Saturday, 14 April 2018

CHỮ NÔM TIẾNG VIỆT VÀ CHỮ HÁN DÙNG ĐỂ MÔ PHỎNG ÂM TRONG TIẾNG PHẠN (Ishii KIminari - Tạp Chí Hán Nôm số 6/2002)



TB

1. Lời mở đầu
Các nước xung quanh Trung Quốc một mặt rất tích cực học Hán văn quy phạm, mặt khác lại muốn thử dùng chữ Hán để ghi lại những từ vốn có của mình vốn khác hẳn với hệ thống âm chữ Hán. ở Triều Tiên nảy sinh Lidoku và cũng dùng cả dạng giản lược của nó. ở Nhật Bản Manyogana được sử dụng, phát triển dạng Hiragana và Katakana trên cơ sở yếu tố gốc là chữ Hán, rồi những chữ Quốc tự như Sakaki , Tsuji , Tooge cũng được tạo ra. ở Việt Nam - một nước cùng nằm trong vành đai văn hóa Hán - chữ Nôm cũng được tạo ra với mục đích là thử biểu đạt vốn từ vựng tiếng Việt bằng cách sử dụng chữ Hán. Về sự hình thành chữ Nôm có thuyết cho là vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV do việc Hàn Thuyên đời Trần Nhân Tông (1278 - 1293), Nguyễn Sĩ Cố thời Anh Tông (1293- 1314) dùng nhiều tiếng Việt để làm thơ phú. Thế nhưng bằng cứ trong sách Đại Việt sử ký chỉ ghi là:
“(Hàn ) Thuyên năng quốc ngữ phú thi. Ngã quốc phú thi, đa dụng quốc ngữ thực tự thử thủy” (Thiệu Phong nguyên niên [1282] thu bát nguyệt điều).
“Mệnh thiên chương học sĩ Nguyễn Sĩ Cố giảng ngũ kinh. Sĩ Cố Đông Phương Sóc chi lưu, thiện khôi hài, năng tác quốc ngữ thi phú. Ngã quốc tác thi phú đa dụng quốc ngữ tự thử thủy” (Hưng Long thập tứ niên [1306] thu cửu nguyệt điều).
Tức là sách Đại Việt sử ký ghi bắt đầu từ Hàn Thuyên thơ phú quốc âm được làm ra nhiều, nhưng ở chỗ khác lại ghi bắt đầu từ thời Nguyễn Sĩ Cố. Chúng ta cũng biết có các ghi chép cho rằng thời Nguyễn Sĩ Cố đã có nhiều người dùng Quốc ngữ để làm thơ rồi như:
“Triều dã văn nhân đa tá Hán Hoàng dĩ Chiêu Quân giá hung nô sự, tác quốc ngữ thi từ phong thích chi” (Hưng Long thập tứ niên [1306] hạ lục nguyệt điều)
Nói rằng thơ Quốc âm bắt đầu từ Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố tôi cho rằng là do tác phẩm của hai ông rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn. Cho dù có thừa nhận cùng với việc xác lập thể thơ phú của dân tộc, cách ghi âm tiếng Việt dựa vào chữ Hán đã hoàn chỉnh trên đại thể vào khoảng cuối thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XIV, thì việc làm văn thơ dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt có từ cuối thế kỷ XIII trở về trước cũng là điều tự nhiên. Theo trường hợp Nhật Bản thì có thể suy đoán rằng trước khi các bài thơ như vậy được làm ra cách ghi tên người tên đất bằng chữ Hán, phương thức ghi tiếng Việt căn cứ vào chữ Hán ở mức độ nào đấy là đã phát triển rồi. Không có tư liệu về nguồn gốc của bản thân chữ Nôm thì phải chăng nên cho rằng chữ Nôm đã có một quá trình phát triển lâu dài. Lại như thời Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố dùng cách ghi như thế nào? Chữ Hán của Việt Nam đã được tạo ra hay chưa? Thời nhà Trần trở về trước là như thế nào ? Rất đáng tiếc là tư liệu không đủ nên chúng ta không thể biết rõ được. Điều đó cũng có nghĩa là về quá trình hình thành chữ Nôm chỉ toàn là những điểm không rõ ràng.
Cho nên tôi cũng lưu ý rằng ở chữ Nôm có rất nhiều chữ Hán dùng trong các tác phẩm dịch kinh điển Phật giáo để mô phỏng âm Phạn và rồi những chữ có hình thức giống với chữ Hán dùng để mô phỏng âm Phạn như vậy liên tiếp được tạo ra; đồng thời cũng muốn chỉ rõ rằng những người có kiến thức về âm Phạn thông qua việc chú giải âm nghĩa trong các kinh điển Phật giáo có khả năng có liên quan đến việc hình thành và hoàn chỉnh của chữ Nôm. Trong số những người đó có các tăng lữ hay không là điều không thể đoán được. Thế nhưng từ sau đời Hán, Việt Nam chịu sự thống trị của Trung Quốc trong một thời gian dài, văn hóa Trung Quốc thâm nhập khá sâu vậy mà số quan lại được học Nho học không nhiều. Như vậy phải chăng Hán tự, Hán văn chỉ thực sự phổ cập trong giới tăng lữ. Có thể thấy rõ do ảnh hưởng của Phật giáo Tùy Đường nhiều tăng lữ xuất hiện và rất giỏi thơ văn; hơn nữa không thể không nói đến bản thân ông Lý Thái Tổ (1010-1028) - người dựng nên nước Đại Việt - cũng là người xuất thân nơi cửa Phật, năm 1018 ông đã mang kinh Đại Tạng từ Trung Quốc về. Về âm chữ Hán của Việt Nam, ông Mine Yatooru suy đoán rằng “Hệ âm quy phạm đời Đường đã được truyền vào Việt Nam có lẽ với tư cách là cách đọc các tác phẩm kinh điển Phật giáo, hệ âm này được đồng hóa và cố định sao cho phù hợp với hệ thống âm vận của tiếng Việt”. Từ việc cho rằng bộ phận cơ bản của âm Hán Việt là âm thời Đường được truyền vào qua con đường Phật giáo cũng có thể nghĩ rằng có nhiều khả năng việc sử dụng chữ Hán thời kỳ đầu ở Việt Nam có liên quan rất chặt chẽ với Phật giáo.
2. Những nét tương đồng với chữ Hán dùng để mô phỏng âm Phạn
Điều đáng lưu ý khi đọc các tác phẩm viết bằng chữ Nôm là chữ có bộ 口 (khẩu) khá nhiều. Ví dụ nếu đem so sánh bản Chinh phụ ngâm tác phẩm thơ chữ Hán kể về nỗi buồn của người phụ nữ có chồng đi chiến đấu xa mà Đặng Trần Côn (1710? – 1745?) làm ra với bản diễn âm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 – 1746) tức là bản dịch chữ Nôm Chinh phụ ngâm khúc theo thể song thất lục bát – thể thơ truyền thống của Việt Nam, thì thấy rõ những khác biệt của nó. Theo sách của Yonosuke Takeuchi khảo về hai tác phẩm, ông đã lấy những chữ Hán có bộ khẩu từ nguyên bản ra, thì ở Chinh phụ ngâm chỉ có 10 chữ tương ứng về(), nội dung, đó là:
喧(3), 鳴(2), 啼(2), 吹(2), 咿 喔 嘆(2), 咨(4), 嗟(5), 唱(4), (eo óc 咿 喔 là tiếng gà gáy nghe vọng lại từ khuê phòng lúc nửa đêm), với số lần xuất hiện là 26 lần.
Trong khi đó ở Chinh phụ ngâm khúc có tới 63 chữ với số lần xuất hiện lên tới 102 lần:
(3), 曢 (6) , (2) , 虝 , 唉 (2), 処 (3) , 唏 (5) , , (4), 唯 , 噲 , , 嘹 , 俌 (2), (2) , , , , 坙 , , , 坘 (3), , 凩, , 垬 (5) , , 哢, , , 喔, (6), , 噴, 口斗, 咏, 凩, 吶 (2), , 冨 (2), 唸, 咮 (2), (2), (2), 喑, 寕 , , 叫, 口衣 , , , 俧, 吿, , , , , (2), 吟 (2), 哦, 喂, 嘌, 凒, .
Lại còn thấy cả những chỗ dùng liên tiếp 4 chữ Hán có bộ khẩu ở bên như: “Khúc nhạc từ réo rắt khong khen”. 曲 樂 詞 冨 . Hơn nữa, trong số 63 chữ này chỉ có các chữ 嘹 叫 喔 令 là sử dụng với ý nghĩa vốn có của chữ Hán thôi. Chữ 吶 nói không chỉ dùng với nghĩa vốn có là “nói lắp” mà còn dùng với nghĩa là “nói”. Chữ 唯 dùng lặp lại là 唯 唯 (dòi dõi). Thế nhưng, bộ 隹 ở bên vì là dạng viết lược nét của 堆 cho nên nó khác với chữ Hán 唯. Tức là bộ khẩu trong hầu hết trường hợp kết hợp với chữ Hán biểu thị phát âm của tiếng Việt; chữ đó biểu thị các động tác có liên quan đến mồm hoặc nếu không thì trở thành phù hiệu dùng để ghi âm mà không có liên quan gì đến ý nghĩa của chữ Hán đó.
Việc bộ khẩu trong chữ Nôm với cách dùng như trên, đặc biệt là được dùng nhiều với mục đích ghi âm đã được Văn Hựu chỉ rõ từ rất sớm. Ông Văn Hựu đưa ra rằng khi dịch các sách kinh Phật, bộ 口 khẩu) bên có tiền lệ là được dùng với tư cách biểu trưng âm tiết như: dùng 囉 để biểu thị phát âm “ra”, dùng để biểu thị phát âm “tha” là những âm không có trong tiếng Trung Quốc. Ông còn giới thiệu báo cáo về Sekitooki thời Cao Ly của ông Zenma Kyosaku như chữ dùng để mô phỏng âm Mek và cho rằng từ sau sách Ryoushi, phương pháp này được dùng nhiều để ghi âm Ural Altail . Ông đưa ra ví dụ từ sau thời Minh Thanh, chữ ghi âm 英 吉 利 (igirisu) 荷 蓮 (oranda) được viết 英 咭 埅, 呵 蓮 ; nó biểu thị các chữ đó khác với ý nghĩa vốn có của 英, 荷, rồi đưa ra kết luận chữ Nôm không thuộc nhóm chữ , 囉 mà lại thuộc vào nhóm sau. Ông Văn Hựu đưa ra các ví dụ để chỉ ra rằng không chỉ trong các chữ Hán dùng để mô phỏng âm Phạn mà cả trong các chữ tục tự thời Minh, các phương ngôn Việt cũng có nhiều chữ Hán dùng bộ khẩu để biểu thị hạn định.
Những điều mà Văn Hựu chỉ ra có thể nói là rất quan trọng. Việc trong chữ Nôm có nhiều bộ khẩu là do người Việt dựa vào việc xác lập phương pháp tạo chữ mới, bằng cách gắn bộ khẩu vào chữ Hán có cách phát âm gần với tiếng Việt hoặc là chuyển dùng toàn bộ chữ Hán có bộ khẩu như một biện pháp ghi tiếng Việt, nhờ đó số lượng chữ Nôm liên tiếp tăng lên, những người đó đã đẩy mạnh chữ Nôm theo xu hướng văn tự biểu âm.
Điều đáng lưu tâm ở đây là những chữ Hán dùng để mô phỏng âm của tiếng Phạn loại như chữ 囉 khác hẳn với tính chất của chữ Nôm thì ông Văn Hựu đã thấy khá nhiều trong chữ Nôm. Cho dù ông đưa ra chữ 埅 khác với chữ 囉 như trên thì thực tế chữ đó lại cũng được dùng nhiều để ghi âm Đa la ni mà trước hết phải kể đến chữ 紇 埅 (hri) (Đại Chính Đại Tạng kinh quyển 8, tr.785 hàng 2) ở trong Bát nhã ba la mật đa lý thú phẩm mà Bất Không dịch từ Đại lạc kim cương bất không chân thực tam ma gia kinh. Hán Hòa đại từ điển của ông Monohashi còn ghi rằng theo sách Tập Vận biên tập đời Tống thì chỉ ghi: “Ly, thanh dã” mà thôi. Đó là vì chỉ do điều tra trong các sách kinh Phật thôi thì không đủ. Nếu nói về chữ có bộ khẩu trong sách Chinh phụ ngâm khúc thì có thể lấy ví dụ chữ là chữ lược nét của 嚧. Thế nhưng chữ 嚧 này lại còn được dùng nhiều để mô phỏng âm Đa la ni trong các sách dịch thời Đường như 3 ví dụ ở Đại thừa lý thú lục ba la mật đa kinh do Đường Bát Nhã Tam Tạng dịch (Đại Chính Đại Tạng kinh quyển 8, tr.873 hàng 27 trên và hàng 24 dưới, tr.874 hàng 13 giữa).
Ngoài ra, cho dù sách Đại Hán Hòa từ điển có những chữ biểu thị ý nghĩa và cách dùng chuẩn xác mà chỉ có thể tìm thấy trong Tập vận hoặc các sách vận thư sau đó thì trên thực tế lại còn có những ví dụ 啊, 噁, , , 嘌 được dùng nhiều trong việc mô phỏng âm Phạn thời Đường hoặc trước thời nhà Đường hay là dùng với tư cách là chữ Nôm.
Thế nhưng trong số những chữ không được thu thập trong bộ Đại Hán Hòa từ điển lại thấy có những chữ như sau được dùng với tư cách là chữ Hán để mô phỏng âm trong tiếng Phạn hay là với tư cách là chữ Nôm.
: 部 薩 利 (隋 三 歲 闍 那 崛 多 共 笈 多 “添 品 妙 法 蓮 華 經” 陀 羅 尼 品 第 二 十 一 大 正 大 藏 經 9 卷, 頁 中 段 7 行 )
: 者 娜 野 (唐 不 空 “仁 王 議 國 般 若 波 羅 密 多 經” 卷 下 , 大 正 大 藏 經 8 卷 , 843 頁 下 段 行
: 日 囉 二 合 娜 那 引 囉 引 野 一 句 吽 引 二 合 钵 多 引 計 引 一 句 (宋 法 賢 說 最 上 根 本 大 樂 不 空 三 昧 大 教 王 經” 卷 第 四 , 大 正 大 藏 經 8 卷 , 807 頁 上 14-15 段 行 ).
3. Chữ Nôm ghi tổ hợp phụ âm và dạng ghép hai chữ Hán để mô phỏng âm trong tiếng Phạn
Trong số những chữ Nôm có bộ khẩu như đã thấy cũng bao gồm cả những chữ được tạo thành do giản lược các chữ Hán rồi sau đó cho thêm bộ khẩu vào. Mặt khác nếu phương thức tạo chữ bằng cách cho bộ khẩu vào được xác lập thì những chữ có cấu tạo đơn giản như vậy có thể được tạo ra rất nhiều, cho nên không thể đoán định được đâu là những chữ Hán dùng để mô phỏng âm trong tiếng Phạn đã được đưa vào chữ Nôm. Thế nhưng, trong trường hợp muốn dựa vào chữ Hán để mô phỏng âm của những từ khác với hệ âm của chữ Hán, điều cần tham khảo trước hết là các ví dụ mô phỏng âm qua các ghi chép về các dân tộc xung quanh trong các bộ chính sử Trung Quốc hay các chữ Hán dùng để mô phỏng âm tiếng Phạn. Ta lại thấy có trường hợp dùng liên tục 4 chữ Hán ghi âm có bộ khẩu như trong Tự luân phẩm Đại Nhật kinh (Đại Chính Đại Tạng kinh quyển 18, tr.30).
Ở Nhật Bản, trong Cổ sự ký và các di văn thời Suiko có dùng nhiều chữ “di”, la rất có khả năng đó là các ví dụ dùng trong Phật giáo như Phú lâu na di đa la ni tử, di lặc bồ tát, a di đà, di lâu sơn. Ông Tsuki shima Yutaka so sánh số tự mẫu Đà la ni trong các sách chép tay thời Na ra như Kim quang minh tối thắng vương kinh quyển 4 và Đại tỳ lư giá na kinh quyển 1 với Manyogana và đưa ra kết quả như sau: Số tự mẫu chung ở quyển trước là 44/105 chiếm khoảng hơn 40%; và ở quyển sau là 25/56 cũng chiếm khoảng 40%; ông đoán rằng những loại sách này là cơ sở chính cho Manyogana. Chỉ một ít sách chép tay hiện còn mà có thể thấy những điểm chung như vậy thì trên thực tế những phần chung còn nhiều hơn nữa. Nghĩa là, sự hình thành Manyogana có liên quan đến những người có hiểu biết về tiếng Phạn. Nếu suy nghĩ thêm về lịch sử Việt Nam mà tôi đã nói trên đây thì có thể nghĩ rằng trường hợp Việt Nam phải chăng cũng giống như vậy.
Giúp cho các suy đoán trên là những chữ Nôm có tổ hợp phụ âm trong các văn bản trước thế kỷ XVII. H.Maspero cho rằng giáo sĩ người Pháp A.De Rhodes căn cứ vào cách phát âm trong từ điển Đông Kinh tiếng Việt ấn hành năm 1651 trên cơ sở tham khảo từ điển của giáo sĩ Bồ Đào Nha và cách phát âm của các dân tộc xung quanh Việt Nam; ông đã giải thích như sau: “Trong tiếng Việt trước đây tồn tại tổ hợp phụ âm đầu bl, kl, tl, những phụ âm này chuyển thành phụ âm đơn trong tiếng Việt hiện nay”. Song những chữ Nôm có tổ hợp phụ âm trong các văn bản thế kỷ XVII về trước có những chữ không đẹp với tư cách là chữ Hán. Ví dụ mà ông Nguyễn Phú Phong đưa ra dưới đây biểu thị sự thay đổi ít nhiều: (a) Chữ Nôm, (b) Cấu tạo chữ, (c) âm đương thời, (d) âm thay đổi, (e) cách ghi của A. De Rhodes và (f) cách ghi tiếng Việt hiện đại.

(a)(b) : (c) (d) (e) (f)
= 巴 ba + 賴 lại : blai trai
疩 = 巴 ba + 陵 lăng : # # blang trăng
= 古 cổ + 弄 lộng : + klong tlong trống
巨 = 巨 cự + 侖 luân : + klon tlon tròn
= 巨 cự + 僚 liêu : + kleo tleo treo
禥 = 巨 cự + 郎 lang : + klang + krang sang
= 巨 cự + 立 lập : + klap + krap sắp
= 巨 cự + 稟 lẫm : + klam + kram

Giống như chữ giêng 喆, đặc trưng của những chữ loại này là được tạo thành chỉ bằng sự kết hợp âm thanh, khác hẳn với những chữ Nôm được tạo thành bởi sự kết hợp các chữ Hán có ý nghĩa. Cũng cần chú ý rằng đó là sự kết hợp giữa phụ âm đầu của một chữ với toàn thể âm của một chữ khác có phụ âm đầu. Tức là trong trường hợp biểu thị âm “đông”, khác với cách phiên thiết ghi bằng “đức hồng thiết”; đây là sự kết hợp giữa phụ âm đầu của chữ trên (thanh mẫu) và bộ phận không phải phụ âm đầu của chữ dưới (vận mẫu); đó là việc làm công phu để ghi tổ hợp phụ âm. Về nguồn gốc của phiên thiết vẫn đang còn nhiều giả thuyết khác nhau: Là do ảnh hưởng của âm Phạn học Ấn Độ hay là vốn có của Trung Quốc ? Cũng có thuyết lại cho đó là vốn có của Trung Quốc, nhưng dưới ảnh hưởng của âm Phạn học mà hoàn chỉnh lên ? Thế nhưng phương thức ghi tổ hợp phụ âm như đã nói ở trên không còn nghi ngờ gì nữa nó bắt nguồn từ ngoài Trung Quốc, từ cách mô phỏng âm trong tiếng Phạn như vajra 金 剛 (kim cương) được ghi 日 囉 二 合. Bản thân tự mẫu trong âm tiết, mọi người đều biết đến cách chọn ghép phụ âm hai chữ liên tiếp giống như sva 婆 thấy trong 42 tự môn của Nhập pháp giới phẩm trong Hoa Nghiêm Kinh. Trong khi tìm ra cách cấu tạo cơ bản cho phát âm tiếng Việt, việc tham khảo những điều trên là điều đương nhiên.
Lại nữa những người sống trong khu vực văn hóa Hán mà không thạo chữ Nôm khi xem những chữ trên thì sẽ nghi ngờ tại sao có nhiều chữ trong đó các bộ phận được xếp theo hình chữ nhật đứng, khác hẳn với những chữ “trống” và “sắp” như vậy. Vì không phải là một vài chữ, phải chăng nên chọn những chữ có số nét ít và khó lẫn với những chữ Hán thông thường; hơn nữa lại có thể cố định chúng trong trường hợp đặt chồng các bộ phận của chữ lên nhau. Điều cần xem xét ở đây là phải chăng những chữ này vốn là những chữ khác nhau được viết theo hàng dọc, nhưng quen tay viết liền nhau mà thành.
Trong các tư liệu viết chữ Hán bên cạnh chữ Phạn để biểu thị phát âm được ghi như sau:
阿 引 哩 野 引 二 合 路 引
以 諦
ā ryā va lo ki te
二 合 嚕 引
śva lo
Các chữ gồm hai chữ như 哩 野 và 滋 lại được gắn chặt nhau (viết liền nhau) (xem hình chụp ở cuối bài). Viết nhầm chăng ? qua ví dụ cách ghi 日 囉 thành 囉 二 合 trong Phật thuyết đế thích bát nhã ba la mật đa tâm kinh (Đại chính Đại Tạng kinh quyển 8, tr.847 hàng 11 giữa) mà Tống Thi Hộ dịch có thể nghĩ đến khả năng dạng chữ gồm hai chữ viết gắn chặt nhau là dạng chữ ghép. Cho dù không có dạng chữ viết gắn chặt nhau như trên, nhưng ở Việt Nam không phải là không có thời kỳ tổ hợp phụ âm đầu “Blai” được ghi bằng dạng viết rời hai chữ “ba” 巴 và “lại” 賴 theo chiều dọc.
ở đây chỉ là suy đoán thôi. Thế nhưng dù có cách ghi như vậy, dù chữ ghép đột nhiên được tạo ra để ghi tổ hợp phụ âm kép; thì vẫn có thể thấy rõ những người dày công tìm ra cách ghi như trên chắc chắn rất am tường về chữ Hán dùng để mô phỏng âm trong tiếng Phạn.

Lã Minh Hằng dịch
(Bài đăng trên Kỷ yếu nghiên cứu Đại học Kadazawa, số 26, tháng 3/1998)
CHÚ THÍCH
(1). Mineya Tooru, Chuuko Kango to Betonamu Kanjion, Kyuuko shoin, 1993, tr.201, tr385-6.
(2). Sđd, tr.388.
(3). Takeuchi Yonosuke, Chinh phụ ngâm khúc, Daigaku shorin, 1984.
(4). Văn Hựu, Luận chữ Nôm chi tổ chức cập kỳ dữ Hán tự chi giao thiệp, Yên Kinh học báo, số 14, 1933, tr.232- 234.
(5). Vẫn biết văn bản dịch Hán các tác phẩm kinh Phật không chỉ giới hạn ở cái gọi là tiếng Phạn hay tiếng Pa ri mà còn gồm cả các sách Phật giáo có lẫn với tiếng Phạn hay tiếng vùng Tây Vực, và các phương ngôn ấn Độ, thế nhưng ở đây để cho tiện xin được ghi bằng từ “mô phỏng âm tiếng Phạn”
(6). Kanda Hydeo, Kojiki no buntai ni kansuru- shi ron, các vấn đề “ Về manh nha của dạng văn Kojiki trong các di văn thời Suiko” “Quốc ngữ và Quốc văn học”, số tháng 8 năm Chiêu Hòa 25.
(7). Tsukishima Hiroshi, Kodai no moji; Nakada Norio, Kooza Kokugoshi 2 oninshi, mojishi, Taishuukan shoten, 1972, tr. 370- 371. Về Manyogana cần nghĩ đến mối quan hệ với Lidoku, xin xem Lidoku to Manyogana no kenkyuu, Izumi shoin, 1982.
(8). Henri Maspero: Etude sur la phonetique de la langue annamite, BEFEO XII, Hanoi, 1912.
(9). A PROPOS DU NÔM, ECRITURE DEMOTIQUE VIETNAMIENNE: Cahier de linguistique asie orientale, No. 4, 1978.
(10). Về các thuyết xin xem Ooshima Shouji, Trung Quốc Ngôn ngữ học sử, Kuuko shoin, 1997, tr. 142- 147.
(11). Về các loại tự mẫu xin lấy ví dụ Mabuchi Kazuo, Nihon ingakushi no kenkyuu 1, chương 1: Phạm ngữ học ở ấn Độ và Trung Quốc( Ringawa shoten, 1984); Yoshitani Toshinobu, Xoay quanh tên gọi Tự mẫu (Nhật Bản Trung Quốc học hội báo, tập 33, số tháng 10 năm 1981.
(12). Pelliot 4577. Hukui Humio, H nnyashinkei no Rekishiteki kenkyuu, Shunjuu sha1987, tr 104.
(13). Kausika - prajnaparamita, Mahayanasutrasamgraha pt.1, Buddhist Sansrit, Texts, No. 17, The Mithila Institute, Darbhanga, 1961, tr. 96.
Hình chụp chữ Phạn
(Pelliot, số 4577)

Friday, 13 April 2018

CHỮ NÔM PHẢN ÁNH NGỮ ÂM ĐỊA PHƯƠNG TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC (Nguyễn Thị Lâm - Tạp Chí Hán Nôm số 5/2005)


TB

Thuật ngữ ngôn ngữ học gọi chung tiếng nói của địa phương là phương ngữ. ở nước ta, có thể phân chia thành ba phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam(1). Trong từng vùng như vậy lại có những sắc thái ngôn ngữ riêng. Sự khác nhau giữa tiếng nói các địa phương thường được thể hiện ở những đặc trưng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, nhưng chủ yếu vẫn là trên bình diện ngữ âm(2). Điều này cũng đã được phản ánh vào chữ Nôm - một thứ chữ viết cổ xưa ghi âm tiếng nói của người Việt. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng khi đi sâu vào các văn bản Nôm, nhất là các văn bản thơ ca cổ tích. Hiện nay, có thể coi Thiên Nam ngữ lục (TNNL) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm dài nhất mà ta còn bảo lưu được. TNNL ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVII và giá trị của nó đã được giới nghiên cứu khẳng định. Trong quá trình phiên âm, chú giải văn bản này(3) chúng tôi còn nhận thấy có những trường hợp muốn đọc và hiểu TNNL một cách chính xác trong một số trường hợp thì không thể không quan tâm đến vấn đề ngữ âm địa phương thể hiện trong văn bản. Vấn đề này được thể hiện ở những nội dung như sau:
1. Không phân biệt /L/ - /N/. Ví dụ:
- Dùng chữ  “nên” (Nôm) để ghi âm “lên”, dùng  “năm” (Nôm) để ghi “lăm” trong khá nhiều trường hợp:
Trẻ từ lên chín lên mười (4a, d6)
Trẻ lên bảy tám mới cho học hành (73b, d9)
Tuổi vừa lên bốn mặt nhìn vẻ vang (77a, d2)
Long Cán tuổi tuần lên ba (89b, d8)
Âu Cơ là hiệu tuổi ngoài mười lăm (3a, d3)
Mười lăm bộ lạc thửa chưng cõi bờ (4a, d6)
Mười lăm bộ lạc dương xưa (12b, d2)
Mười lăm bộ lạc sứ quân (54b, d4)
Mười tám năm trị, tuổi đầy năm lăm (78a, d1)
...
Trái lại, TNNL dùng chữ 蓮 “lên” (Nôm) để ghi “nên” trong những câu:
Tre già măng mọc để hòng gây nên (74b, d5)
Đông cung thái tử lập nên (86a, d2)
Dụ Tông vô tự triều đình lập nên (111a, d1)
Thăm tìm đế thất lập nên (125a, d6)...
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ghi đúng, như dùng chữ 戼 “nên” trong câu:
Cửa nhà căn bản lập nên,
Tốt phúc còn bền sinh được đôi trai. (90a, d7)
Cách ghi tương tự như trên còn có thể tìm thấy trong Việt sử diễn âm(4), một tác phẩm cùng thể loại diễn ca lịch sử ra đời từ thời Mạc, trong câu:
Thuở Hoàng thái tử Vệ vương,
Mới lên bảy tuổi khôn đương việc triều (16b, d3).
Trong sách Chỉ nam ngọc âm(5) cũng thấy dùng chữ 年 “niên” để ghi “lên” trong những câu:
Tiểu nhi con mọn tuổi còn lên ba (7b, d7).
Hậu tử là lên hột cơm (15a, d8)
...
Hoặc như trường hợp chữ 了 “nếu”, thông thường ghi bằng chữ 裊 “niểu”, nhưng trong nhiều trường hợp lại được viết thành (khẩu + liễu). Ví dụ:
Nếu mà khinh rẻ mẹ cha,
Áo xiêm thì cũng thành ra thú cầm
(Thi văn tạp lục,
tr. 20b)
“Nếu nhà chùa bỏ không cúng kỵ thì tôi có quyền lấy lại số ruộng đó”.
(Bia ký kỵ chùa Thạch Trì, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây)
“Dẫu là một cảnh thiên tạo địa thiết rất tinh xảo, nhưng nếu không có đức Từ lão tổ(6) tu luyện thoát hóa ở đó thì còn ai biết tới cho đến ngày nay”.
(Sài Sơn thi lục, tr.85b)
Những thí dụ như trên chứng tỏ những cách phát âm /L/ thành /N/ và ngược lại đã để lại dấu vết trong TNNL và trong các văn bản Nôm nói chung. Điều đó cho thấy người viết chữ Nôm đã phản ánh đúng âm đọc của địa phương mình. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng chỉ xảy ra cách đây chưa thật lâu, chứng cớ là trong Từ điển Việt - Bồ - La của giáo sĩ Alexandre De Rhodes xuất bản tại Rôm năm 1651 đã có l, n và cách đọc của nó được mô tả đúng như hiện nay, chỉ trừ một vài trường hợp đối với l như “lăn” còn là mlăn, “lể” (trong lể gai) còn là mlể, “lồi” còn là mlồi. Lên đến thời An Nam dịch ngữ(7) (khoảng thế kỷ XV, XVI), người đời Minh đã dùng chữ Hán có l để phiên âm 45 từ Việt đọc với l . Còn n cũng đã được ghi nhận qua việc phiên âm 16 từ Việt bằng những chữ Hán hồi đó có âm -n(8). Qua đó có thể thấy rằng chữ Nôm phản ánh những cách phát âm như trên có lẽ chỉ xuất hiện vào khoảng sau thế kỷ XVII.
2. Không phân biệt /T/-/CH/ (quốc ngữ ghi là tr, ch). Ví dụ:
- Dùng 徵 “trưng” (vời đến, trưng cầu) để ghi “chưng”(từ biểu thị thời gian diễn ra sự việc được nói đến: thuở, đương, trong) ở những câu:
Đế vương chưng dấy trời đà giáng sinh (59a, d1)
Chưng khi khốn ở Nguyên quân (102b, d4)
Chưng khi ác thú xông càn (106a, da3)...
Hoặc trong Việt sử diễn âm:
Có người ở nước thánh nhân,
Ở chưng nước Lỗ, nghiệp văn nhà dòng (6a, d5)
- Dùng  “triều” (triều đình, triều đại) để ghi “chầu”, “chiều” trong những câu:
Tôn nàng làm chủ xem chầu Việt bang (2b, d6).
Mưa xuân hoa mọc chiều xuân (5b, d2)...
Sở dĩ có những cách ghi như trên, vì ở đây không có sự không phân biệt giữa hai phụ âm tắc đầu lưỡi và mặt lưỡi tr /t/ và ch /c/, chúng đều thành /c/. Hiện nay, khá nhiều nơi ở Bắc bộ phát âm những từ như “trăng sáng” thành “chăng sáng”, “đánh trống” thành “”đánh chống”, “trẻ con” thành “chẻ con”... Nói một cách khác, phụ âm tr/t/ chỉ còn tồn tại trong ý thức của người nói và được phân biệt trên chữ viết với phụ âm ch/c/ mà thôi. Tuy nhiên, trong cách mô tả của Từ điển Việt-Bồ-La đã cho thấy ở thế kỷ XVII ch/c/ là một âm tắc xát. Còn tr/t/ là một âm quặt lưỡi cũng đã có mặt nhưng nó còn đang tồn tại song song với bl, tl (bl, tl ở thuần Việt, tr ở Hán Việt) chứng tỏ nó đang ở trong quá trình chuyển hóa thành âm này. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII thì /bl/ và /tl/ chuyển dần sang tr và gi. Dấu vết của sự chuyển biến này để lại trong tiếng Việt khá rõ, nhất là trong cách dùng chữ Hán phiên âm các tên Nôm như Từ Liêm (tlèm-trèm), Phù Lưu blầu- trầu, giầu)... /BL/ lại theo phương ngôn mà có thể chuyển thành tr hoặc gi, còn /tl/ thì chuyển thành tr hoặc l. Ví dụ: blời > trời, giời, blo > tro, gio, blai > trai, giai, blả > trả, giả, tlái > trái, lái, tlâu > trâu, tlíu tlo > líu lo, tlúc tlắc > lúc lắc(9) . Như vậy thì quá trình tr, ch nhập một cũng chỉ có thể diễn ra ít nhất vào khoảng sau thế kỷ XVII.
3. Không phân biệt S - X. Ví dụ:
- Dùng  “xướng” (xướng ca) để ghi “sướng” (sung sướng):
Chơi lâu sướng dạ càn đua,
Bộ Lĩnh ngồi hoà bảo chúng rằng bay.
(60b, d2)
- Dùng  “sĩ” (làm quan) để ghi “xảy” (bỗng, chợt, lỡ) trong những câu:
Nam tuần xảy gặp một người thiếu niên (1a, d7)
Kề triều xảy thấy một người (7b, d4)
Đi xa lo nữa xảy chân (71b, d5)
Xảy chân chẳng chấp, xảy lời chẳng chi (92a, d8)...
Những cách ghi như trên cũng chứng tỏ không còn sự đối lập trong cách phát âm giữa S - X nữa, chúng nhập làm một thành /s/ (quốc ngữ ghi: x). Nhưng trong Từ điển Việt - Bồ - La, S đã có mặt với tư cách là một âm riêng biệt, cách phát âm được mô tả là một âm xát quặt lưỡi như thường thấy ở miền Trung và miền Nam, còn X cũng có cách phát âm gần giống như hiện nay(10). Điều đó cho thấy hiện tượng nêu trên cũng chỉ xảy ra trong khoảng mấy thế kỷ gần đây.
4. Không phân biệt R - /z/ (quốc ngữ ghi là d, gi). Ví dụ:
- Dùng  “dụng” (dùng) để ghi “rùng” trong câu:
Vua nghe thấy nói rùng mình,
Nể nang lão tướng công danh đã nhiều (103a, d2)
- Dùng  “dữ” (cùng với) để ghi “giữ” trong câu:
Rao nhau gìn giữ tứ thành,
Bảo nàng Trắc Nhị mọi tình cho hay. (25b,d8)
- Dùng  “giả” (hiền giả, học giả) để ghi “dã” trong câu:
Cờ bay chấp chới dường sao,
Can qua trắng dã, đòng đao biếc lè. (17b, d1)
Có thể tìm thấy những ví dụ tương tự như:
- Dùng  “du” (dầu) ghi “giầu” (trầu) trong câu”:
Ba đồng một mớ giầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
(Lý hạng ca dao, tr.10a)
- Dùng  “dã” (trợ từ cuối câu) để ghi “giã” trong câu:
Em về giã gạo ba trăng,
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm.
(Lý hạng ca dao, tr.99a)
Những ví dụ nêu trên cho thấy ở đây r cùng với d, gi đều phát âm như nhau thành /z/. Những từ có r tuyệt đại đa số đều là những từ thuần Việt. Ở Từ điển Việt - Bồ – La, r đã có cách đọc thống nhất, đó là một âm đầu lưỡi, hơi quặt và hơi rung, còn d được coi như một âm hoàn toàn độc lập, khu biệt với những âm khác. Cũng theo như sự mô tả của Alexandre De Rhodes, những từ hiện nay viết với gi như giời (trời), giầu (trầu), gianh (tranh) ở thời điểm đó đang còn là bl. Quá trình bl > gi đã có mầm mống từ thế kỷ XVII, chứng cứ là trong quyển từ điển này đã ghi cả blả, blả ơn (ở mục B) và giả, giả ơn (ở mục Gi). Hiện nay về mặt phát âm, ở miền Bắc không có một âm đặc biệt nào dành riêng cho r. Nhìn chung thì cả ba âm r, gi, r đều đã nhập làm một thành /z/, chỉ trừ một vài từ phiên âm kiểu như ra-đi-ô, ra-đa thì cách phát âm r có rung mới được phục hồi(11). Kết quả điều tra ngôn ngữ học cũng cho biết chỉ có một vài địa phương ở phía bắc Bình Trị Thiên là còn phát âm phân biệt d, gi mà thôi(12). Ở Nam bộ, hiện tượng phát âm không phân biệt d, gi cũng đã được phản ánh trong các văn bản Nôm, kể cả những tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu(13). Theo GS Nguyễn Tài Cẩn thì sự phát âm không phân biệt giữa r và d, gi cũng là kết quả của những sự diễn biến mới chỉ xảy ra vài ba thế kỷ trở lại đây(14).
Như vậy, ở TNNL hầu như đã thể hiện được những đặc trưng về mặt ngữ âm của một số vùng thuộc phương ngữ Bắc bộ. Chữ Nôm là một thứ chữ ghi âm nên sự thể hiện những cách phát âm địa phương là một vấn đề tồn tại khách quan trong văn bản. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cứ liệu mà ta hiện biết thì những hiện tượng vừa nêu trên cũng chỉ xảy ra cách đây chưa thật lâu khi đã có sự xóa mờ gianh giới đối lập giữa các âm uốn lưỡi và âm không uốn lưỡi tương ứng l-n, tr-ch, s-x, r-d, gi tại một số vùng địa phương ở miền Bắc, khoảng sau thế kỷ XVII. Những Chữ Nôm phản ánh những cách phát âm địa phương như trên tồn tại ở TNNL cũng là điều dễ hiểu, bởi đây là tác phẩm ra đời vào thời Lê nhưng văn bản được sao chép ra sớm nhất là vào đầu thời Nguyễn(15). Do đó trong văn bản, bên cạnh chữ Nôm thời Lê còn có cả những chữ Nôm xuất hiện sau thời kỳ sáng tác của TNNL. Những chữ Nôm thuộc loại thứ hai này rất có thể do người sao chép đời sau đưa vào tác phẩm. Có thể chúng không được thu thập vào trong bất kỳ một quyển từ điển, tự điển chữ Nôm nào, nhưng khi gặp chúng trong văn bản, người đọc cũng cần có một kiến thức nhất định về phương ngữ học thì mới có thể đọc hiểu và phiên âm một cách chính xác những trường hợp tương tự như chúng tôi vừa nêu. Cũng cần lưu ý thêm rằng, khi đi vào một tác phẩm Nôm cụ thể nào đó thì cũng nên chú ý một cách đúng mức đến vấn đề xuất xứ của văn bản. Bởi giống như con người, mỗi văn bản cũng thường có quê quán, lai lịch riêng, và việc đi sâu tìm hiểu những chữ Nôm phản ánh ngữ âm địa phương thể hiện trong đó có thể sẽ giúp ích ít nhiều cho việc phiên âm, chú giải một cách chính xác các văn bản Nôm mà chúng ta hiện có.

N.T.L
CHÚ THÍCH
1. Hoàng Thị Châu: Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb. KHXH, H. 1999.
2. Trần Thị Thìn: Tiếng quê ta, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 10-1999, tr.5.
3. Thiên Nam ngữ lục. Nguyễn Thị Lâm phiên âm, chú giải. Nxb. Văn học & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông-Tây, 2001.
4. Việt sử diễn âm. Nguyễn Tá Nhí sưu tầm, giới thiệu, biên dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, H. 1997.
5. Chỉ Nam ngọc âm. Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Nxb. KHXH, H. 1985.
6. Từ lão tổ: tức Từ Đạo Hạnh, nhà sư nổi tiếng thời Lý.
7. An Nam dịch ngữ. Vương Lộc giới thiệu và chú giải, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 1995.
8. Nguyễn Tài Cẩn: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Nxb. Giáo dục, H. 1995, tr.86 và tr.108.
9. Nguyễn Ngọc San: Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, tập 4, Nxb. Giáo dục, H. 1987, tr.267.
10. 11. Nguyễn Tài Cẩn: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, sđd, tr.86, tr.108 và tr.114.
12. Nguyễn Tri Niên - Nguyễn Phan Cảnh: Sơ lược về tình hình phát âm phân biệt d và gi hiện nay. Nghiên cứu Văn học số 8-1961.
13. Nguyễn Thị Lâm: Chữ Nôm với ngữ âm địa phương Nam bộ, Tạp chí Hán Nôm số 2-1993.
14. Nguyễn Tài Cẩn: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, sđd, tr.162.
15. Nguyễn Thị Lâm: "Về các văn bản Thiên Nam ngữ lục hiện còn", Tạp chí Hán Nôm số 4 - 1997./.

Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết (Phong Hóa - Sài Gòn Giải Phóng Online)

Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết
Thứ bảy, 24/01/2009, 16:23 (GMT+7)
(SGGPO).- Tết, Tết Nguyên đán, Tết Táo quân, đêm trừ tịch, giao thừa...- những từ ngữ đã trở nên thân thuộc ấy lại có nguồn gốc rất thú vị, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa phức tạp. Niềm vui năm mới của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn khi tìm hiểu và cảm nhận những từ ngữ Tết.
Tết
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng, từ những câu chuyện thường ngày đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng...Và mỗi dịp cuối năm cũ đầu năm mới, nó lại nở rộ, ngự trị trong sự xốn xang của mọi người. Không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán.
Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là "mấu tre" (vì thế, khi viết chữ này, người ta phải viết với bộ trúc). Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể (tương đương với "đầu mặt", "khớp", "khuỷu"... trong tiếng Việt). Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thuỷ, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của tết mà ta đang đề cập.
Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là "bộ phận nhỏ của một chỉnh thể" (chi tiết, tình tiết....), "khoảng, đoạn nhỏ" (chương tiết, tiết học, tiết mục...), "phẩm chất trong sạch, khảng khái" (tiết tháo, tiết hạnh, tiết khí, trinh tiết...).
Phần lớn tiếng Hán có phiên âm  iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), chiết biến thành chết... Tiết cũng vậy - biến thành tết. Ngoài nghĩa "ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng" như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu...., trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt.
Tết Nguyên đán
Nguyên đán là từ gốc Hán, Nguyên là "đứng đầu, số một, nhất"; đán là "buổi sáng". Do đó, Tết Nguyên đán nghĩa là "Tết (mừng, của, vào) buổi sáng đầu (năm)".
Gọi như thế bởi vì buổi sáng ngày mồng Một tháng Giêng là thời gian quan trọng nhất trong năm; năm mới chính thức bắt đầu, mọi hoạt động tiêu biểu nhất cho Tết được tiến hành (lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi, chúc thọ người già, đại tiệc đầu năm...). Điều kiện ngoại cảnh cũng rất đẹp và thuận lợi: bắt đầu sang xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc,  hoa nở, chim hót, không khí ấm áp, trời quang đãng, nhịp độ lao động vất vả của một năm tạm ngừng...
Con người thư thái, vui vẻ về tinh thần, trở nên lịch sự, cởi mở hơn về phong cách; rực rỡ hơn với dung nhan, trang phục mới....Tất  cả những hiện tượng trên đều tập trung vào buổi sáng đầu năm khiến người ta cảm thấy buổi sáng đó thật quan trọng, thiêng liêng. Ai cũng tin tưởng, mơ ước mọi việc trong năm đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, may mắn như buổi sáng đầu năm và cố gắng không làm điều xấu để khỏi xúi quẩy cả năm.
Tết táo quân
Táo gốc tiếng Hán có nghĩa là "bếp". Táo quân hay ông Táo nghĩa là "ông quản bếp", "ông vua bếp". Theo truyền thuyết nước ta, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người chồng cũ đi ăn xin, vô tình vào phải nhà người vợ cũ. Người vợ nhận ra chồng cũ, liền đem cho nhiều cơm gạo, tiền bạc. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp"...
Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau" - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ "hai ông một bà", ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm "lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời"...
Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán.
Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách  Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm  Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi....
Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời)!
Còn việc "ông Công" và "ông Táo" được nhân dân ta cúng tiễn vào cùng một ngày có hai cách giải thích. Một: Công là từ rút gọn của Táo công. Hai: Công là từ rút gọn của Thổ công. Cách giải thích thứ nhất xem ra có lý hơn bởi nếu theo cách thứ hai thì khó thể lý giải vì sao lễ tiễn ông Công lại trùng với lễ tiễn ông Táo?!
Đêm trừ tịch
Tịch gốc tiếng Hán nghĩa là "đêm". Tuy nhiên, theo nguyên tắc thuận ngữ, trong tiếng Việt, người ta vẫn nói "đêm trừ tịch" chứ ít nói "trừ tịch", cũng như thường nói: chân thật, cây cổ thụ, sông Hồng Hà, núi Trường Sơn... Còn trừ trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa gốc là "qua đi, bỏ đi". Như vậy, trừ tịch nghĩa là "đêm của năm qua đi" -  đêm cuối cùng của năm cũ.
Tác giả Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục lại có cách lý giải hoàn toàn khác, coi trừ tịch là xua đuổi, trừ khử ma quỷ: "Nguyên tục bên Tàu ngày xưa, cứ về hôm ấy thì dùng một trăm hai mươi đứa trẻ con độ chín, mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống, vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, cho nên gọi là  trừ  tịch".
Giao thừa
Giao gốc tiếng Hán nghĩa là "xen kẽ nhau, thay nhau" hoặc "nối tiếp nhau, trao đổi lẫn nhau"...Còn thừa nghĩa là "đảm nhận, thi hành (nhiệm vụ, nghĩa vụ)" hoặc "thừa kế, kế tiếp"...Gọi là giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng, 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp - thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới - là lúc mà hai vị thần cai quản trần gian (gọi là ông Hành khiển), một cũ và một mới, "bàn giao và tiếp nhận" công việc của nhau. Vào ngày này, nhân dân ta hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường được bày ngoài trời vì mọi người cho rằng các vị thần rất bận, không thể vào tận trong từng nhà để hưởng lễ!
Phong Hóa

Thursday, 1 February 2018

Đăng ký là Việt Cộng?



Đăng ký là một từ Hán Việt. Từ này đã xuất hiện trong các từ điển khá xưa như Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:171), Tự Điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue (1937:249). Trái với sự tưởng tượng của nhiều người, từ đăng ký vẫn sống và sống khỏe trong tiếng Việt ở miền Nam trước năm 1975. Nó được ghi nhận trong tất cả các từ điển phổ thông (Tự Điển Việt Pháp Phổ Thông của Đào Văn Tập (1950:213), Dictionnaire Vietnamien–Chinois–Français của Eugène Gouin (1957:395), Việt Pháp Tự điển của Đào Đăng Vỹ (1964:281), Việt Nam Tự Điển (Lê Văn Đức et al., 1971a:423). Sau năm 1975 người miền Nam mua một cọng mì, một ký thịt, nửa bao thuốc lá… đều phải đăng ký. Vì vậy nhiều người lầm tưởng đăng ký là một từ của Việt Cộng, một sản phẩm của chế độ cộng sản.