Tiếng Việt vốn trong sáng mà
Nhiều năm nay nhiều người thường nói tới chuyện giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, coi đó như một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam. Công việc ấy dĩ nhiên rất tốt đẹp, nhưng thừa nhận điều đó cũng là thừa nhận tiếng Việt có nguy cơ không trong sáng. Cho nên ở đây có một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn đan xen vào nhau cùng được đặt ra, ví dụ tiếng Việt có nguy cơ không trong sáng không, điều gì dẫn tới nguy cơ ấy, làm sao ngăn chặn nguy cơ ấy, thậm chí có thể cắc cớ mà hỏi rằng thế nếu tiếng Việt không trong sáng thì có hại gì cho văn hóa Việt Nam, hay thế nào là trong sáng và thế nào là không trong sáng vân vân, tóm lại đều là những câu hỏi thuộc loại có thể gây ra các cuộc tranh cãi dễ bắt đầu mà khó kết thúc. Nếu đây chỉ là chuyện lý luận thì hạng thảo dân như tôi có thể để mặc cho các học sĩ quốc doanh và tư nhân tranh cãi với nhau đến lúc nào kết thúc (hay không kết thúc được thì kết thúc), nhưng nó lại có khía cạnh thực tiễn nên không thể không lạm bàn tí ti. Bởi nếu chẳng may tôi có vợ, chẳng may kế đó lại có con, chẳng may đứa con ấy lớn lên biết chữ ra tiệm internet chát chít quen tay quen mồm lại về nói chít con òi (hay roài gì đó) ba oi, con chưa đóng xiền học thim mun tiếng Dziệt thì không khéo tôi lại phải học thêm thứ nội ngữ độc đặc ấy mới hiểu mà đưa tiền cho nó học thêm môn tiếng Việt và để các kênh thông tin trong gia đình vận hành được thông suốt. Hoặc giả có một blogger nữ nào vào đây comment linh tinh, tôi bực mình không nhẫn nại được xóa đi, cô ta lại vào sừng sộ tại sao em còm (comment) mà anh lại rờ mu (remove) em thì đúng là xấu xa không biết để đâu cho hết, mà lúc ấy làm sao còn bịt được miệng người thiên hạ. Cho nên tiếng Việt có nguy cơ không trong sáng hay không quả là chuyện không thể không bàn vậy.
Nhưng tiếng Việt tự thân nó vốn rất trong sáng mà.
Nhìn từ các phương diện là công cụ tư duy, công cụ giao tế, công cụ thông tin (nếu nói tời phương diện là công cụ lưu trữ thì phải kể thêm chữ viết), tiếng Việt hiện nay đều có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của người sử dụng đồng thời có khả năng vươn lên đáp ứng các nhu cầu mới. Nói một cách chung nhất, tiếng Việt hiện đủ cho người sử dụng trình bày cặn kẽ cũng như che giấu kín mít suy nghĩ của mình, đủ cho họ nói rất nhiều mà không nói gì cả cũng như nói rất ít mà truyền đạt rất nhiều, đủ cho họ phức tạp hóa một vấn đề rất đơn giản cũng như đơn giản hóa một vấn đề rất phức tạp, đủ cho họ chối từ kiểu ưng thuận cũng như ưng thuận kiểu chối từ, đủ cho họ khen mà chê cũng như chê mà khen, đủ cho họ đốp chát thô bạo cũng như xỏ xiên thâm thúy, tóm lại nó đã có một kho từ ngữ phong phú cho phép người sử dụng nói từ chuyện thiên văn địa lý tới sự Đông Tây kim cổ, ca tụng hay mạt sát, chửi lộn hay làm thơ. Ngay các phương ngữ cũng thực hiện được các chức năng ngôn ngữ nói trên, ví dụ khi vì ngữ âm mà phương ngữ Nam Bộ dùng từ gầy với ý nghĩa gầy dựng thì từ ốm được dùng để thay cho gầy, rồi kế đó có từ đau hay bịnh (bệnh) để thay cho từ ốm trong phương ngữ Bắc. Hay khi không phân biệt được rạch ròi bác và bát (Bác Ba ăn ba bát cơm) thì nó dùng từ chén thay cho bát, và khí cụ dùng để uống nước được gọi là ly… Sự phân bố ngữ âm – từ vựng luôn hướng tới giữ gìn tính thống nhất hoàn chỉnh của toàn hệ thống ngay cả ở từng phương ngữ như vậy đã đảm bảo cho tiếng Việt thực hiện thông suốt các chức năng tư duy, thông tin và giao tế, một ngôn ngữ như thế mà không được gọi là trong sáng thì thế nào mới là trong sáng hả trời?
Bên cạnh đó, ngoài khả năng phản ảnh – thông tin, tiếng Việt còn hàm chứa một khả năng biểu cảm rất to lớn. Hình như trong Nỗi oan Thì Là Mà Giáo sư Nguyễn Đức Dân có kể lại một câu chuyện có thật rất tiêu biểu về chữ thì, đại khái là có vài phụ nữ trong Đại sứ quán một nước Đông Âu nào đó ở Hà Nội ra chợ Đồng Xuân mua sắm, các mẹ tiểu thương nhà ta thấy họ to béo xồ xề bèn bàn tán dè bỉu, thấy không có phản ứng gì lại cho rằng họ không biết tiếng Việt càng yên tâm phóng tứ chê bai, không ngờ lát sau mua hàng xong ra về một người trong bọn ngoảnh lại buông một câu không những rất chuẩn về ngữ âm mà còn chính xác về từ vựng và tinh tế về phong cách làm cả chợ bật ngửa “Vâng, các bà THÌ đẹp”. Chỉ một ví dụ ấy cũng đủ để thấy tiếng Việt rất trong sáng trên phương diện biểu cảm, muốn cay độc thì cay độc, muốn mát mẻ thì mát mè, người nói muốn thế nào là người nghe hiểu thế ấy, không thể lẫn lộn mù mờ được.
Tuy nhiên trong lịch sử tiếng Việt đã phát triển qua nhiều bối cảnh văn hóa và chính trị khác nhau, chẳng hạn trong thời gian 1600 – 1777 tiếng Việt ở Đàng Trong đã tiếp thu lại một lần nữa cách đọc chữ Hán theo Minh âm, Thanh âm thay cho Đường âm như trên địa bàn Đàng Ngoài, hay trong thời gian 1862 – 1945 nó phải phát triển trong hoàn cảnh dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Tây phương, nên trên các khía cạnh từ vựng, ngữ pháp và phong cách cũng không khỏi bị đặt trước nguy cơ khách mạnh lấn chủ. Tuy nhiên việc tiếp thu Minh âm, Thanh âm nói trên vẫn được tiến hành khá chủ động, ví dụ hệ thống phụ âm đầu Việt Hán vẫn được giữ vững trên căn bản Đường âm (xem thêm entry a02), còn trong thời gian 1862 – 1945, tiếng Việt đã tiếp thu đồng thời Việt hóa được nhiều yếu tố từ vựng, ngữ pháp và phong cách trong ngôn ngữ phương Tây để làm giàu có thêm khả năng phát triển của mình. Thật ra hiện tượng tiếp nhận mảng từ vựng ngoại sinh luôn luôn diễn ra trong tiến trình phát triển của tiếng Việt, chẳng hạn từ thế kỷ XVIII tiếng Việt ở Nam Bộ đã tiếp nhận một số từ vựng Khmer như cà om, cà ràng hay nhiều từ thuộc các phương ngữ Hoa Nam như ghe, cắc, hên xui…, và không thể nói sự tiếp nhận đồng thời Việt hóa những từ Pháp như ra (drap), ga (gare), kem (crème) đã làm tiếng Việt không còn trong sáng. Những cách nói Tây đặc trước 1945 kiểu Nếu anh có hai đồng, hãy cho tôi vay chúng nó hay Ngôi nhà mà trong đó có hai con chó ở như Lãng Nhân từng chế giễu cũng dần dần mất đi nhường chỗ ch
o các mô hình Việt hóa nhuần nhuyễn hơn, thuận tai hơn… Rõ ràng một ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
Giống như mọi giá trị văn hóa phi vật thể, tiếng Việt chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở hoạt động sử dụng – tiêu dùng và tái tạo của con người, nên mối quan hệ với thực tiễn xã hội của nó luôn được xác lập trên cơ sở chức năng. Dĩ nhiên chức năng của các giá trị văn hóa phi vãt thể có thể mở rộng hay thu hẹp, giữ nguyên hình hay được khuôn nắn lại, nhưng luôn luôn có một một giới hạn nhất định mà nếu vượt qua thì các giá trị ấy không còn là chúng nữa. Đối với ngôn ngữ mà chức năng chủ yếu đầu tiên là thông tin và giao tế, giới hạn ấy lại càng nghiêm ngặt. Ngôn ngữ chat bằng tiếng Việt trên mạng của một bộ phận người trẻ lan ra trong văn nói và viết, hàng loạt từ Việt Hán bị cả một bộ phận trí thức hiểu sai dùng sai, sự lạm dụng nhiều từ tiếng Anh trong hoạt động giao tế hàng ngày… đang đụng tới cái giới hạn nghiêm ngặt ấy. Đây là chưa nói tới sự giảm thiểu đáng kể cũa các thành ngữ tục ngữ trong thực tiễn ngôn ngữ của xã hội cũng đang góp phần làm cạn kiệt tiềm năng của tiếng Việt hiện nay. Tình trạng phi quy chuẩn này cũng mở rộng ra trong hoạt động tạo từ, với những sản phẩm dị dạng kiểu Quốc giỗ (may mà người ta chưa sửa Quốc kỳ thành Quốc cờ) hay Quốc mẫu Âu Cơ – Quốc tổ Hùng Vương. Việc xé rào gần như của toàn bộ xã hội ấy về ngôn ngữ lại hoàn toàn không mang dấu hiệu nào của việc phủ nhận chuẩn mực cũ để xác lập chuẩn mực mới, nên không lạ gì mà trên tiến trình của nó trong lịch sử, tiếng Việt hiện nay gần như đang bị đặt trước một ngả ba đường…
Trên phương diện chính sách ngôn ngữ, có thể nói ngoài khẩu hiệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì nhiều năm qua chính quyền gần như hoàn toàn không có một chính sách rõ ràng và nhất quán. Trước 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lá thư khen ngợi các chiến sĩ dân quân gái ở một địa phương dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ. Không ngờ người trên ưa thích thì kẻ dưới làm quá, sau đó báo chí miền Bắc rộ lên hàng loạt từ mới như Bộ trưởng gái, Nhà bác học gái, Nhà du hành vũ trụ gái khiến dư luận đương thời phải lên tiếng chấn chỉnh. Nhưng ngược lại trong suốt hơn hai mươi năm đổi mới gần như không có một Pháp lệnh nào về tiếng Việt trong lãnh thổ Việt Nam được ban hành, không có một quyển Từ điển thuật ngữ tin học mang tính pháp quy nào được xuất bản, không có một Hội nghị cấp quốc gia nào được tổ chức để các nhà ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu văn hóa cùng nhận diện thực trạng tiếng Việt trong hoàn cảnh mới. Trong khi đó, khẩu hiệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại được vận dụng tùy tiện và ngẫu hứng ở các ngành các cấp. Chẳng hạn khi chỉ đạo việc xuất bản tập Thơ Trần Dần, người ta đã gởi một công văn cho Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng, trong có đoạn:
“Nhà xuất bản Đà Nẵng cần tổ chức biên tập kỹ bản thảo nói trên theo hướng:
- Tuyển chọn những bài có chất lượng tốt về tư tưởng và nghệ thuật,
- Không chọn những bài có cách viết không theo chuẩn chính tả hiện hành, không trong sáng về tiếng Việt,
- Không chọn những bài có xen lẫn chữ Việt, chữ nước ngoài”.
Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật, và nghệ thuật bao giờ cũng nỗ lực vượt thoát các lối mòn, mà ở đây người ta đem chuẩn chính tả ra làm thước đo, coi đó là một tiêu chuẩn về sự trong sáng của tiếng Việt văn học. Nhưng tới mục “Không chọn những bài có xen lẫn chữ Việt, chữ nước ngoài” thì quả thật không rõ các tác giả của tờ công văn ấy có hiểu được sự khác biệt giữa tiếng Việt và chữ Việt không, và họ nghĩ thế nào về những câu thơ như “Ốtsơvenxim, Ốtsơvenxim!” của Tố Hữu.
Những chính sách ngôn ngữ tích cực luôn luôn hướng tới việc giúp cho ngôn ngữ thực hiện thông suốt các chức năng đồng thời phát huy tối đa các khả năng của nó, nên không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều quốc gia chính phủ chĩ pháp quy hóa mảng từ vựng khoa học kỹ thuật, hay ở Trung Quốc do thực tiễn văn tự mà Quốc vụ viện (Quốc hội) phải ban hành cách viết một số chữ phồn thể thành giản thể, tức chỉ can thiệp về mặt chính tả. Nhưng tiếng Việt là một ngôn ngữ tự nhiên đã trưởng thành và đủ mạnh để trong sáng, và cần nhấn mạnh rằng sự trong sáng của ngôn ngữ không mang hàm ý đạo đức hay chính trị. Chính sự sử dụng bừa bãi bậy bạ của xã hôi và quan niệm không đúng đắn về sự trong sáng của ngôn ngữ ở những người quy hoạch chính sách và quản lý xã hội đã đưa tiếng Việt tới một thực trạng đáng buồn như hiện nay.
Chứ tiếng Việt tự thân nó vốn rất trong sáng mà…
Nhưng tiếng Việt tự thân nó vốn rất trong sáng mà.
Nhìn từ các phương diện là công cụ tư duy, công cụ giao tế, công cụ thông tin (nếu nói tời phương diện là công cụ lưu trữ thì phải kể thêm chữ viết), tiếng Việt hiện nay đều có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của người sử dụng đồng thời có khả năng vươn lên đáp ứng các nhu cầu mới. Nói một cách chung nhất, tiếng Việt hiện đủ cho người sử dụng trình bày cặn kẽ cũng như che giấu kín mít suy nghĩ của mình, đủ cho họ nói rất nhiều mà không nói gì cả cũng như nói rất ít mà truyền đạt rất nhiều, đủ cho họ phức tạp hóa một vấn đề rất đơn giản cũng như đơn giản hóa một vấn đề rất phức tạp, đủ cho họ chối từ kiểu ưng thuận cũng như ưng thuận kiểu chối từ, đủ cho họ khen mà chê cũng như chê mà khen, đủ cho họ đốp chát thô bạo cũng như xỏ xiên thâm thúy, tóm lại nó đã có một kho từ ngữ phong phú cho phép người sử dụng nói từ chuyện thiên văn địa lý tới sự Đông Tây kim cổ, ca tụng hay mạt sát, chửi lộn hay làm thơ. Ngay các phương ngữ cũng thực hiện được các chức năng ngôn ngữ nói trên, ví dụ khi vì ngữ âm mà phương ngữ Nam Bộ dùng từ gầy với ý nghĩa gầy dựng thì từ ốm được dùng để thay cho gầy, rồi kế đó có từ đau hay bịnh (bệnh) để thay cho từ ốm trong phương ngữ Bắc. Hay khi không phân biệt được rạch ròi bác và bát (Bác Ba ăn ba bát cơm) thì nó dùng từ chén thay cho bát, và khí cụ dùng để uống nước được gọi là ly… Sự phân bố ngữ âm – từ vựng luôn hướng tới giữ gìn tính thống nhất hoàn chỉnh của toàn hệ thống ngay cả ở từng phương ngữ như vậy đã đảm bảo cho tiếng Việt thực hiện thông suốt các chức năng tư duy, thông tin và giao tế, một ngôn ngữ như thế mà không được gọi là trong sáng thì thế nào mới là trong sáng hả trời?
Bên cạnh đó, ngoài khả năng phản ảnh – thông tin, tiếng Việt còn hàm chứa một khả năng biểu cảm rất to lớn. Hình như trong Nỗi oan Thì Là Mà Giáo sư Nguyễn Đức Dân có kể lại một câu chuyện có thật rất tiêu biểu về chữ thì, đại khái là có vài phụ nữ trong Đại sứ quán một nước Đông Âu nào đó ở Hà Nội ra chợ Đồng Xuân mua sắm, các mẹ tiểu thương nhà ta thấy họ to béo xồ xề bèn bàn tán dè bỉu, thấy không có phản ứng gì lại cho rằng họ không biết tiếng Việt càng yên tâm phóng tứ chê bai, không ngờ lát sau mua hàng xong ra về một người trong bọn ngoảnh lại buông một câu không những rất chuẩn về ngữ âm mà còn chính xác về từ vựng và tinh tế về phong cách làm cả chợ bật ngửa “Vâng, các bà THÌ đẹp”. Chỉ một ví dụ ấy cũng đủ để thấy tiếng Việt rất trong sáng trên phương diện biểu cảm, muốn cay độc thì cay độc, muốn mát mẻ thì mát mè, người nói muốn thế nào là người nghe hiểu thế ấy, không thể lẫn lộn mù mờ được.
Tuy nhiên trong lịch sử tiếng Việt đã phát triển qua nhiều bối cảnh văn hóa và chính trị khác nhau, chẳng hạn trong thời gian 1600 – 1777 tiếng Việt ở Đàng Trong đã tiếp thu lại một lần nữa cách đọc chữ Hán theo Minh âm, Thanh âm thay cho Đường âm như trên địa bàn Đàng Ngoài, hay trong thời gian 1862 – 1945 nó phải phát triển trong hoàn cảnh dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Tây phương, nên trên các khía cạnh từ vựng, ngữ pháp và phong cách cũng không khỏi bị đặt trước nguy cơ khách mạnh lấn chủ. Tuy nhiên việc tiếp thu Minh âm, Thanh âm nói trên vẫn được tiến hành khá chủ động, ví dụ hệ thống phụ âm đầu Việt Hán vẫn được giữ vững trên căn bản Đường âm (xem thêm entry a02), còn trong thời gian 1862 – 1945, tiếng Việt đã tiếp thu đồng thời Việt hóa được nhiều yếu tố từ vựng, ngữ pháp và phong cách trong ngôn ngữ phương Tây để làm giàu có thêm khả năng phát triển của mình. Thật ra hiện tượng tiếp nhận mảng từ vựng ngoại sinh luôn luôn diễn ra trong tiến trình phát triển của tiếng Việt, chẳng hạn từ thế kỷ XVIII tiếng Việt ở Nam Bộ đã tiếp nhận một số từ vựng Khmer như cà om, cà ràng hay nhiều từ thuộc các phương ngữ Hoa Nam như ghe, cắc, hên xui…, và không thể nói sự tiếp nhận đồng thời Việt hóa những từ Pháp như ra (drap), ga (gare), kem (crème) đã làm tiếng Việt không còn trong sáng. Những cách nói Tây đặc trước 1945 kiểu Nếu anh có hai đồng, hãy cho tôi vay chúng nó hay Ngôi nhà mà trong đó có hai con chó ở như Lãng Nhân từng chế giễu cũng dần dần mất đi nhường chỗ ch
o các mô hình Việt hóa nhuần nhuyễn hơn, thuận tai hơn… Rõ ràng một ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
Giống như mọi giá trị văn hóa phi vật thể, tiếng Việt chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở hoạt động sử dụng – tiêu dùng và tái tạo của con người, nên mối quan hệ với thực tiễn xã hội của nó luôn được xác lập trên cơ sở chức năng. Dĩ nhiên chức năng của các giá trị văn hóa phi vãt thể có thể mở rộng hay thu hẹp, giữ nguyên hình hay được khuôn nắn lại, nhưng luôn luôn có một một giới hạn nhất định mà nếu vượt qua thì các giá trị ấy không còn là chúng nữa. Đối với ngôn ngữ mà chức năng chủ yếu đầu tiên là thông tin và giao tế, giới hạn ấy lại càng nghiêm ngặt. Ngôn ngữ chat bằng tiếng Việt trên mạng của một bộ phận người trẻ lan ra trong văn nói và viết, hàng loạt từ Việt Hán bị cả một bộ phận trí thức hiểu sai dùng sai, sự lạm dụng nhiều từ tiếng Anh trong hoạt động giao tế hàng ngày… đang đụng tới cái giới hạn nghiêm ngặt ấy. Đây là chưa nói tới sự giảm thiểu đáng kể cũa các thành ngữ tục ngữ trong thực tiễn ngôn ngữ của xã hội cũng đang góp phần làm cạn kiệt tiềm năng của tiếng Việt hiện nay. Tình trạng phi quy chuẩn này cũng mở rộng ra trong hoạt động tạo từ, với những sản phẩm dị dạng kiểu Quốc giỗ (may mà người ta chưa sửa Quốc kỳ thành Quốc cờ) hay Quốc mẫu Âu Cơ – Quốc tổ Hùng Vương. Việc xé rào gần như của toàn bộ xã hội ấy về ngôn ngữ lại hoàn toàn không mang dấu hiệu nào của việc phủ nhận chuẩn mực cũ để xác lập chuẩn mực mới, nên không lạ gì mà trên tiến trình của nó trong lịch sử, tiếng Việt hiện nay gần như đang bị đặt trước một ngả ba đường…
Trên phương diện chính sách ngôn ngữ, có thể nói ngoài khẩu hiệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì nhiều năm qua chính quyền gần như hoàn toàn không có một chính sách rõ ràng và nhất quán. Trước 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lá thư khen ngợi các chiến sĩ dân quân gái ở một địa phương dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ. Không ngờ người trên ưa thích thì kẻ dưới làm quá, sau đó báo chí miền Bắc rộ lên hàng loạt từ mới như Bộ trưởng gái, Nhà bác học gái, Nhà du hành vũ trụ gái khiến dư luận đương thời phải lên tiếng chấn chỉnh. Nhưng ngược lại trong suốt hơn hai mươi năm đổi mới gần như không có một Pháp lệnh nào về tiếng Việt trong lãnh thổ Việt Nam được ban hành, không có một quyển Từ điển thuật ngữ tin học mang tính pháp quy nào được xuất bản, không có một Hội nghị cấp quốc gia nào được tổ chức để các nhà ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu văn hóa cùng nhận diện thực trạng tiếng Việt trong hoàn cảnh mới. Trong khi đó, khẩu hiệu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại được vận dụng tùy tiện và ngẫu hứng ở các ngành các cấp. Chẳng hạn khi chỉ đạo việc xuất bản tập Thơ Trần Dần, người ta đã gởi một công văn cho Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng, trong có đoạn:
“Nhà xuất bản Đà Nẵng cần tổ chức biên tập kỹ bản thảo nói trên theo hướng:
- Tuyển chọn những bài có chất lượng tốt về tư tưởng và nghệ thuật,
- Không chọn những bài có cách viết không theo chuẩn chính tả hiện hành, không trong sáng về tiếng Việt,
- Không chọn những bài có xen lẫn chữ Việt, chữ nước ngoài”.
Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật, và nghệ thuật bao giờ cũng nỗ lực vượt thoát các lối mòn, mà ở đây người ta đem chuẩn chính tả ra làm thước đo, coi đó là một tiêu chuẩn về sự trong sáng của tiếng Việt văn học. Nhưng tới mục “Không chọn những bài có xen lẫn chữ Việt, chữ nước ngoài” thì quả thật không rõ các tác giả của tờ công văn ấy có hiểu được sự khác biệt giữa tiếng Việt và chữ Việt không, và họ nghĩ thế nào về những câu thơ như “Ốtsơvenxim, Ốtsơvenxim!” của Tố Hữu.
Những chính sách ngôn ngữ tích cực luôn luôn hướng tới việc giúp cho ngôn ngữ thực hiện thông suốt các chức năng đồng thời phát huy tối đa các khả năng của nó, nên không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều quốc gia chính phủ chĩ pháp quy hóa mảng từ vựng khoa học kỹ thuật, hay ở Trung Quốc do thực tiễn văn tự mà Quốc vụ viện (Quốc hội) phải ban hành cách viết một số chữ phồn thể thành giản thể, tức chỉ can thiệp về mặt chính tả. Nhưng tiếng Việt là một ngôn ngữ tự nhiên đã trưởng thành và đủ mạnh để trong sáng, và cần nhấn mạnh rằng sự trong sáng của ngôn ngữ không mang hàm ý đạo đức hay chính trị. Chính sự sử dụng bừa bãi bậy bạ của xã hôi và quan niệm không đúng đắn về sự trong sáng của ngôn ngữ ở những người quy hoạch chính sách và quản lý xã hội đã đưa tiếng Việt tới một thực trạng đáng buồn như hiện nay.
Chứ tiếng Việt tự thân nó vốn rất trong sáng mà…
Tháng 3. 2008
Có thể cho em hỏi tại sao chữ "quốc cờ" (nếu được chế ra) lại là một từ bị tạo từ dị dạng không ạ? Chẳng phải cả kì và cờ đều là hai âm đọc Việt của cùng một chữ Hán 旗 hay sao?
ReplyDeleteKỳ và cờ cùng gốc nhưng có vai trò khác nhau.
ReplyDelete