Saturday, 26 November 2011

Dương mai hay giang mai?

Sách báo hiện nay đều dùng từ giang mai để gọi chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục do thủ phạm là con vi trùng trê-pô-nem (Treponema pallidum).
Các từ điển cũ không có giang mai., chỉ có dương mai và định nghĩa là bệnh tim la (Huình Tịnh Của, 1868a:253);  Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162; Lê Văn Đức, 1970a:392; Đào Duy Anh, 2005:212).

Hai là khuếch-trương nghề mãi-dâm, các nơi thành-trấn chỗ nào đông người đều cho mở nhà điếm người Nhật, người Triều-tiên, không có hạn-chế gì cả, đều được miễn thuế doanh-nghiệp để tỏ ý khuyến-khích, làm cho lan mãi nọc độc dương-mai ra. (Nam Phong Tạp Chí số 207, 1934:212)

Tiếng Trung Quốc là 梅毒 (âm Hán Việt: mai độc) nhưng dân gian hay gọi là 楊梅瘡. (âm Hán Việt: dương mai sang). Sang nghĩa là bệnh nhọt. Cây dương mai là một giống cây nhỡ, quả có hình dáng và màu sắc giống quả dâu; tiếng Pháp gọi là arbousier hay arbre à fraises. Tên bệnh như thế là do người bệnh phát nhọt màu đỏ trông như quả dương mai (梅毒所發之瘡,, 色紅, 似楊梅 mai độc sở phát chi sang, sắc hồng, tự dương mai).
Do trong tiếng Việt sự chuyển đổi ương-ang khá phổ biến (đương / đang, lên đường / lên đàng, an khương / an khang, cương thường / cang thường...), dương mai cũng có thể được nói là dang mai (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162). Nói thì như thế nhưng viết lại là giang mai. Đến đây thì tên gọi mất đi sự liên hệ với ý nghĩa ban đầu.
Các từ điển hiện nay đều xem dương mai là từ cũ, giang mai mới là từ chính thức được lưu hành. Dương mai được quy về giang mai và chỉ giang mai mới có định nghĩa (Nguyễn Như Ý, 1999:564), Nguyễn Kim Thản, 2005:490; Hoàng Phê, 2006:272).

Friday, 25 November 2011

Dông tố hay giông tố?

Các từ điển xưa chỉ có dông với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huình Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377). Một số từ điển hiện nay cũng coi dông là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548). Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả dônggiông, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403). Trên thực tế tần số của giông tố đè bẹp khả năng xuất hiện của dông tố. Cỗ máy tìm kiểm Google cũng khuyến cáo người dùng nên tìm kiếm giông tố thay vì dông tố.

Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu ngoi lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là Giông tố vào năm 1937. Tác phẩm như Giông tố và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay.

Thursday, 24 November 2011

Mắt hay mắc?

Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885; Lê Văn Đức, 1970b:895), không có mắc với nghĩa là đắt. Viết mắc là sai chính tả. Phải viết mắt mỏ (tương ứng với đắt đỏ), buôn may bán mắt (ứng với buôn may bán đắt), mắt tiền (ứng với đắt tiền)...
Sau năm 1975 từ ngữ miền Nam với dạng sai chính tả là mắc lan tràn ra khắp cả nước. Các từ điển hiện nay chấp nhận cả mắcmắt và chú thích rằng cả hai chỉ là biến thể phương ngữ (Nguyễn Kim Thản, 2005:1028 và 1031; Hoàng Phê, 2006:617 và 619). Trên thực tế không còn ai viết mắt mỏ, mắt tiền, mua rẻ bán mắt...

Wednesday, 23 November 2011

Lẩu là cái gì?



Lẩu mắm, lẩu gà, lẩu dê, lẩu lươn, lẩu thập cẩm, lẩu hải sản... là những món ăn quen thuộc đối với người Việt hiện nay. Lẩu được cho là âm Quảng Đông (Lê Ngọc Trụ, 1991:606) hoặc âm Triều Châu (An Chi, Người Đô Thị số 74, 2010) của . Âm Hán Việt của từ này là . Nghĩa của nó là cái lò. Trước đây muốn ăn lẩu người ta bày ra giữa bàn một cái lò than, trên có một cái nồi (gọi là lồng lẩu) đựng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nước sôi để nhúng nguyên vật liệu cho chín. Hiện nay lẩu cồn, lẩu điện, lẩu ga và lầu từ đã thay thế lẩu than truyền thống. Hình dạng của các kiểu lẩu mới khiến ta khó hình dung mối liên hệ giữa món ăn với dụng cụ để nấu ra nó.

Món lẩu còn có tên là món cù lao (Thanh Nghị, 1967:257; Lê Văn Đức, 1970a:793). Quả thật hình dáng của cái lẩu truyền thống với cái ống ở giữa nồi nước rất giống một cái cù lao, tức là một hòn đất to nổi giữa sông, giữa biển (Lê Văn Đức, 1970a:229).
Ăn thịt sống nhúng nước sôi trên lò lửa thì đó là sán lẩu nếu gọi theo âm Quảng Đông, tức là sanh lô/sinh lô theo âm Hán Việt. Do đó kiểu ăn này còn được gọi là lẩu sống.
Trên các thực đơn hiện nay từ lẩu với nghĩa là món ăn được chế biến bằng cách thả vật liệu (thịt, cá, tôm, rau, mì... tùy món) tươi sống hoặc đã chín vào nồi nước dùng đun sôi (Nguyễn Như Ý, 1999:1000; Nguyễn Kim Thản, 2005:927) được dịch ra tiếng Anh là Chinese hot pot, tiếng Pháp là fondue chinoise, tiếng Trung Quốc là火鍋  (âm Hán Việt là hỏa oa, nghĩa là nồi lửa), tiếng Quảng Đông là 打邊爐  (âm Hán Việt đả biên lô/lư, dịch sát nghĩa là đánh bên lò, phiên âm Quảng Đông qua tiếng Việt là tả pín lù / tả bín lù / tạp pí lù...).
Người ta không biết đích xác nguồn gốc của lẩu. Có giả thuyết cho rằng những người du mục Mông Cổ là những người đầu tiên chế ra món ăn này. Một bài phú của Tả Tư (đời Tây Tấn) đã ghi chép về món lẩu Trùng Khánh nên có thể cho rằng lẩu đã xuất hiện trên đất Trung Hoa muộn nhất là khoảng 1700 năm trước. Đến đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) món lẩu đã phổ biến ở miền bắc Trung Hoa. Đến đời nhà Thanh thì khắp nước Trung Hoa chỗ nào cũng có lẩu. Mỗi miền có một biến tấu riêng trong cách sử dụng nguyên vật liệu.

Tuesday, 22 November 2011

Cầm tài là cầm cái gì?

Theo Lê Văn Đức (1970b:1337), tài là bánh lái. Vậy cầm tài là cầm lái. Gốc của từ này là 舵.. Âm Hán Việt là đà. Âm Quảng Đông là tài. Vẫn theo Lê Văn Đức (1970b:1337), ta còn tìm thấy từ tài này trong tài công (đà công 舵工), nghĩa là người lái thuyền, và tài xế (đà xa 舵車), nghĩa là lái xe.
Trước đó tài công đã được Huình Tịnh Của (1896a:328) ghi chú là đà công, nghĩa là lái phụ, kẻ coi chèo bánh. Với trường hợp tài xế thì ngoài Lê Văn Đức (1970b:1337) không thấy sách nào khác quy tài về đàNguyễn Ngọc San (2003:207) cho rằng tài xế tương đương với từ Hán Việt tải xa.

Sunday, 20 November 2011

Hạm đội Đông Dương ăn gì?



Từ điển có hạm với nghĩa là hổ lớn, hổ dữ (Vương Lộc, 2001:74). Ăn như hạm chính là ăn như hổ dữ. Nhưng ngày nay nhiều người không biết hạm là con gì, lại hiểu hạmtàu do loạt từ ngữ Hán Việt chiến hạm (tàu chiến), soái hạm (tàu chỉ huy), khu trục hạm (tàu khu trục), tuần dương hạm (tàu tuần dương)... Hạm tàu ăn gì thì không ai biết nhưng hạm đội gồm nhiều hạm tàu ắt phải ăn nhiều hơn một hạm. Do đó mà có thành ngữ ăn như hạm đội, sau phát triển thành ăn như hạm đội Đông Dương. Và không chỉ có ăn như hạm mà bây giờ còn có cả yêu như hạm với nghĩa là yêu luông tuồng, yêu lung tung, yêu bừa bãi. Hổ dữ ăn ra sao thì ai cũng biết chứ đã ai biết nó yêu thế nào mà đổ cho nó cái tội sinh hoạt bừa bãi?

Saturday, 19 November 2011

Ai bảo biểu tình luôn gắn với chống chính quyền?



Từ biểu tình không có mặt trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931). Vào thời ấy biểu tình còn được xem là một từ ngoại lai, gốc Trung Quốc ( ),  nghĩa là bày tỏ tình cảm:
Nhân lại vừa dịp lễ sinh-nhật 82 tuổi quan Giám-quốc Mazarick nước Tchécoslovaquie, Thượng-nghị-viên Pháp biểu-tình kính-mến. (Nam Phong Tạp Chí số 171, 1932:428)
 Hán Việt Từ Điển Giản Yếu giảng biểu tìnhdân chúng tụ họp nhau để biểu-thị ẩn-tình và ý nguyện. Bên cạnh đó còn có chua chữ Hán là và tiếng Pháp là meeting (Đào Duy Anh, 2005:73). Các từ điển tiếng Việt sau đó có thể định nghĩa biểu tình với từ ngữ, câu cú khác nhau nhưng về căn bản nội dung khái niệm đã ổn định suốt từ lúc biểu tình được du nhập vào tiếng Việt (Thanh Nghị, 1967:127; Lê Văn Đức, 1970a:114; Nguyễn Kim Thản, 2005:140). Đặc biệt không một từ điển nào đưa từ chính quyền vào định nghĩa  bởi vì chống hay ủng hộ chính quyền, chính phủ không phải là một thuộc tính của biểu tìnhKhông rõ căn cứ vào đâu mà có người như đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thấy Phi khng đnh ngay t khi thy và cho ti tn ngày nay biu tình là đ chng li chính ph, chng li ch trương của chính ph nước mình.