(http://thptchonthanh.com.vn/BacHo/chuyen76.htm)
Sinh thời, các chiến sĩ và cán bộ Cục Hàng không thường đưa Bác đi công tác trên chiếc máy bay của nhân dân Liên Xô tặng mang biển số Mi-4 VN 50D. Trong các chuyến đi gần và ít người, các chú phụ trách đã đề nghị Bác dùng trực thăng như trong các chuyến đưa Bác đến Lạng Sơn, Tân Trào, Quảng Ninh...
- Bác có ô tô. Bác về Hà Nội bằng ô tô. Chú nào đã điều máy bay lên thẳng thì chú ấy ra ngồi máy bay mà về...
Đầu năm 1969, sau khi nghe Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo tình hình rừng cây bị phá hoại, phần thì bom đạn, phần thì dân đốt phá, đẵn làm gỗ, làm củi và “cứ đà này, vài năm nữa ta sẽ hoàn thành kế hoạch... tiêu diệt rừng”. Nhân đó, Tổng cục trưởng mời Bác vào thăm rừng Cúc Phương. Tuy sức không còn khỏe, nhưng Bác vẫn vui vẻ nhận lời và nói:
- Phải đi thăm hang người Việt cổ...
Bác đề nghị bác Nguyễn Lương Bằng thu xếp cho chuyến đi. Anh em đề nghị Bác không đi ô tô nữa mà đi bằng “trực thăng”. Trước hết, Bác uốn nắn:
- Tại sao chú không gọi là “lên thẳng” mà cứ gọi là “trực thăng” ? “Trực thăng” thì hơn gì “lên thẳng”?
- Bác đi ô tô. Các chú cứ cho rằng hễ là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước đi đâu, muốn “đi” gì cũng được à? Không phải thế đâu! Để Bác khỏe lên, Bác đi ô tô đến thăm Cúc Phương. Đi máy bay lên thẳng thì thôi, chờ dịp khác. Máy bay lên thẳng để dành khi nào có đồng bào bị tai nạn, bị đau nặng ở vùng rừng núi hẻo lánh khó chạy chữa thì đưa đồng bào nhanh chóng vào bệnh viện. Sau khi mưa bão, lũ lụt cần hộ đê, cứu dân thì dùng.
Lần ấy chỉ vì không chịu đi máy bay lên thẳng mà Bác đã không đến được Cúc Phương. Mãi mãi anh chị em công nhân, cán bộ trông nom rừng Cúc Phương không đón được Bác để thực hiện một điều mong ước nhỏ.
Ngày nay, trong rừng Cúc Phương vẫn còn có cái thang của công nhân, cán bộ làm để Bác leo lên thăm hang người Việt cổ. Cái thang ấy không được in dấu chân Người. Ngày ngày, mỗi khi nhìn vào thang, mọi người càng thương nhớ Bác. Họ đặt tên cho cái thang ấy là “Cái thang thương nhớ”.
Phải bảo vệ từng cành cây
Hôm ấy, tôi có nhiệm vụ mắc đường dây điện thoại qua vườn Phủ Chủ tịch. Tôi đang trèo lên một cây ở ngay cạnh đường thì nghe có tiếng chân người. Tôi nhìn về phía đó thì thấy Bác đi tới. Tôi loay hoay định tụt xuống thì Bác đã giơ tay ra hiệu dừng lại và nhẹ nhàng hỏi:
- Cẩn thận kẻo ngã. Chú trèo cây làm gì?
- Thưa Bác, cháu mắc dây điện thoại ạ!
Trong lúc ấy, tay tôi vít chặt làm gẫy một cành cây nhỏ. Tôi giật mình nhìn Bác, lo lắng. Bác không nói gì chỉ chú ý xem từng động tác của tôi ra dây, mắc dây vào cành cây. Sau đó, Bác chỉ vào một cành cây to ở cạnh ngay chỗ tôi, nói:
- Sao chú không mắc dây vào cành kia, vừa to vừa chắc chắn hơn. Các chú mắc dây cần phải chú ý bảo vệ từng cành cây nhỏ, nếu không làm gì có cây to, cành to mà mắc dây.
Nói xong, Bác đi vào nhà làm việc. Tôi nhìn theo Bác cho đến khi Bác vào hẳn trong nhà. Nhìn vào cành cây vừa gẫy, nhìn vào đường dây đang mắc, tôi càng thấm thía hơn lời dạy của Bác.
(Theo cuốn “Hồ Chí Minh- Một huyền thoại kỳ vĩ”, NXB Lao động)
No comments:
Post a Comment