Monday, 23 September 2019

Khảo luận về rác học thuật mà các cụ để lại (của Brian Wu từ Mĩ) (Brian Wu - Giao's Blog)

25/03/2018


Khảo luận về rác học thuật mà các cụ để lại (của Brian Wu từ Mĩ)
(https://giaovn.blogspot.com/2018/03/khao-luan-ve-nhung-ong-rac-hoc-thuat.html)
Lâu nay, trên Fb, thấy có một bạn là Brian Wu (người Việt đang ở Mĩ) đưa dần dần các bài ngắn có tính chất dọn rác học thuật. Tạm gọi là là khảo luận về rác học thuật. Đó là những đống rác do các cụ để lại.

Các cụ ở đây, như Brian Wu chỉ ra, là có: Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Lê Thành Khôi, Thụy Khê, Nguyễn Thừa Hỷ, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Đắc Xuân,... Các khảo luận có cái đúng, có cái sai, nhưng đều có ý nghĩa về mặt học thuật. 

Từ hôm nay, ngày 25/3/2018, dành một mục để cập nhật các khảo luận đó của Brian Wu, với tư cách một người quan sát. Cập nhật dần, khi mình có thời gian rảnh và để ý tới. Đầy quá khổ một entry thì sẽ mở entry mới.


Theo thứ tự ngược từ dưới lên như mọi khi (không hẳn theo thứ tự mà Brian Wu đưa lên Fb).

Từ đây trở xuống tất cả là của Brian Wu.







---

"

Vâng, chúng ta có thể ngồi và đùn đẩy trách nhiệm cho viện Sử học hoặc các học giả nào đấy, hay chúng ta có quyền để thêm chút thời giờ tìm hiểu về sử nước ta, thay vì cần đọc các tiểu luận, đại luận gì đấy từ họ. Vì biết đâu phần lớn các học giả Việt Nam không đọc thông chữ Hán, không biết tiếng Anh, tiếng Pháp nên những gì họ viết, chúng cũng chỉ cọp dê lại ý tưởng của người khác thôi bạn ạ.
Bạn và mình đều có đầu óc, biết dùng mạng, hay ta cứ làm đủ trách nhiệm của chúng ta trước.
Mình dẹp rác để các bạn đỡ phải tự mình nhúng tay vào đống rác mà tìm sách.
Và bạn cứ tự nhiên đi hỏi viện Sử học, viện Hán Nôm, các trường đại học nào đấy, là tại sao cho đến nay nước ta vẫn chưa có thể có một bộ Đại Nam Thực Lục bản chữ Hán trên mạng để 100 triệu người Việt dễ dàng tra và hiểu thêm về sử nước nhà ? Thế bộ Đại Nam Thực Lục bản chữ Hán có gì phản động trong ấy không mà người ta không dám cho lên mạng ?
Mà biết đâu nếu mình học xong cách làm sao OCR text, và mình cùng bạn bè đưa hết cả bộ Đại Nam Thực Lục bản chữ Hán lên mạng, cho tất cả mọi người trên thế giới đọc và tra như bên ctext.org, thì có phải là lúc ấy, cả nước Việt Nam, từ viện Sử học cho đến các vị Giáo Sư trường làng nào đấy, phải xấu hổ vì bản thân họ, những người đáng lẽ phải đi đầu trong việc đưa sử đến với người Việt, không làm được việc cỏn con ấy, mà một người không trong ngành như mình, bỏ thời gian ngoài giờ lại làm được điều ấy không ?
Rồi cả chục năm sau, thế hệ con cháu khi đánh giá lại, chúng sẽ viết gì về các viện lẫn các sử gia Việt Nam thế kỷ 21 này nhỉ ?
Mời bạn tham khảo.
Brian

"

Dịch thuật sử học VN trong thế giới phẳng



13/02/2015 10:37 GMT+7


Một nền học mới khởi đi từ khoảng 100 năm trước đã để lại những dấu ấn sâu sắc tại nhiều quốc gia châu Á, khi mà những tiếp biến khoa học, văn hóa và tri thức nói chung ngày một tấp nập và đa chiều. Trong góc nhìn khoa học xã hội, cụ thể là với nền sử học hiện đại Việt Nam, thử nhìn lại việc dịch thuật các tác phẩm sử để đo lường chiều sâu, bề rộng của quá trình này.
Chuyện bên láng giềng
Cuối tháng 8 năm rồi, một bản tin trên trang web của Đại học Vân Nam (Trung Quốc) không thể không bắt chúng ta phải nghiền ngẫm. Bản tin thông báo dự án “Dịch thuật các nghiên cứu về Đông Nam Á của ngoại quốc” đã khởi động từ ngày 12-7-2014.
Đây là một chương trình dài hơi, với mục đích dịch sang Trung văn và xuất bản thành tùng thư gồm những nghiên cứu từ nhiều ngôn ngữ của các học giả phương Tây và Đông Nam Á chuyên nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á. Chủ biên tùng thư này là Tôn Lai Thần (Sun Laichen) - học giả Hoa kiều đang dạy sử tại CSUF (California State University, Fullerton), người từng đưa ý tưởng và thôi thúc dự án từ hơn mười năm trước.
Tháng 4-2015, dự án nói trên sẽ hoàn thành và xuất bản chín bản dịch, trong đó có ba bản liên quan trực tiếp đến Việt Nam, gồm: Nghiên cứu lịch sử An Nam (phần I): Công cuộc chinh phục An Nam của hai triều Nguyên, Minh của học giả Nhật Bản Yamamoto Tatsuro (Sơn Bản Đạt Lang, Tokyo: Yamakawa Shuppansha, 1950); Ho Chi Minh: A life của học giả Mỹ William J. Duiker; Nỗi buồn chiến tranh, tiểu thuyết của nhà văn Việt Nam Bảo Ninh. Dự án này cũng sẽ tái bản Việt Nam thông sử (nguyên tác Việt ngữ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Đới Khả Lai dịch, Thương Vụ ấn thư quán xuất bản lần đầu năm 1992).
Phần tiếp nối của dự án sẽ là 25 bản dịch sách lịch sử và nghiên cứu sử chuyên đề (của 20 tác giả đương đại và 5 tác giả cổ đại). Trong số này có những công trình rất mới như A history of the Vietnamese của Keith Taylor (Cambridge University Prees, 2013), A new history of Southeast Asia của M.C. Ricklefs (Palgrave Macmillan, 2010), Sự hình thành và tiếp biến của nhà nước Đại Việt thời trung đại của Momoki Shirou (Đào Mộc Chí Lãng, Hội xuất bản Đại học Osaka, 2011), có tác phẩm kinh điển về văn hóa Việt Nam của Pierre Huard & Maurice Durand (Connaissance du Viet-Nam, Hanoi, EFEO, 1954), có nghiên cứu so sánh về chế độ chính trị Trung Quốc - Việt Nam của Alexander Barton Wooside (1) và cũng thấy có Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 của Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm nữa.
Cái mới của dự án dịch thuật thuộc Đại học Vân Nam là việc hình thành một tổ chức đặc nhiệm nhằm nhanh chóng nắm bắt những vấn đề trọng yếu liên quan đến chính trị, kinh tế và quân sự thuộc khu vực Đông Nam Á hoặc những phân tích sâu sắc nằm trong các nghiên cứu mới mẻ thuộc diện đỉnh cao học thuật của các tác giả ngoài Trung Quốc. Nó là sự nối tiếp một cách quy mô, hệ thống và bài bản công việc mà học giới nước này đã làm gần 90 năm qua.
Trong khoảng từ năm 1950 đến nay, không kể các báo cáo quân sự hoặc niên giám kinh tế, về học thuật, sơ bộ thấy Trung Quốc đã dịch của Việt Nam khoảng hơn 50 tựa, đáng chú ý là bốn bộ thông sử gồm của Đào Duy Anh (Việt Nam cổ đại sử, Thương Vụ ấn thư quán xuất bản năm 1959), Minh Tranh (Việt Nam sử lược, Tam Liên thư điếm, 1960), Viện Khoa học xã hội (Việt Nam lịch sử, Bắc Kinh Nhân Dân xuất bản xã, 1977, tham khảo nội bộ), Trần Trọng Kim (Việt Nam thông sử, Thương Vụ ấn thư quán, 1992); một bộ lịch sử địa lý Việt Nam của Đào Duy Anh (Thương Vụ ấn thư quán, 1973); năm cuốn chuyên đề về biển Đông (Tập san Sử địa 29, hai cuốn Sách trắng và hai cuốn của nhà ngoại giao kỳ cựu Lưu Văn Lợi).
Ngoài số đó còn có các bản dịch từ tác giả Tây, Nhật nghiên cứu về Việt Nam, tiêu biểu như Việt Nam Trung Quốc quan hệ sử niên biểu của Yamamoto Tatsuro (Sở Nghiên cứu Đông Nam Á tỉnh Vân Nam xuất bản, 1983), Việt Nam Nguyễn thị vương triều xã hội kinh tế sử của Li Tana (NXB Văn Tân, 2000), Việt Nam chính trị kinh tế chế độ nghiên cứu của Shiraishi Masaya (NXB Đại học Vân Nam, 2006).
Lược thuật trên đây chưa đề cập lãnh thổ Đài Loan, vốn là nơi mà không khí học thuật thoáng đãng và vượt xa hơn rất nhiều, nhất là việc dịch thuật.
Ngược về thời kỳ Dân Quốc, là thời kỳ bắt đầu đặt nền tảng của nền học mới, năm 1927 học giả Phùng Thừa Quân (Feng Chengjun/, 1885-1946) cho xuất bản bản dịch Côn Lôn cập Nam Hải cổ đại hàng hành khảo (2), và từ đó cho đến 20 năm sau, học giả này hoàn thành hơn 100 bản dịch gồm những bài nghiên cứu và sách của các học giả phương Tây đăng trên BEFEO (tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đặt tại Hà Nội), T’oung Pao (tạp chí của Hà Lan), Journal Asiatique (tạp chí của Hội Nghiên cứu châu Á, Pháp)...
Các nghiên cứu được chọn dịch hầu hết liên quan đến lịch sử, văn hóa Trung Á và Đông Nam Á, trong số đó có hơn 10 công trình nghiên cứu về Việt Nam mang tính cơ bản và rất nổi tiếng như: Khảo về Tượng quận thời Tần Hán, Khảo về cương vực Phủ đô hộ An Nam thời Đường, Khảo về các quốc gia trên bán đảo Việt Nam đầu thời Tống, Chính trị & địa lý nước An Nam trong các triều đại Lý, Trần, Hồ... của H. Maspero; Vương quốc Champa của G. Maspero; Khảo về việc bình định An Nam đầu thời Tần, Bổ túc sử liệu Champa của Aurousseau; Khảo về nước Phù Nam, Ghi chú về “Chân Lạp phong thổ ký”, Khảo về Mâu Tử, Một số vấn đề về sử liệu Trung Quốc liên quan đến Việt Nam... của P. Pelliot; Các thế hệ vương triều Việt Nam của M.L. Cadière...
Chuyện ở nước nhà ta
Nhìn lướt qua một thế kỷ học thuật ở nước bên cạnh, chúng ta phần nào hình dung được sự yếu kém của nền sử học nước nhà trên con đường học thuật thênh thang của nhân loại.
Một thế kỷ qua hầu như những người làm sử và nghiên cứu sử nước ta chưa dịch trọn vẹn bộ thông sử Việt Nam nào trong số mấy chục bộ do ngoại quốc soạn, trước đây như của tác giả Pháp, gần đây như của các tác giả Trung Quốc và mới đây như của K. Taylor chẳng hạn.
Dù nguyên nhân là gì thì việc không dịch và phổ biến những trứ tác bên ngoài thì cũng là một kiểu sai lầm, và thiệt thòi đầu tiên là ta sẽ mãi mãi không hiểu cặn kẽ đối phương.
Trung Quốc tuy dịch nhiều nhưng nhìn kỹ thấy có phân biệt ra hai nhóm, một nhóm sách là những công trình nghiên cứu đỉnh cao để họ học tập và một nhóm sách là dịch để hiểu đối phương. Đối với Trung Quốc, sách sử Việt Nam đương nhiên thuộc nhóm thứ hai, đến như cuốn sử chuyên đề Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc (NXB Thế Giới Tri Thức, 1980) mà trong đó người nước ta mắng tổ tiên họ ra rả mà họ cũng dịch cũng bày bán, hay như cuốn Nỗi buồn chiến tranh lọt trong mớ toàn sách sử mà Đại học Vân Nam đang dịch thì ta phải biết họ không dựa trên tiêu chí giá trị văn chương gì đâu.
Đối với các nghiên cứu sử có giá trị khoa học thì ta dịch quá ít, lác đác mới thấy có vài cuốn như của Yoshiharu Tsuboi, Li Tana, A.L. Fedorin, Choi Byung Wook cùng với một số bài nghiên cứu ngắn hoặc rất ngắn. Hậu quả của sự thiếu giao lưu học thuật qua con đường phiên dịch này cũng giống như thời nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, sử học Việt Nam vẫn đang đóng cửa “độc hành kỳ đạo”. Cứ đọc thử vài bài tham luận thuộc mảng sử trong những quyển kỷ yếu hội thảo Việt Nam học sẽ thấy ngay mức chênh lệch xa lắc giữa tác giả trong nước với tác giả bên ngoài. Người Việt Nam mà nghiên cứu về Việt Nam còn thua bên ngoài, nói chi đến việc nới rộng ra khu vực hay thế giới.
Các sách về phương pháp luận tuy được lưu ý sớm, thời kỳ tạp chí Nam Phong (1917-1934) đã có đăng vài bản dịch từ tiếng Pháp, cung cấp một số kiến thức cơ bản về phép viết sử và phương pháp nghiên cứu mới cho người đương thời, nhưng đây lại là công việc thuộc về trào lưu, chục năm không đổi đã gọi là lạc hậu.
Việc thống kê, khai thác sử liệu và hiệu khám sử liệu từ bên ngoài cũng quá chậm chạp. Bản dịch bộ Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H.), vài cuốn sử liệu Trung Quốc liên quan đến Việt Nam, tập sử liệu Đông Ấn Hà Lan cùng với vài tập du ký mỏng mỏng của người phương Tây chẳng thấm vào đâu đối với nhu cầu thực tế.
Nếu trong dịp kỷ niệm một thế kỷ Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) ở Việt Nam vừa qua chẳng hạn, mà một vài bản dịch tiếng Việt từ các tác giả EFEO đăng trên BEFEO ra đời thì có lẽ ngoài dấu ấn sâu sắc nó còn có giá trị thúc đẩy học thuật cao hơn nhiều thay vì các bài diễn văn kể lể. Đã đành hoạt động nào cũng có giá trị và lợi ích riêng của nó, nhưng ở đây lại là biểu hiện của sự mất cân đối trong hoạt động học thuật. Trong hàng trăm nghiên cứu của EFEO trước năm 1959, đến năm 2008 mới thấy ra đời một bản dịch Việt văn mà nguyên tác của nó đã nổi tiếng ngay sau khi xuất bản năm 1944 ở Hà Nội (Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, G. Coedès, Nguyễn Thừa Hỷ dịch). Còn những nghiên cứu thiết thực hơn về lịch sử nước nhà từ kho BEFEO, T’oung Pao, Journal Asiatique... mà đại đa số người nghiên cứu ở xứ ta chưa đọc được thì giới học thuật Trung Quốc đã được đọc bằng Trung văn hồi 70, 80 năm trước!
Chưa kể, có một nỗi thẹn khi việc hiệu khám bộ chính sử thì do một học giả Trung Hoa thực hiện và in ở Nhật (Trần Kinh Hòa, Đại Việt sử ký toàn thư hiệu hợp bản, 1983), hoặc như việc làm thư mục kho sách Hán Nôm thì phải nhờ người Pháp giúp đỡ (Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, 1993) mà cũng sai sót tùm lum.
Sẽ có ý kiến đổ cho hoàn cảnh lịch sử, rằng chiến tranh lâu dài mà lại nhằm vào lúc nền sử học mới đang trưởng thành, tiếp đến là thay đổi hệ thống giáo dục, gò bó quan điểm... Dẫu đó là thực tế đi chăng nữa thì xét kỹ ra mới chỉ là một mặt của những nguyên nhân khiến sử học lạc hậu.
Hồi mới bắt đầu dịch thuật, người nước ta chuyên chú vô truyện Tàu, đọc khắp chợ cùng quê, thôi thì cũng là phù hợp với mặt bằng dân trí, nhưng ngày nay dịch tiểu thuyết ngôn tình, nhiều đến độ chất thành núi, thì cũng do mặt bằng dân trí sao? Do không ai tư vấn được những chương trình hay và có ích lợi lâu dài cho Chính phủ, do kém về ngoại ngữ, hoặc là lười biếng dịch thuật? Đến nay nhìn lại thì việc xưa chồng chất, việc mới ồ ập.
Nền học thuật nào muốn hiểu rõ mình hẳn độ 20 năm có một tiểu kết, độ 50 năm làm một tổng kết, nếu như có ai đủ điều kiện làm cuộc đại kết một thế kỷ sử học Việt Nam, xin mạo muội gởi vài ý trong bài này vào phần nói về những chỗ chưa được.
(1): Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century, Cambridge, 1988)
(2): từ nguyên tác Le K’uoen-Louen et les anciennes navigations in terocéaniques dans les mers du sud của Gabriel Ferrand (Journal Asiatique, 1919)
Phạm Hoàng Quân
https://tuoitre.vn/dich-thuat-su-hoc-vn-trong-the-gioi-phang-711192.htm
"
"
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1959433697640916?pnref=story



Ngày 7/3/2019:

"



Ầu ơ ví dầu cầu ván đóng đanh 

Nếu một người mà mê văn hóa Việt, và họ đọc từ Hán Nôm qua tới Anh ngữ, luôn cả những quyển sách được viết bởi những vị Giáo sư Tiến sĩ Hán Nôm gì đấy, mà sai đầy trong đấy, chắc là người ấy đau lòng lắm bạn nhỉ ?

Mình đang đứng ở ngã ba con đường, có cần phải viết để giúp các bạn hiểu tiếp không ? Hay mình bỏ các bạn và học còn mau hơn nữa ? 

Cuộc đời này là của mình, mình toàn quyền quyết định, nhưng mình nhớ hoài câu một thầy xưa đã nói cho mình "Người Việt mà không giúp nhau thì còn ai giúp nữa hả con ?".

Nhưng mình càng đọc nhiều sách báo xuất bản bên Việt Nam, mình càng thấy rõ, những gì các bạn khoe, từ thầy cô cho đến sách vở, đều đầy lỗi cả.

Dĩ nhiên ai mà không có lỗi, sách nào mà không sai. Nhưng làm thế nào mà sai nhiều đến thế ? Mà mình nói bạn đừng cười, ngu nhiều đến thế ?

Một Giáo sư Tiến sĩ Hán Nôm, Nhà giáo Nhân Dân, mà viết bậy quyển Từ Cổ Tiếng Việt, vốn phải là chuyên môn của ông, mình đọc và mình khinih cho cái học hàm và học vị ấy. Thế mà các bạn bao năm nay có ai nói gì đâu ?

Một Viện Sử Học "viết lại" cả một bộ sử quan trọng, mà họ không hề chú thích cho những gì họ "hiệu đính" và họ "hiệu đính" thế nào mà sai luôn so với bản gốc được viết, đó là sự vô trách nhiệm và ngu đó chứ bạn ? Ấy thế mà có ai lên tiếng đâu ?

Một vị thầy miền Trung đáng kính nào đó, dịch sách xưa mà giấu cả câu văn quan trọng về niên đại sách, rồi lại viết bậy là sách đã được viết từ rất xưa, đó là cách hành xử của bọn "Treo đầu dê, bán thịt chó" chứ có phải là của một học giả đâu, ấy thế mà các bạn khen lên tới mây cơ đấy ?

Một vị thầy dịch giả mà dịch Anh ngữ sai đến mức độ đáng phẫn nộ, ấy thế mà thầy cứ mãi dịch tiếp, sai tiếp, và bạn tiếp tục mua và đọc ? Mình không gọi vị thầy đó là một gã ác độc vô lương tâm, và bạn là những con bò thì mình nên gọi là gì ?

Một dịch giả văn học phóng tác đầy ra đó, thế mà người ta hô hào dịch giả dịch còn hay hơn cả nguyên tác. Mình lạy bạn, nói dối vừa vừa thôi chứ. Vâng, ai cũng có ý kiến của mình mà. Nhưng hãy học Anh ngữ rồi đọc so sánh trước khi lên tiếng khen là "dịch giả dịch còn hay hơn cả nguyên tác" bạn nhé. Phóng tác chưa bao giờ là "dịch hay hơn cả nguyên tác" bạn ạ.

Mình ước gì thầy Nguyễn Duy Chính viết phân tích đầy về nhà Nguyễn, để mình đọc và xem thử trình độ của thầy về sử nhà Nguyễn tới đâu. Mình cảm thấy cô đơn vì càng đọc các sách vở mà bạn giới thiệu, mình càng ngày càng thấy bạn chả có trách nhiệm gì với sách cả, dạng sách rác bạn cũng đem về mà đọc.

Mình không hứng thú lắm với nhà Tây Sơn nên chả thấy có lý do gì để mà đọc sách thầy Nguyễn Duy Chính viết về nhà Tây Sơn hay của học giả George Dutton đã viết cả. Mình không biết thầy Nguyễn Duy Chính có nói cho bạn không, chứ người Việt bên Mỹ, họ chả thiếu sách về những vị anh hùng như Quang Trung để đọc, thế giới có quá trời những người như vậy, và mình không có nhã hứng đọc rồi đi cãi với bọn cuồng tín, nửa chữ Hán Nôm cũng không biết, mà đòi dạy thiên hạ phải yêu anh hùng Quang Trung của họ.

Mình giờ sẽ lại lặng lẽ đi text hóa bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị rồi làm những chuyện startups, rồi lại cùng cô Hán Nôm bay nhảy.

Nhưng mình thật sự hoang mang, 40 năm đất nước thống nhất, với cả ngàn tiến sĩ từ già đến trẻ, với cả núi sách, mà ở Việt Nam, sách rác nhiều đến vậy ư ?

Mà nhức nhối nhất, là bọn viết ra sách rác ấy, các bạn khen tung lên, chứ không cùng mình cầm gạch mà chọi bọn ấy. Các bạn đang tự khen bọn kẻ thù giết chết kiến thức của một dân tộc, mà các bạn lại còn nghĩ các bạn đang bảo vệ cho sự liêm sĩ gì đấy của người Việt. Mẹ nó, có bao giờ một bọn người dạy bậy cho người Việt và đầu độc kiến thức của người Việt xứng đáng để người Việt khen là thầy đâu bạn ?

Có bao giờ một nửa sự thật là sự thật đâu bạn ? Có bao giờ dịch một quyển sách mà dịch bậy và cắt xén là quý giá cho độc giả đâu bạn ?

Mình không biết thầy Nguyễn Duy Chính hay các thầy người Việt bên Mỹ này muốn gì ở những người Việt bên này nối gót các thầy. Nhưng xin thưa các thầy, người Việt bên Mỹ, họ đã sống trong thế giới Google, Facebook và CMCN 4.0, có lẽ họ thất vọng khi họ phải hạ mình mà gọi những người không ra gì là thầy chăng ? Có khi thế hệ các thầy đã đi rồi, người Việt bên Mỹ như Brian sẽ tự bứt phá, làm gì đó. Người Việt bên Mỹ không có lý do gì phải gọi bọn dốt là thầy của mình cả, và vô duyên nhất là bọn đầu độc kiến thức mà lại còn được biện hộ là đã và đang giúp người Việt "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" gì đấy. That's full of B.S, các thầy !!!

Mình thương văn hóa Việt và nước Việt của mình quá. Có lẽ mình không sống trong thế giới của bạn.

Mà thế giới của bạn, cái thế giới mà bạn đang cố bám lấy nó để nó đừng trôi xuống cống, thật buồn bạn ạ.

G9,

Brian
  — đang  cảm thấy cô đơn.

"

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2174305206153763&set=a.1379012825683009&type=3&theater

---
I. Về rác của học giả Đào Duy Anh và nhóm làm việc của Viện Sử học

"

Bài hơi dài, toàn ý kiến riêng của mình, không liên quan đến phân tích sử kiện. Bạn muốn đọc, chắc phải ăn hết tô phở tái và uống thêm 2 ly cà phê quá.
Mình không ở Việt Nam, không làm ngành nghề gì liên quan đến văn hóa lẫn chính trị, chỉ là một độc giả bên Mỹ mê sử, muốn tìm hiểu thêm về lịch sử vùng đất của ông bà. Viết vậy để bạn biết mình không thiên vị hoặc coi thường người Việt hoặc sử Việt. Nhưng mình xin nêu lên cho bạn các điều sau đây để chúng ta cùng suy gẫm vậy. Những điều này, mình thấy chả ai lên tiếng, trong khi người ta lại rất thích phân tích và đề nghị đủ thứ trong việc khuyến khích người Việt trẻ đam mê sử học nước nhà.
Mình viết bài này để bênh vực các bạn trẻ, những bầy sư tử lãng mạn của đất Việt. Các bạn không có lỗi khi mê film Hàn Quốc hay gì cả. Tuổi trẻ là cần phải dạo chơi, phải thích "xoạc" nhau trên giường, cần bị sai lầm và học hỏi từ các sai lầm ấy. Chứ người trẻ không là một đám người nô lệ để người khác bắt nạt và chê bai đủ thứ. Đáng lẽ người ta phải trải thảm đỏ để mời người trẻ đứng lên và học về sử, nắm tay bạn để bạn vững lòng tin, chứ không phải chỉ tay năm ngón như các vị lãnh đạo bộ ngành mà đòi "đề nghị" đủ thứ coi các bạn như trẻ nít. Đây, các điểm sau đây là vài nhận định của mình, một người ở ngoài nước Việt Nam, về ngành sử học Việt Nam:
*****
1. Việc các sử gia Cộng Sản ví dụ như thầy Đinh Xuân Lâm viết bậy vô sử nước nhà là một sự thật đáng xấu hổ. Đáng lẽ người ta nên đọc lại và đem những quyển sách rác rưởi của ông quăng vô thùng rác, và chỉ giữ lại những quyển nào có ích cho đời sau đọc, chứ không phải là cho giữ lại hết toàn bộ và tung hô ông là Tứ Trụ Sử Việt gì đấy. Thầy viết bộ Đại cương lịch sử Việt Nam mình đọc mà ngượng chín mặt. Vậy mà các bạn cũng gọi thầy là tứ trụ sử Việt gì đó thật là một sự trớ trêu. Sử gia đã bao giờ viết như tuyên truyền chính trị rẻ tiền nhỉ ? Không hiểu vị thầy họ Đinh này có thật tin vào những gì ông viết cho độc giả Việt đọc để nâng cao kiến thức không, hay ông viết theo đơn đặt hàng. Chả ai biết, vì chắc ông cũng đã viết cả chục hay trăm quyển sử không chừng. Nhưng đáng tiếc mình đọc xong quyển Đại Cương đó thì mình xin từ ông, vì sử gia mà viết sử như viết chính trị đầy máu đỏ trong đó, khen chê mạt sát đủ thứ, sự chấp bút như vậy hoàn toàn không thể xứng đáng hai chữ "sử gia", mà ngược lại, điều đó cho thấy đây là sự chấp bút của một cán bộ ban Tuyên Giáo, không hơn và không kém. Một tứ trụ sử Việt, coi như là a top historian của chế độ, mà lại viết sử thiên vị và rẻ tiền đến vậy, lại còn đặt tên sách là Đại Cương, thì tại sao người trên thế giới cần tin rằng là còn có các sử gia Việt Nam biết và hiểu về "Sử Việt" để mà dạy lại cho con cháu đời sau ?
2. Việc một vị tổng tài như thầy Đào Duy Anh và cả cơ quan viện Sử học, có cả chục hay trăm cán bộ, có cả chục năm trôi qua, để mà đọc, khảo cứu và hiệu đính bộ Đại Nam Thực Lục, vậy mà khi in ra bộ Đại Nam Thực Lục năm 2001, vị tổng tài này lẫn cả cơ quan viện Sử Học lại dịch thoáng và sai đầy trong đấy, cho thấy là sự chuẩn xác của bộ Đại Nam Thực Lục này chả hơn các bài viết sử trên mạng Wikipedia mấy. Ừ, các bạn bên Việt Nam, từ giáo sư cho đến sinh viên, bạn nào vừa nghe Wikipedia, cũng chê Wikipedia không thể là nguồn đáng tin để trích đoạn. Bạn gào lên như là loa phường buổi sáng vậy. Thế tại sao các bạn lúc nào cũng trích đoạn dựa vào bản dịch Đại Nam Thực Lục mà không đọc kỹ là các đoạn ấy có bị dịch sai không nhỉ ?
Wikipedia đâu có sai hết đâu đúng không bạn ? Chỉ sai 10% thôi. Nhưng chính cái 10% sai và thiếu đó, người ta chả biết 90% kia ra sao, nên họ đều cho Wikipedia là viết bậy. Bộ Đại Nam Thực Lục cũng vậy bạn ạ. Chả ai nói bộ ấy 100% sai mà chỉ 10% sai thôi. Nhưng 10% sai đó, bạn chả biết sai chỗ nào, nên bạn mà trích đoạn, hãy coi chừng. Bạn thấy rồi đó, mình lôi ra vài vị học giả người Việt khi họ trích đoạn sử dịch Đại Nam Thực Lục, và phê bình sự sai trong ấy. Đó là cả một sự xấu hổ cho sử học nước nhà đó chứ. Một bộ quốc sử mà dịch lõng lẽo và sai đầy đến vậy cho ta thấy, trình độ sử học và dịch thuật của thầy Đào Duy Anh lẫn cán bộ viện Sử Học cần được đánh giá lại. Đánh giá chuyện gì ? Đánh giá là họ có đủ trình độ lẫn kiến thức và tự thấy là có trách nhiệm với đất nước không ? Hay là họ chỉ dịch bộ sử này như công tác thường lệ của cán bộ nhân viên nhà nước, tức là đi làm 9 tới 5 giờ chiều, miễn dịch cho xong là hết chuyện. Bạn có bao giờ nghĩ bộ quốc sử Đại Nam Thực Lục mà không chuẩn xác trong việc dịch thuật, thì nó còn tệ hơn cả Wikpedia không ? Các học giả trên thế giới mà biết việc này, họ sẽ nghĩ sao ?
Vậy mà lúc mình mới đọc bộ Đại Nam Thực Lục, có bạn còn dọa mình là thầy Đào Duy Anh và viện Sử học dịch rất hay, dọa là mình sai vì thầy Đào và cán bộ viện Sử Học có cả chục năm kinh nghiệm Hán ngữ và mình như con tép, biết gì mà phán nữa đấy.
3. Việc trong những quyển kỷ yếu hội thảo khoa học, 90% các bài viết toàn dùng những tư liệu cũ rích, viết giống hệt nhau, lẫn viết như khen tụng, chứ chả có phát hiện mới quý giá gì cả, cho ta thấy, chắc là các hội thảo khoa học này chỉ là những mâm cỗ để những con kền kền bu lại mà ăn với nhau. Hội thảo khoa học, mình nhấn mạnh hai từ "khoa học", là để tìm ra cái mới, cái chưa ai biết để mà người dân họ mở mang trí thức, và để người dân đọc thêm để hiểu về các nhân vật hoặc sử kiện được bàn, chứ có đâu mà hội thảo khoa học như là một cơ hội để địa phương bày ra để mà các sử gia (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) bu lại, được trả tiền hay được mời ăn, được đăng báo nổi tiếng và khen ngợi các nhân vật hoặc sử kiện ấy lên tới mây luôn. Mình đọc ba (3) quyển kỷ yếu hội thảo khoa học, mình cười vô mặt các "nhà nghiên cứu", "tiến sĩ" gì đó trong các quyển này. Viết như họ, bạn đưa cho sinh viên viết cũng xong. Mình thời xưa (tức là 2 năm trước) nghe hội thảo khoa học thấy sướng lắm, cứ hớn hở muốn đọc. Giờ nghe "hội thảo khoa học", mình chả buồn nghe, vì lại tưởng tới một cái làng nghèo nào đó, dọn mâm cỗ cho những con kền kền bu lại mà ăn. Và nếu bạn nghĩ mình không đúng, đâu có gì, sau mỗi cuộc hội thảo khoa học, bạn cứ cho ra các quyển kỷ yếu miễn phí dạng PDF lên mạng luôn đi, để cả 90 triệu người Việt đọc và lên tiếng xem các nhà nghiên cứu có viết được gì mới không, hay họ chỉ đi ăn cỗ và viết bài khen tụng cho xong chuyện, hoặc tệ hơn, viết khen ngợi kiểu "tiền trao cháo múc".
Dĩ nhiên Việt Nam còn rất nhiều nhà nghiên cứu có trách nhiệm và giỏi chứ. Nhưng mình chưa đọc được các vị đó trong 3 bản kỷ yếu hội thảo khoa học trên. Ba (3) bản kỷ yếu đó là gì, bạn xin cho mình khỏi nêu lên để khỏi làm cho các nhà nghiên cứu trong đó thấy xấu hổ vậy. Hay bạn tự đọc các kỷ yếu và cho mình biết, quyển kỷ yếu nào bạn đọc mà bạn thấy hay đến nỗi làm cho bạn đổi cả cách nhìn của bạn về sử học Việt Nam thử xem ? Còn nếu bạn đọc mà thấy là các bài viết đều giống nhau, kiểu ai cũng dùng hủ tiếu để xào cả, nhưng có kẻ bỏ thêm tôm, có kẻ bỏ thêm thịt bò, có kẻ bỏ thêm thịt heo, thì mình đã đọc nhiều rồi, bạn khỏi cần phải khen nữa.
Nên chắc như một chú mình rất thích, đã nhận định trong PM "hội thảo khoa học ở Việt Nam là cái cớ để kiếm tiền từ địa phương" chắc không sai lắm. Mình chưa thấy có nhà nghiên cứu nào ngon lành đi ngược lại với những thầy khác khi viết, ví dụ chứng minh quan Đỗ Thúc Tịnh là một vị quan thương dân rất đáng khen, nhưng chưa bao giờ là "nhà yêu nước" như người ta xưng tụng cả.
Nên không chừng, với chất lượng "hội thảo khoa học" như ngày nay, không có "hội thảo khoa học" coi bộ là đáng hơn là có "hội thảo khoa học" mà các cuộc hội thảo này như các mâm cỗ dọn ra cho những con kền kền ăn vậy.
4. Việc phát biểu chung chung, tuyên truyền cách mạng vô căn cớ là một thực trạng đáng buồn cho nền sử học Việt Nam. Ví dụ như trong vụ thành Điện Hải mà mình đã viết nhiều bài hổm rày chẳng hạn. Điều đáng xấu hổ hơn, là làm thế nào mà các sử gia lẫn học giả Việt Nam đã đảo ngược lại những sử kiện mà lại không hề đưa ra bằng chứng là sự nhận định đảo ngược này của họ đúng hay không theo sử liệu. Ví dụ, làm thế nào mà vụ đánh úp làng Mỹ Trà của Thiên Hộ Dương, bị người làng Mỹ Trà đánh đuổi và dân làng còn được người Pháp tặng cả ngàn francs, mà vô tay sử gia Việt Nam, lại thành ra là làng Mỹ Trà bị người Pháp giết trả thù kiểu "máu chảy thành sông" vì sự ủng hộ của dân làng Mỹ Trà dành cho quân Thiên Hộ Dương nhỉ ? Và ví dụ làm thế nào mà thành Điện Hải ở Đà Nẵng, là nơi quân dân Việt bỏ chạy vì không chịu được hỏa lực của quân Pháp, và chưa bao giờ là "cơ quan đầu não" chống Pháp cả, mà đáng ra là người Pháp họ chiếm giữ và phá tung cả lên, lại trở thành "tiền đồn kháng Pháp" như các nhà nghiên cứu Đà Nẵng lẫn Bộ Văn Hóa Việt Nam ca tụng nhỉ ? Mà đáng sợ hơn, người ta viết cứ y như thật, mặc dù chả có sử liệu nào backup cả. May mà mình có đọc thêm tiếng Pháp và coi bản đồ để biết thêm. Chẳng lẽ các sử gia Việt Nam không thể dò sử liệu ngoại ngữ sao ? Chẳng lẽ một "di tích quốc gia đặc biệt" như thành Điện Hải mà không ai thấy sự đáng ngờ của cái gọi là "tiền đồn chống Pháp" này sao ? Nên mình tin là, hoặc sử gia Việt dốt sử, hoặc tệ hơn, họ đã viết lại về sử với chiều hướng có lợi cho người Việt mà không thèm chứng minh gì cả. Nhưng chính vì viết như vậy, mà sử Việt chỉ như một đống rác thúi trong các trường hợp đó, chứ không hề là sự tự hào dân tộc gì cả.
5. Việc nghi kỵ các tài liệu nước ngoài, ví dụ sách tiếng Pháp, là điều rất đáng hoan nghênh. Thế nhưng trớ trêu thay, khi các sử gia Việt Nam viết khen đầy về người Việt, thì họ lại hoàn toàn chả có sử kiện nào để backup cả. Mà khi người ta hỏi tại sao không có sử liệu, thì họ lại nói là do sử sách bị đốt hoặc không được viết. Còn sách tiếng Pháp mà có dẫn chứng đầy trong đó, thì họ lại nói là có thể người Pháp không viết khách quan. Đó là sự ngụy biện và bài ngoại xenophobia.
Sử mà không có sử liệu để chứng minh là ba xạo, đơn giản là vậy. Sử mà đòi hỏi độc giả phải tin bằng con tim thì đó là sự tuyên truyền cách mạng. Chỉ có ở trong một nền sử học què quặt và đầy mê tín mới có sự các tiến sĩ sử học viết sử và nhận định về sử mà lại không có lấy sử liệu để chứng minh.
Còn sự nghi kỵ tài liệu nước ngoài mà không chứng minh được tài liệu ấy có thiên vị hay không, thì đó chỉ là sự chụp mũ rất bình thường của người dân Việt, trong lịch sử chống ngoại xâm ngàn năm của họ. Sự chụp mũ này sẽ là bóng ma không cho các nhà nghiên cứu dám bước ra khỏi cái "hào quang dân tộc" để mà tìm về và trả lại sự thật về sử cho nền sử học của dân tộc họ.
6. Sự yêu cầu viết sử phải viết trong các tạp chí lịch sử, đàng hoàng và không trên Facebook còn đáng buồn cười hơn nữa. Đâu, mời các bạn nào cho mình biết, một người ở Mỹ như mình muốn đọc các tạp chí ấy ra sao, có dễ không ? Và rồi viết trong ấy, ai coi ? Có phải là toàn các "nhà nghiên cứu" coi không ? Mà mình viết trên Facebook, đâu có phải là phát hiện điều gì mới, mà mình toàn đọc các bài viết của các tác giả và đặt lại hết về trình độ, kiến thức, lẫn sự chuẩn xác trong việc nghiên cứu của họ đó chứ. Họ phải tự xem lại về những nghiên cứu của mình và lên tiếng chứ. Đã bao giờ độc giả đọc không hiểu, lên tiếng, mà lại cần phải viết trong tạp chí lịch sử hay phải hiểu liên ngành gì nhỉ ? Một bài viết sai, dù nó có được đem đăng ở tạp chí lịch sử hay trên Facebook vẫn là sai. Một tác giả dù 80 tuổi mà không hiểu đủ chữ Hán vẫn phải ngồi dưới đó mà nghe người khác giảng, chứ không phải là "lên lão làng" và nghe lời người khác "đề nghị". Dốt thì vẫn hoàn dốt, chứ không phải già là không dốt. Mình thấy buồn cười cho những người nêu lý do không thể lấy Facebook làm nơi trao đổi học thuật chính chắn. Mình nói thiệt, mà không biết các bạn có đồng ý không, mình lên Facebook mỗi ngày, chứ mình không rãnh mà check in mỗi mạng tạp chí mỗi ngày để đọc.
Đã ở thế kỷ 21 rồi, nếu người ta cần đem sử học ra thế giới, thì họ cần phải theo trào lưu thế giới mà làm chứ. Họ có giỏi, họ cứ viết trên Facebook, viết ở đâu mà chả được, miễn tất cả mọi người đều có thể đọc và nâng cao kiến thức cùng nhau. Còn mà nói Facebook chỉ là chốn chơi và chat, thì thôi vậy. Người trẻ ngày nay mà ngồi đợi các vị già một tuần lễ mới lên tiếng được vài hàng vì mắt mờ khi đánh chữ, rồi phải biết "rào trước đón sau" để vừa lòng quý vị, thì nói thiệt, mình khuyên các bạn trẻ, bạn cứ quăng các vị ấy đi và đi chơi game Xbox hay Playstation hay đi du lịch. Các vị ấy có trách nhiệm dạy dỗ các bạn, chứ không phải là các bạn có trách nhiệm "tôn sùng" các vị ấy. Nếu có những vị như vậy, bạn cứ gọi họ là những "ông bình vôi", vì họ sống thời 70s / 80s khi chưa có mạng, còn bây giờ có mạng, họ chỉ từ từ biến thành những cái bóng mờ và càng trở nên vô dụng cho sự đòi hỏi vô lý của họ.
*****
Vậy ở một nước, mà độ chuẩn xác của bộ quốc sử Đại Nam Thực Lục chả hơn mạng Wikipedia, sự phát biểu linh tinh cho truyền thống yêu nước mà không có cả sử liệu backup của các sử gia, sự viết bậy vào sử như viết truyền đơn nhảm nhí của một vị tứ trụ sử Việt, sự ngu dốt của một viên bí thư xã Ba Đình về bức hình ngài Đinh Công Tráng, và sự im lặng đáng xấu hổ của Sở Văn Hóa TPHCM trong vụ người ta muốn đập dinh Thượng Thơ, cho ta thấy, cái sự "ung thư" của ngành sử học Việt Nam, chắc là không thể nào là lỗi của người trẻ, mà phần lớn là từ chính các nhà sử gia và lãnh đạo văn hóa ở Việt Nam đấy chứ. Chính họ, từ viện Sử Học, tới vị tứ trụ sử Việt xuống tới các nhà nghiên cứu, đã và đang tự mình làm hư đi sử Việt vì nhiều lý do. Có thể do họ thờ ơ chỉ làm hết trách nhiệm cán bộ của mình. Có thể họ phải muối mặt mà viết để nhận tiền thù lao, để nuôi vợ nuôi con. Có thể họ viết mà chưa đủ trình độ để viết. Hoặc có thể họ muốn làm anh hùng 15 phút nên cọp dê bậy ở đâu đó mà không biết là bậy. Lý do thì đủ cả, bạn cứ chọn. Nhưng kết quả thì chắc chả ai chối cãi được. Đó là sự què quặt của nền sử học Việt Nam mà ta không biết sẽ còn dài đến bao giờ nữa.
Nên trước khi ta lại có các bài viết khuyên các bạn trẻ nên mê sử, hay bạn cũng đi hỏi lại các vị giáo sư, sử gia, nhà nghiên cứu, v.v là họ đã làm hết trách nhiệm chưa ? Làm thế nào mà có quá trời những bài viết mà một độc giả như mình, ở bên Mỹ, chỉ cần tra lại sách vở, và thấy sai đầy trong đó ? Và đây mới chỉ là một (1) Brian viết dạng lãng du văn hóa. Chứ nếu mười (10) Brian mà chuyên về sử học, chắc là họ sẽ đánh sụm bà chè nền sử học Việt Nam luôn.
Có thể vì nhiều thầy bên Việt Nam đã quen với việc viết cho dân đen, nên cứ viết gì cũng được. Nhưng ở thế kỷ 21 này, có lẽ các thầy đã và đang trở nên các ông "bình vôi" cản trở cho sự đam mê sử học trong lòng người yêu sử Việt. Ví dụ như cản trở cho sự đam mê sử học của mình vậy. Mình mất cả thời giờ để đọc và hiểu về họ. Nhiều khi mình tự hỏi tại sao người ta khi xưa lúc 3 thầy Đào Duy Anh lẫn Đinh Xuân Lâm lẫn Trần Văn Giàu còn sống, không đem họ ra Quốc Sử Giám mà hỏi họ nhìn tượng thầy Chu Văn An mà tự hỏi họ đúng hay sai với hai chữ "sử gia". Vậy mà ngày nay có nhiều bạn lại yêu cầu mình nên đọc thêm nhiều sách của các thầy để hiểu rõ hơn nữa vì họ là các "bậc đại thụ". Rồi tung hô là họ xứng đáng là các "sử gia cổ thụ" gì nữa. Mình xin từ đọc đủ thứ sách của các vị ấy. Vì mình đọc sách để nâng cao kiến thức, chứ không đọc sách để mà đem bán ve chai theo kiểu cân ký lô. Sử gia chỉ cần viết bậy 1 quyển sách đã là mang tiếng xấu ngàn đời, chứ chả ai lại nói là vị sử gia ấy cần phải viết 10 quyển mới là mang tiếng xấu bạn ạ.
Và bạn khi nhìn lại tình trạng sử học Việt Nam, khi mà các bạn trẻ ủng hộ và mua sách của Dung Phan, của Pham Van Loc, và của rất nhiều bạn khác nữa, cho ta thấy, người trẻ Việt Nam vẫn còn mặn mà với sử đấy chứ. Nhưng người trẻ Việt, cũng như mình, ngán lên tới tận cổ các vị giáo sư sử học mà viết sách sử rác rưởi không thua sách tuyên truyền đầu độc bạn đọc. Các bạn trẻ Việt ngán ngẫm cho sự viết lung tung mà không biết đúng sai của những nhà nghiên cứu. Và dĩ nhiên, chắc là những quyển kỷ yếu của các cuộc hội thảo khoa học, chả có bạn trẻ nào ngoài kia mê đọc như đọc truyện Cô Giáo Thảo cả, vì làm thế nào mà hớn hở được, khi đọc 90% các bài viết đều toàn viết y hệt nhau, chỉ khác vài câu như thêm mắm thêm muối mà thôi, có học được thêm gì đâu.
Bạn trẻ, hãy tin mình đi, bạn sẽ là những vĩ nhân của đất Việt, dù bạn là con nhà nghèo và bạn phải kiếm cơm từng ngày. Mình tin ở bạn và mình viết để bạn tự đọc và mê tìm hiểu về sử Việt. Và chúng ta có quyền đòi hỏi những vị giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, cán bộ gì gì đó, họ phải tự nâng cao kiến thức, tự thấy họ có trách nhiệm làm chúng ta say mê sử học, chứ không phải coi sử là cái cần câu để họ kiếm ăn và làm lãnh đạo, hoặc tệ hơn, chỉ là một công tác trong ngàn công tác của cán bộ nhà nước.
Nếu mà mình làm lãnh đạo ngành văn hóa Việt Nam, điều đầu tiên mình sẽ làm chính là sẽ có những "hội nghị Diên Hồng" cho các bạn đấy. Và mình sẽ đi từng nơi, ngồi uống cà phê, ngồi đãi bạn nhậu (vì mình không biết nhậu), và nghe bạn nói về gia đình bạn, về dòng họ của họ, về quê hương của bạn, và sẽ chia sẻ với bạn về cái đẹp của sử nước mình. Bọn mình sẽ cùng nhau yêu mến sử Việt, chứ không phải mình ngồi làm lãnh đạo mà "đề nghị" đủ thứ để bạn yêu sử Việt.
Và mình chắc chắn sẽ cho về vườn hết những nhà nghiên cứu phát biểu linh tinh lẫn các ông "bình vôi" trong sử học. Sử nước mình đẹp quá, chính họ, những ông bình vôi và ao làng này, đang phá đi cái đẹp của sử Việt nước mình vì tầm nhìn con ngựa của họ. Nên họ không có quyền trách mắng người trẻ. Họ cần phải xem lại là họ đã làm hết trách nhiệm chưa trong việc giữ lửa cho sự đam mê sử học Việt Nam. Thế kỷ 21 là thế kỷ của người trẻ, chứ không phải còn là thế kỷ của các "bậc đại thụ". Bạn hãy tin rằng người trẻ Việt chính là bầy sư tử lãng mạn của đất Việt, bạn sẽ giữ lửa cho sử học Việt Nam. Đừng để người ta coi thường bạn và đối xử với bạn như trẻ nít.
Người Do Thái họ có mảnh đất chút xíu, vây quanh bởi các kẻ thù, mà họ trở nên nổi tiếng cả thế giới. Còn Việt Nam, có một bờ biển dài và đầy các bạn trẻ, mà vẫn nghèo, đó là cả một sự xấu hổ. Mình ghét bọn cản trở người trẻ được ước mơ và tung bay và bọn người lúc nào cũng mê làm lãnh đạo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
"
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1983134158604203



"
Brian Wuさん 
1時間 · 
Mình tra sử về trận Đà Nẵng thì đọc được đoạn dịch này, xin mời bạn cứ tự nhiên tham khảo và gởi nó đến Viện Sử Học Việt Nam để hỏi tại sao họ lại có thể vô trách nhiệm với sử đến vậy.
Đây là đoạn trong Đại Nam Thực Lục Tập 7 (Đệ tứ kỷ Quyển XXIII Canh Thân Tự Đức năm thứ 13 [1860], mùa thu tháng 7). Đoạn này viết về buổi nghị sự tại triều đình vua Tự Đức họp bàn về giải pháp phòng vệ Gia Định vì lo sợ âm mưu xâm lăng của người Pháp.
Đoạn dịch có vấn đề là "Nguyên tỉnh thành Gia Định là chỗ trung tâm, chúng đặt đồn lũy, lập phố xá, chiêu tập THUYỀN BUÔN NGƯỜI THANH, NGƯỜI KINH, đánh thuế kiếm lợi ; cấu kết bọn CÔN ĐỒ TRUNG QUỐC, bọn HÁN GIAN, để gây thêm vây cánh ; thiết lập quan chức, tập họp xã thôn, công nhiên có thể chiếm cứ vững chắc..".
Bạn lưu ý những chữ mình viết hoa bên trên.
Thế trong bộ sử gốc chữ Hán, các chữ viết hoa ấy đã được viết ra sao ? Thì đây:
1. Thuyền buôn người Thanh, người Kinh >> 清漢商船
2. Bọn côn đồ Trung Quốc, bọn Hán Gian >> 唐棍漢姦
Chắc bạn đã biết, mình trước đây có một lần phản ứng mạnh, vì nhóm dịch giả viện Sử Học đã tự cho phép mình dịch thẳng danh từ Hán nhân 漢人 trong sử ra thành người Kinh mà không dịch chính xác là "Hán nhân (người Kinh)". Có bạn nói dịch sao cũng được vì ta ai cũng hiểu thời Nguyễn, triều đình xưng người nước ta có văn hóa là Hán nhân, nên ngày nay dịch thẳng luôn là người Kinh cũng không có vấn đề. Mình chả buồn tranh luận thêm nhiều nữa.
Rồi hôm nay, đây, ngay trong đoạn này, bạn thấy đó, khi mà cần dịch đoạn 清漢商船 để chỉ người Kinh, thì viện Sử học dịch là "Thuyền buôn người Thanh, người Kinh.". Nhưng ngay câu kế tiếp, khi cần dịch đoạn để tả bọn phản bội lại quê hương đất nước, thì viện Sử học rất nhẹ nhàng không dịch, mà cứ để luôn là "bọn côn đồ Trung Quốc, bọn Hán gian" mà đáng ra nó cần được dịch là "bọn côn đồ Trung Quốc, Kinh gian" đó bạn ạ.
Mà bạn đã bao giờ biết về cụm từ Kinh gian để chỉ bọn Việt gian chưa ?


Bạn nghĩ sao khi các dịch giả Viện Sử Học ngay cùng trong một câu văn, khi cần nêu lên sự người Kinh, thì họ dịch là Kinh, khi cần viết về sự gian xảo phản bội đất nước, họ để nguyên là Hán.
Ừ, lúc đầu mình cứ tưởng là có "bọn côn đồ Trung Quốc, bọn Hán gian" nào đó phản bội nước Việt ta thời vua Tự Đức. Nhưng vì mình có nói cho bạn mình không tin sự dịch của viện Sử Học, nên dò lại bản gốc chữ Hán và bật ngửa vì sự "láo" này.
Bạn cứ đọc và tự suy gẫm.
Vì khi mà nhóm dịch giả viện Sử Học trong cùng 1 câu sử mà dịch vậy, thì chắc mình dùng chữ "láo" để gọi bọn họ là không quá lắm đúng không bạn ? Hay là bạn nghĩ mình không tôn trọng họ ? Bọn trẻ nít dịch sai thì không nói gì. Cả một nhóm giáo sư lẫn dịch giả viện sử Học mà dịch vậy, mình gọi "láo" là còn hơi nhẹ vì mình còn tôn trọng chữ thầy, chữ cô của họ đó bạn.
Thế bạn đã có bao giờ đọc câu văn dịch nào trên thế giới mà có nhóm dịch giả nào dịch "láo" tương tự như trường hợp này chưa ?
Vâng, mình cười buồn mà nhìn viện Sử Học. Quý vị (quý vị ở đây là các cán bộ viện Sử Học) là dịch giả chuyên nghiệp mà dịch láo đến vậy, thật hết biết. Nếu có một độc giả người Việt nào đọc đoạn dịch này của quý vị, rồi đem nó ra mà khẳng định là người Việt ta đã gọi bọn "Hán gian" từ thời vua Tự Đức, thì tôi sẽ là người đầu tiên mượn đôi guốc của cô Hán Nôm mà chọi thẳng vào *cái gì đó* của quý vị.
Thật xấu hổ.
Mình thật sự kêu gọi các bạn, nếu các bạn có biết đọc chữ Hán, xin các bạn mà có đọc đoạn nào quan trọng trong bộ Đại Nam Thực Lục, các bạn nên bỏ thêm chút thời giờ mà tra lại bộ gốc chữ Hán của bộ sử quý này. Xin đừng làm nạn nhân bất đắc dĩ cho Viện Sử Học.
Vâng, đã có một thời Viện Sử Học nước ta như thế.
Và đây, những người chịu trách nhiệm dịch tập 7 bộ Đại Nam Thực Lục này >> Phiên dịch: Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Nguyễn Thế Đạt, Đỗ Mộng Khương, Trương Văn Chinh, Nguyễn Danh Chiên, Cao Huy Giu. Hiệu đính: Cao Huy Giu, Nguyễn Trọng Hân.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
"
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1987369278180691



Về bản dịch Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn ra tiếng Việt hiện đại


5.



hay đọc bản dịch "hiệu đính" Phủ Biên Tạp Lục của Viện Sử Học mà ngán ngẩm cho sự nghiêm túc trong học thuật
Ấy là làm thế nào mà các cán bộ Viện Sử Học, bản Hán ngữ viết đúng mà họ "hiệu đính" thành ra bậy ? Càng đọc, mình càng thấy rõ đầy vấn đề với sự "hiệu đính" của các cán bộ Viện Sử Học.
Ví dụ, ở quyển V Nhân Tài & Văn Thơ, trang dịch 398 đoạn "Cảnh Hưng năm thứ 31, Giáp Ngọ, tháng 10, quân nhà vua đi đánh phương Nam, thượng tướng Việp công ...".
Mình tra lại phần Hán ngữ, thì hóa ra, ở đây viết ngày tháng năm là "景興三十五年甲午十月 Cảnh Hưng tam thập ngũ niên Giáp Ngọ thập nguyệt", tức là năm Giáp Ngọ Cảnh Hưng 35, tức là năm 1774.
Thế thì làm thế nào, mà các cán bộ Viện Sử Học năm xưa, họ viết trong Lời Nói Đầu là họ đọc hết các bản chép tay Phủ Biên Tạp Lục, rồi họ đọc đủ thứ sách sử, để mà hiệu đính lại Phủ Biên Tạp Lục, thế mà họ lại hiệu đính từ câu người ta viết đúng trong nguyên tác Hán ngữ thành ra "hiệu đính" bậy là năm Cảnh Hưng 31 (năm 1770) thế nhỉ ? Mà chúng ta ai cũng biết loạn Tây Sơn năm 1773 mới có, thì làm thế nào mà năm 1770 quân Trịnh đã vượt sông mà đánh quân Nguyễn ?
Nên đọc bản "hiệu đính" Phủ Biên Tạp Lục của Viện Sử Học, họ chỉnh sửa đủ thứ, với lý do là viết lại cho đúng, nhưng thật sự, chúng ta chả biết phần nào họ chỉnh sửa, phần nào trong bản gốc, và đáng sợ hơn, là chúng ta hoàn toàn không biết các cán bộ Viện Sử Học có "hiệu đính" lại sử kiện đúng không, hay là sử kiện viết trong nguyên tác Hán ngữ thì đúng, mà vô tay của các cán bộ Viện Sử Học, họ "hiệu đính" lại hoàn toàn sai ?
Mình đọc tới đây, mình phẫn nộ lắm. Thiệt, mình muốn hỏi cụ Đào Duy Anh, nếu cụ mà còn sống, cụ có lương tâm không mà tại sao cụ có thể để cho cả một nhóm dịch giả dịch thuật vô trách nhiệm như thế này ? Làm sao mà các cụ vô tư chỉnh sửa đủ thứ, mà chỉnh sửa làm sao mà chỉnh sửa sai cả sử kiện rõ ràng đến thế ?
Bạn đọc phần Hán ngữ ở đây "景興三十五年甲午十月 Cảnh Hưng tam thập ngũ niên Giáp Ngọ thập nguyệt" >> http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/885/page/43.
Bạn đọc bản dịch Viện Sử Học ở trang 398.
Thanks
Brian


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2175091729408444&set=a.1379012825683009&type=3&theater


4.






Đó là các bạn đọc, các bạn có biết phần nào cán bộ Viện Sử Học (e.g: cụ Đào Duy Anh) đã tự sửa, và phần nào là nguyên gốc từ các bản Hán ngữ không ?



Đây, mình so sánh chỉ 2 trang trong bản Hán ngữ trên nomfoundation và bản dịch Viện Sử Học, xin đưa ra vài điều để bạn tự suy gẫm:


1. Bản Hán ngữ viết "dĩ La Thủy Tác Hồng Sắc Bồng thôn nhân bất phục 以羅水作紅色蓬村人不服". Cụ Đào Duy Anh "hiệu đính" tên thôn Sắc Bồng thành ra Đà Bồng mà không hề chú thích cụ đã sửa lại, thế bạn đọc, bạn có biết là bản Hán ngữ PBTL viết là Sắc Bồng không ?

2. Bản Hán ngữ viết "dĩ Nhật Lệ vi trại nhân chấp tống Kinh Sư 至日麗爲寨人執送京師", cụ Đào Duy Anh "hiệu đính" câu này thành ra là "đi đến trại Nhật Lệ thì người trại ấy bắt được giải về Kinh Sư". Thế bạn đọc bản dịch Quốc Ngữ, bạn có biết bản Hán ngữ không có vụ trại Nhật Lệ gì đó không ? Mà cũng đâu có vụ "người trại ấy" đâu đúng không bạn ? Nên theo bạn cụ Đào Duy Anh đã "hiệu đính" ra sao ? Có ai hiệu đính mà đem câu ở một bộ sử khác (Toàn Thư) để dịch cho câu văn trong bộ sử cần dịch không ?

Dĩ nhiên mình chỉ có bộ Hán ngữ PBTL trên nomfoundation để tra khảo, nếu bạn có 5 bản chữ Hán mà thầy Trần Đại Vinh đã nêu lên là thầy dùng, đâu mời bạn đưa ra hết để mình đọc hết rồi tự so sánh luôn xem sao ? 

Mà cụ Đào Duy Anh "hiệu đính" thêm ý như vậy, và cụ không hề để lại chú thích, bạn đọc, bạn có biết là trong bộ PBTL, có thể chả có vụ "trại Nhật Lệ" gì không ? 

3. Bản Hán ngữ viết "phong kỳ đệ vi hầu 封其弟爲候", cụ Đào Duy Anh "hiệu đính" ra thành "phong con Chí tước hầu", và cụ không hề để lại chú thích, bạn đọc, bạn có biết là trong bộ PBTL, không hề viết "phong con Chí tước hầu" không ?

Nên câu hỏi của mình là, bản Phủ Biên Tạp Lục mà Viện Sử Học đã cho ra, mà hình như các bạn quý lắm, các bạn có chắc đây là bản Phủ Biên Tạp Lục được nghiên cứu kỹ càng không, hay đây là bản Phủ Biên Tạp Lục của cụ Đào Duy Anh viết ra, có thể chưa bao giờ là bản dịch Phủ Biên Tạp Lục của ngài Lê Quý Đôn cả ? Có khi chính cụ Đào Duy Anh đã viết lại Phủ Biên Tạp Lục cho bạn đọc đấy.

Mà đáng ra, ví dụ nếu chúng ta đã mất bản gốc PBTL, thì khi "hiệu đính", cụ Đào Duy Anh và Viện Sử Học càng phải cẩn trọng, "hiệu đính" ở đâu phải chú ra cho nhiều vào đến đó, chứ có lý đâu mà xóa luôn và thay thế (overwrite) bằng kiến thức của họ nhỉ ? Phải mà họ cẩn trọng thì mình đã không nói gì, nhưng cụ Đào Duy Anh có phải là người cẩn trọng trong dịch thuật đâu ? Tại sao không ai lên tiếng cho sự "hiệu đính" vô trách nhiệm này nhỉ ? Ví dụ bạn không biết đó thôi, chứ trong bản Hán ngữ PBTL, có đầy sự viết sai các năm Can Chi như Nhâm Ngọ trong Toàn Thư thì được viết là Giáp Tý trong bộ PBTL chẳng hạn. Cụ Đào Duy Anh đã tự ý sửa hết các năm Can Chi này khi hiệu đính, mà cụ không hề để lại chú thích gì cả, thế có đúng là trách nhiệm của một người "hiệu đính" không bạn, hay đây là cách làm việc của một cán bộ "làm lịch sử" trong môi trường học thuật XHCN Việt Nam ? 

Mình nghĩ các bạn đang đọc Phủ Biên Tạp Lục của cụ Đào Duy Anh, chứ các bạn chả có đọc Phủ Biên Tạp Lục gì của ngài Lê Quý Đôn đâu bạn.

Lẫn bản năm 2018, mình nghĩ thầy Trần Đại Vinh vẫn đang cho bạn đọc bản Phủ Biên Tạp Lục của cụ Đào Duy Anh, chứ chả có liên quan gì đến bản Phủ Biên Tạp Lục của ngài Lê Quý Đôn đâu.

À, và bạn tin mình đi, đa số người Việt không cần biết chữ Hán chỉ vì họ muốn nghiên cứu Phủ Biên Tạp Lục đâu. Bởi vì nếu đúng là để nghiên cứu bộ Phủ Biên Tạp Lục, mà 100% người Việt đều phải biết chữ Hán, đều phải tự mình tra các bản Hán ngữ, thì chúng ta đã không cần đến Viện Sử Học, lẫn chúng ta cũng đã không cần đến các cán bộ, viện ngành, cơ quan, lẫn các thầy cô tiến sĩ Hán Nôm làm gì đâu bạn há.

Thanks

Brian



https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2161603667423917&set=a.1379012825683009&type=3&theater



3.







Brian Wu đang  cảm thấy Dân ta phải biết sử ta cùng 
7 giờ
Theo lời nói đầu, thầy Vinh cho biết là bản năm 2018 là bản "bổ chính" cho bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh năm 1977. Bổ chính ra sao thì mình không biết, chứ mình đọc vài trang đầu, mình xin nêu ý kiến là thầy Trần Đại Vinh chắc không có tham khảo vụ 5 bản chữ Hán gì như thầy Tran van Quyen đưa ra cả, mà là thầy Vinh đã cọp dê gần như toàn bộ từ bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh năm 1977. Cọp dê luôn chỗ "hiệu đính" sai hay có vấn đề từ bản năm xưa, thì có đúng là "bổ chính" hay không, mời bạn tự suy gẫm và lên tiếng.
Đây, mời bạn:
****
1. Ở trang 16, thầy Vinh dịch "An Nam đạo Tĩnh Hải quân tiết độ sứ quản 12 châu là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Diễn, Trường, PHÚC LỘC, Thang, Chi, Võ An, Võ Nga".
Đoạn dịch này là đoạn nằm trong bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh.
Còn trong bản Hán ngữ PBTL trên nomfoundation thì sao ? Có vụ viết Phúc Lộc, Võ An, Võ Nga gì không ? Thì thưa bạn là không, mà bản Hán ngữ này chỉ viết là "...日交日陸日峯日愛日驩日長日福日禄日芝日武日演日安" tức là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Trường, Phúc, Lộc, Chi, Võ, Diễn, An.
Vậy xin bạn nào có đọc 5 bản Hán ngữ khác nhau của thầy Trần Đại Vinh cho biết 5 bản ấy có thật sự viết "Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Diễn, Trường, PHÚC LỘC, Thang, Chi, Võ An, Võ Nga" không ? Hay là thầy Vinh đã cọp dê y chang lại từ bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh ?
****
2. Ở trang 16, thầy Vinh dịch "Lý Nhân Tông năm Thái Ninh thứ 4 ... đổi tên .. Ma Linh làm châu Minh Linh ..."
Đoạn dịch này cũng là đoạn nằm trong bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh.
Trong bản Hán ngữ PBTL, chép tên địa danh này là Ma Lịnh 麻令, không có Ma Linh gì cả.
Thế 5 bản Hán ngữ kia có chép là "Ma Linh" không bạn ? Hay là thầy Vinh đã cọp dê y chang lại từ bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh ?
****
3. Ở trang 16, đoạn "Lý Thần Tông năm Thiên Thuận thứ 5 ... đi đến trại Nhật Lệ thì người trại ấy bắt được giải về Kinh Sư".
Đoạn dịch này cũng là đoạn nằm trong bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh.
Trong bản Hán ngữ PBTL, cũng chả có "trại Nhật Lệ" nào bạn ạ. Mà đáng ra là "至日麗爲寨人執送京師", tức là "đến Nhật Lệ bị trại nhân bắt giải về Kinh Sư". Nhưng các cụm từ "trại Nhật Lệ", "thì người trại ấy" là nằm trong bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh đó bạn.
Thế 5 bản Hán ngữ kia có chép là "đi đến trại Nhật Lệ thì người trại ấy bắt được giải về Kinh Sư" không bạn ? Hay là thầy Vinh đã cọp dê y chang lại từ bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh ?
****
4. Ở trang 17, thầy Vinh dịch "dụ vua nước ấy là Chế Chí hàng, phong con Chí tước hầu".
Thì vâng, đoạn này cũng giống y hệt 100% từng chữ theo đoạn dịch từ bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh kìa bạn.
Mà chắc hôm qua bạn đọc, mình có nêu cho bạn, là trong Toàn Thư lẫn trong bản Hán ngữ PBTL của nomfoundation, có ghi rõ là nhân vật ở đây là "em trai" của vua Chế Chí, chứ làm gì có vụ "phong con Chí tước hầu".
Vụ "phong con Chí tước hầu" nằm trong bản "hiệu đính" của cụ Đào Duy Anh đó bạn.
Thế 5 bản Hán ngữ kia và bộ Toàn Thư nào đó có chép vụ "phong con Chí tước hầu" không bạn ?
****
Bạn đọc giùm mình luôn 4 điều này trước đi há. Bởi vì mình rất muốn biết là làm thế nào vào năm 2018, thầy Trần Đại Vinh "bổ chính" ra sao mà trong 2 trang trên mình đọc, thầy cọp dê gần như toàn bộ bản "hiệu đính" năm 1977. Mà đáng ngờ, là bản "hiệu đính" dịch sai vụ "phong con Chí tước hầu" năm 1977, thì làm thế nào mà bản "bổ chính" năm 2018, được biết là thầy Vinh tham khảo thêm với 5 bản Hán ngữ khác nhau cũng còn dịch sai vụ "phong con Chí tước hầu" nhỉ ?
Vậy thầy Trần Đại Vinh đã tham khảo 5 bản chữ Hán như thế nào vậy bạn ?
Mời thầy Trần Văn Quyến lên tiếng, là nếu Brian đọc và nghĩ, ít nhất trong 2 trang teasers này, thầy Trần Đại Vinh chả có tham khảo hay nghiên cứu 5 bản Hán ngữ nào khác, mà thầy rinh luôn nguyên bộ dịch thuật từ bản "hiệu đính" đầy vấn đề của cụ Đào Duy Anh năm 1977, là đánh giá có sai không ?
Mà đã bao giờ "bổ chính" mà không là đọc kỹ lại sử và chú thích đầy vào bản mới nhỉ ?
Và dĩ nhiên, Brian xin đợi các thầy và các bạn nào đó lên tiếng cho mình biết là, bản dịch năm 2018 có thật sự là bản dịch khá tốt như thầy Trần Văn Quyến nêu ra không ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian








https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2161591727425111



2.





À nếu các bản chép tay bộ Phủ Biên Tạp Lục đều ra đời thời vương triều Nguyễn, vậy các thầy dịch làm chi mà dịch nhiều quá vậy bạn ? Đến năm 2018 mà người ta vẫn còn phải dịch nữa cơ đấy. Sao người ta không để thời giờ nghiên cứu niên đại và tính xác thật (accuracy) của các bộ sách này ? Hay là các thầy bên Việt Nam không đủ thời gian và trình độ để làm chuyện này ? Đây cũng là câu hỏi dành cho bộ Gia Định Thành Thông Chí.



Chắc người Việt mình hổng cần thêm các dịch giả dịch lần thứ 4 hay thứ 10 một bộ sách xưa nữa đâu đúng không ? Người Việt cần ai đó có ăn học đàng hoàng và sẽ để thời giờ nghiên cứu niên đại và tính xác thật của các bộ sách này, chứ không phải lại dịch chúng dạng làm cần câu cơm và đem lại tiếng tăm đâu đúng không ?



Thanks




Brian
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2161228670794750&set=a.1389565614627730&type=3&theater

1.



Brian Wu đang  cảm thấy Dân ta phải biết sử ta cùng 
19 giờ
Mình thấy có thầy Trần Đại Vinh khen lắm (xem >> http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/…/viewFile/8737/8578). Đặc biệt, thầy khen bản hiệu đính của cụ Đào Duy Anh (vâng, cụ Đào Duy Anh mà chúng ta ai cũng đã biết). Theo thầy Vinh "Lúc ấy cụ (Brian chú - cụ Đào Duy Anh) đã tìm được 8 bản PBTL chép tay, bản nào cũng thiếu sót ... Cụ đã đối chiếu ba bản ấy, đồng thời tra cứu đối chiếu với các sách sử ký, địa chí mà chép thành một bản tương đối chính xác, đem biếu cho Tổ Cổ Sử".
Rồi thầy Vinh sau đó nêu ra một loạt các tên địa danh mà thầy Đào Duy Anh và nhóm dịch giả Viện Sử Học dịch "thoát" (tới khoảng chừng 170 tên), rồi sau đó thầy lại nêu ra một loạt các lỗi dịch thuật trong bản dịch của thầy Nguyễn Khắc Thuần.
Rồi cuối bài viết này, thầy Vinh nêu lên là "Trân trọng biết ơn công phu tâm huyết của tác giả Lê Quý Đôn, của người hiệu đính đầu tiên: cụ Đào Duy Anh, của quý dịch giả tiền bối Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tĩnh ...".
Mình sẵn ngồi mơ mộng cô Hán Nôm có chút thời giờ, thế là xem thử lại đoạn hiệu đính thuộc Quyển 1 bộ Phủ Biên Tạp Lục của cụ Đào Duy Anh mà thầy Vinh khen quá xá, và xin có ý kiến là không biết thầy Vinh đọc ra sao, chứ mình đọc, thấy liền có 2 lỗi này của cụ Đào Duy Anh ngay trong đoạn thầy Vinh khen nè (đoạn chữ Hán ở đây >> http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/884/page/7)
1. Đoạn dịch "Vua đi đánh Chiêm Thành" đáng lẽ là "Vua thân đi đánh Chiêm Thành" mới đúng phải không ? Chữ Hán trong bộ PBTL là 帝親征.
2. Đoạn dịch "phong con Chí tước hầu" đáng lẽ là "phong em Chí tước hầu" mới đúng phải không ? Chữ Hán trong bộ PBTL là 封其弟爲候
Mình có tra lại với Toàn Thư, thì Toàn Thư cũng viết như mình nêu, tức là "Vua thân đi đánh Chiêm Thành" và "phong em Chí tước hầu".
Thế mình có câu hỏi là, cụ Đào Duy Anh và các dịch giả Viện Sử Học đã đọc 8 quyển chép tay PBTL lẫn bộ Toàn Thư nào mà có thể quên dịch cả chữ "thân chinh" và đáng ngờ hơn, là lộn cả "em Chí" thành ra "con Chí" nhỉ ? Chả lẽ 8 bộ PBTL lẫn bộ Toàn Thư đều viết "con Chí" à ? Đâu có đâu đúng không, ít nhất bản PBTL mà mình xem trên nomfoundation và bộ Toàn Thư viết rõ ràng là "em Chí" chứ có là "con Chí" đâu nhỉ ?
Và đáng ngờ hơn là làm thế nào mà thầy Vinh lôi ra quá trời lỗi nho nhỏ trong bản dịch của thầy Nguyễn Đắc Thuần, ấy thế mà ngay trong đoạn dịch của nhóm Viện Sử Học mà thầy khen quá trời đất này, có hai điểm sai bự và dễ nhận ra đến vậy mà thầy Vinh lại không thấy hay nêu lên gì cả bạn nhỉ ?
Như vậy, mình chỉ ngồi chơi chơi, mà đã tìm ra 2 lỗi này ngay trong đoạn thầy Vinh khen lên tới mây, vậy có ai đó thử đọc hết các bản dịch Phủ Biên Tạp Lục và lên tiếng gì chưa ?
Mà ví dụ nếu ngay cả bộ Phủ Biên Tạp Lục mà cụ Đào Duy Anh hiệu đính bị sai hơi nhiều, thế thì chúng ta còn gì để mà nói về cụ và Viện Sử Học nhỉ ?
À, mà bạn để ý giùm mình luôn, là không hiểu cụ Đào Duy Anh đã dùng phương pháp hiệu đính ra sao, chứ mình thấy có gì hơi sai sai trong cách hiệu đính của cụ đó bạn. Ví dụ thầy Vinh khen đoạn cụ hiệu đính "vua sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến tuyên bố đức ý, đổi Ô Lý làm hai châu Thuận Hóa". Mình có đọc bản Hán ngữ, thấy trong ấy, hình như chả có câu "vua sai" gì cả, mà chỉ có lệnh 令, và chắc là theo nguyên tắc dịch thuật, chỗ nào mà bản gốc viết sai thì dịch giả cần chú thích đúng không ? Nên làm thế nào mà cụ Đào Duy Anh và nhóm dịch giả Viện Sử Học (bản năm 2007, chứ không phải năm 1977 đâu bạn), đổi Thuận Quảng thành Thuận Hóa mà không chú thích gì nhỉ ? Mình đố bạn đọc câu dịch "vua sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến tuyên bố đức ý, đổi Ô Lý làm hai châu Thuận Hóa" trong bản dịch Viện Sử Học, bạn biết phần nào là bản gốc viết sai, phần nào cụ Đào Duy Anh thêm vào, và phần nào cụ hiệu đính cho đúng đấy ? Chả hề có một câu chú thích nào cả. Có đáng sợ không bạn ?
Mà cũng theo mình biết, một người phải thật sự rất cẩn trọng trong việc dịch thuật, có vốn kiến thức dạng "thiên hạ có 4 bồ chữ, tôi đã giữ 3 bồ rưỡi" mới dám gom hết 8 bộ PBTL rồi viết thành 1 bộ, và chắc chắn là họ cần chú đầy vào sách hiệu đính đấy chứ. Làm thế nào mà cụ Đào Duy Anh có kiến thức dạng dịch "thoát" quá trời như vậy (và mình không nghĩ cụ Đào Duy Anh có kiến thức 3 bồ rưỡi chữ của thiên hạ), mà lại tự gom hết 8 bộ PBTL, tự hiệu đính mà chả viết chú thích gì cho độc giả hiểu nhỉ ? Thế làm sao hậu thế như mình, đọc bản hiệu đính của cụ Đào Duy Anh mà không có chú thích, thì biết bản gọp lại có những đoạn như "con Chí" là cụ Đào Duy Anh tự sửa (và đáng buồn hơn, là cụ sửa lại bị sai đi) ? Chả lẽ mình nên tin là cụ Đào Duy Anh giỏi đến mức độ cụ gọp hết và hiệu đính đúng hết 100% cả 8 bản PBTL hay sao ?
Mà xưa giờ, có ai bao giờ gọp hết các phiên bản lại thành ra 1 bản, mà lại không chú thích đầy vào sách như cụ Đào Duy Anh và Viện Sử Học đã làm đâu nhỉ ? Mình hỏi thiệt, sao cụ Đào Duy Anh liều thế nhỉ ?
Còn bản dịch của thầy Trần Đại Vinh thì sao, bạn đã đọc chưa ?
Quên nữa, cuối cùng, mình thấy thầy Vinh cảm ơn cụ Đào Duy Anh là người hiệu đính đầu tiên rồi một loạt các cán bộ Viện Sử Học nữa, nhưng mình có đọc bản dịch của cụ Ngô Lập Chí của Khoa Xã Hội Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội vào năm 1959, mà mãi đến tận năm 1977, cụ Đào Duy Anh mới có vụ hiệu đính. Thế thì làm thế nào mà thầy Vinh không viết gì về cụ Ngô Lập Chí này nhỉ ? Ừ, đúng là cụ Đào Duy Anh là người hiệu đính đầu tiên, nhưng có khi cụ Đào Duy Anh đã dựa vào bản dịch của cụ Ngô Lập Chí này thì sao ta ?
Mà sao ai cũng khen cụ Đào Duy Anh quá xá.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2161205307463753



II. Về rác của học giả Lê Thành Khôi


III. Về rác của học giả Ngô Đức Thọ


1.

Mà mình vừa được đọc trong bài viết năm 2005 của bạn Lam Điền tại đây >> https://tuoitre.vn/tim-tuoi-pho-tu-dien-co-nhat-vn-67092.htm.
Bài viết này tóm tắt việc GS Ngô Đức Thọ đã khẳng định quyển Chỉ Nam được khắc vào năm Tân Tỵ 1401, do GS phát hiện ra chữ Sào đáng lẽ đọc là Hỏa, tức tên kỵ húy của ngài Hồ Hán Thương.
Và mình cũng đã đọc bài phân tích của GS Ngô Đức Thọ về điều này, trong bài viết này >> http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai5/200505_NgoDucTho.pdf.
Và mình chịu khó đọc luôn bài viết của tác giả John Phan Chữ Nôm and the Taming of the South năm 2012 >> https://www.academia.edu/…/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m_and_the_Tam…. Trong bài này, tác giả đã chỉ ra những lỗi sơ đẳng mà GS Ngô Đức Thọ đã phạm sai lầm trong phương pháp suy luận của ông. Bạn đọc phản luận này trong bài viết tiếng Anh tại trang 6 và 7.
Để mình tóm tắt lại cho bạn tại sao suy luận của GS Ngô Đức Thọ không đúng:
1. GS Ngô Đức Thọ suy luận rằng, vì ĐVSKTT có dòng sử "Hán Thương tên cũ là Hỏa" 漢 蒼 舊 名 火, và từ đó mà GS nối qua chữ Hỏa 火 này qua luôn chữ Hỏa 踝 này, để mà từ đó GS cho rằng chữ Hỏa 踝 này khi viết có 4 dấu nhấn trong bộ Chỉ Nam, tức là viết kỵ húy, nên là tên Hỏa của ngài Hồ Hán Thương.
Nhưng suy luận như vậy là circumstantial at best, tức là suy đoán "mò", chứ chưa hẳn là chính xác.
Vì trước nhất, theo mình, chữ 踝 này khi đọc phiên thiết 胡瓦切 Hồ ngõa thiết, thì phiên âm là Hõa (dấu ngã), chứ không là Hỏa (dấu hỏi). Và trong Hán ngữ, Hõa (ankle - mắt cá chân) và Hỏa không thể giống nhau để mà người ta lại suy luôn Hỏa 火 là Hõa 踝. Bạn xem tự điển Khang Hy chữ Hõa 踝 này tại đây >> http://www.zdic.net/z/25/kx/8E1D.htm.
Và theo http://hvdic.thivien.net/whv/%E8%B8%9D, thì chữ 踝 này, còn có thể đọc là Hỏa, Hõa, Khỏa, Khõa, nên không hẳn Hỏa là chữ duy nhất khi phiên âm chữ 踝 sang Hán Việt, để mà GS Ngô Đức Thọ nhận định rằng Hỏa 火 giống Hỏa 踝.
Và đáng ngờ hơn, là cái tên húy Hõa 踝 này, GS Ngô Đức Thọ đã tự suy ra khi đọc chữ Hỏa 火 trong bộ ĐVSKTT, chứ nó không nằm trong gia phả của dòng họ Hồ nào cả. Mà nếu đây đúng là các suy luận học thuật, thì mình cũng có thể tìm ra một ngàn lý do để thuyết phục bạn chữ này có thể đọc là Thủy bị viết sai chẳng hạn, chứ không là Hỏa.
Còn tác giả John Phan thì không tìm đến tự điển Khang Hy như mình, mà chỉ thẳng thắn viết là sự chấp nối chữ 火 này qua chữ Hỏa kỵ húy thời Hồ 踝 này, là sự suy đoán mò (circumstantial at best), tức là hoàn toàn không có khả năng thuyết phục.
Mình hoàn toàn đồng ý với tác giả John Phan, vì một GS mà nhận định vậy đúng là đoán mò.
2. Đáng ngại hơn, là tác giả John Phan năm 2012, đã nhận định như mình hôm nay nhận định vào năm 2018, là làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ suy đoán chữ "Sào" đọc là "Hỏa", mà lại không hề nhắc đến câu định nghĩa "Hỏa ty: ươm dã tơ vàng tốt sao" nghĩa là gì trong bộ Chỉ Nam ? Vì bạn biết cách viết của bộ Chỉ Nam là 2 từ Hán Nôm + câu giải nghĩa.
GS Ngô Đức Thọ hoàn toàn không hề nêu về câu "Hỏa ty ươm dã tơ vàng tốt sao" nghĩa là gì sau khi phân tích Sào phải đọc là Hỏa.
Vì nếu bạn chịu khó tra, thì Hỏa ty 踝絲 không có ý nghĩa gì cả. Mà đáng ra, trong Hán ngữ, sào ti 繅絲 tức là kéo tơ, ướm tơ, chính là nghĩa "ươm dã tơ vàng tốt sao" trong bộ Chỉ Nam đó(http://hvdic.thivien.net/whv/%E7%B9%85).
Và chữ sào ti 繅絲 còn có thể đọc là tao ti, vì theo bộ tự điển Khang Hy, 繅 còn được phiên thiết là 蘇遭切,音騷 Tô tao thiết, âm Tao. Nên rất có thể, ở đây, câu trong bộ Chỉ Nam cần đọc là "Tao ti: ươm dã tơ vàng tốt sao" và quyển Chỉ Nam có thể viết chữ Hán Sào / Tao 繅 sai thành chữ có bộ Nhật 日. Nhưng chắc chắn, chữ đó không thể đọc là Hỏa vì Hỏa (tức lửa) hoặc Hõa (Hõa tức gót chân), không có ý nghĩa gì khi dùng trong danh từ Hỏa Ty hay Hõa Ty cả.
Vậy khi mà GS Ngô Đức Thọ suy luận Sào cần đọc là Hỏa, mà lại không đem thử sự phân tích của mình để giải nghĩa Hỏa Ty trong toàn câu trong bộ Chỉ Nam, đó là half truth, tức một nửa sự thật, và dĩ nhiên, hoàn toàn sai.
Nên phân tích của GS Ngô Đức Thọ, theo kiến thức Hán Nôm của mình, là sai be bét.
Đó là phần tóm tắt sự sai trong suy luận của GS Ngô Đức Thọ về chữ Sào / Tao / Hỏa trong bộ Chỉ Nam và trong bài viết mà Lam Điền nêu lên.
Còn mình thì chỉ có một thắc mắc. Đó là làm sao mà một vị GS nổi tiếng cả Việt Nam về chữ húy, về Hán Nôm, mà lại có thể cẩu thả phân tích chữ nghĩa đến vậy ?
Làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ lại không biết là từ chữ Hỏa 火 nối qua chữ Hỏa / Hõa 踝 kỵ húy là quá xa ? Và nếu đúng là GS cho phép mình phân tích vậy, thì thế hệ học trò của GS sẽ làm loạn cả thế giới Hán Nôm bằng cách phân tích Hán Nôm từ cách đọc Quốc Ngữ. Đây là sự đáng chê lắm thay từ một vị GS uyên thâm Hán Nôm.
Làm thế nào mà GS Ngô Đức Thọ lại không biết là bộ Chỉ Nam là bộ giải nghĩa chữ Hán Nôm, nên nếu GS có phân tích chữ, GS cũng phải phân tích cả câu giảng nghĩa, mà GS thì lại không làm việc này.
Nên mình nhận định, chắc là GS Ngô Đức Thọ biết rất rõ những nguyên tắc tối thiểu này khi phân tích câu này, vì GS đã là GS thì làm sao mà không biết những điều tối thiểu cần thiết này nhỉ ?
Nhưng GS Ngô Đức Thọ đã cố ý không làm việc này, tức là GS chỉ đưa ra một nửa sự thật tức half truth đến với độc giả, vì người Việt ta 99% không biết chữ Hán, nên có đọc cũng không biết đúng sai.
Mà GS mà viết bài như vậy rồi cho đăng luôn trong Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2004 là đáng xấu hổ, đúng không bạn ?
Mà GS biết người Việt mình 99% không biết chữ Hán, tại sao GS không chịu khó đọc kỹ, phân tích kỹ thêm, đưa ra đủ chứng cớ, sử liệu, dữ liệu để giúp người Việt mình nâng cao kiến thức, mà lại viết kiểu đưa ra một nửa sự thật trong một Hội nghị Quốc tế về Hán Nôm ?
Thì mình để bạn tự suy gẫm vậy.
Và tại sao GS có thể viết trong bài là "Không rõ chữ 踝 mà tác giả phiên là Khoả có căn cứ theo từ điển nào hay không, nhưng tôi tra thấy Khang Hi cho âm của Quảng Vận là Hồ ngoã thiết = Hoả." ? Vì Hồ ngoã thiết = Hõa (dấu ngã) đúng hơn Hoả (dấu hỏi) đúng hôn bạn ?
Và để trả lời câu hỏi của GS Ngô Đức Thọ, chữ 踝 đọc Khoả là từ 2 quyển Từ điển Trần Văn Chánh và Nguyễn Quốc Hùng tại đây >> http://hvdic.thivien.net/whv/%E8%B8%9D.
Mà không hiểu quý vị nào đó tham gia Hội nghị Hán Nôm, có bao giờ viết phản luận về điều này chưa, ngoài tác giả John Phan trên viết năm 2012, tức là 8 năm sau ?
Mình không được vui cho lắm, vì GS Ngô Đức Thọ chắc là vị GS thuộc hàng đại thụ về Hán Nôm tại Việt Nam, mà lại có thể suy luận cẩu thả đến vậy, và đưa luôn nhận định này vào một Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2004.
Mình chưa tìm được bài nào GS Ngô Đức Thọ lên tiếng là ông đã sai cả, dù bài này đã viết vào năm 2004, tức là 14 năm trước đây. Nếu bạn có tìm được bài nào viết tiếng Việt về sự suy luận sai này, xin bạn share.
Và mình cũng chưa đọc được bài viết nào của GS Ngô Đức Thọ phản luận những gì tác giả John Phan viết cả.
Mà nếu bạn là người Việt, mà bạn không đọc được tiếng Anh, bạn có biết là suy luận của GS Thọ có đầy vấn đề không ?
Hay là do mình viết năm 2018, bạn bây giờ mới biết GS Thọ đã suy luận hơi sai về niên đại của bộ Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa ?
Và bạn có bao giờ tự hỏi, độc giả người Việt ta có nên dễ dãi trong việc cho phép các GS viết những bài phân tích như vậy không ?
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S: Và đáng ngại hơn, là theo tác giả John Phan, là tuy bài viết này của GS Ngô Đức Thọ đã viết năm 2004, nhưng năm 2010 GS vẫn đem nó lên trên web blog của ông. Như vậy chẳng lẽ nào từ năm 2004-2010, không một học giả Việt Nam nào lên tiếng về việc GS suy luận như vậy là sai sao ?
Và mình thấy GS Ngô Đức Thọ trong bài viết năm 2012 tại đây >> http://ngoducthohn.blogspot.com/…/bo-sung-nghien-cuu-chu-hu… còn có ghi là "Sau đó, trong khi nghiên cứu niên đại của sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa tôi đã phát hiện được chữ viết kiêng huý tiểu tự (tên trước khi làm vua) của Hồ Hán Thương, Sau đó trong kjhi hoàn thành bản thảo công trình nghiên cứu văn bản học tôi chọn việc giải mã niên đậi CNNÂ để thuyết minh phương pháp vận dụng tị huý học vào việc nghiên cứu văn bản Hán Nôm, tôi đã đưa thêm cả phát hiện và khảo chứng về chữ Ly là tên huý của Hồ Quý Ly nữa.."
Nên không hiểu có đúng là GS không biết là ông sai không ? Hay là GS nghĩ rằng mình đúng nên khỏi giải thích thêm và tiếp tục phân tích luôn đến tên của ngài Hồ Quý Ly ?
Hay là các học giả Việt Nam đều biết, nhưng người ta đều im cả, như họ đều im cả khi biết thầy Đào Duy Anh dịch và viết sai hơi nhiều, và học giả Việt Nam, vì chén cơm của mình, sẵn sàng để tất cả người Việt chúng ta ngoài này bị "rác hóa" kiến thức một cách không thương tiếc, và không ai cảm thấy họ có trách nhiệm với chúng ta cả.
Và dĩ nhiên, nếu GS Ngô Đức Thọ có thể lên tiếng "lại" về tại sao GS nghĩ ông đúng khi phân tích về điều này, với đầy đủ dữ / sử liệu thì hay quá. Đúng hay sai mình cũng muốn ai đó lên tiếng để một độc giả như mình biết mà tránh hay tìm hiểu thêm.
Vì nếu GS Ngô Đức Thọ mà sai về điều này, thì chắc việc GS nghiên cứu về tên ngài Hồ Quý Ly rất có thể có luôn nhiều vấn đề trong đó.
Mà đáng ngại hơn, là nếu GS Ngô Đức Thọ phân tích hời hợt đến vậy, mà lại được cho đăng trong 1 Hội nghị Quốc tế Hán Nôm, thì nếu có sai, ở Việt Nam, có luật nào buộc GS phải đính chính sự sai của mình không nhỉ ?
Hay là điều này sẽ trở thành kiến thức căn bản của người Việt, để rồi dần dần nó sẽ trở thành một kiến thức Lê Văn Tám mới về văn hóa Việt Nam cho 100 triệu người Việt nước ta ?

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1967368783514074?pnref=story


IV. Về rác của Đào Trinh Nhất



1.




Cụ Đào Trinh Nhất là một học giả kỳ cựu thời xưa và cụ viết rất nhiều sách. Nếu bạn đọc về sử Việt thời cận đại trước 1945, chắc là bạn đã đọc và biết về cụ.
Cụ viết sách ra sao và viết thế nào, thì mình đã được đọc vài bài viết mà trong ấy các tác giả khen cụ lên đến mây.
Nhưng cụ viết sử có đúng là theo phương pháp nghiên cứu thận trọng hay không thì mình chưa thấy ai viết thử 1 bài hay vài bài để ta hiểu cả.
Còn khi mình đọc vài trang đầu của quyển Phan Đình Phùng mà cụ viết, mình khinh cụ.
Khinh cụ vì ngày nay, ai cũng biết, trong quyển Phan Đình Phùng ấy, cụ Đào đã bịa đặt những hành động bỉ ổi của quan Nguyễn Thân sau khi ngài Phan Đình Phùng mất, tức là đoạn "Bấy giờ Nguyễn Thân mới biết cụ Phan mất rồi, đắc chí, miệng cười ha hả, dơ tay lên ngang trán mà nói: Từ nay ta được ngủ yên rồi! ... Không nói ra thì bỏ quên mất sự thật, mà nói thì mình phải thương tâm và gớm ghiếc. Nguyễn Thân sai đem di thể cụ Phan ra chỗ địa đầu của tổng Việt Yên, đổ dầu châm lửa mà đốt cho xương thịt cháy ra tro, rồi tro ấy trộn vào thuốc súng, nhồi trong súng thần công của ta mà bắn xuống La Giang.".
Nhưng ngoài sự bịa đặt ấy ra, thì mình xin đưa ra thêm 2 điều bậy, cũng trong quyển Phan Đình Phùng này, mà có lẽ cả chục năm nay, chưa có học giả Việt Nam nào thử đem ra mà nêu, để trả lại danh tiếng cho các nhân vật đã bị cụ Đào đánh chết thêm một lần nữa trong quyển Phan Đình Phùng này của cụ.
****
1. Nhân vật thứ nhất là ngài linh mục Trần Lục
Trong mục Ra làm quan, cụ Đào viết "Giáo sĩ bị trận đòn ấy tức là cụ Trần Lục, tục gọi là cụ Sáu, mấy năm sau nhờ thế lực Pháp mà được triều đình phong làm Tuyên phủ sứ có oai quyền lừng lẫy một lúc ở vùng Phát Diệm Ninh Bình, ai cũng phải sợ. Người ta nói ông có cái đức giết người như rạ, không kém gì Tôn Thất Thuyết ... Bởi thế, cụ Phan Đình Phùng, tri phủ Yên Khánh vì cái lỗi đã đánh một ông cố đạo, mà bị triều đình trị tội, phải triệu về kinh, sung vào viện Đô sát, làm Ngự sử. Năm ấy là năm Tự Đức thứ 31."
Theo Đại Nam Thực Lục quyển 09 thì "Bính Tuất, Đồng Khánh năm thứ nhất [1886] ... Chuẩn cho linh mục tỉnh Ninh Bình là Trần Lục, gia hàm Tham tri bộ Lễ, sung làm Tuyên phủ sứ Thanh Hoá, vì địa phận của viên linh mục ấy ở tiếp giáp tình thế rất am hiểu (nhà đạo ấy ở xứ Phát Diệm, là chỗ tiếp giáp Thanh Hoá và Ninh Bình), là theo lời nghĩ xin của Nguyễn Hữu Độ.".
Như vậy bạn thấy đó, ngài linh mục Trần Lục được sung làm Tuyên phủ sứ Thanh Hóa năm Đồng Khánh thứ nhất 1886 bạn ạ. Còn ngài Phan Đình Phùng thì nếu có đi làm Tri phủ Yên Khánh, chắc là khoảng năm 1877-1880 sau khi thi đậu Đình Nguyên triều vua Tự Đức. Thế thì làm thế nào mà ngài Phan năm 1877-1880 lại đánh đòn ngài Trần năm 1886 nhỉ ?
Mà đáng ngờ hơn, là nếu bạn để ý, hàm Tham tri mà ngài linh mục Trần Lục được ban tặng, có trật là Tòng nhị phẩm, tức là gần như tột đỉnh trong nền quan chế triều Nguyễn rồi. Còn chức Tri phủ của ngài Phan Đình Phùng có trật là tòng ngũ phẩm, tức là chỉ mới ở hạng trung bình trong quan chế triều Nguyễn. Thế thì làm thế nào mà một vị quan trật thấp ngũ phẩm lại dám đè một vị quan trật cao nhị phẩm của triều đình mà đánh đòn nhỉ ?
Và đáng xấu hổ hơn, là chức Tri phủ có trật tòng ngũ phẩm, còn chức giám sát ngự sử có trật cao hơn là trật chánh ngũ phẩm, thế thì nếu quan Phan Đình Phùng mà có bị triệu về kinh, đổi chức từ tri phủ qua ngự sử như cụ Đào chép, là được thăng trật tòng ngũ phẩm lên chánh ngũ phẩm, ấy là sự thăng quan đấy, chứ có phải là sự bị trị tội như cụ Đào chép đâu.
Nên chỉ cần với 3 điều trên, bạn thấy là sử kiện quan Phan Đình Phùng đánh đòn ngài linh mục Trần Lục là bịa đặt.
Mà hình như thời nay, người ta ở Việt Nam, hễ nhắc đến hành trạng của cụ Phan Đình Phùng, lại lôi tích đánh đòn này ra để khoe nhặng lên là cụ Phan Đình Phùng "dám làm dám chịu", rồi viết đủ thứ liên quan đến tích này. Nhưng mình chưa thấy ai chịu khó dò lại sử xem cụ Đào viết như vậy là đúng hay không.
Nên mình khinh cụ Đào vì cụ viết bậy vào sử mà làm cho thế hệ sau này loạn cả lên, đến mức khi người Việt Nam viết về anh hùng dân tộc Phan Đình Phùng nước họ, do sự thiếu sử liệu, do các học giả Việt lười tra sử, mà người ta, từ học giả đến dân gian tại Việt Nam, đem cả đoạn văn ngu dốt của cụ Đào vào mà khoe nhặng lên về sự anh hùng của ngài Phan Đình Phùng, làm hư cả hình ảnh của một vị anh hùng dân tộc vùng Nghệ An Hà Tĩnh.
Vậy bạn thấy đó, cụ Đào đã giết ngài linh mục Trần Lục một lần nữa trong sách đúng không bạn ?
Ừ, có thể ngài linh mục Trần Lục là một nhân vật theo Pháp, nhưng từ bao giờ mà học giả cho phép họ giết một người Việt khác qua ngòi viết bịa đặt của họ ? Đó là sự ác độc của bọn hủ nho đúng không bạn ?
Nên mình phê bình cụ Đào là một học giả Việt ẩu, dốt, và láo khi viết về tích này. Cụ chả khác bọn Văn Thân thời ấy. Bọn Văn Thân ác trong ánh mắt, trong hành động, còn cụ Đào là ác trong ngòi bút vô trách nhiệm của cụ đấy.
Bạn không đồng ý ư, bạn cứ lên tiếng.
****
2. Nhân vật thứ hai là ngài Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Chính
Trong mục Ra làm quan, cụ Đào viết "Vua Tự Đức thương cụ là người cương trực, sau ngài giáng chỉ phái cụ làm quan Khâm mạng ra thanh tra tình hình quan lại ở Bắc kỳ. Cụ đi thanh tra rồi, dâng sớ về tâu vua, hạch tội ông Thiếu bảo Nguyễn Chánh, Kinh lược Bắc kỳ, chỉ ôm tiết việt vua ban làm món đồ bày trước mặt cho oai vệ, còn sự lợi hại của dân gian, thật chẳng để tâm gì tới. Vua Tự Đức truyền cho cụ thâu lấy tiệt việt của Nguyễn Chánh về, không cho làm Kinh lược nữa."
Điều này cũng lại là sự bịa đặt của cụ Đào Trinh Nhất.
Vì theo Đại Nam Thực Lục tập 08, thì sự triều đình cách chức Kinh Lược Sứ của ngài Nguyễn Chính chẳng liên quan gì đến quan Phan Đình Phùng cả. Mà đáng suy gẫm hơn, là chính ngài Nguyễn Chính đã được vua Tự Đức ra lệnh phải xét rõ sự việc tâu lên, và sau khi vua nghe xong, đã ra lệnh cách chức ngài Nguyễn Chính đấy chứ.
Vậy sự kiện này là sự kiện gì ? Đây là sự kiện thành Nam Định bị quân Pháp đánh và thất thủ, mà ngài Nguyễn Chính với chức Kinh lược sứ, đã được vua nhắc trước đây, đóng quân sát bên Nam Định để phòng hờ giúp đỡ nếu người Pháp đánh úp thành. Nhưng khi quân Pháp đánh, thì ngài Nguyễn Chính lại không dám dẫn quân đi giúp, nên thành ra, ngài bị đổ lỗi là một trong những nguyên nhân làm thành Nam Định mất vào tay người Pháp. Vì việc này mà vua Tự Đức yêu cầu chính bản thân ngài Nguyễn Chính xét và tâu lên, rồi vua quyết định cách chức ngài.
Mình xin trích đoạn Đại Nam Thực Lục tập 08 năm Quý Mùi, Tự Đức năm thứ 36 [1883] về sử kiện này như sau:
----
Nước Pháp phái tàu binh đánh ngay tỉnh thành Nam Định (ngày 18), quan tỉnh ấy chia quân chống cự, người Pháp đánh bắn cả ngày không hạ được. Ngày hôm sau quân Pháp đến sông Vị Hoàng, bắn vào trong thành, mà bộ binh sấn vào cửa Đông, bọn Tổng đốc Vũ Trọng Bình, Bố chính Đồng Sĩ Vịnh ở trong thành chống giữ, Đề đốc Lê Văn Điếm, án sát Hồ Bá Ôn ra ngoài thành đánh nhau với chúng, chống nhau từ giờ Mão đến giờ Ngọ. Lúc bấy giờ Kinh lược là Nguyễn Chính đóng quân ở xã Đặng Xá (thuộc huyện Mỹ Lộc) không dám đến cứu, Điếm chết trận, Ôn bị thương, quan quân vỡ tan, thành bèn mất. Việc ấy tâu lên.
Vua bảo rằng : Nước ấy mưu tính hạt Nam Định, bọn ngươi biết tình hình ấy đã lâu, phải tính toán phòng bị, lại đã cho Kinh lược Nguyễn Chính đem quân đến đóng để cùng nhau cùng giữ, thì mưu kế đã sẵn, người lại nhiều không hấp tấp, đơn hư như Hà Thành. Bọn ngươi chịu trách nhiệm uỷ thác mà như thế, hầu cho là cửa vua xa muôn dặm ư ? Hãy đợi rảnh việc sẽ xét nghĩ. (Sau giao cho Kinh lược Nguyễn Chính xét sự trạng tâu lên).
...
Quan Kinh lược Nguyễn Chính xét rõ việc Nam Định thất thủ tâu lên.
Vua dụ rằng : Nguyễn Chính làm hỏng việc đến thế, há lại khoan tha, cho giáng làm Quang lộc Tự khanh, sung chức Tán lý theo Thống đốc điều khiển, còn cờ tiết mao cho Thống đốc thu lại đem nộp ; Hoàng Tá Viêm lần lữa không được việc, giáng làm Tổng đốc ; các quan tỉnh ấy là Vũ Trọng Bình, Đồng Sĩ Vịnh cùng bọn lãnh, quản suất có trách nhiệm chống giữ đều cách chức, phái đi làm quân đi trước làm việc để chuộc tội, còn nhút nhát rút lui chút nào lập tức chém ngay. Đề đốc Lê Văn Điếm liều mình ở chốn chiến trường, khí tiết dũng cảm đáng khen gia tặng hàm Đô thống, cho thờ vào đền Trung Nghĩa để khuyến khích các quan võ địch với kẻ thù hết lòng tiết nghĩa ; Bát phẩm Nguyễn Bản là một sĩ nhân trong hạt, trước vì quyên tiền được thưởng hàm, đến nay có việc lại biết đem quân mộ vào thành theo quan quân chống giữ, bị chúng bắn chết, cũng là đáng khen, cho truy thụ hàm Tu soạn, thờ ở đền làng ; án sát Hồ Bá Ôn bị thương còn hơn người chạy trước, cấp cho 30 lạng bạc để điều trị.
----
Nên bạn thấy đó, ngài Nguyễn Chính bị phạt do không làm tròn bổn phận giúp đỡ quân triều đình trong trận mất thành Nam Định, chứ nào có phải do ngài Phan Đình Phùng đi giám sát rồi thấy ngài Nguyễn Chính "chỉ ôm tiết việt vua ban làm món đồ bày trước mặt cho oai vệ, còn sự lợi hại của dân gian, thật chẳng để tâm gì tới" mà tâu lên đâu ?
Và đáng ngờ hơn, là các quan Ngự sử thời Nguyễn chỉ giới hạn việc thanh tra của họ vào tầng lớp quan lại cai trị các vùng đất mà triều đình giao cho các quan này cai trị, chứ các quan Ngự sử không có trách nhiệm đi thanh tra quân đội đang đánh giặc ra sao cả. Nên làm gì có việc một quan khoa đạo như quan Phan Đình Phùng lại đi xem xét việc đánh giặc của võ tướng như cụ Đào miêu tả nhỉ ?
Vậy ở đây, có phải là cụ Đào đã giết ngài Nguyễn Chính qua ngòi bút vô trách nhiệm của cụ không bạn ?
Và đáng giận hơn, cụ Đào đã dùng lý do này, mà trong chương Thời Thế Tạo Anh Hùng, cụ Đào lại viết "Tổng đốc tỉnh Nghệ hồi ấy là Nguyễn Chính, vẫn còn ghi nhớ chuyện cũ, thù hiềm cụ Phan, hồi làm Ngự sử, đã dâng sớ hạch tội y làm Kinh lược Bắc kỳ, chỉ hư trương nghi vệ và tác oai tác phúc xằng, không chăm lo việc dân việc nước giữa lúc gian nan. Câu chuyện cũ này, một đoạn trên xa, chúng tôi đã nói. Vì sự hạch tội ấy vua Tự Đức bãi chức Kinh lược của Nguyễn Chính. Sau nhờ Bảo hộ phục chức, cho làm Tổng đốc Nghệ An. Nay bắt được anh cụ Phan, Nguyễn Chính toan chém tức thời cho đã cơn giận và trả thù xưa. Nhưng rồi tấm lòng mưu lập đại công biểu và ngừng tay lại, trong trí suy tín làm sao chiêu dụ được Phan Đình Phùng ra hàng, thì mình lập công lao với Bảo hộ to lớn, tự nhiên cái ngôi cực phẩm triều đình ở trong túi áo. Chừng nào chiêu dụ mà Phan Đình Phùng không chịu ra hàng thì bấy giờ sẽ giết Phan Đình Thông cũng chưa muộn. Nghĩ vậy rồi, Nguyễn Chính một mặt sai kẻ tâm phúc đi dò tung tích cụ Phan ở miền Hương Sơn, Hương Khê để dỗ cụ ra quy thuận.".
Nhưng theo Đại Nam Thực Lục Tập 09 thì "Tỉnh Nghệ An bắt được Phan Văn Thông (anh ruột Đình Phùng, nguyên là Viên ngoại Quản đốc chiếc tàu thuỷ bị cách chức, tự nổi loạn, xưng là Tham tán), chiểu lệ xử chém lập tức.".
Thế thì chẳng những không có vụ tư thù như mình đã nêu, mà ngài Phan Văn Thông, anh ngài Phan Đình Phùng, đã bị xử chém lập tức chứ có lấy đâu mà ngài Nguyễn Chính giữ lại rồi viết thư gọi hàng gì cho quan Phan Đình Phùng nhỉ ?
Thế hóa ra là cụ Đào đã gán cho cái ngài Nguyễn Chính, vì thù riêng mà giết anh ngài Phan Đình Phùng. Thế có phải là cụ Đào đã giết ngài Nguyễn Chính thêm một lần nữa không ?
Vậy mình khinh cụ Đào là học giả giết người vô trách nhiệm qua ngòi bút của mình, là có quá đáng không ?
****
Nên bạn thấy đó, trong 1 quyển Phan Đình Phùng, mà cả 3 sử kiện quan trọng lại là bịa đặt (1 - việc quan họ Phan đánh đòn linh mục Trần Lục, 2 - việc quan họ Phan đàn hặc ngài Kinh lược sứ Bắc kỳ Nguyễn Chánh, 3 - việc quan Nguyễn Thân thiêu và bắn xác tro ngài họ Phan xuống sông La Giang), thì bạn nghĩ khi mình đọc thêm nữa, mình sẽ tìm ra được bao nhiêu điều khác trong quyển sách đáng xấu hổ này ?
Rất có thể có bạn nêu lên rằng thời cụ Đào không có mạng, và cụ lại chịu khó viết vậy, ta nên cảm ơn cụ trước, còn điều cụ viết sai ta cứ chỉnh sửa từ từ.
Ừ, bạn đúng đấy chứ, nhưng bạn ạ, sau gần 80 năm quyển này được in ra, bạn có thấy nước Việt Nam ngày nay, có ai đã chịu khó nghiên cứu sách cụ Đào rồi cho ra một quyển khác phê bình những gì cụ Đào đã bịa đặt chưa ? Mà hình như ngược lại, người ta còn trắng trợn dựng lên cái gọi là bộ sách "Góc nhìn sử việt" để truyền lại kiến thức về sử cho giới trẻ Việt đấy. Mà nếu bạn bênh vực cụ Đào, thì bạn cho mình hỏi, vậy với những nhân vật lịch sử đã bị cụ Đào giết thêm lần nữa trong quyển Phan Đình Phùng:
. Ai sẽ giải oan cho ngài Nguyễn Thân ?
. Ai sẽ giải oan cho linh mục Trần Lục ?
. Ai sẽ giải oan cho ngài Nguyễn Chính ?
. Và bao nhiêu nhân vật khác đã bị chết thêm lần nữa dưới ngòi bút của cụ Đào Trinh Nhất trong quyển Phan Đình Phùng này ?
Rồi ai sẽ đứng trên bục giảng ở các ngôi trường có tên Phan Đình Phùng, để mà xin lỗi các em học sinh trường này là những sử kiện lịch sử trên liên quan đến ngài Phan Đình Phùng là sự "Lê Văn Tám" của cụ Đào Trinh Nhất ?
Rồi cả nước Việt mình có lỗi với người Nghệ An Hà Tĩnh không khi ta hô hào những sự "Lê Văn Tám" này, làm hư cả những gì rất thật về vị anh hùng dân tộc vùng An Tĩnh xưa ?
Và mình cảm thấy xấu hổ khi đọc bài viết này của tác giả Trần Thị Phương Hoa trên báo Văn hóa Nghệ An, khen cụ Đào Duy Nhất là "người viết sử kỳ tài" >> http://www.vanhoanghean.com.vn/…/dao-trinh-nhat-nguoi-viet-…. Cô khen rằng cụ Đào bỏ những 10 năm để tìm hiểu về lịch sử ngài Phan Đình Phùng để mà viết.
Không hiểu 10 năm "thực địa" ấy, cụ Đào đã làm gì, để rồi cụ "Lê Văn Tám" hành trạng ngài Phan Đình Phùng, thật đáng xấu hổ. Mà chứng nhân lúc ấy lẫn sử sách lúc ấy chắc đâu có thiếu ? Hay là cụ Đào không tin người Pháp lẫn sử sách, nên cụ tìm về xứ Nghệ An Hà Tĩnh và nhất nhất rằng chỉ người nhà quê, nghèo và dốt ở vùng ấy, là nói lại đúng về hành trạng ngài Phan Đình Phùng thời xưa cho cụ viết chăng ? Hoặc giả 10 năm ấy, cụ Đào chả làm gì cả, có khi cụ chỉ nằm hút thuốc phiện rồi bịa đặt ra cho sách bán chạy chăng ? Chả ai biết, nhưng ta chỉ biết là đến năm 2018 này, mình, một độc giả mê sử nhà Nguyễn, đọc và thấy bức xúc vì sự bịa đặt, hoặc nói nặng hơn, láo xược này của cụ Đào khi chấp bút quyển Phan Đình Phùng.
Mà một quyển sách như vậy, từ một học giả kỳ cựu như vậy, là sự trát trấu vào giới học thuật đấy bạn ạ. Vì viết như vậy là cách viết của bọn bồi bút, chứ không là cách viết của một người học giả.
Và mình mời luôn cô Trần Thị Phương Hoa lẫn vị GS văn học Nguyễn Đình Chú nào đó, suy gẫm luôn về lời đề nghị đáng buồn của họ trong bài viết trên mạng Văn Hóa Nghệ An trên, đó là "Một cuốn sử mỏng manh được viết ra cách nay hơn 70 năm mà gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Khi nhận xét về cuốn Phan Đình Phùng của Đào Trinh Nhất, Giáo sư văn học Nguyễn Đình Chú có gợi ý nên đưa sách này cho học sinh, sinh viên đọc và thảo luận. Thiết nghĩ đây là một ý tưởng rất hay. Để học sinh thảo luận về các tình huống lịch sử là một cách tiếp cận thú vị trong giảng dạy lịch sử tại nhà trường hiện nay. Sách của Đào Trinh Nhất bày ra trước mắt ta vô số các tình huống, là một nguồn tài liệu quý tạo cơ sở bàn bạc, trao đổi, tranh luận."
Vì cô và thầy ạ, cô và thầy đã và đang đề nghị "rác hóa kiến thức" về ngài Phan Đình Phùng với các em học sinh đấy.
Mà không biết cô và thầy đã có bao giờ tự mình tra lại sử chưa ? Hay là cả 2 chỉ đọc rồi khen quyển sách này lên tới mây vì quyển này khen đầy vị "anh hùng dân tộc" của thầy và cô trong đó.
Mình đề nghị, thầy cô, là thế hệ trước, hãy "quét rác" trước rồi sau đó cho các em học sinh thảo luận cũng chưa muộn. Xin các thầy cô đừng đem rác của thế hệ của thầy cô, của mình, đến với cả những em học sinh và muốn chúng ngửi cả rác của tiền nhân. Sự viết dốt và láo của tiền nhân đất Việt, chưa bao giờ là đáng để cho người trẻ Việt Nam phải ngửi và học theo chúng.
Mình khinh hạng học giả viết láo. Vì nếu bọn lái buôn vô trách nhiệm tiêm thuốc vào gây ra ung thư chết người ngày nay ta đều ghét, thì sự ác độc ấy chỉ ảnh hưởng thẳng vào người tiêu dùng, đó chỉ là một thế hệ. Còn bọn học giả viết láo, núp bóng dưới cái gọi là "góc nhìn sử việt" hoặc "nâng cao sự yêu thích sử học", thì sự ác độc ấy, không chỉ ảnh hưởng một thế hệ người đọc, mà sẽ ảnh hưởng cả bao nhiêu thế hệ sau này, vì người đọc sẽ dạy lại cho con cái của họ, vì thầy cô sẽ dạy lại cho học trò, vì bạn bè sẽ chỉ dẫn cho nhau, đó là sự ác độc giết chết cả một dân tộc.
Nêu nếu mình khinh bọn lái buôn một, thì mình khinh bọn học giả viết láo trăm. Vì lái buôn là bọn vì đồng tiền mà sẵn sàng làm ác, đổi chục hoặc ngàn mạng người cho đồng tiền, đó là điều ai cũng hiểu.
Còn bọn học giả viết láo, đó là sự sẵn sàng giết chết cả một dân tộc dưới cái vỏ bọc "học giả". Đó là sự ác độc của bọn người học giả hủ nho, mà bọn hủ nho này, là bọn người lúc nào cũng cho rằng mình là hạng ngồi trên và dạy dân đấy.
Ừ, mình khinh cụ Đào - " Công cán ra chi mấy cột đồng. Ai muốn chép công, ta chép oán, Công riêng ai đó oán ta chung".
Và mình khinh cho những ai xem sử là cái nền để viết lung tung vào đấy.
Vì cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Nên sử mà có viết, đừng viết láo và cho rằng cần bịa đặt để câu chuyện thêm hấp dẫn.
Vì viết như vậy là giết chết người ta một lần nữa trong sách.
Vì viết như vậy là gieo nỗi oan cho dòng họ người ta.
Vì viết như vậy là giết chết cả một dân tộc.
Vì viết như vậy là sự đáng xấu hổ cho cả một dân tộc đấy bạn ạ.
Mời bạn cứ tự nhiên phản luận.
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Regards
Brian
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1971831316401154



V. Nhóm các học giả ở Huế - Đà Nẵng đương đại



4. Brian Wu đã trả lời nhanh trên chính stt của Võ Vinh Quang:


"




Brian Wu mình không biết nói gì Nam Hà, vì đây là quyền của bạn Võ Vinh Quang. Nhưng Nam Hà tagged mình, mình không trả lời, sợ Nam Hà nghĩ Brian xem thường Nam Hà, nên Brian xin trả lời để Nam Hà đừng buồn Brian vậy.



Mình không biết có trang TheSaiGonPost đăng bài của mình, vì mình chưa bao giờ nghe về nói cả. Bạn có thể hỏi họ có biết mình và liên lạc email gì với mình không để làm bằng chứng. Và minh nhiều lần có nói cho các bạn là mình không muốn giữ lại bài gì cả, mình chỉ viết cho thật thỏa thích. Còn các bạn muốn giữ thì các bạn chắc phải save lại bài. Hồi xưa có bạn Phan Tan Loc có làm vậy mình không biết ngày nay còn không. Các bạn có thể hỏi bạn Phan Tấn Lộc mình có nói là mình không muốn lập nhóm hay giữ bài lại không ?



Mình không nhớ về bạn Nguyễn Thanh Thuận là ai. Thuận tha lỗi cho mình nếu mình có làm gì đó có lỗi với Thuận. Mình mỗi ngày vừa suy nghĩ chuyện startups, vừa viết, và có rất nhiều bạn PM mình, mình nhiều khi không trả lời và nhiều bạn phải làm mặt giận và mình lại cần xin lỗi họ. Mình không cố ý vụ này mà thật sự nhiều khi không trả lời hết hay để ý. Bạn có thể hỏi Tran van Quyen vì TVQ đã vài lần nhắc mình mà mình phải xin lỗi Q hoài.



Mình không hiểu tại sao bạn Thuận lại la mình khi mình không trả lời về vụ Đại Nam Thực Lục. Mình đã share bộ ĐNTL với nhiều bạn. Nếu bạn cần, mình có thể cho bạn nick người đó trong PM để bạn đi hỏi đúng hay sai. Và ví dụ nếu có là mình hay ai đó không cho, đó là quyền của mình chứ. Nếu bạn nghĩ mình có vấn đề không tôn trọng bạn, bạn có thể viết luôn lên trang facebook công cộng của mình để nhắc nhở. Bạn Trần Văn Quyên làm vậy mà. Tại sao bạn lại nghĩ một người bận, họ không cố ý, và có nhân chứng đây cho bạn hỏi, và bạn lại không lên tiếng ngoài facebook công cộng, rồi bây giờ bạn lại vào đây và la mình ? Theo mình, đó là cách hành xử rất bất lịch sự, vô lý và xin lỗi bạn, đầy ao làng trong đó . Người trí thức nói nhau nặng lời còn thấy đau lòng, huống hồ giữa mình và bạn không hề quen và bạn lại đi xin sử liệu từ 1 người bạn không quen biết.



Nếu mình không có, bạn có thể hỏi các bạn khác có sao đâu ? Tại sao bạn lại để trong lòng rồi bây giờ lại nói vậy ? Đàn ông mà vậy có phải là người lòng dạ hẹp hòi không ?

Mình nghĩ bạn hồ đồ và bất lịch sự. Và bạn nên xin lỗi mình. Còn nếu bạn không xin lỗi mình, thì xin bạn bước ra chỗ khác vì mình không thích lắm những người đàn ông / đàn bà không hiểu cả phép lịchs sự tối thiểu

Và để trả lời cho bạn Võ Vinh Quang, lý do mà mình có thể viết rất nhiều bài cũng không khó. Vì đợt trước mình đi làm cho startup, mình có được chút tiền dư từ stock options. Nếu bạn không biết stock options là gì, bạn nên google.

Hiện giờ mình viết vì khi viết mình trong đầu có thể suy nghĩ ra những phương pháp để chạy software và những ideas mới. Mình làm được thì tiền sẽ có cả đống như núi, mình cũng chưa biết làm gì, mình chỉ thích làm startups và tiền sẽ đến như kết quả mà thôi. Quang không trong ngành software nên không biết, người viết sotware giỏi, họ để 60% suy nghĩ cho chính chắn, rồi họ dùng Test Driven Development, và viết codes với 40% thời gian còn lại. Ở đây, 40% này mình có những người khác họ viết, mình phần nhiều tập trung về modelling & data integration + 3rd party API evaluations. Nếu bạn không biết là gì, bạn nên google.

Và những gì bạn viết về những lập trình viên làm việc 20 tiếng một ngày, chắc là bạn chỉ đọc báo hay quen những người bên Việt Nam. Đó là những nhân viên software enginners, họ làm ngày đêm vì người ta mướn họ vô làm như bọn nô lệ. Với học vị tiến sĩ Hán Nôm học ở Huế của Quang, chắc là Quang chưa bao giờ được nói chuyện với một mid-level executive của Microsoft managing global operations, và chắc là Quang chưa bao giờ ngồi uống ly cà phê và nói chuyện 15 phút với ông Tim Cooks, CEO của Apple cả.

Mình hy vọng là trả lời hết những câu hỏi của Quang. Có vẻ Quang sống trong một cái ao làng rất nhỏ, với một bằng cấp tiến sĩ Hán Nôm học rất nhỏ, và làm cho một văn phòng văn hóa nào đó rất nhỏ ở Huế, và khi Quang nhìn ra thế giới, Quang nghĩ rằng ai ai cũng phải vật lộn với cuộc sống cơm tiền gạo áo như Quang cả. Quang càng viết Brian thấy Quang càng như sống trong một xã hội nhỏ bé quá và lúc nào cũng ganh tỵ với người khác, lẫn đoán bừa mà không hỏi thẳng người ta.

Quang không sống trong thế giới của Brian, đừng đoán mò như những anh cộng sản thời 75 vô Sài Gòn mà thấy đồng hồ có ngày tháng lại lên tiếng "những chiếc đồng hồ có cửa sổ". Quang chưa hiểu về thế giới bên ngoài, ngoại trừ thế giới Huế của Quang, đừng hỏi đủ thứ như một anh cán bộ đòi quản lý người trí thức. Hãy giữ sự bình tĩnh và điềm đạm của người trí thức. Người Huế trong mắt của Brian rất đẹp và rất lịch sự. Quang đang phá vỡ hình ảnh người Huế đẹp, tao nhã và lịch sự đó.

Nên hay là nếu được, xin Quang đừng nhắc đến tên Brian hay tag Brian vào các bài viết của Quang. Brian có hứa là sẽ trả lời bài viết của Quang 1 lần trong 1 tháng sau rồi sẽ chia tay với Quang và sẽ làm điều đó. Xin cho Brian nói thẳng là Quang càng viết bậy bạ, càng làm cho Brian cảm thấy Quang mất đi hình ảnh người trí thức, và thay vào đó là một cán bộ Huế nghèo khổ nghi kỵ đủ thứ trên thế giới và khá là bất lịch sự trong giao thiệp.

Mình mong là mình trả lời hết tất cả các câu hỏi của các bạn. Mong các bạn ở Việt Nam đừng vì bạn sống trong một xã hội lộn xộn, và bạn lại đâm ra suy nghĩ đủ thứ. Đừng học như Quang, có chút xíu tài, lại nói vung vít lên, coi trời bằng vung, nhưng thật sự chỉ sống ở Huế và chưa ra đời để biết thế giới rộng, đẹp và người giỏi nhiều ra sao.

Mình không tính trả lời status này nhưng bạn Nam Hà tagged mình và mình sợ không nói, sẽ làm Nam Hà nghĩ mình không tôn trọng Nam Hà.

Mình nghĩ mình đã nói quá đủ với Quang và really, mình không muốn đi cãi tay đôi gì cả. Mình sống ở một thế giới khác Quang quá và mình có đầy cơ hội bên này. Quang hỏi tại sao lập trình viên làm 20 tiếng gì gì đó và mình đọc là biết Quang chả hiểu gì về thế giới của mình cả.

Mình yêu cầu các bạn có gì cứ hỏi mình, nhưng hãy nói và viết với những lời lẽ lịch sự và bặt thiệp. Mình thật không sống trong xã hội chợ trời và khôn vặt nên mình không biết trả đũa ra sao. Mình sống với chữ, với tiền, và sau này, sẽ nhẹ nhàng sống với cô Hán Nôm và những đứa con mà cô muốn có với mình. Bọn mình sẽ đi du lịch thế giới và mình sẽ quạt để cô Hán Nôm được mát mà viết các bài nghiên cứu về văn hóa Việt. Mình nghĩ một người đàn ông sinh ra cần có ước mơ hoài bão và lòng mở thật rộng với tất cả. Nên bạn thấy mình biết gì share nấy cho tất cả các bạn. Còn nếu các bạn thấy họ mình là Wu, rồi bên Mỹ, rồi có thời giờ, các bạn lại suy nghĩ mình là Việt Tân, là CIA, là Hoa Nam gì đó, mình cũng chả biết nói gì. Một con chó khi mà đồng loại nó bị thương, nó còn biết liếm, còn các bạn thấy một người như mình bên Mỹ, hết lòng vì văn hóa Việt, và chưa hề hỏi lại gì từ các bạn cả, mà lại còn nghi ngờ mình làm gián điệp, mình nghĩ các bạn nên xem lại về cách hành xử của các bạn xem sao.

Thanks các bạn thật nhiều và thanks bạn Nam Hà đã tag mình vào status này.

Good night,

Brian



3
管理する

いいね!他のリアクションを見る
  · 返信 · 16時間前 · 編集済み
Tran van Quyen ha ha anh Brian Wu đúng là đã xin lỗi em ít nhất mây lần. Một lần là nhắn tin ko thấy nhắn lại - Bất lịch sự ha h. Một lần lấy tin nhắn chat riêng tư của 2 anh em về "Cô Hán Nôm xinh đẹp" đăng công khai trên tường nhà mình - Vi phạm quyền cá nhân riêng tư. Nếu mà gặp nhau ngoài đời chắc chắn em sẽ bắt anh mới em 1 ly caphe để chuộc lỗi lầm đã gây cho em. Đồng thời em sẽ mời anh 1 ly caphe để cảm ơn những gì anh đã giúp đỡ và đóng góp cho em.
Nếu anh làm được cái phần mềm từ điển tra cứu chữ Nôm và cải tiến bộ gõ Hán Nôm hiện nay được thì thật tuyệt. Đặc biệt nhập mã chữ Nôm vào kho font chữ Unicode thì tuyệt vời hơn nữa.
管理する
"
https://www.facebook.com/quangbtdt/posts/1728453963886308


3.


Hay là theo mình, đây là câu khen ngợi sáo rỗng, đã và đang làm mất đi tính thiêng liêng của lòng yêu nước thương nòi trong lòng của mỗi người Việt trong và ngoài nước.
Để bạn đừng có hễ có gì chút chút, dù đúng hay không, cũng cứ viết "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta". Bạn viết mà cứ bữa bãi vậy, bạn làm đau khổ cho người còn sống, và mất mặt cho người đã khuất vì sự nghiệp nước nhà.
Mình xin đưa ra các trường hợp sau đây để bạn suy gẫm:
*****
1. Trường hợp 1 - Về trận thảm sát Mỹ Lai tỉnh Quảng Ngãi - quân Mỹ ác và dân làng Mỹ Lai bị quân Mỹ thảm sát vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 - không có sự trường kỳ kháng chiến gì của dân tộc Việt Nam ở đây cả. Do đó, bạn đừng viết tung tóe là trận thảm sát Mỹ Lai này là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta".
Vì dù bất cứ dưới các trường hợp nào, với các chứng nhân hay chứng tích nào, ta chưa hề có sử kiện nào viết rằng dân làng Mỹ Lai đã kháng chiến anh dũng chống quân Mỹ để mà ta có thể dùng câu "biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc Việt Nam" cho trận thảm sát Mỹ Lai này cả.
Từ việc người dân bị thảm sát mà bạn viết luôn ra thành "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta", đó là sự đánh tráo khái niệm và là cái tát vào mặt những người đã khuất và làm đau khổ cả người còn sống.
Nếu có, trận thảm sát Mỹ Lai là "biểu tượng cho tội ác và sự bừa bãi của quân lính Mỹ lên trên người dân thường Việt Nam" thôi bạn ạ.
*****
2. Trường hợp 2 - Về đồn Mang Cá ở Thừa Thiên Huế - đồn do triều đình đắp, quân Pháp đánh thắng và giữ luôn cho tới khi họ rút lui (khỏi Huế hay Việt Nam)
Đồn Mang Cá là một công trình quân sự khá quan trọng do triều đình nhà Nguyễn đắp, để mà bảo vệ kinh thành Huế. Ta đọc sử, điều rõ là quân Pháp đã chiếm đóng đồn Mang Cá cho đến khi họ rút khỏi Việt Nam.
Nên ngày nay, khi đất nước Việt Nam thống nhất, mặc dù đồn Mang Cá và kinh thành Huế đã thuộc về Việt Nam, cũng chưa ai, từ sử gia cho đến các nhà nghiên cứu, gọi đồn Mang Cá là "biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cả.
Vì muốn đồn Mang Cá là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta", thì sử phải chứng minh là người Việt đã có những trận đánh to nhỏ để mà giành lại đồn Mang Cá này. Phải có sự hy sinh nào đó của người Việt liên quan đến đồn Mang Cá. Còn nếu không có các trận đánh to nhỏ này, ta không có cái gì để chứng minh về lòng yêu nước lẫn tinh thần quả cảm của người Việt trong đây cả bạn ạ.
Và chắc chắn, bạn không thể nào đưa lý do là do đồn Mang Cá được đắp trước khi xưa với mục đích là bảo vệ kinh thành Huế, nên CHỈ VÌ VẬY, CHỈ vì lý do đắp đồn này, mà đồn Mang Cá là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta". Vì khi bạn nêu lý do như vậy, là bạn đánh đồng 2 sự kiện khác nhau (đắp đồn và cuộc trường kỳ kháng chiến giành lại đồn Mang Cá), và tự chế ra cái kết luận kỳ cục của riêng bạn. Việc này như bạn đắp đầu con gà vô mình con vịt. Đắp đồn thì liên quan gì đến "lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" chứ ? Xin mời bạn về mà đọc lại khi ta bàn về tinh thần quả cảm thì ta cần phải có những tiêu chuẩn gì. Còn sự quân ta đắp đồn trên đất đai độc lập của triều đình thì có gì là yêu nước cơ chứ ?
Nếu có, đồn Mang Cá là "biểu tượng cho sự đô hộ của người Pháp tại Việt Nam" thôi bạn ạ.
*****
3. Trường hợp 3 - Về thành Điện Hải ở Đà Nẵng - thành do triều đình xây để chống Pháp, quân Pháp đánh, nã pháo vô thành, quân ta bỏ trốn, quân Pháp lấy, phá, bỏ đi, quay lại chiếm, giữ luôn cho tới khi trước khi rút lui khỏi trận Đà Nẵng, lại phá.
Thành Điện Hải là một tòa thành khá quan trọng do triều đình nhà Nguyễn đắp, trong cụm quần thể quân sự Đà Nẵng, để mà bảo vệ vịnh Đà Nẵng. Ta đọc sử, điều rõ là triều đình có ý định dùng thành Điện Hải là tòa thành chính để chống lại sự xâm lăng của quân ngoại xâm khi tấn công vịnh Đà Nẵng.
Nhưng khi ta đọc kỹ lại sử sách, thì trong trận Đà Nẵng 1858-1860, quân dân Việt đã bỏ thành mà chạy để quân Pháp vào lấy dễ dàng ở ngày thứ 2 của cuộc chiến, và quân dân Việt chả có một kế hoạch nào để lấy lại tòa thành này xuyên suốt cuộc chiến 1858-1860 cả. Đáng kinh ngạc hơn, là chính quân Pháp đã bỏ đi, quân Việt lấy lại, rồi quân Pháp quay lại 1 hay 2 lần chiếm tòa thành này, và dùng nó làm "bàn đạp" để mà đi dẹp các đồn lũy kháng chiến của quân dân Việt đấy chứ.
Nên mặc dù thành Điện Hải là một chứng tích còn sót lại duy nhất cho sự oai hùng, sự hy sinh, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của quân dân Đà Nẵng nói riêng và quân dân Việt Nam nói chung trong công cuộc kháng Pháp năm 1858-1860, tòa thành này chưa bao giờ là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta". Nó chỉ là một chứng tích, một tòa thành vô dụng trong công cuộc kháng chiến trường kỳ của quân dân Đà Nẵng năm 1858-1860, không hơn và không kém. Và có thể tệ hơn, nó còn thỉnh thoảng được dùng làm nơi trú ngụ của quân xâm lăng Pháp để làm "bàn đạp" mà đánh dẹp quân dân Việt. Một chứng tích vô dụng, một tòa thành bị quân dân Việt bỏ rơi và chưa bao giờ được chứng minh trong sử là có sự quyết tâm của quân dân Việt lấy lại nó từ tay quân Pháp, thì ta không thể nào gọi tòa thành này làm "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cả.
Vì nếu đúng là ta nhận tòa thành này, đúng là chứng tích duy nhất còn sót lại, nhưng sử đã cho ta biết, nó đã bị quân dân Việt bỏ đi cho người Pháp vào lấy, chiếm và dùng làm "bàn đạp" vài lần để tấn công quân dân Việt ta, để mà làm "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta", thế thì ta đang cố ép một "chứng tích" vào sự làm "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" đấy, một sự đầu gà đít vịt như mình nêu trên trong phần trường hợp 2 đồn Mang Cá. Thế có khác nào ở TPHCM, ta lấy UBNDTPHCM làm "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" trong công cuộc kháng Pháp, lấy Dinh Thống Nhất làm "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của quân Giải Phóng", hoặc bên Campuchia lấy đảo Phú Quốc đã trở thành đất đai của Việt Nam ngày nay là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc Campuchia" đâu nhỉ ? Làm thế nào mà một "chứng tích còn sót lại", không hề có sử kiện nào chứng minh rằng quân ta cần nó, bảo vệ nó, mà ngược lại, quân Pháp viết rõ họ lấy nó dễ dàng, và còn dùng nó làm "bàn đạp" đánh quân Việt trong trận Đà Nẵng 1858-1860, lại có thể được gọi là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" nhỉ ?
Vì bạn biết khi mà một cái gì đó được tôn xưng là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta", nó cần phải có sử kiện chứng minh là dân tộc ta đã chiến đấu để giành lại nó, đã dùng nó để làm cơ quan tham mưu đầu não, chứ không phải chỉ vì nó là "chứng tích còn sót lại" như UBNDTPHCM mà lại được tự động nâng cấp thành "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cả.
Nếu có, thành Điện Hải chỉ có thể gượng gọi là "chứng tích về cuộc trường kỳ kháng chiến của quân dân Đà Nẵng và triều đình Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lăng 1858-1860" thôi bạn ạ. Thành Điện Hải chưa bao giờ là "biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cả.
*****
4. Trường hợp 4 - Về trại tập trung Auschwitz ở Áo
Đấy chính là nơi mà Đức Quốc Xã đã tập trung và hủy diệt người Do Thái một cách có hệ thống tại Ba Lan.
Bạn đọc thêm về trại tập trung này tại đây >> https://vi.wikipedia.org/…/Tr%E1%BA%A1i_t%E1%BA%ADp_trung_A….
Trại này là biểu tượng của sự diệt chủng và ác độc của Đức Quốc Xã hay là "Auschwitz has become a symbol of terror, genocide, and the Holocaust".
Trại này bạn đừng viết là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc Do Thái". Vì người ta sẽ sửng sốt với việc đánh tráo khái niệm này của bạn và họ cho bạn là một kẻ hỗn láo, cười trên sự đau khổ của dân tộc họ đấy.
****
Nên mình không hiểu là tại sao các bạn cứ thấy gì đó có chút chút, lại viết kiểu đại khái sáo rỗng và đầy dao to búa lớn "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta".
Câu biểu tượng này rất liêng thiêng. Mình mong bạn đừng biến nó thành một câu văn cửa miệng, một thứ hàng rẻ tiền chợ trời, đại loại tựa ngày nay ở miền Nam đâu cũng là Lăng cả.
Có thể mình ở bên Mỹ, không thể nào giỏi hơn bạn tiếng Việt, vì bạn là người sinh ra, lớn lên và đã được dạy trong môi trường xã hội ấy.
Nhưng không hiểu nhà trường đã có bao giờ dạy cho bạn cần hiểu thật rõ về những khái niệm thiêng liêng như tổ quốc, anh hùng dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, hy sinh, hoặc đất nước không ? Hay là mọi lúc mọi nơi đều có thể dùng cả ?
Đừng hễ chút có gì cũng đều viết là "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cả bạn nhé.
Hãy để dành câu "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" cho những trường hợp thật đặc biệt, thật thiêng liêng, những trường hợp mà bạn không thể nào khen cao hơn được nữa. VÀ QUAN TRỌNG HƠN, có sử liệu backup về có hay không lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta liên quan đến sử kiện của chứng tích hay chứng nhân ấy.
Vì ta đã có chứng nhân Lê Văn Tám làm trò đùa cho thiên hạ, đừng để thêm ta lại có các chứng tích ở nước ta cũng trở thành trò cười cho thiên hạ.
Mời bạn tham khảo.
Dĩ nhiên mình có thể sai có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
P.S: Và để bạn khỏi lại đoán ý mình, không, mình không đá xoáy bạn Võ Vinh Quang hay thầy tiến sĩ Phan Thanh Hải, mà mình viết cho tất cả các nhà nghiên cứu Việt Nam nào vẫn còn nghĩ "biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của dân tộc ta" là câu mà họ nên viết ở mọi lúc và mọi nơi trong việc nghiên cứu sử Việt Nam.

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1986989494885336



2. Võ Vinh Quang vừa đưa một stt lên Fb (10/5/2018):


"

Cho đến giờ, sau khoảng hơn 2 năm kết bạn facebook với Brian Wu, tôi càng lúc càng nghi ngờ về MỤC ĐÍCH CỤ THỂ của vị facebooker này! Liệu phải chăng anh thuần túy chỉ là 1 người Việt (gốc Hoa) yêu thích lịch sử văn hóa Hán Nôm Việt? Tại sao anh tập trung toàn bộ thời gian để coi ngó và đụng chạm đủ các thể loại về lịch sử, văn hóa Việt Nam? Anh bảo anh là lập trình viên (hay kỹ thuật viên) gì đó ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ - thế nhưng sau khi tham khảo, tìm hiểu... tôi được biết những lập trình viên, kỹ thuật viên, nhân viên ở Silicon valley họ làm việc liên tục ko ngưng nghỉ từ 9h sáng đến 20h đêm. Thậm chí công việc căng thẳng đến mức họ ko đủ thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nữa. Vậy thì thời gian đâu để anh làm những việc ko liên quan đến chuyên môn của mình (mà dành hầu như toàn bộ thời gian để làm việc đó?).


Nếu để ý, mọi người sẽ thấy rằng bài viết nào trên facebook của Brian Wu cũng đều được gõ từ máy tính rồi dán lên face. Tổng số trang của mỗi bài đều ít nhất ko dưới 5 tờ A4, tính ra thời gian ngồi suy nghĩ, dùng tư liệu và gõ (dù là người siêu đẳng về gõ máy tính) của mỗi bài như thế, tôi cho rằng mất ko dưới 2-3 tiếng (thậm chí là hơn, nếu chưa đủ thông tin tư liệu).
Vậy, động cơ nào khiến anh bỏ quá nhiều thời gian về chuyện ở Việt Nam (trong khi đối với nghề của anh - theo anh bảo - thiên về lập trình, công nghệ và làm giàu)? Thời gian đâu để anh làm chuyên môn, và...LÀM GIÀU (như anh hay tự thuật?)
Anh đầu tư tập trung vào các vấn đề ở VN như thế để làm gì? Liệu có phải để đãi cát, đãi sạn gì gì đó ko?
Vậy nhiệm vụ chính yếu của anh ở Thung lũng silicon là gì?
(tôi cho rằng anh ko phải là người của các hãng công nghệ, kỹ thuật... ở Thung lũng Silicon)


Bởi như cá nhân tôi, mặc dù tôi làm ngày làm đêm, ngồi máy tính ko nghỉ (đa phần đều làm việc ít nhất đến 12h khuya), song công việc chuyên môn cũng khiến tôi ngập ngụa đầu óc, nhiều thứ trễ nãi hoặc nhiều vấn đề cụ thể liên quan dần bị gác lại.
Nói chung, tôi càng lúc càng ngẫm nghĩ và cho rằng anh Brian Wu ko hề thuần túy chỉ là người yêu thích văn hóa lịch sử VN, mà việc đầu tư thời gian tập trung của anh vào VN như thế hẳn có nguyên do, có mục đích rõ ràng.
Thậm chí, tôi đồ rằng đấy là nhiệm vụ chính mà anh được giao phó! Vậy, anh là ai? Anh đang đảm nhiệm việc gì ở Mỹ? Anh có phải là nhân viên của 1 tổ chức bí mật nào đó, chuyên được giao nhiệm vụ theo dõi, bàn luận, phản luận, "đụng độ" văn hóa lịch sử VN với người trong nước ko? 
PS: nhiều bài viết trên facebook của anh được sử dụng để đưa vào các trang web thesaigonpost này: http://thesaigonpost.com/vn/component/search/…. Tôi mới search sơ sơ đã có gần 50 bài viết. 
Lại theo tìm hiểu, anh là 1 trong những thành viên của Marketing Strategy - Chiến lược tiếp thị??? (xin xem ở đây: http://compete.hawaii.edu/aspy/participants/391pc99f.htm, người thứ 3 ở dãy ảnh thứ 3)
Liệu mục đích - động cơ thực chất của anh trong mấy năm nay là gì? Xin anh đừng tiếp tục nói với chúng tôi rằng anh là người yêu thích lịch sử văn hóa VN bla bla, nghe như lừa con nít ấy, nhỉ!


Lẽ dĩ nhiên, đấy chỉ là sự nghi ngờ của tôi đối với mục đích thực chất của anh. Còn thực tế anh là ai thì tôi cũng chẳng có trách nhiệm gì để tìm hiểu, duy chỉ nếu anh viết và phán lung tung thì tôi sẽ có ý kiến phản hồi. Ta quen nhau lâu, chắc anh biết tính tôi. Tôi chẳng ngán ngại gì chuyện tranh luận, phản biện với anh cả.
Chúc anh sức khỏe và tiếp tục với nhiệm vụ của mình! 
"
https://www.facebook.com/quangbtdt/posts/1728453963886308


1.

Brian Wuさん Dân ta phải biết sử ta !!! 
1時間 · 
NOTE: Bài này mình gởi cho những ai có trách nhiệm hay "chuyên gia" về trận Đà Nẵng 1858-1860 và là ý kiến riêng của mình, không liên quan đến việc sử học và nâng cao kiến thức bạn nhé. Bài rất dài bạn không đọc cũng được. Nhưng mình viết một lần rồi thôi.
***
PHẦN 1 - DÀNH CHO CÁC CHUYÊN GIA
Trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước hiện thời, ở thế kỷ 21, đều có cùng chung một quan điểm: di sản văn hóa là các bảo vật quốc gia còn sót lại của ông cha ta, và chúng là niềm tự hào của tất cả mọi người Việt trong và ngoài nước. Do vậy, việc dùng từ chuẩn và dịch chính xác khi viết hoặc phát biểu về các di sản văn hóa Việt Nam này là điều bắt buộc, nếu không nói là sự thứ yếu trong công cuộc bảo vệ di sản văn hóa của tất cả mọi người Việt trên toàn thế giới.
Và vì lý do dùng từ chuẩn và dịch chính xác trên, tôi không hài lòng và không chấp nhận câu phát biểu của tiến sĩ Phan Thanh Hải, với tư cách là một Ủy viên Hội đồng Di Sản Văn Hóa Quốc Gia Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2019, khi ông khẳng định "thành Điện Hải là tiền đồn kháng Pháp".
Tôi cho rằng tiến sĩ Phan Thanh Hải đã hiểu sai về cụm danh từ "tiền đồn kháng Pháp" này, hoặc đáng ngờ hơn, ông có thể hiểu rất rõ cụm danh từ "tiền đồn kháng Pháp" là gì nhưng ông đã và đang đánh tráo khái niệm đầy thiêng liêng "tiền đồn kháng Pháp" ấy vì sự tư lợi trong việc biến thành Điện Hải thành một địa điểm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong một tương lai gần.
Là một người Mỹ yêu văn hóa, tôi hoan nghênh việc tôn tạo và biến Đà Nẵng thành một địa điểm du lịch văn hóa Việt Nam. Nhưng tôi không chấp nhận sự đánh tráo khái niệm của các từ ngữ thiêng liêng trong tiếng Việt do vì mục đích tuyên truyền nào đó trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Việt Nam. Nhất là tôi càng không chấp nhận lời khẳng định "tiền đồn kháng Pháp" này từ một Ủy viên Hội đồng Di Sản Văn Hóa Quốc Gia Việt Nam. He should have known better. Tôi và tất cả 90 triệu người dân Việt coi lời khẳng định này là lời phát biểu chính thức từ Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, "một cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam" (theo Wikipedia), và vì đây là lời phát biểu từ một cán bộ cấp cao trong guồng máy nhà nước Việt Nam đương thời, nên lời phát biểu này của một vị cán bộ "có quyền", "có văn hóa" chắc chắn sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc chính phủ đương thời tại Việt nam cần quyết định nên hay không lập khu du lịch thành Điện Hải và tôn vinh tòa thành này là "tiền đồn kháng Pháp" của dân tộc ta.
Với kiến thức mà tôi đang có, tôi khẳng định lời phát biểu của tiến sĩ Phan Thanh Hải là bừa bãi và ông cần xin lỗi mọi người về câu phát biểu sai lầm này. Sự sai lầm này không chỉ sẽ làm sai lệch đi ý nghĩa thiêng liêng của sự anh dũng mà quân dân Việt Nam đã hy sinh bằng xương máu trong trận Đà Nẵng năm xưa, mà nó sẽ còn làm trò cười cho thiên hạ khi người trên thế giới "có văn hóa" du lịch đến Đà Nẵng, đọc brochures, xem lại sách sử, và phân tích kỹ lại về sự phát ngôn bừa bãi này.
Vì tôi muốn ông Phan Thanh Hải, một giám đốc Trung tâm Bảo tàng Di tích Cố đô Huế, một Ủy viên Hội đồng Di Sản Văn Hóa Quốc Gia, cần phải hiểu là lời phát biểu của ông quan trọng đến dường nào, và do đó, trước khi phát biểu, ông cần tìm hiểu kỹ và rõ ra sao, để đừng phụ lòng 90 triệu người Việt đã đặt ông vào vị trí ghế Giám đốc và vị trí ghế Ủy viên Hội đồng Di Sản Văn Hóa Quốc Gia mà ông đang nắm giữ.
Và vì việc cho đến nay vẫn chưa có một nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia Việt Nam nào về trận Đà Nẵng 1858-1860 lên tiếng phản đối hoặc đồng ý về câu phát biểu có tầm ảnh hưởng lớn của tiến sĩ Phan Thanh Hải, nên tôi, một độc giả người Việt, không biết nên tìm ai để hỏi về điều này. Vì nếu tất cả quý vị, vốn được cho là những chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam về trận Đà Nẵng 1858-1860 đều im lặng, thì nó cho thấy, 90 triệu người Việt trong và ngoài nước, đang bị dốt hóa và rác hóa về việc hiểu rõ và kỹ về các di sản văn hóa nước nhà. Vì họ đã bị tất cả quý vị bỏ rơi như đống rác thừa trong xã hội. Quý vị đã không còn coi việc nâng cao kiến thức cho 90 triệu người Việt là quan trọng nữa, mặc dù quý vị đáng ra cần làm điều này vì 90 triệu người Việt đều đã và đang coi quý vị là những tiếng nói rất có giá trị, do quý vị là các chuyên gia về trận Đà Nẵng 1858-1860 đấy chứ.
Và đáng buồn hơn, là trong xã hội đương thời tại Việt Nam, người ta đã chấp nhận một sự thật đáng xấu hổ - đó là sự các từ ngữ thiêng liêng đang bị lạm dụng một cách không thương tiếc, hay nôm na là sự "để lâu cứt trâu hóa bùn" của chữ nghĩa tiếng Việt. Nói rõ hơn về điều này là sao ? Có nghĩa là người ta đang đổi trắng thay đen ý nghĩa của những cụm từ thiêng liêng và cao quý và bình dân hóa chúng, làm chúng mất đi tính thiêng liêng vốn có từ ngàn xưa. Và do sự im lặng của những người có trách nhiệm lẫn 90 triệu người Việt Nam, mà các cụm từ thiêng liêng và cao quý này đang bị bình dân hóa, bị lạm dụng, và do đó, chúng đang dần dần không còn mang hàm ý thiêng liêng nữa, mà ngược lại, chúng đã và đang trở thành những từ ngữ cách mạng sáo rỗng, đầy dao to búa lớn, chung chung, và đáng buồn thay, đầy sự Lê Văn Tám trong ấy.
Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Và tôi, một người Mỹ gốc Việt, không chấp nhận sự "để lâu cứt trâu hóa bùn" của chữ nghĩa tiếng Việt ở thế kỷ 21 này.
Tôi không màng đến việc chính trị Cộng Sản Quốc Gia, nhưng tôi yêu tiếng Việt của ông bà, của cha mẹ, của anh chị, và của bạn bè tôi. Và trên hết, là một người Việt được sống trong một thế giới tự do và đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, khi nhìn lại, tôi rất yêu đất nước Việt Nam, từ ngọn cỏ cho đến cục gạch xưa, và tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc bảo vệ các di sản văn hóa Việt Nam và sự trong sạch của tiếng Việt. Trong trường hợp này, tôi không muốn những quân dân Đà Nẵng năm xưa đã hy sinh trong trận Đà Nẵng 1858-1860 lại trở thành các nạn nhân mới của vấn nạn lạm dụng chữ nghĩa ở thế kỷ 21 này tại Việt Nam. Họ đã sống và nằm xuống với đất mẹ Đà Nẵng, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ họ, chứ không là làm cho hậu thế hiểu sai lệch về sự hy sinh cao cả của họ cho đất nước Việt Nam.
Vậy nếu quý vị, những thầy cô, giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, và chuyên gia nào đó đã và đang được người Việt tôn vinh là các "chuyên gia trận Đà Nẵng 1850-1860", xin quý vị hãy cùng tôi bảo vệ sự thiêng liêng này, và hãy giúp tôi hiểu rõ thêm về tại sao câu phát biểu trên của tiến sĩ Phan Thanh Hải ("thành Điện Hải là tiền đồn kháng Pháp") là đúng (hoặc không đúng) theo quý vị.
Tại sao quý vị cần lên tiếng để giúp tôi hiểu ? Vì đó là trách nhiệm tối thiểu của quý vị khi có một người Việt lên tiếng hỏi về trận Đà Nẵng 1858-1860. Vì quý vị đang nắm giữ vai trò dẫn dắt người dân Việt Nam và trên toàn thế giới hiểu kỹ và rõ về trận Đà Nẵng 1858-1860 huyền thoại này. Và nếu quý vị không lên tiếng để giúp một người Việt như tôi, hoặc 90 triệu người Việt Nam khác, hoặc những người trên thế giới, thì tôi đồ cả thế giới chả ai có thể giúp cả. Và tôi chắc chắn nếu đúng là quý vị không giúp được tôi và chỉ mãi im lặng, thì quý vị không xứng đáng với trọng trách và thương yêu mà 90 triệu người Việt đã đặt lên vai của quý vị, và tung hô quý vị là các "chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860".
Đó là lý do tại sao quý vị nên lên tiếng để giúp tôi và 90 triệu người Việt hiểu rõ thêm về câu phát biểu trên của tiến sĩ Phan Thanh Hải. Vì ít nhất để đáp trả sự hy sinh của quân dân Đà Nẵng và lòng mong mỏi được nâng cao kiến thức của một người Việt ở thế kỷ 21, quý vị cần lên tiếng để giúp đỡ mọi người hiểu đúng và đủ về việc có hay không thành Điện Hải đáng được gọi là tiền đồn kháng Pháp.
***
PHẦN 2 - DÀNH CHO VÕ VINH QUANG VÀ CÁC CHUYÊN GIA
Và liên quan đến bài phản luận của Võ Vinh Quang, tôi đã đọc và tôi đã biết nên viết phản luận bài viết của Quang ra sao. Nhưng vì Quang có viết rõ trận Đà Nẵng 1858-1860 không là sở trường của Quang, Quang cũng không đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu này, và nhất là Quang nêu lên Quang nguyên là một tiến sĩ Hán Nôm học, chứ không là một tiến sĩ sử học chuyên về Đà Nẵng. Đặc biệt hơn, Quang còn giúp tôi hiểu rằng có các chuyên gia mà Quang đã nêu tên, mới có đủ tầm, kiến thức về trận Đà Nẵng 1858-1860 để trả lời và giúp đỡ tôi về việc này. Vì các lý do trên, tôi không phản luận liền cho bài viết của Quang, và tôi sẽ đợi các chuyên gia lên tiếng trước và tôi sẽ trả lời cho hết tất cả trong 1 bài viết.
Tôi không muốn trong việc này, tất cả mọi người Việt Nam lại phải đối diện với tình trạng sau khi tôi viết bài phản luận Quang và đưa ra các kiến thức cần thiết lẫn ví dụ, thì các chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860 lại bắt đầu phản pháo với lý do là họ rất hiểu tiền đồn là gì, tại sao thành Điện Hải là tiền đồn kháng Pháp và do họ không muốn lên tiếng trên Facebook, do họ bận, do họ đang nghiên cứu sử liệu, hay do tôi không nói rõ là tôi đợi họ lên tiếng trước, hay do đủ thứ lý do gì đó, nên họ không thể lên tiếng trước khi tôi viết bài phản luận. Tôi muốn họ, những chuyên gia trong việc này, lên tiếng trước để nếu được, chỉ dạy cho 90 triệu người Việt về việc tại sao câu khẳng định trên của tiến sĩ Phan Thanh Hải là đúng hay sai, theo kiến thức của họ. Đó là trách nhiệm tối thiểu của họ để xứng đáng với vị trí nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia về trận Đà Nẵng 1858-1860.
Và nếu các chuyên gia này vẫn giữ im lặng, tôi sẽ mỗi cuối tuần viết một status ngắn nhắn gởi lời đề nghị đến quý vị. Tôi nghĩ 1 tháng (tức là trong 4 tuần sẽ có 4 status ngắn nhắc nhở) là đủ. Nếu các bạn không nghĩ tôi nên cho các chuyên gia 1 tháng để lên tiếng, mời các bạn đưa ra lời đề nghị nào mà theo các bạn, là đúng đắn và tôn trọng các chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860.
Tôi nghĩ 1 tháng là quá nhiều chỉ để khẳng định hoặc phủ định việc thành Điện Hải có là tiền đồn kháng Pháp hay không. Vì nếu tôi, một độc giả Việt, đã có trong đầu sự phản luận rõ ràng những điều Quang đưa ra, thì chắc rằng, các chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860, những người đã bỏ cả chục năm ra nghiên cứu, hoặc cả đời ra nghiên cứu trận Đà Nẵng 1858-1860, không thể nào không viết được gì mà chỉ im lặng cả. Đó là điều tôi không tin. Tôi không tin các chuyên gia này không biết gì hết mà vẫn cứ muốn nhận danh hiệu chuyên gia từ 90 triệu người Việt. Tôi tin rằng các chuyên gia này lúc nào cũng nghĩ đao đáo về việc giúp cho 1 người dân Việt hiểu thêm về trận Đà Nẵng mọi lúc mọi nơi, vì đó là trách nhiệm tối thiểu của họ.
Vậy tôi sẽ để 1 tháng để các chuyên gia lên tiếng hay im lặng, rồi tôi sẽ viết 1 bài phản luận bài của Quang để mọi người cùng đọc. Nếu các chuyên gia không lên tiếng trước khi tôi phản luận, tôi sẽ coi bài viết đó là bài viết tài tử giữa 2 người bạn amateurs chia sẻ kiến thức cùng nhau, không hơn và không kém.
Và chắc chắn trong trường hợp đó, tôi sẽ không coi bài tôi viết cho Quang là bài phản luận của tôi dành cho các chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860, vì tôi đã kêu gọi cả 1 tháng, mà có chuyên gia nào lên tiếng viết để giúp tôi hiểu hoặc phản luận để nâng cao kiến thức đâu ? Nên tại sao tôi lại coi là Việt Nam có chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860 nhỉ ?
Tôi tin rằng trong việc này, tôi hoàn toàn không coi đây là một cuộc tranh luận ý thức hệ Văn Tân Nguyễn Phương khi xưa những năm 1963 vì nếu tôi tự đánh giá mình, tôi chỉ đúng là một cậu bé đứng xa xa dựa cột nhìn 2 thầy, chứ chưa đáng là một kẻ hầu rót trà cho 2 thầy để đứng sau lưng mà học hỏi. Nhưng trong việc này, tôi tin rằng tôi có đủ kiến thức để đọc và tự phân tích các bài viết của những chuyên gia hoặc không chuyên gia về tại sao thành Điện Hải có nên được khẳng định là tiền đồn kháng Pháp hay không. Tôi cần các chuyên gia lên tiếng để giúp tôi, chứ tôi không cần sự im lặng của họ.
Tôi cảm ơn Quang đã viết 1 bài phản luận (và chỉ 1 bài) như tôi yêu cầu và xin Quang chờ đợi khoảng 1 tháng để tôi phản luận.
***
PHẦN 3 - CHO TẤT CẢ CÁC BẠN
Tôi tin rằng trong việc này, tôi bảo vệ quyền lợi tối thiểu của tất cả người Việt ngoài này, những người không sống trong "tháp ngà văn hóa", đó là quyền được yêu cầu các chuyên gia hoặc các viện / trường lên tiếng giúp đỡ người dân hiểu thêm về những điều họ chưa hiểu rõ về văn hóa Việt Nam. Nếu không ai lên tiếng cả, mà lại có đầy sự khen ngợi chuyên gia, nhà nghiên cứu, hay gì gì đó, tôi có quyền cho rằng sự chuyên gia và nghiên cứu ấy không giúp được gì cho tôi cả, và các bạn đừng lại tiếp tục ca bài nước Việt Nam ta chuyên gia rất nhiều, nhưng vì nhiều lý do tế nhị họ không thể lên tiếng. Tôi đang hỏi về văn hóa và kiến thức về văn hóa Việt Nam, chứ tôi không hỏi việc nhạy cảm chính trị ví dụ như mở hồ sơ mật văn khố ở Nga vậy. Nếu không có các chuyên gia lên tiếng để giúp tôi, thì tôi xin các bạn đừng đem chuyên gia ra mà khen lên tới mây.
Tôi coi trọng chữ nghĩa và kiến thức, nên tôi không hiểu tại sao khi xưa các bạn dọa tôi đại loại như "thầy Đào Duy Anh là một vị thầy nổi tiếng nhất Việt Nam, thầy không thể dịch không chuẩn, cả một nhóm cán bộ viện Sử Học làm việc chung và giúp nhau thì làm thế nào mà có thể dịch không chuẩn bộ sử quan trọng đến vậy được, anh chỉ như con đom đóm". Và tôi đã chứng minh cho các bạn qua việc phân tích từng đoạn Đại Nam Thực Lục mà khi có dịp, tôi đọc và thấy đủ thứ vấn đề trong ấy.
Tôi coi trọng chữ nghĩa và kiến thức, nên tôi không hiểu tại sao khi xưa các bạn chê tôi đại loại như "thầy Nguyễn Thừa Hỷ và nhóm dịch giả Đại Học Hà Nội đã được đào tạo qua bao nhiêu trường ngoại ngữ với các lớp ngoại ngữ khác nhau, họ kinh nghiệm ngoại ngữ có thừa, và họ là các chuyên gia dịch ngoại ngữ của nước ta, nên họ không thể dịch sai". Và tôi đã chứng minh cho các bạn sự ngao ngán của tôi qua sự phân tích bộ dịch Vùng đất Nam Dộ dưới thời vua Minh Mạng của nhóm dịch giả này.
v.v
Tôi tin rằng trong việc bảo vệ các di sản văn hóa Việt Nam, mọi người, từ giáo sư đến anh quét rác, cũng cần phải dùng từ đúng và chuẩn. Tôi đã chịu đựng sự khốn khổ vì chữ Lăng ở miền Nam khi nó bị lạm dụng đến mức độ chóng mặt, mà đến nay chắc Lăng sẽ là từ Hán Việt hoành tráng mà người ta thường dùng, vì chả ai muốn dùng từ Mộ nhỏ bé nữa cả. Và một lần, khi tôi được xem hình vài khu "lăng" ấy, tôi cười hô hố vì chúng chỉ là một mảnh đất cao trên bờ ruộng, hay một miếng đất nhỏ, không bằng 1/10 mảnh đất mồ mả của một gia đình thế gia vọng tộc khi xưa bên Tàu. Và không, xin các bạn đừng bắt tôi đưa ra chứng cớ, tôi muốn các bạn cứ đi tìm hiểu trước xem.
Và tôi đã biết nhiều người Việt đưa lý do là trong tiếng Việt, một từ hay danh từ có ý nghĩa khác nhau khi ta hiểu theo ngữ cảnh này, ngữ cảnh nọ, ví dụ Lăng có thể là to như quả núi, có đắp lên như đồi, hay lăng cũng có thể là nơi một anh hùng dân tộc cận đại "bần cố nông" nào đó được đắp vội còn thua cả một mả Tiều mà tôi đã được một người trong dòng họ của người nằm xuống ấy dẫn đi xem. Tôi không chơi với sự ao làng và giải thích dốt nát ấy.
Nếu quý vị còn giải thích như vậy, thì được thôi, tôi thách thức quý vị hãy dịch thử các cụm từ ấy sang tiếng Anh, tiếng Pháp thử xem. Vì ta sẽ đem sử Việt ra thế giới mà đúng không ?
Vì một khi quý vị đã tự dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tôi sẽ bắt đầu đem nó ra thế giới và đi tìm các nhà ngôn ngữ học, sử học trên thế giới và hỏi họ. Và tôi sẽ nêu rõ cho họ về câu dịch này đến từ ai, có địa vị gì ở xã hội Việt Nam. Tôi sẽ đem sử Việt ra thế giới, và quý vị sẽ có thể sẽ cần tranh luận với các học giả thế giới và sẽ cần chứng minh quý vị có đúng là các chuyên gia như người dân Việt đã trân trọng bao nhiêu năm qua, và đáng quan tâm hơn, các vị đã hiểu đúng về các danh từ mà quý vị đã và đang viết trong chữ Việt không. Còn nếu quý vị nói chữ Hán Việt nước ta rất đặc biệt, nhiều cụm từ không thể dịch ra tiếng Anh được, thì xin thưa, tôi gọi quý vị là dốt vậy. Vì bên Trung Quốc, họ có cả ngàn năm lịch sử và đủ thứ danh từ, mà họ đã dịch rất nhiều các danh từ ấy ra các thứ ngoại ngữ thời nay đủ cả. Hán Việt không là một loại chữ đặc biệt đến nỗi không ai trên thế giới không dịch được. Vậy nếu được trong bài phân tích của quý vị về câu khẳng định của tiến sĩ Phan Thanh Hải, xin quý vị đưa luôn phần tiếng Anh vào cho các danh từ như "tiền đồn kháng Pháp" chẳng hạn, để chúng ta cùng hiểu rằng quý vị dùng từ có đúng hay không trên bàn chơi học thuật thế giới.
Và tôi tin rằng, lá thư ngỏ này sẽ là nguồn động viên cho các em sinh viên, cho các người dân Việt Nam ngoài này, để họ biết cũng có một người như họ, cũng rất muốn tìm hiểu kiến thức và yêu cầu các chuyên gia nào đó có trách nhiệm với tất cả chúng ta lên tiếng trong việc chỉ dạy chúng ta nâng cao kiến thức.
Và lá thư ngỏ này lẫn bài viết phản luận mà tôi sẽ viết 1 tháng sau sẽ không là để tấn công các chuyên gia Đà Nẵng hoặc thầy Phan Thanh Hải, hoặc bạn Võ Vinh Quang, hoặc cả Việt Nam. Mà đáng ra, nó thay cho câu hỏi của tôi đến tất cả quý vị và 90 triệu người Việt Nam. Câu hỏi ấy, mà tôi chưa thấy người Việt nào hỏi, hay là để tôi hỏi trước vậy "Các bạn đang làm gì với các di sản văn hóa còn lại rất ít ở Việt Nam vậy ?".
Và biết đâu, một ngày nào đó, khi tất cả chúng ta, những người trẻ hay không trẻ Việt, cùng được nắm tay nhau bảo vệ các di sản văn hóa Việt Nam và bảo vệ sự trong sạch của tiếng Việt, sẽ có ai đó viết vài quyển sách để kể về điều này, và họ có thể sẽ lấy tựa đề nghe rất kêu "Có một Brian Wu như thế", "Có một người nhiệt huyết như thế", "Có một bầy sư tử lãng mạn như thế", hoặc giả "Có một thời đen tối như thế" cũng nên.
Choices matter đúng không các bạn ?
Vậy xin các bạn cho tôi nợ bài phản luận của Quang.
Vì tôi đang đợi các chuyên gia trận Đà Nẵng 1858-1860 lên tiếng để giảng giải cho tất cả người Việt chúng ta trước về câu khẳng định của tiến sĩ Phan Thanh Hải là đúng hay sai.
Vì khi tôi lên tiếng phản luận mà không có chuyên gia nào lên tiếng, thì chắc là các bạn nên tự xem lại là các bạn đã và đang được quyền lợi gì từ các chuyên gia ấy.
Vì ở một quốc gia mà kiến thức của người dân bị bỏ rơi như đống rác thừa, nhưng các chuyên gia vẫn ngày ngày viết sách (và sai rồi tái bản lại), ra video, viết báo, v.v. thì chắc là các bạn rất cần 1 người như mình, không chuyên gia, chả học giả gì cả, có thể không hiểu "bản sắc người Việt" là gì, nhưng hết lòng nắm tay các bạn để chúng ta cùng dìu nhau tự học và tự mình tìm hiểu về nét đẹp của sử và nền văn hóa Việt Nam của ông bà chúng ta.
Có khi Việt Nam cần những người nhiệt huyết như bạn và tôi đó.
Có một Việt Nam như thế đó, bạn !!!
Và nó nằm trong tầm tay của chúng mình.
Chào thân ái
Brian

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1986138174970468
.



---

BỔ SUNG

2. Về việc dịch Hiến Pháp Mĩ của Nguyễn Cảnh Bình


Về tóm tắt đêm nay cho những sự dịch sai mình phát hiện ra trong quyển sách Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Như Thế Nào của tác giả Nguyễn Cảnh Bình
Quyển sách này (dạng PDF) có gần 300 trang. Mình chưa đọc phần nào hết, ngoại trừ phần dịch Hiến Pháp Mỹ từ trang 279 đến trang 284 tức là 5 trang. Và 5 trang này là mới chỉ GIỚI HẠN vào Điều 1 (Article 1) trong 7 Điều + 10 Tu Chính Án được dịch bởi tác giả Nguyễn Cảnh Bình.
Theo sự đọc của mình, thì Điều 1 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ có 10 Khoản, thì mình đã tìm ra lỗi dịch sai trong 9 Khoản. Mình thấy Khoản 10 có sai đó, nhưng không nêu ra, vì mình thấy nên nể giới trí thức Việt Nam, vì chả lẽ bên Việt Nam, dịch 10 Khoản mà sai cả 10 luôn à ? Nếu mình nêu ra luôn 10 Khoản dịch sai, thì còn nể gì cho giới trí thức Việt Nam nữa đúng không ? Nên mình chỉ xin nêu ra 9 / 10 Khoản bị dịch sai, để ai đó còn mặt mũi mà đi ăn đám cưới.
Bạn có thể đọc các điều bị dịch sai này tại các links sau:
Như vậy bạn thấy đó, chỉ trong ĐIỀU 1 (và Hiến Pháp Mỹ có tới 7 Điều + 26 Tu Chính Án), mà hầu như toàn bộ những câu dịch thuật cho mỗi Điều của tác giả Nguyễn Cảnh Bình đều có vấn đề, những sự sai này từ sai do không hiểu Anh ngữ, cho tới sai vì cắt xén không dịch chính xác, bạn cứ tự nhiên mà tham khảo.
Vậy các bạn nào mà đang đọc quyển Hiến Pháp Mỹ này, các bạn đang đọc gì vậy ? Liệu bạn có thật sự hiểu Hiến Pháp Mỹ không ? Hay cái tệ "hiểu chung chung", "dịch chung chung" ở đây, mình chỉ ra cho bạn, chính là sự sai từ A-Z khi dịch văn Hiến Pháp của tác giả Nguyễn Cảnh Bình ?
Mình nghe các bạn nói, thầy Nguyễn Cảnh Bình này là chủ công ty AlphaBooks, và mình thấy thầy có hơn 35 ngàn người theo dõi trên Facebook. Không biết trong 35 ngàn followers ấy, có ai đủ trình độ Anh ngữ để mà viết lên những điều như mình viết hôm qua + hôm nay không ? Hay bọn họ chỉ là những người thích đọc sách dịch, nhưng đọc cũng chả biết đúng sai ? Dạng ai khen hay họ khen theo ?
Còn nhóm Cộng đồng Đọc sách Tinh hoa, mình hôm qua đến giờ chưa thấy fker Nguyễn Cảnh Bình trả lời sau khi gởi message (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2180607875523496). Mình có hỏi tại sao post của mình đăng bị biến mất, các bạn cho biết là đã bị nhóm admin Cộng Đồng này delete không kèn không trống rồi (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2180602802190670). Mình không tin vì mình không nghĩ một Cộng đồng Đọc sách Tinh hoa lại mất dạy đến vậy. Đã có tên là Cộng đồng Đọc sách Tinh hoa, mà lại hành động như vậy, là một điều không chấp nhận được.
Mình hy vọng là do admin nào của Cộng Đồng này "lỡ tay" bấm nhầm nút Delete. Nên ngày mai, mình lại sẽ đăng các bài này trong nhóm Cộng Đồng để xem chúng có được post trong trang Cộng đồng ấy hay không (hay lại bị delete không kèn không trống). Nếu admin nhóm đó không cho đăng hoặc ngâm luôn các posts này, mà cũng chả có một member nào của Cộng Đồng này lên tiếng bênh mình, thì mình khuyên các bạn trong Cộng Đồng ấy, các bạn dẹp đi thói ba hoa, là Cộng đồng Đọc sách Tinh hoa gì đấy, mình chỉ mới viết phê bình học thuật như vậy, về kiến thức Hiến Pháp Mỹ mà ai cũng biết, vậy mà admin nhóm đã không cho các bạn đọc, thế các bạn đọc gì trong nhóm ấy thế ? Các bạn có khi chẳng những là những con bò, mà còn là những con bò Việt Nam, khác với bò Mỹ (vì ít nhất bên Mỹ người ta còn tôn trọng con bò) đó bạn.
Mời các bạn cứ tự nhiên lên tiếng.
Thanks
Brian

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2181181135466170



1.


5 giờ
Ở miền Trung Việt Nam, thì có thầy Trần Đại Vinh, được biết đến là một nhà Hán học uyên thâm, nhưng khi dịch bộ Ô Châu Cận Lục, làm thế nào mà thầy quên dịch cả một câu cực kỳ quan trọng trong đoạn kết là câu "nghịch Mạc Phúc Nguyên niên hiệu" 逆莫福源年號, chính là câu văn cho chúng ta biết bộ này không thể nào được viết bởi một vị quan tiến sĩ thời Mạc như ngài Dương Văn An, hay nếu có đúng là do ngài Dương Văn An nào đó viết, thì bộ Ô Châu Cận Lục này đã bị người đời sau viết bậy nhăng nhít vào đấy (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1989039701346982). Ấy vậy mà ngày nay người ta cứ thoải mái mà dùng bộ Ô Châu Cận Lục này như một cái phao cứu hộ cho sự "cổ đại" của những làng xóm ông bà họ ở Huế hay đâu đó gần Huế. Chả ai buồn quan tâm đến việc bộ Ô Châu Cận Lục này có đáng là bộ sách cần nghiên cứu hay là bộ ngụy thư nên quăng vào thùng rác hay không ?
Ở miền Bắc Việt Nam, thì có thầy Ngô Đức Thọ, một nhà nghiên cứu Hán Nôm cực kỳ uyên thâm, viết quyển sách Chữ Húy để đời mà người Việt chúng ta đều dùng để tham khảo. Vậy mà khi tra khảo bộ Tam Thiên Tự Giải Âm bản Phú Văn Đường, thầy chỉ rất rõ sự phạm húy thời Tự Đức trong bộ này, nhưng thầy lại hoàn toàn "không biết" có các chữ quốc húy thời Gia Long, Minh Mạng mặc dù chúng đã được viết rất rõ ràng trong ấy (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2127873954130222). Có thật thầy không biết không thì bạn nên đi hỏi thầy vậy. Nhưng chúng ta biết rất rõ một điều, là NẾU thầy Ngô Đức Thọ nêu ra bộ sách này không thể nào được xuất bản năm Tân Mão Minh Mạng 12 (năm 1831) theo phương diện chữ húy, thì bộ sách này ĐÃ TỪ LÂU không có chỗ đứng chính thống trong nền học thuật Việt Nam vì không ai xác định được năm Tân Mão là năm nào, và vì vậy, sự sụp đổ này kéo xuống luôn cả việc sụp đổ sự tung hô của các học giả Việt Nam rằng là ngài Ngô Thời Nhiệm được cho là tác giả của bộ sách này. Và chắc chắn hơn, là với sự sụp đổ trên, sẽ kéo luôn cả sự sụp đổ của các công trình nghiên cứu học thuật khác dựa vào sự nhận định năm Tân Mão 1831 của thầy Ngô Đức Thọ, ví dụ như công trình nghiên cứu học thuật bộ Tam Thiên Tự Giải Âm bản Phú Văn Đường của thầy Ngô Thanh Nhàn và cô Lê Mai Phương gần đây nhất (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2127935410790743).
Ở miền Nam Việt Nam, thì ta lại có các học giả nghiên cứu địa danh miền Nam, làm thế nào mà các tên địa danh Hán Nôm nào nghe là lạ chút xíu, các thầy không nghiên cứu sử liệu, mà lại vớ vẩn dựa vào đâu đó để đưa ra các nhận định không thể nào "phản khoa học" hơn, dạng đại khái "tên địa danh Nha Mân do lấy từ tên một vị quan Khmer với chức tước Ốc Nha tên Moon mà ra". Mình đọc mà ngượng cho cả sự "nghiên cứu" vớ vẩn này. Và đáng buồn hơn, lại còn có cả vị PGS TS Lê Trung Hoa, viết nhiều bài giải thích từ nguyên địa danh miền Nam, đọc lên mà thấy đầy sự ngu dốt đáng sợ trong ấy (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2083639655220319). Và đến nay, các học giả Việt Nam vẫn còn dựa vào bộ Gia Định Thành Thông Chí, khen nó đầy cả ra khi nghiên cứ về tên địa danh miền Nam, mà chả ai chịu khó, so sánh những tên địa danh trong bộ này so với bộ sách địa lý chính thống của triều đình đã có trước đó thời Gia Long, là bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, để mà hiểu thêm nữa tên địa danh nên viết như thế nào và ra sao. Đáng xấu hổ hơn, nhiều học giả Việt Nam xem ra còn hùng hổ chụp mũ rằng tên địa danh miền Nam bị viết bậy trong các văn bản Hán Nôm. Mình đọc mà sững sờ. Mình có đăng luôn cả một bài status thách thức các nhà học giả Việt Nam nào thử nghiên cứu xem mức độ viết bậy tên địa danh miền Nam trong các văn bản Hán Nôm cao hay thời Pháp và thời nay cao, mà có thấy thầy nào ngon lành viết thử xem đâu ? Mình nghĩ các thầy xưa nay do lười nghiên cứu, không học Hán Nôm, quen thói xem thường độc giả, nghĩ rằng chỉ họ giới nghiên cứu mới có trình độ, nên họ viết như chốn không người, viết bậy đầy vào đấy mà lại còn khoe là làm giàu cho kiến thức độc giả Việt Nam, thật đáng xấu hổ. Họ, chứ không là ai khác, đã và đang làm hư cả sự nghiên cứu về tên địa danh miền Nam, và làm xấu hổ cho cả tiếng là người miền Nam là người ham học và nghiêm túc trong công cuộc nghiên cứu Hán Nôm ở nước nhà.
Và chắc là những công trình nghiên cứu học thuật "đáng ngờ" dạng này sẽ còn nhiều nữa, khi mình dần dần tự đọc và tự so sánh lại và nêu ra để các bạn có thể tự mình tham khảo.
Và sự nghiên cứu che giấu hay cẩu thả này dẫn đến một câu hỏi mà mình muốn hỏi, ấy là các học giả Việt Nam ngày nay, họ đang viết gì, bàn luận gì, và dạy học trò của họ điều gì trong tháp ngà học thuật của họ thế, bạn nhỉ ? Liệu họ và học trò của họ, có đủ kiến thức hoặc sự can đảm để nêu ra những sự nghiên cứu đáng xấu hổ như vậy cho độc giả người Việt ngoài này biết không ? Hay những điều này mãi mãi chỉ là những kiến thức mà giới trí thức Việt Nam nói dạng truyền tai cho nhau nghe và họ nhẫn tâm để cả 100 triệu người Việt ngoài này dốt vẫn hoàn dốt, và sẽ từ từ mà tất cả 100 triệu người Việt chúng ta, từ người xuống vượn, bạn nhỉ ?
Mình viết bài ngắn này không có ý đá đểu hay nói bóng gió gì cả, bạn không cần nghĩ mình lôi cả việc chính trị hay chê bai người Việt gì đó vào đây. Học thuật là cần sự nghiêm túc, nhất là khi viết cho những độc giả không chuyên ngành, ít hiểu biết như mình, như người Việt ngoài này. Đã mang học hàm / học vị Giáo Sư Tiến Sĩ mà nghiên cứu che giấu hoặc cẩu thả đến vậy, là sự đáng xấu hổ mà giới trí thức Việt Nam cần phải tự mình xem lại.
Thanks
Bria

Saturday, 14 September 2019

Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20 (Hàn Giang & Thúy Hằng & Phan Dung - Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh)


Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20

Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20
Có một nữ chiến sĩ biệt động người Việt gốc Hoa chuyên trà trộn trong đám đông rồi bất ngờ rút súng “bắn tỉa”, ám sát hàng loạt sĩ quan Mỹ.

Cô được người Sài Gòn lúc đó trìu mến gọi bằng biệt danh “Tiểu Long nữ trên đường phố”.
Người nữ Hoa kiều đặc biệt này tên thật là Phùng Ngọc Anh, hiện sống lặng lẽ cùng người cháu gái trong khu chung cư nghèo ở quận 11, TP.HCM. Mỗi lần nhắc lại quá khứ, bà lại rưng rưng nước mắt nhớ tới một thời hào hùng kháng chiến.
Trộm thư Cộng sản
Bà Ngọc Anh kể: “Tôi sinh ra ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Hồi nhỏ, đây là vùng sôi động của Việt Minh nên tôi bị ảnh hưởng bởi các cô chú kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, vùng đất này hứng nhiều bom đạn nên cả gia đình tôi phải lưu lạc lên Sài Gòn sinh sống. Lúc bấy giờ có nhiều nữ sinh trung học như tôi quay trở lại Trung Quốc làm lưu học sinh để tránh chiến tranh. Riêng tôi năm 1961 cũng được gia đình vận động nhưng tôi quyết định sang Hong Kong học tập. Năm 1964, báo chí nước ngoài thường nhắc tới chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi nghĩ Việt Nam đang hồ hởi chống Mỹ mà mình chạy trốn như thế không đành nên gom góp tiền bạc để về Sài Gòn hoạt động”.
Lúc bấy giờ gia đình Ngọc Anh đang nuôi giấu một cán bộ cách mạng có tên Tư Bình trong nhà. Vừa thấy Ngọc Anh, ông Tư Bình hơi dè dặt vì cô trở về từ Hong Kong. Bên đó tự do muốn nói gì thì nói, còn ở đây chỉ cần Ngọc Anh hé răng nửa lời thì không những nguy cho cán bộ cách mạng mà còn ảnh hưởng tới cơ sở. Hiểu được tâm tư của người cán bộ, Ngọc Anh không nói nhiều. Đêm đó, cô lẻn vào phòng và ăn cắp được một mớ tài liệu, trong đó toàn là thư cảnh cáo các tên ác ôn có tiếng của Sài Gòn. Cô lặng lẽ rời nhà trong đêm và mang tới các địa chỉ ghi trong thư bỏ vào nhà họ. Thấy tài liệu bị mất, ông Tư Bình hoảng hồn. Lúc bấy giờ Ngọc Anh mới phân trần: “Tui ăn cắp đồ của anh và tui không làm bậy. Tui đi gửi họ rồi”.
Tấm ảnh “Tiểu Long nữ” Phùng Ngọc Anh sau khi bị địch nhúng tay vào hóa chất do một nhà báo Mỹ chụp năm cô bị địch bắt được cô sinh viên người Mỹ Molly gửi tặng sau hơn 40 năm. (Ảnh tư liệu)
Từ đó ông Tư Bình đã hướng dẫn và đào tạo Ngọc Anh tham gia vào lực lượng võ trang do đồng chí Phùng Sinh phụ trách, chuyên đi phát truyền đơn, theo dõi và vạch kế hoạch ám sát những tên ác ôn.
“Tiểu Long nữ” trên đường phố
Sau đó một năm thì bệnh tim của ông Phùng Sinh trở nặng, cấp trên đặc cách cho ông được phép lui về tuyến sau hoạt động. Toàn bộ trách nhiệm chỉ huy, đôn đốc anh em đội võ trang giao lại cho Ngọc Anh lo liệu.
Bà Ngọc Anh kể lúc bấy giờ cấp trên giao cho đội một khẩu súng colt Mỹ cùng 50 viên đạn do bà quản lý. Người Hoa buôn bán ở Chợ Lớn được nhiều ưu đãi nên tiền bạc không thiếu, duy chỉ có súng đạn là khan hiếm, còn quý giá hơn cả vàng nên bà quyết tâm phải sử dụng súng có ích. Bà đề xuất với ông Tư Bình: “Đánh mấy tên ác ôn không sướng tay, anh cho tụi tui chuyển sang bắn Mỹ đi…”.
Nói là làm, sau đó bà cùng đồng đội nữ xách súng đi lùng giặc Mỹ. “Lúc bắn đâu biết chúng là ai, cứ thấy Mỹ là bắn thôi. Đến hôm sau báo Tây đăng mới biết tụi này toàn là tướng tá, sĩ quan cấp cao của Mỹ”.
Bà kể đội võ trang người Hoa do bà phụ trách phát triển lên tới tám người, trong đó nhiều người (như Tiểu Yến, Thanh Hồng) chiến đấu rất dũng cảm. “Để mừng Quốc khánh 2-9-1967, tôi đến rủ Tiểu Yến: “Hai chị em mình đi lập công đi”. Tôi đưa cho Tiểu Yến thêm một khẩu súng và một quả lựu đạn, bảo lận ở lưng quần rồi cả hai ra đường từ lúc 2 giờ chiều cho tới 11 giờ đêm, giết tổng cộng năm tên Mỹ”.
Bà Ngọc Anh nói: “Đánh dễ lắm, cứ đi sau lưng cách nó tầm 3 m, lấy nón che súng, cứ thế mà nhằm vào cái lưng vừa to vừa dài của nó nhả hai phát đạn, kiểu gì cũng chết. Có lần tôi cùng Tiểu Yến ra đường, thấy cái lưng thằng Mỹ to cao nhưng chưa thấy mặt, tôi chạy vọt lên nhìn kỹ mặt rồi mới quay vòng ra sau và bắn”.
Bà Phùng Ngọc Anh (thứ hai từ phải) đứng cạnh cô sinh viên người Mỹ Molly trong lần gặp mặt tại Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ám sát đại tá Đài Loan
Tháng 9-1967, Mỹ tăng cường đưa mật vụ Đài Loan vào những khu vực có người Hoa để nắm tình hình và điều tra cơ sở cách mạng. Phong trào tiêu diệt lính Đài Loan được phát động rầm rộ. Khi đó bà Ngọc Anh được giao nhiệm vụ ám sát tên Chung Tao, Đại tá đặc vụ trưởng Đài Loan, ngay tại nhà hắn trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 bây giờ.
Bà nhớ lại: “Sau nhiều ngày đêm theo dõi đường đi lối về cũng như giờ giấc của tên đặc vụ, tôi thấy cứ 12 giờ trưa là tên này đi xe ô tô Mỹ đậu trước hẻm và đi bộ vào. Một sáng cuối tháng 9, tôi cùng Thanh Hồng đi Honda tới mai phục trước cổng nhà Chung Tao nhưng chờ hoài không thấy. Đến hơn 12 giờ, một tiếng nổ lớn vang trời tại Đại sứ quán Đài Loan. Tôi nói với Thanh Hồng chắc đội nào đánh đại sứ quán, có khi tên Chung Tao chết ở đó rồi cũng nên.
Hai chị em chờ thêm chút nữa đến gần 1 giờ chiều, khi đã quyết định ra về thì xe Chung Tao xuất hiện. Tên đại tá được hai người lính đưa về, quần áo xộc xệch, xây xát. Chung Tao cùng hai người lính đi bộ vào ngay trước mặt. Tôi nói Thanh Hồng nổ máy xe sẵn và đưa súng lên bắn hai phát vào lưng Chung Tao ngay trước cổng. Chung Tao ngã nhào, cặp táp của hắn rơi ra ngay sát chân tôi. Nhớ lời cấp trên nếu lấy được cặp Chung Tao thì càng quý vì trong đó có nhiều tài liệu nên tôi chạy lại tính cướp xong rồi chạy, nào ngờ Chung Tao chưa chết, dùng chân đá đúng ngay khẩu súng của tôi khiến cướp cò, “pằng” thêm một phát vào chân hắn. Súng rơi ra, hai tên lính bảo vệ chạy đến đánh vào đầu tôi đến ngất xỉu”.
Chết hụt trong vụ thủ tiêu của địch
Ngọc Anh bị bắt và chịu những ngày dài tra tấn trong Tổng nha Cảnh sát. Ngày 14-11-1968, Tòa án quân sự Mỹ đưa cô ra xét xử. Trước khi tuyên đọc bản án, viên thẩm phán hỏi to: “Cô Phùng Ngọc Anh là người Hoa kiều sống ở Chợ Lớn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn có những chính sách ưu đãi đặc biết đối với người Hoa. Vậy tại sao cô lại đi làm Việt cộng chống đối chính quyền, phá rối trị an?”.
Trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức Mỹ, Ngọc Anh trả lời dõng dạc: “Tôi là người Hoa kiều nhưng sinh ra tại Việt Nam, ăn cơm gạo Việt Nam mà lớn lên. Nay đất nước Việt Nam bị Mỹ xâm lược, tôi có nghĩa vụ cùng nhân dân Việt Nam đứng lên chống Mỹ”.
Sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra, đêm mùng hai tết, địch đưa Ngọc Anh cùng anh Trần Văn Kiểu, chị Lê Thị Riêng và một số người khác lên một chiếc xe chạy từ Tổng nha Cảnh sát ra Chợ Lớn. Trên đường đi, toán lính thủ tiêu toàn bộ số người trên xe bằng cách xả súng từ phía sau như một cái cớ bị Việt cộng phục kích trên đường. Toàn bộ tù nhân trên xe đều hy sinh, duy chỉ có Ngọc Anh sống sót, bị một viên đạn găm vào đùi ngất xỉu, lúc tỉnh dậy Ngọc Anh thấy chị Lê Thị Riêng nằm đè lên che đạn thay mình. Cô chỉ kịp với lấy cây kẹp tóc trên đầu chị Lê Thị Riêng làm kỷ niệm…
Địch chạy xe đến nhà xác của nhà thương Chợ Quán, Ngọc Anh được một bác sĩ phát hiện còn sống nên đưa tới nhà thương tù. Đến cuối năm 1969, Ngọc Anh bị đày ra Côn Đảo. Năm 1974, bà được trao trả tự do.
▲▲▲
Khoảng năm 2000 có người đã gửi đề nghị phong danh hiệu anh hùng cho “Tiểu Long nữ” Phùng Ngọc Anh. Bà cười khi kể lại chuyện này và nói: “Anh hùng đâu phải dễ, đến ông Tư Chu, Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn, mà đến trước lúc chết ba tháng mới nhận danh hiệu anh hùng huống hồ gì tôi. Công lao nhỏ bé, văn hóa, chính trị tôi không bằng ai. Anh hùng ở trong tim thôi. Khi đất nước bị xâm lược là biết đứng lên, quên mình chống giặc. Tôi chỉ mong được cái huân huy chương gì đó để khi chết có cái để thờ...”.
Tấm ảnh đi trọn vòng Trái đất
Những năm tháng bị tù đày, Ngọc Anh bị địch nhúng đôi bàn tay vào một loại hóa chất để kiểm tra các loại vũ khí đã qua bàn tay cô. Kết quả là đôi bàn tay của “Tiểu Long nữ” cháy xèo xèo đau đớn.
Bức ảnh chụp bàn tay cô được một nhà báo Mỹ chụp lại sau đó một năm và đưa về trưng bày trong kho lưu trữ dữ liệu chiến tranh Mỹ.
Gần 40 năm sau, một sinh viên Mỹ có tên Molly thực hiện đề tài “Truyền thống người phụ nữ Việt Nam” đã phát hiện ra tấm ảnh. Cô sinh viên này đã mang tấm ảnh ấy làm một hành trình nửa vòng Trái đất để lần tìm địa chỉ và gửi tặng cho bà Ngọc Anh.
HÀN GIANG - THÚY HẰNG - PHAN DUNG
(https://plo.vn/plo/cau-chuyen-anh-hung-bai-2-tieu-long-nu-the-ky-20-374811.html)

Friday, 13 September 2019

Dầu cháo quảy có liên quan gì đến ma quỷ?


Quảy là một thứ bánh bột nổi chiên dầu, khuyết phần giữa nhìn như hai người dính nhau. Tương truyền rằng đời Nam Tống có cặp vợ chồng gian thần Tần Cối chuyên hãm hại người trung lương; nhân dân oán hận làm ra thứ bánh này, đem chiên trong dầu sôi và ăn cho bõ ghét. Dầu cháo quảy/ giò cháo quảy là âm của , âm Hán Việt là du tạc quỷ, nghĩa là quỷ chiên dầu. Rất có thể là biến âm của油炸檜 (âm Hán Việt là du tạc cối, tức tên Tần Cối chiên dầu)
Thực ra ở nhiều nơi khác trên đất Trung Quốc và ở nhiều nước châu Á khác cũng có bánh quảy với tên gọi không có liên quan gì đến quỷ. Cái chỗ khuyết trên bánh là để xé bánh cho dễ mà thôi.
Dầu cháo quảy được dịch trong các thực đơn tiếng Anh là  Chinese oil stick / Chinese donut / Chinese cruller / Fried bread stick / Chopstick cake, không gợi mối liên hệ nào đến quỷ lẫn Tần Cối.