65 năm ngày thăng thiên, độn thổ ở Hỏa Lò
"Hai ông Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình đã cùng anh em tù chính trị dùng phép "thăng thiên" và "độn thổ" để vượt ngục, trở về với cách mạng".
- Hỏa Lò - nhà tù ngay trung tâm Thủ đô, được thực dân Pháp xây dựng năm 1896, để giam giữ tù chính trị. Trong gần 1 thập kỷ tồn tại thì cuộc vượt ngục của hơn 100 tù chính trị tại Hỏa Lò giữa tháng 3/1945 là cuộc vượt ngục lớn nhất.
Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ, khi nhắc đến cuộc vượt ngục năm ấy đã nói: “Hai ông Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình đã cùng anh em tù chính trị dùng phép “thăng thiên” và “độn thổ” để vượt ngục, trở về với cách mạng”.
Phép “thăng thiên” vượt Hỏa Lò
Đầu năm 1944, nhiều đảng viên cộng sản bị giam cầm tại Hỏa Lò. Trong đó có Trần Đăng Ninh - Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ cùng 2 Xứ uỷ viên Trần Tử Bình, Lê Tất Đắc…
Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ, khi nhắc đến cuộc vượt ngục năm ấy đã nói: “Hai ông Trần Đăng Ninh và Trần Tử Bình đã cùng anh em tù chính trị dùng phép “thăng thiên” và “độn thổ” để vượt ngục, trở về với cách mạng”.
Phép “thăng thiên” vượt Hỏa Lò
Đầu năm 1944, nhiều đảng viên cộng sản bị giam cầm tại Hỏa Lò. Trong đó có Trần Đăng Ninh - Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ cùng 2 Xứ uỷ viên Trần Tử Bình, Lê Tất Đắc…
“Trong tù, đảng viên lớp lớn được anh em trẻ tín nhiệm. Anh Bình được bầu làm trưởng "Ban sinh hoạt”; còn tôi phụ trách “đối ngoại” nên có điều kiện đi lại tự do.
“Ban sinh hoạt” thực chất là một tổ chức đấu tranh công khai của tù chính trị… Trước khi bị bắt anh Bình đã dự họp Xứ uỷ (ngày 13/11/1943) triển khai nghị quyết Thường vụ Trung ương chuẩn bị Tổng khởi nghĩa; khi về đây, anh phổ biến lại cho anh em”- ông Lê Trọng Nghĩa nhớ lại.
Ông Phan Trọng Tuệ, Hoàng Quốc Việt và Trần Tử Bình gặp nhau tại Đại hội Đảng lần thứ II ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, tháng 2/1951 |
Sự ra đi của anh Hoàng Văn Thụ có tác động mạnh đến anh em. Tin vượt ngục thành công của nhóm tù chính trị Sơn La (có đồng chí Nguyễn Lương Bằng) vào tháng 8/1943 và đồng chí Văn Tiến Dũng vượt ngục Bắc Ninh (tháng 12/1944) càng động viên, vấn đề vượt ngục càng trở nên cấp bách.
Tối mùng 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Nửa đêm, một sĩ quan Nhật dẫn tiểu đội lính vào nhà tù, tuyên bố: “Người Nhật đã đánh bại quân Pháp, giúp Việt Nam độc lập. Ngày mai sẽ thả các anh”.
Vừa nghe hắn nói, ông Nguyễn Tuân đề đạt: “Các ông nói ngày mai thả, vậy đề nghị mở cửa các trại để chúng tôi chia tay trước khi về quê!”. Hắn gật đầu, thế là tù chính trị lợi dụng qua lại trao đổi kế hoạch vượt ngục.
Ngày 10/3, mọi kỉ cương của nhà tù đảo lộn. Bọn giám thị Pháp cùng gia đình bị dồn vào một phòng, bọn giám thị Việt không dám nghênh ngang. Nhiều tù thường phạm đột nhập nhà kho lấy quần áo, chăn chiên, thang, xà beng, cuốc chim…
Lợi dụng lộn xộn, ông Trần Đăng Ninh trốn từ xà lim tử tù sang khu thường phạm. “Ban sinh hoạt” thống nhất: Ai có điều kiện thì chủ động trốn, các đồng chí bị án nặng được ưu tiên đi trước. Quỹ tài chính được chia.
Ngày 11/3, cánh thường phạm dùng xà beng đục tường, đào hầm chui ra nhưng không thành. Sáng đó, ông Trần Đăng Ninh cùng anh em bàn kế hoạch vượt ngục. Ông Nghĩa cũng báo cho bà Trương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Phúc Hằng và cánh tù nữ chủ trương vượt ngục. Nhiều chị em tranh thủ người nhà vào thăm đã thay quần áo, trà trộn đám thăm thân trốn ra.
Cầm Văn Dung, nguyên Tri châu Mường La, bị kết án khổ sai vì liên đới đến vụ đầu độc Xanh Pu-lốp, Công sứ Sơn La. Là thủ lĩnh cánh thường phạm nhưng rất trọng cánh tù chính trị, ông Dung thống nhất với ông Nghĩa về kế hoạch vượt ngục: Chăn chiên xé ra, bện thành dây thừng. Tù nhân sẽ leo lên mái nhà rồi bắc thang lần ra bờ tường. Dây to buộc vào trụ điện rồi thả ra ngoài. Lần lượt, cứ một tù chính trị thì một thường phạm.
Anh em tù chính trị còn sáng kiến lấy chăn chiên trùm lên mảnh chai cắm trên bờ tường (phòng đứt tay chân) và trùm lên dây điện (tránh bị giật). Danh sách vượt ngục được thống nhất. Ông Bình giao ông Nghĩa đi bảo vệ “thượng cấp” Trần Đăng Ninh...
Trong đêm 11/3, các ông Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Tuân, Lê Tất Đắc, Nguyễn Văn Kha, Châu Ký, Nguyễn Chương, Hoàng Minh Chính… thoát ra ngoài theo đường “thăng thiên”.
Sau khi Cầm Văn Dung thoát thì cánh thường phạm không còn trật tự, tranh nhau trèo lên mái nhà làm vỡ ngói. Quân Nhật phát hiện đã nổ súng. Đợt vượt ngục đầu tiên tuy chưa giải thoát được nhiều nhưng có tác dụng động viên anh em tiếp tục vượt ngục.
Phép “độn thổ”
Khi đang lang thang trong sân nhà tù, nhìn thấy nắp cống bê-tông có gắn vòng thép, ông Bình chợt nhớ đã đọc sách kiếm hiệp khi ở Trường dòng Hoàng Nguyên, kể về những cuộc trốn tù theo đường ngầm. Trao đổi trong anh em thì có ý kiến: Đường cống hẹp sợ khó chui lọt, rồi ông như ra lệnh: “Đừng đoán mò, cứ đi xem thử rồi về báo cáo!”.
Trong nhóm thanh niên trẻ thân cận có: Phan Vân - tù chính trị từ Ninh Bình lên, Trần Văn Cử - tù Sơn La về, Nguyễn Huy Hòa bị giam ở Trại J khi còn tuổi thiếu niên.
Ngày 10/3, mọi kỉ cương của nhà tù đảo lộn. Bọn giám thị Pháp cùng gia đình bị dồn vào một phòng, bọn giám thị Việt không dám nghênh ngang. Nhiều tù thường phạm đột nhập nhà kho lấy quần áo, chăn chiên, thang, xà beng, cuốc chim…
Lợi dụng lộn xộn, ông Trần Đăng Ninh trốn từ xà lim tử tù sang khu thường phạm. “Ban sinh hoạt” thống nhất: Ai có điều kiện thì chủ động trốn, các đồng chí bị án nặng được ưu tiên đi trước. Quỹ tài chính được chia.
Ngày 11/3, cánh thường phạm dùng xà beng đục tường, đào hầm chui ra nhưng không thành. Sáng đó, ông Trần Đăng Ninh cùng anh em bàn kế hoạch vượt ngục. Ông Nghĩa cũng báo cho bà Trương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Phúc Hằng và cánh tù nữ chủ trương vượt ngục. Nhiều chị em tranh thủ người nhà vào thăm đã thay quần áo, trà trộn đám thăm thân trốn ra.
Cầm Văn Dung, nguyên Tri châu Mường La, bị kết án khổ sai vì liên đới đến vụ đầu độc Xanh Pu-lốp, Công sứ Sơn La. Là thủ lĩnh cánh thường phạm nhưng rất trọng cánh tù chính trị, ông Dung thống nhất với ông Nghĩa về kế hoạch vượt ngục: Chăn chiên xé ra, bện thành dây thừng. Tù nhân sẽ leo lên mái nhà rồi bắc thang lần ra bờ tường. Dây to buộc vào trụ điện rồi thả ra ngoài. Lần lượt, cứ một tù chính trị thì một thường phạm.
Anh em tù chính trị còn sáng kiến lấy chăn chiên trùm lên mảnh chai cắm trên bờ tường (phòng đứt tay chân) và trùm lên dây điện (tránh bị giật). Danh sách vượt ngục được thống nhất. Ông Bình giao ông Nghĩa đi bảo vệ “thượng cấp” Trần Đăng Ninh...
Trong đêm 11/3, các ông Trần Đăng Ninh, Vũ Kỳ, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Tuân, Lê Tất Đắc, Nguyễn Văn Kha, Châu Ký, Nguyễn Chương, Hoàng Minh Chính… thoát ra ngoài theo đường “thăng thiên”.
Sau khi Cầm Văn Dung thoát thì cánh thường phạm không còn trật tự, tranh nhau trèo lên mái nhà làm vỡ ngói. Quân Nhật phát hiện đã nổ súng. Đợt vượt ngục đầu tiên tuy chưa giải thoát được nhiều nhưng có tác dụng động viên anh em tiếp tục vượt ngục.
Phép “độn thổ”
Khi đang lang thang trong sân nhà tù, nhìn thấy nắp cống bê-tông có gắn vòng thép, ông Bình chợt nhớ đã đọc sách kiếm hiệp khi ở Trường dòng Hoàng Nguyên, kể về những cuộc trốn tù theo đường ngầm. Trao đổi trong anh em thì có ý kiến: Đường cống hẹp sợ khó chui lọt, rồi ông như ra lệnh: “Đừng đoán mò, cứ đi xem thử rồi về báo cáo!”.
Trong nhóm thanh niên trẻ thân cận có: Phan Vân - tù chính trị từ Ninh Bình lên, Trần Văn Cử - tù Sơn La về, Nguyễn Huy Hòa bị giam ở Trại J khi còn tuổi thiếu niên.
Ông Hòa kể “đã có vài ông mãnh mở nắp cống, chui xuống xem “âm phủ” ra sao. Lần mò một lúc phải chui lên vì dưới đó tối om, ẩm thấp, hôi thối…”. Thế là 3 “thanh niên” rủ nhau “đi thử”.
Ông Lê Trọng Nghĩa (trái) cùng các ông Vũ Oanh, Bùi Nam Hà... tại lễ kỉ niệm 60 năm Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội. |
Tại Trại J, Hòa và Cử xung phong chui cống, còn Vân ở lại canh chừng. Sau tiếng đồng hồ mò mẫm trong cống thì tới 1 cửa. Thấy có ánh sáng, ghé mắt qua khe thấy chân người, bánh xe đạp lăn và tiếng nhộn nhịp của phố xá. Dùng đầu đội lên thì thấy nắp cống xê dịch.
Cả 2 quay lại. Vân thấy ám hiệu, ra mở nắp cống. Khi chui lên, một số tù nhân nhìn thấy, đổ xô lại hỏi nhưng cả 2 lắc đầu: “Gay go lắm. Tắc. Chả ăn thua gì”. Chờ mọi người tản ra, anh em nháy nhau: “Đi được rồi! Thấy cả xe đạp…”. Rồi cả 3 đi báo ông Bình.
Kế hoạch vượt ngục được lập rất chi tiết. Với suy luận trong cống, nước thải phải chảy xuôi, thoát ra một hồ lớn hay ra sông Hồng. Cứ theo đường nước thải sẽ thoát… nhưng phải đề phòng rào cản. Vậy phải chuẩn bị diêm để soi dòng chảy và một thanh sắt để phá rào cản. Xà beng bật nắp cống nhờ giao dịch với cánh thường phạm mà có.
Tù chính trị sẽ chia thành nhiều nhóm, lần lượt đi theo đường cống ngầm trong nhiều tối. Ngay đêm 12, 29 đồng chí đi trước tập trung ở Trại J. Danh sách nhóm đi sau được ông Bình bàn giao cho người ở lại.
Tối 12/3, khoảng 8 giờ, ông Bình phát lệnh: “Mở nắp cống!”. Nhóm đi đầu “lĩnh ấn tiên phong” có ông Bình, Phan Vân, Nguyễn Tuân do ông Hòa dẫn đường. Trước giây phút “độn thổ”, ông Bình còn đùa: “Sống thì nhớ, chết thì giỗ giờ phút này!”.
Lần mò theo đường cống hôi thối, chen lẫn chuột bọ, phân người. Quần áo sạch đội lên đầu, có lúc phải sát mặt xuống lòng cống mà bò. Gần tiếng đồng hồ mới ra tới cửa cống, ông Hòa bật nắp vọt lên; theo sau là ông Bình, rồi ông Vân và Tuân.
Lên đến nơi mới biết cửa cống nằm trên hè đường Bông Nhuộm, chếch bên kia là vườn hoa Mê Linh. Từ đây thấy 2 tháp canh ở 2 góc nhà tù có lính Nhật đứng gác, sau lưng là bức tường cao cắm đầy mảnh chai nằm dọc đường Quán Sứ. (Tiếc là nay bức tường ấy không còn!).
Đang chiến tranh, không ai ra phố nên không lộ. Đậy nắp cống rồi chạy qua đường, chui vào tăng-xê tránh máy bay Mỹ ở vườn hoa, tạt nước mưa còn đọng rửa qua rồi thay quần áo. Ông Bình lấy cái khăn quấn lên đầu che đi cái đầu trọc. Bốn anh em giả làm công nhân Sở Thùng mới đi dọn xí về. Bà con thấy hôi hám vội tránh xa.
Ra tới ga Hàng Cỏ, lần theo Khâm Thiên về Thái Hà Ấp. Ngay trong đêm, nhóm đi đầu về đến Vạn Phúc, Hà Đông nơi cơ quan Thường vụ Xứ ủy đóng. Các nhóm sau có Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm, Đỗ Mười, Nguyễn Thanh Bình…
Cuộc vượt ngục tập thể tù chính trị tù Hỏa Lò thành công phải nhắc tới tên 3 đồng chí Phan Vân, Nguyễn Huy Hòa, Trần Văn Cử - những người đóng góp quan trọng, tìm ra con đường đặc biệt này.
Đóng góp ngay cho Tổng khởi nghĩa
Ngay sau 2 ngày nghỉ, ông Hòa về Xứ uỷ làm liên lạc, dẫn đường ông Bình về “Đệ tam Chiến khu” Hòa-Ninh-Thanh, ông Phan Vân về làm bí thư tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Tuân về huyện Gia Lâm (ngày ấy thuộc Bắc Ninh), còn ông Trần Văn Cử về tham gia khởi nghĩa ở Nam Định.
Đang chiến tranh, không ai ra phố nên không lộ. Đậy nắp cống rồi chạy qua đường, chui vào tăng-xê tránh máy bay Mỹ ở vườn hoa, tạt nước mưa còn đọng rửa qua rồi thay quần áo. Ông Bình lấy cái khăn quấn lên đầu che đi cái đầu trọc. Bốn anh em giả làm công nhân Sở Thùng mới đi dọn xí về. Bà con thấy hôi hám vội tránh xa.
Ra tới ga Hàng Cỏ, lần theo Khâm Thiên về Thái Hà Ấp. Ngay trong đêm, nhóm đi đầu về đến Vạn Phúc, Hà Đông nơi cơ quan Thường vụ Xứ ủy đóng. Các nhóm sau có Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm, Đỗ Mười, Nguyễn Thanh Bình…
Cuộc vượt ngục tập thể tù chính trị tù Hỏa Lò thành công phải nhắc tới tên 3 đồng chí Phan Vân, Nguyễn Huy Hòa, Trần Văn Cử - những người đóng góp quan trọng, tìm ra con đường đặc biệt này.
Đóng góp ngay cho Tổng khởi nghĩa
Ngay sau 2 ngày nghỉ, ông Hòa về Xứ uỷ làm liên lạc, dẫn đường ông Bình về “Đệ tam Chiến khu” Hòa-Ninh-Thanh, ông Phan Vân về làm bí thư tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Tuân về huyện Gia Lâm (ngày ấy thuộc Bắc Ninh), còn ông Trần Văn Cử về tham gia khởi nghĩa ở Nam Định.
Tháng 8/1945, khi lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội, ông Bình gặp lại Lê Trọng Nghĩa được Trung ương bổ sung cho Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Sáng 31/8/2008, lão đồng chí Nguyễn Huy Hòa gọi điện cho tôi: “Hà Nội Mới có bài viết về cuộc vượt ngục năm ấy. Nhưng số anh em “độn thổ” không phải là 80 mà phải cải chính thế này: Hàng chục năm sau Ban Liên lạc tù Hỏa Lò tổng kết lại mới biết số tù chính trị vượt ngục theo đường cống ngầm trong các đêm từ 12 đến 16/3/1945 là 140 người (trong đó có vài thường phạm)…”.
Sáng 31/8/2008, lão đồng chí Nguyễn Huy Hòa gọi điện cho tôi: “Hà Nội Mới có bài viết về cuộc vượt ngục năm ấy. Nhưng số anh em “độn thổ” không phải là 80 mà phải cải chính thế này: Hàng chục năm sau Ban Liên lạc tù Hỏa Lò tổng kết lại mới biết số tù chính trị vượt ngục theo đường cống ngầm trong các đêm từ 12 đến 16/3/1945 là 140 người (trong đó có vài thường phạm)…”.
Rồi ông kể tiếp: “Hôm 21/8/1945, tớ gặp lại ông Bình ở Hà Nội. Ông ấy hớn hở: “Tao vừa mới gọi điện cho chúng nó xong”.
“Gọi cho ai hả anh?”, tớ thắc mắc. “Gọi cho tỉnh trưởng các tỉnh. Tao bảo chúng nó, lập tức phải đầu hàng Cách mạng, nếu không sẽ bị xử tử!”. Rồi 2 anh em cùng cười. Số tù chính trị vượt ngục Hỏa Lò đã bổ sung lực lượng và có những đóng góp đáng kể vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương”.
Những năm sau này, ông Lê Trọng Nghĩa là Cục trưởng Cục Quân báo (1950-1968); ông Trần Văn Cử là Phó chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em; ông Nguyễn Văn Hòa là Hiệu phó trường Tuyên huấn Trung ương; Nguyễn Tuân là Thứ trưởng Bộ Điện-Than…
Trước khi ngừng máy, ông Hòa hóm hỉnh kết luận: “Cuộc vượt ngục đã thành công một cách thần kì nhờ “ba cái có”: anh em tù chính trị có lòng dũng cảm, có mưu trí, sáng tạo và còn có cả máu mạo hiểm!”.
Những năm sau này, ông Lê Trọng Nghĩa là Cục trưởng Cục Quân báo (1950-1968); ông Trần Văn Cử là Phó chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em; ông Nguyễn Văn Hòa là Hiệu phó trường Tuyên huấn Trung ương; Nguyễn Tuân là Thứ trưởng Bộ Điện-Than…
Trước khi ngừng máy, ông Hòa hóm hỉnh kết luận: “Cuộc vượt ngục đã thành công một cách thần kì nhờ “ba cái có”: anh em tù chính trị có lòng dũng cảm, có mưu trí, sáng tạo và còn có cả máu mạo hiểm!”.
Trần Kiến Quốc