Kỷ niệm 50 năm Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy: | ||
Năm mươi năm chống giặc lửa | ||
Thứ năm, 06/10/2011 12:52 | ||
(CATP) Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy”, đánh dấu sự ra đời lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ngày 4-6-1996, Chính phủ quyết định lấy ngày 4-10 hàng năm là ngày PCCC toàn dân. Ngay sau khi thành lập, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy từ Trung ương đến các địa phương trên toàn miền Bắc. Từ cuối năm 1961 đến năm 1969 các đơn vị PCCC Hà Bắc, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình được thành lập. Toàn lực lượng đã triển khai các nhiệm vụ theo Pháp lệnh PCCC.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho lực lượng Cảnh sát PCCC Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng Cảnh sát PCCC đã xây dựng được phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC rộng khắp, làm nòng cốt trong phong trào ba phòng “phòng gian, phòng gián, phòng hỏa”; tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn việc sơ tán, phân tán tài sản, vật tư chiến lược, vũ khí, đạn, đặc biệt là phân tán các bể, xi téc xăng dầu thành những điểm nhỏ, vừa thuận tiện cho việc phục vụ chiến đấu, vừa hạn chế thiệt hại trong trường hợp bị máy bay địch đánh phá đã đem lại hiệu quả rất lớn, bảo vệ an toàn hàng triệu tấn vũ khí, đạn, xăng dầu, hàng hóa, vật tư. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã không ngại hy sinh gian khổ, sáng tạo và dũng cảm chiến đấu cứu tài sản, hàng hóa trong làn bom đạn của giặc Mỹ, dập tắt kịp thời hàng ngàn vụ cháy. Điển hình là các vụ chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình (8-6-1965) lực lượng chữa cháy đã dùng sức mạnh của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công đó, đơn vị PCCC Hoa Lư, Ninh Bình được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và năm 1967 được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; chữa cháy bốn xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long, chữa cháy thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng và chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng; chữa cháy khu lắp ráp tên lửa ở đồi Nhơm, Triệu Sơn, Thanh Hóa; chữa cháy tổng kho xăng dầu Đức Giang và hàng trăm vụ cháy lớn phức tạp khác xảy ra trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội... Đặc biệt là vụ cháy kho xăng dầu Đức Giang, do biết vận dụng sáng tạo kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt nhanh chóng đám cháy cứu được hàng ngàn tấn xăng dầu. Với thành tích này, lực lượng Cảnh sát PCCC thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen, trong đó có bốn điều dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC. Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu, chế tạo trên 5.000 bom cháy và vũ khí gây cháy phục vụ việc đánh phá kho tàng, hậu cứ của địch. Trong cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975, lực lượng Cảnh sát PCCC đã theo sát quân chủ lực tiếp quản những đô thị mới được giải phóng và triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện và các biện pháp PCCC, góp phần giữ gìn và ổn định an ninh trật tự cho nhân dân. Ngày 29-3-1975, Bộ Công an quyết định điều 182 cán bộ chiến sĩ, 30 xe chữa cháy của cục và 11 đơn vị các tỉnh phía bắc chi viện cho chiến trường B2 và tham gia đoàn tiếp quản, quản lý thành phố Sài Gòn và chi viện cho Ban an ninh nội chính miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975, đoàn cán bộ PCCC của Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng PCCC chi viện cho chiến trường B2 tiếp quản Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và Phòng Cảnh sát PCCC thành phố Sài Gòn được thành lập. Tiếp đó, lần lượt các đơn vị PCCC miền Trung Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Lâm Đồng được thành lập. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía nam vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế. Trong lúc đất nước gặp khó khăn về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình là chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa, bằng những giải pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, giúp mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó. Ngày 4-10-2001, Luật PCCC có hiệu lực thi hành. Mười năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, công tác PCCC đã được tăng cường, phong trào toàn dân PCCC ở nhiều nơi đã đi vào nề nếp. Đã có 15 tập thể Cảnh sát PCCC được tuyên dương “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; nhiều đồng chí hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh; hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ được các cấp khen thưởng. Đặc biệt ngày 29-9-2006, Cục Cảnh sát PCCC đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. | ||
TRÀ MY |
Friday, 27 September 2013
Năm mươi năm chống giặc lửa (Trà My - Công An Thành Phố Hồ Chí Minh)
PHÁP LỆNH SỐ 53/PL NGÀY 27 THÁNG 09 NĂM 1961 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******** |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 53/PL
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 1961
|
Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất và trật tự an ninh chung;
Để nâng cao ý thức trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cán bộ, công nhân, viên chức và của toàn dân, đẩy mạnh công tác phòng cháy và chữa cháy;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy như sau:
Để nâng cao ý thức trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cán bộ, công nhân, viên chức và của toàn dân, đẩy mạnh công tác phòng cháy và chữa cháy;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy như sau:
Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Trong các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị ấy.
Việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy do Bộ Nội vụ phụ trách. ở các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, công tác phòng cháy và chữa cháy do Bộ Quốc phòng quản lý, với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Nội vụ.
Bộ Nội vụ tổ chức ra Cục Phòng cháy và chữa cháy. Cục này có nhiệm vụ và quyền hạn như dưới đây:
1. Nghiên cứu để Bộ Nội vụ ban hành các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ở các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, hợp tác xã, nhà ở của nhân dân và ở những nơi khác cần thiết phải kiểm tra;
3. Thoả thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy của các công trình xây dựng về kinh tế và văn hoá và các công trình xây dựng khu nhà lớn, trước khi thi công các công trình ấy;
4. Chỉ đạo công tác nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức công tác phối hợp chiến đấu của các đội chữa cháy;
5. Tổ chức việc nghiên cứu và phổ biến khoa học, kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy;
6. Hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về nhiệm vụ và cách thức phòng cháy và chữa cháy;
7. Hướng dẫn và kiểm tra việc sản xuất và mua sắm các máy móc, phương tiện, dụng cụ và hoá chất chữa cháy, về mặt chất lượng, số lượng và mẫu mực;
8. Cùng với cơ quan công an tiến hành điều tra và kết luận về các vụ cháy.
Uỷ ban hành chính các cấp phụ trách việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy của địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ và của Uỷ ban hành chính cấp trên.
Ở các khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh sẽ tuỳ theo nhu cầu mà tổ chức Sở, Ty Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở, Ty Phòng cháy và chữa cháy do Hội đồng Chính phủ quy định.
Ở các thị xã, khu phố, thị trấn, xã, thôn, xóm, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường và các nơi cần thiết khác sẽ thành lập các đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân;
Ở các thành phố, thị xã lớn, ngoài các đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân, sẽ thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp. Kinh phí cần thiết cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp do ngân sách địa phương đài thọ.
Ở các xí nghiệp quan trọng, ngoài đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân, có thể thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp. Kinh phí cần thiết do quỹ xí nghiệp đài thọ.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải tăng cường lực lượng và phương tiện chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy có quyền huy động lực lượng và phương tiện của các cơ quan Nhà nước và của nhân dân để chữa cháy.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để ngăn ngừa lửa cháy lan tràn gây thiệt hại nặng nề, người chỉ huy chữa cháy có quyền quyết định dỡ những nhà cửa hoặc dời những vật ở gần kề nơi cháy.
Khi một đơn vị vi phạm các quy định về phòng cháy, gây nên nguy cơ trực tiếp phát sinh nạn cháy thì Cục trưởng Cục phòng cháy và chữa cháy, thủ trưởng các Sở, Ty phòng cháy và chữa cháy có quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của từng bộ phận hoặc của toàn bộ đơn vị ấy, đồng thời báo cáo ngay lên Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính sở quan; nếu đơn vị ấy do trung ương trực tiếp quản lý thì phải đồng thời báo cáo ngay quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động đó lên cơ quan trung ương sở quan.
Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy hoặc chữa cháy sẽ được khen thưởng.
Người nào vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc gây ra nạn cháy thì tuỳ trách nhiệm nặng nhẹ mà bị thi hành kỷ luật hành chính, bị xử lý theo thể lệ quản lý trị an hoặc bị truy tố theo pháp luật.
Hội đồng Chính phủ quy định biện pháp cụ thể thi hành pháp lệnh này.
Hồ Chí Minh
(Đã ký)
|
Thursday, 26 September 2013
Ký ức người chỉ huy “Cao điểm cuối cùng” (Phương Liên - Chính Phủ)
Ký ức người chỉ huy “Cao điểm cuối cùng”
08:03 SA, 07/05/2013
(Chinhphu.vn) - Đối với Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi, mặc dù đã vào “cái tuổi xưa nay hiếm”, nhưng trong ông những ký ức sâu đậm về chiến thắng hào hùng trên đồi A1 tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cách đây 59 năm vẫn còn nguyên vẹn.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi. Ảnh VGP/Phương Liên
|
Sinh ra và lớn lên tại Huế, ngưỡng mộ và quyết đi theo con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1945, khi 18 tuổi mặc dù tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, đậu tú tài Pháp nhưng Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi quyết định xếp bút nghiên tham gia cách mạng và tròn 30 năm sau, sau khi đã đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, ông mới trở về gặp lại gia đình.
Tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Dũng Chi khi đó mới 27 tuổi, đã là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 chịu trách nhiệm chỉ huy một mũi quân đánh trực tiếp vào đồi A1, “đầu não” chỉ huy của địch. Trận đánh đồi A1 là một trận đánh dài ngày nhất, ác liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ, kéo dài từ ngày 31/3 đến 7/5/1954.
16h ngày 31/3/1954, Tiểu đoàn của Nguyễn Dũng Chi bắt đầu xuất phát từ trong giao thông hào sâu đến 1m60 để tiếp cận địch. Trong ký ức của ông còn nhớ, ngày hôm đó bầu trời trong vắt không một gợn mây. Chỉ sau vài tiếng chuẩn bị, trận A1 đã bắt đầu vào lúc 19h30 ngày 31/3/1954.
Trận chiến A1 trải qua những ngày tháng cam go, liên tục giằng co giữa sự sống và cái chết. Những ngày tháng đó, Nguyễn Dũng Chi cùng đồng đội chỉ có một ý chí quyết tâm bằng mọi giá phải đánh thắng.
Trong suốt hơn một tháng trời, các đơn vị bộ binh đã chiến đấu ác liệt, Nguyễn Dũng Chi tận mắt chứng kiến đồng đội mình hy sinh, xác lẫn trong bom đạn của quân thù. Ông bồi hồi: “Thương tiếc vô cùng! Tên anh em giờ đây tôi không nhớ, chỉ biết họ là những chiến sĩ tin cậy được chọn trong số những người dũng cảm nhất để đánh trận quyết định”.
Trưa 7/5/1954, Pháp bắn loạt đạn cuối cùng từ đồi A1 mà theo ông Nguyễn Dũng Chi, đó là một sự đáp trả trong quằn quại và nhục nhã của những kẻ thua trận.
Hơn 15h chiều ngày 7/5, ông cùng các đồng đội nhìn xuống sông Nậm Rốm thấy thấp thoáng đã có vài mảnh vải trắng, cờ trắng đuôi nheo ở phía Tây và đầu sân bay, nhìn xuống phía Nam, mấy cứ điểm 205, 311 gần trung tâm chỉ huy cũng thấy vải trắng đủ kiểu và một số lính Pháp lố nhố phía Tây bờ sông. Lúc đó ông vội nhảy ra khỏi hào, vụt xuống đồi, lội bộ qua sông Nậm Rốn để chạy vào khu trung tâm.
Trước mắt ông, cả đồi A1 là một rừng cờ trắng ngợp trời, từng đoàn lính Pháp tỏa ra các phía để đầu hàng. Đồng hồ lúc đó điểm 16 giờ. Và chiến thắng từ đồi A1 đó đã mang ý nghĩa quyết định: kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Dũng Chi vào hầm De Castries thì hầm đã trốn trơn. Ông thấy trên chiếc bàn tròn của De Castries còn một khẩu súng Browning9 kim loại bóng, một con dao đa năng và một bút máy hiệu Parker. Hiện nay ông vẫn còn giữ con dao đa năng của vị tướng Pháp thất trận làm kỷ niệm.
Sau giây phút rà soát hầm De Castries, Nguyễn Dũng Chi đã gặp tiếp một sự kiện đặc biệt: nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Viên quan tư Pháp Marcel Bigeard, sau này trở thành Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, lúc đó cũng còn rất trẻ, khoảng 30 tuổi.
Nguyễn Dũng Chi kể rằng khi ông đang đứng giữa lưng chừng đồi A1 dốc về phía trung tâm Điện Biên Phủ thì Đại đội trưởng Lâm Viết Hữu chạy ngược lên:
- Báo cáo ban chỉ huy, có quan tư Tây đầu hàng muốn gặp.
Ông lập tức ra lệnh:
- Cho nó lên.
Ngay sau đó, một tên quan Tây cao lớn, mang quân hàm thiếu tá, đầu đội mũ bêrê lệch, ngực đeo Bắc đẩu bội tinh đồng, đánh gót đưa tay chào:
- Thiếu tá Bigeard thuộc quyền ngài. Quân số chỉ còn 150 người. Đợi lệnh ngài.
Ông bồi hồi nhớ lại: "Chao ôi! Hãnh diện biết chừng nào! Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, một tiểu đoàn trưởng Việt Nam nhỏ con tay chắp sau lưng ngắm nghía tên quan tư nổi tiếng của quân đội Pháp, viên chỉ huy cơ động của De Castries đang chào và đợi lệnh của tôi”.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi kể rằng Bigeard xin phép được hút thuốc lá và xin cho y tá bó gót chân của y đang bị sái gân và ông đã gật đầu cho phép. Sau đó, Bigeard cùng toán tàn quân, có cả lính lê dương cõng tù binh bị thương trên cổ, lùi lũi leo lên đồi A1 để tiếp tục chờ đợi sự phán quyết của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi vẫn còn nhớ như in xúc cảm trong giờ phút ấy: “Người tôi nhẹ bẫng, lảo đảo như đang đi trên thuyền. Thắng trận rồi, tôi sung sướng cực độ, mà điều kỳ diệu là mình vẫn còn sống! Tôi bất giác sờ xuống đầu gối, các vết thương dính lựu đạn trên đồi A1 lần đầu đã đóng vẩy tự bao giờ, bước thấp bước cao và trong đầu tôi văng vẳng lời Chính ủy Chu Huy Mân đã luôn nhắc tôi trước lúc vào trận: "Ra đi phải chiến thắng trở về".
Phương Liên
Thiếu tá Bréchignac chỉ huy đơn vị nào ở Điện Biên Phủ?
Đơn
vị của Bréchignac mang phiên hiệu 2e bataillon du 1er Régiment
de Chasseurs Parachutistes, viết tắt là 2/1 RCP.
Có
người hiểu chữ C là colonial, dịch thành thuộc địa:
Đối với Bréchignac
, thời điểm của mọi vấn đề đã đến. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 thuộc trung
đoàn nhảy dù thuộc địa số 1 lao ra khỏi cửa máy bay, nhảy vào khoảng không.
Có
người biết C không phải là colonial
mà chính là chasseur, nhưng lại không
biết tiếng Việt là gì.
Trang Đoàn Kết ở Pháp dịch chasseur parachutiste là kỵ binh nhảy dù:
Tướng Navarre ra lệnh
thành lập Liên Ðoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Ðoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Ðoàn 6
Nhảy Dù, mà Tiểu Ðoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ
những năm kháng chiến ở vùng Ðức chiếm đóng.
Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia gọi lính của Bréchignac là tiểu đoàn dù tiêm kích số 2:
Phía quân địch,
Brêsinhắc, vẫn đặt sở chỉ huy trên Êlian 4. Brêxinhắc quyết định đưa đại đội 3
của tiểu đoàn dù tiêm kích số 2 lên thay thế cho đại đội Clêđích đã bị tiêu
hao, đồng thời ra lệnh cho đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản kích.
Thuật
ngữ dù tiêm kích có lẽ là sáng tạo của
ông Võ Nguyên Giáp, tác giả quyển hồi ký Điểm Hẹn Lịch Sử:
Chỉ sau 5 phút, ta
đã chiếm được Cột Cờ. Đại đội dù tiêm kích số 3 mới thay thế choáng váng trước
đòn tiến công chớp nhoáng và quyết liệt.
Dù
tiêm kích là thứ lính gì? Không thấy từ điển nào định nghĩa. Nó khác gì với các lính dù mang danh biệt kích hay
xung kích? Nó có gì giống với các thứ lính dù ấy ngoài chuyện mang súng, đeo dù
lích kích? Đã có lính dù tiêm kích thì lính dù cường kích ở đâu?
Máy bay tiêm kích tiếng Pháp là avion de chasse / chasseur, không quân tiêm kích là avation
de chasse, phi công tiêm kích là pilote
de chasse... nhưng máy móc chuyển chasseur
parachutiste thành dù tiêm kích
thì chẳng ai hiểu thực chất đó là lính gì. Những người lính Việt Minh trước khi
xông vào đánh nhau với dù tiêm kích có biết chúng là ai không?
Chasseur tiếng
Pháp khi chỉ cái máy bay thì dịch là máy
bay tiêm kích. Khi không nói chuyện máy bay nhưng vẫn nói chuyện lính tráng
thì chasseur à pied nghĩa là (lính) bộ binh (nhẹ và linh hoạt hơn bộ
binh thường), chasseur à cheval là (lính) kỵ binh. Người Pháp thường chỉ
nói gọn thành chasseur nhưng người đọc
cần tìm hiểu xem đó là thứ chasseur nào mới có thể dịch chính xác. Tiểu đoàn của
Bréchignac từ ngày thành lập đến lúc tan hàng chẳng biết ngựa xe là gì, toàn lội
bộ hộc xì dầu, sao có thể mang danh kỵ binh được?
Tướng Nguyễn Dũng Chi có nhầm không?
TướngNguyễn Dũng Chi kể việc ông tiếp nhận sự đầu hàng của tiểu đoàn trưởng Bigeard ởĐiện Biên Phủ như sau:
Và trước mặt chàng
trai Nguyễn Dũng Chi lúc đó mới chỉ 27 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 251, là
một tên quan Tây cao lớn, mang quân hàm thiếu tá, đầu đội mũ bêrê màu
xanh lục, ngực đeo Bắc đẩu bội tinh đồng, đánh gót nghiêm chỉnh theo nghi lễ
nhà binh, chào và nói:
- Tôi, Thiếu tá
Bigeard, chỉ huy Tiểu đoàn 1, bán Lữ đoàn Lê dương số 13, xin thuộc quyền ngài.
Quân số tôi chỉ còn 150 người. Xin đợi lệnh ngài.
Người nhận Thiếu tá Marcel Bigeard đầu hàng trong chiến thắng Điện Biên Phủ (Khánh Linh - Công An Nhân Dân)
Người nhận Thiếu tá Marcel Bigeard đầu hàng trong chiến thắng Điện Biên Phủ 3:00, 30/08/2010 | |||||
Ông đã vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng những ký ức về trận đánh năm xưa vẫn còn nguyên vẹn. Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi đã đi qua lịch sử của dân tộc bằng những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nên đối với vị tướng mà chiến công gắn liền với từng trận đánh ấy, chắc hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện.
Trong cuốn hồi ký Nguyễn Dũng Chi viết để nhớ lại cuộc đời binh nghiệp của mình, ông dành một mảng khá đậm cho trận chiến Điện Biên Phủ. Có lẽ không chỉ bởi, đó là một chiến thắng lừng lẫy của cả dân tộc mà trận chiến đó gắn liền với những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời ông. Bây giờ, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng khi ngồi nhớ lại những câu chuyện xưa, ông vẫn hình dung rõ mồn một, từng chi tiết, từng hình ảnh. Đối với những con người mà cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc như ông hiểu hơn ai hết giá trị của chiến thắng, bởi chiến thắng đó đã phải đánh đổi rất nhiều xương máu của đồng đội. Cái nguyên cớ đầu tiên Nguyễn Dũng Chi đến với Cách mạng cũng rất ngẫu nhiên. Hồi đó, trong những ngày đầu kháng Pháp, thế hệ ông tham gia cách mạng hầu hết những người lính tự nguyện. Ông biết về Bác Hồ qua những huyền thoại được truyền tụng trong nhân dân, rồi câu chuyện về nhà thơ Tố Hữu, hồi đó thường gọi là Nguyễn Kim Thành, bị giam cầm và những câu thơ về ý chí cách mạng của ông đã có sức lay động ghê gớm đến chàng trai trẻ Nguyễn Dũng Chi, lúc đó đang theo học ở Trường Quốc học Huế. Nên cả gia đình ông có đến 9 người con không ai trực tiếp cầm súng, nhưng Nguyễn Dũng Chi một mình một lý tưởng. Đậu tú tài Pháp nhưng ông xếp bút nghiên tham gia cách mạng. 18 tuổi ông theo cách mạng đi miết đến tận ngày giải phóng Miền Chỉ có người trong cuộc, những người đã từng vào sinh ra tử vì một ước muốn chung cho hòa bình của dân tộc mới có thể hiểu. Bởi những người như ông, họ không sống cho riêng mình, cái tôi của họ đã hòa vào cái ta của dân tộc, và hạnh phúc riêng tư cũng gắn liền với vận mệnh của đất nước. Gia đình ông ở Huế là một gia đình công chức Pháp cũ, các anh chị em đều theo nghề bác sĩ hoặc giảng dạy, giờ đều là những người thành danh ở Pháp, Mỹ. Đôi khi ông có cảm giác mình lạc lõng trong gia đình của chính mình. Nhưng có một điều, đến bây giờ khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn chưa bao giờ ân hận với quyết định đi theo cách mạng của mình. Vào Nam, ra Bắc, chàng trai trẻ Dũng Chi đã xông pha vào trận mạc với một ý nghĩ mang nhiều tự trọng của một gia đình có học thức ở Huế, phải đánh hơn người, đánh thật hay, thật giỏi vì danh dự cá nhân. 27 tuổi, Nguyễn Dũng Chi đã là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 chỉ huy một mũi quân đánh vào đồi A1. Đó là một trận chiến lịch sử mà những người trong cuộc như ông sẽ không bao giờ có thể quên, bởi với ông đó là một quá khứ đẹp và hào hùng của thời thanh niên chống Pháp. Nhà văn Hữu Mai qua những câu chuyện của Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi đã viết nên tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng, tiểu đoàn trưởng trong Cao điểm cuối cùng lấy nguyên mẫu từ Nguyễn Dũng Chi. Trận đánh đồi A1 là một trận đánh dài ngày, ác liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau chiến thắng ở Mường Pồn, ngày 13/12/1953, Chính ủy Đại đoàn khoái Dũng Chi bởi cách đánh nhanh, gọn, hiệu quả, nên đã tín nhiệm giao trọng trách cho ông đánh A1 sau nhiều cuộc bàn cãi. Theo ý kiến của ông Chu Huy Mân, Chính ủy Đại đoàn lúc đó, sẽ tiêu diệt A1 bằng hai tiểu đoàn 9 và 1, nhưng thực bụng trong lòng chàng trai trẻ Dũng Chi lúc đó coi A1 "mùi mẽ gì". 16h ngày 31/4/1954, Tiểu đoàn của Nguyễn Dũng Chi bắt đầu xuất phát từ trong giao thông hào sâu trên ngực. Chàng thanh niên tiểu tư sản vẫn còn nhớ, trời trong vắt không một gợn mây. Và trận A1 đã bắt đầu vào lúc 19h30 ngày 31/3/1954. Những gì ác liệt nhất đã diễn ra trong suốt hơn một tháng trời, thương vong rất nhiều, ông đã tận mắt chứng kiến đồng đội mình hy sinh, xác lẫn trong bom đạn của quân thù. Nhiều năm sau này mỗi lần trở lại chiến trường xưa, đứng trước hàng ngàn ngôi mộ vô danh giữa lòng chảo Điện Biên Phủ, ông vẫn không cầm được nước mắt. Trận chiến A1 đang trải qua những ngày tháng cam go, sự sống và cái chết, chiến thắng và thất bại chỉ cách nhau trong gang tấc. Nguyễn Dũng Chi cùng đồng đội, với ý chí của những chàng trai trẻ và quyết tâm bằng mọi giá phải đánh thắng cho bằng được và phải thắng thật nhanh để đủ quân còn đánh tiếp. Trận đánh đến giai đoạn cuối, khi ta chiếm gần trọn đồi A1, nhưng ngay trong những giờ phút cận kề chiến thắng ấy, nhiều đồng đội ông đã hy sinh. Đó là loạt đạn cuối cùng của Pháp vào đồi A1, một sự đáp trả trong quằn quại, và nhục nhã của những kẻ thua trận. Hơn 15h chiều ngày 7/5, ông và Đại đội trưởng Lâm Viết Hữu, Đại đội trưởng Hải Bằng nhìn xuống sông Nậm Rốn, thấp thoáng vài mảnh vải trắng, cờ trắng bay. Trên bầu trời lúc đó cũng có một chiếc Đakota, nhìn xuống phía Nam, mấy cứ điểm 205, 311 gần trung tâm chỉ huy cũng vải trắng đủ kiểu, một số lính Pháp lố nhố phía Tây bờ sông. Ông báo cáo với trung đoàn và đại đoàn, có lẽ địch đầu hàng. Nhưng ông chỉ nhận được lệnh ngắn, "Phải cảnh giác". Lúc đó ông cũng hiểu không phải đứng trong hào nữa nên vội nhảy ra khỏi hào nhìn xuống trung tâm. Cả một rừng cờ trắng ngợp trời, từng đoàn lính Pháp lốc nhốc tỏa ra các phía để đầu hàng. Đồng hồ lúc đó điểm 16 giờ. Vậy là xong trận A1, và đồng nghĩa với chiến thắng mang ý nghĩa quyết định đó là kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguyễn Dũng Chi đứng giữa lưng chừng đồi A1 dốc về phía trung tâm Điện Biên Phủ, mang một cảm xúc khó tả, vì mới chỉ cách đây vài giờ, ông và đồng đội đã phải đối mặt với cái chết. Bỗng Đại đội trưởng Lâm Viết Hữu chạy ngược lên: - Báo cáo ban chỉ huy, có quan tư Tây đầu hàng muốn gặp. Ông không ngần ngại, dõng dạc bảo: - Cho nó lên. Và trước mặt chàng trai Nguyễn Dũng Chi lúc đó mới chỉ 27 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 251, là một tên quan Tây cao lớn, mang quân hàm thiếu tá, đầu đội mũ bêrê màu xanh lục, ngực đeo Bắc đẩu bội tinh đồng, đánh gót nghiêm chỉnh theo nghi lễ nhà binh, chào và nói: - Tôi, Thiếu tá Bigeard, chỉ huy Tiểu đoàn 1, bán Lữ đoàn Lê dương số 13, xin thuộc quyền ngài. Quân số tôi chỉ còn 150 người. Xin đợi lệnh ngài. Trong hồi ký của mình, Nguyễn Dũng Chi đã viết: "Hãnh diện biết chừng nào khi lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, một tiểu đoàn trưởng Việt Nam tay chắp sau lưng ngắm nghía tên quan tư nổi tiếng của quân đội Pháp, viên chỉ huy cơ động của De Castries đang chào và đợi lệnh theo đúng lễ nghi lục quân Pháp. Ông ta cùng đám tàn quân lầm lũi leo lên đồi A1 rồi tụt dần về phía sau. Thật thảm bại quân bại trận. Người tôi nhẹ bẫng, lảo đảo như đang đi trên thuyền. Thắng trận rồi, tôi sung sướng cực độ, mà điều kỳ lạ là mình vẫn còn sống. Tôi bất giác sờ xuống đầu gối, các vết thương dính lựu đạn trên đồi A1 lần đầu đã đóng vẩy tự bao giờ, bước thấp bước cao, tôi nhớ lại Chính ủy Chu Huy Mân đã sửa gáy tôi trước lúc vào trận: "Ra đi phải chiến thắng trở về".” Viên quan tư Pháp đầu hàng Nguyễn Dũng Chi lúc đó cũng còn rất trẻ, khoảng 30 tuổi, sau này trở thành Đại tướng Marcel Bigeard, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp. Ông ta vừa mất ngày 18/6/2010. Còn Nguyễn Dũng Chi, sau chiến thắng lẫy lừng ở Điện Biên Phủ, ông lại cùng đồng đội bước tiếp vào những trận chiến khác. Giờ ông bà sống bình yên trong căn nhà rộng rãi trên một ngõ nhỏ đường Trần Phú, thanh thản với tuổi già. Những hào quang chiến thắng, ông muốn được giữ lại cho gia đình, dòng họ, để con cháu ông bà mai này biết rằng, họ đã có một người ông, là một trí thức tham gia cách mạng, đã từng làm những việc thực sự có ích cho đất nước. Lịch sử thế giới đã sang một trang mới, những vết thương cũ đang được hàn gắn, nhưng câu chuyện về trận đánh trên Điện Biên Phủ năm xưa và việc nhận hàng Marcel Bigeard nhắc lại cho chúng ta về một quá khứ đau thương nhưng oai hùng của dân tộc mà chúng ta không được phép lãng quên | |||||
Khánh Linh |
Ký ức người chỉ huy "Cao điểm cuối cùng" (Phương Liên - Quân Đội Nhân Dân)
(Chinhphu.vn) - Đối với Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi, mặc dù đã vào “cái tuổi xưa nay hiếm”, nhưng trong ông những ký ức sâu đậm về chiến thắng hào hùng trên đồi A1 tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cách đây 59 năm vẫn còn nguyên vẹn.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi. Ảnh VGP/Phương Liên
|
Sinh ra và lớn lên tại Huế, ngưỡng mộ và quyết đi theo con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1945, khi 18 tuổi mặc dù tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, đậu tú tài Pháp nhưng Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi quyết định xếp bút nghiên tham gia cách mạng và tròn 30 năm sau, sau khi đã đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, ông mới trở về gặp lại gia đình.
Tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Dũng Chi khi đó mới 27 tuổi, đã là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174 chịu trách nhiệm chỉ huy một mũi quân đánh trực tiếp vào đồi A1, “đầu não” chỉ huy của địch. Trận đánh đồi A1 là một trận đánh dài ngày nhất, ác liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ, kéo dài từ ngày 31/3 đến 7/5/1954.
16h ngày 31/3/1954, Tiểu đoàn của Nguyễn Dũng Chi bắt đầu xuất phát từ trong giao thông hào sâu đến 1m60 để tiếp cận địch. Trong ký ức của ông còn nhớ, ngày hôm đó bầu trời trong vắt không một gợn mây. Chỉ sau vài tiếng chuẩn bị, trận A1 đã bắt đầu vào lúc 19h30 ngày 31/3/1954.
Trận chiến A1 trải qua những ngày tháng cam go, liên tục giằng co giữa sự sống và cái chết. Những ngày tháng đó, Nguyễn Dũng Chi cùng đồng đội chỉ có một ý chí quyết tâm bằng mọi giá phải đánh thắng.
Trong suốt hơn một tháng trời, các đơn vị bộ binh đã chiến đấu ác liệt, Nguyễn Dũng Chi tận mắt chứng kiến đồng đội mình hy sinh, xác lẫn trong bom đạn của quân thù. Ông bồi hồi: “Thương tiếc vô cùng! Tên anh em giờ đây tôi không nhớ, chỉ biết họ là những chiến sĩ tin cậy được chọn trong số những người dũng cảm nhất để đánh trận quyết định”.
Trưa 7/5/1954, Pháp bắn loạt đạn cuối cùng từ đồi A1 mà theo ông Nguyễn Dũng Chi, đó là một sự đáp trả trong quằn quại và nhục nhã của những kẻ thua trận.
Hơn 15h chiều ngày 7/5, ông cùng các đồng đội nhìn xuống sông Nậm Rốm thấy thấp thoáng đã có vài mảnh vải trắng, cờ trắng đuôi nheo ở phía Tây và đầu sân bay, nhìn xuống phía Nam, mấy cứ điểm 205, 311 gần trung tâm chỉ huy cũng thấy vải trắng đủ kiểu và một số lính Pháp lố nhố phía Tây bờ sông. Lúc đó ông vội nhảy ra khỏi hào, vụt xuống đồi, lội bộ qua sông Nậm Rốn để chạy vào khu trung tâm.
Trước mắt ông, cả đồi A1 là một rừng cờ trắng ngợp trời, từng đoàn lính Pháp tỏa ra các phía để đầu hàng. Đồng hồ lúc đó điểm 16 giờ. Và chiến thắng từ đồi A1 đó đã mang ý nghĩa quyết định: kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Dũng Chi vào hầm De Castries thì hầm đã trốn trơn. Ông thấy trên chiếc bàn tròn của De Castries còn một khẩu súng Browning9 kim loại bóng, một con dao đa năng và một bút máy hiệu Parker. Hiện nay ông vẫn còn giữ con dao đa năng của vị tướng Pháp thất trận làm kỷ niệm.
Sau giây phút rà soát hầm De Castries, Nguyễn Dũng Chi đã gặp tiếp một sự kiện đặc biệt: nhận lời đầu hàng vô điều kiện của Viên quan tư Pháp Marcel Bigeard, sau này trở thành Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, lúc đó cũng còn rất trẻ, khoảng 30 tuổi.
Nguyễn Dũng Chi kể rằng khi ông đang đứng giữa lưng chừng đồi A1 dốc về phía trung tâm Điện Biên Phủ thì Đại đội trưởng Lâm Viết Hữu chạy ngược lên:
- Báo cáo ban chỉ huy, có quan tư Tây đầu hàng muốn gặp.
Ông lập tức ra lệnh:
- Cho nó lên.
Ngay sau đó, một tên quan Tây cao lớn, mang quân hàm thiếu tá, đầu đội mũ bêrê lệch, ngực đeo Bắc đẩu bội tinh đồng, đánh gót đưa tay chào:
- Thiếu tá Bigeard thuộc quyền ngài. Quân số chỉ còn 150 người. Đợi lệnh ngài.
Ông bồi hồi nhớ lại: "Chao ôi! Hãnh diện biết chừng nào! Lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, một tiểu đoàn trưởng Việt Nam nhỏ con tay chắp sau lưng ngắm nghía tên quan tư nổi tiếng của quân đội Pháp, viên chỉ huy cơ động của De Castries đang chào và đợi lệnh của tôi”.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi kể rằng Bigeard xin phép được hút thuốc lá và xin cho y tá bó gót chân của y đang bị sái gân và ông đã gật đầu cho phép. Sau đó, Bigeard cùng toán tàn quân, có cả lính lê dương cõng tù binh bị thương trên cổ, lùi lũi leo lên đồi A1 để tiếp tục chờ đợi sự phán quyết của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi vẫn còn nhớ như in xúc cảm trong giờ phút ấy: “Người tôi nhẹ bẫng, lảo đảo như đang đi trên thuyền. Thắng trận rồi, tôi sung sướng cực độ, mà điều kỳ diệu là mình vẫn còn sống! Tôi bất giác sờ xuống đầu gối, các vết thương dính lựu đạn trên đồi A1 lần đầu đã đóng vẩy tự bao giờ, bước thấp bước cao và trong đầu tôi văng vẳng lời Chính ủy Chu Huy Mân đã luôn nhắc tôi trước lúc vào trận: "Ra đi phải chiến thắng trở về".
Phương Liên
Subscribe to:
Posts (Atom)