Friday, 25 November 2011

Dông tố hay giông tố?

Các từ điển xưa chỉ có dông với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huình Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377). Một số từ điển hiện nay cũng coi dông là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548). Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả dônggiông, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403). Trên thực tế tần số của giông tố đè bẹp khả năng xuất hiện của dông tố. Cỗ máy tìm kiểm Google cũng khuyến cáo người dùng nên tìm kiếm giông tố thay vì dông tố.

Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu ngoi lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là Giông tố vào năm 1937. Tác phẩm như Giông tố và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay.

No comments:

Post a Comment