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Hội đồng Trọng tài với tư cách thành viên UNCLOS vì Điều 288 UNCLOS quy định: "Trong một vụ tranh chấp, thẩm quyền xét xử của tòa án phải do tòa án đó xem xét, quyết định".

Mặt khác, về giá trị của phán quyết, Điều 296 UNCLOS quy định: "Bất cứ quyết định nào do tòa án có thẩm quyền đưa ra đều là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ".

Quan trọng nhất trong vụ kiện của Philippines theo người viết, đó là việc phá bỏ cách diễn giải luật pháp quốc tế khôn lỏi theo ý mình của Trung Quốc, cũng như cách hành xử chỉ chọn cái nào có lợi cho mình thì tuân thủ, cái nào chống lại tham vọng bành trướng của mình thì tìm mọi cách bóp méo, xuyên tạc hoặc chống đối, cụ thể là đường lưỡi bò.

Một đường 9 nét đứt không tọa độ cụ thể, không căn cứ pháp lý, đưa ra một cách mơ hồ nhưng lại dùng để đòi "chủ quyền" dựa trên cái gọi là "quyền lịch sử" không có trong Công pháp quốc tế cũng như UNCLOS lại đang làm mưa làm gió, là nguồn gốc gây ra các tranh chấp và xung đột ở Biển Đông. 

Theo UNCLOS, "chủ quyền" đối với các vùng biển chỉ áp dụng cho nội thủy, vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý. Nếu cứ theo tiêu chuẩn này, thì phải chăng Trung Quốc coi đường lưỡi bò là "nội thủy" hay "lãnh hải" của họ? Một tham vọng vĩ cuồng không thể hiểu nổi, không thể chấp nhận nổi.

Qua đây cá nhân người viết cũng xin lưu ý rằng, việc người Việt Nam chúng ta nhất là cơ quan truyền thông khi tuyên truyền về Biển Đông mà chỉ nói "bảo vệ chủ quyền biển đảo" là sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng.

Bởi chủ quyền chỉ được tính cho các đảo, đá, nội thủy và lãnh hải. Còn quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý là không gian sinh tồn của dân tộc, là quyền làm chủ các nguồn tài nguyên, là nơi đánh bắt của ngư dân...mà lại không được nhắc đến là sai lầm.

Sở dĩ người viết nêu các vấn đề này ra để có thể thấy rõ, sau các phát biểu gây tranh cãi của Ngoại trưởng Sergei Lavrov về Biển Đông, tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại giao Nga đang hùa theo Trung Quốc, cố tình đánh tráo, trộn lẫn khái niệm, lập lờ đánh lận con đen trong vấn đề Biển Đông hòng né tránh các nghĩa vụ pháp lý và phán quyết của PCA.

Cá nhân người viết không có ý kiến gì về lập trường của Nga không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng trước thời điểm PCA ra phán quyết về một vụ kiện áp dụng và giải thích UNCLOS mà Nga với tư cách một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào hùa với Trung Quốc để đánh lạc hướng dư luận khỏi bản chất vụ kiện là việc làm thiếu cân nhắc, sẽ không đi đến đâu.

Mặc dù chưa đến mức phản đối vai trò, phán quyết của PCA một cách công khai, lộ liễu, nhưng với cách nói lập lờ đánh tráo khái niệm, đánh đồng bản chất các tranh chấp khác nhau ở Biển Đông thành tranh chấp "chủ quyền lãnh thổ", tuyên bố của Nga đang được Trung Quốc sử dụng tối đa để quảng bá cho lập trường sai trái của họ. Cách hành xử ấy của Nga có thể khiến dư luận Nga và một số ít quốc gia có những hiểu lầm đáng tiếc về Biển Đông.
(https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/nga-ra-tuyen-bo-moi-ve-bien-dong-post168606.gd?)

Hồng Thủy

Thursday, 9 June 2016

Luận bàn về việc vận dụng phương pháp lịch sử (Thiên Phương - Nhân Dân)

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22729702-luan-ban-ve-viec-van-dung-phuong-phap-lich-su.html

Bình luận - Phê phán

Luận bàn về việc vận dụng phương pháp lịch sử

Thứ Sáu, 28/03/2014, 02:21:28
 Font Size:     |        Print
Tái hiện lịch sử phải trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó, vì chỉ có như vậy, việc nghiên cứu lịch sử mới giúp hiểu về quá khứ và rút ra bài học hữu ích cho hiện tại. Và do đối tượng nghiên cứu rất phong phú nên trong quá trình thẩm định, nghiên cứu cần nắm vững phương pháp lịch sử để sử dụng một cách khoa học, triệt để, sâu sắc,... Trên thực tế, thực hiện điều này là không dễ dàng, và lâu nay không phải tác giả nào cũng nghiêm túc tuân thủ.
Từ lịch sử phát triển ngành sử học, các nhà nghiên cứu có quan điểm chung rằng: "không gì có thể thay thế tư liệu - không có chúng thì không có lịch sử". Sử liệu tồn tại khách quan, độc lập đối với chủ thể nhận thức; và trên cơ sở thông tin thu nhận được từ kết quả phân tích sử liệu, nhà sử học phục dựng lịch sử. Trong một thời gian khá dài trong sử học đã tồn tại quan niệm cho rằng, chỉ có nguồn sử liệu chữ viết (thư tịch) mới có thể coi là nguồn sử liệu và là nguồn sử liệu có giá trị, còn các nguồn sử liệu khác đều không đáng tin cậy. Quan niệm này khá phổ biến trong trường phái sử học Thực chứng (positivisme), mà đại diện điển hình là nhà sử học người Pháp Numa Denis Pustele De Coulage (1830 - 1889) - người được mệnh danh là "kẻ sùng bái thư tịch", khi ông tuân thủ và chỉ hành động theo một phương châm duy nhất: "Văn bản, chỉ có văn bản, không có gì khác ngoài văn bản".
Nhưng nếu nghiên cứu như vậy thì lịch sử các dân tộc chưa có chữ viết, hoặc những hình ảnh của thời kỳ tiền sử chưa có chữ viết sẽ không thể tái tạo? Tuy nhiên, việc phục dựng được lịch sử của các dân tộc chưa có chữ viết, những bức tranh thời tiền sử ở các khu vực (bằng nhiều phương pháp khác nhau) là câu trả lời với quan niệm sùng bái sử liệu chữ viết. Ðối với Việt Nam, có thể nói vấn đề khó khăn nhất khi nghiên cứu lịch sử là tư liệu. Tư liệu lịch sử nước ta từ thế kỷ 15 trở về trước cho đến nay còn lại rất ít và phân tán rải rác. Sự ra đời một số nhận định sai lầm về lịch sử là có nguyên nhân từ việc thiếu sử liệu. Những năm gần đây, nhiều vấn đề lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử được đánh giá lại với tinh thần cởi mở. Tuy nhiên, trong không khí học thuật đổi mới đó đã xuất hiện một số luận điểm rất phi sử học, hoặc có dấu hiệu lợi dụng diễn đàn của sử học...
Có tác giả bao biện cho việc Nguyễn Ánh cầu viện Tây phương với lập luận: Trong lúc yếu thế, Nguyễn Ánh cần súng ống, tàu chiến, đã (ngẫu nhiên) gặp được một số đoàn truyền giáo đi mở đạo hứa giúp. Lẽ tất nhiên ông ta xem đây là một cơ hội, dù có thể là "một cái xấu cần thiết" (?), "Việc đầu tiên và cấp bách Nguyễn Ánh cần làm là diệt được quân Tây Sơn bằng bất kỳ phương tiện nào, chứ hoàn toàn không cố ý muốn cầu thân với Pháp" (?), và đó là hành động mang tính "sách lược tình huống"! Tác giả rút ra kết luận: Nói Nguyễn Ánh "cõng rắn cắn gà nhà" là không đúng với thực tại lịch sử khách quan, cũng như nói Alêchxăng đơ Rôt hay Bá Ða Lộc làm môi giới giữa Pháp với triều Nguyễn là những tên thực dân phản động lại càng sai lầm về quan điểm lịch sử (?). Bao biện như vậy, tác giả đã cố tình phủ nhận sự thật rằng khi cầu viện quân Xiêm, quân Pháp, Nguyễn Ánh đã đặt quyền lợi của gia tộc, của bản thân lên trên quyền lợi dân tộc, lên trên chủ quyền của đất nước và lên trên cả danh dự của dân tộc.
Người xưa thường nói: "Thời thế tạo anh hùng". Thời thế, nói theo sử học chính là "bối cảnh lịch sử" - điều mà khi tiếp cận bất kỳ một biến cố, phong trào, học phái nào, người nghiên cứu đều phải xem xét kỹ lưỡng. Bình luận về cá nhân trong lịch sử luôn phải đặt nhân vật đó trong bối cảnh lịch sử của họ cùng mối tương tác với các sự kiện chi phối bên ngoài. Lịch sử là cái đã diễn ra, cần nghiên cứu và tái hiện có phương pháp, không thể suy đoán kiểu: nếu không có những gì xấu xa của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19 thì không có C. Mác và chủ nghĩa Mác xuất sắc; nếu không có thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam thì cũng không có Phan Bội Châu hay Hồ Chí Minh với sự nghiệp lẫy lừng... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại, đánh đổ ách áp bức của thực dân, phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập và khẳng định trước thế giới rằng dân tộc Việt Nam có quyền, có chỗ đứng ngang hàng với mọi dân tộc khác trên thế giới. Vậy mà có người lại coi sự nghiệp giành độc lập của nhân dân Việt Nam như một sự "ăn may" của Việt Minh trong "khoảng chân không chính trị". Họ không coi Ngày 2-9 là ngày vinh quang, đánh dấu việc thoát khỏi ách thuộc địa. Từ lòng thù hận, đối với họ, Ngày 2-9-1945 chỉ khai sinh một nhà nước cộng sản và mở đầu cho một giai đoạn nội chiến kéo dài (!). Họ cố tình quên độc lập dân tộc là điều không thể nhân nhượng. Sau gần một thế kỷ là một xứ thuộc địa, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả tất yếu từ nhận thức, hành động của dân tộc Việt Nam; và sau quá trình đấu tranh kiên cường suốt hơn 15 năm với vô vàn tấm gương hy sinh anh dũng, Ðảng Cộng sản là tổ chức chính trị duy nhất có đủ thực lực để lãnh đạo nhân dân khi thời cơ đến đứng lên giành độc lập. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Ngày 2-9-1945 phải được ghi nhận là một trong những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.
Một số người lại lập luận rằng, cuộc cách mạng này là không cần thiết (?), vì chủ nghĩa thực dân đã chết sau Chiến tranh thế giới thứ hai và độc lập dân tộc ắt phải đến, dù có hay không có cách mạng, bởi đó là khuynh hướng tất yếu của lịch sử nhân loại; bằng cớ là mọi quốc gia muốn độc lập, đều đã có độc lập và hơn thế nữa, đa số các trường hợp còn giành được độc lập trước và ít tốn kém hơn Việt Nam (!). Với mấy người này, họ cố tình quên trước khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, chính quyền nước Pháp quyết "khôi phục lại những quyền lợi ở Ðông Dương". Quyết tâm này thể hiện qua hàng loạt các hành động quân sự trong những năm 1945 - 1946. Trong thời đoạn đó hoàn toàn không có một "cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ", khi những người cầm quyền ở Pháp quyết đặt lại ách cai trị của thực dân ở Ðông Dương bằng vũ lực. Ở thời điểm cuối năm 1946, những cố gắng vãn hồi hòa bình đầy chính nghĩa của phía Việt Nam, đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối cùng vẫn bị những người điều hành chính sách của nước Pháp làm đổ vỡ, mặc dù lúc bấy giờ, thời đại của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ thật sự đã kết thúc. Nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh, "chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng", nhưng khi độc lập dân tộc bị đe dọa thì nhân dân Việt Nam "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Người Pháp đã không thấy điều đó và đã nhận thất bại. Sau này người Mỹ cũng lặp lại sai lầm tương tự. Một vài người khi đề cập tới hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20 lại tập trung khai thác và nhấn mạnh một số biểu hiện bên ngoài để khẳng định: Người trong một nước giết nhau trên một quy mô lớn và trong một thời gian dài thì đó là nội chiến, dù có hay không có sự can thiệp từ bên ngoài (?). Luận điểm này là cố tình đánh đồng tinh thần yêu nước của nhân dân anh dũng đứng lên bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ các giá trị nhân văn với bộ phận xã hội đã tự biến mình thành công cụ trong tay ngoại bang.
Tựu trung, chỉ có thể giải thích hiện tượng "quên" đó là: tư liệu không được sử dụng để nghiên cứu toàn diện, khách quan theo phương pháp sử học đúng đắn, mà nhằm phục vụ mục đích đen tối, lấp liếm để đánh đồng chính nghĩa với phi nghĩa, đúng với sai, từ đó dẫn đến kết luận phiến diện, xuyên tạc,...
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, trình bày một sự vật, hiện tượng có thời gian xuất hiện, hình thành, và có các bước vận động, phát triển,... để thấy được tính liên tục, từ đó rút ra các tính chất, đặc điểm, xu hướng, quy luật vận động. Phương pháp lịch sử giúp đi sâu tái dựng được cả không khí lịch sử, tâm lý, tình cảm của con người trong những sự vật, hiện tượng tiêu biểu. Phương pháp lịch sử không phải là sự liệt kê nhiều sự vật, hiện tượng, mà cần biết lựa chọn sự vật, hiện tượng tiêu biểu, điển hình, là biểu hiện tập trung phản ánh quy luật vận động của lịch sử. Nghiên cứu các sự kiện quan trọng, không những phải làm sáng tỏ điều kiện hình thành và diễn biến của sự kiện, mà còn phải đi sâu tìm hiểu làm rõ sắc thái riêng của từng sự kiện, mô tả được tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân và cả không khí xã hội ở thời điểm sự kiện lịch sử diễn ra. Dựng lại sự kiện lịch sử một cách sơ sài, giản đơn, sẽ sa vào lối phản ánh chung chung. Ðặc biệt, nghiên cứu lịch sử phải tỉ mỉ, công phu, phải xem xét mọi mặt biểu hiện, không được đơn giản, càng không được cắt xén làm cho lịch sử trở nên đơn điệu, tẻ nhạt, thậm chí méo mó.
Sự thật lịch sử chỉ có một, nhưng lại có thể xuất hiện ý kiến bình luận khác nhau. Bình luận có sức thuyết phục nhất là căn cứ vào sự thật và vận dụng phương pháp lịch sử nhuần nhuyễn, nhận được sự đồng tình của giới sử học và xã hội. Ðể đi tới sự thật lịch sử, không thể sử dụng lối đánh giá cảm tính "yêu nên tốt, ghét nên xấu", không được xuất phát từ quan điểm cá nhân, sử dụng tư liệu sơ sài, mà cần có quan điểm khách quan, toàn diện, dựa trên cơ sở sử liệu đầy đủ, được thẩm định kỹ lưỡng. Không ai có thể khẳng định mình có nhận thức lịch sử chính xác nếu không sử dụng có hiệu quả các nguyên tắc của phương pháp lịch sử. Nhận thức lịch sử có được sau một quá trình nhận thức, trong đó không phải không có yếu tố chủ quan, phiến diện và sai lầm là một khả năng. Tuy nhiên, có thể châm chước sai lầm do vô tình hay thiếu năng lực nghiên cứu, nhưng không thể bỏ qua các sai lầm về phương pháp luận, mục đích luận. Vì nếu sai lầm về phương pháp luận liên quan tới tư duy, thì sai lầm từ mục đích luận sẽ dẫn tới hành vi vi phạm đạo đức khoa học.
THIÊN PHƯƠNG