Bép, bép. Họ ngứa
ngáy chân tay. Có thế chứ! Ngồi cho nó bắn từ sáng đến giờ rồi. Mắt mở không bỏ
sót một cử chỉ nào của tụi tây đang lên đồi, mỗi anh đội viên đứng im như tượng,
nhằm sẵn một thằng. Kha nín hơi, đợi trông rõ những vai áo ca-na-điên to cộm
cúi về đằng trước, những bộ mặt căng thẳng của những tên da trắng, những con mắt
trắng dã của những tên da đen. Một tiếng pách ở đồi bên cạnh. Súng tay súng máy
cùng bật lên khắp dãy đồi. Quả moóc-chi-ê nổ giữa đám mấy tên sĩ quan, trong
đám khói, mũ vành, súng, ba toong một ống tay tung lên. Một tên da trắng lảo đảo
ngay trước mặt Kha, mặt đầm đìa máu. Năm sáu đứa ngã rụng như có một lưỡi liềm
phạt xuống. Những hàng phía sau xô nhau chạy trở lại, lăn lông lốc trên sườn đồi.
Một chiếc máy bay sạt qua. Giác nhảy lên miệng hố, cắp khẩu súng máy rung cánh
tay lia liên hồi. Tiểu đội trưởng Na chồm lên như bay, miệng hét:
“Anh em theo tôi”.
Một anh đội viên đứng trên miệng hố, buông rơi súng ôm ngực ngã ngồi xuống. Kha vung súng lục, quát:
“Lên!”. Súng máy quét từng mảng trong đám Pháp rối loạn dưới ruộng. Xung kích vừa chạy xuống vừa reo vỡ quả đồi. Hơn một tiểu đoàn Bép trong nửa giờ đã bị ta tiêu diệt.
“Anh em theo tôi”.
Một anh đội viên đứng trên miệng hố, buông rơi súng ôm ngực ngã ngồi xuống. Kha vung súng lục, quát:
“Lên!”. Súng máy quét từng mảng trong đám Pháp rối loạn dưới ruộng. Xung kích vừa chạy xuống vừa reo vỡ quả đồi. Hơn một tiểu đoàn Bép trong nửa giờ đã bị ta tiêu diệt.
(Nguyễn
Đình Thi – Xung Kích)
Bép là tiểu đoàn lê dương nhảy dù (tiếng Pháp: BEP – Bataillon Etranger de Parachutistes). Lực lượng lê dương vốn
không có lính dù vì lối đánh hùng hục của bộ binh xung kích không phù hợp với
tính cách uyển chuyển, linh hoạt của quân nhảy dù. Đến năm 1949 do nhu cầu của
chiến trường Đông Dương (bao vây quân địch bằng cách đổ bộ đường không), một đại
đội nhảy dù được thành lập trong nội bộ của trung đoàn 3 lê dương bộ binh (3ème
REI). Ngày 1/7/1949 tiểu đoàn lê dương nhảy dù số 1 (1er BEP) được thành lập ở Khamisis
(An-giê-ri). Ngày 1/10/1949 một tiểu đoàn khác (2e BEP) được thành lập ở Sétif.
Ngày 11 tháng 11 năm 1949 tiểu đoàn số 3 (3e BEP) được thành lập ở Mascara từ đại
đội 7 huấn luyện nhảy dù (7ème Compagnie d’Instruction de Parachutistes, thành
lập tháng 4-1949) và đóng quân ở Sétif,
làm hậu trạm tuyển mộ và huấn luyện tân binh lê dương bổ sung cho Viễn Đông.
BEP
số 1 đến Hải Phòng ngày 12 tháng 11 năm 1948, đóng hậu cứ gần ga Gia Lâm. Tiểu
đoàn này bị tiêu diệt ngày 18 tháng 9 năm 1950 khi nhảy xuống Thất Khê trong cuộc
hành quân sơ tán Cao Bằng, mất 21 sĩ quan, 42 hạ sĩ quan và 420 lính. Số chạy
thoát chỉ có 3 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 23 lính. Ngày 1 tháng 3 năm 1951 BEP số 1
được tái lập tại Hà Nội, chỉ có 1 đại đội dã chiến với 4 sĩ quan 11 hạ sĩ quan,
69 lính lấy từ tiểu đoàn 2 lê dương nhảy dù qua. Ngày 15 tháng 3 quân bổ sung đến
Hà Nội (13 sĩ quan, 32 hạ sĩ quan, 441 lính). Ngày 18/3 tiểu đoàn có đủ 3 đại đội,
trong đó có 1 đại đội người bản xứ và hoạt động lại từ đầu tháng 4-1951. Đến cuối
cuộc chiến tiểu đoàn 1 có mặt ở Điện Biên Phủ từ ngày 21 tháng 11 năm 1953.
Tiểu
đoàn lê dương nhảy dù số 2 đến Sài Gòn ngày 9 tháng 2 năm 1949, thời kỳ đầu hoạt
động ở Trung bộ, đến ngày 8 tháng 10-1950 mới ra Bắc. Lẽ ra nó được thả tiếp xuống
đường 4 và chịu chung số phận với tiểu đoàn 1 nhưng cuối cùng lại được giữ làm
thành phần tổng dự bị cho Bắc Kỳ. Đến cuối cuộc chiến tiểu đoàn 2 được thả xuống
Điện Biên Phủ trong hai đêm 9-10 tháng 4 năm 1954 và nhanh chóng bị đánh quỵ.
Ngày 25 tháng 4, những thành phần còn lại của BEP 1 và 2 được gom lại thành một
tiểu đoàn tạm (BMEP – Bataillon de Marche Etranger de Parachutistes). Tiểu đoàn
này bị xóa sổ nốt khi Điện Biên Phủ thất thủ.
Tiểu
đoàn 3 rời Sétif để sang Đông Dương ngày 4 tháng 5 năm 1954 khi chiến sự ở Điện Biên Phủ
đến hồi nguy kịch. Ngày 25 tháng 5 tiểu đoàn 3 đến Hải Phòng thì màn đã hạ.
Quân số được chuyển qua cho tiểu đoàn 2 tái lập. Bản thân tiểu đoàn 3 lại hồi
sinh ở Sétif với một lớp tân binh và đội ngũ cán bộ khác.
Như
vậy trước sau Pháp chỉ có 2 trong tổng số 3 tiểu đoàn lê dương nhảy dù tham chiến
ở Việt Nam. Nói chung lính Bép chết nhiều vì phải ra trận liên tục: tổng số tử
sĩ của tiểu đoàn 2 trong mấy năm ở Đông Dương lên đến 1500 người, gồm cả tiểu
đoàn trưởng (thiếu tá Raffalli). Tuy nhiên trước năm 1951 mà chỉ nửa giờ đã diệt
được hơn một tiểu đoàn Bép như Nguyễn Đình Thi nói trong Xung kích thì khó quá: khi tiểu đoàn 2 ra Bắc thì tiểu đoàn 1 đã
tan rã rồi, làm sao cùng có mặt tại một chỗ để quân ta đánh trong vòng nửa tiếng?
No comments:
Post a Comment