Friday, 22 January 2021

Điểm huyệt giết địch trong vòng 15 phút của cụ bà 87 tuổi (Hà Tùng Long - Gia Đình)


Điểm huyệt giết địch trong vòng 15 phút của cụ bà 87 tuổi

GiadinhNet - Vì nhiệm vụ cách mạng, cụ bà Lương Dung Nga là một trong 5 nữ du kích của Đội du kích Hoàng Ngân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cấp trên bí mật cử vào rừng sâu để truyền dạy bài điểm huyệt thủ tiêu quân địch chỉ trong vòng 15 phút.

Cụ Nga mặc áo đỏ, đứng giữa cùng đội võ Hoàng Ngân của đình Hào Nam chụp hình lưu niệm trước khi đi biểu diễn.
Nhờ bài điểm huyệt này mà cụ đã nhiều lần trà trộn vào đội ngũ giặc Pháp, thủ tiêu hàng chục tên giặc ác ôn. Nay đã qua tuổi 87, nhưng kí ức cũ vẫn chưa hề phai nhạt trong tâm trí của người phụ nữ này.
Chấp nhận mất con để cứu cả đoàn người
Cả phố Hào Nam (Ba Đình, Hà Nội) không ai là không biết cụ Lương Dung Nga bởi cụ từng là một thành viên tích cực trong các phong trào đoàn hội của khu phố. Một cụ bà tuổi 87 dẫn một đoàn “đệ tử” phần lớn đều trên 50 tuổi ra đình Hào Nam luyện võ đã trở thành hình ảnh quen thuộc với những người dân ở đây.
Nếu không hỏi kỹ thì khó nhận ra đâu là cụ Nga, đâu là học trò của cụ?  Bởi dù đã ngấp nghé "cửu tuần" nhưng mỗi lần ra đường cụ vẫn đánh phấn tô son, diện đầm dài rất trẻ trung, đi dép quai hậu, trên người đeo khá nhiều trang sức... Và một khi đã bắt đầu câu chuyện thì khó ai có thể chen vào bởi cụ có rất nhiều chuyện để kể.
Cụ Nga kể, cụ sinh năm 1925, vốn quê gốc ở Phủ Lý - Hà Nam, là cháu đời thứ hai của nhà cách mạng Lương Khánh Thiện. Vì công việc của bố nên cả gia đình phải chuyển về sinh sống ở làng La Ngoại, Thanh Miện, Hải Dương. Bố cụ là giáo viên Pháp văn nên từ nhỏ cụ đã được ông rèn giũa tiếng Pháp tinh thông và truyền dạy võ nghệ cho con cháu. Gia đình cụ có tất thảy 10 anh chị em nhưng trong nhà cụ luôn là người tỏ ra nổi trội nhất.
Từ bé, cụ đã là một cô gái xinh xắn, nhanh nhẹn. Lớn lên, cụ là một nữ sinh nổi tiếng của trường Đồng Khánh. Cụ không chỉ học giỏi văn hóa mà còn thuần thục võ nghệ, lại có vẻ ngoài xinh đẹp nên được rất nhiều bạn trai để ý. Tuy nhiên, vì lòng căm thù quân giặc sâu sắc mà cụ đã gác lại chuyện học hành và chồng con để theo Cách mạng.
"Dân mình thời đó khổ lắm vì kẻ thù rất tàn bạo. Tôi vẫn còn nhớ chị Thuyên hơn tôi 5 tuổi. Chị ấy là dân quân nên kiên cường lắm, có thể ngâm mình cả người dưới nước và đội bèo tây để theo dõi tình hình của địch mà không nề hà. Một hôm, quân ta giao chiến với quân địch, nhưng do hỏa lực của mình mỏng quá, chị bị lộ, chúng bắt rồi hãm hiếp sau đó vứt xác ra sông.
Một lần tôi đi tản cư từ Hải Dương vào Thanh Hóa, trên đường đi có hai vợ chồng có con trai 3 tháng tuổi, đi đến đoạn gần bốt của bọn Pháp thì em bé ngằn ngặt khóc. Dỗ kiểu gì cũng không nín, cho bú cũng không nín. Không còn cách nào khác, ông bố buộc phải bóp mũi con để cứu cả đoàn người. Tôi tận mắt chứng kiến cảnh tượng đó mà xót xa vô hạn. Từ đó, tôi quyết tâm phải theo Cách mạng, phải diệt được lũ giặc ác ôn để rửa thù cho bà con nhân dân mình"-  cụ Nga bùi ngùi.
Một đêm thủ tiêu 33 tên giặc
Cụ Nga chia sẻ: Sở dĩ cụ sớm giác ngộ cách mạng và sớm được đứng trong hàng ngũ của đội du kích Hoàng Ngân là vì cụ được nữ du kích Hoàng Ngân dìu dắt.
 "Tôi còn nhớ, hồi đó chị Hoàng Ngân về gây dựng cơ sở ở làng. Chị đi bộ từ làng này qua làng khác, đi bộ nhiều đến độ chân bị rộp hết cả lên. Chị về nhà tôi ở, mẹ tôi rất thương chị nên mỗi lần đi chợ lại mua cả gánh bí đỏ về chất dưới gầm giường để nấu với gạo nếp, đỗ xanh, đường đen... cho chị ăn lấy lại sức và trị bệnh đau đầu. Còn tôi thì chuyên bóp chân cho chị. Kỳ lạ là ở quê thời đó nhà nào cũng nuôi một bầy chó 3- 4 con để đề phòng sự đột nhập bất thường của giặc Pháp, ấy vậy mà khi chị Hoàng Ngân đến nhà ai, lũ chó cũng dạt ra, không ho he một tiếng nào. Nhân dân cũng bảo vệ chị ấy lắm. Nhất cử nhất động đều được nhân dân mật báo kịp thời nên chị ấy bám trụ lại cơ sở được rất lâu.  Chị Hoàng Ngân là một người phụ nữ chân chất, đức độ nhưng cực kỳ thông minh. Mỗi lần về làng, chị ấy đều tìm cách tiếp cận với người dân để giác ngộ họ đi theo Cách mạng. Trước khi rút khỏi cơ sở để sang một địa bàn khác, chị muốn gây dựng những hạt giống mới và chọn ba nữ du kích là dân của thôn, trong đó có tôi. Khi được nhận vào đội du kích Hoàng Ngân, tôi phải cắt ngắn mái tóc rất dài. Mẹ tôi tiếc quá, ngẩn ngơ mất mấy ngày...".
Tham gia đội du kích Hoàng Ngân được một thời gian thì cụ bà Lương Dung Nga được cấp trên bí mật cử vào rừng để học bài điểm huyệt. Năm người nữ được chọn để giao nhiệm vụ hết sức quan trọng này đều là những người có nề nếp căn bản, có học hành và có đủ sự mạnh mẽ. Trước khi được truyền dạy, cụ và bốn chị em còn lại phải làm lễ tuyên thệ chỉ được dùng bài huyệt này để bảo vệ mình và thủ tiêu quân giặc, không được dùng vào những việc khác, không được hé lộ cho bất kỳ ai biết, kể cả người thân trong gia đình. Bài huyệt này chỉ một vài động tác đơn giản bằng cách điểm một số huyệt đạo phía sau gáy của đối phương và nếu trong vòng 15 phút, không được giải huyệt thì người đó sẽ chết. Tuy vậy, để thành thạo bài điểm huyệt này, cụ và bốn chị em phải luyện gần 1 tháng mới được.
"Có một lần, được trên giao phải tiêu diệt bọn giặc nhân dịp chúng mở tiệc mừng quốc khánh Pháp. Trước khi đi, tôi và 2 chị em nữa được đơn vị tổ chức truy điệu sống vì xác định khả năng bị hy sinh là rất cao. Nếu mất thì lấy ngày sinh làm ngày giỗ sau này. Hôm đó, chúng tôi vận toàn đồ đen, kín mít từ chân tới đầu, chỉ lộ mỗi con mắt, xát tỏi lên người để chó becgiê của chúng không phát hiện ra.
Khi bước vào, may mắn là đàn ngỗng của chúng cũng đang ngủ nên không con nào cất tiếng. Để cảnh giác, ngoài nuôi chó ra, bao giờ bọn Pháp cũng nuôi rất nhiều ngỗng. Hễ có người lạ là ngỗng kêu quang quác báo động. Tôi dẫn đầu đoàn, tiếp sát từng tên một và nhẹ nhàng sờ lên gáy điểm vào huyệt độc đạo của chúng. Hôm sau, tôi nghe tin 33 tên giặc Pháp bỏ mạng nhưng người ta cứ nghĩ chúng bị trúng gió độc.
Những lần sau, cũng bằng kế sách như thế, chúng tôi còn tiêu diệt được nhiều tên giặc Pháp và bọn Việt gian. Sau đó, giặc Pháp bắt đầu nghi ngờ, chúng khám nghiệm pháp y  để điều tra căn nguyên cái chết. Chúng phát hiện được quân bị ám sát nên đề phòng rất cẩn mật...".
Sau ngày đó, khi ra đường tôi phải nhuộm răng đen. Mỗi khi đi phải mặc áo tơi cũ rách tả tơi, bôi bùn bẩn và cả mắm tôm lên khắp người để chó của chúng không ngửi thấy mùi. Thối lắm nhưng vẫn phải chịu đựng" - cụ Nga kể.
Những người đồng chí, đồng đội của cụ Nga thời đó nay đều đã khuất núi. Chỉ mình cụ là còn nắm giữ những bí mật về những ngày tháng hoạt động gian khổ giữa lòng địch. Với cụ, nỗi vui mừng lớn nhất để an ủi tuổi già chính là kí ức về những tháng ngày hoạt động cách mạng vẫn còn rõ mồn một trong tiềm thức. Đó là quãng thời gian cơ cực mà oanh liệt bởi cụ được sống giữa chị em, đồng đội và cùng nhau rửa hận, rửa thù cho nhân dân, đất nước.
Cụ bà Lương Dung Nga những năm sau khi đất nước hòa bình.
Khi bước vào, may mắn là đàn ngỗng của chúng cũng đang ngủ nên không con nào cất tiếng. Để cảnh giác, bao giờ bọn Pháp cũng nuôi rất nhiều ngỗng. Hễ có người lạ là ngỗng kêu quang quác báo động. Tôi dẫn đầu đoàn, tiếp sát từng tên một và nhẹ nhàng sờ lên gáy điểm vào huyệt độc đạo của chúng. Hôm sau, tôi nghe tin 33 tên giặc Pháp bỏ mạng nhưng người ta cứ nghĩ chúng bị trúng gió độc.
Những lần sau, cũng bằng kế sách như thế, chúng tôi còn tiêu diệt được nhiều tên giặc Pháp và bọn Việt gian. Sau đó, giặc Pháp bắt đầu nghi ngờ, chúng khám nghiệm pháp y để điều tra căn nguyên cái chết. Chúng phát hiện được quân bị ám sát nên đề phòng rất cẩn mật...
Hà Tùng Long

Tuesday, 1 December 2020

TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VÀ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÓ MẶT TẠI HÀ NỘI NGÀY 23-1-1959 PHẢN ĐỐI VỤ THẢM SÁT PHÚ LỢI

VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP I 1945 - 1960

 

Hội nghị Ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các đại biểu Quốc hội có mặt tại Hà Nội họp ngày 23-1-1959 tại thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghe báo cáo về vụ hơn 1.000 đồng bào Việt Nam bị thảm sát trong một ngày tại trại tập trung Phú Lợi thuộc tỉnh Thủ Dầu Một Nam bộ. Trại tập trung Phú Lợi do nhà cầm quyền miền Nam thực hiện chính sách của đế quốc Mỹ lập ra, gọi là “Trung tâm huấn chính”, nhưng sự thật là một trại tập trung khổng lồ nhốt 6.000 đồng bào Việt Nam, chỉ vì những người này đã từng tham gia kháng chiến, hoặc đã từng phản đối đế quốc Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam và chính sách lệ thuộc Mỹ của chính quyền miền Nam, đã từng đòi thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện sinh hoạt, đòi hòa bình thống nhất. Ngày 1-12-1958 nhà cầm quyền miền Nam đã cho thuốc độc vào thức ăn để giết hại những người bị giam, hơn 1.000 người bị trúng độc đã chết ngay. Những người khác kêu cứu bị nã súng lại chết thêm một số nữa. Sau đó bọn giết người còn đốt một số trại giam hòng làm phi tang và thiêu thêm một số người còn ngắc ngoải.
Hội nghị vô cùng căm phẫn và tuyên bố rằng:
Vụ thảm sát Phú Lợi là một hành động vô cùng dã man, chỉ có thể so sánh với những hành động dã man của bọn phát xít Hítle ngày trước và nhất là nó xảy ra trong lúc hòa bình đã được lập lại ở Việt Nam hơn 4 năm.
Từ những vụ thảm sát Hướng Điền, Duy Xuyên, Chợ Được, Mỏ Cày và bao nhiêu vụ khác, lại đến vụ Phú Lợi này, càng chứng tỏ bọn Ngô Đình Diệm vô nhân đạo cố tình làm tay sai cho đế quốc Mỹ, giết hại đồng bào; càng chứng tỏ chính sách can thiệp của Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của chúng đã gây nên bao tội ác ở miền Nam.
Đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm đã liên tiếp vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ và càng ngày càng lộ rõ bộ mặt tàn bạo của chúng. Chúng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ thảm sát Phú Lợi này.
Hội nghị ủng hộ bức Công hàm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi chính quyền miền Nam ngày 22-12-1958, vạch trần sự can thiệp của đế quốc Mỹ và chính sách lệ thuộc Mỹ của chính quyền miền Nam, đề ra chủ trương giải quyết hòa bình và hợp lý vấn đề cần thiết quan hệ giữa hai miền; ủng hộ bức điện của Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp gửi Uỷ ban Quốc tế giám sát kiểm soát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Việt Nam yêu cầu điều tra ngay vụ thảm sát Phú Lợi và có biện pháp cứu chữa những người còn sống sót.
Hội nghị nghiêng mình trước những đồng bào miền Nam đã hy sinh anh dũng vì hòa bình và Tổ quốc; tỏ lòng khâm phục những đồng bào đang đấu tranh kiên quyết chống lại chế độ hà khắc của Mỹ - Diệm.
Hội nghị kêu gọi đồng bào toàn quốc hãy đẩy mạnh phong trào đòi đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam; phản đối kịch liệt bọn Ngô Đình Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ giết hại đồng bào; đòi giải tán các trại tập trung ở miền Nam. Đồng bào miền Nam chống lại vụ thảm sát Phú Lợi kết hợp với việc đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện dân sinh, đòi quan hệ Bắc - Nam như nội dung bức Công hàm ngày 22-12-1958 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng bào miền Bắc chống lại vụ thảm sát Phú Lợi kết hợp với việc tích cực thực hiện kế hoạch Đông Xuân, kế hoạch năm 1959 của Nhà nước, đưa miền Bắc tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội. Kiều bào ở nước ngoài hưởng ứng cuộc đấu tranh trong nước, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân nước mình ở. Tất cả hãy biến căm thù thành hành động thực tế, hãy tố cáo trước dư luận trong nước và thế giới những tội ác của bọn Mỹ - Diệm.
Hội nghị nhận định rằng: bọn Mỹ - Diệm thực hiện những chính sách cực kỳ hung ác, không tỏ ra chúng mạnh, mà chỉ tỏ ra chúng không thể nào khuất phục được nhân dân miền Nam. Hội nghị tin tưởng chính nghĩa luôn luôn về phía nhân dân Việt Nam, phi nghĩa về phía Mỹ - Diệm, cuộc đấu tranh cho thống nhất nước nhà, tuy lâu dài gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
 
                                        HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
                                                                           VÀ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÓ MẶT TẠI HÀ NỘI
 
Bản tuyên bố này đã được Hội nghị Ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các đại biểu Quốc hội có
mặt tại Hà Nội nhất trí tán thành trong phiên họp bất thường ngày 23-1-1959.

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. 

(http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=601)

Sunday, 16 August 2020

Trận đánh lẫy lừng nối Hà Nội - Điện Biên (An Ninh Thủ Đô)

 

Trận đánh lẫy lừng nối Hà Nội - Điện Biên


ANTĐ - Trận đánh sân bay  Gia Lâm (4-3-1954) của lực lượng vũ trang Hà Nội, tiến tới giải phóng Thủ đô là một trong những trận đánh tuyệt đẹp được ghi vào trang sử vàng của Hà Nội anh hùng. Được Ban liên lạc của cán bộ kháng chiến Hà Nội chỉ dẫn, tôi tìm đến nhà ông Đặng Văn Nguyên, nguyên cán bộ tiểu đội tiểu đoàn 108 đánh sân bay Bạch Mai, sau đó làm tổ trưởng tổ mũi nhọn  đánh sân bay Gia Lâm. 

Trận đánh lẫy lừng nối Hà Nội - Điện Biên ảnh 1
Các chiến sĩ tổ mũi nhọn đánh sân bay Gia Lâm đêm 3 rạng sáng 4-3-1954

Trường bay bốc cháy

Mồ côi mẹ khi mới lên 4 tuổi ở quê hương Đông Khúc, tổng Xuân Cầu, nay là xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên, cậu bé Đặng Văn Nguyên  được đưa lên Hà Nội. Tuổi thơ của Nguyên trôi đi với những năm tháng đi ở ẵm em, đội than trong nhà máy điện Yên Phụ vẫn không đủ ăn, lại đi bán kem, đánh giầy khắp các ngõ phố Hà thành. Nguyên kiếm sống nhọc nhằn, và vì thế, anh đến với cách mạng như một lẽ  tất nhiên.  


Tiểu đội của Nguyên có đủ các gương mặt học sinh công tử bột, đàn hát rất giỏi,  thanh niên  làm  đủ nghề ở các khu phố, do anh Thuỵ ứng làm Tiểu đội trưởng (sau này, Thuỵ ứng là dịch giả dịch nhiều tác phẩm văn học Nga, trong đó có “Sông Đông êm đềm” của Sôlôkhốp). Trấn giữ khu vực chợ Đồng Xuân, các chiến sĩ tiểu đội dựa vào địa hình địa vật có lợi thế như chùa Huyền Thiên để khắc phục khoảng trống trước cửa chợ  và bãi Lepage sau chợ. Những trận chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở  Hàng Khoai, Hàng Giấy, chùa Huyền Thiên, trường Hàng Cót trong suốt những ngày đông 1946 “sống mãi với Thủ đô”.



Sau một tháng bám trụ chiến đấu ở phía bắc liên khu, Đặng Văn Nguyên cùng nhiều đồng đội ra hậu phương theo đường công khai ngày 15-1-1947, theo thoả thuận giữa ta và Pháp. Năm 1949, khi Hà Nội thực hiện chỉ thị của Trung ương chuẩn bị chiến trường, tiến tới Tổng phản công, lực lượng vũ trang ở căn cứ  gấp rút được củng cố lại thành tiểu đoàn 108. Sau khi nhận được tin tức và sơ đồ cống ngầm do đồng chí Hải cóc (tức Chu Duy Kính) làm “cỏ vê” trong sân bay thoát ra báo cáo lại Chỉ huy trưởng Mặt trận Phùng Thế Tài quyết định chọn lựa những chiến sĩ gan dạ, quả cảm, mưu trí  để tập dượt đánh mục tiêu quân sự quan trọng trong nội thành-sân bay Bạch Mai.



Về trận đánh cách đây 64 năm, ông Nguyên còn nhớ rõ: “Chiều 17-1-1950 bắt đầu hành quân, chúng tôi đánh bộ quần áo nâu, khoác bị đựng mìn và lựu đạn… mọi. Nhờ du kích địa phương dẫn đường, chúng tôi chia làm ba mũi tập kết gần sân bay và đột kích theo ba hướng khác nhau. Mũi 1 có 18 chiến sĩ và một du kích xã do anh Hà Giáp chỉ huy  chui đường cống ngầm lên. Mũi 2 có 8 chiến sĩ và 2 du kích do anh Trần Thành chỉ huy theo bờ đầm vào sân bay. Mũi 3 có 6 chiến sĩ và xã đội phó du kích do Trung đội trưởng Tráng chỉ huy theo hướng bắc có nhiệm vụ đốt kho xăng. Cũng rất may là đêm đó, sương mù dày đặc nên chúng tôi trèo lên máy bay gài mìn mà đèn pha của địch không phát hiện được. Anh Khang “cà phê” khi trèo lên đặt mìn bị ngã trẹo chân rồi lạc đường không ra được, đã hi sinh, nhưng chúng ta thắng ròn rã: 25 máy bay bị tiêu diệt, hàng chục vạn lít xăng bốc cháy. Ngay đêm đó, chúng tôi cấp tốc hành quân về chợ Cháy. Trên đường rút ra bà con đã chuẩn bị sẵn xôi, cơm nắm cho chúng tôi rất chu đáo. Toàn đội được Chính phủ tặng thưởng ngay Huân chương chiến công Hạng Ba. Anh Ngô Duy Biên rất phấn khởi sáng tác luôn bài hát “Trường bay bốc cháy”, được anh em cả mặt trận Hà Nội hát say sưa khi sinh hoạt văn hoá văn nghệ”. 



Sau trận này tiểu đoàn 108 phân tán đi các địa phương để bảo tồn lực lượng trước sức tấn công dữ dội của Pháp ở Hà Nội và cả đồng bằng Bắc bộ. Riêng ông làm quân báo, trở vào nội thành, đóng vai người bán kem, đánh giày để  đưa đường cho cán bộ  từ nội thành ra đến Nhị Khê-Đồng Quan-Vân Đình an toàn rồi quay vào. Như con thoi ra vào nhờ  cái “tít” sống công khai trong nội thành, ông lọt qua mắt cú vọ của bọn địch. Nhiều cơ sở bị vỡ nhưng ông vẫn  qua mắt địch cho đến giữa năm 1953 nhận nhiệm vụ mới. 



Chiến thắng ở cửa ngõ Thủ đô

Hè 1953, chiến cuộc đã  dần thay đổi có lợi cho ta; vùng du kích của Bắc Ninh, Hưng Yên-những tỉnh giáp với Hà Nội đã mở rộng hơn trước. Nhằm phối hợp với chiến trường toàn quốc, Đảng bộ Hà Nội chủ trương đưa lực lượng vũ trang về sát thành phố, chuẩn bị đánh sân bay Gia Lâm, cầu hàng không quan trọng của Pháp tiếp tế cho các chiến trường.



Nhận lệnh của Mặt trận Hà Nội, một tổ tiền trạm gồm 5 người, trong đó có ông Đặng Văn Nguyên do ông Lê Ninh làm tổ trưởng đi vào trước. Từ căn cứ ở Thạch Thành (Thanh Hoá), các ông xuyên rừng, cắt đường, sang tỉnh đội Hưng Yên đang đóng ở Ân Thi đặt vấn đề nhờ Tỉnh đội bạn cho giao liên dẫn lên Bát Tràng. Riêng tổ quân báo vẫn bám trụ ở Thạch Cầu, Ái Mộ, Trạm, Nha để điều tra đường vào, hiện trạng sân bay, các loại máy bay, từ đó mới tìm ra cách đánh có hiệu quả. Nhớ lại ngày tháng ba cùng với dân địa phương, ông Nguyên cười rất vui: “Tôi bị anh em đặt biệt hiệu “Nguyên Toét” và gán ghép với cô du kích làm công tác địch vận huyện Gia Lâm, lại còn đặt thành vè, chính là từ việc đi trinh sát địa hình, hoặc tránh những lần chúng đi kiểm tra dân trong làng nên tôi phải bôi nhọ nhem mặt mũi cho chúng không nhận mặt được. Hồ Lâm Du ở sát sân bay, tôi phải bơi rất nhiều lần để  tìm cách vào sân bay an toàn. Điều tra thật kỹ rồi mới lên sa bàn để anh em  luyện tập ở xã Từ Hồ và xã Đông Cảo (huyện Khoái Châu).



Sau 9 tháng luyện tập, 16 chiến sĩ và 3 du kích địa phương  do ông Vũ Văn Sự, cán bộ đại đội 8 chỉ huy xung trận đêm 3 rạng sáng 4-3-1954. Từ nơi đóng quân ở Từ Hồ và Đông Cảo, các chiến sĩ hành quân lên Văn Đức, Bát Tràng rồi tập kết ở làng Thạch Cầu. Ở đây đã có sẵn hầm bí mật chữ A cho các chiến sĩ nghỉ ngơi cải trang và uống nước mắm để bơi qua hồ Lâm Du. 19 chiến sĩ chia làm 3 tổ mũi nhọn tiến vào vị trí chiến đấu. Họ bơi qua hồ Lâm Du lạnh buốt để tiếp cận  sân bay, cắt hàng rào.



Dẫn đầu một tổ mũi nhọn, ông Nguyên vẫn nhớ phải dùng kìm cộng lực cắt rào sao cho đèn pha của địch không phát hiện được: “Hàng rào của sân bay Gia Lâm hiện đại hơn sân bay Bạch Mai nhiều. Nó treo mìn trên hàng rào, mình chạm vào là sáng lên ngay. Tôi và anh Chiến tháo kíp để mìn không phát sáng nữa, sau đó cắt hàng rào theo hình chữ chi cho anh em chui rào. Mìn đánh đợt này là loại TNT, 2 bánh ép làm một để tạo sức công phá lớn. Theo hiệu lệnh, chúng tôi nhanh chóng tiến đến các mục tiêu đã định, đặt mìn. Trên đường rút ra khỏi sân bay, đã nghe tiếng mìn, tiếng thủ pháo nổ vang, máy bay bốc cháy sáng rực bầu trời. Anh Ty hi sinh ngay tại trận đánh, nhưng 18 máy bay các loại và  kho xăng đã bị đốt cháy, 16 tên địch bị tiêu diệt, góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước trên các chiến trường phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ”.



Ông giở cái túi “đại tướng”, trong đó là ảnh các chiến sĩ chụp ngay sau trận thắng và bảo: “Tôi phóng to thế này, kỷ niệm cho anh em. Ai đã mất thì con cháu sẽ giữ làm kỷ niệm, tự hào về cha ông mình”. 30 năm nay, sau khi nghỉ hưu, ông Nguyên làm ông lang vườn cứu chữa bệnh cho làng xóm, vui vầy với cháu con.


Từ một chiến sĩ quân báo của Mặt trận Hà Nội trở thành cán bộ của Mặt trận và sau này là của Thành đội Hà Nội, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, giờ ông sống thanh bạch với mảnh vườn nhà. Nhìn những cây thuốc nam trong vườn ông chăm bón, tôi cảm nhận dòng chảy không ngừng của cuộc sống tiềm ẩn trong mỗi cuộc đời thật giản dị lặng lẽ nhưng cũng vô cùng cao quý, thiêng liêng. 

Saturday, 15 August 2020

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Một nhà quân sự xuất sắc! (Đặng Kinh - Tiền Phong)

 

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Một nhà quân sự xuất sắc!

"Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là nhà cầm quân xuất sắc khi đảm nhận nhiệm vụ Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Khu Tả Ngạn, nhất là sự chỉ đạo của ông trong trận đánh sân bay Cát Bi năm 1954".

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố Hải Phòng - Đỗ Mười đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Hải Phòng trong buổi lễ Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thành phố ngày 14/5/1955. Ảnh tư liệu.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố Hải Phòng - Đỗ Mười đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Hải Phòng trong buổi lễ Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thành phố ngày 14/5/1955. Ảnh tư liệu.

Kiến Thức xin trích dẫn bài viết về Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười của Nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tướng Đặng Kinh:

Năm 1951, Đồng chí Đỗ Mười là Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Khu Tả Ngạn. Tôi là Tỉnh đội trưởng tỉnh Kiến An (sau này tỉnh Kiến An nhập về Hải Phòng). Năm 1952, ông Mười về thành lập Khu Tả Ngạn và chỉ huy Mặt trận đường 5.

Khi đồng chí về Khu Tả Ngạn tình hình hết sức khó khăn, phức tạp bởi vì cả 5 tỉnh đồng bằng (Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình) đều bị tạm chiếm. Toàn bộ khu vực này, địch liên tục tổ chức các trận càn rất lớn. Cơ sở cách mạng bị phá vỡ nhiều, bà con hoang mang.

Bọn thực dân Pháp lập các khu Công giáo có vũ trang, quân đội của chúng đóng từ xã đến tỉnh. Mỗi xã, mỗi huyện đều có tháp canh để cảnh giới. Bọn chúng được trang bị vũ khí hiện đại, có pháo cỡ l0 ly, đại liên, trung liên, tiểu liên. Chúng rất chủ quan coi như đã đủ lực lượng làm chủ, khống chế đồng bằng Bắc Bộ, một vựa lúa lớn, tiềm năng về người và của lớn.

Địch mở chiến dịch Hòa Bình nên vùng đồng bằng bị trống. Chủ trương của ta là đánh vào sau lưng địch. Sư đoàn 320 do ông Văn Tiến Dũng làm Sư trưởng đã về chi viện cho Khu Tả Ngạn. Đồng chí Đỗ Mười đã chỉ đạo: Phân tán bộ đội tỉnh xuống cơ sở để "bám đất, bám dân". Tôi nhớ, có lần đồng chí đã trực tiếp hỏi tôi: "Cậu là Tỉnh đội trưởng Kiến An, tôi đưa bộ đội về cậu làm cách nào?".

Tôi nói: "Tôi làm được, tôi bố trí tiểu đội đưa về thôn, xã sẽ có trung đội. Tôi phân tán hai đại đội về cho hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, giữ lại một đại đội tập trung".

Bọn địch dồn quân lên Hòa Bình cắt đường liên lạc giữa Việt Bắc với Khu III, Khu IV. Địch bị trống ở đồng bằng, nên chúng ta sẵn sàng đón thời cơ, phối hợp với bộ đội chủ lực (các sư đoàn 320, 308, 304) để mở chiến dịch lớn đánh đồng bằng. Toàn bộ Khu Tả Ngạn, toàn dân, toàn quân cùng nhau đứng lên phá tề ngụy, lập chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân của ta.

Tháng l-1952, ta mở đợt tấn công vào hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng thành công; diệt 61 cụm của ngụy, lập được chính quyền dân chủ nhân dân. Ta mở được khu căn cứ du kích ở hai huyện này. Ngày 5-2-1952, quân chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương mở trận phục kích đánh tan tiểu đoàn 22BGB của ngụy. Tên thiếu tá Phan Trọng Vinh tự tử.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Một nhà quân sự xuất sắc! - ảnh 1 Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện thân mật với các bạn tù nhân cuộc họp mặt truyền thống của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò lần thứ nhất năm 1993. Ảnh tư liệu.

Các sư đoàn chủ lực mở nhiều đợt tấn công liên tục ở Hưng Yên, Thái Bình, đánh tan bộ máy chính quyền ngụy, lập chính quyền cách mạng nhưng theo hình thức xôi đỗ "đêm ta, ngày địch". Nhờ có những cuộc thắng lớn nên quân ta được trang bị thêm vũ khí.

Bọn địch bị thất bại ở Hòa Bình, chúng rút về hậu phương càn quét và đánh Sư đoàn 320. Lực lượng của chúng rất mạnh, có 6 binh đoàn lính chủ lực của Pháp, nhưng chúng không khôi phục được chính quyền như cũ.

Tháng 7-1952, Trung ương triệu tập họp, Bác Hồ đến dự. Bác Hồ chỉ thị: Lấy ít đánh nhiều; lấy yếu thắng mạnh; đánh bất ngờ. 

Sau hội nghị đó trở về, Đồng chí Đỗ Mười chỉ đạo mở rộng chiến trường đánh trên đường 5 và đánh liên tục, đánh thật mạnh.

Đồng chí Đỗ Mười giao nhiệm vụ cho tôi: "Chúng ta quyết định đánh vào Kiến An. Đây là căn cứ rất quan trọng của Pháp, có kho bom, kho đạn, kho xe. Cậu chuẩn bị kế hoạch, báo cáo lại với tôi rồi mới được đánh".

Tôi chuẩn bị phương án chiến đấu rất tỉ mỉ rồi mới báo cáo ông Mười. Sau khi xem xong, ông đồng ý và cho phép đánh tan thị xã Kiến An và đánh Sở dầu, đốt hết nhiên liệu.

Đêm 21-4-1953, chúng tôi đánh vào thị xã Kiến An, với lực lượng của ta 300 quân đánh tan 2.000 quân của địch. Ta có 20 người, mỗi người đánh 3 kho đạn (mỗi kho dùng 1 lít xăng và 1 cân bộc phá), trong một đêm ta đánh được 60 kho đạn. Chúng tôi đánh thẳng vào thị xã Kiến An, bắt sống Bộ chỉ huy địch có một thiếu tá, hai đại úy và Tỉnh trưởng Kiến An tên là Trịnh Như Tiết. Đây là trận đánh điển hình nhất, diệt Bộ chỉ huy địch, thu được 1,4 triệu tiền Đông Dương. Qua trận thắng này, Đồng chí Đỗ Mười đã đề nghị cấp trên tặng cho tôi Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất (1953). Tôi rất phấn khởi vì liên tục chiến đấu từ năm 19451 đến năm 1953 mới được nhận huân chương cao quý này.

Trong buổi trao huân chương, Đồng chí Đỗ Mười đã đánh giá: "Đây là trận thắng lớn, cả nước chưa từng có".

Đợt tấn công thứ hai là đốt kho xăng Hải Phòng. Kho xăng rộng 6 ha, có 20 bồn xăng, mỗi bồn xăng đường kính 20 mét, cao 16 mét.

Khi tôi đề nghị đánh kho xăng, Đồng chí Đỗ Mười căn dặn: "Trận đánh này ta phải hành quân xa 25 km, cách xa vùng du kích, nên phải tổ chức nơi ăn chốn ở thật chu đáo, phải cho quân ém trước một hôm rồi mới đánh. Đánh xong rút ra một địa điểm khác và ở lại một đêm. Phải tìm cơ sở trung kiên nhất".

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: Một nhà quân sự xuất sắc! - ảnh 2 Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 13/5/1995. Ảnh tư liệu.

Giữa tháng 6/1953, chúng tôi hành quân, mang 16 quả bộc phá mỗi quả nặng 10 kg, vượt sông Văn Úc từ Tiên Lãng sang An Lão, sau vượt sông Lạch Tray vào xã Quốc Tuấn trú quân. Hôm sau, chúng tôi đánh sang xã Đặng Cương. Kết quả là sau 15 phút đốt cháy 147 triệu lít xăng và 500 xe cơ giới. Ta hy sinh một đồng chí. Tôi về báo cáo kết quả với Đồng chí Đỗ Mười.

Khi nghe tôi báo cáo xong, Đồng chí Đỗ Mười phấn khởi, vỗ tay vào đùi nói to: "Đây là cái tát vào mặt Tướng Nava. Từ nay bọn chúng sẽ hạn chế càn quét, vì chúng không có xăng dầu. Đây là kho xăng lớn nhất của chúng, chúc mừng chiến thắng của các cậu".

Lại nói về trận đánh sân bay Cát Bi. Khi tôi trình bày kế hoạch đưa 130 chiến sĩ vào đánh sân bay, Đồng chí Đỗ Mười có vẻ phân vân: "Ta chỉ có 130, nếu địch đối phó thì làm thế nào?" Tôi trả lời: "Thà tôi bị hy sinh, nhưng đánh được trận này giúp chủ lực giành thắng lợi ở Điện Bên Phủ tôi sẵn sàng". 

Đồng chí Đỗ Mười nói: "Tôi sẽ điều thêm Trung đoàn 50 bảo vệ, hỗ trợ".

Khi chuẩn bị đánh, ông gọi tôi căn dặn: "Cậu không được chủ quan, phải đánh nhỏ ăn chắc". Tôi hỏi "Yêu cầu đánh bao nhiêu cái?". Ông nói: "Đánh 50 cái máy bay".

Tôi có vẻ hơi tiếc.

Đồng chí Đỗ Mười dặn: "Ta chịu khó "năng nhặt, chặt bị", nếu cần ta đánh tiếp. Cậu cứ tính thành tích cho anh em để khen thưởng, cứ diệt được 1 máy bay tương đương diệt được 1 trung đội Âu Phi. Nếu diệt được 50 máy bay là 5 tiểu đoàn".

Đêm ngày 7-3-1954, bộ đội ta đánh sân bay Cát Bi, dùng 32 người phá 59 máy bay. Bác Hồ nghe báo công đã tặng ngay cho 32 chiến sĩ mỗi người một Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất. Riêng tôi được Bác Hồ tặng Huân chương Quân công hạng Hai.

Lúc đó được nhận huân chương này rất hiếm.

Nhưng thành tích của tôi đạt được là nhờ có sự chỉ đạo rất đúng đắn của Đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí ấy gan dạ lắm. Tôi biết trận càn ở tỉnh Thái Bình rất ghê gớm, ta thiệt hại nặng, anh Thịnh, Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình bị hy sinh, du kích đã giải vòng vây cho Đồng chí Đỗ Mười.

Đồng chí Đỗ Mười là nhà quân sự xuất sắc, một cán bộ trung kiên của Đảng. Khi ông Mười ở Khu Tả Ngạn được gọi là anh Ngạn. Nhân dân Khu Tả Ngạn, đặc biệt nhân dân Hải Phòng rất quý Đồng chí Đỗ Mười.

Tôi coi Đồng chí Đỗ Mười như người anh cả, tôi chưa bao  giờ bị ông phê bình. 

Trong thời gian tôi đi học ở nước ngoài 5 năm, ông làm Bộ trưởng Bộ Nội thương, khi về Hải Phòng công tác, ông rất quan tâm đến vợ con tôi. Không bao giờ tôi quên được Đồng chí Đỗ Mười.

Tư liệu tham khảo

- Đồng chí Đỗ Mười - Dấu ấn qua những chặng đường lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia - 2012)

- Trích bài viết của Nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tướng Đặng Kinh

Friday, 14 August 2020

Trung tướng Đặng Kinh và cách đánh khiến quân giặc kinh hồn bạt vía (Ánh Hồng - Vietnamnet)

Trung tướng Đặng Kinh và cách đánh khiến quân giặc kinh hồn bạt vía


Trung tướng Đặng Kinh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, sinh ngày 22/5/1922 tại làng Cựu Viên, tổng Văn Đẩu, huyện An Lão, tỉnh Kiến An (nay là Hải Phòng).

 

Do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng, Trung tướng Đặng Kinh đã từ trần hồi 13h20, ngày 1/11 (tức ngày 5/ 10 năm Kỷ Hợi).

Nói đến tướng Đặng Kinh, người ta nghĩ ngay đến cách đánh du kích mưu trí, dũng cảm, dùng ít thắng nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, một cách tài tình làm quân thù bạt vía kinh hồn.

Ông Đặng Kinh sớm giác ngộ cách mạng, làm công nhân ở mỏ Hòn Gai, tham gia các hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân... đặc biệt là bảo vệ các cán bộ hoạt động bí mật ở Kiến An, Hải Phòng...

Cán bộ quân sự đầu tiên của liên tỉnh Hải Phòng, Kiến An

Ông chính thức vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 2/9/1944 và là cán bộ quân sự đầu tiên của liên tỉnh Hải Phòng, Kiến An.

Trung tướng Đặng Kinh và cách đánh khiến quân giặc kinh hồn bạt vía
Trung tướng Đặng Kinh qua đời vào ngày 1/11

Ông đã cùng ban chỉ huy quân sự liên tỉnh chống trả quyết liệt 2 trung đoàn bộ binh địch với 5.000 quân và 4 tiểu đoàn dù khi chúng tiến đánh Kiến An. Tháng 3/1947, du kích An Dương đánh đổ một đoàn tàu 6 toa, diệt 200 lính Âu Phi trên đường 5.

Tháng 7/1952 ông Đặng Kinh được Bộ Tư lệnh Khu triệu tập đi dự Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích từ Bình Trị Thiên trở ra của Trung ương ở căn cứ địa Việt Bắc.

Sau 3 ngày hội nghị, ông Đặng Kinh được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là buổi tối ngày 13/7/1952, Đại tướng tươi cười bắt tay ông, nói: "Hơn 7 năm kháng chiến rồi, mà đồng chí tỉnh đội trưởng Kiến An vẫn còn trẻ quá".

Thấy vậy, anh Nguyên Khai, Tư lệnh khu Tả Ngạn nói: "Đồng chí Kinh là công nhân, người trông thế nhưng cũng 30 tuổi rồi anh ạ!".

Ở hội nghị về, ông Đặng Kinh cùng chỉ huy các cấp, đơn vị lãnh đạo quân và dân Kiến An bất ngờ tập kích vào thị xã Kiến An tiêu diệt 677 tên địch, giết chết tên Tỉnh trưởng, phá huỷ kho xăng, kho vũ khí các loại, 1 kho chứa 300 xe cơ giới, trong đó có 25 xe tăng, phá nổ hoàn toàn 60 kho đạn...

Trận đánh đầu tiên vào tỉnh lỵ vùng tạm chiến đồng bằng Bắc Bộ đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch.

Trận đánh oanh liệt

Nói đến chiến công của quân và dân Kiến An - Hải Phòng không thể không nói đến thắng lợi trong trận phá hoại sân bay Cát Bi do ông Đặng Kinh trực tiếp chỉ huy.

Ông Đỗ Mười đã nói: "Đánh Cát Bi, chỉ cần phá được 50 máy bay là hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc".

Sau một thời gian trinh sát tìm hiểu cặn kẽ khu vực xung quanh sân bay Cát Bi, 7h tối ngày 5/3, ông Kinh và Phó Bí thư Huyện uỷ Kiến Thụy (ông Giang Sơn) đã dẫn 32 chiến sĩ lặng lẽ vượt sông Văn Úc, tiếp cận cắt rào, luồn vào vùng sâu sân bay Cát Bi.

Đúng 0h30, những tia chớp cùng với những tiếng nổ từ các thùng xăng trong sân bay bùng bùng bốc cháy thành từng dãy, rực sáng cả một vùng trời.

 

Kết quả, ta phá được 59 máy bay, phần nhiều là vận tải cỡ lớn Dacota B26 và máy bay chiến đấu, trong đó có 10 máy bay trinh sát.

Đơn vị của ông Đặng Kinh nhận được điện khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh: "Đây là 1 chiến công lớn, là 1 trong những trận chiến đấu oanh liệt dũng cảm nhất, là trận phá hoại lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới nay đánh thẳng vào trung tâm quân sự của địch ở sát Hà Nội và Hải Phòng...

Tinh thần dũng cảm vô song của các đồng chí đáng nêu cao cho toàn thể cán bộ và chiến sĩ trong toàn quân học tập". 

Đầu tháng 5/1954, ông Đặng Kinh được quyết định làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 50 số 2. Giữa tháng 10/1960, ông Kinh với cấp bậc thượng tá được quyết định về Bộ Tổng Tham mưu làm Cục phó Cục tác chiến với nhiệm vụ theo dõi hoạt động của địch và ta ở Lào. 

Tư lệnh trẻ tuổi

Tháng 2/1964 Quận uỷ Trung ương quyết định ông Đặng Kinh đi Nam chiến đấu với cương vị làm Tư lệnh Quân khu Trị Thiên Huế. Tại cuộc tiễn đưa đoàn đi B, đồng chí Trường Chinh cười, nhìn ông Đặng Kinh, nói: "Một Tư lệnh Quân khu trẻ quá".

Tại chiến trường miền Nam, ông Đặng Kinh đã thực hiện tốt chiến thuật và chiến lược của cấp trên qua từng trận đánh trên các địa bàn khác nhau, tiêu diệt sinh lực địch từ nhỏ đến lớn.

Trung tướng Đặng Kinh và cách đánh khiến quân giặc kinh hồn bạt vía

Cuối năm 1968, với quân hàm Đại tá, ông Đặng Kinh được điều ra Hà Nội làm Tư lệnh Quân khu Tá Ngạn (gồm Hà Bắc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Hưng, Hải Phòng) với bộn bề nhiệm vụ.

Ngày 14/12/1972, Richard Nixon ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, ông Đặng Kinh cùng cán bộ, chiến sĩ Quân khu lực lượng tự vệ cùng nhân dân Hải Phòng phối hợp với các binh chủng của ta mưu trí, linh hoạt đánh trả quyết liệt.

Ngày 20/12/1972, địch huy động không quân 92 lần B52, 151 lần cường kích chiến thuật của cả không quân lẫn hải quân bị ta bắn rơi 7 chiếc B52, trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ. Ngày 24/12, toàn Quân khu bắn rơi 801 chiếc, riêng Hải Phòng bắn rơi 314 chiếc máy bay của địch...

Suốt 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 45 năm là lính chiến, tướng Đặng Kinh đã trải qua nhiều nhiệm vụ, cương vị khác nhau: Từ tiểu đoàn trưởng đến huyện đội trưởng, tỉnh đội trưởng, tiếp đó là Phó Tư lệnh, Tư lệnh trưởng Quân khu, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, ông đều hoàn thành tốt trọng trách của mình, luôn giản dị, khiêm tốn học hỏi đồng bào, đồng đội... được mọi người yêu quý. 

Nói về tướng Đặng Kinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết vào ngày 12/7/2004: "Tôi đã nhiều lần tiếp xúc và làm việc với Đặng Kinh. Anh là một đảng viên trung kiên, một vị tướng có đức, có tài, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Quân đội giao phó. Anh là người trung thực, thẳng thắn, sống trọn tình, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội".

Ánh Hồng
(https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/trung-tuong-dang-kinh-va-cach-danh-khien-quan-giac-kinh-hon-bat-via-585357.html)

Thursday, 13 August 2020

Trận tập kích sân bay Cát Bi chia lửa với Điện Biên Phủ (An Ninh Hải Phòng)

 

Trận tập kích sân bay Cát Bi chia lửa với Điện Biên Phủ

18:48 26/04/2014

 

Đánh giá về vai trò của trận tập kích sân bay Cát Bi đối với chiến thắng “Lừng lẫy Năm châu, chấn động địa cầu” Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: Ở đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện với tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí sáng tạo, xứng đáng là một “mặt trận điển hình đánh vào địch hậu”, có hiệu quả và hiệu suất chiến đấu cao. Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu III và Khu ủy, Bộ Tư lệnh Tả Ngạn đã động viên mọi lực lượng, tập trung sức người, sức của chi viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ. Những trận đánh “xuất quỷ, nhập thần” xung kích sân bay Gia Lâm, đặc biệt là sân bay Cát Bi, đánh thẳng vào nơi trung tâm quân sự của giặc, đã phá hủy một bộ phận quan trọng không quân địch, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường toàn quốc và chiến trường chính Điện Biên Phủ”…

Đầu năm 1954, thực hiện chủ trương phối hợp, chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân Hải Phòng - Kiến An phối hợp các đòn tấn công của bộ đội chủ lực, mở rộng chiến tranh du kích: hàng chục đoàn tàu bị lật đổ, hàng chục đồn bốt bị san bằng, nhiều kho xăng dầu của địch bị đốt cháy… Nhưng có lẽ chiến công vang dội nhất của quân và dân Hải Phòng - Kiến An trong kế hoạch Xuân Hè 1954 là cuộc tập kích sân bay Cát Bi, đốt cháy hàng chục máy bay. Chiến thắng Cát Bi ngày 7-3-1954 đã góp phần làm đảo lộn, phá sản kế hoạch Navarre của thực dân Pháp, chặt đứt một con đường tiếp viện quan trọng của địch cho chiến trường Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

Sân bay Cát Bi là sân bay lớn nhất miền Bắc Đông Dương, được thực dân Pháp tái thiết, mở rộng và nâng cấp vào các năm 1952-1953 để trực tiếp phục vụ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Để bảo vệ sân bay, giặc Pháp dồn dân, lập vành đai trắng, xây dựng hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, gồm 78 đồn bốt, tháp canh, 6-7 lớp hàng rào dây thép gai xen lẫn bãi mìn đủ loại. Chúng còn bố phòng 13 cụm phòng không bằng vũ khí trọng liên và đặt 5 đồn bốt kiên cố chốt dọc tuyến đường 14 Hải Phòng - Đồ Sơn. Bên cạnh đó, cùng với việc thường xuyên duy trì hoạt động lùng sục, đánh hơi của một đại đội thám báo do viên thiếu tướng Pháp chỉ huy. Vào thời kỳ cao điểm, chúng sử dụng tới 7 tiểu đoàn Âu Phi Lê Dương và nguỵ quân canh phòng bảo vệ sân bay. Hàng ngày, địch tổ chức canh giữ, tuần tiễu rất nghiêm ngặt khắp trong lẫn ngoài sân bay. Cứ 15 phút đội tuần tiễu vòng lại một lần với sự tham gia của đội quân chó săn được huấn luyện tinh thông, phương tiện cơ giới và hệ thống đèn pha chiếu sáng dày đặc.

Trung tướng Mai Năng - nguyên Chủ tịch Hội CCB Hải Phòng, vị tướng đặc công từng 2 lần được phong danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, nhớ lại: Tháng 7-1953, tổ trinh sát Kiến An được giao nhiệm vụ vào xã Hoà Nghĩa xây dựng cơ sở để bí mật tổ chức đưa lực lượng trinh sát vào sân bay nắm tình hình địch. Khó khăn lớn nhất lúc này là, do địch thường xuyên bao vây, càn quét, khủng bố và phục kích trên khắp các ngả đường nên việc ra vào của trinh sát hết sức khó khăn và khó khăn lớn nhất vẫn là tiếp cận, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với cách mạng. Vì vậy anh em trinh sát ban ngày phải nằm hố, chui dưới bụi cây nơi sình lầy, bị muỗi đốt, vắt chích đau buốt, không cơm ăn, nước uống, đói rét cắt da, rồi đêm đến mới mò vào gặp dân, tuyên truyền vận động, xây dựng cơ sở.

Cứ như vậy, sau gần tháng trời bám trụ, các chiến sĩ mới xây dựng được các cở sở trong nhân dân để chuẩn bị cho trận tập kích sân bay. Đến tận bây giờ, trung tướng Mai Năng vẫn còn nhớ như in tên và hình các mẹ cơ sở can đảm ngày ấy như: mẹ Sàn, mẹ Vo, mẹ Tính, mẹ Can, mẹ Tạ, cô Hồng… ở xã Hoà Nghĩa. Nhờ các cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên này mà anh em trinh sát mới thực hiện trót lọt khoảng 36 lần để đếm đi đếm lại từng hàng rào, bãi mía, kho tàng, bãi mìn, từng ngọn đèn pha, hoạt động của sở chỉ huy, vị trí đỗ và kích thước của từng loại máy bay; thói quen sinh hoạt của từng toán tuần tra, từng ổ đèn pha và của mỗi tên trực gác…

Chiến sĩ ta phải chuẩn bị gần 8 tháng để đánh sân bay Cát Bi
Chiến sĩ ta phải chuẩn bị gần 8 tháng để đánh sân bay Cát Bi

Tuy vậy, không ít lần các chiến sĩ trinh sát gặp sự cố bất ngờ đến thót tim như: vô tình vướng dây hàng rào làm mìn nổ, có lần gây tiếng động mạnh trong trạm xưởng, bị địch bao vây lùng sục; quên thời gian không ra kịp trước khi trời sáng, đành phải ém quân, nhịn đói chờ đến đêm lại thực thi nhiệm vụ…

Trong hồi ký của mình, đại tá Đỗ Tất Yến - Chỉ huy phó trận tập kích Cát Bi xúc động kể về quá trình luyện tập vất vả của cán bộ, chiến sĩ vinh dự được tham gia trận đánh lịch sử này như: tập chạy bộ gần 30km với trang bị đầy đủ súng đạn, yêu cầu không phát ra tiếng động; tập đánh máy bay trong khi chưa một ai biết hình thù cụ thể, cấu tạo, tính năng từng bộ phận của nó như thế nào; tổ chức đánh sân bay Đồ Sơn để thực nghiệm (trận này ta diệt được 5 máy bay vận tải, đốt cháy 1 kho xăng)… Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng như vậy nên hầu hết các chiến sĩ đều xác định được tư thế, động tác, khối lượng thuốc nổ đánh máy bay đỗ…

Lực lượng trực tiếp tham gia trận tập kích sân bay Cát Bi ngày 7-3-1954 gồm 32 cán bộ, chiến sĩ, do các đồng chí Minh Khánh (Lê Thừa Giao) làm chỉ huy trưởng, Đỗ Tất Yến làm chỉ huy phó. Quân ta chia thành 2 mũi vượt sông trong điều kiện thời tiết giá rét, rồi bí mật bám theo trinh sát mở đường, vượt qua hệ thống hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc của địch để tiếp cận với sân bay. Đêm mùng 6 rạng ngày 7-3-1954, sau loạt súng tiêu diệt toán quân địch đi tuần của trinh sát, các chiến sĩ ta đồng loạt nổ súng, ném lựu đạn, ào lên tấn công.

Bị tập kích bất ngờ, lợi dụng mấy phút đầu địch chưa kịp phản ứng, từng tổ xông lên đánh phá máy bay theo kế hoạch được phân công, lửa cháy rực cả góc trời. Khi cả sân bay Cát Bi đã biến thành biển lửa ngút trời, quân địch mới kịp hoàn hồn và tổ chức phản công. Chúng dùng hoả lực mạnh từ các hướng chống trả rất quyết liệt như: điên cuồng vãi đạn, thả đèn dù, pháo sáng tìm mục tiêu, kéo còi inh ỏi… Nhưng tất cả đã muộn, ngay sau cuộc tập kích chớp nhoáng (khoảng 25-30 phút), đánh nhanh diệt gọn, các chiến sĩ ta đã khẩn trương rút lui khỏi trận địa, tìm về nơi tập kết an toàn trong sự vui mừng và chở che, đùm bọc của nhân dân, để lại cho quân địch bao nỗi kinh hoàng.

Kết quả là bộ đội ta đã phá huỷ và đốt cháy khoảng 59 máy bay các loại, trong đó phần lớn là máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của địch, phá huỷ nhiều vũ khí và tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm tê liệt hoạt động tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ của quân đội Pháp. Để có được trận tập kích vang dội, các cán bộ, chiến sĩ ta đã phải mất gần 8 tháng trời chuẩn bị, rất công phu với bao khó khăn, gian khổ, mất mát, hy sinh (trong quá trình trinh sát, chuẩn bị và chiến đấu đã có16 cán bộ, chiến sĩ bị bắt và hy sinh).

Chiến thắng Cát Bi ngày 7-3-1954 là trận tập kích chiến lớn nhất, tiêu biểu nhất, đánh dấu bước trường thành vượt bậc của lực lượng vũ trang Hải Phòng về trình độ tác chiến. Ngay sau khi nhận được tin trận tập kích sân bay Cát Bi thắng lợi, Bác Hồ đã tặng danh hiệu “Đoàn dũng sĩ Cát Bi” cho cán bộ, chiến sĩ tham gia trận đánh lịch sử này.

Wednesday, 12 August 2020

Thiếu tướng đặc công kể chuyện đánh sân bay Cát Bi (Lã Quý Hưng - Xây Dựng Đảng)

 

Kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2010) - Ngày Hội quốc phòng toàn dân :
Thiếu tướng đặc công kể chuyện đánh sân bay Cát Bi
15:41' 22/12/2010
Thiếu tướng Mai Năng (bên trái)

Chiến công lẫy lừng của quân dân Kiến An trong trận đánh sân bay Cát Bi tháng 3-1954 “chia lửa” cho Điện Biên Phủ đã đi vào những trang vàng của lịch sử. Trong trận đó có một người được bình bầu là “dũng sĩ số 1”, đó là Tổ trưởng trinh sát Mai Năng sau là Thiếu tướng nguyên Tư lệnh Binh chủng đặc công, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội CCB Tp. Hải Phòng.



Năm 1950, tôi là bộ đội quân báo của Tỉnh đội Kiến An, sau là tổ trưởng tổ trinh sát hậu địch chủ yếu ở khu vực Hải Phòng. Tháng 7-1953, tôi đang chuẩn bị cho trận đánh ở Đồ Sơn thì được điều về giao nhiệm vụ trinh sát chuẩn bị cho trận đánh sân bay Cát Bi.

Sân bay Cát Bi là sân bay lớn thứ nhất của Pháp ở Bắc Đông Dương, một cầu hàng không lớn nhất trong thời kỳ Pháp xâm lược, có trên dưới 200 máy bay các loại. Sân bay nằm sâu trong hậu phương của địch, có 3 mặt giáp sông, biển và một mặt giáp Hải Phòng, đựợc xây dựng một hệ thống bố phòng rất kiên cố. Lực lượng của địch thời điểm cao nhất tới 7 tiểu đoàn chủ yếu là Âu - Phi, lê dương, lực lượng thám báo người Việt. Xung quanh sân bay gồm 78 đồn bốt, tháp canh chia làm 3 tuyến vành ngoài, vành đai và trung tâm, 13 vị trí đề phòng tập kích phòng không, có 6 hàng rào dây thép gai bãi mìn, hàng ngàn đèn điện, mấy chục ngọn đèn pha chiếu quét làm cho sân bay đêm cũng như ngày, một con chuột nhắt chạy qua cũng bị phát hiện. Cứ 15 phút có một trung đội Âu-Phi trang bị cơ giới và chó nghiệp vụ tuần tra quanh sân bay một lần. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của một thiếu tướng Pháp và cố vấn Mỹ. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sân bay, bọn địch đã dựng một “vành đai trắng” xung quanh. Ngoài ra, hệ thống đồn bốt dọc trục đường 14 đi Đồ Sơn cũng là một lực lượng bảo vệ sân bay chiến lược này từ xa.

Đó là tất cả những khó khăn, thử thách đối với công tác trinh sát. Tổ trinh sát gồm 4 người: tôi - Mai Năng - tổ trưởng và 3 chiến sỹ My, Hồng, Diệp. Huyện Kiến Thuỵ cử một tổ 3 đồng chí trong đó có đồng chí là uỷ viên ban thường vụ đảng uỷ xã Hoà Nghĩa sang hỗ trợ. Việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt chồng chất khó khăn bởi chưa có một cơ sở nào của ta ở địa bàn quanh sân bay. Những ngày đầu trinh sát phải nằm ngoài bờ bụi, bãi sú. Ngày qua ngày, đêm qua đêm, hằng tháng trời chưa xây dựng được một cơ sở. Đột nhiên tối hôm đó, một gia đình đóng cửa che đèn gọi bộ đội vào cho cơm ăn. Bà cụ vừa thở vừa nói: “Mẹ biết các con về lâu rồi ”. Chúng tôi giật mình. Rồi mẹ khuyên, địch đang  khủng bố dữ, hay các con tạm lánh ra vùng tự do một thời gian. Tôi cảm động và thưa với mẹ: “Cảm ơn mẹ, chúng con là cháu Bác Hồ, con của nhân dân. Nhiệm vụ của chúng con là xây dựng phong trào để giải phóng quê hương. Dù khó khăn gian khổ thế nào, chúng con cũng không thể bỏ dân mà đi được. Chúng con sẽ bám dân, bám đất cho đến ngày giải phóng”. Nghe chúng tôi bày tỏ quyết tâm, mẹ đã khóc và nói: “Từ nay các con vào, dùng ngón tay gõ nhẹ là mẹ biết”. Đó là mẹ Sàng - một cơ sở đầu tiên của tổ trinh sát ở thôn Hoà Nghĩa. Từ nhà mẹ Sàng, chúng tôi xây dựng và phát triển thêm những cơ sở mới như mẹ Tính, mẹ Vo, mẹ Tạ… Một tuần sau, mẹ Sàng bảo tôi: “Các con cứ đi đi về về thế này vất vả mà không ổn, thôi các con đào hầm bí mật trong nhà mẹ mà ăn nghỉ”. Mẹ còn giao nhiệm vụ cho anh Hàn, con trai mẹ làm nhiệm vụ canh gác cho chúng tôi. Hơn năm mươi năm trôi qua, giờ các mẹ cũng đã về nơi suối vàng nhưng hình ảnh những người mẹ yêu nước thôn Hoà Nghĩa năm ấy còn mãi trong tôi. Từ những cơ sở đó, chúng tôi nắm đựợc tình hình làm ăn của dân. Những người ra vào làm ăn ở khu vực sân bay cung cấp tình hình trong sân bay cho chúng tôi. Trên cơ sở nắm tình hình, chúng tôi chuẩn bị phương án trinh sát đột nhập, tập trung vào các điểm hàng rào, bãi mìn, đường băng, nơi đỗ máy bay, kho tàng, thông tin, trung tâm chỉ huy… Trinh sát xong, báo cáo cấp trên, tổ trinh sát đưa chỉ huy các đơn vị vào nắm tình hình trận địa, từ đó xây dựng phương án, huấn luyện chiến đấu. Cuối năm 1953, tỉnh nhất trí và lựa chọn các lực lượng đánh sân bay gồm 130 cán bộ, chiến sỹ. Mục tiêu là phá huỷ toàn bộ sân bay. Nhưng khi lực lượng vượt sông Văn Úc thì bị địch phát hiện, tàu chiến địch bắn chìm thuyền làm một số bị thương vong và bị bắt. Trận đánh phải hoãn lại.

Sau lần xuất quân bị lộ đó, tổ trinh sát đã đề xuất với cấp trên thay đổi lại phương án tác chiến, đó là “chuột nhắt chui kho, vào nhỏ ra to”. Thực hiện phương án này, tổ trinh sát của chúng tôi lại được lệnh chuyển hướng trinh sát, nắm lại tình hình. Tổ dẫn đồng chí Lê Thừa Giao chỉ huy tiểu đoàn 204 cùng vào. Trong quá trình trinh sát, tổ chức diễn đi diễn lại nhiều lần đột nhập và đã có những “sự cố” nhớ đời. Lần đầu vừa qua hàng rào một đồng chí trinh sát đá phải mìn, mìn nổ, sáng trưng một vùng, tôi đành phải kéo anh em vào trong sân bay. Địch dồn quân ra vây ngoài hàng rào, tìm không thấy gì, chúng nói với nhau: “chắc có con gì đi qua”. Lần khác vào trinh sát trạm xăng, đồng chí Hồng khi ngó đầu vào trong đã va vào một cánh cửa đánh “rầm”. Tôi đành kéo anh em trốn vào gầm máy bay. Chúng tôi nghe rõ bọn địch nói với nhau: “chắc gió to cửa sổ va vào nhau (!)”. Một tình huống khác, trời mưa dầm gió bấc, vì quá say sưa điều tra nên tổ quên cả giờ rút, đành nằm lại trong bụi cây mộc đắng, không may lại trúng một tổ kiến lửa. Gần một ngày nằm yên không nhúc nhích, tối đến, người vừa đói, mệt, toàn thân phồng dộp như bị phỏng cháy.

Sau khi hoàn tất công tác trinh sát, cấp trên quyết định tổ chức đánh. Lực lượng tham gia lần này giảm tới 2/3 chỉ gồm 32 người, 2 chỉ huy, 6 trinh sát, 24 chiến đấu viên, chia làm 2 mũi. Trang bị chủ yếu là thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên. Ngày 3-3-1954 xuất quân ra bờ sông Văn Úc thì gặp tàu địch. Hôm sau cũng vậy. Phải thay đổi. Sáng 5-3 tới xã Hoà Nghĩa, ban ngày toàn đội hình chiến đấu xuống hầm, 19g30 đơn vị vượt qua đường 14, sông Lạch Tray. Trinh sát mở cửa, cắt dây thép, gỡ mìn đưa lực lượng vào. Đội hình chia làm hai mũi, mũi chủ yếu gồm 13 chiến đấu viên, 3 trinh sát, đánh vào khu máy bay B26, mũi thứ hai đánh vào khu máy bay trinh sát vận tải. Đúng giờ G, cả sân bay như chìm trong bão lửa, tiếng bộc phá, lựu đạn, tiếng đạn nổ hỗn loạn, máy bay địch cháy đỏ góc trời. Bọn địch sau cú choáng váng đã chống trả quyết liệt. Nhưng chúng không có cách nào dập tắt được cơn bão lửa đang tràn ngập toàn bộ sân bay! Hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị đã rút ra ngoài an toàn.

Đây là một trận đánh chuẩn bị rất khó khăn nhưng cũng rất công phu, kỹ lưỡng, đảm bảo bí mật. Một trận đánh lớn nhất, tiêu diệt nhiều máy bay nhất, 56 chiếc chủ yếu là máy bay chiến đấu. Trận đánh đã phối hợp kịp thời, hiệu quả đối với chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: Chiến thắng trong trận đánh sân bay Cát Bi có ý nghĩa nhất đối với chiến dịch Điện Biên Phủ. Một “cầu hàng không” chủ yếu của Pháp đã bị cắt, tạo điều kiện để dân công, quân đội vào Điện Biên Phủ, giảm tối đa sự chi viện của Pháp cho căn cứ chiến lược này.

Có thể nói đây là trận đánh có ý nghĩa mở đầu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng lực lượng, nghiên cứu trang bị vũ khí, tìm ra cách đánh cho lực lượng đặc công, biệt động sau này. Lúc đó, 32 người đánh một sân bay, sau này ở miền Nam ta chỉ cần 1 tiểu đội. Lúc đó bình quân 2 kg thuốc nổ đánh một máy bay, sau này ta chỉ cần 200g. Và một bài học thành công rất cơ bản đó là lòng dân. Phải xây dựng đựợc cơ sở trong nhân dân làm bàn đạp để trinh sát và ém quân khi tấn công.

Đoàn chiến đấu đánh sân bay Cát Bi được nhận thư khen của Bác Hồ: Bác chúc mừng chiến công của cán bộ, nhân dân Kiến An. Bác tặng đoàn đánh Cát Bi danh hiệu “Dũng sỹ Cát Bi”. Toàn đoàn được thưởng 4 Huân chương Quân công và 28 Huân chương Chiến công.

Bản thân tôi đựơc tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và được đơn vị  bình bầu là “Dũng sỹ số 1”của trận đánh, là người đã tổ chức và triển khai thực hiện xây dựng cơ sở, tạo điều kiện cho các lực lượng chiến đấu thắng lợi. Tôi còn được đồng chí Tỉnh đội trưởng tặng khẩu cạc bin, được đi dự Đại hội thanh niên dân chủ thế giới. Bài học tôi ghi nhớ: Dù tài giỏi, dũng khí đến đâu mà không có dân thì cũng khó giành thắng lợi.

… Tôi say sưa với câu chuyện của người dũng sĩ Mai Năng. Anh còn kể tôi nghe về mối tình với cô du kích vùng Tiên Lãng. Người con gái đồng bằng, mặc áo nâu non, thắt khăn mỏ quạ, bắn súng trường rất tài ấy đã phải lòng anh bộ đội trinh sát đẹp trai, hiền lành, hơn mình 6 tuổi. Anh bộ đội trinh sát gan dạ ấy cũng yêu đến si mê cô du kích đồng bằng xinh xắn, nết na. Tình yêu của họ bền chặt dần lên trong những tháng ngày chống Pháp gian khổ. Và trước hôm người tổ trưởng trinh sát Mai Năng dẫn bộ đội vào tấn công sân bay Cát Bi 3 ngày, họ đã làm đám cưới. Năm trong sáu người con của họ nối nghiệp cha, trở thành những cán bộ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tôi còn được biết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thiếu tướng Mai Năng là một trong những cán bộ đặc công nước đầu tiên, tham gia chiến đấu và chỉ huy nhiều trận đánh vang dội của đặc công nước, phá huỷ trên 3.000 tàu, thuyền của Mỹ. Đoàn 126 mà Thiếu tướng là Phó đoàn đã 2 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đội 1 đặc công nước mà Thiếu tướng Mai Năng từng là đội trưởng đã 3 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thiếu tướng Mai Năng cũng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.       

Lã Quý Hưng (ghi chép)

(http://xaydungdang.org.vn/Home/Dang-vien-phan-dau-tot/2010/3194/Thieu-tuong-dac-cong-ke-chuyen-danh-san-bay-Cat-Bi.aspx)