Friday 27 September 2013

Năm mươi năm chống giặc lửa (Trà My - Công An Thành Phố Hồ Chí Minh)


Kỷ niệm 50 năm Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy:
 Năm mươi năm chống giặc lửa
 Thứ năm, 06/10/2011 12:52 
 
(CATP) Ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy”, đánh dấu sự ra đời lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ngày 4-6-1996, Chính phủ quyết định lấy ngày 4-10 hàng năm là ngày PCCC toàn dân. Ngay sau khi thành lập, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy từ Trung ương đến các địa phương trên toàn miền Bắc. Từ cuối năm 1961 đến năm 1969 các đơn vị PCCC Hà Bắc, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình được thành lập. Toàn lực lượng đã triển khai các nhiệm vụ theo Pháp lệnh PCCC.

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho lực lượng Cảnh sát PCCC


Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng Cảnh sát PCCC đã xây dựng được phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC rộng khắp, làm nòng cốt trong phong trào ba phòng “phòng gian, phòng gián, phòng hỏa”; tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn việc sơ tán, phân tán tài sản, vật tư chiến lược, vũ khí, đạn, đặc biệt là phân tán các bể, xi téc xăng dầu thành những điểm nhỏ, vừa thuận tiện cho việc phục vụ chiến đấu, vừa hạn chế thiệt hại trong trường hợp bị máy bay địch đánh phá đã đem lại hiệu quả rất lớn, bảo vệ an toàn hàng triệu tấn vũ khí, đạn, xăng dầu, hàng hóa, vật tư. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã không ngại hy sinh gian khổ, sáng tạo và dũng cảm chiến đấu cứu tài sản, hàng hóa trong làn bom đạn của giặc Mỹ, dập tắt kịp thời hàng ngàn vụ cháy. Điển hình là các vụ chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình (8-6-1965) lực lượng chữa cháy đã dùng sức mạnh của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công đó, đơn vị PCCC Hoa Lư, Ninh Bình được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và năm 1967 được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; chữa cháy bốn xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long, chữa cháy thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng và chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng; chữa cháy khu lắp ráp tên lửa ở đồi Nhơm, Triệu Sơn, Thanh Hóa; chữa cháy tổng kho xăng dầu Đức Giang và hàng trăm vụ cháy lớn phức tạp khác xảy ra trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội... Đặc biệt là vụ cháy kho xăng dầu Đức Giang, do biết vận dụng sáng tạo kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt nhanh chóng đám cháy cứu được hàng ngàn tấn xăng dầu. Với thành tích này, lực lượng Cảnh sát PCCC thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen, trong đó có bốn điều dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu, chế tạo trên 5.000 bom cháy và vũ khí gây cháy phục vụ việc đánh phá kho tàng, hậu cứ của địch. Trong cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975, lực lượng Cảnh sát PCCC đã theo sát quân chủ lực tiếp quản những đô thị mới được giải phóng và triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện và các biện pháp PCCC, góp phần giữ gìn và ổn định an ninh trật tự cho nhân dân.

Ngày 29-3-1975, Bộ Công an quyết định điều 182 cán bộ chiến sĩ, 30 xe chữa cháy của cục và 11 đơn vị các tỉnh phía bắc chi viện cho chiến trường B2 và tham gia đoàn tiếp quản, quản lý thành phố Sài Gòn và chi viện cho Ban an ninh nội chính miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975, đoàn cán bộ PCCC của Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng PCCC chi viện cho chiến trường B2 tiếp quản Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và Phòng Cảnh sát PCCC thành phố Sài Gòn được thành lập. Tiếp đó, lần lượt các đơn vị PCCC miền Trung Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Lâm Đồng được thành lập.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía nam vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế. Trong lúc đất nước gặp khó khăn về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình là chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa, bằng những giải pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, giúp mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó.

Ngày 4-10-2001, Luật PCCC có hiệu lực thi hành. Mười  năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, công tác PCCC đã được tăng cường, phong trào toàn dân PCCC ở nhiều nơi đã đi vào nề nếp.

Đã có 15 tập thể Cảnh sát PCCC được tuyên dương “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; nhiều đồng chí hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh; hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ được các cấp khen thưởng. Đặc biệt ngày 29-9-2006, Cục Cảnh sát PCCC đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng Cảnh sát PCCC đã xây dựng được phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC rộng khắp, làm nòng cốt trong phong trào ba phòng “phòng gian, phòng gián, phòng hỏa”; tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn việc sơ tán, phân tán tài sản, vật tư chiến lược, vũ khí, đạn, đặc biệt là phân tán các bể, xi téc xăng dầu thành những điểm nhỏ, vừa thuận tiện cho việc phục vụ chiến đấu, vừa hạn chế thiệt hại trong trường hợp bị máy bay địch đánh phá đã đem lại hiệu quả rất lớn, bảo vệ an toàn hàng triệu tấn vũ khí, đạn, xăng dầu, hàng hóa, vật tư. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã không ngại hy sinh gian khổ, sáng tạo và dũng cảm chiến đấu cứu tài sản, hàng hóa trong làn bom đạn của giặc Mỹ, dập tắt kịp thời hàng ngàn vụ cháy. Điển hình là các vụ chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình (8-6-1965) lực lượng chữa cháy đã dùng sức mạnh của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công đó, đơn vị PCCC Hoa Lư, Ninh Bình được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và năm 1967 được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; chữa cháy bốn xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long, chữa cháy thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng và chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng; chữa cháy khu lắp ráp tên lửa ở đồi Nhơm, Triệu Sơn, Thanh Hóa; chữa cháy tổng kho xăng dầu Đức Giang và hàng trăm vụ cháy lớn phức tạp khác xảy ra trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội... Đặc biệt là vụ cháy kho xăng dầu Đức Giang, do biết vận dụng sáng tạo kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt nhanh chóng đám cháy cứu được hàng ngàn tấn xăng dầu. Với thành tích này, lực lượng Cảnh sát PCCC thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen, trong đó có bốn điều dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC.Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu, chế tạo trên 5.000 bom cháy và vũ khí gây cháy phục vụ việc đánh phá kho tàng, hậu cứ của địch. Trong cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975, lực lượng Cảnh sát PCCC đã theo sát quân chủ lực tiếp quản những đô thị mới được giải phóng và triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện và các biện pháp PCCC, góp phần giữ gìn và ổn định an ninh trật tự cho nhân dân.Ngày 29-3-1975, Bộ Công an quyết định điều 182 cán bộ chiến sĩ, 30 xe chữa cháy của cục và 11 đơn vị các tỉnh phía bắc chi viện cho chiến trường B2 và tham gia đoàn tiếp quản, quản lý thành phố Sài Gòn và chi viện cho Ban an ninh nội chính miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975, đoàn cán bộ PCCC của Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng PCCC chi viện cho chiến trường B2 tiếp quản Sở chữa lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và Phòng Cảnh sát PCCC thành phố Sài Gòn được thành lập. Tiếp đó, lần lượt các đơn vị PCCC miền Trung Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Lâm Đồng được thành lập.Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía nam vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế. Trong lúc đất nước gặp khó khăn về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình là chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa, bằng những giải pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, giúp mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó. Ngày 4-10-2001, Luật PCCC có hiệu lực thi hành. Mười  năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, công tác PCCC đã được tăng cường, phong trào toàn dân PCCC ở nhiều nơi đã đi vào nề nếp.Đã có 15 tập thể Cảnh sát PCCC được tuyên dương “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; nhiều đồng chí hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh; hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ được các cấp khen thưởng. Đặc biệt ngày 29-9-2006, Cục Cảnh sát PCCC đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
 
 TRÀ MY

No comments:

Post a Comment