Sunday, 10 June 2012

Quả thực là gì? - An Chi (Năng Lượng Mới số 74, 25-11-2011)

  Bạn đọc : Xin học giả An Chi cho biết nghĩa và nguồn gốc của cụm từ “quả thực”.
(Dương Hùng Sơn – Viện Dầu Khí).
        An Chi : Quả thực là một cụm từ có tần suất cao trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở Miền Bắc, đặc biệt là ngữ vị từ chia quả thực. Đây là một cụm từ mà tiếng Việt đã mượn ở hai từ của tiếng Hán hiện đại, ghi bằng hai chữ 果實, mà âm Hán Việt thông dụng hiện nay là quả thực.
        Liên quan đến chữ , có vấn đề cần nói về cách phát âm mà trên Kiến Thức Ngày Nay số 283 (ngày 10-6-1998), chúng tôi đã chỉ rõ:
“Tuy có thể “thông” với nhau, nghĩa là dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp nhưng thực và thậtlà hai chữ riêng biệt. Chữ thực, Hán tự là , có thiết âm là “thường chức thiết (= th[ường] + [ch]ứcthực). Còn chữ thật thì Hán tự là  và có thiết âm là “thần chất thiết” (= th[ần] + [ch]ất = thật). Đây là hai chữ riêng biệt, ít nhất cũng là từ thời Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (đời Hán) theo sự ghi nhận của sách này. Vậy, khi người Việt Nam chính thức tiếp xúc với tiếng Hán thì đó đã là hai chữ riêng biệt mặc dù ở thời viễn cổ thì chúng có thể đã chỉ là một.”
Lần này xin nói rõ thêm rằng chính vì sự nhập nhằng đó nên cách ghi âm cho hai chữ đang xét trong từ điển Hán Việt cũng có những chỗ bất nhất. Hán-Việt từ-điển của Đào Duy Anh ghi : “Thực 實 (…)– Cũng viết là .” Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu không có chữ , mà chỉ có chữ “實 Thật”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng không ghi nhận chữ   mà chỉ có hai mục “Thật 實 (…) Cũng đọc Thực” và  “Thực實 (…) Cũng đọc Thật”. Từ điển Hán Việt do Trần Văn Chánh chủ biên không có chữmà chỉ có “實 Thực”. Từ điển Hán Việt của Viện Ngôn ngữ học do Phan Văn Các chủ biên ghi nhận cả hai chữ 實 và 寔 nhưng đều đọc là “Thực”. V.v. và v.v..
Tình hình chung đại khái là như thế và chúng tôi xin nhấn mạnh rằng hai chữ 果實 lẽ ra phải đọc là quả thật, nhưng vẫn được phát âm thành “quả thực” trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Quả thực 果實 có nghĩa gốc là trái, quả và là một danh từ thực vật học còn nghĩa bóng là kết quả vật chất do lao động tạo ra hay do đấu tranh đem lại. Nghĩa bóng này đã được cho trong Từ hải, bản hiệu đính 1989: “Dụ chỉ thông qua lao động hoặc đấu tranh sở thủ đắc đích thành quả”. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng quan niệm rằng cải cách ruộng đất ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng long trời lở đất và trong cuộc cách mạng này, của cải vật chất của địa chủ hoặc những người bị quy là địa chủ bị tịch thu để chia cho bần cố nông. Những thứ bị tịch thu đó gọi là quả thực. Trong cải cách ruộng đất ở Miền Bắc trước đây, ta cũng mượn hai tiếng quả thực mà dùng theo nghĩa này.
Xin chú ý rằng, trong tiếng Việt, hai tiếng quả thực chỉ được mượn để dùng trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đã nói và theo nghĩa đã nói, nghĩa là trong cải cách ruộng đất với nghĩa là vật dụng, của cải của địa chủ hoặc những người bị quy là địa chủ để chia cho bần cố nông. Chứ hiện nay thì nó đã trở thành mộttừ lịch sử (Xin phân biệt với từ cổ) vì cải cách ruộng đất đã hoàn thành từ hơn 40 năm trước. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại thì hai tiếng guŏshí 果實 (quả thực) vẫn được dùng một cách bình thường, thí dụ: – 勞動果實 (lao động quả thực = thành quả lao động); – 革命的果實 (cách mạng đích quả thực= thành quả cách mạng); –       题:              (Lợi Tỉ Á diện lâm nan đề: chiến tranh quả thực hoà thạch du hồng lợi như hà phân phối = khó khăn trước mắt của Libya: phân chia thành quả chiến tranh và lợi nhuận từ dầu hoả như thế nào). V.v..
            Cuối cùng, xin phân biệt quả thực 果實 với hoả thực 火食, có nghĩa là lương thực, thực phẩm dự trữ.

Friday, 8 June 2012

Quỷ đấu (Nguyễn Mỹ Phương)

魁 [khôi] theo giải thích trong các tự điển phổ thông của TQ có 2 nghĩa chính:
1. Thứ nhất; chiếm/giành vị trí thứ nhất.
2. Thân thể cao lớn.

魁元 [khôi nguyên] được giải thích là "người tài hoa vào bậc nhất trong những người cùng trang lứa; khôi thủ [在同辈中才华居首位的人;魁首]". Tra thêm mục từ 魁首 [khôi thủ], thấy dẫn lại câu giải thích vừa rồi, có chua thêm "(từ) ngày xưa (dùng để) gọi..." [旧时称在同辈中才华居首位的人].

Hán Việt Từ Điển Giản Yếu của Đào Duy Anh liệt kê các tổ hợp Hán Việt có khôi 魁 sau:
  • khôi bính* 魁柄 Đại quyền của triều-đình. (Từ điển Đào Duy Anh in là binh)
  • Khôi giáp 魁甲 Người thi đậu đầu. = Khoa-giáp -- Khôi-thủ.
  • Khôi-hùng 魁雄 Cao lớn mạnh mẽ. = Khôi-kiệt.
  • khôi kiệt 魁傑 Cao lớn mạnh mẽ.
  • khôi ngạn 魁岸 Thể phách khỏe mạnh.
  • khôi ngô 魁梧 Cao lớn đẹp đẽ.
  • Khôi nguyên 魁元 Người thi hội đậu đầu (= Khôi-giáp).
  • Khôi thủ 魁首 Đứng đầu -- Thi đậu đầu.
  • Khôi tinh 魁星 Ngôi sao thứ nhất trong quần-tinh Bắc-đẩu. (xem thêm [1], [2])
  • Khôi tráng 魁壮 = Khôi-hùng.
  • Khôi vĩ 魁偉 Mạnh mẽ to lớn.
Ý nghĩa của khôi như đã liệt kê xem ra cũng không mấy khác biệt với nghĩa gốc trong tiếng TQ. Hai mục giải thích nghĩa của khôi trong Từ điển Hán Việt Thiều Chửu càng làm sáng tỏ thêm hàm ý "cạnh tranh, thi thố" của từ này:
  • Đỗ đầu đời khoa cử lấy năm kinh thi các học trò, mỗi kinh lọc lấy một người đầu gọi là khôi, cho nên gọi là ngũ khôi 五魁 hay là kinh khôi 經魁. Đỗ trạng nguyên gọi là đại khôi 大魁.
  • Sao Khôi, sao Bắc đẩu 北斗  từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư gọi là khôi. Tục gọi sao Khuê 奎  là khôi tinh 魁星. Đời khoa cử cho ngôi sao ấy làm chủ về văn học nên thường thờ sao ấy.
     Người Việt Nam tin rằng ngày mùng 7 tháng 7 mỗi năm là dịp Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Người Trung Quốc vào đêm Thất Tịch lại có tục đi lễ cúng thần Khôi Tinh.

Ghi chú:
[1] 魁 [khôi] =  [quỷ] +  [đấu]
[3] Vdict.com.
[4] Cultural China. Kuixing, God of Literature and Writing. Kuixing, God of Literature and Writing.

Đạo đức học của sự nổi giận là cái gì?


Nguyễn Hưng Quốc là người đầu tiên dùng thuật ngữ đạo đức học của sự nổi giận trong một bài viết trên VOA nêu cách ông nhìn sự giận dữ từ góc độ đạo đức học. Ở một bài viết khác ông cho biết:
Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).
Nhờ vậy ta có thể đoán ra đạo đức học của sự nổi giận, theo cách dùng của Nguyễn Hưng Quốc, chính là ethics of anger trong tiếng Anh hay éthique de la colère trong tiếng Pháp của Michel Foucault.
Ethics trong tiếng Anh và éthique trong tiếng Pháp có khi là đạo đức (nếu chỉ một hệ thống giá trị đạo đức), có khi là đạo đức học (nếu chỉ ngành học nghiên cứu cái hệ thống giá trị ấy). Trong tiếng Pháp, người ta có thể chê một anh nghiên cứu sinh đạo văn là không có éthique de la recherche (tiếng Anh là research ethics), tức là không có đạo đức (của nhà) nghiên cứu, không phải chuyện đạo đức học của sự nghiên cứu. Tương tự, ta có business ethics (tiếng Anh) là đạo đức kinh doanh. Thuật ngữ của Weber ethics of responsibility (tiếng Anh) / éthique de la responsabilité (tiếng Pháp) thành đạo đức trách nhiệm trong tiếng Việt. Có người đề nghị dịch work ethics (tiếng Anh) là văn hóa làm việc, chính xác hơn đạo đức làm việc, và chưa từng có ai dịch thành đạo đức học của sự làm việc. Nói tóm lại, không phải từ gốc tiếng Anh là ethics và tiếng Pháp là éthique thì tự nhiên tiếng Việt phải là đạo đức học. Thậm chí cũng không nhất thiết phải là đạo đức.

Thursday, 7 June 2012

Không có “học” được không?


Tiếng Pháp có một số từ vừa chỉ sự vật vừa chỉ ngành học về sự vật đó, ví dụ như:
-morale tương đương với luân lý trong tiếng Việt, nhưng cũng có khi chỉ ngành luân lý học;
-éthique có thể được dịch là đạo đức và cũng có nghĩa là đạo đức học;
-algèbre là đại số học và cũng là đại số (như K-đại số, đại số xích ma, đại số Bun...);

-statistique vừa là việc thống kê, vừa chỉ ngành học về công việc đó (thống kê học);
-philosophie khi là triết lý, khi là triết học;
-psychologie là tâm lý và cũng là tâm lý học.
Có khi người Việt thấy cần phải thêm học để nói rõ đó là ngành khoa học chứ không phải đối tượng của ngành:
Một người nghiên cứu tâm lý học phụ nữ ắt phải rành tâm lý đàn bà.
Các K-đại số là đối tượng nghiên cứu của đại số học.
...
Tuy nhiên nếu không sợ gây ngộ nhận, người ta vẫn có thể bỏ học. Khoa triết chính là khoa triết học; chuyên ngành triết Tây là triết học phương Tây; không ai hiểu nhầm. Người sành tâm lý phụ nữ là người biết ý các bà muốn gì mà có thể chẳng cần học, chẳng cần thi gì hết; nhà nghiên cứu tâm lý phụ nữ nhất định phải qua một học trình nghiêm túc. Nói tóm lại, không có gì ngăn cản từ tâm lý của tiếng Việt cũng đa nghĩa như từ psychologie của tiếng Pháp. Có thêm tâm lý học là tốt mà không có thì nhiều lúc cũng chẳng sao. Trong nhiều trường hợp, bỏ học vừa ngắn gọn, nhẹ nhàng ((trong ngành toán, tô pôtô pô học là đồng nghĩa tuyệt đối)) lại vừa an toàn hơn, để thiên hạ muốn hiểu gì thì hiểu vẫn hơn là bắt người ta chỉ hiểu một cách (thử so đạo đức với đạo đức học chẳng hạn).

BÀN VỀ XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ "VỌNG CỔ" - Trần Phước Thuận


TB

Vọng cổ là một tên gọi rất quen thuộc với người Việt Nam, nhất là ở Bạc Liêu, ai cũng biết nó là một bản nhạc phổ thông nhất và tiêu biểu nhất trong cổ nhạc Nam Bộ. Vọng cổ hiện nay còn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc và thực tế đã có nhiều sách vở, nhiều cuộc hội thảo khoa học đề cập đến. Tuy nhiên tên gọi Vọng cổ từ đâu mà có và ý nghĩa đích thực của nó là gì thì đến nay vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Lý giải vấn đề này có 2 ý kiến tiêu biểu. Một là, ông Cao Kiến Thiết(1) cho rằng: “Theo ba tôi kể thì năm 1919 thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ(2) người miền Bắc, giỏi chữ Nho, ngụ tại An Trạch Đông, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị ba tôi thay chữ Dạ cổ (tiếng trống đêm) thành Vọng cổ (tiếng trống vọng lại). Lý do là ba tôi lấy điển tích “Tô Huệ chức cẩm hồi văn” làm nội dung của bài ca và bản nhạc. Bởi lòng Tô Huệ khi chức Cẩm hồi văn thì nghe tiếng trống đánh từ xa vọng lại, chứ không phải là tiếng trống đêm, cho nên chữ Dạ cổ thì tối nghĩa còn chữ Vọng cổ thì càng làm rõ điển tích này đã chọn. Và trong cuộc họp đó ba tôi đã đồng ý đổi chữ Dạ cổ hoài lang thành Vọng cổ hoài lang, nghĩa là theo tiếng trống vọng lại mà nhớ chồng. Nhưng lúc đó bản Dạ cổ hoài lang đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, nên phải mất thời gian khá lâu mới thống nhất được tên gọi “Vọng cổ”. Đây là lời phát biểu của ông Cao Kiến Thiết trong cuộc hội thảo khoa học về Cao Văn Lầu tổ chức tại Bạc Liêu năm 1989(3).
Hai là, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng(4) nói rằng: “Chính soạn giả Trịnh Thiên Tư(5) trong buổi lễ giỗ tổ cổ nhạc ở Bạc Liêu năm 1935 đã đề nghị với ông Sáu Lầu và mọi người như sau: Bản nhạc gốc 20 câu của ông Sáu vẫn nên gọi là Dạ cổ hoài lang vì đó chính là cái tên gốc, cái tên lịch sử không nên sửa đổi. Hơn nữa nhớ chồng lúc ban đêm là điều thích hợp với người chinh phụ, lại hợp với nội dung bản nhạc của ông Sáu. Chúng ta không thể lấy ý nghĩa và hoàn cảnh của nàng Tô Huệ như thầy Thống đã nói lúc trước để sửa đổi cái tên Dạ cổ hoài lang, vì đây là hai tác phẩm khác nhau, cũng như không thể lấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sửa Truyện Kiều của Nguyễn Du được. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay bản Dạ cổ hoài lang đã được biến thể sang nhịp 8, vậy cũng nên dùng 2 chữ Vọng cổ để đặt tên cho các bản đã được canh tân này. Nhưng Vọng cổ do tôi đề nghị hôm nay cũng không theo nghĩa “tiếng trống vọng lại” mà lại mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”, vì các bản nhịp 8 tuy chữ đàn đã khác xa bản gốc, nhưng vẫn từ Dạ cổ hoài lang mà ra, vì vậy “truyền thống xưa” ở đây chính là bản Dạ cổ hoài lang. Ý kiến của ông Trịnh Thiên Tư được ông Sáu cùng mọi người chấp thuận và hoan nghênh nhiệt liệt. Và cũng từ đó đến nay mọi người đều gọi bản nhạc gốc là Dạ cổ hoài lang và gọi chung các bản được canh tân là Vọng cổ”.
Như vậy, từ Vọng cổ được xuất hiện do lời đề nghị của hai ông Trần Xuân Thơ và Trịnh Thiên Tư, nhưng từ Vọng cổ được sử dụng là của ông Tư hay ông Thơ ? Muốn giải quyết vấn đề này ắt hẳn phải xác định cái nghĩa đang được sử dụng của nó, nói cách khác bản Vọng cổ ngày nay - cái tên của nó mang ý nghĩa gì ?
Như trên đã nói từ Vọng cổ (望 鼓) của ông Trần Xuân Thơ, thì có nghĩa là “tiếng trống vọng lại” ? còn từ Vọng cổ (望 古) của ông Trịnh Thiên Tư có nghĩa là “trông về xưa”. Như vậy về phần nghĩa của hai từ này không dính dáng với nhau nhưng phần âm lại đồng âm nên thường hay nhầm lẫn. Muốn xác định từ Vọng cổ mang ý nghĩa nào, tốt nhất là dùng tên gốc của nhạc bằng chữ Hán để chứng minh và dùng phương pháp so sánh để giải quyết vấn đề này?
Hiện nay có một bản rất phổ thông gọi là Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣), bản được thành lập do phương pháp gối đầu Vọng cổ của soạn giả Mộng Vân và sau đó được nhiều soạn giả khác thực hiện bằng cách kết hợp giữa tân nhạc và bản Vọng cổ. Chúng tôi tạm mượn cái tên Tân cổ giao duyên này để làm cơ sở để truy tìm ra cái nghĩa đang được sử dụng của từ Vọng cổ. Tạm nêu ra hai trường hợp như sau:
1/ Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là cái trống thì Tân cổ giao duyên (新 鼓 交 緣) sẽ được hiểu là “cái trống mới giao duyên”. Nghĩa là không phù hợp với kết cấu và nội dung của bản Tân cổ giao duyên. Nếu cố hiểu là “mới” và “cái trống” giao duyên với nhau lại càng không có ý nghĩa gì cả.
2/ Nếu từ cổ ở đây có nghĩa là xưa thì Tân cổ giao duyên (新 古 交 緣) theo nghĩa đen là “mới” và “cũ” giao duyên, nghĩa bóng muốn nói tân nhạc và cổ nhạc cùng hòa hợp, thật đúng với kết cấu và nội dung bản Tân cổ giao duyên.
Rõ ràng là trường hợp thứ nhất không hợp lý. Và như vậy, cổ ở đây được xác định là xưa thì Vọng cổ phải mang nghĩa “trông về xưa” hay “chiêm ngưỡng truyền thống xưa”, ý nghĩa này là do ông Trịnh Thiên Tư đề xuất.
Tóm lại: Từ Vọng cổ có xuất xứ tại Bạc Liêu và được sử dụng từ tháng 08 năm ất Hợi (1935) do lời đề nghị của soạn giả Trịnh Thiên Tư.
Căn cứ vào lời phát biểu của ông Tư và xét theo thực tế thì Dạ cổ hoài lang và Vọng cổ là hai bản khác nhau, nhưng Vọng cổ do Dạ cổ hoài lang mà có, vì vậy Vọng cổ phải mang ý nghĩa “trông về truyền thống xưa”.

T.P.T
CHÚ THÍCH
(1) Con trai lớn của ông Cao Văn Lầu.
(2) Thầy tuồng đoàn hát bộ của ông Ba Xú, một trong những đoàn hát đầu tiên ở Bạc Liêu.
(3) Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb. Mũi Cà Mau, 1992, tr.84-85.
(4) Nhạc sĩ Năm Nhỏ (1921-1982), học trò nhỏ nhất của Nhạc Khị, cũng là người thừa kế thờ Tổ Cổ nhạc Bạc Liêu sau khi thầy qua đời.
(5) Tác giả sách Ca nhạc cổ điển - 1962, nhà ở xã Vĩnh Mỹ, huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu, ông cũng là bạn đồng môn với nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Wednesday, 6 June 2012

Bà Aung San Suu Kyi có phải là khôi nguyên Nobel Hòa Bình không?


Khôi nguyên là từ thời xưa dùng để chỉ người đỗ đầu một kỳ thi (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:283; Đào Duy Anh, 2005:415-416; Nguyễn Kim Thản, 2005:853; Hoàng Phê, 2006:509). Bà Aung San Suu Kyi là người đoạt giải Nobel Hòa Bình nhưng vì bà không dự kỳ thì nào cả nên bà không phải là khôi nguyên.
Trước đây kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người được giải thưởng La Mã (lauréat du Prix de Rome) cũng được gọi là khôi nguyên La Mã. Đó là vì giải thưởng La Mã là kết quả của một cuộc thi dành cho sinh viên các ngành nghệ thuật (giải này do vua Louis 14 lập ra ở Pháp năm 1663).
Trong tiếng Anh, người đoạt giải NobelNobel laureate. Tiếng Pháp là lauréat du Nobel. Có lẽ vì vậy mà người ta thấy không có vấn đề gì khi gọi người đoạt giải Nobel là khôi nguyên Nobel.
Đào Duy Anh (1950:929) dịch rất chính xác khôi nguyênpremier lauréat à un concours littéraire. Không ai gọi những người đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh là khôi nguyên Hồ Chí Minh vì giải Hồ Chí Minh (cũng như giải Nobel) không phải là một cuộc thi. Người đẹp Võ Thị Mỹ Xuân không thể được gọi là khôi nguyên dù cô có thi và đã đoạt giải nhất, bởi vì cô thi sắc đẹp chứ không dự một kỳ thi có tính cách văn học. Nhưng mà nhiều người ... hay nói chữ, cho nên gọi bà Aung San Suu Kyi là khôi nguyên nghe vẫn sang hơn người đoạt giải.

Sách báo trong nước gần như không dùng từ khôi nguyên cho người được giải Nobel. Khôi nguyên Nobel mới xuất hiện gần đây trên một vài tờ báo (Dân Trí, Sức Khỏe & Đời Sống), có lẽ do biên tập không cẩn thận và/hoặc sao chép trang mạng của người Việt ở hải ngoại. 

Monday, 4 June 2012

Đố ai định nghĩa được... mại dâm.


Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:332) định nghĩa  mại dâmbán cái dâmcái dâmsự say mê về sắc dục (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:148). Đào Duy Anh (2005:481) mô tả nghĩa của mại dâmcon gái đem thân-thể cho con trai chơi nhởn cho họ thỏa-mãn nhục-dục để kiếm tiền (se prostituer). Với Thanh Nghị (1967:875), đó là bán dâm, nghề đĩ điếmđĩgái chơi bời, gái rước khách đàn ông để lấy tiền” (Thanh Nghị, 1967:496); điếm cũng là đĩ (Thanh Nghị, 1967: 500). Với Lê Văn Đức (1970b:879), mại dâm, bán dâm và làm đĩ là một và đĩ là điếm, đàn bà làm nghề bán dâm cho khách làng chơi (Lê Văn Đức, 1970a:445). Nguyễn Kim Thản (2005:1014) định nghĩa mại dâmbán thân, làm đĩ. Đĩngười đàn bà làm nghề mại dâmđĩ điếmphụ nữ làm nghề mại dâm, nói chung (Nguyễn Kim Thản, 2005:555). Như vậy, các nhà làm từ điển tiếng Việt chỉ công nhận một hình thức hoạt động tính dục. Đó là quan hệ tính dục giữa nam và nữ (không kể các hoạt động giữa hai người đồng giới). Chỉ loại quan hệ tính dục nam nữ có thể mua bán được và người bán chỉ có thể là phụ nữ, tức là đàn ông không bán dâm.

Điều 3 của Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 về phòng chống mại dâm do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 2 năm 2003 giải thích từ ngữ như sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.


Pháp lệnh số 10/2003 gộp cả hai khái niệm muabán vào từ mại, vốn chỉ có nghĩa là bán.


Tiền thì khó có thể hiểu nhầm, nhưng lợi ích vật chất khác là gì thì bao la, bát ngát vô chừng. Chị bác sĩ ngủ với thủ trưởng ở trung tâm y tế đường bộ 2 có được lợi ích vật chất gì không? Nếu có, chị có thuộc diện chi phối của pháp lệnh không? Nữ hoàng nội y Ngọc Trinh Không đi làm, tôi vẫn sống dư dả vì có bạn trai lo thì để thoát khỏi phạm vi chi phối của pháp lệnh chỉ có một cách là không giao cấu với bạn ấy. Pháp lệnh không phân biệt giữa người nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của bạn tình một đêm (như người mẫu Hồng Hà) hay tiền hoặc lợi ích vật chất khác của bạn tình thường xuyên.

Pháp lệnh số 10/2003 không giải thích thế nào là giao cấu. Nhưng theo từ điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (2005:671) thì giao cấugiao nhau giữa bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống cái (ở động vật). Định nghĩa này về căn bản không khác gì các định nghĩa đã lưu hành từ trước đến nay:
-Nói giống đực giống cái đi lại với nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:216)
-Âm và dương giao hợp nhau = Trai gái làm tính giao với nhau (relations sexuelles) (Đào Duy Anh, 2005:298)
-Nói giống đực giống cái lấy nhau (Thanh Nghị, 1967:589)
Nhưng như vậy thì các hành vi tính dục phi giao cấu (cà phê ôm, bia ôm, hát ôm, thịt chó ôm, cà phê nhộng, cà phê chuồng, múa thoát y, sô hàng qua mạng...) giữa nam và nữ không chịu sự chi phối của pháp lệnh này. Giữa nam và nam, giữa nữ và nữ, đương nhiên cũng không, kể cả khi  cơ quan sinh dục của hai bên cùng cọ xát vào nhau. Và dù ai bán, ai mua đi nữa, nếu một bên dùng cơ quan sinh dục, bên kia dùng tay, miệng, hậu môn hay bất cứ bộ phận nào khác trên thân thể mà không phải cơ quan sinh dục thì đó nhất định không thể là giao cấu.