VỀ HIỆN TƯỢNG TRÁNH ÂM CHỮ HÚY BẰNG ÂM CỔ
(Bài đã đăng tạp chí Huế Xưa Và Nay)
TÓM TẮT:Bài viết này nghiên cứu các chữ húy từ khía cạnh ngữ âm lịch sử, đưa ra các cứ liệu cho thấy xu hướng tránh âm đọc của chữ kỵ húy bằng cách sử dụng âm cổ của chính chữ đó.
- Khái quát vấn đề
Chữ húy là một lĩnh vực đã được nghiên cứu khá kỹ, điển hình là hai công trình “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại” của GS Ngô Đức Thọ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm và “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn” của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu ở Huế (cuốn sau người viết bài này có tham gia chế bản phần chữ Hán). Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trên các diễn đàn học thuật và nhất là trên mạng xã hội. Bài này chỉ giới hạn vào một vấn đề là hiện tượng kỵ húy âm đọc bằng cách sử dụng cổ âm của chính chữ cần tránh húy mà người viết tổng hợp được.
- Dữ liệu minh họa
Nhưng căn cứ Khang Hy Tự điển thì cách đọc chính thức lại là “cánh”:
《唐韻》《集韻》《韻會》《正韻》居慶切,音竟 {Đường vận } {Tập vận} {Vận hội } {Chính vận } cư khánh thiết , âm cánh.
《唐韻》《集韻》《韻會》《正韻》居慶切,音竟 {Đường vận } {Tập vận} {Vận hội } {Chính vận } cư khánh thiết , âm cánh.
Như vậy cách đọc tránh húy là “Cảnh” lại gần với âm cổ thời Đường (theo “Đường vận”) hơn “Kính”. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ (khoảng đời Hán về trước) của 6 nhà ngôn ngữ học nổi tiếng kê ra ở dưới cũng cho thấy Cảnh/Cánh gần với cổ âm hơn là “Kính”, có nguyên âm chính là /a/:
Karlgren: ki ̯a ̆ŋ
Lí Phương Quế: kjiaŋ
Vương Lực: kyaŋ
Baxter: krjaŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: kraŋs
Phan Ngộ Vân: kraŋs
Lí Phương Quế: kjiaŋ
Vương Lực: kyaŋ
Baxter: krjaŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: kraŋs
Phan Ngộ Vân: kraŋs
Karlgren: suŋ
Lí Phương Quế: skuŋh
Vương Lực: soŋ
Baxter: skoŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: sqhlooŋs
Phan Ngộ Vân: sqlooŋs
Lí Phương Quế: skuŋh
Vương Lực: soŋ
Baxter: skoŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: sqhlooŋs
Phan Ngộ Vân: sqlooŋs
Có 4 trên 6 tác giả phục nguyên âm cổ là /ô/ hay /o/ chứ không phải /u/, đây đều là nguyên âm tròn môi nhưng ô/o có độ mở miệng rộng hơn u, cách đọc Nôm là cây “thông” cũng là một cách đọc cổ, như vậy Tòng là âm cổ hơn âm chính thức phải kiêng húy là “Tùng”.
Karlgren: ȶi ̯ʊg
Lí Phương Quế: tjəgw
Vương Lực: tɕiu
Baxter: tjiw
Trịnh Trương Thượng Phương: tjɯw
Phan Ngộ Vân: tjɯw
Lí Phương Quế: tjəgw
Vương Lực: tɕiu
Baxter: tjiw
Trịnh Trương Thượng Phương: tjɯw
Phan Ngộ Vân: tjɯw
Dữ liệu này cho thấy cổ âm không phải là có một nguyên âm đơn /u/ mà là nguyên âm phức có -u ở cuối, phù hợp cách đọc “Châu” hơn.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ thụ 澍:
Karlgren: ȶi ̯u
Lí Phương Quế: tjugh
Vương Lực: tɕio
Baxter: tjos
Trịnh Trương Thượng Phương: tjos
Phan Ngộ Vân: tjos
Lí Phương Quế: tjugh
Vương Lực: tɕio
Baxter: tjos
Trịnh Trương Thượng Phương: tjos
Phan Ngộ Vân: tjos
Dữ liệu này cho thấy “thọ” là âm cổ hơn “thụ”.
Karlgren: mi ̯wo
Lí Phương Quế: mjagx
Vương Lực: mia
Baxter: ŋpjaʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: maʔ
Phan Ngộ Vân: mbaʔ
Lí Phương Quế: mjagx
Vương Lực: mia
Baxter: ŋpjaʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: maʔ
Phan Ngộ Vân: mbaʔ
Dữ liệu này cho thấy âm Thượng cổ khác xa với âm Trung cổ “vũ” (Đường âm), phục nguyên của Vương Lực /mia/ đọc gần như “mưa” cho thấy người Việt gọi “vũ 雨” là “mưa” chính là cách đọc cổ của “vũ雨”, đồng âm với chữ武. Do nguyên âm /a/ có độ mở miệng rộng hơn /u/ nên các cách đọc cổ ở trên đều gần với “o” hơn là “u”, đặc biệt tác giả Karlgren phục nguyên có “o” ở cuối (mi ̯wo), như vậy “Võ” có thể là một cách đọc cổ.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ dung容 (chữ dung này không phải chữ húy nhưng đồng âm nên cũng phải tránh):
Karlgren: di ̯uŋ
Lí Phương Quế: grjuŋ
Vương Lực: ʎioŋ
Baxter: ljoŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: loŋ
Phan Ngộ Vân: gloŋ
Lí Phương Quế: grjuŋ
Vương Lực: ʎioŋ
Baxter: ljoŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: loŋ
Phan Ngộ Vân: gloŋ
Có 4/6 tác giả phục nguyên nguyên âm là /o/. Trường hợp dung/dong này cũng giống vũ/võ, thụ/thọ, tùng/tòng … tạo lên một hệ thống biến âm rất có quy luật cho thấy âm tránh húy không phải được chọn lựa một cách tùy tiện.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ:
Karlgren: ȡi ̯əg
Lí Phương Quế: djəg
Vương Lực: ʑiə
Baxter: djə
Trịnh Trương Thượng Phương: dj
Phan Ngộ Vân: djɯ
Lí Phương Quế: djəg
Vương Lực: ʑiə
Baxter: djə
Trịnh Trương Thượng Phương: dj
Phan Ngộ Vân: djɯ
Phân tích dữ liệu này thì thấy cổ âm không phải là nguyên âm /i/ có độ mở miệng hẹp mà nguyên âm chính là /ə/ (ơ) có độ mở miệng rộng hơn, gần với cách đọc “giờ” của tiếng Việt (thời giờ, giờ giấc, bây giờ, bao giờ…). Các cách đọc di 移=dời, lị 利=lợi, nghị 議=ngợi, khỉ 起=khởi cũng cho thấy khả năng thời là một cách đọc cổ đã “Nôm hóa” của thì, chứ không phải là một cách đọc đến thời Tự Đức do phải kiêng húy chữ Thì 時 người ta mới “sáng tác” ra.
Từ điển Việt Bồ La A.D.Rhodes trước thời Tự Đức hai thế kỷ đã có mục từ “thây” là xác chết (chữ Hán là thi 尸), cũng cho thấy thời là một cách đọc cổ của thì, phân tích âm thây /thei/ này thì thấy nguyên âm y đã dài và rõ hơn ở thời /thəi/ cho thấy “thời” là âm xưa hơn trên chặng đường chuyển hóa từ nguyên âm thượng cổ /ơ/ qua nguyên âm trung cổ /i/ của chữ “thì 時”.
Karlgren: ȵi ̯u ̆m
Lí Phương Quế: njəm
Vương Lực: ȵiuəm
Baxter: njum
Trịnh Trương Thượng Phương: njɯm
Phan Ngộ Vân: njum
Lí Phương Quế: njəm
Vương Lực: ȵiuəm
Baxter: njum
Trịnh Trương Thượng Phương: njɯm
Phan Ngộ Vân: njum
(Cả 6 tác giả đều thống nhất là âm Thượng cổ có giới âm -i- hay -j-)
Xét cách đọc Hóa (Thuận Hóa) thành địa danh “Kẻ Huế” đã có ghi chép từ thời tự điển A.D.Rhodes (1651) với ký âm là “hóê” như ở hình dưới, thì âm Huê cũng chỉ là một biến âm cổ của Hoa:
Cách đọc /a/ ra /e/ (hơi gần ê) còn thấy ở các trường hợp âm cổ xa=>xe, hạ=>hè, trà=>chè .v.v. đây là cách đọc cổ Hán Việt, thậm chí theo người viết phỏng đoán thì có thể có từ trước thời Bắc Thuộc nữa !
Karlgren: ŋia
Lí Phương Quế: ŋjiarh
Vương Lực: ŋiai
Baxter: ŋrjajs
Trịnh Trương Thượng Phương: ŋrals
Phan Ngộ Vân: ŋals
Lí Phương Quế: ŋjiarh
Vương Lực: ŋiai
Baxter: ŋrjajs
Trịnh Trương Thượng Phương: ŋrals
Phan Ngộ Vân: ŋals
Có 5 trên 6 tác giả phục nguyên âm cuối là r/i/j/l là các âm cuối có thể gieo vần với nhau thời Kinh Thi (theo GS Nguyễn Tài Cẩn), phục nguyên trên cho thấy “ngãi” cũng là một âm đọc cổ chứ không phải đến khi phải kỵ húy mới được tạo ra.
- Vài ý kiến nhận xét
Tài liệu tham khảo.
- “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại”, Ngô Đức Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Hà Nội. 1977.
- “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn”, Dương Phước Thu, NXB Thuận Hóa. Huế. 2002
- “ 漢 語 字典”.Vương Lực “Cổ Hán ngữ tự điển”.
- “Khang Hy Tự Điển”, bản trực tuyến trên zdic.net
- “Hoàng Triều Ngọc Điệp”, bản PDF chữ Hán.
- “A Handbook of Old Chinese Phonology”, William H. Baxter, Mouton de Gruyter Berlin – New York 1992.
- “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội. 2000.
- “Từ điển Việt Bồ La”, A.D.Rhodes. Bản dịch của nhóm Thanh Lãng. NXB Khoa học Xã Hội. 1991.
- “Nguyễn Phúc Tộc thế phả”. NXB Thuận Hóa. Huế. 1995.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán Ngữ sưu tầm từ trang http://www.eastling.org của Đại học Ngôn ngữ Thượng Hải (trang này đã ngừng cung cấp công khai).
[1] Trong tấm bia ở chùa Thiên Mụ của chính chúa Nguyễn Phúc Chu làm thì chữ Chu viết 週 cũng đã là kiểu viết tránh húy, vì quy ước trong họ chúa Nguyễn thì tên các chúa đều có bộ thủy.
No comments:
Post a Comment