|
Khi nghiên cứu phân loại chữ Nôm, chúng ta bắt gặp những chữ thật khó quyết định nên xếp chúng vào tiểu loại nào: loại ghép Âm - Âm hay ghép Âm - Ý ? Về cấu tạo của loại chữ này, giới nghiên cứu Hán - Nôm lâu nay cũng chưa giành nhiều sự quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt nghiên cứu loại chữ vừa nói trong các từ và ngữ tiếng Việt.
1. Trong từ song tiết tiếng Việt:
Xét các ví dụ sau:
賋 帲 Rõ ràng
錃 忚 Rẻ rúng
笡 女难 Nợ nần
Trong 3 từ trên, các chữ rõ, rẻ, nợ là những chữ Nôm có cấu tạo Âm - Ý, các chữ còn lại: ràng, rúng, và nần nên phân tích chúng như thế nào ?
Chữ Nôm 帲 ràng gồm 床 sàng biểu thị âm đọc và 火 hỏa là bộ phận biểu thị ý nghĩa (ngày ngay, chữ ràng được dùng láy lại; ràng ràng hay rành rành vẫn còn mang nghĩa sáng sủa, rõ nét, ký tự biểu thị nghĩa này được do ảnh hưởng của bộ phận mang nghĩa chính - chữ rõ trong rõ ràng. Phép lặp lại ký tự biểu nghĩa như trên được dùng rất nhiều trong từ ghép đôi tiếng Việt
Chữ Nôm 忚 rúng gồm có 用 dụng biểu thị âm đọc và 礼 Lễ . Chữ lễ này nên coi là bộ phận biểu âm hay biểu nghĩa ?
- Trong chữ Nôm có thể dùng thanh mẫu l (Hán) để ghi thanh mẫu d (Việt) và Lễ lúc này có thể hiểu là bộ phận biểu thị âm thanh trong chữ rúng. Nếu quả vậy, thì chữ Nôm rúng sẽ có cấu tạo theo phương thức ghép Âm - Âm.
- Ngược lại, nếu coi 礼 Lễ là bộ phận biểu nghĩa, có nghĩa rúng là một yếu tố có nghĩa. Như vậy, rẻ rúng là một từ ghép hợp nghĩa trong đó rúng có nghĩa gần tương đương như rẻ, có điều rúng ngày nay đã bị mờ nghĩa nên chúng ta không nhận thấy được, giống như trường hợp xe cộ, tre pheo.
Cộ và pheo tuy ngày nay đã bị mờ nghĩa. Nhưng, cứ liệu chữ Nôm đã chứng minh nó vẫn còn mang bộ thủ chỉ nghĩa rất rõ. Điều này không giống như trường hợp chữ rúng: Chữ Lễ không có nghĩa nào cho thấy một phạm trù nhỏ, ít... của chữ Rẻ rúng. Trường hợp chữ 女难 nần cũng là cứ liệu bổ sung cho trường hợp lưỡng khả này.
Ta có thể xem rúng được cấu tạo bởi rẻ viết tắt + chữ dụng và chữ Nôm nần được cấu tạo bởi chữ nợ viết tắt + chữ nan hay không ? Chúng tôi sẽ không có ý định làm phức tạp thêm những chữ Nôm vốn rất phức tạp này.
1.a. Vậy chữ Hán 礼 Lễ trong chữ rúng và 女 nữ trong chữ nần nên hiểu như thế nào cho đúng ?
- Hai chữ rúng và nần không nên xếp vào dạng chữ Nôm có cấu tạo ghép Âm - Âm. Dạng ghép Âm - Âm là cách ghi phản ánh sự tồn tại của tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ, nó có số lượng rất ít và thường dùng để ghi những từ Việt cổ.
- Trong từ ghép đôi tiếng Việt, hiện tượng lặp lại ký tự biểu nghĩa khá phổ biến. Có lẽ áp lực hệ thống này đã đẩy hai chữ rúng và nần vào tiểu loại có cấu tạo ghép Âm - Ý, trong đó bộ phận biểu nghĩa là chữ Hán 礼 lễ và 女 nữ.
1.b. Chấp nhận 礼 Lễ và 女 nữ là bộ phận biểu nghĩa trong chữ Nôm rúng và nần ta cũng thấy:
- Các chữ Hán lễ trong chữ rúng, nữ trong chữ nần và hỏa trong chữ rạng đều là những bộ phận biểu nghĩa mang tính chất nhất thời, nó chỉ biểu nghĩa cho chữ đó khi nằm trong từ đó, trong văn cảnh đó, chúng tôi tạm gọi đó là loại bộ thủ Hán mang nghĩa lâm thời.
Bộ hỏa đã góp phần ít nhiều vào việch tạo chữ cho chữ Nôm rạng. Trái lại, chữ Hán lễ và nữ gần như chỉ là những bộ phận biểu nghĩa hình thức. Bởi vậy khi nghiên cứu loại chữ Nôm có bộ phận biểu nghĩa lâm thời này, ta có thể phân biệt hai tiểu loại nhỏ sau:
1b.1. Lấy bộ phận biểu nghĩa của chữ trước để biểu nghĩa cho chữ sau: Nghĩa là chữ sau có mối quan hệ về ngữ nghĩa với chữ trước.
Ví dụ:
剗 梻 Lo lắng
裵 石尼 Nặng nề
賋 帲 Rõ ràng
1.b.2. Lấy bộ phận biểu âm của chữ trước để biểu nghĩa cho chữ sau. Như vậy, bộ phận biểu nghĩa của chữ sau mang tính chất biểu nghĩa hình thức.
Ví dụ:
絉 礻 雷 Lẻ loi
錃 忚 Rẻ rúng
笡 女难 Nợ nần
1.c. Tại sao lại dùng 礼 lễ để biểu nghĩa cho rúng và 女 nữ để biểu nghĩa cho nần?
Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin trích lời giới thiệu của U.M.DOXKOHOB - nhà ngôn ngữ học Liên xô cũ(2).
"Trong khi vay mượn văn tự con ngưòi thường không thể hiện sáng kiến sáng tạo của mình, anh ta bắt đầu ghi từ của tiếng mẹ đẻ tuân thủ theo các quy luật của văn tự vay mượn và chỉ trong một thời gian dài, theo một quá trình tiến hoá từ từ nhất, văn tự đó mới dần dần thỏa mãn những cái mà ngôn ngữ mới cần. Quá trình thích ứng như thế thường diễn ra không mang tính sáng tạo mà nặng nề máy móc và vô thức"(*).
Quả thật, việc tạo ra các chữ rúng và nần như trên hoàn toàn không mang tính sáng tạo mà thật sự máy móc và vô thức. Người tạo chữ đã tuân theo các quy luật tạo chữ Hán - phép hình thanh để tạo ra các chữ rúng trong rẻ rúng, nần trong nợ nần bằng phương pháp ghép Âm - Ý. Các chữ đó đã nhập vào một với hệ thống các chữ lắng trong lo lắng, nề trong nặng nề và ràng trong rõ ràng.
Chúng tôi cũng cần nhấn mạnh thêm rằng ở chữ Nôm không phải tất cả các trường hợp tạo chữ để không mang tính sáng tạo. Rất nhiều chữ đã thể hiện óc sáng tạo, sự tinh thông Hán văn để tạo ra những chữ của riêng Việt nam. Nhưng riêng đối với trường hợp rúng và nần - trường hợp lấy bộ phận biểu âm của chữ thứ nhất để biểu thị ý nghĩa cho chữ thứ hai thì lời nhận xét của U.M. DOXKOHOB là có cơ sở.
2. Trong một ngữ đoạn, một câu hoàn chỉnh.
Trước đây, trong bài Bộ phận chỉ nghĩa giả trong chữ Nôm(3) PTS. Nguyễn Tá Nhí đã nghiên cứu hiện tượng biểu nghĩa này trong cấu tạo từ ghép đôi Tiếng Việt. Chúng tôi muốn vượt ra khỏi biên giới của một từ, tìm hiểu hiện tượng biểu nghĩa đặc biệt này trong một ngữ đoạn, thậm chí trong một câu hoàn chỉnh. Chúng tôi xin được gọi các ký tự biểu nghĩa này là các ký tự biểu nghĩa lâm thời vì cho rằng ký tự đó đã tạo nên các chữ Nôm Âm - Ý, song ký tự biểu nghĩa trong chữ Nôm Âm - Ý này lại chỉ có giá trị trong ngữ đó, trong câu văn đó, ra ngoài văn cảnh đó chưa chắc đã có nghĩa như vậy.
2.a. Ảnh hưởng từ bộ thủ biểu nghĩa trong chữ Nôm đi trước:
2a.1. Trong chữ Nôm 土吝 rắn với nghĩa cứng, chắc, ta có chữ 吝 lận là bộ phận biểu âm. Lẽ ra bộ phận biểu nghĩa phải là một chữ có nghĩa rắn chắc, ví dụ như chữ cương chẳng hạn. Nhưng ở đây lại dùng bộ 土 thổ làm bộ phận biểu nghĩa. Sở dĩ có bộ phận biểu nghĩa này là do ngữ cảnh quy định mà lặp lại bộ thổ biểu nghĩa trong chữ Nôm 坦 đất đứng đằng trước. Ta có đất rắn cùng có cấu tạo Âm - Ý, trong đó cả hai cùng có bộ phận biểu nghĩa là bộ thổ. Ví dụ:
Đất rắn ( 坦 土吝 ) nặn chẳng nên nồi (9.52a) (**)
2.a.2. Chữ Nôm ắớ đựng gồm có chữ đăng biểu thị âm đọc và bộ mộc biểu thị nghĩa. Bộ mộc vốn là bộ phận biểu nghĩa trong chữ Nôm 木開 cơi đứng trước. Và khi đặt ra chữ đựng, ông cha ta đã áp dụng phương pháp cấu tạo chữ Hán - phép hình thanh để đặt ra 蟩 bằng cách lấy bộ thủ biểu nghĩa trong chữ Nôm đứng trước. Bộ mộc trong chữ Nôm đựng có tác dụng khu biệt nghĩa.
Ví dụ: Đàn bà sâu sắc như cơi đựng (木開 蟩) trầu (9.38a).
2.a.3. Để chỉ một đặc điểm của động vật có vú giống cái đang nuôi con nhỏ, ta có từ sề (từ ghép sồ sề), từ này chẳng gợi cho ta một nét đẹp nào cả. Vậy thì, ta có thể dùng bộ phận biểu nghĩa là chữ 疾 tật để chỉ một tật xấu hay dùng bộ nữ 女 chỉ giống cái để hướng cho ta đến đối tượng nhanh hơn. Song câu văn dưới lại dùng bộ vật 犭, bộ vật là bộ phận biểu nghĩa của chữ 妌 lợn đi trước. Có lẽ cứ liệu này đã nói rõ xuất phát điểm của từ sề là dùng để nói đến giống lợn cái, khi chúng đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Ví dụ:
Chẳng nề chó ghẻ chẳng toan lợn sề (妌 犭仕 ) (7.111a).
2.a.4. Từ cằn có nghĩa: chỉ đất trồng trọt không có hoặc hết mất chất mầu mỡ, cũng có khi để chỉ cây cối thiếu chất dinh dưỡng không đủ sức lớn, sức phát triển. Trong ví dụ sau, chữ cằn được viết 蠞 : Người khi xuân cỗi liễu khi thu cằn (8.13a).
Từ cằn gồm có chữ Hán cần biểu thị âm đọc và bộ mộc biểu nghĩa. Dùng bộ mộc ở đây do ảnh hưởng ngữ cảnh, đồng thời cũng là lặp lại bộ mộc trong chứ cỗi đi trước. Rõ ràng bộ mộc ở đây có tác dụng phân biệt nghĩa là cây cằn chứ không phải đất cằn.
2.a.5. Cũng vậy, chữ Nôm rình 裎 gồm có chữ Hán 呈 trình biểu âm và bộ thị 礻 biểu nghĩa. Bộ thị ở đây được dùng lặp lại của bộ thị trong chữ Nôm dòm phía trước.
"Rày dòm nhà Bắc nay rình 裎 nhà Nam (7.117b)
Vì như ta đã biết, rình còn có thể dùng 擪. Ví dụ: rình mò
2a.6. Đã, sẽ, đang là nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt. Như ta biết, phó từ là từ loại không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa ngữ pháp nào đấy. Bởi vậy, cũng khó có thể dùng một bộ thủ Hán nào để biểu nghĩa cho nó. Ấy vậy mà chữ Nôm 冺 sẽ lại được cấu tạo theo phương pháp ghép Âm - Ý. Bộ khẩu ở đây chỉ mang tính chất là bộ thủ biểu nghĩa hình thức(***).
Hương rằng: Dạy sẽ (凧 冺) nhường hay (8.12b).
2.a.7. Ổi là một loài cây có quả ăn được, ta có thể dùng ơẩ ôi biểu âm, kết hợp với bộ mộc biểu thị giống loài thực vật. Nhưng trong Quốc âm thi tập, tác giả lại dùng bộ nữ 女 thay cho việc dùng bộ mộc.
世 事 得 奴 女畏 節 斎
Thế sự người no ổi tiết bẩy.
Đây là hiện tượng dùng lặp lại bộ nữ 女 trong chữ Nôm no (Hán đọc nô) đứng trước. Có điều sự lặp lại ký tự biểu nghĩa này không giống với các ví dụ đã trình bày ở trên. Ta có thể thấy rõ điều này qua so sánh sau:
妌 犭仕 lợn sề.
- Chữ thứ nhất - chữ Nôm 妌 lợn có cấu tạo Âm - Ý.
- Chữ thứ hai - Chữ Nôm 犭仕 sề lấy bộ thủ biểu nghĩa vốn có nghĩa chân thực trong chữ thứ nhất. Từ đây sẽ dẫn đến kết quả chữ thứ hai mang tính chất hạn định ngữ nghĩa cho chữ thứ nhất: là lợn sề chứ không phải là con vật khác.
奴 女畏 no ổi .
Chữ thứ nhất - Chữ Nôm 奴 no, là chữ Nôm mượn nguyên hình chữ Hán nhưng không mượn âm và nghĩa. Chữ thứ hai lấy bộ 女 nữ trong chữ thứ nhất để biểu nghĩa. Như vậy bộ nữ ở chữ thứ hai không có nghĩa gì trong chữ Nôm ổi cả, nó chỉ là bộ thủ biểu nghĩa hình thức. Loại này cũng giống như từ ghép đôi 腰月結 yêu ghét. Đến đây ta có thể phân loại chữ Nôm có bộ phận biểu nghĩa lâm thời như sau:
|
No comments:
Post a Comment