Từ nguyên của "NHÀ CẢ" trong thơ Nôm Nguyễn Trãi
nhà cả ◎ Nôm:
dt. dịch chữ đại trạch大宅, nghĩa là “trời đất, kiền khôn, vũ trụ” [Từ Nguyên: 0358]. Sách Hậu Hán thư phần Phùng Diễn liệt truyện: 游精神於大宅兮 (thần khí chơi khắp vũ trụ chừ).
Đống lương tài có mấy bằng mày, Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay. (Tùng 219.2).
Trong bài thơ, rõ ràng là cả đống lương (phẩm chất kẻ trượng phu) và nhà cả đều được dùng với nghĩa bóng. Không có chuyện gỗ tùng có thể chống nhà lớn. Vì nếu đã làm cột thì lấy đâu cội rễ bền, còn dâu “nhuốm tuyết sương”. Tác giả đem đến cho ta một hình ảnh tùng trực diện giữa trời đất thiên nhiên và một biểu tượng về đại trượng phu tùng trong ngầm ý so sánh với chính phẩm cách mình, tâm trạng mình [Nguyễn Hùng Vỹ 2005: 34].
(Trích Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển)
Nhân đây xin đăng lại toàn văn bài của Nguyễn Hùng Vỹ.
Hai chữ NHÀ CẢ trong bài thơ “Tùng” của Nguyễn Trãi
Nguyễn Hùng Vĩ
“Tùng” là một bài thơ hay nằm trong di cảo thơ Nguyễn Trãi. Nó không bị lẫn vào các thơ Nôm Lê Thánh Tông, Tao Đàn hay thơ ca thời Lê- Trịnh. Các nhà sưu tập thơ Nguyễn Trãi đều để tâm đến bài thơ này khi phiên âm và chú giải nó. Bùi “Tùng” đã vào sách giáo khoa và được chú thích, bình giảng nhiều lần. Song rất tiếc, có hai chữ trong bài thơ này chưa được hiểu cặn kẽ, thậm chí còn được hiểu sai lệch. Đó là hai chữ “nhà cả” trong câu thơ:
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay.
Các tác giả cuốn “Nguyễn Trãi toàn tập” (Nxb.KHXH, 1976) chú thích về hai chữ này: “nhà cả: chữ Hán là đại hạ. Có câu thơ “nhất mộc chi đại hạ” (một cây đỡ tòa nhà). Câu này có ý là mình đã từng đôi phen làm cái việc lớn ấy.
Chúc thích này cung cấp cho ta những thông tin sau:
- Nhà cả là dịch từ chữ đại hạ.
- Đòi phen được hiểu là “đôi phen”.
- “Tòa nhà lớn” được hiểu là “triều đình”, “đỡ tòa nhà lớn” là làm việc triều đình, làm làm lương đống cho quốc gia.
Có lẽ từ chú giải này, sách giáo khoa dần dần chỉ hiểu rằng cây tùng cây tùng có thể làm rường cột để xây dựng ngôi nhà lớn cũng như người quân tử có thể làm lương đống cho nước nhà.
Trước đây, khi tiếp xúc với văn học Nguyễn Trãi, chúng tôi đã có ý nghi ngờ chú giải cho rằng, gỗ tùng có thể là vật liệu khỏe để xây dựng nhà cửa. Trong quan sát văn hóa truyền thống, ở Việt Nam, hầu như chúng tôi chưa thấy người ta dùng thông làm rường cột chịu lực bao giờ. Gỗ thông mềm, dọc thớ, dễ choác, dễ mục. Ngay cả việc dùng nó làm ván vách trwcs đây cũng cực kỳ hiếm hoi. Như vậy, ắt hẳn hai từ “nhà cả, trong bài thơ không thể hiểu là ngôi nhà lớn, cụ thể như nhiều người vẫn hieur. Nguyễn Trãi khi sáng tạo ra bài thơ này đã không dùng với nghĩa đó.
Trong Quốc âm thi tập , chúng tôi thấy tất cả các kết cấu có gắn liền với từ cả đều có dấu ấn của sự chuyển dịch từ những ẩn ngữ Hán. Ví dụ như:
- Liêm cần tiết cả (đại tiết) tua hằng nắm.
- Ẩn cả (đại ẩn) lọ chi thành thị nữa.
- Người xưa ẩn cả lọ lâm tuyền.
- Tự nhiên cả muốn (đại dục) chúng suy nhường.
- Kìa ai cây cả (đại thụ) nhàn ngồi tựa.
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả (đại nghĩa).
- Cả lòng (đại lượng) mượn lấy đắp hơi cùng.
- Tài đống lương cao ắt cả dùng (đại dụng).
Tất cả các từ trên đều được các từ điển và các chú giải thơ ca giải thích nghĩa ẩn dujg của nó. Ngay cả trường hợp từ cả đứng một mình trong câu thơ sau:
Nước càng tuôn đến bể càng cả.
Thì cũng gợi ý ta nhớ về thành ngữ quen thuộc “tràng giang đại hải”. Rõ ràng là trong việc xây dựng ngôn ngữ thơ ca, văn học Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa một nền văn chương kỳ cựu nhất thế giới, một nền thơ ca giá trị nhất thế giới để làm giàu có cho mình.
Có thể hai từ “nhà cả” trong câu thơ của Nguyễn Trãi là chuyển dịch từ hai từ đại hạ như tác giả NTTT đã chú vì hai từ này có nghĩa bóng rộng hơn là ngôi nhà lớn. Song chúng tôi cho rằng hợp lý hơn cả là Nguyễn Trãi đã chuyển dịch từ hai từ “đại trạch”.
“Trạch” trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích nghĩa là “nhà ở, mồ mả, ở”. Từ nguyên giair thích “đại trạch” nghĩa thứ nhất, phổ biến là “thiên địa”, nghĩa thứ hai là ngôi nhà lớn dành cho các vua chư hầu. Đến đây đọc lại đoạn thơ của bài Tùng ta thấy tác giả đã dùng từ nhà cả rõ ràng với nghĩa “trời đất”, “thiên địa”, “vũ trụ|:
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rẽ bền rời chẳng động.
Tuyết sương đã thấy đặng nhiều ngày.
(Năng lực, phẩm cách làm lương đống có mấy ai bằng được tùng
Bao phen đứng ”chống trời chống đất” vững vàng thay.
Thế mà cội rễ vẫn bền chuyển chẳng hề lay
[Vì đứng giữa đất trời nên] thấy nhiều ngày nhuốm trải tuyết sương).
Trong bài thơ, rõ ràng là cả đống lương (phẩm chất kẻ trượng phu) và nhà cả đều được dùng với nghĩa bóng. Không có chuyenj gỗ tùng có thể chống nhà lớn. Vì nếu đã làm cột thì lấy đâu cội rễ bền, còn dâu “nhuốm tuyết sương”. Tác giả đem đến cho ta một hình ảnh tùng trực diện giữa trời đất thiên nhiên và một biểu tượng về đại trượng phu tùng trong ngầm ý so sánh với chính phẩm cách mình, tâm trạng mình, một con người đâu chỉ ẩn dật, khách lâm tuyền mà còn là một đấng trượng phu như sách Mạnh tử nói: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.
Viết đến đây, tôi thoạt nhớ đến câu thơ của Mai Nham Trần Bích San:
Tiếu hàn nhiên hậu tri tùng bách
Nhân bất phong sương vị lão tài.
dt. dịch chữ đại trạch大宅, nghĩa là “trời đất, kiền khôn, vũ trụ” [Từ Nguyên: 0358]. Sách Hậu Hán thư phần Phùng Diễn liệt truyện: 游精神於大宅兮 (thần khí chơi khắp vũ trụ chừ).
Đống lương tài có mấy bằng mày, Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay. (Tùng 219.2).
Trong bài thơ, rõ ràng là cả đống lương (phẩm chất kẻ trượng phu) và nhà cả đều được dùng với nghĩa bóng. Không có chuyện gỗ tùng có thể chống nhà lớn. Vì nếu đã làm cột thì lấy đâu cội rễ bền, còn dâu “nhuốm tuyết sương”. Tác giả đem đến cho ta một hình ảnh tùng trực diện giữa trời đất thiên nhiên và một biểu tượng về đại trượng phu tùng trong ngầm ý so sánh với chính phẩm cách mình, tâm trạng mình [Nguyễn Hùng Vỹ 2005: 34].
(Trích Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển)
Nhân đây xin đăng lại toàn văn bài của Nguyễn Hùng Vỹ.
Hai chữ NHÀ CẢ trong bài thơ “Tùng” của Nguyễn Trãi
Nguyễn Hùng Vĩ
“Tùng” là một bài thơ hay nằm trong di cảo thơ Nguyễn Trãi. Nó không bị lẫn vào các thơ Nôm Lê Thánh Tông, Tao Đàn hay thơ ca thời Lê- Trịnh. Các nhà sưu tập thơ Nguyễn Trãi đều để tâm đến bài thơ này khi phiên âm và chú giải nó. Bùi “Tùng” đã vào sách giáo khoa và được chú thích, bình giảng nhiều lần. Song rất tiếc, có hai chữ trong bài thơ này chưa được hiểu cặn kẽ, thậm chí còn được hiểu sai lệch. Đó là hai chữ “nhà cả” trong câu thơ:
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay.
Các tác giả cuốn “Nguyễn Trãi toàn tập” (Nxb.KHXH, 1976) chú thích về hai chữ này: “nhà cả: chữ Hán là đại hạ. Có câu thơ “nhất mộc chi đại hạ” (một cây đỡ tòa nhà). Câu này có ý là mình đã từng đôi phen làm cái việc lớn ấy.
Chúc thích này cung cấp cho ta những thông tin sau:
- Nhà cả là dịch từ chữ đại hạ.
- Đòi phen được hiểu là “đôi phen”.
- “Tòa nhà lớn” được hiểu là “triều đình”, “đỡ tòa nhà lớn” là làm việc triều đình, làm làm lương đống cho quốc gia.
Có lẽ từ chú giải này, sách giáo khoa dần dần chỉ hiểu rằng cây tùng cây tùng có thể làm rường cột để xây dựng ngôi nhà lớn cũng như người quân tử có thể làm lương đống cho nước nhà.
Trước đây, khi tiếp xúc với văn học Nguyễn Trãi, chúng tôi đã có ý nghi ngờ chú giải cho rằng, gỗ tùng có thể là vật liệu khỏe để xây dựng nhà cửa. Trong quan sát văn hóa truyền thống, ở Việt Nam, hầu như chúng tôi chưa thấy người ta dùng thông làm rường cột chịu lực bao giờ. Gỗ thông mềm, dọc thớ, dễ choác, dễ mục. Ngay cả việc dùng nó làm ván vách trwcs đây cũng cực kỳ hiếm hoi. Như vậy, ắt hẳn hai từ “nhà cả, trong bài thơ không thể hiểu là ngôi nhà lớn, cụ thể như nhiều người vẫn hieur. Nguyễn Trãi khi sáng tạo ra bài thơ này đã không dùng với nghĩa đó.
Trong Quốc âm thi tập , chúng tôi thấy tất cả các kết cấu có gắn liền với từ cả đều có dấu ấn của sự chuyển dịch từ những ẩn ngữ Hán. Ví dụ như:
- Liêm cần tiết cả (đại tiết) tua hằng nắm.
- Ẩn cả (đại ẩn) lọ chi thành thị nữa.
- Người xưa ẩn cả lọ lâm tuyền.
- Tự nhiên cả muốn (đại dục) chúng suy nhường.
- Kìa ai cây cả (đại thụ) nhàn ngồi tựa.
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả (đại nghĩa).
- Cả lòng (đại lượng) mượn lấy đắp hơi cùng.
- Tài đống lương cao ắt cả dùng (đại dụng).
Tất cả các từ trên đều được các từ điển và các chú giải thơ ca giải thích nghĩa ẩn dujg của nó. Ngay cả trường hợp từ cả đứng một mình trong câu thơ sau:
Nước càng tuôn đến bể càng cả.
Thì cũng gợi ý ta nhớ về thành ngữ quen thuộc “tràng giang đại hải”. Rõ ràng là trong việc xây dựng ngôn ngữ thơ ca, văn học Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa một nền văn chương kỳ cựu nhất thế giới, một nền thơ ca giá trị nhất thế giới để làm giàu có cho mình.
Có thể hai từ “nhà cả” trong câu thơ của Nguyễn Trãi là chuyển dịch từ hai từ đại hạ như tác giả NTTT đã chú vì hai từ này có nghĩa bóng rộng hơn là ngôi nhà lớn. Song chúng tôi cho rằng hợp lý hơn cả là Nguyễn Trãi đã chuyển dịch từ hai từ “đại trạch”.
“Trạch” trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích nghĩa là “nhà ở, mồ mả, ở”. Từ nguyên giair thích “đại trạch” nghĩa thứ nhất, phổ biến là “thiên địa”, nghĩa thứ hai là ngôi nhà lớn dành cho các vua chư hầu. Đến đây đọc lại đoạn thơ của bài Tùng ta thấy tác giả đã dùng từ nhà cả rõ ràng với nghĩa “trời đất”, “thiên địa”, “vũ trụ|:
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rẽ bền rời chẳng động.
Tuyết sương đã thấy đặng nhiều ngày.
(Năng lực, phẩm cách làm lương đống có mấy ai bằng được tùng
Bao phen đứng ”chống trời chống đất” vững vàng thay.
Thế mà cội rễ vẫn bền chuyển chẳng hề lay
[Vì đứng giữa đất trời nên] thấy nhiều ngày nhuốm trải tuyết sương).
Trong bài thơ, rõ ràng là cả đống lương (phẩm chất kẻ trượng phu) và nhà cả đều được dùng với nghĩa bóng. Không có chuyenj gỗ tùng có thể chống nhà lớn. Vì nếu đã làm cột thì lấy đâu cội rễ bền, còn dâu “nhuốm tuyết sương”. Tác giả đem đến cho ta một hình ảnh tùng trực diện giữa trời đất thiên nhiên và một biểu tượng về đại trượng phu tùng trong ngầm ý so sánh với chính phẩm cách mình, tâm trạng mình, một con người đâu chỉ ẩn dật, khách lâm tuyền mà còn là một đấng trượng phu như sách Mạnh tử nói: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.
Viết đến đây, tôi thoạt nhớ đến câu thơ của Mai Nham Trần Bích San:
Tiếu hàn nhiên hậu tri tùng bách
Nhân bất phong sương vị lão tài.
No comments:
Post a Comment