Sài gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19- 1 | ||||||||||||||||
Đồng nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um
Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Sài gòn-Gia Định thuở ban đầu nói riêng và miền
Ngoài ra ta có các tư liệu và sách của các doanh nhân, nhà ngoại giao, giáo sĩ, y sĩ Tây phương; như R. Purefoy, John White, George Finlayson và John Crawfurd; viết về Sài gòn - Gia Định khi họ viếng thăm nơi này trong khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Tư liệu chính về Sài gòn trong các thập niên đầu thế kỷ 19 trước khi người Pháp đến lập thuộc địa (1859) và phát triển Sài gòn làm trung tâm Nam kỳ là các tác phẩm của Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) viết giữa thế kỷ 19. Petrus Trương Vĩnh Ký là người của thời đó nên ông đã ghi lại các sự kiện, phong cảnh và sinh hoạt đời sống trong các thập niên trước thời kỳ Pháp thuộc. Các quan sát của ông rất có giá trị về lịch sử phát triển thành phố Sài gòn. Ngoài ra các dữ kiện trước thời ông không xa lắm vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 cũng được ông ghi lại bổ sung cho những tư liệu trong chính sử và các nguồn của các tác giả nước ngoài ghi lại khi viếng Sài gòn và
Có thể nói Trịnh Hoài Đức, R. Purefoy, George Finlayson, John White và Petrus Trương Vĩnh Ký đã phác họa cho ta thấy một chân dung mặc dầu không toàn diện chi tiết lắm nhưng đủ để ta hình dung lại hình ảnh về vùng đất Gia Định trong thời kỳ đầu trước khi người Pháp đến.
Bài viết này có mục đích phác họa sự phát triển thành phố Sài gòn về phương diện lịch sử văn hóa và con người vào thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 19. Ngoài những tư liệu đã được biết như của Trịnh Hoài Đức, John Barrow, John White, John Crawfurd và George Finlayson, nguồn tư liệu mới của một thương gia người Anh tên R. Purefoy sẽ được dùng để bổ túc thêm về thông tin liên quan đến đời sống và con người Sài gòn ở đầu thế kỷ 19. Đặc biệt tư liệu của thuyền trưởng John White và bác sĩ người Tô Cách Lan George Finlayson sẽ được để ý và phân tích chi tiết hơn cho thấy đặc tính và hành xử của người Sài gòn đủ mọi giai cấp, nhất là tả quân Lê Văn Duyệt. Chính Charles Darwin, nhà khoa học đề xuất ra thuyết tiến hóa nổi tiếng, đã đọc và dùng tư liệu của Georges Finlayson quan sát về hình dạng và đặc tính của người Sài gòn để làm một trong nhiều dữ liệu chứng minh về nguồn gốc con người trong sách “The Descent of Man” của ông.
1. Sài gòn theo Trịnh Hoài Đức
Theo biên niên sử Khmer, mà Maspéro và Moura đã dịch (18) thì vua Cao Miên Chey Chetta II sau khi lên ngôi và cưới một người con gái của chúa Nguyễn Phước Nguyên năm 1618 có khuynh hướng dùng hậu thuẫn của chúa Nguyễn để đương đầu với Xiêm (Thái Lan). Năm 1623, chúa Nguyễn xin phép vua Chey Chetta II mượn xứ Prei Nokor và Kras Krobey (Sài gòn và Bến Nghé) để mở trạm thuế thương chính và được phép gởi quan đến quản lý thương mại, hành chánh và thu thuế. Điều này chứng tỏ trước đó, ít nhất ở đầu thế kỷ 17, đã có lưu dân người Việt đến định cư trong khu vực gần Sài gòn, chủ yếu là vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai phía gần biển mà Trịnh Hoài Đức đã ghi như sau (1):
“Lúc ấy địa đầu của Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên Hòa) đã có lưu dân của nước ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao Miên rất khâm phục uy đức của triều đình, họ đem nhượng đất ấy rồi kéo nhau tránh đi nơi khác, chẳng dám tranh chấp điều gì.”
Trạm thu thuế này, kho Quản Thảo, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (18) là ở vị trí khu đất chợ Cầu Kho (Quận 1, ngày nay), sát sông Sài gòn cũ (sông An Thông hay rạch Bến Nghé ngày nay) và cạnh rạch Cầu Kho (rạch bắt đầu từ đầu đường Lê Lai chảy dọc đường Nguyễn Trãi ngày nay rồi đổ ra rạch Bến Nghé).
Gia Định thành thông chí có nói:
“Tháng 9 mùa thu năm thứ 11 Mậu Tuất (1658) thời Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế (Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần) vua Cao Miên là Nặc Ong Chăn xâm phạm biên giới. Khâm mệnh dinh Trấn Biên (thời mới khai thác thì những chỗ đầu biên giới gọi là Trấn Biên, ở đây tức Phú Yên ngày nay), Phó tướng quân Yến Vũ hầu, Tham mưu Minh Lộc hầu, Tiên phong Cai đội Xuân Thắng hầu đem 3 ngàn quân đi trong 2 tuần đến thành Mô Xoài của nước Cao Miên, phá thành và bắt vua Nặc Ong Chăn giải về Quảng Bình là nơi hành tại. Vua ra dụ xá tội cho, rồi phong làm Cao Miên quốc vương, luôn phải giữ đạo phiên thần, thường xuyên phải triều cống, không được xâm lấn cư dân ở ngoài biên, rồi sai quan binh hộ tống cho về nước.”
Sử Việt Nam lần đầu tiên nói đến Sài gòn là vào năm 1674 khi Nặc Ông Đài (Neac Ang Chei theo biên niên sử Khmer) đuổi vua Nặc Ông Nộn (Neac Ang Non), tiến xuống chiếm lũy Sài gòn. Nộn cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn (Thái Tông) sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên Phái đem binh đánh, phá vỡ 3 lũy Sài gòn, Gò Bích và Nam Vang. Đài thua và tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ông Thu làm Cao Miên quốc vương ngự trị ở thành Vũng Long (Oudong), còn Nặc Ông Nộn làm phó vương ngự trị ở Sài gòn (18). Nặc Ông Nộn đóng đô ở Sài gòn 15 năm (1674 -1688) đã nhiều lần chiêu mộ lính (chắc là chủ yếu lưu dân Việt, người Minh hương và Chăm) để đánh Nặc Ông Thu ở Cao Miên (Thu dựa vào Xiêm La). Chúa Nguyễn cũng lập đồn dinh Tân Mỹ gần đó năm 1679, coi như một thứ chính quyền bán chính thức ở vùng Sài gòn để hỗ trợ nặc Ông Nộn và bảo vệ lưu dân.
Cũng theo Nguyễn Đình Đầu thì doanh trại và dinh thự của phó vương Nặc Ông Nộn có lẽ là ở vùng từ chùa Cây Mai tới trường đua Phú Thọ trên một dải đất gò cao ráo. Thuyết này có nhiều cơ sở vì vùng quanh chùa Cây Mai, Phú Lâm, trường đua Phú Thọ (và xa hơn nữa đi về phía Bà Hom, An Sơn, Đức Hòa, tỉnh Long An) là những nơi có nhiều di tích khảo cổ, di tích văn hóa định cư của người Khmer được tìm thấy nhiều hơn những nơi khác ở gần sông Sài gòn như vùng Tân Kiểng, thành Ô ma. Và người Khmer theo phong tục tôn giáo của họ thì vua chúa đều xây đền thờ, chùa trên gò cao (như gò Cây Mai) chung quanh là ao hồ, tượng trưng cho núi Meru nơi các thần linh ngự trị giữa đại dương. Vì thế nơi phó vương trú đóng là phải ở gần gò Cây Mai. Riêng khu trường đua Phú Thọ, nhà khảo cổ Pháp Malleret cho biết từ các không ảnh chụp trong thập niên 1930 có thể thấy các đường chạy cắt nhau như bàn cờ. Đấy có thể là vết tích của một khu định cư cổ xưa còn nhận dạng được. Cũng theo Malleret thì có thể cung điện này mà người Việt gọi là “Tây cung” (cung điện phía tây) gần Chợ Lớn để phân biệt với thành Sài gòn ở Bến Nghé phía đông, và từ “Tây Cung” sau này để chỉ Chợ Lớn mà người Hoa gọi là “Xigong” phát âm gần với từ Sài gòn.
Trịnh Hoài Đức nói về vùng đất Sài gòn trong giai đoạn này:
“Gia Định (tức đất Sài Gòn) nguyên xưa có nhiều ao chằm rừng rú, thuở vua Thái Tông (Nguyễn Phước Tần, 1648-1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng phẳng rộng rãi, tức là chỗ chợ Điều Khiển ngày nay, xây cất đồn dinh làm chỗ cho quan Tổng tham mưu cư trú, lại đặt dinh Tân Thuận, tức nay là Lân Tân Thuận, có cất nhà thự cho các quan Giám quân, Cai bộ và Ký lục ở, lại có quân trại hộ vệ, ngăn ra từng khu rào, ngoài ra thì cho dân trưng chiếm chia lập làng xóm phố chợ” (1).
Lân Tân Thuận ở khoảng xóm chợ Đũi trên đường Nguyễn Trãi ngày nay. Chợ Điều Khiển ở vị trí ngã ba đường Nguyễn Trãi và Nam Quốc Cang ngày nay và đồn Tân Mỹ ở vùng sau này là thành Ô Ma mà Pháp thiết lập (18).
Trịnh Hoài Đức cũng có tả về một thắng cảnh khác ở vùng Sài gòn: Mai khâu (Gò Cây Mai):
“Ở về phía nam cách trấn thành 13 dặm rưỡi, gò đất nổi cao, có nhiều cây nam mai thân cỗi nghiêng ngang, nhưng khi trổ hoa nở không bung xòe trắng tinh rạng rỡ, cánh hoa vẫn còn úp túm giữ mùi thơm. Thứ hoa này vốn bẩm linh khí mà sinh ra, không thể dời trồng ở nơi khác được. Trên có chùa Ân Tông, đêm tụng kinh, chiều giộng chuông, âm thanh tản mạn trong mây khói, giống như đang ở giữa thế giới núi Linh Thứu của Phật. Lại có suối trong chảy quanh chân núi, các du nữ chiều mát quẫy mạnh mái chèo đi hái sen; gặp khi trời đẹp, văn nhân thi sĩ mang bầu rượu leo từng bậc cấp lên đây ngâm vịnh dưới gốc hoa ở đầu gò, câu chữ nồng nàn, thật là một thắng cảnh cho người du lãm.
Nơi đây, ngày xưa là chỗ chùa tháp đất Phật của nước Cao Miên, nền móng xưa còn thấy rõ. Năm Bính Tý (1816) niên hiệu Gia Long thứ 15, có nhà sư sửa sang lại chùa và đã đào lấy được nhiều gạch lớn, ngói xưa, và cả 2 miếng vàng lá hình vuông, mỗi bề hơn 3 phân, mỗi miếng nặng 3 đồng cân, trên mặt chạm hình cổ Phật kỵ tượng (Phật cưỡi voi), có thể đây là cái vật của Hồ tăng dùng để trấn tháp đó chăng ?” (1)
Chùa trên gò Cây Mai, Mai khâu tự hay Mai Sơn tự, còn được gọi là chùa Cây Mai. Gò cây Mai là nơi mà nhiều văn nhân như Trịnh Hoài Đức trong nhóm “Bình Dương thi xã” ở cuối thế kỷ 18 và sau này nhóm “Bạch Mai thi xã” của Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Hồ Huấn Nghiệp, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa…đến thưởng ngoạn. Khi Pháp đến Sài gòn, họ chiếm chùa làm đồn để làm phòng tuyến tấn công đồn Kì Hòa. Ngày nay là trại quân đội ở đường Hồng Bàng, vết tích chùa không còn, chỉ còn một gốc cây mai trong trại. Chùa Cây Mai khác với chùa gần đó gọi là chùa Gò. Địa điểm chùa Gò ngày nay là Phụng Sơn Tự, trên đường 3 tháng 2, Quận 10. Theo Charles Lemire (24) vào năm 1869 (chỉ vài năm sau khi Pháp chiếm Sài gòn), lúc ông đến gò Cây Mai trong chuyến viếng thăm Sài gòn-Chợ Lớn thì từ trên gò Cây Mai, có thể nhìn thấy các ruộng lúa trải dài dọc theo rạch Tàu Hủ, cánh đồng mã, chiến tuyến đồn Kì Hòa, cách đồng và rừng Gò Vấp, cho đến tận núi ở Tây Ninh, với khoảng cách ba mươi dặm. Ông tả cảnh ở gò Cây Mai như sau:
“Khoảng 15 phút từ Cholen (Chợ Lớn), trên đường đi Mitho (Mỹ Tho), là đồn Cây Mai. Một lối đi, hai bên trồng cây keo (acacia), dẫn chúng tôi đến chân một ngọn núi nhân tạo, trong một cảnh quan tuyệt diệu; một ngọn suối nhỏ chảy róc rách đến chân một bậc thang làm bằng đá; ba cửa vòng cung, một còn nguyên vẹn, tạo thành cổng vào đồn, trong đồn người ta thấy trên đỉnh gò là một chùa tám cạnh có tháp chuông; bên cạnh đó là cây cọ (palmier à sucre) và đặc biệt là Cay-mai, một loại cây họ mận (prunier rhéédia), có hoa thơm, mà ngày xưa không ai được sờ đụng nếu không phải bị tội tử hình. Những hoa này được tiến cung dâng vua, và được dùng để ướp trà cho vua.
Những vị sư ở đây giữ chùa và cây mai này. Nơi đây là điểm hành hương của nhiều tín đồ. Một viên quan bậc lớn người An Nam, vị tổng trấn Sài gòn và tác giả Gia-dinh thong chi, đã tả cho chúng ta một cảnh rất ý nhị. Đây là một đại diện tiêu biểu của thơ người An
Cũng theo Lemire thì người Việt cho đến đầu thế kỷ 19 vẫn còn gọi thành phố Cholen (Chợ Lớn) là Sài gòn và vùng đa số cư dân người Việt ở cạnh sông Sài gòn (Tân Bình) lúc đó là Bến Nghé hay Bến Thành (tức bến cạnh thành Phiên An). Nhưng người Pháp đã nhầm lẫn gọi cả khu vực là Sài gòn, mà chủ yếu tập trung vào khu trung tâm gần thành (citadelle).
Theo Petrus Trương Vĩnh Ký (3), trước 1680, Sài gòn chỉ là một làng Khmer nhỏ. Năm 1680, Sài gòn là địa điểm của vua thứ hai Khmer, vị vua chính ở Gò Bích (bên Cambodge). Đây cũng là thời gian mà hai tướng nhà Minh dẫn 3000 quân, cùng gia đình của họ trên 60 thuyền đi từ Nam Trung quốc vào lập nghiệp sau khi được chúa Nguyễn cho phép. Trong hai vị tướng chỉ huy, một vị tướng là Trần Thượng Xuyên dẫn một đoàn đến Cù Lao phố (Biên Hòa) và một là Dương Ngạn Địch đi xuống Mỹ Tho lập nghiệp.
Vài năm sau, vị vua Khmer ở Sài gòn, vì nằm ở giữa 2 đạo quân nhà Minh cảm thấy bị đe dọa nên đã báo chúa Nguyễn là các quân nhà Minh có ý làm phản (sau khi phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn giết Ngạn Địch và mưu đồ cát cứ làm phản). Chúa Nguyễn gởi tướng Mai Vạn Long vào đánh thắng quân Hoàng Tấn ở Mỹ Tho. Sau đó cùng với Trần Thượng Xuyên ở Cù Lao Phố và Nặc Ông Nôn tiến lên Gò Bích (Oudong) đánh vua Nặc Ông Thu (1688). Trong cuộc hành quân này, Nặc Ông Nộn chết. Con Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm lên thay làm phó vương ở Sài gòn. Năm 1697, Nặc Ông Nêm về Oudong vì được nặc Ông Thu gả con gái và hy vọng sẽ lên thay Ông Thu làm vua Cao Miên sau khi Ông Thu mất. Từ năm đó, chức phó vương ở Sài gòn không còn nữa.
Năm sau (1698), chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, chính thức hóa cai trị vùng đất mới mà trên thực tế phó vương Cao Miên chỉ đứng tên, quyền hành và hành chánh thực sự nằm trong tay chúa Nguyễn. Gia Định thành thông chí viết như sau:
“Mùa xuân năm thứ 8, Mậu Dần (1698) thời Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Chu), triều đình sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu họ Nguyễn (Hữu Cảnh) sang kinh lược đất Cao Miên, ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh lập ra chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai trị. Về vệ thuộc thì có hai ty Xá, Lại để làm việc, quân binh thì có tinh binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ. Ngàn dặm đất đai, dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn xã phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở Trấn Biên được quy lập thành xã Thanh Hà, còn ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi cho phép vào hộ tịch.”
“Mùa thu năm thứ 9, Kỷ Mão (1699), triều đình tra xét bắt đạo Hoa Lang, phàm nhân dân ta ai có đạo thì phải bỏ để trở lại làm dân bình thường, lấy nhà tu làm nhà ở, lại còn đốt sách vở của đạo ấy, còn người phương Tây thì buộc họ phải về nước.
Tháng 8 mùa thu năm thứ 18, Mậu Tý (1708), triều đình phong cho người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông là Mạc Cửu làm Thống binh Hà Tiên.”
(…)
Tháng 6 mùa hạ năm thứ 17, Giáp Tuất (1754), chia quân Gia Định ra làm hai đạo, Nghi Biểu hầu đem kỳ binh từ sông Bát Đông tiến phát, quân đến đâu địch thua đến đó, rồi đến Tần Lê Bắc ra sông lớn hội cùng chính binh Tiền Giang của Thiện Chính hầu ở đồn Lò Yêm. Bốn phủ Xoài Lạp (Soi Rạp), Tầm Đôn, Cầu Nôm và
Mùa xuân năm thứ 18, Ất Hợi (1755), đại binh của Thiện Chính hầu đã về trước ở đồn Mỹ Tho, rồi lệnh cho người Côn Man Thuận Thành phải bỏ vùng Ca Khâm đem hết bộ lạc xe cộ xuống đồn trú ở Bình Thanh, tinh tráng hơn vạn người, khi đến đất Vô Tà Ân liền bị hơn một vạn binh của Cao Miên thừa cơ tập kích, quân Côn Man sức yếu thế cô, liền đem hết xe chất thành lũy và một lòng chống giữ, mặt khác cho quân đi cấp báo. Thiện Chính hầu vì ao đầm ngăn trở nhất thời khó bề cứu viện ngay được, chỉ Nghi Biểu hầu dẫn 5 đội tùy quân đến ứng cứu, quân Cao Miên nghe hơi đã phải rút lui. Nghi Biểu hầu đón hơn 5000 dân Côn Man cả nam lẫn nữ về trú dưới chân núi Bà Đinh (Đen) rồi hạch tấu Thiện Chánh hầu về tội làm hỏng quân cơ, rút quân thiếu kỷ luật, bỏ rơi người mới quy phụ, không cứu viện - để quân giặc bắt đi. Tấu được dâng lên, triều đình cho tra xét rồi giáng Thiện Chánh hầu xuống làm Cai đội, thu quyền Thống suất, ra lệnh cho Cai đội Du chính hầu Trương Phúc Du làm Thống suất, dùng người Côn Man dẫn đường để tiến đánh Cầu Nôm và Nam Vang và giết được một số Ốc nha. Vua nước ấy quá sợ nên phải chạy sang nương thân vào Đô đốc Tông Đức hầu Mạc Thiên Tứ ở trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ thay lời tâu rằng: Việc ấy do biên tướng Cao Miên là Chiêu trùy Ếch đàn áp người Côn Man, vua nước ấy xin chịu nhận tội.
Năm thứ 19, Bính Tý (1756). Quốc vương Cao Miên là Nặc Ông Nguyên xin hiến đất hai phủ Tầm Đôn và Xoài Lạp (Soi Rạp) để chuộc tội, đồng thời xin cống nạp lễ vật còn thiếu ba năm trước đó.”
(Gia Định thành thông chí)
Người Côn Man Thuận Thành (Chiêm Thành) đây là chỉ người Chăm ở Bình Thuận và ở vùng đất thuộc Cao Miên trong xứ Gia Định-Đồng Nai. Như vậy vùng đất Sài gòn-Gia Định vào giữa thế kỷ 18 đã có người Chăm, lưu dân Việt, Hoa và người Khmer cư ngụ cùng với những người bản xứ, chủ nhân cũ của miền Sài gòn, Biên Hòa, Gia Định, Bà Rịa và Cần Giờ: người Mạ và người Stieng.
Trịnh Hoài Đức mô tả một thắng cảnh chùa Gíác Lâm gần thành Sài gòn như sau (1):
“Ở trên gò Cẩm Sơn, cách lũy Bán Bích về phía tây 3 dặm, gò chùa nầy như đống vàng bỗng nổi lên giữa chỗ đồng bằng trải thẳng cả trăm dặm, giống như tựa bình phong, đội nón, mở trướng, trải thảm, rộng 3 dặm, cây to thành rừng, hoa núi dệt gấm, sớm chiều mây khói bốc lên quấn cuộn, tuy nhỏ nhưng lý thú. Mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời Thế Tông năm thứ 7, người xã Minh Hương là Lý Thụy Long quyên của xây dựng chùa trang nghiêm, cửa thiền u tịch, đến ngày Thanh minh, Trùng cửu nhàn hạ, thi nhân du khách kết đoàn 5, 3 người đến đây mở tiệc thưởng hoa, nâng chén quỳnh mà ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa đời thường, bụi bặm xa cách ra ngoài tầm mắt, thật là một nơi đáng du lịch và thưởng ngoạn. Gần đây có Viên Quang đại lão hòa thượng đời thứ 36 thuộc phái Lâm Tế chính tông, mật hạnh kiên trì, trải từ tuổi nhỏ cho đến khi già, kiên trì tu hành ngày càng tinh tấn, lại có tính yêu cảnh sương khói suối khe, ít khi để chân đến chốn thị thành huyên náo. Từ khi ông đến đây dừng trụ trong núi dứt phiền não, dưới rừng lộ chùa chiền. Năm Gia Long thứ 16 (1817) ông mở đại giới đàn, từ đó thiện nam tín nữ đến quy y rất đông, mà sơn môn lại thêm phần khởi sắc.”
Và chợ Tân Kiển (hay chợ Quán):
“Cách trấn về phía nam hơn 6 dặm, phố chợ rất đông đúc, thường năm đến ngày Nguyên đán có tổ chức chơi đu tiên vân xa, đáng gọi là một chợ lớn. Từ trước, đến cuối năm thường có chém tù ở đây. Cách sông ở bờ phía đông, ngày trước có người Cao Miên là Nặc Đích theo Nặc Tha đến, cắm dùi sống luôn ở đấy, y bèn làm cầu ngang qua sông để thông đến chợ, gọi là cầu Nặc Đích, sau trải qua loạn lạc nên hư hỏng. Đầu phía tây đường lớn có đồn bắt trộm cướp đóng giữ.
Ngày 25 tháng giêng năm Canh Dần (1770) đời Duệ Tông (Định vương Nguyễn Phúc Thuần), sau khi bình định, có con hổ dữ vào nhà dân ở phía nam chợ, nó gầm rống rất dữ, dân quanh vùng đều hoảng sợ, họ báo với đồn dinh để phái quân vây bắt. Sau phải triệt hạ phòng ốc, làm nhiều lớp hàng rào bao quanh, nhưng con hổ rất dữ, không ai dám đối đầu. Qua ngày thứ 3, có thầy tu đi vân du là Hồng Ân cùng đồ đệ là Trí Năng xin vào đánh cọp. Hồng Ân cùng hổ quần thảo một hồi, hổ bị côn đánh rát quá, nhảy núp vào lùm tre, Hồng Ân đuổi nà theo, hổ bị dồn ngặt nên cự trở lại với Hồng Ân.
Hồng Ân lui chân té xuống mương nhỏ, bị hổ tát thọ thương. Trí Năng tiếp viện đánh trúng đầu, hổ chết dưới làn côn, nhưng Hồng Ân bị thương nặng nên cũng mất liền khi ấy. Người ở chợ cảm nghĩa đem xác Hồng Ân chôn tại chỗ đấy rồi xây tháp, nay vẫn còn.”
Về văn hóa, trong giai đoạn này cũng bắt đầu phát triển và có những đặc thù riêng biệt phản ảnh tinh thần ở vùng đất mới. Gia định thành thông chíviết về người Sài gòn như sau: "Gia định ở về địa vị Dương Minh, nhiều người trung dũng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, dầu là hàng phụ nữ cũng thế".
Văn học có Nguyễn Đình Chiểu làm truyện “Lục Vân Tiên” ở Sài gòn nói lên đạo đức nghĩa tiết của con người lục tỉnh. Sách dạy chữ nho đặc biệt "Minh tâm bửu giám", không có trong chương trình thi cử, được soạn ra và trở thành cuốn sách gối đầu giường của miền Lục tỉnh. Sách hướng về ứng dụng thực tế tập hợp những trích đoạn của những sách Nho, Lão, Phật gồm những câu nói đạo đức, triết lý nhân sinh nhằm rèn luyện bồi dưỡng đức hạnh hướng dẫn việc ứng xữ hàng ngày (19). Sách phản ảnh triết lý bao dung và tinh thần phóng khoáng thực tế của con người đất Sài gòn-Gia Định.
Trường học nổi tiếng đất Sài gòn - Gia Định vào thế kỷ 18 là trường của nhà giáo Võ Trường Toản ở Hòa Hưng. Học trò của ông có nhiều người được ghi danh trong văn học như Trịnh Hoài Đức, ông nghè Chiêu, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh còn lập ra "Bình Dương thi xã", các hội viên thi xã thường gặp nhau ở khu vực chùa Cây Mai và xã Minh hương vùng đất Sài gòn làm thơ phú lấy hứng thú từ cảnh vật chung quanh lúc đó vẫn còn thiên nhiên hoang dại với cây nước, ao hồ, gò cao và chim thú...
Bài vịnh Cổ Gia Định bằng chữ Nôm (có lẽ là của Ngô Nhân Tĩnh) nói về cảng Sài gòn, nơi tàu các nước đến, như sau (19)
"Thuyền bắc nam lui tới
Ghe đen mũi, ghe vàng mũi, ra vào coi lòa nước Người đông tây qua lại, Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời"
Có mặt người Việt, Hoa, người Âu, và cả người Phi châu hay Ấn độ da đen nữa:
"Lũ Tây dương da trắng bạc
Mồm giớn giác, miệng xếch xác, hình vóc khác Quân Ô rồ mặt đen thui Thể lọ nồi, đầu quấn rít, miệng trớt môi, In thiên bồng, thiên tướng, thiên lôi"
Sau cuộc khởi nghĩa Tây Sơn năm 1772 ở Bình Định, chúa Nguyễn Ánh cùng thân quyến chạy vào Gia Định - Đồng Nai - Sài gòn lánh nạn vào năm 1774. Chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn trở nên gay gắt và Nguyễn Ánh phải nhiều lần bỏ đất Sài gòn bôn ba ra các đảo và sang Xiêm La. Năm 1789, sau khi chiếm lại Sài gòn, Gia Long cho xây thành bát quái với sự trợ giúp của một viên sĩ quan hải quân người Pháp, Victor Olivier de Puymaniel, thiết kế thành theo kiểu Vauban ở Âu châu. Đá ong xây thành được lấy từ Biên Hòa (2). Về phía đông bắc Sài gòn (Biên Hòa) và bắc Sài gòn (Thủ dầu một, Bình Dương, Tây Ninh) lúc này là đất của người Mạ và người Stieng. Họ vẫn còn cư ngụ rất đông mà người Việt và sau này người Pháp gọi họ là “mọi”. Ở Sài gòn cũng có một đường người Pháp gọi là “rue des Moïs” (đường người Mọi, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu).
Trong năm 1823, theo John Crawfurd khi ông đến Sài gòn thì hôm 31/10/1823, sau khi được hội kiến với tổng trấn Gia Định trước khi tổng trấn ra Huế trình với vua về việc đoàn sứ giả Anh do Crawfurd cầm đầu đến Sài gòn, một buổi trình diễn giải trí sau đó đã được tổ chức trong nguyên ngày với nhiều triển lãm và trình diễn. Trong số khán giả Crawfurd thấy có 8 người ít ăn mặc và diện mạo hoàn toàn khác với những người chung quanh. Vị tổng trấn cho họ mỗi người một bộ quần áo và nói cho Crawfurd biết là những người này mới chính là những thổ dân đích thực của miền
2. Sài gòn và đàng trong theo quan sát của John Barrow (1792-1793)
Người nước ngoài đầu tiên đến và viết lại nhiều tư liệu giá trị về Sài gòn và đàng trong vào thế kỷ 18 là John Barrow. Năm 1792, thuyền trưởng người Anh John Barrow đi từ Anh, qua Ba Tây (Nam Mỹ), ghé Nam Phi, Java và cuối cùng đến vùng đất mà ông mô tả là Cochinchina thuộc Đàng Trong từ Sài gòn miền Nam đến Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, ở Trung phần (12). Ông đến trong năm 1792-1793 vào lúc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đang diễn ra kịch liệt. Sài gòn đang nằm trong tay Nguyễn Ánh, trong khi Huế và Đà Nẵng dưới sự ngự trị của vua Quang Toản.
Vì thế, như ông viết, không lạ gì mà khi từ Sài gòn ra Đà Nẵng năm 1793 đoàn tàu Anh của ông đã gây lo âu và nghi ngờ từ triều đình Tây Sơn “mà người bạn Bồ Đào Nha của chúng ta, Manuel Duomé, đã dùng để làm lợi thế cho ông ta và không bị cản trở đứt đoạn sự buôn bán độc quyền và rất lợi mà ông ta đã có từ nhiều năm qua với những người dân ở xứ này”.
Hình 1: Cảnh một kịch hát ở Đàng Trong (theo John Barrow, 1792)
Qua tư liệu hồi ký của một sĩ quan Pháp tên là Barissy phục vụ cho Nguyễn Ánh, John Barrow đã tóm tắt tình hình lịch sử từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đến lúc Nguyễn Huệ lên ngôi và đánh bại quân Thanh ở Đông Kinh (Thăng Long) và sau đó Nguyễn Huệ được vua Càn Long nhà Thanh mời sang Bắc Kinh để được tấn phong vua ở Đàng ngoài. Trong khi đó Nguyễn Ánh được Bá Đa Lộc (évêque d’Adran) và các giáo sĩ (như 1 giáo sĩ tên Paul) và giáo dân giúp đỡ lánh nạn Tây Sơn ở miền
Hình 2: Một nhóm người ở Đàng Trong tụ tập chơi một trò chơi (theo John Barrow, 1792).
Qua cố vấn của giám mục Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh đã mua lại và mướn người cho hạm đội đủ loại tàu này, trang bị chúng nhanh chóng để mong sẽ đánh úp thình lình vào vịnh Qui Nhơn lúc Tây Sơn không nghĩ là sự kiện này có thể xảy ra. Nhưng sự tấn công vào Qui Nhơn không thành, Nguyễn Ánh phải bỏ chạy lại vào Sài gòn, sau đó bị rượt đuổi phải trốn ở đảo “Poulo wai” trong vịnh Thái Lan, sau đó chạy qua Siam để lánh nạn. Không bao lâu, Nguyễn Ánh cũng phải rời
Hình 3: Cúng trái cây cho thần (theo John Barrow, 1792)
Hạm đội Pháp trên đường đến Cochinchine ghé vào Pondichery (một nhượng địa của Pháp ở Ấn Độ, nơi mà nhiều người Ấn sau này đến Sài gòn và Việt
(chú thích:
3. Sài gòn theo quan sát của R. Purefoy (1800-1807)
Đầu thế kỷ 19, trong các năm 1800 đến 1807, ông R. Purefoy đến Sài gòn để buôn bán. Năm 1826 viết lại về vùng Sài gòn trong tập san Á châu vùng Ấn và phụ cận, ông cho biết (22) như sau:
“Sài gòn chính thật ra, hay như người bản xứ phát âm, Thai Gone, nằm ở phía trên một nhánh nhỏ của con sông, khoảng tám hay mười dặm Tây Bắc của Bến Nghé, là cảng chính của thương mại. Thành phố này lớn đáng kể, được xây chủ yếu bằng gạch: nơi đây là các nhà thương gia chủ yếu của đất nước này cư ngụ.
Người Bồ Đào Nha ở Macao đã giao thương độc quyền ở cảng này từ nhiều năm trước 1800, nên khi một tàu Anh đến đây từ Madras, sự ghen ghét của họ dao động lên cao đến độ họ viết thư lên tổng trấn Sài gòn nói là họ coi họ mang nhiều ơn lớn với ngài vua đàng trong nên báo cho ngài biết về sự nguy cơ to lớn khi cho phép những tàu người Anh vào bất cứ cảng nào trong xứ, và bảo đảm với ngài là người Anh đến dựng cớ là thương mại nhưng kỳ thực là học biết thông tin về nước này để làm dễ dàng sau này ý định xâm chiếm, và trong dịp này họ cũng nói về những thuộc địa của chúng ta ở Ấn Độ. Con trưởng của nhà vua lúc đó là tổng trấn Sài gòn; ông ta không để ý gì đến bức thư này; rõ ràng ông ta thấy là các tác giả bức thư chỉ có các động cơ tư lợi riêng, bởi vì họ chẳng mang ra được chứng cớ gì về những điều họ nói, và trong lúc tra hỏi ở hội đồng họ đã có ý trái nghịch lẫn nhau.
Vị hoàng tử này, là một người trai trẻ thông minh, nói tiếng Pháp lưu loát, đã được mang qua Pháp khi còn nhỏ bởi giám mục D’Adran, một phần được giáo dục ở Paris. Ông ấy mất vì bị bệnh đậu mùa năm 1802.”
(chú thích: như vậy Sài gòn, bắt nguồn từ một từ phát âm ra “Thai Gone”, thật sự là chỉ thành phố Chợ Lớn ngày nay)
Ông Purefoy viết tiếp:
“Những sản phẩm chính của tỉnh này là trầu (betel-nut) gồm ba loại, đỏ, trắng và một loại nhỏ, mà ở Trung Quốc có nhu cầu rất lớn, đường, gạo, tiêu, quế, bạch đậu khấu (cardamom), lụa, vải, sừng tê giác và nai, thỏi vàng và bạc, ngà voi, và cá khô với số lượng lớn hàng năm được nhập vào Quảng Đông và các cảng khác ở Trung Quốc. Đồng Nai cũng sản xuất gỗ rất tốt để đóng tàu, gọi là ‘shaou’ (sao), một loại gỗ tếch (teak), rất giống gỗ cây sồi Anh (English oak), một loại gỗ khác nữa giống như gỗ cây tần bì (ash), được dùng làm mái chèo thuyền để xuất khẩu, và cột gỗ thông và mù u, rất tốt để làm cột thuyền và sân thuyền; nhựa đen (tar), nhựa vàng (dammar), dầu từ cây (wood oil) có thể thêm vào danh sách trên. Năm 1801, lượng trầu xuất khẩu đạt tới 135000 peculs (1 pecul hay tạ Trung quốc tương đương với 68kg).
Lương thực rất rẻ ở cảng Sài gòn, nơi đây có bán ba loại gạo, gạo trắng, gạo đỏ và gạo đen; hai loại gạo sau được nghe nói là có đặc tính bổ tốt cho sức khỏe. Họ sấy thịt heo ở đây bằng một quá trình bí mật, làm thịt heo khô có thể được mang lên tàu và dự trữ được rất lâu.…“
Điều này cho thấy vùng Sài gòn và các tỉnh chung quanh như Đồng Nai rất sung túc về sản phẩm nông nghiệp, hải sản và lâm nghiệp. Từ Sài gòn (tức Chợ Lớn) hàng hoá được thông thương buôn bán với các nước ngoài và xuất khẩu rất nhiều đi các nơi.
Tham Khảo
(1) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, Nxb Đồng Nai,
http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/giadinhthanh-thongchi%5Bp3%5D.pdf
(2) Anatole Petiton, La Cochinchine française: la vie à Saïgon, notes de voyage, Éditeur : Impr. de L. Danel (
(3) Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs, conférence faite au collège des interprètes par M. P. Truong Vinh Ky,
Éditeur : Impr. coloniale (Saïgon), 1885.
(4) Les colonies françaises: notices illustrées / publ. par ordre du sous-secrétaire d'état des colonies sous la dir. de M. Louis Henrique, Quantin (Paris), 1889-1890.
(5) Trần Ngọc Quang, Sài gòn và những tên đường xưa, http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tngocquang-Sài gòntenduongxua.pdf.
(6) Vương Hồng Sển, Sài gòn năm xưa, 1992, Nxb Trẻ
(7) John Crawfurd, Journal of an embassy from the governor of
(8) John White, A Voyage To Cochin China; by John White, Lieutenant in The United State Navy,
n15/mode/2up
(9) Nguyễn Công Tánh, Thay đổi tên đường của Thành Phố Sài Gòn
từ năm 1928 đến năm 1993,
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?1895-L%E1%BB%8Bch-S%E1%BB%AD-Sài gòn
(10) Hình ảnh, tư liệu, http://belleindochine.free.fr/Sài gòn1882.htm
(11) Albert Morice, Voyage en Cochinchine pendant les années 1872-73-74, par M. le Dr Morice, H. Georg (
(12) John Barrow, A voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793: containing a general view of the valuable productions and the political importance of this flourishing kingdom, T. Cadell and W. Davies in the Strand,
(13) Jules Blancsubé, Notes sur les réformes les plus urgentes à apporter dans l'organisation des pouvoirs publics en Cochinchine (Signé : Jules Blancsube [31 Décembre 1878]), Impr. de Ve Remondet-Aubin (Aix), 1879.
(14) Réveillère, Paul-Émile-Marie (dit Paul Branda), Ça et là. Cochinchine et Cambodge. L'âme khmère. Ang-Kor. Troisième edition, Fischbacher (Paris), 1887.
(15) P. Midan, La Pagode des clochetons et la pagode Barbé, contribution à l'histoire de Saïgon-Cholon, Impr. de l'Union Nguyên-van-Cua (Saïgon), 1934.
(16) Excursions et reconnaissances, No. 4, Imprimerie du gouvernement, Saïgon, 1880. http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5747850m.image.hl.r=Wang-Tai.f5.langEN.pagination
(17) J. Bouchot, Sài gòn sous la domination cambodgienne et annamite, Bulletin de la Société des études indochinoises, année 1926, 1926 (Nouv Ser,T1), pp. 3-82, Société des études indochinoises (Saïgon).
(18) Nguyễn Đình Đầu, Địa lý lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, trong “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb Tph Hồ Chí Minh, 1987, Quyển I, trang 125-231.
(19) Trần Văn Giàu, Lược sử thành phố Hồ Chí Minh, trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb Tph Hồ Chí Minh, 1987, Quyển I, trang 235-420.
(20) Josiah Conder,
condrich#page/
n11/mode/2up
(21) George Finlayson, The mission to Siam and Hue the capital of Cochin China in the years 1821-2, London, John Murray, Albemale Street, 1826.
n7/mode/1up
(22) R. Purefoy, Cursory remarks on Cochin-China, The Asiatic journal and monthly register for Bitish India and its dependencies, Vol. 22, pp. 143-147, pp. 652-655
(23) Charles Darwin, The Descent of Man: and selection in relation to sex, John Murray,
(24) Charles Lemire, Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l'itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne, Challamel aine,
| ||||||||||||||||
Nguyễn Đức Hiệp | ||||||||||||||||
*****
|
Tuesday 24 September 2013
Sài Gòn-Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 1 (Nguyễn Đức Hiệp - Văn Chương Việt)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment