Tuesday, 23 June 2020

Sĩ tử là ai?




Brian Wu chê bản dịch Về tinh thần hiếu học của người Việt qua tác phẩm của ông Baron
Nguyên tác Anh ngữ:
The Tonqueenese have a great inclination for learning, because it is the only step to acquire dignity and preferments, which encourageth them to a studious and diligent application to learning; which is often attended with good or ill success, as in other countries, according to their several talents, and as they are indued with vivacity, spirit, and more-especially as they are furnish' d with a good or bad memory; which is the chief requisite for mastering that sort of learning which is in repute in this country, which consists mostly of hieroglyphick characters, whereof they have as many as words or things, requires a very retentive memory. Hence it is, that some scholars are fit to take degrees upon them after twelve or fifteen years study, others in twenty-five or thirty, many not in their life-time. They may, as soon as they think themselves able or capable, adventure their trial, without either obligation to continue longer a scholar, or limitation of years: Nor have they any publick schools, but every one chuses such a preceptor for his children as he fancies, at his own cost.

Dịch thuật Hoàng Anh Tuấn:

Người Đàng Ngoài rất hiếu học vì đây là con đường để đạt được quyền lực và vinh hiển. Đây là động lực khiến người Đàng Ngoài miệt mài và chăm chỉ học hành. Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, sĩ tử đỗ đạt hay thất bại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhất là liệu họ có trí nhớ tốt hay không bởi nghiệp học ở đây và thứ chữ tượng hình rất cần có trí nhớ tốt. Do vậy nên có người đỗ đạt sau mười hai hay mười lăm năm sôi kinh nấu sử; nhưng cũng có kẻ hai lăm hoặc ba lăm năm đèn sách mà vẫn lận đận, thậm chí có người chẳng thể đỗ đạt dù tiêu tốt cả đời mình vào nghiệp học hành. Khi người học cảm thấy tự tin về khối kiến thức của mình họ sẽ đăng ký dự thi. Ở Đàng Ngoài người học không bị buộc phải học cũng như không hạn chế tuổi tác với người đi thi. Họ cũng không có các trường công để dạy học. Các bậc phụ huynh tự chọn cho con mình một người thầy mà họ nghĩ là tốt, và tự trả công dạy dỗ cho thầy.

Dịch thuật Brian Wu:

Người Đàng Ngoài có một thiên hướng thật mãnh liệt (dành cho việc) học tập, bởi vì học tập là bước (đường) duy nhất để đạt được tước vị và thăng cấp (trong xã hội Đàng Ngoài), (và những quyền lợi này) đã khuyến khích người Đàng Ngoài học tập một cách chăm chỉ và chuyên cần; và thường kèm theo cách học này là sự thành công hay thất bại, (và sự thành công hay thất bại này), cũng như tại các quốc gia khác, là tùy thuộc vào tài năng của họ, cũng như là phụ thuộc vào tánh hoạt bát, lòng nhiệt tình, và đặc biệt hơn, là họ có được trí nhớ tốt hay là không; (và trí nhớ tốt) là điều kiện tiên yếu để mà có thể nắm vững việc học hành tại quốc gia này, vì việc học tập này bao gồm phần lớn là các ký tự tượng hình, mà trong đó có rất nhiều từ hoặc điều (dạy), (chúng) rất cần đến một trí nhớ thật tốt. Do vậy mà, nhiều sĩ tử (scholars) có thể đỗ đạt sau 10 hay 12 năm học tập, các sĩ tử khác thì từ 25 đến 30 (năm), nhiều kẻ cả đời cũng không bao giờ đỗ đạt. Người Đàng Ngoài có thể phiêu lưu thử thách (việc thi cử), ngay sau khi họ nghĩ rằng họ đã có thể hoặc có khả năng (để dự thi) mà không cần phải tiếp tục học thêm hoặc bị giới hạn về năm tháng [bao nhiêu lần có thể dự thi]: Họ cũng chả có trường công nào (để đào tạo), mà ai nấy (sẽ) tự chọn một người thầy cho con cái của mình tùy theo ý thích của phụ huynh, và (các phụ huynh) tự trả chi phí (cho người thầy mà họ chọn).



tửngười đi thi trong đời khoa cử. (Đào Duy Anh, 2005:673)

Lê Văn Đức et al. (1970b:1291) giảng là cử tử, thí sinh, tiếng gọi học trò đi thi hồi xưa.


Scholar trong văn bản gốc nghĩa là người đi học, không có nghĩa là người đi thi.
Không hiểu sao cả hai dịch giả đều dịch scholar thành sĩ tử.


Có người Việt nào hiểu phiêu lưu thử thách (việc thi cử) là gì không? Ông Tuấn dịch đăng ký dự thi có gì sai mà phải sửa? Học đến lúc thấy đủ sức thì ứng thí / đi thi / dự thi. Có học, có thi, chưa chắc có đỗ nên ông Tây dùng từ adventure với hàm ý là kết cục không có gì chắc chắn. Nếu từ thi của tiếng Việt vẫn chưa đủ bộc lộ cái hàm ý đó thì cũng không nên phang thêm phiêu lưu vào. Không phù hợp.

No comments:

Post a Comment