Viết cách nào cũng
được. Cả hai cách viết đều xuất hiện trên sách báo từ đầu thế kỷ 20, hoặc sớm
hơn nữa, và đến nay vẫn tiếp tục được dùng phổ biến. Hồng Kông có phần trội hơn.
Hồng Công Hongkong / Hong-Kong / Hong Kong.[i]
Hồng
Kông
Hongkong / Hong-Kong / Hong Kong. giường
~ lit de Hongkong.[ii]
[i] * Ông nói : Tàu Hồng-công lại thì có hơn ba trăm người
khách, hành lý lôi thôi, áo quần sộc-sệch, có lẻ họ đam cũa bên Trung-quấc qua
lập nghiệp ở nước Nam đây, Lão-Ngạt tiên-sanh nhỉ ? Trung Lập Báo số 200 (1924:1, Lảo-Ngạt)
* Nghe nói mậu dịch
thu mua, da thì vào nhà máy thuộc da, còn ngầu pín để xuất khẩu đi Hồng Công. Tô Hoài (2000 :40)
[ii] * Trên giường Hồng-kông, cậu tham ngủ mệt vẫn không
thưa. Phong Hóa Tuần Báo số 15 (1932:3, T. K. G.)
* Tầu Commandant Henri Rivière chạy từ Hồng-kông đi Haiphong trở 200
hành khách Trung-hoa và nhiều hàng hóa, bị bọn giặc khách hơn 30 người đón cướp,
lấy chừng 100.000 đô la ở két và lần lưng từng hành-khách để lấy của. Phong Hóa Tuần Báo số 77 (1933:12)
* Thế là ba, bốn trăm bạc bán vòng chỉ nửa tháng sau đã biến thành nào
giường hồng-kông, nào sô-pha, nào đi-văng, nào màn ren, khăn ren đủ thứ. Phong Hóa Tuần Báo số 99 (1934:11, Khái-Hưng
& Nhất-Linh)
* Nguy đến nơi ! tôi kéo nhanh cái áo
va-rơ dạ tím, trong túi có đồng hồ vàng và ví đựng chín mươi đồng bạc Hồng-kông
với mười hai đồng bạc ta. Ngày Nay số 9 (1935:5, Trí Dưỡng)
* Bom nổ ở tám nơi, tại Hồng Kông. Đoàn Thêm (1989-1967:168)
* Nhiều trái bom lại nổ ở Hồng Kông. Đoàn Thêm (1989-1967:233)
* Nghe đâu cả bên Hồng Kông và Pari cũng đòi mua gạc
mua sừng mát in Đức Sinh!! Nguyên Hồng (2005c:879)
No comments:
Post a Comment