Tìm hiểu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khái niệm nhân dân Việt Nam
Cập nhật lúc 16h58 - Ngày 07/10/2015
(ĐCSVN) - Việc hiểu đúng khái niệm "nhân dân", thường được sử dụng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong công tác vận động nhân dân… góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Trong cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ít lần nêu ra quan niệm về nhân dân ta.
Có lúc Người nói rằng nhân dân ta gồm “gái trai già trẻ” của “năm lớp Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”.
Có lúc Người chỉ rõ rằng: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”. Người còn nhấn mạnh rằng bốn giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước “Đó là nền tảng của quốc dân”.
Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì nhân dân ta là bộ phận gồm đông đảo những người thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chủ yếu là những người lao động trong xã hội. Đó là tầng lớp trí thức (Sỹ); giai cấp nông dân – người sống bằng nghề làm ruộng (Nông); giai cấp công nhân – người lao động chân tay, làm việc cho chủ tư liệu sản xuất công nghiệp hoặc làm việc cho Nhà nước trong các cơ sở công nghiệp (Công);tầng lớp thương nhân hay tầng lớp những người buôn bán (Thương); những người làm việc trong Quân đội Nhân dân hay là quân nhân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Binh). Các tầng lớp, giai cấp nhân dân này “đoàn kết thành một khối” như “năm cánh ngôi sao vàng trên nền đỏ Quốc kỳ Việt Nam” và là “nền tảng của quốc dân Việt Nam”. Ngoài các tầng lớp, giai cấp lao động đó ra, theo Hồ Chí Minh, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “những người khác yêu nước”, cụ thể những nhân sỹ yêu nước (là người trí thức có danh vọng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, Luật sư Trịnh Đình Thảo) và những thân sỹ yêu nước (là người có học thức, thuộc tầng lớp trên của xã hội cũ như Cụ Phan Kế Toại) cũng trong địa vị nhân dân. Người dân Việt Nam nào trong địa vị nhân dân Việt Nam là người được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam do luật pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định.
Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân Việt Nam thì “quốc dân Việt Nam” hay “người dân trong nước Việt Nam” không đồng nghĩa với “nhân dân Việt Nam”. Bởi vì, trong quốc dân có người trong địa vị nhân dân và có cả những người dân Việt Nam không trong địa vị nhân dân. Những người dân Việt Nam không trong địa vị nhân dân này không được hưởng các quyền công dân như nhân dân; nói cách khác, những người dân Việt Nam mất quyền công dân Việt Nam thì không được trong địa vị nhân dân Việt Nam, nhưng họ vẫn là quốc dân Việt Nam.
Cũng theo Hồ Chí Minh, những người Việt Nam trước đây thuộc giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột, buôn dân bán nước, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nếu họ chấp hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, có quyền công dân thì họ là nhân dân; ngược lại những người Việt Nam trong địa vị nhân dân, nhưng vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của toàn dân thì không thuộc nhân dân nữa. Chẳng hạn, Nguyễn Vĩnh Thụy hay Bảo Đại - ông vua bù nhìn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, tay sai đế quốc Pháp, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, khi ông ta nộp ấn kiếm cho cách mạng, thề trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Chính phủ cách mạng, rồi làm Cố vấn tối cao của Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì lúc đó ông ta là nhân dân; nhưng sau đó ông ta lại theo giặc Pháp, cam tâm buôn dân bán nước, thì lúc này ông ta không trong địa vị nhân dân nữa.
Quan niệm về nhân dân ta như trên được Hồ Chí Minh nêu ra ngay từ những năm tháng đầu tiên của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quan niệm đó hoàn toàn phù hợp với cách giải nghĩa từ “nhân dân” trong Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản lần đầu vào giữa năm 1998.
Ngoài hai từ “nhân dân”, Hồ Chí Minh còn gọi nhân dân ta bằng những từ khác nhau. Có lúc Người gọi là “dân” hay “dân ta”; có lúc Người gọi là “dân chúng” (quần chúng nhân dân). Cách gọi nhân dân như vậy đã đúng, lại gần gũi, dễ hiểu.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân Việt Nam còn có một nội dung khác nữa cũng rất quan trọng khi phân định mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ta. Nội dung đó là: Trong công tác hay trong cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ cụ thểmà mỗi người, mỗi nhóm người, hay mỗi đơn vị hoặc tổ chức đoàn thể trong nội bộ nhân dân có vị trí cụ thể là nhân dân hay không là nhân dân.Chẳng hạn: Nói hoặc viết một cách bao quát là “nhân dân Việt Nam”, nói hoặc viết như vậy là trong nhân dân có cả Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân Việt Nam; nói hoặc viết “Đảng và nhân dân” – như vậy, trong nhân dân đó có cả cán bộ, đảng viên của Đảng; nói hoặc viết “Chính phủ và nhân dân” – như vậy trong nhân dân đó có cả công chức, viên chức của Chính phủ; cũng có thể hiểu tương tự như vậy, khi nói “cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân”; khi nói “bộ đội và nhân dân”; “công an và nhân dân”...
Xin được nêu dẫn chứng sau đây: khi viết về “vấn đề cán bộ”, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Trong câu này của Hồ Chí Minh, trước dân chúng, thì cán bộ của Đảng và Chính phủ không trong “tập hợp nhân dân” nữa.
Một dẫn chứng nữa: khi viết về bệnh hẹp hòi của cán bộ, đảng viên của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Có nhiều đồng chí tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng. Họ quên rằng: Chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Họ quên rằng: so với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết. Vì vậy ta cần phải hợp tác với những người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ. Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”. Trong lời dạy, Hồ Chí Minh muốn nói tới quan hệ giữa nhân dân và Đảng ta, giữa quần chúng nhân dân và đảng viên của Đảng. Trong các mối quan hệ cụ thể này, trước nhân dân Đảng không ở trong “tập hợp nhân dân”. Như vậy, một cán bộ hay một đảng viên của Đảng, tuỳ theo vị trí cụ thể của mình trong quan hệ công tác hay trong một việc cụ thể, có lúc là người dân, có lúc không trong “tập hợp nhân dân”./.
Có lúc Người nói rằng nhân dân ta gồm “gái trai già trẻ” của “năm lớp Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”.
Có lúc Người chỉ rõ rằng: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”. Người còn nhấn mạnh rằng bốn giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước “Đó là nền tảng của quốc dân”.
Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì nhân dân ta là bộ phận gồm đông đảo những người thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chủ yếu là những người lao động trong xã hội. Đó là tầng lớp trí thức (Sỹ); giai cấp nông dân – người sống bằng nghề làm ruộng (Nông); giai cấp công nhân – người lao động chân tay, làm việc cho chủ tư liệu sản xuất công nghiệp hoặc làm việc cho Nhà nước trong các cơ sở công nghiệp (Công);tầng lớp thương nhân hay tầng lớp những người buôn bán (Thương); những người làm việc trong Quân đội Nhân dân hay là quân nhân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Binh). Các tầng lớp, giai cấp nhân dân này “đoàn kết thành một khối” như “năm cánh ngôi sao vàng trên nền đỏ Quốc kỳ Việt Nam” và là “nền tảng của quốc dân Việt Nam”. Ngoài các tầng lớp, giai cấp lao động đó ra, theo Hồ Chí Minh, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “những người khác yêu nước”, cụ thể những nhân sỹ yêu nước (là người trí thức có danh vọng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, Luật sư Trịnh Đình Thảo) và những thân sỹ yêu nước (là người có học thức, thuộc tầng lớp trên của xã hội cũ như Cụ Phan Kế Toại) cũng trong địa vị nhân dân. Người dân Việt Nam nào trong địa vị nhân dân Việt Nam là người được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam do luật pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định.
Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân Việt Nam thì “quốc dân Việt Nam” hay “người dân trong nước Việt Nam” không đồng nghĩa với “nhân dân Việt Nam”. Bởi vì, trong quốc dân có người trong địa vị nhân dân và có cả những người dân Việt Nam không trong địa vị nhân dân. Những người dân Việt Nam không trong địa vị nhân dân này không được hưởng các quyền công dân như nhân dân; nói cách khác, những người dân Việt Nam mất quyền công dân Việt Nam thì không được trong địa vị nhân dân Việt Nam, nhưng họ vẫn là quốc dân Việt Nam.
Cũng theo Hồ Chí Minh, những người Việt Nam trước đây thuộc giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột, buôn dân bán nước, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nếu họ chấp hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, có quyền công dân thì họ là nhân dân; ngược lại những người Việt Nam trong địa vị nhân dân, nhưng vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của toàn dân thì không thuộc nhân dân nữa. Chẳng hạn, Nguyễn Vĩnh Thụy hay Bảo Đại - ông vua bù nhìn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, tay sai đế quốc Pháp, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, khi ông ta nộp ấn kiếm cho cách mạng, thề trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Chính phủ cách mạng, rồi làm Cố vấn tối cao của Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì lúc đó ông ta là nhân dân; nhưng sau đó ông ta lại theo giặc Pháp, cam tâm buôn dân bán nước, thì lúc này ông ta không trong địa vị nhân dân nữa.
Quan niệm về nhân dân ta như trên được Hồ Chí Minh nêu ra ngay từ những năm tháng đầu tiên của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quan niệm đó hoàn toàn phù hợp với cách giải nghĩa từ “nhân dân” trong Đại từ điển Tiếng Việt xuất bản lần đầu vào giữa năm 1998.
Ngoài hai từ “nhân dân”, Hồ Chí Minh còn gọi nhân dân ta bằng những từ khác nhau. Có lúc Người gọi là “dân” hay “dân ta”; có lúc Người gọi là “dân chúng” (quần chúng nhân dân). Cách gọi nhân dân như vậy đã đúng, lại gần gũi, dễ hiểu.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân Việt Nam còn có một nội dung khác nữa cũng rất quan trọng khi phân định mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ta. Nội dung đó là: Trong công tác hay trong cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ cụ thểmà mỗi người, mỗi nhóm người, hay mỗi đơn vị hoặc tổ chức đoàn thể trong nội bộ nhân dân có vị trí cụ thể là nhân dân hay không là nhân dân.Chẳng hạn: Nói hoặc viết một cách bao quát là “nhân dân Việt Nam”, nói hoặc viết như vậy là trong nhân dân có cả Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân Việt Nam; nói hoặc viết “Đảng và nhân dân” – như vậy, trong nhân dân đó có cả cán bộ, đảng viên của Đảng; nói hoặc viết “Chính phủ và nhân dân” – như vậy trong nhân dân đó có cả công chức, viên chức của Chính phủ; cũng có thể hiểu tương tự như vậy, khi nói “cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân”; khi nói “bộ đội và nhân dân”; “công an và nhân dân”...
Xin được nêu dẫn chứng sau đây: khi viết về “vấn đề cán bộ”, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Trong câu này của Hồ Chí Minh, trước dân chúng, thì cán bộ của Đảng và Chính phủ không trong “tập hợp nhân dân” nữa.
Một dẫn chứng nữa: khi viết về bệnh hẹp hòi của cán bộ, đảng viên của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Có nhiều đồng chí tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng. Họ quên rằng: Chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Họ quên rằng: so với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết. Vì vậy ta cần phải hợp tác với những người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ. Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”. Trong lời dạy, Hồ Chí Minh muốn nói tới quan hệ giữa nhân dân và Đảng ta, giữa quần chúng nhân dân và đảng viên của Đảng. Trong các mối quan hệ cụ thể này, trước nhân dân Đảng không ở trong “tập hợp nhân dân”. Như vậy, một cán bộ hay một đảng viên của Đảng, tuỳ theo vị trí cụ thể của mình trong quan hệ công tác hay trong một việc cụ thể, có lúc là người dân, có lúc không trong “tập hợp nhân dân”./.
Châu Thành
(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/doc-510720154575656.html)
(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/doc-510720154575656.html)