Wednesday, 2 October 2013

PHIÊN ÂM LẠI MẤY CHỮ NÔM TRONG TRUYỆN KIỀU - Nguyễn Khắc Bảo

Nguyễn Khắc Bảo 7. Phiên âm lại mấy chữ Nôm trong Truyện Kiều (TBHNH 2006)
Cập nhật lúc 23h22, ngày 19/02/2009
 

NGUYỄN KHẮC BẢO

Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
Truyện Kiềulà kiệt tác văn học bậc nhất của văn chương Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc tôn vinh Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Du. Nhưng đến nay văn bản gốc có thủ bút của tác giả vẫn chưa sưu tầm được. Song bằng sự cố gắng, tận tâm của nhiều thế hệ, nên đến nay chúng ta đã sưu tầm được 44 bản Truyện Kiều in chữ Nôm, trong đó có nhiều bản rất cổ và đáng quý như: Liễu Văn đường 1866, 1871, 1904, 1916... Duy Minh Thị 1872, 1879, 1891... Thịnh Mỹ đường, Thuận Thành 1879, Quan Văn đường 1879, 1906, 1911, Tu Hiền đường 1886, Ấn Thư Hội 1896... và nhiều bản chép tay của các nhà khoa bảng.
Nhưng do đặc điểm của chữ Nôm là chưa được điển chế một cách chính quy và chặt chẽ, nên nhiều khi các bản Nôm đã chép thống nhất về mặt chữ nhưng khi phiên âm sang Quốc ngữ lại vẫn sai khác nhau. Nhận xét về tình trạng này, trước đây học giả Hoàng Xuân Hãn đã từng nói:
“Cái thứ 4 nữa là có bản Nôm mà không biết đọc bản Nôm, nhiều khi đọc sai mất nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì... Rồi sau những người có Tây học, phiên âm để in thành sách, thì họ lại không biết đọc Nôm nữa...”(1).
Đây là một thực tế thường gặp trong quá trình phiên âm kho tàng văn bản chữ Nôm, như các cuộc trao đổi lâu này về các chữ Nôm khó như: “Song viết - song nhật” “nghỉ - nghĩ” “nen - nêm”, “sương siêu - sương gieo”... Song còn một thực tế nữa trong việc phiên âm Truyện Kiều lâu nay là:
- Chữ Nôm đã thống nhất chọn được một mặt chữ đúng.
- Phần phiên âm cũng đã được hầu hết các nhà phiên âm hàng đầu thống nhất cách ghi bằng chữ Quốc ngữ.
- Nhưng thực tế cách phiên âm ấy lại chưa chuẩn, chưa sát hợp với mặt chữ Nôm và cũng chưa tạo ra câu thơ hợp nghĩa.
Nay chúng tôi xin trình bày một vài ví dụ về việc “chỉnh lý” lại cách phiên âm vốn đã được “thống nhất” “quen tai” xưa nay nhưng lại là chưa đúng, rất mong nhận được sự bàn luận của các bậc thức giả túc Nôm trong nước.
I. Câu 1793: Mày xanh trăng mới in (ngần ® HẰN)
Chữ thứ 6 của câu Kiều số 1793 (bên ngoài là bộ Nạch, bên trong là chữ Cấn) đã được các học giả từ: Trương Vĩnh Ký (1875)... Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Đào Duy Anh (1974)... Nguyễn Tài Cẩn (2004), Đào Thái Tôn (2006) phiên âm thống nhất 100% là : NGẦN.
Nhưng chữ NGẦN trong các câu Kiều sau đây:
Câu 752: Mây tơ vắn vẻ có NGẦN () ấy thôi.
Câu 1191: Tiếc thay trong giá trắng (NGẦN )
Câu 1216: Đủ (NGẦN) ấy nết mới là người soi.
Câu 1972: Ái ân ta có (NGẦN) này mà thôi.
lại có cấu tạo là chữ NGÂN = KIM + CẤN
Có lẽ cũng đã phát hiện ra sự “chênh lệch” ấy nên trong bản Kiều Nôm in năm 1884, A.Michels đã không chép là mà chữa thành cho “thống nhất” âm NGẦN với các câu Kiều dẫn kể trên. (Xem Bản Phụ lục 1).
Một lẽ băn khoăn nữa, là vẫn chữ Nôm (= Nạch + Cấn) ấy ở câu 174 đã được mọi nhà phiên âm thống nhất là: NGẤN (chữ không phải NGẦN).
Câu 174: Vàng gieo (ngấn ) nước, cây lồng bóng sân.
Do vậy trong Từ điển Truyện Kiều in năm 1974, học giả Đào Duy Anh đã giảng về chữ NGẦN ở câu thơ 1793, NGẤN ở câu thơ 174 như sau: “NGẦN: tức là NGẤN nói theo giọng bằng, nghĩa là ngấn tích, vết. Ví dụ: Mày ai trăng mới in ngần”
NGẤN : Dấu vết, đường lằn. Ví dụ: Ngấn nước
NGẦN NƯỚC: Làn sóng gợn nhỏ thành lằn trên mặt nước.
Ví dụ: Vàng gieo ngấn nước... Câu 174
Cách phiên âm chữ Nôm thành NGẦN và giảng là “NGẤN nói theo giọng bằng” xem chừng chưa ổn, vì đã dùng đến biện pháp tu từ kiểu Bút Tre mất rồi.
Chúng tôi xin đưa ra một cách phiên âm khác như sau:
Do chữ (Cấn) trong chữ Hán đã được dụng để hài âm cho các chữ (Hạn ), (Hận ), (Hẩn ) và trong chữ Nôm cũng đã được dùng để tạo các chữ (Hằn ) và (Hằn )(2).
Vậy chữ cũng có thể có cách đọc khác âm NGẤN như ở câu 174, mà có thể đọc là: HẰN.
Câu 1793 sẽ đọc là: Mày xanh trăng mới in (Hằn )
Cách phiên âm này không phải đọc trại âm NGẦN, mà vẫn giữ được đúng nghĩa: “HẰN: Để lại những dấu vết nổi rõ, in sâu của vật đã từng đi qua, đã từng đè lên”(3) tương tự cách giảng của cụ Đào: “Ngãi là ngấn tích, vết”, “dấu vết, đường lằn”.
Điều củng cố cho cách phiên âm trên là vừa qua trong Tự điển chữ Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng chủ biên, ngoài việc vẫn dùng chứ để đọc là NGẦN “Dấu vết để lại thành đường nét - Ví dụ: Mày ai trăng mới in NGẦN” (tramg 761), cũng đã thu nạp cách đọc mới là HẰN (còn đọc NGẦN): Vết, dấu in. Ví dụ: Những màu mây biếc cùng HẰN núi xanh (Chinh phụ ngâm)” (trang 467).
Như vậy với câu 56 của bản Chinh phụ ngâm cũng đã có sự chuyển đổi từ: TRẢI NGẦN sang PHƠI HẰN tuần tự như sau:
1. Tôn Thất Lương 1950: Tuông màu mây biếc, trải ngần núi xanh.
2. Hoàng Xuân Hãn 1952: Tuôn màu mây biếc, phơi hằn núi xanh
3. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1959: Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
4. Lại Ngọc Cang 1964: Tuôn màu mây biếc, phơi hằn núi xanh.
5. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1978: Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
6. Nguyễn Thế - Phan Anh Dũng 2000: Tuôn màu mây biếc, phơi ngần non xanh.
7. Nguyễn Văn Xuân 2002: Tuôn màu mây bích, rạch ngần núi xanh.
8. Nguyễn Quang Hồng 2006: Những màu mây biếc, cùng hằn núi xanh.
Theo chúng tôi, chữ Nôm trong bản của Tôn Thất Lương cho công bố năm 1950 là �� 痕phiên là: PHƠI HẰN là đúng và hợp nghĩa (Hỏa + Phi = Phơi, Nạch + Cấn = Hằn). Một số bản chép lầm chữ (Phi ) ra chữ gần giống chữ (Lịch viết tắt: ) nên đọc lầm là: TRẢI hoặc RẠCH.
Còn chữ nên đọc là HẰN để đảm bảo hai vế tiểu đối là: Mây tuôn màu biếc/ núi phơi hằn xanh; chữ Hằn nghĩa là đường nét - đối với chữ Màu ở vế trước - nổi bật lên trên một cái nền nào đó(4).
II. Câu 2768: Lau treo rèm nát, trúc (�� ® GẦY) phên thưa:
Chữ thứ 6 của câu 2768 đều đã được các nhà phiên âm sang Quốc ngữ, khởi đầu là Trương Vĩnh Ký (1875), A.Michels (1884), Phạm Kim Chi (1917)... phiên là: GÀI. Đến những năm cuối thế kỷ XX thì Nguyễn Văn Hoàn (1965), Nguyễn Thạch Giang (1972), Đào Duy Anh (1979), Nguyễn Quảng Tuân (1995), Vũ Văn Kính (1998)... lại chọn phiên là: CÀI.
Trong Từ điển Truyện Kiều (1974) học giả Đào Duy Anh trong văn bản thì chọn là: GÀI nhưng khi giảng nghĩa thì lại chọn là: CÀI
“Gài: Xem cài

Cài: Giắt vào, xỏ vào. Như Gài”

Nhưng xét 5 ví dụ mà cụ Đào trích dẫn thì ta lại thấy sự không thống nhất trong cách phiên âm chữ Nôm của học giả.
Câu 271: Mấy lần cửa đóng then (cài扌該) (LVD 1866)
Câu 2232: Đêm thâu đằng đẵng, ngày (Cài ) then mây (LVD 1866)
Câu 2768: Lau treo rèm nát, trúc (cài ��) phên thưa (LVĐ 1866)
Câu 3179: Nghe lời sửa áo (cài ) trâm (LVĐ 1866)
Câu 3229: Đến nơi đóng cửa (cài ) then (LVĐ 1866)
Riêng câu 2768, phiên chữ ��là CÀI là không đúng, vì chữ này ở các câu sau đây đều đã được phiên thống nhất là: GẦY
Câu 638: Nét buồn như cúc, mình (gầy ��) như mai (LVĐ 1866)
Câu 1430: Gương lờ nước thủy, mai (gầy ��) vóc sương (LVĐ 1866)
Câu 2234: Cỏ cao hơn thước, liễu (gầy ��) và phân (LVĐ 1866)
Câu 3026: Mười phân xuân có (gầy ��) ba bốn phần (LVĐ 1871)
GẦY có nghĩa là: chỉ thân thể không béo, mảnh khảnh(5)
Đoạn thơ đang xét đặc tả cảnh nhà Vương ông đang “sa sút khó khăn - may thê viết mướn kiếm ăn lần hồi” sống trong ngôi “nhà tranh vách đất tả tơi”, có của nả gì đâu mà phải “CÀI” cửa. Hơn nữa nhà đã quây bằng “phên thưa” thì “cài” cửa phỏng có tác dụng gì.
Với mã chữ Nôm thứ 6 ở câu 2768 này �� theo chúng tôi vẫn cứ phải phiên là GẦY, nhưng không phải là tính từ GẦY “chỉ thân thể không béo, mảnh khảnh” như Từ điển Truyện Kiều, mà là động từ GẦY với nét nghĩa như Huỳnh Tịnh Của (1895) đã giảng:
“Gầy”: Sắm sửa, bày ra, dàn ra, khởi công.
Ví dụ: Gầy nan đương: Đặt nan mà đương, dàn ra mà đương.
Gầy vỉ: Đặt nan dàn ra mà đương vỉ(6).
Đến năm 1970, nhà ngôn ngữ học Lê Văn Đức vẫn còn giảng:
“GẦY: Động từ: Gây, dựng lên: Gầy giấm, gầy hụi
"Liệu mà đát được thì đương,
Đừng gầy rồi bỏ thế thường cười chê".
(Ca dao)”(7)
Như vậy câu thơ tả cảnh nhà Vương ông khi sa sút phiên âm đúng phải là:
"Nhà tranh vách đất tả tơi,
Lau treo rèm nát, trúc gầy phên thưa".
Trong đó động từ gầy cùng loại với động từ: đát, đương, đan lát... đối với động từ treo là rất chỉnh.
Trong khi đặt ra chữ Nôm, các bậc túc giả xưa nhiều khi cũng hay mượn các chữ đồng âm, khác từ loại nhưng lại có trước để ghi âm cho các chữ đồng âm khác nghĩa ít dùng xuất hiện sau.
Trên đây là ví dụ về dùng chữ GẦY �� : tính từ để ghi âm động từ GẦY cũng là ��.
Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra ở hai câu 1019 - 1020:
"Kiếp này nợ giả chưa xong,
Làm chi thì cũng một (chồng) kiếp sau".
(Theo LVĐ 1871)
Do quá bị ảnh hưởng ở mặt chữ Nôm thứ 6 câu bát (chữ trọng + phu) nên các nhà biên khảo cứ hiểu là danh từ CHỒNG, câu thơ trở thành tối nghĩa. Vậy nên qua nhiều lần sửa, cuối cùng thành:
"Kiếp này nợ giả chưa xong,
Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau".
khác khá xa các bản Kiều chữ Nôm cổ.
Vậy nên nếu chúng ta hiểu rằng trước đây khi tạo nhiều chữ Nôm các nhà Nho cũng bỏ qua việc cài thêm các bộ phận biểu nghĩa, mà cứ việc mượn thẳng các chữ Nôm đồng âm khác nghĩa có sẵn từ trước - như mượn tính từ GẦY ��để ghi động từ GẦY, mượn danh từ CHỒNG để ghi động từ CHỒNG... thì ta đã tránh được việc sai lầm trong phiên âm hoặc chữa thơ của tiền nhân.
III. Thay lời kết luận
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học dân tộc mà mỗi người chúng ta ít nhiều đều thuộc lòng từ tấm bé và thường tin câu mình thuộc, quê mình đọc là đúng nhất. Việc dựa vào các văn bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ (tuy chưa có được bản có thủ bút của Thi hào) phần nào đã phục nguyên được một số câu Kiều. Song chúng tôi hiểu rằng, sửa “nhất tự” nhiều khi không chắc đã được thưởng “thiên kim” mà nhiều khi còn rất dễ bị “thiên kim châm”. Rất mong nhận được sự phản hồi từ các bậc thức giả yêu chữ Nôm và Truyện Kiều.
Chú thích:
1. Học giả Hoàng Xuân Hãn nói về Truyện Kiều; Nghiên cứu Văn học số 3 - 1997.
2. Trần Văn Kiệm: Giúp đọc Nôm và Hán Việt; Nxb. Thuận Hóa 1979, tr.483.
3. Từ điển Tiếng Việt: Hoàng Phê chủ biên, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học 2004, tr.427.
4. Chinh phụ ngâm: Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu, H; Nxb. Văn học, 1964, tr.193.
5. Đào Duy Anh: Từ điển Truyện Kiều, Nxb. KHXH, H. 1974, tr.148.
6. Huỳnh Tịnh Của: Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn 1895, tr.344.
7. Lê Văn Đức: Tự điển Việt Nam, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn xuất bản 1970, tr.522.
PHỤ LỤC BÀI: “Phiên âm lại mấy chữ Nôm trong Truyện Kiều
Câu số: 1793: Mày xanh trăng mới in HẰN
Người lập: Nguyễn Khắc Bảo


STT

Bản Kiều Nôm
Nội dung khảo

Quốc ngữ
Nội dung khảo
1
Liễu V. Đường
1866
Trương Vĩnh Ký
1875
ngần
2
N. Hữu Lập
1870
Michls
1884
ngần
3
Liễu V. Đường
1871
Nordem ann
1897
ngần
4
D.Minh Thị
1872
Ph. Kim Chi
1917
ngần
5
Q.Văn Đường
1879
N.Văn Vĩnh
1923
ngần
6
Thuận Thành
1879
Bùi K. Diễn
1926
ngần
7
Thịnh Mỹ
1879
B.Kỷ-TT Kim
1927
ngần
8
A.Michels
1884
Hồ Đắc Hàm
1929
ngần
9
Tạ Hiền đường
1886
Huyền Mặc
1930
ngần
10
Ấn Thư Hội
1896
Ngô Tử Cống
1931
ngần
11
Kiều Oánh Mậu
1902
N.Can Mộng
1936
ngần
12
Chu M. Trịnh
1906
Tản Đà
1941
ngần
13
Q. Văn Đường
1911
B. Kỷ-TT Kim
1950
ngần
14
Liễu Văn Q.Tập
1916
Trung Chính
1951
ngần
15
Phúc Văn
1918
Trần Ngọc
1952
ngần
16
Thịnh Mỹ
1919
Lê Văn Hòe
1953
ngần
17
Liễu Văn Q.Tập
1919
Bùi Kỷ
1957
ngần
18
Quảng Thịnh
1922
Đỗ Nam Cư Sĩ
?
ngần
19
Liễu Văn Q.Tập
1924
Văn H. Thịnh
?
ngần
20
Phúc Văn
1926
N. Việt Hoài
1957
ngần
21
Phúc Văn
1932
N. Văn Hoàn
1965
ngần
22
Phúc An Hiệu
1933
N. Thạch Giang
1972
ngần
23
Chiêm Vân Thị
chép in
Chiêm Vân Thị
?
ngần
24
VNb-60
in ?
Đào Duy Anh
1974
ngần
25
Kinh Bắc
in ?
Đào Duy Anh
1979
ngần
26
Tương Giang
in ?
Đặng Thanh Lê
1984
ngần
27
R 2003
chép tay
Phan Ngọc
1989
ngần
28
R.987
chép tay
N.Quảng Tuân
1995
ngần
29
Bản Diễn Châu
chép tay
Vũ Văn Kính
1998
ngần
30
Bản Giản Chi
chép tay
N. Tài Cẩn
2004
ngần



Đ.T. Tôn
2006
ngần
So 174: Vàng giao (ngấn ) nước cây lồng bóng sân.
So 752: Mây tơ vắn vẻ có (ngần ) ấy thôi.
So 1191: Tiếc thay trong giá trăng (ngần )
So 1216: Đủ (ngần ) ấy nết mới là người soi.
So 1972: Ái ân ta có (ngần ) này mà thôi.
PHỤ LỤC BÀI: Phiên âm lại mấy chữ Nôm trong
Truyện Kiều
Câu số: 2768: Lau treo rèm nát, trúc GẦY phên thưa.
Người lập: Nguyễn Khắc Bảo
S
TT

Bản Kiều Nôm
Nội dung khảo

Quốc ngữ
Nội dung khảo
1
Liễu Văn đường
1866
��
Trương Vĩnh Ký
1875
gài
2
Ng. Hữu Lập
1870
Michls
1884
gài
3
Liễu Văn đường
1871
��
Nordem ann
1897
gài
4
D.Minh Thị
1872
Ph.Kim Chi
1917
gài
5
Q. Văn đường
1879
��
N.Văn Vĩnh
1923
gài
6
Thuận Thành
1879
木 該
Bùi K. Diễn
1926
cài
7
Thịnh Mỹ
1879
��
B.Kỷ - TT Kim
1927
gài
8
A.Michels
1884
Hồ Đắc Hàm
1929
cài
9
Tạ Hiền đường
1886
��
Huyền Mặc
1930
gài
10
Ấn Thư Hội
1896
��
Ngô Tử Cống
1931
gài
11
Kiều Oánh Mậu
1902
N.Can Mộng
1936
gài
12
Chu M. Trịnh
1906
Tản Đà
1941
cài
13
Q. Văn đường
1911
��
B. Kỷ - TT Kim
1950
gài
14
Liễu Văn Q.Tập
1916
Trung Chính
1951
gài
15
Phúc Văn
1918
��
Trần Ngọc
1952
gài
16
Thịnh Mỹ
1919
��
Lê Văn Hòe
1953
gài
17
Liễu Văn Q.Tập
1919
Bùi Kỷ
1957
gài
18
Quảng Thịnh
1922
Đỗ Nam Cư Sĩ
?
cài
19
Liễu Văn Q.Tập
1924
Văn H. Thịnh
?
gài
20
Phúc Văn
1926
��
N. Việt Hoài
1957
gài
21
Phúc Văn
1932
��
N. Văn Hoàn
1965
cài
22
Phúc An Hiệu
1933
N. Thạch Giang
1972
cài
23
Chiêm Vân Thị
chép in
扌該
Chiêm Vân Thị
?
gài
24
VNb-60
in ?
��
Đào Duy Anh
1974
gài (xem Cài)
25
Kinh Bắc
in ?
��
Đào Duy Anh
1979
cài
26
Tương Giang
in ?
Đặng Thanh Lê
1984
cài
27
R 2003
chép tay
Phan Ngọc
1989
gài (xem Cài)
28
R.987
chép tay
N.Quảng Tuân
1995
cài
29
Bản Diễn Châu
chép tay
��
Vũ Văn Kính
1998
cài
30
Bản Giản Chi
chép tay
扌面
N. Tài Cẩn
2004
gài
So 638: Nét buồn như cúc, mình (gầy �� ) như mai
So 1430: Gương lờ nước thủy, mai (gầy �� ) vóc sương
So 2234: Cỏ cao hơn thước, liễu (gầy �� ) vài phân
So 3026: Mười phần xuân, có (gầy �� ) ba bốn phần./.
Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.80-91

Tuesday, 1 October 2013

Thiết giáp binh Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức như thế nào?

Thiết giáp binh Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức như thế nào?
Thiết giáp binh Việt Nam Cộng Hòa thoát thai từ các đơn vị thiết giáp của quân đội Quốc Gia Việt Nam do Pháp tổ chức và trang bị trước 1954. Người Pháp chia một régiment blindé (trung đoàn thiết giáp) thành nhiều escadron (chi đoàn), trong đó có một vài chi đoàn chỉ huy và/hoặc tham mưu và/hoặc công vụ. Thời xa xưa thì một chi đoàn kỵ binh (đơn vị chiến thuật) có thể có hai đại đội (compagnie,  đơn vị hành chính), nhưng sau 1815 trong kỵ binh không còn compagnie nữa. Mỗi escadron có một số peloton (chi đội). Mỗi peloton thường có 3-5 xe, 20-30 quân, do thượng sĩ hoặc thiếu úy chỉ huy.

Một chi đội thiết giáp, chiến xa hay thiết quân vận tương đương một trung đội bộ binh. Một chi đoàn tương đương một đại đội bộ binh ; cả hai đều do sĩ quan cấp đại úy (capitaine) chỉ huy.


Có lúc giữa trung đoàn (régiment blindé) và chi đoàn (escadron) còn một cấp trung gian là là liên chi đoàn (groupe d’escadrons). Chỉ huy chi đoàn là chef d’escadron (chi đoàn trưởng) ; chỉ huy liên chi đoàn là chef d’escadrons (thiếu tá / liên chi đoàn trưởng), tương đương với commandant / chef de bataillon (thiếu tá / tiểu đoàn trưởng) bên bộ binh. Nhưng cả Pháp và Việt Nam Cộng Hòa trước 1963 đều đã bỏ cấp trung gian đó trong kỵ binh. 

Trước năm 1963 Việt Nam Cộng Hòa có bốn trung đoàn thiết giáp: trung  đoàn 1 (vùng 3 chiến thuật), trung đoàn 2 (vùng 4 chiến thuật), trung đoàn 3 (vùng 2 chiến thuật) và trung đoàn 4 (vùng 1 Chiến thuật). Mỗi trung đoàn có bốn chi đoàn tác chiến (0-1 chi đoàn chiến xa M24, 1 chi đoàn trinh sát M114, 2-3 chi đoàn cơ giới M113). Sau năm 1963 tất cả bốn trung đoàn thiết giáp của Việt Nam Cộng Hòa được gọi là thiết đoàn, phiên ngang với squadron của Mỹ, thực chất là giáng cấp về mặt tổ chức. Squadron trong kỵ binh Mỹ (tương đương với escadron của tiếng Pháp thời xưa) lại tương đương với tiểu đoàn (battalion) bộ binh ; cả hai đơn vị này đều do sĩ quan cấp trung tá chỉ huy.

Ta đã tiêu diệt những tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp nào của ngụy ở đường 9 - Nam Lào 1971?



PGS, TS Nguyễn Tuấn Dũng (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) (cấp chức quá dài) viết trong tham luận gửi Hội thảo khoa học: 
"Chiến thắng đường 9 - Nam Lào 1971: Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử":
Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt 2 Lữ đoàn, 1 Trung đoàn, 5 Tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp; đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn khác.

Nhưng xe tăng và thiếtgiáp của Việt Nam Cộng Hòa không được tổ chức theo hệ thống tiểu đội - trung đội- đại đội - tiểu đoàn... Vậy 4 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp nào của địch đã bị tiêu diệt trong báo cáo khoa học của ta?

Những tình cảm tri ân (Huy Thắng & Khải Hoàn - Nhân Dân)

Tin tức
Ðúng vào dịp kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Ðoàn đại biểu Việt Nam do Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền tại CH Pháp Dương Chí Dũng dẫn đầu đã đến thăm hỏi những người bạn Pháp lâu năm như bà Ma-đơ-len Ri-phô, Hăng-ri Mác-tanh. Chứng kiến những cuộc gặp  ân tình, chúng tôi, các phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, càng thêm xúc động trước những tình cảm sâu nặng của những người bạn thủy chung, son sắt.
Nữ anh hùng luôn đồng hành cùng Việt Nam
Chúng tôi đến thăm bà Ma-đơ-len Ri-phô tại nhà riêng ở quận 3, Thủ đô Pa-ri. Qua ba tầng cầu thang nhỏ, hẹp, xoáy trôn ốc của ngôi nhà chung cư cổ, chúng tôi đến được căn hộ nhỏ xinh xắn của người nữ anh hùng lừng danh trong cuộc kháng chiến chống phát-xít Ðức của nhân dân Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nổi bật trong phòng khách là bức tranh với dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" treo trang trọng ở giữa nhà. Giá sách đầy ắp các cuốn sách cũ của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Bước sang tuổi 87, đôi mắt của bà Ma-đơ-len Ri-phô không còn nhìn rõ nữa. Nhận diện các bạn Việt Nam qua giọng nói và dáng hình, Ma-đơ-len Ri-phô kể lại cuộc đời tham gia kháng chiến chống phát-xít Ðức và những kỷ niệm sâu sắc trong sự nghiệp làm báo, viết văn, làm phóng viên thường trú Báo Nhân Ðạo, cơ quan ngôn luận của Ðảng CS Pháp ở An-giê-ri và sau đó làm phóng viên chiến trường bảy năm ở Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từng làm liên lạc viên, chỉ huy đội du kích khu vực trung tâm nội thành Pa-ri, Ma-đơ-len Ri-phô đã dũng cảm trừng trị một tên chỉ huy Ðức quốc xã ngay giữa ban ngày ở Thủ đô Pa-ri. Sau đó, chị bị bắt và bị bọn mật thám Ghét-xta-pô của Ðức tra tấn dã man và bị kết án tử hình. Ðược các đồng chí giải cứu trong tù trước thời gian thi hành án, Ma-đơ-len Ri-phô lại trở về tham gia cùng đồng đội chiến đấu cho tới ngày Pa-ri hoàn toàn giải phóng.    
Duyên nợ đã đưa người con gái quả cảm Ma-đơ-len Ri-phô tới nghề viết báo và viết văn. Nữ nhà văn, nhà báo, nhà thơ Ma-đơ-len Ri-phô trẻ trung, xinh đẹp ngày ấy đã lăn lộn khắp các mặt trận ác liệt ở An-giê-ri, Việt Nam viết nên những thiên phóng sự nổi tiếng ngợi ca tinh thần anh dũng của các dân tộc bị áp bức quyết vùng lên giành độc lập, tự do, đòi quyền sống.
Trong câu chuyện dài của bà, kỷ niệm trong những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh được bà kể lại với những tình cảm kính yêu vô hạn. Sang Việt Nam, bà vô cùng sung sướng được gặp Bác Hồ, được Người trìu mến gọi bà là con gái. Bà rưng rưng nhắc tới ngày 2-9 năm nay, kỷ niệm 42 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Với bà, nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết lòng hết sức phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân, tình yêu thương con người, tấm lòng bao dung và tình đoàn kết quốc tế của Bác Hồ là tấm gương sáng để bà suốt đời học hỏi và noi theo.
Những năm gần đây, dù sức khỏe yếu, mắt kém, bà vẫn nhiệt tình tham gia các hội nghị quốc tế, các cuộc biểu tình ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam tổ chức ở Pa-ri. Bà kể: "Trong những năm lăn lộn ở chiến trường miền nam Việt Nam, tôi thường để đầu trần để giặc Mỹ có thể phát hiện ra và biết là người nước ngoài với mục đích bảo vệ đồng đội. Trong những lần hành quân và sống ở vùng chiến trường ác liệt ấy, có thể tôi đã bị phơi nhiễm chất độc da cam. Gần đây, tôi mắc nhiều chứng bệnh lạ. Có lần tôi đưa kết quả xét nghiệm cho người bạn thân Việt Nam xem, người bạn giật mình vì kết luận xét nghiệm của tôi giống hệt kết quả xét nghiệm của người bạn được xác định là bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì dòng máu mình hiện nay cũng có chung căn bệnh giống như người bạn Việt Nam anh hùng của tôi. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ðó là cuộc đấu tranh vì tinh thần nhân đạo cao cả cho những nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn bạo".
Sáng mãi tên tuổi Hăng-ri Mác-tanh
Tới thăm Hăng-ri Mác-tanh, người anh hùng từng tham gia phản chiến ở quân cảng Tu-lông phản đối chính quyền Pháp tham chiến ở Ðông Dương hơn 60 năm về trước, chúng tôi không nén nổi xúc động, nghẹn ngào. Ông vừa trải qua cơn bạo bệnh. Sức khỏe ông còn yếu, giọng nói nhỏ, phải đoán mới hiểu hết ý. Ông nở nụ cười tươi đón các bạn  Việt Nam.
Ðã từ lâu, tên tuổi của Hăng-ri Mác-tanh và Ray-mông Ðiêng trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng quốc tế cao cả nhất. Tới Việt Nam ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công với nhiệm vụ là thợ máy thứ hai trên con tàu chiến của Pháp, Hăng-ri Mác-tanh và các đồng đội được lệnh sang Ðông Dương để giải giáp quân Nhật. Nhưng những gì diễn ra trong thực tế lại trái hẳn với những điều mà quân đội Pháp thường xuyên tuyên truyền trước đó. Quân đội Pháp hành quân tới đâu là giết hại người dân vô tội, đốt phá làng mạc của người Việt Nam. Hăng-ri Mác-tanh đã được chứng kiến cảnh TP Hải Phòng bị tàn phá vào tháng   11-1946. Ông muốn xuất ngũ ngay lúc đó nhưng bị từ chối. Trở lại quân cảng Tu-lông, Hăng-ri Mác-tanh liên lạc với chi bộ Ðảng CS Pháp ở tỉnh Va để rải truyền đơn kêu gọi thủy thủ phản chiến. Ông bị bắt ngày  13-3-1950 và bị tòa án quân sự Pháp kết án năm năm tù vì tội tuyên truyền kích động cuộc chiến tranh Ðông Dương. Ngay lập tức, các cuộc vận động, biểu tình do Ðảng CS Pháp và các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới nổ ra đòi trả tự do cho Hăng-ri Mác-tanh, Ray-mông Ðiêng nổ ra với sức mạnh khủng khiếp. Trước sức ép khổng lồ của lương tri, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho Hăng-ri Mác-tanh vào ngày 2-8-1953 sau gần ba năm rưỡi giam giữ.
Ra tù, Hăng-ri Mác-tanh tham gia tích cực các hoạt động của Ðảng CS Pháp và trở thành một trong những nhà lãnh đạo nhiệt thành nhất. Trong suốt những năm tháng diễn ra Hội nghị hòa bình Pa-ri, ông và các đảng viên cộng sản Pháp đã tận tình giúp đỡ Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cả về vật chất và tinh thần cho tới ngày toàn thắng.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hăng-ri Mác-tanh và Ray-mông Ðiêng được mời sang thăm Việt Nam với tư cách là những nhân chứng của lịch sử. Chứng kiến sự đổi thay của Việt Nam trên con đường phát triển, ông vui mừng khôn xiết. Sống giữa những tình cảm gắn bó, tham gia nhiều cuộc gặp, giao lưu xúc động với sự góp mặt của nhiều thế hệ, ông càng thêm yêu mến Việt Nam, một dân tộc anh hùng sống nghĩa tình, luôn trân trọng những sự giúp đỡ quý báu, những tình cảm tốt đẹp của bạn bè quốc tế.     
Ðược chứng kiến sự chăm sóc tận tình, chu đáo của người bạn đời Ác-lét, chúng tôi chúc ông sức khỏe và nhiều may mắn. Với chúng tôi, những cuộc gặp gỡ xúc động cùng những người bạn thủy chung như Ma-đơ-len Ri-phô, Hăng-ri Mác-tanh thật thiêng liêng. Và những bó hoa tươi thắm của Ðại sứ Dương Chí Dũng tặng các bạn nhân ngày Quốc khánh năm nay thay cho những lời tri ân cất lên tự đáy lòng.
HUY THẮNG và KHẢI HOÀN Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp