Từ jeu của tiếng Pháp vào Việt
Nam với nhiều hình thức. Có ít nhất bốn dạng xuất hiện trên văn bản là dơ, giơ jơvà rơ. Làm sao biết hình thức nào đúng, hình thức nào sai ? Những
người bảo cái này đúng, cái kia sai chưa từng phát biểu họ phân định đúng sai căn
cứ (những) nguyên tắc nào.
Trong tổ hợp ăn giơ thì ăn không liên quan gì đến ăn uống, chỉ là một dạng phiên âm của en trong en jeu. Và vì là phiên âm nên người ta viết cả ăn và ăng.
ăn dơ en jeu.[i]
ăn giơ en jeu.[ii]
ăn rơ en jeu.[iii]
ăng jơ en jeu.[iv]
ăng giơ en jeu.[v]
dơ 1 (SPORT) jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur.[vi] entente. Chúng nó không hợp ~ nhau Ils ne sont pas en bonne entente.[vii]
dơ 2 (MÉCANIQUE) Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[viii]
giơ 1 (SPORTS) jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur ; hợp ~ {accepter de jouer le jeu / être en bonne entente}.[ix]
giơ 2 (MÉCANIQUE) jeu. Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[x]
jơ jeu.[xi]
rơ 1 (SPORTS) jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur ; hợp ~ {accepter de jouer le jeu / être en bonne entente}.[xii]
rơ 2 (MÉCANIQUE) jeu. Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[xiii]
oóc-giơ (FOOTBALL) hors-jeu. Cầu thủ này bị ~ Ce joueur se trouve en position de hors-jeu. [xiv]
oọc giơ (FOOTBALL) hors-jeu. Cầu thủ này bị ~ Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xv]
ót giơ hors-jeu. Cầu thủ này bị ~ Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xvi]
ọt rơ hors-jeu. Cầu thủ này bị ~ Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xvii][i] * Tôi viết mấy bài báo rất hăng, trong đó hô hào độc lập hoàn toàn, thống nhất cả tinh thần lẫn lãnh thổ ; nhưng một mặt thì tôi « đi cửa sau » vào lậy những bố nuôi tôi xin các bố nuôi che chở... Thế là « ăn dơ » đấy. Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 44 (1950:46, Hoàng Thị-Trâm)
[ii] * Họ đã ăn « giơ » từ thủ môn đến trung phong. Duyên Anh (1970b:146)
* Cái chế độ kèm cặp như thế, tưởng là chặt, nhưng không ăn giơ nhau, nó sẽ tìm mọi cách phá đội hình. Nguyễn Bắc Sơn (2008:292)
LVĐ (1970a:569), KMA (1977b:376), HP (1988:28), NQT (1992:39), LNT (1993:461), VT (1994:25)
[iii] * Tính bàn trước với anh một vài việc để lát nữa tôi với anh nói cho ăn « rơ » với nhau, chớ không thôi hai đứa mình chỏi xịa nhau thì lòi chành hết ! Lê Xuyên (1965:112)
HP (1988:29), NQT (1992:40)
[iv] LNT (1993:461)
[v] LNT (1993:461)
[vi] * Bây giờ thì « đây » già « dơ » lắm. Hy-Sinh (1939:29)
[vii] * Cậu hình như cũng thuộc loại hễ thấy ai thiếu thốn hơn mình một tí là lập tức dốc tất cả ba-lô ra, tất nhiên như thế cánh mình rất hợp « dơ ». Bùi Minh Quốc (1981-1:27-28)
[viii] * Hoặc do siết ê-cu không chắc, phanh bị dơ. Đắc Trung (2006:136)
PVB (1986 :138)
[ix] * Họ biểu diễn « tặng » khán giả Việt-nam những « giơ » nhà nghề tuyệt vời. Duyên Anh (1970b:13)
* Đó là cái « giơ » đặc biệt của nó. Duyên Anh (1970b:20)
* Chúng nó đã « tự học » đá bóng, đã « phiệu » ra những « giơ » xuất sắc. Duyên Anh (1970b:59)
* Nếu túc cầu là môn thể thao đòi hỏi « giơ » đồng đội thì đây, hội Thiếu-niên là đội bóng chơi đúng lý thuyết bóng tròn của thầy bóng tròn Anh quốc. Duyên Anh (1970b:146)
* Mấy giơ đầu ở séc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sức. Vũ Trọng Phụng (2006s:240)
Vì một khi thấy tôi không “hạp giơ” với các ông, thế nào các ông cũng đẩy tôi đi. Võ Duy Linh (2006:77)
LVĐ (1970a:569), HP (2003:404), TTA (2009:56)
[x] TTA (2009:56)
[xi] NQT (1992:206)
[xii] * Mụ đoán được cái "rơ" của mọi thể loại và thường thất vọng khi thấy đạo diễn tháo gỡ những cái gút của câu chuyện đúng như dự đoán của mụ. Trần Thị Ng (1999:88)
LVĐ (1970b :1248), NQT (1992:364), HP (2003:404), HCT (2007:659)
[xiii] HP (1988:863), HCT (2007:1217)
[xiv] NQT (1992:293), TTA (2009:90)
[xv] * Mọi việc đều cần nhìn thấy trước, kể cả việc phán đoán chuẩn xác để không oọc-giơ khi từ chối một khoản tiền đóng góp cho một tổ chức lạc quyên... Thế Kỷ 21 số 9 (1990:47, Hà Thúc Sinh)
* Xem, Bác Hồ của các đồng chí oọc-giơ việt vị như thế đấy! Trần Đĩnh (2014-1:317)
TTA (2009:90)
[xvi] LVH (1957:118)
[xvii] HCT (2007:969)