[i] * Chiều 16 ở gần bến đò Nga-hàm, tỉnh Rạch-giá (Nam-kỳ), có một quả “bom” tự-nhiên
nổ, bị thương mất 2 người. Nam Phong Tạp
Chí số 151 (1930:629)
* Mấy chiếc máy bay Nhật bay trên Hạp-bắc
chực ném bom xuống thì gặp tầu bay Tàu của sư-đoàn thứ 78. Nam Phong Tạp Chí số 169 (1932:215)
* Mấy hôm nay quân Nhật lại đánh Lãnh-khẩu
rất rữ, cứ tối đến phái máy bay ném bom xuống các chỗ quân Tàu đóng. Phong Hóa Tuần Báo số 44 (1933:14)
* Những tuần dương hạm, boong mỏng sẽ không đủ sức chịu được những trái bom
500 cân và những hciến-hạm khổng-lồ hai boong bọc thép có thể bị đánh chìm, nếu
đằng mũi hoặc đằng lái đụng phải những không-lôi (torpille aérienne) nặng hơn 2
tấn. Tri Tân Tạp Chí số 2 (1941:14, N.
H. T.)
* Kết quả trái bom này giết được 5 người Pháp. Tri Tân Tạp Chí số 185-186 (1945:28, Hoa Bằng)
* Kế lại có tin làng Cổ-Am bị tàn phá bằng bom. Lê Văn Thử (1951:48)
* Không phải Liên-xô đã ném bom miền Nam Y-ê-men. Văn Quân (1957:28)
* Công
nghiệp nhằm phát triển những nhà máy lắp súng, chế thuốc súng, làm bom đạn, dựng
cơ sở cho xưởng lắp máy bay như ở Tông (Sơn-tây), Sài-gòn...Tập San Nghiên Cứu
Văn Sử Địa số 43 (1958:5,
Văn Tạo)
* Qua đời Nhựt-Bổn chiếm Sài-Gòn các nhà máy
nầy bị Nhựt trưng-dụng về quân-sự, trở nên những đích cho máy bay Đồng-Minh dội
bom. Vương Hồng Sển (1960:96)
* Năm 1945, có một trận bom dội xuống trúng
nhầm nhà máy Nam-Long, khiến thường dân vô tội chết rất nhiều. Vương Hồng Sển (1960:96)
* Chiếc tàu máy của đảo
(Le chalutier) bị một trái bom rớt xuống biển và nổ gần đấy làm cho giàn máy hư
hại nhiều. Trần Văn Quế (1961b:30)
* Hai quả bom khác rơi
xuống biển và nổ gần Banh III làm rung động cả Côn-đảo. Trần Văn Quế (1961b:31)
* Trước ngày ấy thì Hải
đăng và Vô tuyến điện trên hòn Bảy Cạnh bị bom Đồng Minh làm hư hại nhiều và
không còn dùng được. Trần Văn Quế (1961b:31)
* Các nhà bác học nước Cộng hòa nhân dân Mông-cổ tham
gia tích cực vào công việc của hội nghị quốc tế chống bom nguyên tử, tổ chức để
ghi nhớ thảm họa ở Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki. Tin Tức Hoạt
Động Khoa Học số 7 (1961:4, Nguyễn Văn Quý)
* Trong báo cáo tổng kết công tác 3 năm vừa qua,
bác sĩ Hoàng Sử đã nêu rõ sự trưởng thành nhanh chóng và vững chắc của ngành
điện quang từ ngày hòa bình lập lại đến nay : từ 10 cơ sở nay đã có hơn 50
cơ sở, từ 2 y, bác sĩ điện quang, nay đã có hơn 120 y bác sĩ và cán bộ điện
quang, từ 18 máy X quang loại nửa sóng, nay đã có gần 100 máy, có cả loại 4
van, công suất mạnh hơn loại máy thời đế quốc nhiều ; về quang tuyến trị
liệu đã có cả bom-cô-ban phóng xạ, do Liên-xô giúp ta để điều trị ung thư. Tin
Tức Hoạt Động Khoa Học số 3 (1962:53-54)
* Ai cũng tưởng quả bom kia đã chôn sống cả gia
đình tôi nên chờ hết « a-lẹt » để moi đống gạch đổ may ra còn sống sót người nào... Nguyễn
Kỳ Nam (1964:53)
* Bom đấy.
Phan Văn Tùng (1964:7)
* Bom bướm được chứa
trong một quả bom mẹ. Hồng Dân (1966:6)
* Ngoài các loại bom
kể trên, giặc Mỹ còn thường dùng súng máy 12,7mm, pháo 20mm và một số kiểu đạn
tên lửa (rốc-két) để bắn phá ta (đạn tên lửa cỡ 70mm, cỡ 127mm để giết và làm
bị thương người không ẩn nấp, bắn phá các phương tiện vận tải như xe cộ
v.v... ; đạn tên lửa Bun-pớp để phá cầu, đê đập và các công trình khác). Hồng
Dân (1966:9)
* Tại hơn 80 căn cứ không quân ném bom ở Hoa
Kỳ và hải ngoại, tất cả các phi cơ đều đổ đầy săng nhớt được chất sẵn bom
nguyên tử và... sẵn sàng cất cánh đến mục phiêu đã định. Bạn Dân số 42 (1963:27, Nguyễn Đại)
* Bom đạn tàn phá Âu Châu. Dương Kiền (1965:37)
* Nhan sắc của nàng có thể ví với trái siêu
bom 200 mêgatôn, khi nổ quả đất sẽ tan tành như cám. Người
Thứ Tám (1970:16)
* Trái bom tin tức đã biến thành trái bom
quân sự và chánh trị quốc tế. Người Thứ Tám (1970:157)
* Bom nổ nhưng nó lại
chạy thoát. Hoàng Văn Đào (1970:122)
* Năm 1913, tiếng bom
nổ ở Thái Bình và Hà Nội ô ten (Hôtel). Hoàng
Văn Đào (1970:21)
* Xe
chúng nó, Tăng hay GMC tụi nó, bom, bom, gọi Lữ Đoàn Hải… Nhiều Tác Giả (1972:155, Phan Nhật Nam)
* Berlin
tơi tả dưới những trận mưa bom, kỹ nghệ Đức vẫn chạy nhưng phải chạy dưới hầm hố,
hao tốn và chậm chạp. Vũ Tài Lục (1973:308)
* Lúc
12 giờ 42 phút, trái bom nổ long trời. Vũ
Tài Lục (1973:312)
* Khi
bom nổ, Hitler đang chăm chú ngồi nghe một vị tướng thuyết trình. Vũ Tài Lục (1973:312)
* Bom
nổ, Hitler bị xém một mảng tóc, bỏng chân, bầm tím nơi tay, ù tai, đằng lưng áo
rách. Vũ Tài Lục (1973:313)
* Hitler
vội vã trở về Berlin, dinh Quốc Trưởng đổ nát vì bom nên phải làm việc dưới hầm
bê tông cốt sắt. Vũ Tài Lục (1973:319)
* Trong
hội nghị tướng lĩnh thường gắt lên mà Hitler không phản ứng, đôi mắt lơ đãng
nhìn, bên ngoài tiếng bom rền rĩ. Vũ Tài
Lục (1973:320)
* Họ ném
bom thành phố Long-châu. Trần Dân Tiên
(1975:68)
* Chúng
đào tường, lật nền nhà, phá bục gỗ để tìm khí giới và bom đạn. Trần Dân Tiên (1975:82)
* Trong «
tư
dinh số 1 » của Thiệu còn chất đống tới 84 cuốn anbom dán những tấm ảnh
Thiệu xun xoe bên cạnh quan thày Mỹ, Thiệu gắn mề đay «
bảo
quốc », « dân vụ » cho bọn tư sản mại bản mà vợ
chồng Thiệu đã « móc ngoặc » câu kết để làm giàu, ảnh Thiệu
đi « kinh lý » các mặt trận
để đốc thúc binh sĩ càn quét bắn giết nhân dân, kể cả tấm ảnh Thiệu dùng chổi
sơn ký tên cúng cơm vào một quả bom Mỹ để ném xuống giết hại phụ nữ, trẻ em miền
Bắc mà hắn láo xược chú thích là « quà tặng Bắc
Việt »... Nguyễn
Khắc & Lê Kim (1976:235)
* Người
Pháp coi hành động của anh Nguyễn là một vụ nổ « quả bom chính trị » giữa Pa-ri làm cho dư luận
Pháp hết sức chú ý và lần đầu tiên nhân dân Pháp thấy ra có một vấn đề về Việt
Nam. Hồng Hà (1976:60-61)
* Khi
vùng phía bắc của Bắc Việt Nam bị ném bom, lái xe dùng đèn « cốt » tới Thanh
Hóa thì tắt hết đèn vì từ đây, máy bay trinh sát vũ trang hoạt động về đêm. Nguyễn Bá Cộng (1979:586)
* Khi họ
xong, họ có một đống giấy tờ cao chừng một bộ « fút » (1 foot khoảng 0,3 m) và
câu trả lời chủ yếu là « không », ném
bom miền Bắc sẽ không có kết quả gì.
Nguyễn Bá Cộng (1979:280)
* Ở Việt
Nam súng và bom vẫn nổ. Lưu Ngọc Chiến
& Lê Xuân Giang & Đinh Khôi Sỹ (1982:11)
* Hòm đựng bom sẽ mở bằng máy điện. Lưu Ngọc Chiến & Lê Xuân Giang &
Đinh Khôi Sỹ (1982:49)
* 150 hay 200 quả bom sẽ từ trên cao 3 vạn « phít » rơi xuống. Lưu Ngọc Chiến & Lê Xuân Giang & Đinh Khôi Sỹ (1982:50)
* Đồ chừng
các khẩu pháo nguy hiểm của quân đội Việt Nam chưa thể ngóc đầu lên được, một bầy
khu trục Hen-cát từng tốp hai chiếc bất thần ló ra, nhào xuống cắt bom thẳng
vào trận địa pháo đối phương. Văn
Tùng (1984:98)
* Máy bay vận
tải tới ném bom. Văn Tùng (1984:127)
* Đồ chừng
các khẩu pháo nguy hiểm của quân đội Việt Nam chưa thể ngóc đầu lên được, một bầy
khu trục Hen-cát từng tốp hai chiếc bất thần ló ra, nhào xuống cắt bom thẳng
vào trận địa pháo đối phương. Văn
Tùng (1984:98)
* Đề nghị mọi người đứng hết ra xa, Đực vặn đại
hai đề tô đầu bom. Thép Mới (1985:209)
* Ra trái bom biết vặn cũng hiền. Thép Mới (1985:209)
* Chúng
dùng bom thay ma-tơ-rắc nện vào đầu mọi người dân Củ Chi : « Có đầu hàng « thế
giới tự do » không ? ». Thép Mới
(1985:209-210)
* Nó ném
bom ở trận địa chính rồi. Xuân Sách
(1985:95)
* Đầu óc
tôi bận rộn nghĩ về việc địch ném bom. Xuân Sách (1985:95)
* Địch
ném bom, mày có sợ không? Xuân Sách
(1985:101)
* Tiếng
bom rền thật xa. Xuân Sách (1985:141)
* Lần đầu,
tôi nghe tiếng bom nổ gần như vậy. Xuân
Sách (1985:151)
* Chắc
là địch giội bom vào đấy. Xuân Sách
(1985:151)
* Máy bay của Nhật Bổn dội bom Saigon rất kinh khủng. Nguyễn Tấn Đời (1988:109)
* B-52 ném bom ở Kontum, gần biên-giới Lào. Đoàn Thêm (1989-1966:37)
* Do Thái quyết định chế tạo bom nguyên-tử. Đoàn Thêm (1989-1967:134)
* Kho đạn Hon Gay bị dội bom. Đoàn Thêm (1989-1967:217)
* B-52 tiếp tục dội bom quanh Cồn Tiên. Đoàn Thêm (1989-1967:217)
* Phi-trường Hòa Lạc lại bị dội bom. Đoàn Thêm (1989-1967:219)
* Hải Phòng lại bị dội bom, lần thứ 20. Đoàn Thêm (1989-1967:225)
* B-52 vẫn dội bom
phía Bắc vùng phi-quân-sự. Đoàn
Thêm (1989-1967:231)
* Cầu sông Đuống lại bị dội bom. Đoàn Thêm (1989-1967:247)
* Phi-trường Kiến An và kho Hon Gay bị dội bom. Đoàn Thêm (1989-1967:262)
* Phi-trường Yên Báy lại bị dội bom. Đoàn Thêm (1989-1967:277)
* B-52 dội bom xuống Khe Sanh, Quảng Trị. Đoàn Thêm (1989-1968:34)
* Trái bom cuối cùng ném xuống BV vào lúc 19giờ23. Đoàn Thêm (1989-1968:357)
* B-52 vẫn dội bom hàng ngày. Đoàn Thêm (1989-1969:104)
* Ăn Bom (thời Tây là pomme, thời Mỹ là
bomb,...) uống bia được thì cho tôi xin đổi lane, không thể nào giữ mãi một
lane bên phải. Thế Kỷ 21 số 3 (1989:48,
Thái Hà)
* Ngoài một
số thuốc nổ còn dự trữ ở các kho, phần lớn các thuốc nổ quý như tôlít, mêlinít,
đinamít được khai thác từ các kho vũ khí của địch, từ bom, đạn pháo, đạn cối
không nổ. Võ Nguyên Giáp (1995:311)
* Súng phóng
bom lần đầu ra trận. Võ
Nguyên Giáp (1995:337)
* Bom đạn
không làm hắn sướt da. Nam
Cao (2002-1:187)
* Hải
Phòng bị ném bom. Nam Cao
(2002-2:294)
* Cái
tin bom rơi đến tận đất nước mình, khiến y hồi hộp lạ lùng. Nam Cao (2002-2:295)
* Chỉ thả
bom và bắn. Nam Cao
(2002-2:545)
* Em còn
lạ gì những bức điện giữa thời bom đạn này. Dương Hướng (2004:123)
* Đúng là cuối buổi chiều pháo 155 của trung đoàn pháo
binh thuộc địa số 4 đã bắn phá ác liệt vị trí tình nghi, cùng với các máy bay
ném bom B.26 từ Cát Bi tới, trút xuống những trái bom 250 “pao”. Lê Kim (2004:130)
* Máy bay tạm
ngưng liệng bom. Nguyễn Trí Việt
(2004:89)
* Cẩn thận không vấp vào bom bướm đấy! Lưu Khánh Thơ (2004:328, Hoài An)
* A! nó gài bom giờ. Lưu Khánh Thơ (2004:341, Lê Quang Viết)
* Đoạn
đường nào bị bom phá? Hoàng Đức Nhuận (2004:82,
Phạm Kiệt)
* Mười mấy
ngày đêm, đi với anh em, không lo mình chết mà chỉ lo pháo đổ, lo bom đạn của địch
chặn mất đường, lo không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàng Đức Nhuận (2004: 95, Phạm Kiệt)
* Không
một quả bom, không một quả đạn đại bác nào rơi vào khu vực chỉ huy sở chiến dịch.
Hoàng Đức Nhuận (2004: 96,
Phạm Kiệt)
* Ai cũng
đoán là địch thả bom nổ chậm. Hoàng Đức
Nhuận (2004: 97, Phạm Kiệt)
* Vượt qua quãng ấy độ một trăm mét thì bom
nổ! Hoàng Đức Nhuận (2004: 98,
Phạm Kiệt)
* Những quả bom hai trăm pao
không nổ nằm ngổn ngang bên những chiếc dù của bọn giặc lái chưa kịp mở. Vũ Hải Đăng (2004:141,
Xuân Mai)
* Mọi người vừa
kịp nằm xuống thì bom đã nổ ngay trên ta-luy và ở dưới suối. Vũ
Hải Đăng (2004:25, Nguyễn Sản)
* Đồng chí là
một trong những người đầu tiên tháo gỡ được ba loại bom bươm bướm. Vũ Hải Đăng (2004:148-149, Trần
Thanh Hằng)
* Giữa
chiến trường đạn bom ngột ngạt thế này vẫn được nghe một tiếng gà, kỳ lạ biết
bao nhiêu! Hoàng Đức Nhuận (2004:324, Phạm
Xuân Ngọc)
* Bom
rơi! Đỗ Phương Linh & Nguyễn Đức Cường
(2004:98, Ngọc Tự)
* Địch vừa thả bom nổ chậm. Hoàng Đức
Nhuận (2004: 98, Phạm Kiệt)
* Bom tạ! Nguyễn Đình Thi (2005x:305)
* Máy
bay B26, Spitfire... thả bom, xả canông vanh xuống. Nguyễn Văn Khoan (2006:122, Cao Linh Quân)
* Để rồi gài
vào đây ít bom 25 cân mà giết thì ăn chắc, anh ạ. Nguyễn Tuân (2006c:341)
* Sau trận
bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai tìm điểm
khác làm nhà để chuyển đi. Đặng Thùy
Trâm (2006:251)
* Nếu địch
giội bom có cách nào hơn là ngồi trong hầm chờ sự may rủi? Đặng Thùy Trâm (2006:252)
* Miền Bắc
thân yêu vẫn khỏe mạnh vươn lên trong bom rơi lửa đạn. Đặng Thùy Trâm (2006:64)
* Bắn đui xết đó, hết bom rồi. Phan Tứ (2007g:597)
* Trên mặt
nắp ca-bô và thành xe rất nhiều lỗ thủng lỗ chỗ do mảnh đạn hay mảnh bom găm
vào. Trần Lê An (2008:64)
* Ngớt pháo
thì máy bay A37 lao xuống ném bom. Trần
Lê An (2008:85)
* Bom dù
khi thả xuống được điều khiển rất trúng vào Thành Cổ của mình. Trần Lê An (2008:135, Nguyễn Hải Như)
* Tết
năm 1967, con Hà chết bom. Nguyễn Quang
Lập (2009k:156)
* Đó là
một ngày chiến tranh vẫn mỏi mòn chơi trò chơi bom đạn, cùng đi chuyến đó còn
có bốn người đồng đội khác của mẹ em. Nguyễn
Ngọc Tư (2009y:12)
* Giữa đám đông chen chúc trên cái sân ga chật hẹp
đã chịu nhiều trận bom, ngổn ngang gạch ngói và những đống hàng, họ đã nhận ra
Nhiên một cách dễ dàng. Đỗ Chu (2010c1:172)
* Này
bom, này bom này. Chu Văn (2010-3:178)
* Chẳng
có bom, mà cũng chẳng có đạn 20 ly. Chu Văn (2010-3:178)
* Hẳn là bom đạn gì rồi. Chu Văn (2010-3:256)
* Nó thả bom đón đầu, chặn mũi. Chu Văn (2010-3:289)
* Hai quả
bom, hai quả rốc két. Chu Văn (2010-3:251)
* Bom đạn
cày đi cày lại. Chu Văn (2010-3:306)
* Mùi
bùn, khói bom tanh sặc. Chu Văn (2010-3:333)
* Coi
như bom đạn nó chừa cái nhà ấy, chưa đụng tới. Chu Văn (2010-3:336)
* Phá
bom từ trường ở dòng sông thì còn được. Chu Văn (2010-3:519)
* Bom từ
trường đầy đồng đấy. Chu Văn (2010-3:520)
* Bàn việc
phá bom. Chu Văn (2010-3:521)
* Đã có
cách phá bom rồi. Chu Văn (2010-3:521)
* Trâu
cũng phải tránh bom. Chu Văn (2010-3:525)
* Hơi
bom đẩy luôn vào bụi gai. Chu Văn (2010-3:578)
* Một loạt
bom nổ xa oàng oàng. Chu Văn (2010-3:582)
* Có tiếng bom nổ và tiếng cao xạ đáp trả. Vân Thảo (2010:280)
* Tiếng
bom và tiếng cao xạ vẫn dội lại. Vân Thảo
(2010:280)
* Hình
như lần này chúng ném loại bom lớn hơn thì phải. Vân Thảo (2010:280)
* Nó ném bom loại lớn mà trúng cầu thì nguy to. Vân Thảo (2010:280)
* Nghe
tiếng bom lạ tôi lo quá. Vân Thảo
(2010:280)
* Tiếng bom ngớt. Vân Thảo (2010:281)
* Để tôi
về gọi điện thoại hỏi ủy ban phòng không xem chúng nó ném bom ở đâu và thiệt hại
ra sao rồi tôi qua. Vân Thảo (2010:281)
* Một quả
bom rơi gần mố cầu đường sắt nhưng không làm ảnh hưởng gì đến cầu. Vân Thảo (2010:281)
* Tuy thế Mỹ cũng thường dùng để ném bom và phóng rốc-két
vào các mục tiêu ở dưới mặt đất. Vân Thảo
(2010:155)
* Nó cắt
bom rồi! Bảo Ninh
(2011:157)
* Hơi
bom nóng đặc xộc đầy phổi. Bảo
Ninh (2011:158)
* Bom đang thả xuống đây đấy. Bảo Ninh (2011:158)
* Trong kia, chúng bay ban ngày ở độ cao vừa phải, đội
hình khi sáu chiếc khi ba chiếc, lừng lững càn qua trời, cày vào thinh không những
luống dài khói đặc, ồ ồ dội bom như mưa trời. Bảo Ninh (2011:158)
* Những giọt mưa bom có thể xô đổ một rặng núi, có
thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn. Bảo Ninh (2011:158)
* Còn bây
giờ thì không phải là mưa, mà cả một trời bom đang giáng xuống. Bảo Ninh (2011:158)
* Lại một
dây bom nữa, lần này như ngay ở bên kia bờ tường. Bảo Ninh (2011:158-159)
* Bom à
à rơi, hú vang, man rợ, nổ nối vào nhau rồ rồ. Bảo Ninh (2011:159)
* Cứ mỗi
luồng tiếng nổ và hơi bom quạt tới, thân thể chúng tôi càng xoắn vào nhau. Bảo Ninh (2011:159)
* Tiếng nổ của quả bom cuối cùng dập tắt mọi tiếng nổ.
Bảo Ninh
(2011:159)
* Mùi thuốc bom khét cháy. Bảo Ninh (2011:159)
* Không
dội bom thì chúng nã pháo. Bảo
Ninh (2011:135)
* Không
nã pháo thì chúng dội bom. Bảo
Ninh (2011:135)
* Bom nổ
lay chuyển bờ sông. Bảo Ninh (2011:408)
* Làng bị
bom tan nát hết. Bảo Ninh (2011:411)
* Hố bom
cũng thả được cá. Tô Hoài (2011c:48)
* Máy
bay địch nhiều lần tới ném bom. Tô Hoài
(2011c:53)
* Địch
ném bom. Tô Hoài (2011c:66)
* Không
một quả bom nổ, không một tiếng súng bắn. Nguyễn
Đức Cường &
Phạm Lan Hương & Nguyễn Thị Nguyên (2012:82, Vũ Tang Bồng)
* Mặc dù
còn bé tôi cũng đã hiểu phải đi vào buổi chiều để tránh máy bay Pháp ném bom. Đặng Anh Đào (2014:187, Đặng Xuyến Như)
* Sau đó, phi cơ Pháp ném bom ở Sơn Dương và Thổ Tang, mục đích khủng bố
dân trong vùng đã chứa chấp những kẻ phản loạn. Nam Dao (2014-1:107)
* Xưởng chế bom nhà anh Trảm không hiểu vì sao nổ, chết ba đồng chí. Nam Dao (2014-1:84)
* Sau mật thám lại khám phá ra một trăm ba mươi trái bom và truyền đơn chôn
ở làng PhaoTân. Nam Dao (2014-1:84-85)
* Việc tiếp tục chế bom ở Bạch Mai hay không sẽ do quyết định của anh
Dương, tất anh sẽ biết! Nam Dao (2014-1:85)
* Việc chính, là tìm hiểu tại sao có biến cố Bắc Giang, người của ta bị bắt,
bom bị tịch thu, dự định Tổng khởi nghĩa nay bị lộ. Nam Dao (2014-1:88)
* Tiếng bom dội xuống nổ như sấm sét. Nam Dao (2014-1:95)
* Không chiếm được phi trường thì phi cơ bọn Pháp nó thả bom. Nam Dao (2014-1:100)
* Ký-con nhấn mạnh, đánh bằng tạc đạn,
bằng bom. Nam Dao (2014-1:108)
* Trận đánh bom Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm
1930 để lại những âm vang cuối, nhưng báo chí An Nam thổi phồng lên. Nam Dao (2014-1:108)
* Đợi lính Pháp lên đến tầng hai, anh sẽ giật cho bom nổ. Nam Dao (2014-1:380)
* Ðịnh nghiến răng, nhấn cần động cho bom nổ. Nam Dao (2014-1:380)
* Bom tịt. Nam Dao (2014-1:381)
* Máy bay đến thả bom. Nam Dao
(2014-1:407)
* Rồi đã cả chục tên
Lê Dương đã vào tầm đánh bom. Nam Dao (2014-1:380)
* Trận địa chợ bị bom đạn phá tan hoang, trống hoác. Nam Dao (2014-1:407)
* Chúng phát pháo và bỏ bom thật ác liệt. Nam Dao (2014-1:408)
* Nhưng ngửng lên, tuyệt nhiên không có bóng dáng máy bay Pháp đến dội bom. Nam Dao (2014-1:431)
* Và có ném bom, thằng Pháp chắc sẽ ném ở
Ðiện Biên để cứu thằng Ðờ-cát-ti, có hóa dại nó mới bỏ xuống mảnh đất chỉ toàn
những sỏi với đá này. Nam Dao (2014-1:431)
* Dân quát, xông ra, bò về phía lính địch, ít là không bị bom nó đánh. Nam Dao (2014-2:126)
* Hai chiếc máy bay A-34 ào đến thả bom. Nam Dao (2014-2:117)
* Vì vậy, tù cũng sợ lộ hành tích như những kẻ giải tù, lộ là tất cả nếm mùi
bom tọa độ từ trời tỏa xuống đánh vào những con người xương thịt mỏng manh. Nam Dao (2014-2:133)
* Lính biết B-52 đang vào trận, bom tọa
độ rơi từng loạt. Nam Dao (2014-2:134)
* Bom phía Ðông, cách chỗ này chừng hai mươi cây số. Nam Dao (2014-2:135)
* Cứ đẹp trời thì bom. Nam Dao
(2014-2:135)
* Viện 203 bị bom. Nam Dao (2014-2:135)
* Ðợt một, bom vào kho D8, D12. Nam Dao (2014-2:135)
* Công việc tải thương chưa xong thì bom đợt hai
ập xuống. Nam Dao (2014-2:136)
* Nhưng tiếng bom ầm ầm vẫn nổ trong
tai, không biết bao lâu mới lặng dần. Nam
Dao (2014-2:136)
* Thương bệnh binh chết ba, có thể vì sức ép của bom. Nam Dao (2014-2:136)
* Chúng tôi gặp may, bị bom khoan ngay bên cạnh hầm bảo vệ
cán bộ. Nam Dao (2014-2:137)
* Đồng chí biết, loại bom này đục sâu
vào đất khoảng tám đến mười mét mới nổ. Nam Dao (2014-2:137)
* Nhân chợt nghe ra tiếng súng. Tiếng bom.
Tiếng pháo tầm xa. Tiếng trực thăng phành phạch. Nam Dao (2014-2:266)
* Nên hồi B52 Mỹ ném bom căn cứ ta ở
Campuchia, Sihanouk họp báo nói: Người và trâu bò chúng tôi yên lành thì tố cáo
gì? Trần Đĩnh (2014-2:45)
* Thì tại chỗ bị bom và chất độc khai quang
đó, sắn được mùa mà lại còn ngon hơn trước nhiều nữa. Trần Đĩnh (2014-1:275)
* Và sự kiện được đón nhận tưng bừng nhất
là Trung Quốc nổ quả bom nguyên tử đầu tiên. Trần Đĩnh (2014-1:286-287)
* Năm 1972, khi đang bom đạn dữ, tôi xuống
Cẩm Giàng, đêm ngủ dưới hầm sâu với Phùng nghe F. 111 cánh cụp cánh xoè xẹt
ngay trên đường xe lửa mà ngỡ thấy mùi không khí bị khoan cháy khét. Trần Đĩnh (2014-1:415)
* Năm
1964, ai là người báo trước Mỹ sẽ ném bom trả miếng ta đánh tàu Maddox để ta đề
phòng trả đũa sớm được? Ngô Mạnh. Trần Đĩnh (2014-2:301)
* Một hôm khoảng bốn giờ sáng, tiếng bom mạn
Phú Thái đánh thức tôi dậy. Trần Đĩnh
(2014-1:415)
* Báo Nhân Dân ca ngợi nó là “bom đạo đức,
bom văn minh.” Trần Đĩnh (2014-1:286-287)
* Thương con rồi sẽ chịu đựng bom đạn ra
sao... Trần Đĩnh (2014-1:303)
* Anh ghét bom đạn
thì đó, cho anh nếm mùi ngay sau hôm con anh ra đời! Trần Đĩnh (2014-1:304)
* Mỹ bèn vin cớ ném bom lại miền Bắc. Trần Đĩnh (2014-1:425)
* Không biết chính thời gian đó Trần Châu
cùng Kiến Giang bị giam ở đó, bom đã quăng vào đó. Trần Đĩnh (2014-1:428)
* Rồi ngừng bom, rồi Hiệp định Paris lại
ký. Trần Đĩnh (2014-1:429)
* Thế là Mỹ đã làm sáng rõ bằng bom cái ý của
“mười bảy câu vớ vẩn” đòi sửa. Trần Đĩnh
(2014-1:429)
* Vết tích của đợt “bom thông minh” đầu tiên
ném cách đây mấy tháng. Trần Đĩnh (2014-1:429)
* Chiều đầu tiên, ngừng bom, khoảng sáu giờ,
tôi đến ga Hàng Cỏ. Trần Đĩnh (2014-1:429)
* Bom Mỹ... Cú quật trái tay của lịch sử! Trần Đĩnh (2014-1:493)
* Nghe nói Bác Hồ sẽ đến. Nhưng rồi tan.
Bom Pháp. Trần Đĩnh (2014-1:61)
* Tôi bị trận bom lớn đầu tiên xẩm chiều
hôm đó. Trần Đĩnh (2014-1:61)
* Một vé, một vé
rưỡi một trận cậu trút bom thả cái các mẹ, một ngày năm sáu phi vụ, nhiều nhất
tám, nó khai thế. Trần Đĩnh (2014-2:382)
* Đất vặn mình, hơi bom – hay cả mảnh bom
– phần phật... Trần Đĩnh (2014-1:61)
* Đấy, anh mượn
đất làm đường nên nước tôi bị bom đạn lây. Trần Đĩnh (2014-2:384)
* (Hồi ấy có khi
công việc qua thị trấn Đại Từ trần xì một con phố nhỏ nhà cửa rải rác – sợ bom
ông còn mua lẻ thuốc chống sốt rét về phát cho anh em ở quanh ông). Trần Đĩnh (2014-2:471-472)
* Hôm ấy, Mỹ ném bom
Phú Thượng, quãng ngã ba đường Bưởi. Trần
Đĩnh (2014-1:235)
* Và Nguyễn Chí Thanh
lặng ngắm Hồ Tây đỏ tía ánh chiều tà trước khi tới tham quan nơi bị bom Mỹ. Trần Đĩnh (2014-1:235)
* Muốn tôi vượt rào những phân, lúa, lợn,
Thép Mới bảo tôi phê bình Vũ Bằng trong Sài Gòn viết kỷ niệm một năm bom Khâm
Thiên gì mà chỉ thương xót bóng ma những em Huệ, em Hồng, em Cúc xưa nào... Trần Đĩnh (2014-1:449)
* Ước gì có một phi tuần A37 rải cho vài trái
bom thôi. Đa Hiệu 111 (2017:276, Võ Công
Tiên)
* “Ùm!” một quả
bom nổ dưới khe, sau lưng. Đa Hiệu 110
(2017:130, Vương Mộng Long)
* Nếu tôi ngừng
lại để thanh toán tụi Việt-Cộng đang bám đuôi thì chết với bom của Mỹ ngay. Đa Hiệu 110 (2017:131, Vương Mộng Long)
* Nhưng một mảnh
bom bay sượt qua, đã bứng đi mất một nửa cái máy PRC 25 của anh. Đa Hiệu 110 (2017:130, Vương Mộng Long)
* Trên vùng, 2
phi cơ A37 đang nhào xuống và dội ngay hai đợt bom. Đa Hiệu 112 (2018:223, Tố Quyên)
* Qua máy không
lục tôi thấy tiếng Sỹ xin đánh tiếp và yêu cầu nện bom ngay vào khu cột cờ BCH
Tiểu khu, vì từ đấy địch đặt cây thượng liên đang chận đà tiến quân của ĐĐ51. Đa Hiệu 112 (2018:223, Tố Quyên)
* Tiếng viên SQ
Điều Không Tiền Tuyến trên chiếc L19 bay trên cao ở phía Đông Cổ Thành đang hướng
dẫn 2 phi tuần nhào xuống đánh vào trái khói chỉ điểm vừa phóng xuống. Đa Hiệu 112 (2018:223, Tố Quyên)
* Bom giáng
trúng ngay khu cột cờ. Đa Hiệu 112 (2018:223, Tố Quyên)
* Tôi bảo Cover
yêu cầu phản lực đánh ngay vào chỗ đám khói và ngay tức khắc 1 chiếc phản lực
nhào xuống và bom nổ rền vang. Đa Hiệu
112 (2018:224, Tố Quyên)
* Anh cho biết
phi công phản lực cho biết thấy khói vàng từ chỗ vừa dội bom bốc lên. Đa Hiệu 112 (2018:224, Tố Quyên)
* Thì ra gió từ
phía sông Thạch Hãn thổi qua về phía chúng tôi đã khiến đám khói bay tạt ngay
trên đầu đám quân đang xung phong về phía cột cờ và bom đã rơi ngay trên đội hình
tiến quân của hai ĐĐ. Đa Hiệu 112 (2018:224, Tố Quyên)
* Qua máy tôi được
Sỹ báo cho biết cả anh và Hồ Tường đều bị thương và hơn một nửa của 2 ĐĐ đều ăn
bom và bây giờ 2 ĐĐ đều tê liệt rồi. Đa
Hiệu 112 (2018:224, Tố Quyên)
* Chưa từng nghe
qua tên loại bom này nên tôi nhờ anh giải thích cho tôi hiểu công dụng của nó. Đa Hiệu 112 (2018:220, Tố Quyên)
* Anh cũng cho
biết là Mỹ đã dùng loại bom này để đánh gẫy mấy cây cầu sắt tại miền Bắc. Đa Hiệu 112 (2018:220, Tố Quyên)
* Rồi một chiếc
khác từ hướng Tây trên cao độ cũng rất cao bay tới và phóng bom. Đa Hiệu 112 (2018:221, Tố Quyên)
* Chúng ta phải
đi thật nhanh khỏi vùng để tránh bom. Đa
Hiệu 117 (2019:41, Đào Đức Bảo)
* Nghe xong các
trung đội trưởng báo cáo, tôi báo cáo kết quả cuộc chạy bom về tiểu đoàn. Đa Hiệu 117 (2019:45, Đào Đức Bảo)
* Đại đội hầu
như thoát gần hết trong trận đánh bom báo trước một giờ. Đa Hiệu 117 (2019:45, Đào Đức Bảo)
* Té ra không phải là máy bay của phe ta
mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Nam Úc Tuần Báo số 1198 (2019:32, Hoàng Khởi
Phong)
* Nhưng đừng có
ai động đến gói quả bom. Phong Hóa Tuần Báo số 93 (1934:6, Thế-Lữ)
* Người hội kín
của tôi đang cẩn thận ôm gói quả bom bước xuống. Phong Hóa Tuần Báo số 93 (1934:6, Thế-Lữ)
* Nhưng may bom nổ mà không ai chết, ai bị thương cả. Trung Lập Báo số 7015 (1933:2)
* Nửa tháng sau, Nguyễn khắc Cần mang bom ở ngoài về Hà-nội hạ sát
hai võ-quan tây là Chapuis và Montgrand ở trước tửu-điếm phố hàng Trống. Đào Trinh Nhất (1957:12)
* Bom nổ ở tám nơi, tại Hồng Kông. Đoàn Thêm (1989-1967:168)
* Nhiều trái bom lại nổ ở Hồng Kông. Đoàn Thêm (1989-1967:233)
* Một tiếng nổ khác, không vang dội bằng tiếng
bom nổ vụ toàn quyền Méc-lanh ở Sa-diện, nhưng cũng đã làm cho thực dân Pháp
hoang mang. Trần Dân Tiên (1975:75)
* Ông đã ném bom vào giữa bàn tiệc, nhưng
chỉ
có một số tên tùy tùng bị chết, còn Méc-lanh thì bị thương nhẹ. Nguyễn Vinh Phúc (2004:502)
* Đánh
đùng một cái có tin về ô tô bị bom. Hoàng
Đức Nhuận (2004:113, Nguyễn Thanh Bình)
* Đến một quãng đường
độc đạo vừa bị địch ném bom, đất đá khét mùi thuốc nổ, họ gặp anh em công binh
đang đánh dấu bom nổ chậm. Hoàng Đức Nhuận
(2004: 98, Phạm Kiệt)
HKTTĐ (1931:52),
ĐVT (1950:63), ĐTL (1957:57), LVH (1957:113), TN (1958:105), TĐQSVPM (1962:29),
CVC (1963:80), LVĐ (1970a:119), NTLC (1970:50), BTTKT (1971:83), NHT (1971:110), UBQGSTDTCM
(1971:89), UBQGSTDTCM-BCMDK (1972:69),
UBQGSTDTCM-TBVL (1972:92), KMA (1977b:578), HP (1988:89), NQT (1992:72), NNY (1999:177), HHT
(2002:127), NVT (2005:94), HP (2006:74), TTA (2009:27)