Sunday 14 July 2019

Hội cắt tóc dê là gì ?


Đó là lễ quốc khánh Pháp. Người Việt xưa còn gọi lễ này bằng các từ mượn âm Pháp sau:
cách to du dếch quatorze juillet.[i]
cách tót duy dê quatorze juillet.[ii]
cách tót ruy dê quatorze juillet.[iii]
cát to dui dê quatorze juillet.[iv]
cát tó quatorze.[v]
cát tó duy dê quatorze juillet.[vi]
cát tó giuy ê quatorze juillet.[vii]
cát tót quatorze. Lễ ~ mà gặp phép đờ pe Le Quatorze Juillet célébré en même temps que la Fête de Paix.[viii]
cắt tóc dê quatorze juillet.[ix]


[i] NQT (1992:109)
[ii] * Ngoài ra còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ « Cách-tót-duy-dê », phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Trừ ngày Tết Việt-Nam có tính cách nghi-lễ gia đình nhiều hơn, người ta có thể nói rằng « lễ Cách-tót-duy-dê » là một ngày đại hội toàn quốc tưng bừng náo nhiệt nhất trong năm, dưới thời đô hộ Pháp ở xứ ta. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Ngoài ra, còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ "Cách-tót-duy-dê", phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (2006:196)
[iii] Xin nhớ rằng lễ Quốc Khánh chính thức ở toàn cõi Ðông Dương dưới quyền đô hộ của Pháp là "Lễ Chánh Trung" 14 tháng 7 dương lịch mà thường dân vẫn gọi là lễ "Cách tót ruy dê". Nguyễn Vỹ (2006:406)
[iv] VHS (1999:410)
[v] * Được hai ngày nghỉ hội « cát-tó »,
Một đoàn quan phán làm cùng tòa :
Dăm bảy ông trẻ, vài ông già
Kéo ra Sầm-sơn để hóng gió. Phong Hóa Tuần Báo số 109 (1934:6, Tú Mỡ)
* Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu biđông nước ừng ực, cái mũ sắt kiểu tây năm cát tó ngửa về đằng sau. Nguyn Đình Thi (2005x:214)
* Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
NQT (1992:117)
[vi] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
[vii] * Sáng hôm sau, Huỳnh Thúc Kháng đến quan sát tang chứng cuộc sửa soạn bạo động ngày diễn binh cát-tó giuy-ê 14-07. Nam Dao (2007-1:237)
[viii] * Năm đít-nớp-xăng-đít nớp lễ cát-tót mà gặp phép đờ-be. Nam Phong Tạp Chí số 25 (1919:86, Tôn-Thất-Chử, Phạm Huân sao lục)
* Rồi thì mỗi năm ngày hội Cát-tót có giấy mời đi xem Điểm-binh có ghế riêng trên rạp ngồi vắt vẻo chứ chẳng bị chen ngã siêu ngã vẹo hay đội xếp vụt tối tăm mặt mũi như bọn thường dân. Phong Hóa Tuần Báo số 22 (1932:11, H Thiện Căn)
* Năm đít-nớp-xăng-đít nớp
Lcát-tótgặp phép đờ pe. Lãng Nhân (1963:59)
[ix] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)

Tuesday 9 July 2019

Lấy tắc xi hay đón tắc xi?


Sách báo trong nước phân biệt lấy tắc xi với đón tắc xi. Lấy tắc xi là thường là trộm tắc xi, và có khi nghĩa là dùng / sử dụng, tức là tự mình lái chiếc xe ấy, như ta vẫn nói: Đừng đi bộ, lấy xe đạp đi cho nhanh. Khi cần sử dụng dịch vụ tắc xi, người ta đón / gọi / ngoắc / bắt / kêu tắc xi.
Ở nước ngoài lấy tắc xi có thể được hiểu như đón tắc xi. Người ở Pháp thì chịu ảnh hưởng của cách nói prendre un taxi và từ điển Pháp Việt thường ghi nghĩa đầu tiên của prendrelấy. Tiếng Anh thì có to catch / to get  / to take a taxi, dịch là lấy tắc xi rất tiện. Một vị giáo sư tiến sĩ Việt học nọ ở Úc đường hoàng viết:
Trước đó hai ngày, tôi cũng rời nhà lấy taxi đến phi trường Melbourne vào lúc 9 giờ sáng
Dịch từng từ một ra tiếng Anh theo kiểu người bắt đầu học tiếng Anh hay tiếng Việt vẫn làm rồi dịch ngược trở lại tiếng Việt vẫn theo kiểu ấy thì người trong nước hiểu là giáo sư đón tắc xi chứ không trộm xe cũng không tự lái xe. Với người sử dụng tiếng Việt ở Úc, không ai cảm thấy cách nói ấy là chướng. Gần như ai cũng nói thế. Quen miệng, quen tai mất rồi.

Monday 3 June 2019

Kỳ tích lão ngư bắn tan xác máy bay siêu thanh bằng…phát súng trường (Tuyết Lan & Đào Bình - Báo Pháp Luật Việt Nam)


Ông Phạm Hữu Hân cho biết, bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến treo trong gian nhà là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.

[links()] Trong gian nhà lộng gió nơi vùng biển Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), thứ duy nhất gợi nhớ một thời oanh liệt của chủ nhân chính là bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến. Ông Phạm Hữu Hân cho biết đây là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.
Người hùng Phạm Hữu Hân
Người hùng Phạm Hữu Hân
Cả làng mổ trâu mừng chiến công
Trong cuốn sách “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quỳnh Lưu” (NXB Quân đội nhân dân) có ghi: “Ngày 27/12/1967, lực lượng dân quân xã Quỳnh Nghĩa trực chiến tại mỏm Đầu Rồng bằng 3 viên đạn súng trường quật tan xác một máy bay F4H, máy bay rơi cách trận địa khoảng 300 mét” (T197).
Tuy nhiên, ông Phạm Hữu Hân, người trực tiếp bắn rơi máy bay hôm đó đến nay vẫn khẳng định mình chỉ hạ máy bay bằng duy nhất một viên đạn.
Ở tuổi 87, ông Hân vẫn còn tráng kiện lạ thường. Gương mặt ông rạng ngời khi nhắc đến những ngày đi dân quân chống Mỹ. Đó là chiều ngày 27/12/1967, như thường lệ ông có mặt trong tổ dân quân du kích gồm 3 người trực chiến tại mỏm Đầu Rồng làm nhiệm vụ cảnh giới máy bay bằng mắt thường.
Bỗng tiếng gầm rú của máy bay từ xa bay đến mỗi lúc một gần, rồi cứ thế chúng lượn đi vòng lại như khiêu khích. Một chiếc máy bay lao vụt qua, lại tiếp một chiếc nữa lượn xuống sát sàn sạt mỏm Đầu Rồng. Gió rít ghê rợn, cây cối ngả nghiêng cả.
Lão ngư kể lại: “Khi ấy tôi nắm chặt cây súng, mắt không chớp theo dõi chiếc máy bay lượn qua lượn lại, chộ (nhìn) rõ cả tên phi công. Vừa lúc nghe tiếng người đội trưởng hô “Bắn”, tôi ngắm thẳng trên đầu máy bay rồi bóp cò.
Chiếc máy bay trúng đạn bốc khói, lảo đảo ít giây như thằng say rượu rồi lao thẳng xuống biển cách hầm bắn chừng 300m. Tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc viên đạn từ nòng súng của mình bay ra nhắm trúng đích, rồi chiếc máy bay lao xuống, mọi người nhảy cẫng lên hò reo”.
Cuộc tìm xác máy bay diễn ra rất nhanh. Đều là ngư dân sống trên sóng nước, chỉ cần nhìn váng dầu nổi trên mặt biển là đội dân quân đã xác định chính xác vị trí máy bay rơi. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, các thợ lặn là ngư dân chuyên nghiệp xã nhà đã vớt được xác máy bay gồm những mảnh vỡ nát.
Sáng hôm sau ông Hân được đại diện tổ dân quân mang những mảnh vỡ máy bay về trụ sở UBND xã để đơn vị chức năng của Quân chủng Phòng không – Không quân lấy làm bằng chứng.
Sự góp mặt của những cao niên trong xóm đến chơi khiến câu chuyện của người dân quân năm xưa thêm phần sôi nổi. Tất cả các bậc cao niên đều nhắc đến ngày ăn mừng sự kiện ông Hân bắn hạ máy bay địch bằng một phát súng trường.
Ông Hân cười: “Xã năm đó đã cho mổ một con trâu của Hợp tác xã để ăn mừng thắng lợi. Cả làng vui như có hội, ai cũng phấn khởi vui vẻ”.
Tiệc mừng được tổ chức hai ngày một đêm, thanh niên nhảy múa hát ca, người già uống rượu đọc thơ để mừng chiến công của người ngư dân anh hùng. Trên đất biển Quỳnh Nghĩa, chưa có bữa tiệc liên hoan nào “hoành tráng” như tiệc mừng chiến công bắn hạ máy bay ngày đó.
Ba người trong tổ dân quân của ông Hân còn được thưởng, mỗi người được nhận một bộ quần áo, một chiếc chăn dù vì đã lập được chiến công hiển hách.
Theo ông Hân, sau này ông mới nghe người ta nói chuyện về chiếc máy bay ông bắn hạ là loại F4H được mệnh danh là “bóng ma trên bầu trời” với vận tốc siêu âm, hỏa lực mạnh và hiện đại bậc nhất trong không lực Mỹ.
Ông khẳng định: “Tôi mới chỉ bắn duy nhất một viên đạn. Loại súng tôi sử dụng là súng trường K44, chỉ bắn tỉa từng phát một, lên đạn bằng khóa nòng thủ công. Khi bắn xong một phát, muốn bắn tiếp phải giật khóa lên đạn lại”. Ông chưa kịp lắp viên đạn thứ hai thì chiếc máy bay vừa trúng đạn đã đâm đầu xuống biển.
“Tình huống bất ngờ quá, viên phi công không cả kịp nhảy dù. Mọi người vẫn nói nếu thoát chết chắc hắn ngủ mơ cũng không thể tin chiếc chiến đấu cơ siêu hạng lại bị bắn rơi bởi một viên đạn từ khẩu súng trường cổ lỗ sĩ của những ngư dân quen đánh cá hơn đánh trận”, lão ngư cười.
Nhận định về nguyên nhân khiến “siêu phi cơ” tan xác chỉ vì dính một viên đạn súng trường, có người cho rằng ông Hân đã bắn phải “chỗ hiểm” của máy bay như thùng dầu, thùng dầu phụ hoặc một “huyệt” nào đó; lại thêm ở cự li cực gần nên máy bay mới rơi tại chỗ như vậy.
Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
Kỳ tích bị lãng quên
Là người đã lập kỳ tích khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, nhưng lạ là nhắc đến chiến công của ông, nhiều người trẻ trong làng nói chưa từng nghe. Ngoài một vài cụ cao niên nay đều đã gần 90 tuổi, hầu như mọi người đều lắc đầu không biết người từng bắn rơi máy bay bằng một phát súng trường nay ở đâu.
Theo lời giải thích của lớp trẻ, những nhân vật có “công trạng” thường được nhắc tới trong các dịp kỷ niệm hoặc các sự kiện gặp mặt, nói chuyện, nhưng không thấy ông Hân xuất hiện bao giờ. Kỳ tích của ông vì thế không được nhắc tới thường xuyên, rồi dần dần bị lãng quên.
Ông Hân là người duy nhất trong tổ dân quân anh hùng năm xưa còn sống sót. Mỏm Đầu Rồng vẫn còn đó, một ngọn núi vươn mình ra biển có dáng oai hùng như hình đầu rồng, ngay dưới chân là bãi tắm Quỳnh Nghĩa long lanh cát mịn.
Trận địa cũ không còn nữa, hầm trực chiến nay không còn dấu vết. Những lần tha thiết trở lại kỷ niệm xưa, ông Hân lại băng băng leo lên đỉnh núi, nhưng lần nào ông cũng thất thần vì sự quạnh vắng lạc lõng của địa danh lịch sử ngay sát bên cạnh những trung tâm thương mại, bãi tắm ngày một náo nhiệt.
Ông Hân không buồn vì thành tích không được nhớ đến. Ngoài chuyện bắn rơi máy bay, ông kể nhiều về những năm tháng cùng anh em dân quân trực chiến trên biển. Ngày ấy khi những máy bay bị pháo của bộ đội bắn hạ, lính Mỹ thường nhảy dù xuống biển thoát thân. Ông Hân cùng anh em nhận nhiệm vụ “đón lõng” những giặc lái này để bắt sống. Đó thực sự là công việc của những chiến sỹ cảm tử trên mặt biển.
Trên đầu máy bay giặc lượn rát rạt hòng cứu người của chúng, nhiều chiếc thuyền ngư dân trúng bom bị phá nát, anh em ngư dân hy sinh rất nhiều. So với sự hy sinh của những anh em ngày đó, ông Hân cho rằng mình còn sống và lập chiến công đã là một sự may mắn lớn.
Nhắc chuyện xưa rồi chuyện nay, người ngư dân anh hùng để lộ tâm sự về một nỗi ân hận khiến ông canh cánh buồn phiền trong suốt cuộc đời. Người làng Quỳnh Nghĩa vừa tham gia dân quân vừa lao động sản xuất. Những ngày yên bình buông tay súng, ông Hân lại cùng người làng giong thuyền thả lưới.
Trong một lần đi lưới trúng đậm, mỗi hộ dân trong đoàn thuyền hôm ấy khi chia cá đều lấy thêm vài kg về cho gia đình. Nhưng chính từ việc này, ông đã bị quy kết là tham ô, bị kiểm điểm. Sự việc xảy ra sau khi ông lập thành tích bắn rơi máy bay Mỹ được một thời gian, đang làm hồ sơ để xét cấp Huân chương. Vụ “tham ô mấy kg cá” của ông Hân ngày đấy không khác gì “xì – căng - đan”, ông bị kỷ luật, không được xét cấp Huân chương.
Cả quãng đời sau này ông Hân chỉ lặng lẽ đi biển, kiếm cá về nuôi vợ con. Vợ mất cách đây sáu năm, ông hiện sống cùng người cháu trong ngôi nhà giữa làng biển Quỳnh Nghĩa.
F - 4H (Con ma) là một loại máy bay tiêm kích - ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Loại máy bay này đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến. F – 4H cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và \đến năm 2001 vẫn còn hơn một ngàn chiếc đang được sử dụng ở 11 nước trên thế giới.
Tuyết Lan – Đào Bình
(http://baophapluat.vn/dan-sinh/ky-tich-lao-ngu-ban-tan-xac-may-bay-sieu-thanh-bangphat-sung-truong-140094.html)

Sunday 2 June 2019

NGHỊ QUYẾT SỐ 84 NQ/TVQH NGÀY 12-5-1977 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN VIỆC ĐỔI TÊN VIỆT NAM THÔNG TẤN XÃ THÀNH THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ



NGHỊ QUYẾT SỐ 84 NQ/TVQH NGÀY 12-5-1977 CỦA
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN VIỆC ĐỔI TÊN
VIỆT NAM THÔNG TẤN XÃ THÀNH THÔNG TẤN XÃ
VIỆT NAM TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chủ tịch
TRƯỜNG CHINH

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội. 
 

LỜI PHÁT BIỂU CỦA HỒ CHỦ TỊCH TẠI KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA III, NGÀY 10-4-1965



LỜI PHÁT BIỂU CỦA HỒ CHỦ TỊCH
TẠI KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA III,
NGÀY 10-4-1965

Thưa các đồng chí,
Quốc hội ta họp kỳ này trong tình hình rất khẩn trương nhưng cũng đầy phấn khởi và tin tưởng. Phong trào chống Mỹ, cứu nước đang dâng lên sôi nổi khắp nơi. Cả miền Bắc và miền Nam đều giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Hơn 10 năm qua, đế quốc Mỹ cùng bọn tay sai đã tiến hành một cuộc chiến tranh vô cùng tàn bạo, chúng đã gây ra biết bao tang tóc cho đồng bào ta ở miền Nam. Từ mấy tháng nay chúng lại điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc nước ta. Bất chấp Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và luật pháp quốc tế, chúng đã đưa hàng trăm máy bay, hàng chục tầu chiến liên tiếp đến bắn phá miền Bắc, phơi trần bộ mặt ăn cướp của chúng, giặc Mỹ đang trắng trợn xâm phạm nước ta. Chúng hòng dùng sức mạnh của vũ khí để bắt 30 triệu đồng bào ta làm nô lệ cho chúng. Nhưng chúng đã lầm to, nhất định chúng sẽ thất bại nhục nhã.
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc anh hùng. Hơn 10 năm qua, 14 triệu đồng bào miền Nam ta đã chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, chiến đấu vô cùng anh dũng. Từ hai bàn tay trắng, đồng bào miền Nam đã lấy súng giặc đánh lại giặc, đã tiến lên giành thắng lợi này đến thắng lợi khác và đang tấn công liên tục, đánh cho giặc Mỹ cướp nước và bè lũ bán nước ngày càng thất bại, ngày càng sa lầy. Càng bị thua to, chúng càng dùng những thủ đoạn tàn ác nhất, như bom napan và hơi độc để giết hại đồng bào ta ở miền Nam. Chính vì bị sa lầy ở miền Nam, mà chúng lồng lộn tấn công ra miền Bắc.
Quen thói vừa ăn cướp, vừa la làng, chính đế quốc Mỹ là kẻ xâm lược, mà chúng lại trơ tráo vu khống miền Bắc ta “xâm lược” miền Nam. Chính đế quốc Mỹ là kẻ phá hoại hòa bình, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, mà chúng còn trắng trợn tuyên bố vì mong muốn “lập lại hòa bình”, vì để “bảo vệ Hiệp định Giơnevơ” mà chúng đem quân đội Mỹ đến nước ta để bắn giết, đốt phá. Chính đế quốc Mỹ là kẻ đang tàn phá đất nước ta, giết chóc đồng bào ta, mà chúng còn giả nhân giả nghĩa, ba hoa tuyên bố sẽ giúp một tỷ đôla cho nhân dân Việt Nam ta và các nước Đông Nam Á để “phát triển kinh tế và cải thiện đời sống”.
Tổng thống Mỹ Giônxơn còn lớn tiếng đe dọa dùng sức mạnh để khuất phục nhân dân ta. Đó chỉ là ảo tưởng điên rồ. Nhân dân ta quyết không bao giờ chịu khuất phục.
Kế hoạch Taylo đã tiêu tan. Kế hoạch Mắc Namara cũng phá sản. Kế hoạch “leo thang” mà hiện nay đế quốc Mỹ đang cố thực hiện ở miền Bắc cũng nhất định sẽ thất bại. Dù Mỹ đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và cố lôi kéo thêm quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân và dân ta cũng quyết đánh thắng chúng.
Bản tuyên bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã nêu cao chí khí anh hùng ấy. Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Namđã nêu rõ quyết tâm đanh thép ấy.
Chúng ta yêu chuộng hòa bình, nhưng chúng ta không sợ chiến tranh. Chúng ta quyết đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, để bảo vệ tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.
Nhân dân cả nước ta tin tưởng vững chắc rằng: với sức đoàn kết chiến đấu, tinh thần dũng cảm và trí tuệ sáng tạo của mình, với sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta nhất định sẽ đưa cuộc kháng chiến vĩ đại này đến thắng lợi hoàn toàn.
Nhân dân ta rất biết ơn và quý trọng tình đoàn kết anh em và sự giúp đỡ chí tình của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, của nhân dân khắp năm châu đang tích cực ủng hộ ta chống đế quốc Mỹ xâm lược, kẻ thù hung ác nhất của loài người.
Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng.
Chúng ta rất hoan nghênh những thanh niên các nước tỏ lòng tình nguyện đến Việt Nam để cùng chúng ta chống giặc Mỹ.
Nhân dân Mỹ bị Chính phủ họ tuyên truyền lừa bịp và vơ vét hàng tỷ đôla để vứt vào hố chiến tranh. Hàng nghìn thanh niên con em họ đã chết và bị thương thê thảm ở chiến trường Việt Nam, cách xa nước Mỹ hàng muôn dặm. Ngày nay nhiều đoàn thể và nhân sĩ Mỹ đang đòi Chính phủ họ chấm dứt ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa và rút ngay quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhân dân ta kiên quyết đánh đuổi đế quốc Mỹ, kẻ thù không đội trời chung. Nhưng chúng ta luôn luôn tỏ tình hữu nghị với nhân dân tiến bộ Mỹ.
Một lần nữa, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố lập trường của mình trước sau như một là:
Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta. Đế quốc Mỹ phải tôn trọng Hiệp định Giơnevơ, phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, phải chấm dứt ngay những cuộc tấn công vào miền Bắc. Đó là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam, để thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1954, để bảo vệ hòa bình của các nước ở Đông Dương và Đông Nam Á. Không có giải pháp nào khác. Đó là câu trả lời của nhân dân và Chính phủ ta cho đế quốc Mỹ.
Các đồng chí,
Nhân dân ta đang sống trong một thời kỳ lịch sử vô cùng oanh liệt. Nước ta có vinh dự lớn là một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa và của các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình trên thế giới.
Trên mặt trận chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nghĩa vụ của dân tộc ta rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang.
Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền Nam, đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng đang tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
Quân và dân ta ở miền Bắc vừa hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vừa hết lòng ủng hộ miền Nam.
Tôi đề nghị Quốc hội ta nhiệt liệt ủng hộ bản tuyên bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam! Nhiệt liệt hoan hô đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng! Nhiệt liệt khen ngợi quân và dân ta ở miền Bắc đang hăng hái thi đua sản xuất và đánh giặc lập công!
Tôi kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta:
Hãy luôn luôn nâng cao chí khí anh hùng cách mạng, tinh thần cảnh giác và chiến đấu!
Hãy đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai”, kiên quyết vượt mọi khó khăn, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam !
Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược !
Vì tương lai của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, đồng bào và chiến sĩ cả nước anh dũng tiến lên!


Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002, xuất bản lần thứ hai, t.11, tr.431-435.