Khôi nguyên là từ thời xưa dùng để chỉ người đỗ đầu một kỳ thi (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:283; Đào Duy Anh, 2005:415-416; Nguyễn Kim Thản, 2005:853; Hoàng Phê, 2006:509). Bà Aung San Suu Kyi là người đoạt giải Nobel Hòa Bình nhưng vì bà không dự kỳ thì nào cả nên bà không phải là khôi nguyên.
Trước đây kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người được giải thưởng La Mã (lauréat du Prix de Rome) cũng được gọi là khôi nguyên La Mã. Đó là vì giải thưởng La Mã là kết quả của một cuộc thi dành cho sinh viên các ngành nghệ thuật (giải này do vua Louis 14 lập ra ở Pháp năm 1663).
Trong tiếng Anh, người đoạt giải Nobel là Nobel laureate. Tiếng Pháp là lauréat du Nobel. Có lẽ vì vậy mà người ta thấy không có vấn đề gì khi gọi người đoạt giải Nobel là khôi nguyên Nobel.
Đào Duy Anh (1950:929) dịch rất chính xác khôi nguyên là premier lauréat à un concours littéraire. Không ai gọi những người đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh là khôi nguyên Hồ Chí Minh vì giải Hồ Chí Minh (cũng như giải Nobel) không phải là một cuộc thi. Người đẹp Võ Thị Mỹ Xuân không thể được gọi là khôi nguyên dù cô có thi và đã đoạt giải nhất, bởi vì cô thi sắc đẹp chứ không dự một kỳ thi có tính cách văn học. Nhưng mà nhiều người ... hay nói chữ, cho nên gọi bà Aung San Suu Kyi là khôi nguyên nghe vẫn sang hơn người đoạt giải.
Đào Duy Anh (1950:929) dịch rất chính xác khôi nguyên là premier lauréat à un concours littéraire. Không ai gọi những người đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh là khôi nguyên Hồ Chí Minh vì giải Hồ Chí Minh (cũng như giải Nobel) không phải là một cuộc thi. Người đẹp Võ Thị Mỹ Xuân không thể được gọi là khôi nguyên dù cô có thi và đã đoạt giải nhất, bởi vì cô thi sắc đẹp chứ không dự một kỳ thi có tính cách văn học. Nhưng mà nhiều người ... hay nói chữ, cho nên gọi bà Aung San Suu Kyi là khôi nguyên nghe vẫn sang hơn người đoạt giải.
Sách báo trong nước gần như không dùng từ khôi nguyên cho người được giải Nobel. Khôi nguyên Nobel mới xuất hiện gần đây trên một vài tờ báo (Dân Trí, Sức Khỏe & Đời Sống), có lẽ do biên tập không cẩn thận và/hoặc sao chép trang mạng của người Việt ở hải ngoại.
Bản thân từ laureate trong tiếng Anh có từ nguyên từ chữ laurus tiếng Latin, là cây laurel - cây nguyệt quế, hay còn dùng để chỉ vòng nguyệt quế của thần Apollo đội nhằm tưởng nhớ nàng Daphne (Δάφνη - tiếng Hy Lạp tương đương với chữ laurus Latin). Sau này được dùng để đội cho người thắng giải Olympics, hình như cả hoàng đế Roma cũng đội.
ReplyDeleteThế nên chữ Laureate có thể được dịch một cách chính xác nhất là người được đội vòng nguyệt quế, hay người chiến thắng (người thắng giải). Việc áp đặt chữ "khôi nguyên" làm nghĩa cho từ này có vẻ hơi khập khiễng chăng, nếu như chữ "khôi nguyên" đã được phân tích từ nguyên như trên?
Nghĩa của "khôi nguyên" thì chúng ta đã rõ. Ta cũng biết là người Việt mượn từ "khôi nguyên" với ý nghĩa đó từ tiếng Hán. Để tôi tìm hiểu xem tại sao người Trung Quốc dùng từ "khôi nguyên" để dịch từ lauréat của tiếng Pháp và laureate của tiếng Anh. Cảm ơn Quí Hiển đã chỉ giúp hướng phải đi tiếp.
ReplyDeleteNói chính xác hơn: khôi nguyên = premier lauréat.
ReplyDelete