Nguyên tắc đặt tên phố và công viên tại Hà Nội năm 1946 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Năm 1946, Nhà xuất bản Đại La có trụ sở tại số 46, phố Trần Thánh Tôn, Hà Nội đã cho phát hành “Bản đối chiếu tên phố Hà Nội mới và cũ”. Theo đó, nguyên tắc đặt tên phố Hà Nội khi đó được áp dụng như sau:
A – Tên dùng: 1 - Giữ nguyên tên cũ của Hà Nội 36 phố phường 2 – Tên anh quân, danh tướng, văn gia, chiến công, các nhà cách mệnh cũ và mới. 3 – Danh nhân ngoại quốc có liên lạc với Việt Nam: Nhâm Diêm, Tôn Trung Sơn, Yersin. 4 – Chia ra từng khu vực ở đó các tên phố có liên lạc với nhau. 5 – Tên vườn hoa và khu phố (cité) cũng có liên lạc với phố liền đó.
B – Tên vườn hoaTrừ tên Pasteur, các tên vườn hoa khác hoặc là một chiến công, hoặc là một nơi hội họp lịch sử. Tên vườn hoa lại liên lạc với tên phố hoặc có ý nghĩa tượng trưng. Ví dụ: Vườn Chí Linh ở phố Lê Lai; - Vườn Bính Thân ở phố Trần Hưng Đạo; - Vườn Ba Đình ở phố Phan Đình Phùng; - Vườn Diên Hồng ở trước Bắc Bộ phủ.
C – Tên phố Các vĩ nhân danh tiếng nhất đặt tên phố to nhất. Tên phố liên can đến nơi có các việc đã xảy ra. Chia ra từng khu vực tên có liên lạc với nhau: Khu Độc lập có: - Vườn Độc lập - Vườn Dân chủ cộng hoà - Vườn Nhân Quyền - Phố Hùng Vương (tượng trưng độc lập đầu tiên v.v...). Khu Quốc Tử Giám: - Phố Sĩ Nghiệp - Phố Chu Văn An - Phố Ngô Sĩ Liên v.v... Khu trường Đại học: - Phố Lê Thánh Tôn - Phố Trạng Trình - Phố Hàn Thuyên v.v... Quanh thành cũ: - Các tướng: Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. - Khu bờ sông: các chiến công ở trên bờ sông như Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Vân Đồn v.v... - Các tướng đã đánh trận đó: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái v.v... Khu hồ Hoàn Kiếm: quanh hồ có phố Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Lê Thạch v.v... Khu giải phóng có phố Giải phóng, phố Đô Lương, phố Thái Nguyên, phố Tân Trào. D – Tên khu (cité)Quê hương các vĩ nhân hoặc tên có ý nghĩa: Phố Trần Hưng Đạo có các khu: Tức Mạc, Kiếp Bạc. Phố Duy Tân có khu Nam Nghĩa. Phố Trần Thánh Tôn có khu Thiên Trường v.v... Ngoài ra có mấy khu không liên lạc với tên phố nhưng để nhắc lại cảnh đau đớn của ách nô lệ: Cổ Am, Nghĩa Lộ v.v....
BẢN ĐỐI CHIẾU TÊN PHỐ HÀ NỘI MỚI VÀ CŨ NĂM 1946
Các công viên
Hoàng Thị Hằng - Phòng Tổ chức sử dung tài liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I |
Saturday, 2 November 2013
Nguyên tắc đặt tên phố và công viên tại Hà Nội năm 1946 (Hoàng Thị Hằng - Cục Văn Thư và Lưu Trữ Nhà Nước)
Friday, 1 November 2013
Mộng tinh là gì?
Wednesday, 30 October 2013
Hiến binh Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1955 được tổ chức như thế nào?
Khi
Pháp mới mon men trở lại xứ Đông Dương, ngoài số quân cảnh (prévôté) tháp tùng
đoàn quân viễn chinh của tướng Leclerc, có một nhúm hiến binh thuộc địa (gendarmerie
coloniale) được Leclerc giải thoát khỏi
các trại giam Nhật Bản và tổ chức thành một phân đội hiến binh Nam Đông Dương (gendarmerie
de l’Indochine sud). Chính quốc phải rút số vệ binh cộng hòa (garde
républicaine) đang làm nhiệm vụ chiếm đóng ở Đức, Bắc Phi cộng với quân ở Pháp,
thành lập ba đoàn (légion – tương
đương trung đoàn) vệ binh cộng hòa gửi qua Đông Dương. Vào đầu năm 1947, ba
đoàn này có 3095 quân (95 sĩ quan + 2840 hạ sĩ quan).
Đoàn
1 làm nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và chỉ huy lính gạc (Garde civile de Cochinchine, sau đổi tên là Garde Républicaine de Cochinchine – Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ, năm
1948 lại đổi tên thành Garde du Viêt-Nam
Sud – Vệ Binh Nam Việt. Năm 1950, khi các tiểu đoàn Việt Nam (bataillon vietnamien - BVN) được thành lập,
chỉ huy trưởng đoàn 1 cũng là trưởng phái bộ tổ chức lực lượng vũ trang Nam Việt
Nam kiêm tham mưu trưởng bộ quốc phòng của chính phủ (ngụy) Việt Nam.
Đoàn
2 được triển khai quanh Sài Gòn với nhiệm vụ rất đa dạng: chỉ huy hiến binh
Lào, quân đội hoàng gia Khờ me (ARK), coi tù quân sự (PIM), chỉ huy thân binh bảo
vệ các đồn điền cao su của hãng Michelin, hộ tống các đoàn yếu nhân và các nhiệm
vụ an ninh khác.
Đoàn
3 được triển khai ở Bắc Kỳ với nhiệm vụ tương tự nhiệm vụ của đoàn 1.
Từ
1946 đến 1956 có 14 000 lượt người sang Đông Dương phục vụ trong lực lượng hiếnbinh. Thời hạn phục vụ được quy định là hai năm. Trước năm 1955, trên lãnh thổ
Đông Dương thường xuyên có mặt khoảng ba ngàn hiến binh quốc gia Pháp.
Trong suốt cuộc chiến
ở Đông Dương có 654 vệ binh cộng hòa tử trận hoặc mất tích (trong đó có 62 sĩ
quan) và 1500 người bị thương.
Tuesday, 29 October 2013
Kỵ binh nào đánh nhau với Việt Minh ở Vĩnh Yên?
Đêm ngày 14, tại
Vĩnh Yên, ngoài tiểu đoàn Mường bị thiệt hại nhẹ, Vanuyxem chỉ còn
thu thập được 240 lính ky binh Angiêri và 280 lính Ma rốc, đều kiệt sức,
đạn dược đã cạn, thấp thỏm chờ đợi từng phút một đợt tiến công mới
của bộ đội ta.
(Võ
Nguyên Giáp – Đường tới Điện Biên Phủ)
Trong
thành phần của binh đoàn cơ động / liên đoàn lưu động số 3 (GM3) của trung tá Vanuxem
có một đơn vị kỵ binh mang phiên hiệu 8e G(E)SAP. Về thực chất, đó là một đơn vị bộ binh tương đương tiểu đoàn. Phiên
hiệu đầu tiên của 8e G(E)SAP lúc đổ bộ
lên Đông Dương (18/4/1949) là 8ème Groupe
(d’Escadrons) de Spahis Algériens à Pieds vì họ không cưỡi ngựa cũng chẳng có xe pháo gì và mang danh là kỵ
binh nhưng toàn đi bộ (tiếng Pháp là à pieds, tiếng Anh gọi là dismounted) và cho tới tháng 12/1951
chiến đấu không khác gì bộ binh (Michel Bodin, 2000:22 ; Michel Bodin,
2007:63-79). Các đơn vị khác rất ngán hành quân chung với 8e G(E)SAP vì bọn này
có huông đánh đâu thua đó (une réputation
de scoumoune tenace). Trong trận Bảo Chúc (Vĩnh Yên, ngày 14/1/1951) 8e G(E)SAP mất 40% lực lượng (8 sĩ quan, 24 hạ
sĩ quan và 163 binh lính). Tàn quân được tổ chức lại thành 2 chi đoàn tạm (escadron de marche) cầm cự cho đến khi
quân của tướng Giáp rút lui.
Sau
trận Vĩnh Yên 8e G(E)SAP được bổ sung một chi đoàn người Mường và ba biệt đội phụ
lực quân, nhưng vẫn giữ phiên hiệu 8e G(E)SAP của kỵ binh xpahi An-giê-ri. Tên mới
đầy đủ là 8ème Groupe (d’Escadrons) de Spahis
Algériens Portés (liên chi đoàn số 8 [kỵ binh] xpa-hi An-giê-ri thiết vận).
Nhiệm vụ mới là làm bộ binh tùng thiết cho hai chi đoàn chiến xa Chaffee M-24 của
thiết đoàn số 1 (1er Chasseurs).
Tháng
1-1953 8e G(E)SAP trở thành 8e RSA (régiment
de spahis algériens – trung đoàn kỵ binh xpahi An-giê-ri số 8, một phiên hiệu
đã bị xóa bỏ vào tháng 5-1946) để trở thành một trung đoàn kỵ binh thực thụ.
Thành phần mới có 1 chi đoàn chiến xa (4 chi đội, mỗi chi đội 4 xe tăng M24), 3
chi đoàn bộ binh cơ giới ngồi xe GMC (mỗi chi đoàn có 4 chi đội bộ binh và 1
chi đội trợ chiến), 1 chi đoàn thiết vận (4 chi đội, mỗi chi đội 4 xe háp-trắc
+ 1 chi đội súng cối 81), 1 chi đoàn văn phòng.
Monday, 28 October 2013
Nổ tung hay nổ văng miểng?
Đối
với các tướng của ta (Lê Hồng Anh, Nguyễn Quang Phòng, Chu Duy Kính...), chiến
hạm Amyot d’Inville (A-mi-ô-đanh-vin) đã thực sự nổ tung như xi-la-ma trong đêm
26 rạng ngày 27 tháng 9 năm 1950 ở ngoài khơi Sầm Sơn:
Chuyện
chiến hạm Pháp bị điệp viên Việt Minh mang chất nổ đánh đắm được sách báo chính thức của ta hiện nay (Nhân Dân) xem là sự thật lịch sử
khách quan, bất khả hồ nghi. Gần nửa thể kỷ sau chiến công lẫy lừng đó, nữ tìnhbáo viên Nguyễn Thị Lợi bỗng... được phong anh hùng và được dựng tượng (như Lê
Văn Tám), dựng bia ghi công. Người ta còn đưa ra được bức quyết tâm thư của chị Lợi, chứng tỏ chuyện
chị thanh thản đi vào chỗ chết không có liên quan gì tới những lần tự tử bất
thành trước đó vì đau buồn riêng tư.
Christopher
E. Goscha (2007:124) bảo rằng Hoàng Đạo đưa chị Lợi thuốc ngủ. Nói như vậy là
làm giảm tầm vóc chiến công của ta. Sách báo của ta chỉ thừa nhận chuyện Chị Lợi lên tàu lấy lý do bị mệt vì say sóngdo đi từ bờ ra nên xin phép được về phòng nghỉ trước.
Ngày 3 tháng 8 năm 1951 tàu Amyot d'Inville được tuyên dương cấp quân đoàn. Phó đô đốc Ortoli, tư lệnh hải quân tại Viễn Đông viết trong bản tuyên dương như sau:
Sous les
commandement successifs des capitaines de corvette Rieu, Majoyer, Maget et Roux
a effectué des opérations fructueuses de surveillances en mer ayant abouti à la
destruction de plusieurs centaines de tonnes de jonques rebelles et à la
capture d'armes, de matériel et de ravitaillement au cours des 850 journées de
mer représentant un parcours de plus de 75000 nautiques dans les eaux
indochinoises entre le 1er février 1948 et le 1er juin 1951.
(Roux
là hạm trưởng của Amyot d'Inville sau khi thiếu tá Aubin chết)
...
En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité.
En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité.
(Mặc
dù bị địch gây ra một vụ nổ nghiêm trọng trên tàu, nhờ nỗ lực của toàn thể nhân
viên, tàu đã nhanh chóng phục hồi tình trạng khiển dụng và hoạt động trở lại)
Sunday, 27 October 2013
Một cách nhìn chủ quan, phiến diện (Phùng Kim Lân - Quân Đội Nhân Dân)
Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình"
QĐND - Chủ nhật, 27/01/2013 | 21:25 GMT+7
QĐND - Gần đây, trên một số trang mạng và cơ quan truyền thông ở nước ngoài, trong đó có hãng BBC xuất hiện bài viết dưới nhan đề “So sánh hai biến cố tháng Tám”- so sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc chính biến tháng 8-1991 ở Liên Xô dựa vào những cảm nhận của ông Nguyễn Minh Cần - theo bài viết là người đã chứng kiến cả hai sự kiện đó. Đọc bài viết nói trên, những người Việt Nam yêu nước và có lòng tự trọng không khỏi bức xúc, bất bình trước sự so sánh khập khiễng với dụng ý xuyên tạc sự thật và những ý kiến cá nhân mang tính tư biện, suy diễn một cách chủ quan, phiến diện của ông Cần.
Khi được hỏi cảm nhận về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cần nói rằng: “Chúng tôi tham gia Cách mạng tháng Tám với ý nghĩ chân thành, đất nước được tự do, độc lập với những lời hứa hẹn của Việt Minh lúc bấy giờ là mở rộng dân chủ, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, hội họp, ngôn luận… Đáng tiếc là khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền những điều đó đã không được thực hiện”. Ông Cần càng tỏ rõ sự hồ đồ khi cho rằng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và "cách mạng Dân chủ" (theo cách nghĩ của ông Cần) ở Nga năm 1991, đều thất bại (!), vì đã "không đem lại dân chủ, tự do thực sự cho người dân...". Không hiểu ông Cần lấy tư cách gì mà phán như vậy?
Ảnh minh họa/Internet. |
Nhiều người đặt câu hỏi: Ông Nguyễn Minh Cần là người như thế nào mà cố tình bóp méo lịch sử, ngoảnh mặt, quay lưng lại với đất nước, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc như vậy? Được biết, ông Nguyễn Minh Cần sinh ra ở Huế, năm nay 85 tuổi, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội... Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dốc lòng, dốc sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc, Nguyễn Minh Cần được Nhà nước ta cử ra nước ngoài học tập để trở về phục vụ đất nước, nhưng với những toan tính cá nhân cơ hội, thực dụng, ông ta đã xin cư trú tại nước ngoài từ đó đến nay. Những tưởng ở tuổi xế chiều, Nguyễn Minh Cần sẽ sống yên phận và nuôi hy vọng có cơ hội trở về quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng ông ta đã đăng đàn trên một số trang mạng với giọng điệu hằn học, cay độc, cố tình bôi đen lịch sử và xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, phủ nhận những thành quả của cách mạng, bài xích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đập tan ách thống trị của thực dân và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam), một nhà nước với thể chế chính trị dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hy sinh, đánh thắng những kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp nhiều lần về tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước lên CNXH.
Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dân tộc ta tiếp tục vượt qua “cơn lốc lớn” làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, giữ vững chế độ XHCN ở Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hơn 25 năm qua, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo được thế và lực mới để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Những thắng lợi đó đã tạo nên sự tiến bộ rõ nét của con người và xã hội Việt Nam, đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, ổn định và phát triển theo con đường XHCN; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện…” và nhấn mạnh: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể của phát triển”, "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có những cố gắng rất lớn trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam đã hoàn thành sớm một số mục tiêu như: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực; phổ cập giáo dục tiểu học; cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; bước đầu ngăn chặn được sự lây lan HIV và đang ở “ngưỡng cửa” hoàn thành mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em v.v... Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, năm 2012, nước ta đã đạt được những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Chúng ta đã cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra, đặc biệt đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (tăng trưởng hơn 5%); các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, bảo đảm (tỷ lệ hộ nghèo giảm được 1,76%); chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững; vai trò và vị thế của đất nước tiếp tục được nâng cao.
Dù còn không ít khó khăn và hạn chế, song những thành tựu của Việt Nam về phát triển con người, thực thi dân chủ đã và đang được thực tiễn chứng minh và khẳng định, không thể phủ nhận. Không phải ngẫu nhiên, ngày 28-5-2012, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain - người từng là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa - đã đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam, nhất là những tiến bộ đáng kể trong đời sống của nhân dân. Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh: “Với những bước tiến đó đã tạo nên hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Việt Nam không chỉ trong khu vực ASEAN, mà còn ở các tổ chức quốc tế khác”. Rồi nữa, ngay tướng Nguyễn Cao Kỳ - người từng được coi là có tư tưởng chống Cộng cực đoan - đã xúc động không cầm nổi nước mắt khi lần đầu tiên được trở về cội nguồn (tháng 1-2004), sau 30 năm ở nơi đất khách quê người. Từ đó, sau nhiều lần về thăm quê hương, cảm nhận trực tiếp những phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân, Nguyễn Cao Kỳ bày tỏ niềm tin tưởng: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam đủ trí tuệ để chèo chống và đưa đất nước tiến lên” và nguyện vọng của ông ta là sau khi nhắm mắt, xuôi tay được yên nghỉ nơi quê cha đất tổ.
Nếu thực sự còn tỉnh táo thì tại sao ông Nguyễn Minh Cần, “người được chứng kiến cả hai sự kiện lịch sử” nói trên, lại có thể đánh đồng Cách mạng tháng Tám 1945 - một sự kiện lịch sử hào hùng, thiêng liêng của dân tộc và có ý nghĩa thời đại sâu sắc với cuộc chính biến tháng 8 -1991 ở Liên Xô - một trang sử đau buồn của nhân dân Xô-viết và của nhân loại tiến bộ? Chính những nhận định hồ đồ này cho thấy ông chỉ là người “cưỡi ngựa xem hoa”, đứng ngoài những sự kiện lịch sử trọng đại, thờ ơ, vô cảm với vận mệnh của dân tộc và sự thịnh suy của đất nước. Tuy vậy, ông đã ngộ nhận, lầm tưởng mình là một “vĩ nhân am hiểu thời thế”, lại thêm những bức xúc cá nhân do quá đề cao “cái tôi” mà cố tình tráo trở phương pháp, rắp tâm lợi dụng những khó khăn, hạn chế trong quá trình đi lên của đất nước để phủ nhận sạch trơn những thành tựu mà cách mạng đã mang lại cho đất nước và dân tộc.
Những tiếng nói lạc điệu của ông Nguyễn Minh Cần có thể ít nhiều tác động đến một số người nhẹ dạ, cả tin và sự “trở cờ” của ông càng làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc thêm về cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ không chỉ mang tính cấp thiết, mà còn rất gay go, quyết liệt, lâu dài, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ và sự an nguy của đất nước.
PHÙNG KIM LÂN
Lính lê dương nào đội mũ đỏ?
Lính lê dương chưa bao giờ đội mũ đỏ. Nghe các nhân chứng lịch sử thuật chuyện đánh
nhau với bọn lính lê dương mũ đỏ, con
cháu đâm ra hoang mang. Thật ra các cụ đã đánh nhau với bọn nào? Vì sợ mang tội
bất kính nên không dám hỏi sự thật là các cụ có đánh nhau hay không. Nhưng nhân
chứng đã kể như thế thành ra sách báo đời sau cứ ghi như thế. Cứ biết như thế.
Chẳng chết thằng Tây nào cả.
Subscribe to:
Posts (Atom)