Nguyên tắc đặt tên phố và công viên tại Hà Nội năm 1946 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Năm 1946, Nhà xuất bản Đại La có trụ sở tại số 46, phố Trần Thánh Tôn, Hà Nội đã cho phát hành “Bản đối chiếu tên phố Hà Nội mới và cũ”. Theo đó, nguyên tắc đặt tên phố Hà Nội khi đó được áp dụng như sau:
A – Tên dùng: 1 - Giữ nguyên tên cũ của Hà Nội 36 phố phường 2 – Tên anh quân, danh tướng, văn gia, chiến công, các nhà cách mệnh cũ và mới. 3 – Danh nhân ngoại quốc có liên lạc với Việt Nam: Nhâm Diêm, Tôn Trung Sơn, Yersin. 4 – Chia ra từng khu vực ở đó các tên phố có liên lạc với nhau. 5 – Tên vườn hoa và khu phố (cité) cũng có liên lạc với phố liền đó.
B – Tên vườn hoaTrừ tên Pasteur, các tên vườn hoa khác hoặc là một chiến công, hoặc là một nơi hội họp lịch sử. Tên vườn hoa lại liên lạc với tên phố hoặc có ý nghĩa tượng trưng. Ví dụ: Vườn Chí Linh ở phố Lê Lai; - Vườn Bính Thân ở phố Trần Hưng Đạo; - Vườn Ba Đình ở phố Phan Đình Phùng; - Vườn Diên Hồng ở trước Bắc Bộ phủ.
C – Tên phố Các vĩ nhân danh tiếng nhất đặt tên phố to nhất. Tên phố liên can đến nơi có các việc đã xảy ra. Chia ra từng khu vực tên có liên lạc với nhau: Khu Độc lập có: - Vườn Độc lập - Vườn Dân chủ cộng hoà - Vườn Nhân Quyền - Phố Hùng Vương (tượng trưng độc lập đầu tiên v.v...). Khu Quốc Tử Giám: - Phố Sĩ Nghiệp - Phố Chu Văn An - Phố Ngô Sĩ Liên v.v... Khu trường Đại học: - Phố Lê Thánh Tôn - Phố Trạng Trình - Phố Hàn Thuyên v.v... Quanh thành cũ: - Các tướng: Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. - Khu bờ sông: các chiến công ở trên bờ sông như Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Vân Đồn v.v... - Các tướng đã đánh trận đó: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái v.v... Khu hồ Hoàn Kiếm: quanh hồ có phố Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Lê Thạch v.v... Khu giải phóng có phố Giải phóng, phố Đô Lương, phố Thái Nguyên, phố Tân Trào. D – Tên khu (cité)Quê hương các vĩ nhân hoặc tên có ý nghĩa: Phố Trần Hưng Đạo có các khu: Tức Mạc, Kiếp Bạc. Phố Duy Tân có khu Nam Nghĩa. Phố Trần Thánh Tôn có khu Thiên Trường v.v... Ngoài ra có mấy khu không liên lạc với tên phố nhưng để nhắc lại cảnh đau đớn của ách nô lệ: Cổ Am, Nghĩa Lộ v.v....
BẢN ĐỐI CHIẾU TÊN PHỐ HÀ NỘI MỚI VÀ CŨ NĂM 1946
Các công viên
Hoàng Thị Hằng - Phòng Tổ chức sử dung tài liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I |
Saturday, 2 November 2013
Nguyên tắc đặt tên phố và công viên tại Hà Nội năm 1946 (Hoàng Thị Hằng - Cục Văn Thư và Lưu Trữ Nhà Nước)
Friday, 1 November 2013
Mộng tinh là gì?
Wednesday, 30 October 2013
Hiến binh Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1955 được tổ chức như thế nào?
Khi
Pháp mới mon men trở lại xứ Đông Dương, ngoài số quân cảnh (prévôté) tháp tùng
đoàn quân viễn chinh của tướng Leclerc, có một nhúm hiến binh thuộc địa (gendarmerie
coloniale) được Leclerc giải thoát khỏi
các trại giam Nhật Bản và tổ chức thành một phân đội hiến binh Nam Đông Dương (gendarmerie
de l’Indochine sud). Chính quốc phải rút số vệ binh cộng hòa (garde
républicaine) đang làm nhiệm vụ chiếm đóng ở Đức, Bắc Phi cộng với quân ở Pháp,
thành lập ba đoàn (légion – tương
đương trung đoàn) vệ binh cộng hòa gửi qua Đông Dương. Vào đầu năm 1947, ba
đoàn này có 3095 quân (95 sĩ quan + 2840 hạ sĩ quan).
Đoàn
1 làm nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và chỉ huy lính gạc (Garde civile de Cochinchine, sau đổi tên là Garde Républicaine de Cochinchine – Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ, năm
1948 lại đổi tên thành Garde du Viêt-Nam
Sud – Vệ Binh Nam Việt. Năm 1950, khi các tiểu đoàn Việt Nam (bataillon vietnamien - BVN) được thành lập,
chỉ huy trưởng đoàn 1 cũng là trưởng phái bộ tổ chức lực lượng vũ trang Nam Việt
Nam kiêm tham mưu trưởng bộ quốc phòng của chính phủ (ngụy) Việt Nam.
Đoàn
2 được triển khai quanh Sài Gòn với nhiệm vụ rất đa dạng: chỉ huy hiến binh
Lào, quân đội hoàng gia Khờ me (ARK), coi tù quân sự (PIM), chỉ huy thân binh bảo
vệ các đồn điền cao su của hãng Michelin, hộ tống các đoàn yếu nhân và các nhiệm
vụ an ninh khác.
Đoàn
3 được triển khai ở Bắc Kỳ với nhiệm vụ tương tự nhiệm vụ của đoàn 1.
Từ
1946 đến 1956 có 14 000 lượt người sang Đông Dương phục vụ trong lực lượng hiếnbinh. Thời hạn phục vụ được quy định là hai năm. Trước năm 1955, trên lãnh thổ
Đông Dương thường xuyên có mặt khoảng ba ngàn hiến binh quốc gia Pháp.
Trong suốt cuộc chiến
ở Đông Dương có 654 vệ binh cộng hòa tử trận hoặc mất tích (trong đó có 62 sĩ
quan) và 1500 người bị thương.
Tuesday, 29 October 2013
Kỵ binh nào đánh nhau với Việt Minh ở Vĩnh Yên?
Đêm ngày 14, tại
Vĩnh Yên, ngoài tiểu đoàn Mường bị thiệt hại nhẹ, Vanuyxem chỉ còn
thu thập được 240 lính ky binh Angiêri và 280 lính Ma rốc, đều kiệt sức,
đạn dược đã cạn, thấp thỏm chờ đợi từng phút một đợt tiến công mới
của bộ đội ta.
(Võ
Nguyên Giáp – Đường tới Điện Biên Phủ)
Trong
thành phần của binh đoàn cơ động / liên đoàn lưu động số 3 (GM3) của trung tá Vanuxem
có một đơn vị kỵ binh mang phiên hiệu 8e G(E)SAP. Về thực chất, đó là một đơn vị bộ binh tương đương tiểu đoàn. Phiên
hiệu đầu tiên của 8e G(E)SAP lúc đổ bộ
lên Đông Dương (18/4/1949) là 8ème Groupe
(d’Escadrons) de Spahis Algériens à Pieds vì họ không cưỡi ngựa cũng chẳng có xe pháo gì và mang danh là kỵ
binh nhưng toàn đi bộ (tiếng Pháp là à pieds, tiếng Anh gọi là dismounted) và cho tới tháng 12/1951
chiến đấu không khác gì bộ binh (Michel Bodin, 2000:22 ; Michel Bodin,
2007:63-79). Các đơn vị khác rất ngán hành quân chung với 8e G(E)SAP vì bọn này
có huông đánh đâu thua đó (une réputation
de scoumoune tenace). Trong trận Bảo Chúc (Vĩnh Yên, ngày 14/1/1951) 8e G(E)SAP mất 40% lực lượng (8 sĩ quan, 24 hạ
sĩ quan và 163 binh lính). Tàn quân được tổ chức lại thành 2 chi đoàn tạm (escadron de marche) cầm cự cho đến khi
quân của tướng Giáp rút lui.
Sau
trận Vĩnh Yên 8e G(E)SAP được bổ sung một chi đoàn người Mường và ba biệt đội phụ
lực quân, nhưng vẫn giữ phiên hiệu 8e G(E)SAP của kỵ binh xpahi An-giê-ri. Tên mới
đầy đủ là 8ème Groupe (d’Escadrons) de Spahis
Algériens Portés (liên chi đoàn số 8 [kỵ binh] xpa-hi An-giê-ri thiết vận).
Nhiệm vụ mới là làm bộ binh tùng thiết cho hai chi đoàn chiến xa Chaffee M-24 của
thiết đoàn số 1 (1er Chasseurs).
Tháng
1-1953 8e G(E)SAP trở thành 8e RSA (régiment
de spahis algériens – trung đoàn kỵ binh xpahi An-giê-ri số 8, một phiên hiệu
đã bị xóa bỏ vào tháng 5-1946) để trở thành một trung đoàn kỵ binh thực thụ.
Thành phần mới có 1 chi đoàn chiến xa (4 chi đội, mỗi chi đội 4 xe tăng M24), 3
chi đoàn bộ binh cơ giới ngồi xe GMC (mỗi chi đoàn có 4 chi đội bộ binh và 1
chi đội trợ chiến), 1 chi đoàn thiết vận (4 chi đội, mỗi chi đội 4 xe háp-trắc
+ 1 chi đội súng cối 81), 1 chi đoàn văn phòng.
Monday, 28 October 2013
Nổ tung hay nổ văng miểng?
Đối
với các tướng của ta (Lê Hồng Anh, Nguyễn Quang Phòng, Chu Duy Kính...), chiến
hạm Amyot d’Inville (A-mi-ô-đanh-vin) đã thực sự nổ tung như xi-la-ma trong đêm
26 rạng ngày 27 tháng 9 năm 1950 ở ngoài khơi Sầm Sơn:
Chuyện
chiến hạm Pháp bị điệp viên Việt Minh mang chất nổ đánh đắm được sách báo chính thức của ta hiện nay (Nhân Dân) xem là sự thật lịch sử
khách quan, bất khả hồ nghi. Gần nửa thể kỷ sau chiến công lẫy lừng đó, nữ tìnhbáo viên Nguyễn Thị Lợi bỗng... được phong anh hùng và được dựng tượng (như Lê
Văn Tám), dựng bia ghi công. Người ta còn đưa ra được bức quyết tâm thư của chị Lợi, chứng tỏ chuyện
chị thanh thản đi vào chỗ chết không có liên quan gì tới những lần tự tử bất
thành trước đó vì đau buồn riêng tư.
Christopher
E. Goscha (2007:124) bảo rằng Hoàng Đạo đưa chị Lợi thuốc ngủ. Nói như vậy là
làm giảm tầm vóc chiến công của ta. Sách báo của ta chỉ thừa nhận chuyện Chị Lợi lên tàu lấy lý do bị mệt vì say sóngdo đi từ bờ ra nên xin phép được về phòng nghỉ trước.
Ngày 3 tháng 8 năm 1951 tàu Amyot d'Inville được tuyên dương cấp quân đoàn. Phó đô đốc Ortoli, tư lệnh hải quân tại Viễn Đông viết trong bản tuyên dương như sau:
Sous les
commandement successifs des capitaines de corvette Rieu, Majoyer, Maget et Roux
a effectué des opérations fructueuses de surveillances en mer ayant abouti à la
destruction de plusieurs centaines de tonnes de jonques rebelles et à la
capture d'armes, de matériel et de ravitaillement au cours des 850 journées de
mer représentant un parcours de plus de 75000 nautiques dans les eaux
indochinoises entre le 1er février 1948 et le 1er juin 1951.
(Roux
là hạm trưởng của Amyot d'Inville sau khi thiếu tá Aubin chết)
...
En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité.
En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité.
(Mặc
dù bị địch gây ra một vụ nổ nghiêm trọng trên tàu, nhờ nỗ lực của toàn thể nhân
viên, tàu đã nhanh chóng phục hồi tình trạng khiển dụng và hoạt động trở lại)
Subscribe to:
Posts (Atom)