Showing posts with label từ mượn âm. Show all posts
Showing posts with label từ mượn âm. Show all posts

Thursday 27 October 2022

Tại sao tôi không đồng ý với một số ý kiến của Hoàng Tuấn Công về chính tả các từ mượn âm tiếng Pháp

Hoàng Tuấn Công đăng lại trên Facebook một bài phê bình Nguyễn Văn Khang đã đăng trước đây ở  Tuấn Công Thư Phòng và  Kinh Tế & Đô Thị.

Tôi chỉ chép lại một số điểm tôi quan tâm.

9-“giơ: Trục bánh xe bị giơ (= rơ) // ăn giơ. → không viết: dơ, rơ”.
          Mục này mắc hai lỗi chính tả + hai chỉ dẫn sai:
Nếu muốn nói các bộ phận, chi tiết không còn ăn khớp với nhau, thì phải viết “RƠ” (bị rơ), không viết “GIƠ”. Hoàng Phê (Vietlex): “ [Fr: jeu] t. [bộ phận trong máy móc] không còn khớp chặt với chi tiết khác nữa. trục xe bị rơ ~ bánh xe rơ”. [K]
Nếu “ăn giơ” với nghĩa “ăn bẩn” (“ăn dơ, ở bẩn”), thì phải viết “dơ” (ăn dơ).
Nếu “ăn giơ” với nghĩa “thoả thuận ngầm với nhau, hoặc “hợp ý nhau, phối hợp ăn ý với nhau, thì phải viết “rơ” (ăn rơ; Pháp: jeu = trò chơi). Hoàng Phê: “ăn rơ đg. (kng.). Có ý định hợp với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động; ăn ý. Các cầu thủ chơi rất ăn rơ”. Hoàng Phê (Vietlex) chú gốc Pháp: “ăn rơ • [Fr: jeu] đg. [kng] thoả thuận ngầm với nhau, đi đến sự nhất trí trong hành động [thường dùng với nghĩa xấu]. kế toán ăn rơ với giám đốc để rút tiền công quỹ • t.[kng] hợp ý nhau, tạo ra sự phối hợp ăn ý trong hành động, lời nói. hai người diễn rất ăn rơ với nhau. Đn: ăn ý”.

          Tóm lại, dù thế nào thì cũng “không có cửa” cho “bị giơ” và “ăn giơ”.

26-“si: nguyên si. → không viết: xi”.
          Viết “xi” mới đúng. Vì “xi” [cire] gốc Pháp, có nghĩa như Hoàng Phê giảng: xi d. Chất làm bằng cánh kiến pha lẫn tinh dầu, dùng để niêm phong bao, túi, gắn kín nút chai lọ, v.v. Xi gắn nút chai. ~ Đóng dấu xi”. Khi ta nói còn “nguyên xi”, tức còn nguyên dấu gắn xi, chưa mở ra, với nghĩa rộng như Hoàng Phê giảng: “nguyên xi t. (kng.). 1 Còn nguyên như mới, như hoàn toàn chưa dùng đến. Chiếc đồng hồ còn mới nguyên xi. Số tiền còn nguyên xi, chưa tiêu đồng nào. 2 Y như vốn có, không có sự thay đổi, thêm bớt. Giữ nguyên xi bản thảo. Bắt chước nguyên xi.”.[K].

 



Về 9.1 và 9.3 cả giơ / rơ / dơ / jơ đều là những cách phiên âm khác nhau của jeu tiếng Pháp.


Ngoài ra, tại sao "ăn" trong "ăn giơ" mới là đúng chính tả ? Trong tổ hợp đó "ăn" không liên quan gì đến ăn uống, chỉ là một dạng phiên âm của "en" trong "en jeu". Và vì là phiên âm nên người ta viết cả "ăn" và "ăng" (xem Lê Ngọc Trụ).

Trường hợp 26 (xi / si) và 47 (khóa sol, nốt sol) cũng dễ gây tranh cãi. Nếu bảo son được mà xon không được, xi được mà si không được thì bà sơ được hay bà xơ được? Giày săng đá đúng hay giày xăng đá đúng? Phải viết sờ nặng hay sờ nhẹ trong trường hợp muống dùng từ mượn âm secours với nghĩa là dự phòng ? Nên viết là sốt cà chua hay xốt cà chua ?  Su chiêng đúng hay xu chiêng đúng? Nếu xu chiêng đúng thì tại sao xu cheng không đúng? Nếu hơn ba mươi dạng khác nhau của soutien-gorge trong tiếng Việt (xú chiên, xú chen...) không ai buồn moi móc thì ba dạng khác nhau của jeu sao lại thành ra vấn đề?

Nói tóm lại, khó đề ra một nguyên tắc nhất quán để xác định thế nào là được, thế nào là không được trong các trường hợp vừa đề cập. Còn ai có uy quyền hơn ai để bảo cái này đúng, cái kia sai thì lại là chuyện khác.

Sạc hay xạc là nạp điện? Và sạc hay xạc là la mắng? Chẳng lẽ chỉ người thạo tiếng Pháp có quyền bảo sạcnạp điện, còn xạcla mắng? Nhưng tại sao người viết tiếng Việt phải tìm cách viết sao để khi đọc lên thành ra tiếng Pháp? Và đọc lên theo giọng nào? Giọng Bắc hay giọng Nam? Và nếu là giọng Bắc thì giọng Bắc của ai mới chuẩn?

Friday 7 October 2022

Dơ / giơ / rơ / jơ ?

 

Từ jeu của tiếng Pháp vào Việt Nam với nhiều hình thức. Có ít nhất bốn dạng xuất hiện trên văn bản là , giơ  . Làm sao biết hình thức nào đúng, hình thức nào sai ? Những người bảo cái này đúng, cái kia sai chưa từng phát biểu họ phân định đúng sai căn cứ (những) nguyên tắc nào.



Trong tổ hợp ăn giơ thì ăn không liên quan gì đến ăn uống, chỉ là một dạng phiên âm của en trong en jeu. Và vì là phiên âm nên người ta viết cả ănăng.


ăn en jeu.[i]

ăn giơ en jeu.[ii]

ăn rơ en jeu.[iii]

ăng en jeu.[iv]

ăng giơ en jeu.[v]

 

1 (SPORT) Œ jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur.[vi]  entente. Chúng nó không hợp ~ nhau Ils ne sont pas en bonne entente.[vii]

2 (MÉCANIQUE) Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[viii]

giơ 1 (SPORTS) jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur ; hợp ~ {accepter de jouer le jeu / être en bonne entente}.[ix]

giơ 2 (MÉCANIQUE) jeu. Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[x]

jeu.[xi]

1 (SPORTS) jeu. ~ cá nhân của một cầu thủ jeu individuel d’un footballeur ; hợp ~ {accepter de jouer le jeu / être en bonne entente}.[xii]

2 (MÉCANIQUE) jeu. Chi tiết này bị ~, cần vít lại Cette pièce a du jeu, il faut la revisser.[xiii]

 

oóc-giơ (FOOTBALL) hors-jeu. Cầu thủ này bị ~  Ce joueur se trouve en position de hors-jeu. [xiv]

oọc giơ (FOOTBALL) hors-jeu. Cầu thủ này bị ~  Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xv]

ót giơ hors-jeu. Cầu thủ này bị ~  Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xvi]

ọt hors-jeu. Cầu thủ này bị ~  Ce joueur se trouve en position de hors-jeu.[xvii]


[i] * Tôi viết mấy bài báo rất hăng, trong đó hô hào độc lập hoàn toàn, thống nhất cả tinh thần lẫn lãnh thổ ; nhưng một mặt thì tôi « đi cửa sau » vào lậy những bố nuôi tôi xin các bố nuôi che chở... Thế là « ăn dơ » đấy.   Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 44 (1950:46, Hoàng Thị-Trâm)

[ii] * Họ đã ăn  « giơ » từ thủ môn đến trung phong. Duyên Anh (1970b:146)

* Cái chế độ kèm cặp như thế, tưởng là chặt, nhưng không ăn giơ nhau, nó sẽ tìm mọi cách phá đội hình. Nguyễn Bắc Sơn (2008:292)

LVĐ (1970a:569), KMA (1977b:376), HP (1988:28), NQT (1992:39), LNT (1993:461), VT (1994:25)

[iii] * Tính bàn trước với anh một vài việc để lát nữa tôi với anh nói cho ăn « rơ » với nhau, chớ không thôi hai đứa mình chỏi xịa nhau thì lòi chành hết ! Lê Xuyên (1965:112)

HP (1988:29), NQT (1992:40)

[iv] LNT (1993:461)

[v] LNT (1993:461)

[vi] * Bây giờ thì  «  đây » già « dơ » lắm. Hy-Sinh (1939:29)

[vii] * Cậu hình như cũng thuộc loại hễ thấy ai thiếu thốn hơn mình một tí là lập tức dốc tất cả ba-lô ra, tất nhiên như thế cánh mình rất hợp « ». Bùi Minh Quốc (1981-1:27-28)

[viii] * Hoặc do siết ê-cu không chắc, phanh bị dơ. Đắc Trung (2006:136)

PVB (1986 :138)

[ix] * Họ biểu diễn « tặng » khán giả Việt-nam những « giơ » nhà nghề tuyệt vời. Duyên Anh (1970b:13)

* Đó là cái « giơ » đặc biệt của nó. Duyên Anh (1970b:20)

* Chúng nó đã  « tự học »  đá bóng, đã  « phiệu »  ra những  « giơ »  xuất sắc. Duyên Anh (1970b:59)

* Nếu túc cầu là môn thể thao đòi hỏi  « giơ » đồng đội thì đây, hội Thiếu-niên là đội bóng chơi đúng lý thuyết bóng tròn của thầy bóng tròn Anh quốc. Duyên Anh (1970b:146)

* Mấy giơ đầu ở séc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sức. Vũ Trọng Phụng (2006s:240)

Vì một khi thấy tôi không “hạp giơ” với các ông, thế nào các ông cũng đẩy tôi đi. Võ Duy Linh (2006:77)

LVĐ (1970a:569), HP (2003:404), TTA (2009:56)

[x] TTA (2009:56)

[xi] NQT (1992:206)

[xii] * Mụ đoán được cái "rơ" của mọi thể loại và thường thất vọng khi thấy đạo diễn tháo gỡ những cái gút của câu chuyện đúng như dự đoán của mụ. Trần Thị Ng (1999:88)

LVĐ (1970b :1248), NQT (1992:364), HP (2003:404), HCT (2007:659)

[xiii] HP (1988:863), HCT (2007:1217)

[xiv] NQT (1992:293), TTA (2009:90)

[xv] * Mọi việc đều cần nhìn thấy trước, kể cả việc phán đoán chuẩn xác để không oọc-giơ khi từ chối một khoản tiền đóng góp cho một tổ chức lạc quyên... Thế Kỷ 21 số 9 (1990:47, Hà Thúc Sinh)

* Xem, Bác Hồ của các đồng chí oọc-giơ việt vị như thế đấy! Trần Đĩnh (2014-1:317)

TTA (2009:90)

[xvi] LVH (1957:118)

[xvii] HCT (2007:969)

Friday 30 July 2021

Gốc Anh Mỹ hay gốc Pháp?

 

Trần Văn Tiếng viết:
 
Ngoài những lĩnh vực nêu trên, những TNGA được dùng trong đời sống  hội cũng cần được khảo sát, tìm hiểu một cách thấu đáo. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa  điều kiện thu thập hết những TNGA đã  đang đi vào đời sống  hội. Quan sát trên báo đài, chúng tôi thấy những từ đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt  ổn định dưới dạng phiên âm như (xe) buýt, tắc xi, ô , vi rút, gas (phát âm “ga”), đề pa, (chạy) , a-xít,  típ, sai (size), mít ting, căng tin, sếp, (quầy) bar, (tiền) cát   xi măng, xì-căng-đan, mát-xa, (bị) sốc, (đoạt) cúp, sút (bóng), (xem) phim, garage[8]; bên cạnh đó, những từ gần như đã được chuyển nghĩa hẳn sang tiếng Việt như máy tính, máy lạnh, máy giặt, ...làm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt ngày càng phong phú. 

Tôi nghĩ phần lớn các từ đã dẫn trên đây (trừ từ sai) đều vào tiếng Việt qua đường mượn âm tiếng Pháp.

Từ buýt vào từ điển của Đào Văn Tập năm 1950.


Taxi thành:

tắc xi trước năm 1934


* Mới bắt đầu có xe ô-tô “tắc-xi” (taxis) chạy ở Hà-nội. Nam Phong Tạp Chí số 205 (1934:129)

ta-xi trước năm 1941 :

* Xe ta-xi, đã hứa nhiều lần, vẫn chưa thấy có; nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có 600 chiếc chạy bằng hơi đất đốt đèn. Thanh Nghị số 2 (1941:27)

 


típ có mặt trong tiếng Việt trước năm 1954:


* Phái thứ hai, đại biểu là V. Goloubew và một nhà bác học khác L. Finot thì chủ trương rằng văn hóa Đông-sơn chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc, tuy cũng nhận rằng các mô-típ rất đặc biệt của nghệ thuật Đông-sơn, hình tròn có tiếp tuyến (cercle à tangente) là một mô-típ do nguồn Han-tát. Tập San Nghiên Cứu Sử Ký – Địa Lý – Văn Học số 1 (1954:14, Đào Duy Anh)