Saturday, 16 March 2013

NHỮNG GHI CHÉP CHỮ NGHĨA KHI ĐỌC QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI - Nguyễn Hùng Vĩ

Nguyễn Hùng Vĩ 94. Những ghi chép chữ nghĩa khi đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (TBHNH 2009)
Cập nhật lúc 19h27, ngày 02/11/2011
NGUYỄN HÙNG VĨ
Trường Đại học KHXH và NV, HN
Tôi không phải là người nghiên cứu Hán-Nôm nhưng điều đó không cản trở việc ghi lại những ý kiến này sau khi đọc một số bản phiên âm và chú thích Quốc âm thi tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi. Hơn là một thái độ hiếu cổ, lòng tôn kính thơ Nguyễn Trãi khiến tôi rút kinh nghiệm của các bậc tiền bối mà mạnh dạn ngỏ ý đối với hơn 40 lần chữ cụ thể mà nhiều học giả vẫn còn lưỡng lự, băn khoăn khi phiên hoặc chú. Bằng mọi cách, hướng đến từng trường hợp cụ thể để đề xuất ý kiến đó là cách làm của bài viết này. Tôi ý thức rằng, công việc tôi sẽ có ích nếu ý kiến của mình là đúng, là giúp ích cho việc hiểu thơ Nguyễn Trãi hơn. Còn nếu có gì chưa đúng mong được sự dạy bảo, góp ý, trao đổi của quý độc giả với tinh thần cầu thị và tôn trọng học thuật. Nguyễn Trãi chẳng từng dạy Kết với người khôn học nết khôn. Vì khuôn khổ in có hạn, trong bài viết này chúng tôi xin nêu một số trường hợp.
1. Thương Chu bạn cũ CÁC CHƯA ĐÔI (bài 2 câu 1).
Với 3 chữ các chưa đôi này, Trần Văn Giáp - Phạm Trọng Điềm năm 1956 (TVG-PTĐ 1956) phiên là các chư đôi và viết ở mục tồn nghi ý là vì chưa hiểu rõ nên xin theo đúng nguyên văn phiên ra.
Đào Duy Anh năm 1976 (ĐDA1976) phiên là các chưa đôi nhưng viết ở phần chú thích: "Các chưa đôi: Khó hiểu....Nguyễn Trãi gọi bạn cũ đời Thương Chu thì chỉ có thể là Y Doãn và Chu công. Y Doãn giúp dựng nghiệp nhà Thương, Chu công giúp dựng nghiệp nhà Chu, cũng như chính Nguyễn Trãi giúp dựng nghiệp nhà Lê - Y Doãn và Chu công cả hai đều làm nên sự nghiệp rồi mà còn giữ quyền vị suốt đời, chứ không như mình sau khi đã thành công (thuở việc rồi) lại phải lánh về để hưởng an nhàn cho nên tự xét mình chưa có thể so sánh với Y Doãn và Chu công được. Nguyễn Trãi khiêm tốn cho mình chưa sánh đôi được với bạn ngày xưa. Vậy các chưa đôi nghĩa là: đều là chưa sánh đôi với được".
Bùi Văn Nguyên năm 1994 (BVN 1994) phiên các chư đôi và ở phần chú giải, sau khi cho rằng việc nhà Chu lật đổ nhà Thương cũng như việc nhà Minh lật đổ nhà Hồ, GS. viết: "Nguyễn Trãi nói “các chư đôi” là nói không thể theo bạn cũ, kiểu bợ đỡ giặc Minh, mà phải đi ẩn chờ thời, đó là ý tiếp câu thừa đề, câu thứ hai".
Nhóm Mai Quốc Liên - Kiều Thu Hoạch - Nguyễn Khuê - Nguyễn Quảng Tuân năm 2001 (Nhóm MQL 2001) phiên gác chưa đôi và chú thích là gác lại, chưa đôi co. Nhóm Nguyễn Tá Nhí năm 2008 (Nhóm NTN 2008) phiên là gác chưa đôi và chú thích tương tự Nhóm MQL 2001. Ngoài ra, một số người khác có cách phiên khác như Vũ Văn Kính phiên các chưa dồi và hiểu là đều chưa nhiều, dồi là đầy, nhiều. Kiều Thu Hoạch chủ trương vẫn theo mặt chữ mà phiên các chư đôi và hiểu chư là hư từ, các chư đôi là bạn bè dựng nghiệp nhà Lê nay tan tác mỗi người một nơi.
Xem như trên, ta thấy có nhiều cách phiên và chú khác nhau chứng tỏ ba chữ các chưa đôi là khó hiểu. PTĐ-TVG 1956 vì chưa hiểu rõ mà thận trọng phiên theo mặt chữ. ĐDA 1976 đã phiên đúng nhưng hiểu chữ đôiso sánh thì không ổn vì nếu đã cho rằng Nguyễn Trãi khiêm tốn mà cụ lại xem Y Doãn, Chu Công là bạn cũ để sánh cùng họ thì có lẽ không hợp lí lắm cả về tính cách, vị thế cũng như thời gian lịch sử. BVN 1994 thì giải thích còn khó hiểu hơn vì thiếu sự mạch lạc. Nhóm MQL 2001 và nhóm NTN 2008 phiên các ra gác nghe qua có vẻ ý suôn và dễ hiểu nhưng, như chúng tôi sẽ giải thích sau, là không ổn và là một bước lùi so với cụ Đào Duy Anh trước đó.
Chúng tôi chủ trương phiên CÁC CHƯA ĐÔI như cụ Đào Duy Anh nhưng với cách hiểu và lí do như sau:
-Thương Chu bạn cũ các chưa đôi
Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi...
Hai câu thơ trên được chúng tôi diễn ý là: cái sự bạn cũ như Y Doãn với nhà Thương, Chu Công với nhà Chu thôi thì đều chưa biện giải, sá gì mà không lánh đi để nhàn cái thân khi công việc đang rỗi rãi.
Vì cả hai bản Nôm còn lại đều nhất trí chữ bạn nên dù có người còn phân vân thì chúng ta cũng nên theo chữ mà hiểu. Trong câu 1, Thương Chu là một ngữ liệu truyền thống được Nguyễn Trãi dùng bổ nghĩa cho bạn cũ. Ngữ liệu này còn được tác giả dùng trong bài 58, Thuật hứng VIII: Thua được toan chi cơ Hán Sở | Nên chăng đành lẽ kiệnThương Chu | Say mùi đạo chè ba chén | Tả lòng phiền thơ bốn câu... Để hiểu cái lòng phiền của ông, gắn với ngữ liệu Thương Chu lẽ chính thơ chữ Hán nói rõ hơn cả. Đó là bài Chu Công phụ Thành vương đồ (Đề bức tranh Chu Công phụ bật cho Thành vương), một bài thơ ông biện biệt (ĐÔI) rõ nhất cái lẽ Thương Chu ta đang quan tâm:
"Ý thân phụ chính tưởng Chu Công
Xử biến thùy tương Y Doãn đồng
Ngọc kỷ di ngôn thường tại niệm
Kim đằng cố sự cảm ngôn công
An nguy tự nhiệm phù vương thất
Tả hữu vô phi bảo thánh cung
Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất
Ủng Chiêu cẩn khả ấp dư phong".
Dịch nghĩa:
Người phụ chính mật thiết và nhu nhẫn thì phải nhớ đến Chu Công
Ứng xử cảnh quyền biến thì không ai sánh cùng Y Doãn
Di ngôn để ở ghế ngọc luôn giữ trong tâm niệm
Hộp buộc dây vàng sự xưa đâu dám kể công
Đã tự nhiệm việc tôn phò vương thất lúc an lúc nguy
Thì tả hữu không điều gì là không bảo toàn thánh chúa
Tử Mạnh may ra cũng chỉ phảng phất thấy tí thôi
Việc ủng phò Chiêu đế của ông cũng chịu khoanh tay đứng dưới gió.
Nương theo chú thích bài này của cụ Đào Duy Anh thì ta thấy Y Doãn, công thần của nhà Thương, giúp vua Thang đánh vua Kiệt, vua Thang chết, cháu là Thái Giáp vô đạo, Y Doãn đi cày ở đất Đồng, được ba năm thì Thái Giáp hối hận, Y Doãn lại đón về Kinh đô. Mạnh Tử khen Y Doãn là thánh. Chu Công Đán là công thần nhà Chu phò Vũ vương. Vũ vương gần chết di ngôn giao Vũ Thành vương cho Chu Công giúp. Vũ vương ốm nặng, Chu Công cầu với tổ tiên xin chết thay, sử quan đặt lời chúc vào hộp buộc dây bằng vàng (nên gọi là kim đằng). Vũ vương chết, Thành vương nối ngôi, Chu Công phụ chính. Quản Thúc dèm, Chu Công lánh sang Đông Đô ở. Sau Thành vương mở hộp kim đằng ra xem, biết bụng Chu Công, bèn rước Chu Công trở về. Còn Tử Mạnh là đại tướng quân nhà Hán, vâng di chiếu của Hán Vũ đế phò Chiêu đế, làm sao mà sánh được với cố sự Thương Chu.
Bài thơ biện luận về chuyện Y Doãn, Chu Công đời Thương đời Chu, chở cái đạo của Nguyễn Trãi, nói cái chí của Nguyễn Trãi, chất chứa cái kỳ vọng của ông nhưng cũng như vẽ ra trước mắt chúng ta hoàn cảnh hậu chiến phức tạp đối với những công thần phù vương lập quốc, đặc biệt lúc Lê Thái tổ băng hà. Trong tình thế đó, Nguyễn Trãi đã băn khoăn biện biệt nhưng rồi ông đã phải đi đến một quyết định xử biến như người xưa: Thương Chu bạn cũ các chưa đôi | Sá lánh thân nhàn thủa việc rồi. Dù còn chút băn khoăn với hai chữ bạn cũ nhưng cứ đúng văn bản mà hiểu thì chắc Nguyễn Trãi muốn nhắc tới những công thần khai quốc như mình, đã từng đồng cam cộng khổ trong khởi nghĩa, đã từng thất điên bát đảo trong guồng quay hậu chiến, đã từng lựa chọn, đấu tranh, hi vọng và vỡ mộng. Đó chính là bạn cũ Thương Chu chăng? Ông hi vọng, cũng như Y Doãn Chu Công, lựa chọn của ông là tình thế, là tạm thời. Nhàn là để cởi tục, tìm thanh, say mùi đạo, tả (tẩy) lòng phiền, giữ đạo làm con lẫn đạo làm tôi.
Hiểu và phiên gắn chặt với nhau. Nhưng hiểu là nền tảng, còn phiên Nôm là đối diện với mặt chữ cụ thể, với nghĩa của chữ, với cách dùng trong cấu trúc.
Chữ ĐÔI với nghĩa để trỏ một hành vi ngôn ngữ bao hàm trong đó thái độ tương tranh của người đối thoại với nhau thì dễ thống nhất vì ngữ liệu đã ủng hộ. Dân gian nói Không tin thì ông đi đôi, thì ở đây đôihỏi cho ra nhẽ; nói Ai thèm đôi hồi với nó thì có nghĩa là không thèm tranh luận lại. Chỉ cần cầm cuốn Tự điển chữ Nôm (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà xuất bản Giáo dục, HN 2006, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Nguyễn Tá Nhí thư kí) mở mục đôi ta đã gặp:
-Thua được bằng cờ ai kẻ đôi (N.Trãi, 7b)
-Đôi co ai dễ kém chi ai (N.Trãi, 32b)
-Dưng dưng sự thế biếng đôi tranh (N.Trãi, 56b)
-Nghĩa con cháu rày chi dám đôi co (Ngữ, 4b).
Trong câu thơ đang bàn của Nguyễn Trãi, hai chữ chưa đôi là muốn nói chưa biện giải làm gì, nhưng với nội dung biện giải là bạn cũ Thương Chu thì rõ ràng nó hàm chứa những đột xung mà hoàn cảnh thực đưa lại, ta hiểu rõ những thao thức của ông hơn.
Chữ CÁC mới là có chuyện. Chính nó cùng với chữ đôi làm nên sự băn khoăn của nhiều thế hệ phiên chú. Chữ này chỉ xuất hiện trong QÂTT 2 lần và đều rất rõ nghĩa. Nghĩa của nó chính là nghĩa Hán Việt vẫn có trong tự điển. Vì vốn là một hư tự cho nên Thiều Chửu đã giải thích một cách thật tinh tế cả nghĩadụng trong Hán - Việt tự điển: Các: Đều. Mỗi người có một địa vị riêng, không xâm lấn được. Như: Các bất tương mưu: Đều chẳng cùng nhau. Nguyễn Trãi đã dùng chữ các này với nguyên nghĩa Hán văn của nó. Nên việc cụ Đào Duy Anh, cụ Bùi Văn Nguyên hiểu là ĐỀU là có lí của các cụ. Hơn thế, Nguyễn Trãi còn dùng lần nữa trong bài 101 câu 2:
Thuyền khách chơi thu CÁC LỆ CHÈO.
Câu này được giải nghĩa ra là: Thuyền khách chơi thu đều theo sự thông thuộc đã nên lệ mà chèo. Chúng tôi sẽ nói kĩ hơn ba chữ này sau. Hơn thế nữa, Cổ Châu Pháp Vân phật bản hạnh ngữ lục khắc in trước QÂTT cho ta ngữ liệu: Thì để đất Hoan Châu, Ích Châu CÁC một hòm. Các mà đi với mọi thì đã lạ (Dặn dò hết các mọi đường - Kiều) còn các mà đi với một thì lại càng lạ. Trường hợp này của Cổ Châu... cũng chỉ có thể hiểu nghĩa mỗi nơi một hoặc là ĐỀU: Thì để ở đất Hoan Châu, Ích Châu đều một hòm! Chưa hết, có câu thơ là lạ trong bài số 218 của Hồng Đức quốc âm thi tập khiến ta bất ngờ:
Mưa chăng lệ, nắng nào âu
CÁC cứ làm, nên nón đội đầu.
Các ở đây không thể hiểu khác hơn là ĐỀU. Với phong cách khoa trương và phúng dụ trong thơ vịnh vật thời Hồng Đức, hai câu trên muốn nói: nón tiện ở chỗ vừa che mưa vừa che nắng nên không lo sợ, dù mưa nắng đều cứ làm việc nên hiển nhiên nón ta vẫn được đội trên đầu.
Có lẽ đã đủ, nhưng ở đây muốn nói rằng cách phiên các thành GÁC là ép cho suôn ý, dễ hiểu. Trong QÂTT khi muốn viết chữ GÁC với nghĩa là đặt vật lên chỗ kê hay xếp lại tạm để lại thì đã dùng chữ CÁC () rất đúng nghĩa Hán. Còn nếu vì thuận nghĩa với cách hiểu ngày nay hơn mà bỏ đi một ngữ liệu quý báu của lịch sử hình thành và phát triển hư từ tiếng Việt thì đáng tiếc thay.
2. Gội tục trà thường pha nước tuyết
Tìm thanh KHĂN TẬN NHẶT chè mai (bài 2 câu 4).
Về chữ TẬN nên phiên như thế nào tôi nhân tiện sẽ nói sau cũng trong mục này. Câu 4 bài 2này tôi phiên theo bản B vì tính trọn vẹn trên nhiều mặt của nó. Khi phiên chú QÂTT, về văn bản Nôm, ngoài bản A được khắc in với số bài nhiều hơn lại được sắp xếp có trật tự, may còn một bản chép tay cổ hơn (theo TVG-PTĐ) tuy số bài chỉ là 70 nên được gọi là bản B, lợi thế hiển nhiên này được tất cả các học giả tận dụng triệt để để so sánh khi gặp những trường hợp lưỡng lự. Cũng đáng tiếc là, một trường hợp hiển nhiên như thế này của bản B lại bị dễ dàng bỏ qua mà phiên theo bản A dù thấy nó có nhiều điều bất ổn. Bản A in hai câu là:
羨茶
Các vị tiền bối phiên là:
Gội (Cởi) tục trà thường pha nước tuyết
Tầm (Tìm) thanh trong vắt tiễn (tịn / tiển / tạn) chè mai.
Bất ổn đầu tiên là chữ. Trung, viết (hoặc nhật) mà phiên trong vắt thì hầu như trái với tiền lệ, ít nhất là trái với các mã chữ trong văn bản này. Vắt hoặc vít hoặc vất trong văn bản này được viết với mã ; Trong ở các văn bản Nôm khác thường được viết với mã , ,𤁘. Bất ổn thứ hai là vi phạm luật đối giữa hai câu. Không thể nào thiết lập luật đối giữa Cởi tục trà thường pha nước tuyết với Tìm thanh trong vắt tận trà mai được. Dù có thay tận bằng tiễn, tịn, tiển hay tạn cũng vậy thôi. Thứ ba là cấu tạo cụm từ bị xô lệch, có nghĩa câu thơ không biết ngắt nhịp ở chữ nào để lọn nghĩa và được nghiêm đối. Nói chung đó không thể là câu thơ của Ức Trai được. Còn câu ở bản B thì khác hẳn: Lọn nghĩa, chuẩn đối, tinh tế và tươi tắn đến thích thú như rất nhiều ý thơ vốn có của ông:
Gội tục | trà thường pha nước tuyết
Tìm thanh | khăn tận nhặt chè mai.
澮俗
Chè mai chính là hồng mai trà như các cụ TVG-PTĐ đã chú thích, đó là gỗ cây lão mai đẽo ra làm trà pha nước uống, nhà sư thường uống trà này cho thanh tịnh nên cũng gọi là thiền trà hoặc thuyền trà. Khi đẽo cây lão mai trên núi hoặc trong vườn, người ta thường hứng nia, mẹt, mủng, rá để mảnh khỏi rơi xuống cỏ sỏi. Nguyễn Trãi tiện dụng hơn, ông trải luôn tấm khăn đang quàng của người già xuống để tận nhặt (nhặt sạch, nhặt hết, tận thu) những mảnh trà rồi túm lại mang về hãm uống. Đi sâu một bước, tôi chắc rằng, việc đẽo gỗ lão mai làm trà này sẽ diễn ra vào những đêm có trăng. Trong QÂTT những lần nói đến chuyện tìm mai, Nguyễn Trãi đều viết: Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô (bài 20 câu 4), Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn (bài 60 câu 6), Tìm mai theo đạp bóng trăng (bài77 câu 4). Có thể tìm mai để thưởng mai (Thưởng mai theo đạp bóng trăng - bài 16 câu 4) nhưng không loại trừ tìm mai là để đẽo gỗ. Kinh nghiệm dân gian khi thu hái một số vật phẩm tự nhiên thì thời gian thu hái rất tương quan đến chất lượng của nó. Nếu như việc làm của Nguyễn Trãi diễn ra vào đêm trăng thì việc dùng khăn là hiển nhiên. Ai đã sống cùng các bà, các mẹ trong những khi ra bãi giẫy cỏ, nhặt được mớ lạc sót, vặt được mớ ngọn khoai của hợp tác xã, ngả khăn vuông buộc túm lại, quẩy đầu cán cuốc về, thì quá hiểu sinh hoạt này. Câu thơ súc tích mà mạch lạc thì lọn nghĩa. Động từ đối động từ, tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, hư từ đối hư từ một cách sóng sít thì là chuẩn đối. Một hành vi lao động cụ thể, khá đặc biệt của cư sĩ được thi vị hóa qua ngôn ngữ thơ thì đó là tinh tế. Đặt trong văn hóa lao động thôn dân ta thấy ý thơ muôn phần tươi tắn. Thơ Nguyễn Trãi thường thú vị chúng ta là vì vậy.
Nhưng cũng cần ngoảnh lại mà nghĩ rằng, vậy, với câu thơ lộn xộn và vô nghĩa của bản A thì Dương Bá Cung (Cử nhân), Ngô Thế Vinh (tiến sĩ), Nguyễn Năng Tĩnh (Cử nhân), những người thiết tha sưu tập, biên soạn, viết tựa rồi tổ chức in thơ Nguyễn Trãi, nhữngngười đỗ đạt lại sống đầm đìa trong thời văn chương Hán Nôm phồn vinh nhất là thời Tự Đức, chả nhẽ họ không băn khoăn gì sao?. Không thể tin nổi các bậc cổ học lại sơ suất nhường vậy dẫu cho biết rằng trong việc làm sách rất nhiều khâu có thể sai từ lượm lặt, ghi chép,thuê chép, viết chữ, khắc in.... Dẫu là đoán định, nhưng tôi cho rằng, sai sót nằm ở khâu khắc ván mà thôi. Nhìn trên bản in, ta có thể hình dung bản thảo khi ra khỏi tay các cụ chắc sẽ là:
Cởi tục trà thường pha nước tuyết
Tìm thanh khăn nhặt tận trà mai.
日羨茶
Dưới dạng này, chỉ đảo vị trí 2 chữ tận nhặt thành nhặt tận. Nhặt tận tuy không chỉnh đối nhưng vẫn là bàng đối nếu theo ý cả câu, mà lại thuận cách nói Nôm hơn ở thời các cụ, sau Nguyễn Trãi những 400 năm. Chữ khăn quá gần chữ trung , chữ nhặt nếu viết không có bộ tài gẩy thì cũng là chữ viết vậy. Và thế là sai sót mới xẩy ra, ván đã đóng thuyền. Lúc ván khắc in xong thì Dương Bá Cung, người đem xuất bản và theo dõi công việc đã vừa mất được hơn 7 tháng, không có điều kiện kiểm tra lại. Đoán định là không nên nhưng cũng chả ai cấm đoán định khi làm khoa học. Cả nghĩ không phải là có lỗi.
Còn các vị cựu học phiên ra quốc ngữ thì sao?. Trong các bản phiên âm QÂTT, tất cả các cụ đều có dấu hiệu đối chiếu bản B, chả nhẽ họ lại bỏ sót một câu thơ đúng, đẹp, dễ đến thế khi nghiên cứu tìm hiểu suốt hơn 50 năm qua để đến bây giờ mới phát hiện và đề xuất. Theo dõi trường hợp câu 4 bài 2 bản B này thì thấy chỉ có TVG-PTĐ 1956 phiên theo mặt chữ nhưng sót chữ mai ở cuối nên thành: Tìm thanh, cân tiễn nhặt chè. Quả là không hiểu được. Nhóm NTN 2008 chép lại của các cụ nhưng in sai thành: Tìm thanh câu tiễn nhặt chè. Tam sao thất bản. Thà không chép lại còn hơn. Còn các trường hợp khác chắc không thực mục sở thị câu này trên văn bản B nên cho qua, chấp nhận sự băn khoăn, coi là câu nghi nghĩa như Nhóm MQL 2001.
Bây giờ, như đã hẹn ở đầu mục, tôi tiện thể bàn về việc chữ TẬN này trong câu này, trong QÂTT, nói rộng ra là trong toàn bộ văn Nôm, nên phiên như thế nào?
Phiên TẬN là TẠN: Một giải pháp NHẸ DẠ và THỜI THƯỢNG!
Nhẹ dạthời thượng cũng là một tính chất tâm lí phổ biến của nhân loại, không loại trừ ai. Trong văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, y học, dưỡng sinh, nghệ thuật v.v... chúng ta đã nghiệm sinh quá nhiều, nó dành cho mọi đẳng cấp cá thể dù anh ta là một người bình thường hay ngay cả khi anh ta là nhà chuyên môn. Nó là một thực tế khách quan, và đồng thời cũng là một động lực của sự vận động phong phú, sục sôi, phức tạp của cái quần thể gọi là xã hội.
Dù không phải là người chuyên sâu về chữ Nôm, nhưng qua việc đọc sách khi nhàn rỗi, tuy chưa đầy đủ song tôi cũng hình dung được việc chữ TẬN đã được phiên thành TẠN trong giới học thuật đương đại như sau:
- Phải kể tới TS Trần Xuân Ngọc Lan với sự đồng thuận của Hội đồng chấm luận án trong luận án tiến sĩ về tác phẩm Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa mà sau đó đã in thành sách vào năm 1990.
- Phải kể tới Paul Schneider trong công trình về thơ Nôm Nguyễn Trãi. Chúng tôi chưa có quyển này nhưng chúng tôi theo dõi qua ngữ liệu của ông bởi cuốn Dictionnaire historique des ideogrammes Vietnamiens. 1991.
- Từ đó, phải kể tới những ý kiến bàn bạc, tranh luận về giải thích 3 chữ tận mùi hương của bài Bảo kính cảnh giới 43 được đưa vào sách giáo khoa phổ thông trung học mà giải pháp sau cùng là chuyển thành TẠN; phải kể tới TS Hoàng Hồng Cẩm, GSTS Nguyễn Quang Hồng khi nghiên cứu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục giải âm tập chú; phải kể đến những ý kiến tranh luận quanh văn bản Truyện Kiều đầu thế kỉ này; phải kể tới Nhóm MQL2001 khi làm sách Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, đến GS Nguyễn Tài Cẩn khi làm sách về bản Kiều Duy Minh thị, và gần đây nhất là nhóm NTN 2008 khi làm sách Tổng tập văn học Nôm Việt Nam.... Trong những người chủ trương phiên TẠN, có GS quá nhiệt tình còn viết báo dè bỉu cách phiên TỊN của cụ Đào Duy Anh. Quả là không thể đủ nhưng chỉ cần thế, chúng ta cũng đã có thể hình dung vấn đề. Tất tất các ý kiến giải thích cho việc phiên TẬN là TẠN đồng quy lại là: các từ điển cổ như Dictionnarium Annamiticum - Lusitanum - Latinum (còn gọi là từ điển Việt-Bồ-La) 1651 của Alexandre de Rhodes có chữ tạn (quốc ngữ), từ điển Dictionarium Anamitico Latinum 1772 - 1773 của Pierre Pigneaux de Béhaine (còn có tên gọi theo Hán Việt là Bá-đa-lộc Bỉ nhu) có chữ Nôm và quốc ngữ là tạn, từ điển Dictionarium Anamitico Latinum (còn gọi là Nam Việt Dương Hiệp tự vị) 1838 của Aj.L.Taberd có chữ Nôm và quốc ngữ là tạn, từ điển Đại Nam quấc âm tự vị năm 1895-1896 của Huình Tịnh Paulus Của có chữ Nôm và quốc ngữ là tạn, từ điển Dictionaire Annamite-Francais 1898 của J.F.M.Génibrel có chữ Nôm và quốc ngữ là tạn; hơn thế Trương Vĩnh Ký khi phiên truyện Kiều ra quốc ngữ cũng đã từng phiên tạn như các từ điển trên.
Hoàn toàn có thật, còn gì mà nghi ngờ?!.
Nhưng tôi vẫn cứ nghi ngờ. Nghi ngờ chính cái điều mà các học giả không ai đặt ra là liệu trong từ điển gốc nhất là VBL1651 của A. de Rhodes chữ TẠN quốc ngữ đó có phát âm như chữ tạn ngày nay nhiều người đang dùng để phiên, để đọc lên không? (như đọc tên Nguyễn Công Tạn chẳng hạn). Chúng ta phải bắt đầu từ đây và câu hỏi ngớ ngẩn tôi vừa nêu cần được trả lời cẩn thận hơn, hay nói cách khác là để khỏi mang tiếng nhẹ dạ.
Để trả lời câu hỏi, trước hết, chúng tôi chọn cách quan sát cả cuốn từ điển của A. de Rhodes cùng một số tài liệu ghi bằng chữ quốc ngữ cùng thời cũng như chú ý vào xử lí ngữ âm của A. de Rhodes đối với nguyên âm a và đối với các kết hợp nó tham gia để tạo vần. Bản chụp cuốn Phép giảng tám ngày được chúng tôi quan tâm hơn vì chất lượng khả tin hơn của bản ảnh ấn (hầu như chưa bị tiện tay nhúng vào sửa chữa các dấu của một ai đó vô tình hay hữu ý như tình trạng bản chụp cuốn từ điển hiện nay nhiều người đang dùng).
Cần nói rằng chúng tôi kính trọng Alexandre de Rhodes như một nhà truyền giáo nhân văn và vĩ đại với năng lực ngôn ngữ học xuất sắc đến bất ngờ. Chúng tôi coi tác phẩm của ông là những di sản ngôn từ vô giá của Việt Nam và nhân loại. Tuy nhiên, vẫn có quyền chỉ ra những bất ổn không ít của nó. Tôi không là con chiên trước thánh kinh.
Làm từ điển thì phải có nguồn dữ liệu, phải lựa chọn dữ liệu và phải có quy cách trình bày dữ liệu theo mục đích của kiểu loại từ điển. Chúng ta quan sát trên các mặt đó để hiểu vấn đề đang đề cập. Vấn đề sẽ được trình bày theo các mục a, b, c, d, ... sau đây:
a, Nguồn dữ liệu của A. de Rhodes đại thể như sau. Thứ nhất, ông học tiếng Việt với Cha Francisco de Pina người Bồ đào nha cùng sự giúp đỡ của một thiếu nhi người Việt vùng Hội An mà ông khen là đặc biệt thông minh. F. de Pina mất ở Hội An và chưa từng ra Đông kinh. Như vậy tiếng Việt khởi nguồn, gây ấn tượng nguyên khởi cho A. de Rhodes chắc chắn là một phương ngữ. Thứ hai, tài liệu cơ bản, đã thành khí, mà ông tiếp thu để soạn từ điển là hai cuốn từ điển, đã thất truyền, của hai Cha Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa. Hai Cha này cơ bản cũng hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong. Thứ ba, A. de Rhodes sống đến 12 năm ở Việt Nam, ông đi khắp những vùng cư dân tập trung cả ở trung bộ, bắc trung bộ và đồng bằng bắc bộ. Đặc biệt ông từng sống và truyền giáo bằng tiếng Việt khá lâu ở Kẻ Chợ và các vùng phụ cận. Những ghi chép cá nhân của ông chắc chắn là hữu ích cho sự chọn lựa. Nhưng dẫu sao cũng phải chọn lựa. Ông không mách cho ta với âm này ông chọn lựa vùng nào và với âm kia ông chọn lựa vùng nào vì đơn giản ông không phải là người chuyên sâu nghiên cứu tiếng địa phương. Với những phát âm khác nhau về sắc thái, trong tài liệu Báo cáo vắn tắt về tiếng An nam hay Đông kinh ông thường xuyên có câu nhắn: Những gì còn lại thì thói quen sẽ dạy bảo. Thật là lão thực tuyệt vời!. Ông muốn nhắn rằng, tôi chỉ chọn một khả năng, còn nơi này nơi khác, người này người nọ có chệch trại thì vào cuộc sống sẽ điều chỉnh được. Trong từ điển, thỉnh thoảng ông cũng đưa vài biến thể ngữ âm nhưng là quá ít. Ở đây điều có thể khẳng định là, tiếng TẠN trong từ điển cũng chỉ là 01 khả năng lựa chọn mà thôi. Nó không thể đại diện cho mọi vùng và đặc biệt nó không thể đại diện cho cách phát âm từ 1651 trở về trước. Bởi vậy khi gặp chữ trong văn bản Nôm không ai bắt buộc chúng ta phải phiên TẠN mới đúng. Còn ông lựa chọn âm vùng nào, tôi sẽ đưa ra ức đoán vào cuối mục này.
b, Đọc kĩ một chút, ta xem A. de Rhodes ứng xử ngữ âm với nguyên âm a và các kết hợp tạo vần của nó như thế nào?.
Trong Báo cáo vắn tắt... ông viết thật mạch lạc về một âm a tỏ, một âm a tối và nếu âm này ngắn thì có dấu phụ. Âm tỏ không dấu phụ, âm tối có dấu mũ (â), âm ngắn có dấu á (ă). Đó là những dấu biểu thị phẩm chất âm thanh chứ không phải dấu thanh điệu. Tuy nhiên, theo dõi tác phẩm Phép giảng tám ngày của ông, ta gặp hiện tượng lạ đối với âm a tỏ khi kết hợp tạo vần. Phổ biến là hiện tượng:
Quốc ngữ AR bàng Quốc ngữ hiện nay bằng blang trăng
- blan - lăn
- bláng - trắng
- thàng - thằng
- chang - chăng
- chảng - chẳng
- mạc - mặc
- mám - mắm
- phảng - phẳng
- nam- năm
- sám- sắm
- máng - mắng
- tam- tăm
- mát, mạt- mắt, mắt
- đi kháp - đi khắp
- thien van - thiên văn
- khó khan - khó khăn
- cái khan - cái khăn
- khán - khắn
- xán - xắn
......... ........
TẠN ?????
Có lẽ không cần thiết phải thống kê hiện tượng hay tần số xuất hiện. Đó chỉ là bài tập dành cho sinh viên. Cũng cần lưu ý là, nếu bạn có trong tay cuốn từ điển A. de Rhodes của Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991, trong đó có bản ảnh ấn bản gốc thì chớ vội tin mà kiểm tra vì bản đó ai đó đã sửa theo ý mình trước khi đưa chụp, nên kiểm tra trong bản Phép giảng tám ngày thì tốt hơn. Lẽ dĩ nhiên, để nhìn cho kĩ, chúng tôi còn so sánh các kết hợp giữa a tỏ này với nhiều chữ khác nữa như bàn - bàn, ván - ván, bạn - bạn, tan - tan... thì thấy thật ngạc nhiên là những âm đó vẫn sống sung sức trong kho từ vựng hiện đại còn TẠN thì đã coi như tuyệt chủng, trừ danh từ riêng mà chúng tôi đành mượn làm ví dụ ở trên. Tại sao nhỉ? Nó tuyệt chủng hay vốn nó chưa từng tồn tại trong lịch sử ?. Lại còn một hiện tượng nữa trong Phép giảng tám ngày, A. de Rhodes ghi khi thì mạt khi thì mặt, khi thì nam khi thì năm, khi thì tam khi thì tăm, khi thì khan khi thì khăn... ở những chữ có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Cái này nói lên điều gì vậy? Mà lại thế này nữa cơ: trong Phép giảng tám ngày, hai lần ở những trang khác nhau xuất hiện chữ CÂN NGUYÊN ( từ này không có trong từ điển của ông) ở những trang khác nhau, mà ngày nay là căn nguyên!
Những điều vừa trình bày phát ngôn với chúng ta rằng, khi A. de Rhodes viết TẠN thì thời đó, tối thiểu khả năng phát âm TẠN hay TẶN là 50/50. Song, tôi nghiêng hẳn về phía phát ngôn TẶN vì những lí do sẽ trình bày khi gần hết mục viết này.
Còn nói như qua các cứ liệu đó, tiếng Việt thời A. de Rhodes những chữ trên vốn phát âm dài đến ngày nay mới ngắn lại và được thêm dấu á ở trên thì ta sẽ vướng vào một mâu thuẫn là khi phiên Nôm các tác phẩm từ đó về trước ta đồng loạt phải phiên lại những chữ như tôi đã đem ra ở trên, vốn chứa chan trong văn bản Nôm Lê - Trịnh!. Rõ là không xong.
c, Từ điển tiếp theo có chữ TẠN là Anamitico - Latinum của P.P de Béhaine (Bá đa lộc) làm vào 1772 - 1773. Từ điển này vốn tiếp thu cuốn của A. de Rhodes. Việc tiếp thu này cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu địa lí lịch sử đã nói khi giới thiệu cuốn từ điển do Nguyễn Khắc Xuyên khảo dịch và được in vào năm 1999. Cụ viết: “Chúng ta phỏng đoán khá chắc là Tự vị Annam Latinh (tác giả Bỉ Nhu) (1773) có kế thừa Từ điển Việt Bồ La (tác giả Đắc Lộ) (1651)”. Đoạn sau cụ viết “ tôi nghĩ chúng kế thừa nhau”. Về phía chúng tôi, khi hướng dẫn cho 3 sinh viên K.49 khoa Văn học làm đề tài khảo sát so sánh ngữ liệu lời ăn tiếng nói dân gian trong các từ điển từ thế kỉ 19 trở về trước cũng đã khẳng định tiếp sự kế thừa trực tiếp này. Chắc chắn chữ TẠN này là tiếp thu từ A.de Rhodes vì trong mục TẬN viết với và thể rút gọn chúng ta thấy ngữ liệu TẬN NHAU rất rõ ràng: Nôm thì viết mã , quốc ngữ thì viết tận. Nói tận nhau được thì chả nhẽ không nói tận giời, tận mặt, tận tay, tận răng... được sao?. Ở đây chỉ có thể hiểu là, dù tiếp thu từ điển cổ nhưng áp lực tự nhiên của tiếng nói phổ biến đã khiến tác giả đưa ngữ liệu vào một cách vô tư. Như vậy, trước khi Nguyễn Du viết Truyện Kiều những hơn 20 năm, cái tiếng TẬN đã thông dụng và đã được kí tự bằng quốc ngữ hẳn hoi, hà cớ gì bây giờ lại quay ra phiên TẠN trong văn Kiều cho lạ lẫm. Chỉ có GS Nguyễn Tài Cẩn, trong cả hai cuốn sách mới in gần đây, dù theo phong trào mới nổi phiên tạn nhưng kinh nghiệm mách bảo ông chú thêm: phiên tận cũng được. Một sự nước đôi đáng nể trọng.
Từ điển cùng tên của A.L. Taberd thì rõ ràng là làm lại (có ít bổ sung) cuốn của Bá đa lộc nên việc ghi lại là đương nhiên.
Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của ( 1895 - 1896) chắc chắn tiếp thu từ Aj. L. Taberd nên các ngữ liệu trong trường hợp này vẫn vừa có TẠN lại vừa có tận nhau.
Điều thú vị là ở từ điển Dictionnaire Vietnamien - Francais 1898 của J. F. M. Génibrel dù vẫn theo các từ điển trước mà có chữ tạn nhưng ở mục TẬN đã đưa cho chúng ta ngữ liệu Cỏ non xanh TẬN chân trời. Lạ nhỉ, liệu đã có bản Kiều Nôm nào chưa trong câu này ghi hoặc in chữ này là . Génibrel đọc Nôm hay nghe ngữ liệu này?. Vì ghi bằng quốc ngữ nên ta biết quả tang đó là TẬN chứ không thể là TẠN. Chưa hết, cũng ở mục từ này còn có tận nơi, đến tận nơi, vào tận nhà sau, tận trời, giao tận tay, tận nhau, tận đầu....đều ghi nôm là và ghi quốc ngữ là TẬN.
Việc Trương Vĩnh Ký khi phiên truyện Kiều dùng chữ TẠN chắc chắn là phụ thuộc từ điển. So sánh ngữ liệu giữa Huình Tịnh Paulus Của và Aj. L. Taberd thì ta thấy ông có trong tay từ điển này khi làm cuốn tự vị của mình. Huình Tịnh Paulus Của có chả nhẽ Trương Vĩnh Ký không sử dụng được khi họ cùng làm việc với nhau. Điều lạ là, dù dùng chữ tạn để phiên truyện Kiều nhưng Trương Vĩnh Ký không từ chối chữ tận. Trong Petit Dictionnaire Francais Annamite làm tận năm 1884 của ông, ở mục brule-pour-point có ngữ liệu: tạn (tận) mặt. Như vậy là, cũng như J.F.M. Génibrel sau ông 14 năm, ông chấp nhận cả tạntận.
Sau khi đã điểm qua một ít tư liệu quốc ngữ trước thế kỉ 20 có chữ tạn ấy, vài vấn đề nảy sinh đối với những người chủ trương nay phiên là TẠN trong toàn bộ văn bản Nôm truyền thống:
+ Phải chứng minh được sự lựa chọn của A. de Rhodes là đại diện cho mọi phương ngữ của những người viết Nôm cả Việt Nam trong suốt 1000 năm. Điều này chưa ai làm và không khả thi vì chúng tôi quan niệm, một cuốn từ điển cũng giống như một hố khảo cổ, chưa từng có một di tích nào đủ di vật cho một văn hóa khảo cổ học.
+ Phải chứng minh được rằng, khi A.de Rhodes ghi TẠN thì nhất thiết phải đọc tạn như ngày nay mà không có khả năng đọc tặn 50/50 như tôi đã đề xuất.
+ Phải chứng minh được rằng các từ điển đã làm dữ liệu một cách độc lập, khách quan, không có sự tiếp thu và lệ thuộc vào nhau. Đối thoại về việc này cũng là điều rất nên làm.
d, Nhưng bây giờ đến lượt ta hãy xem xét khả năng đọc tặn so với đọc tạn trong từ điển A. de Rhodes liệu có cao hơn 50/50 không ?.
d1. Chữ Nôm có nguồn gốc từ đâu và nó mang nghĩa gì ?.
Cách làm của chúng tôi như sau, vì cảm thấy những tương đồng về nghĩadụng của trong văn bản Hán Nôm Việt Nam, chúng tôi quan sát 187 câu thơ Đường cổ truyền Trung Hoa (tài liệu do Thạc sĩ Phùng Minh Hiếu cung cấp) có chữ tận và đem so sánh với các trường hợp dùng trong văn bản Nôm từ trong cuốn Thiền tông bản hạnh cho đến Truyện Kiều thì thấy rằng về nghĩa từ vựng là thống nhất với nhau gồm: để chỉ mức độ tột cùng về giới hạn không gian, để chỉ mức độ tột cùng về giới hạn thời gian, để chỉ mức độ tột cùng về giới hạn trạng thái, năng lực, hành động. Thế thôi. Trường hợp khả nghi nhất là TẬN CHÈ MAI trong QÂTT thì chúng tôi đã giải quyết đầu mục này. Điều đó không khác cách giải thích của các từ điển trước thế kỉ 20 trừ những trường hợp đồng tự dị nghĩa ngoài vấn đề chúng ta đang đề cập. Như vậy có thể khẳng định chữ này có nguồn gốc từ chữ trong Hán văn. Việc giải thích nghĩa nó khác đi, ngoài các phạm trù nghĩa trên, là do sai lầm từ cách đọc dẫn đến cách hiểu.
d2. Đến bây giờ chúng ta mới xem xét vấn đề mà GS Đào Duy Anh đặt ra cách đây hơn 30 năm khi phiên chữ này là tịn. Cụ viết: Chữ Nôm là . Các sách Nôm phiên âm như Truyện Kiều, Hoa tiên kýđều phiên chữ ấy là tận. Nhưng nếu là tận thì đã có chữ . Đây phải phiên là tịn, tức là hết (cũng như tận). Đúng vậy, đã có chữ thuận lợi, nhất là khi viết giản thể , hà cớ chi lại viết . Chúng tôi cho rằng, con đường của một chữ, một tiếng, một nghĩa đi từ Hán -> Hán-Việt -> Hán-Việt Việt hoá là con đường vừa có quy cách nhưng cũng vừa hết sức phức tạp và phong phú. Không thể quan sát nó như một con đường đơn tuyến, chỉ xẩy ra một lần, ở một địa điểm... Chữ tận với cách đọc Hán Việt khi Nôm hoá đã được ghi là tiễn xuất hiện sớm trong văn Nôm. Sự mượn chữ ghi âm này phản ảnh âm đọc Nôm thời kì sớm, nghiêng về âm đọc tịn hoặc tựn như vẫn bảo lưu ở tiếng địa phương ít nhất từ đèo Ngang trở ra, vốn là địa bàn Đại Việt khi lập quốc. Chữ tiễn sớm khẳng định mình là một mã chữ cố định trong kho tàng chữ Nôm, nó là một chữ Nôm thực tồn mà khi sử dụng nó, người sử dụng tự hào tuyên bố, tôi đang trước thuật ở tư cách Nôm, khu biệt với tận ở tư cách Hán-Việt. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Chữ tận Hán-Việt tồn tại một cách đầy sinh khí trong hành trình tiếng Việt ở các kết cấu tạo từ của nó: tận trung, tận hiếu, tận lực, tận tình, tận tâm, táng tận, tuyệt tận... Đại Việt càng độc lập, Nho giáo càng phổ biến, trường học Nho càng phát triển, địa bàn quốc gia càng mở rộng, nhu cầu ngôn ngữ càng trừu tượng hoá... thì chữ tận càng quan hệ sóng sít, cạnh tranh mạnh mẽ với tiễn và về âm, tạo ra tình thế chấp nhận nhau cùng tồn tại. Dấu hiệu sự chan hoà này có trước cả khi A. de Rhodes ghi quốc ngữ tận trong kết cấu Hán - Việt để phân biệt tạn trong kết cấu Việt (một việc làm có ý thức). Qua bản sao của GS. Hoàng Xuân Hãn, trong bức thư Nôm của Trịnh Kiểm có đoạn viết: Ngươi thế làm sao cho tận () trung nghĩa, làm sao cho nhà tớ dõi truyền hưởng phúc muôn năm. Trong ngữ cảnh, chữ tận rõ ràng mang hai tư cách, khi đứng trước trung nghĩa nó mang tư cách Hán-Việt, nhưng đứng sau làm sao cho (lặp hai lần), lại trong một văn bản Nôm, nó có tư cách Nôm. Tính lưỡng phân là rất rõ. Và ở đây, nó được viết rõ ràng bằng mã chữ tận giản thể. Trong hành trình của mình, sau khi sản sinh âm Nôm tịn/tựn..., tận tiếp tục sản sinh ra âm tặn/ tặng/ tậng... trong thời điểm khác, trong phương âm khác và A. de Rhodes đã dùng ngữ liệu (của ông hoặc của tiền bối) qua tiếng địa phương đó. Một điều nữa là, bình thường ( không nhất loạt nhưng bình thường) sự sắp mục từ của A. de Rhodes theo trật tự chữ cái và thanh điệu, âm a sáng trước âm a tối sau và âm a ngắn tiếp tục. Ở mục này, ta thấy tận sắp trước rồi mới đến tạn. Đây cũng là một điều nữa khiến chúng tôi cho rằng khi A. de Rhodes viết TẠN thì khả năng phát âm sẽ nghiêng hẳn về tặn hơn là nghiêng về tạn.Trật tự này đã thay đổi ở các từ điển về sau.
d3. Đến đây, ta lại phải tiếp tục quan sát một vấn đề nữa. Vậy thì tại sao, trong các văn bản quốc ngữ đương thời của các thầy giảng người Việt, chữ tạn được dùng nhất loạt; trong các từ điển về sau cho đến 1898 chữ tạn lại nằm dưới mã tiễn . Câu trả lời của chúng tôi là, thứ nhất, sự xác tín trở thành quán tính, và thứ hai, quan hệ giữa kí tự và âm đọc.
Với các thầy giảng người Việt đương thời, họ hoặc học quốc ngữ với các nhà truyền giáo, hoặc sử dụng từ điển Việt-Bồ-La, nhưng khả năng nhiều hơn là thông qua Phép giảng tám ngày mà viết. Trong một tình hình chữ quốc ngữ mới hình thành việc xác tín vào kí tự, và hơn nữa việc chuyển thông tin từ Việt Nam về châu Âu đòi hỏi sự nhất quán tín hiệu khiến họ dùng mã chữ mà không băn khoăn về tính chất ngữ âm của nó. Không chỉ với ngữ âm, mà với từ vựng, khi hướng dẫn sinh viên Nguyễn Thị Hồng (sinh viên Ngôn ngữ học K49) làm báo cáo khoa học đề tài Những trường hợp đặc dị (về từ vựng) trong từ điển Việt-Bồ-La của A.de Rhodes chúng tôi cũng phát hiện nhiều hiện tượng viết theo một cách máy móc của các văn bản quốc ngữ thời đó, trong đó, cách dùng chữ sinh thì là một trường hợp khá thú vị: từ sai dẫn đến sai (dù đã có ý kiến cố chứng minh sinh thìthăng thì; sự thể giản dị hơn nhiều: nhầm ngữ dụng ra ngữ nghĩa.
Với các nhà làm từ điển về sau (ắt hẳn là cùng các cộng tác viên thâm nho của họ) thì sao ?. Họ không băn khoăn sao khi dùng mã (vốn có âm Hán-Việt tiễn hoặc tiện) cho chữ tạn? Họ vẫn tiếp thu tiền bối như một tín niệm nhưng đồng thời cũng phát hiện ra điều bất ổn. Về trật tự, chữ tạn, theo tai nghe của họ qua việc đọc mặt chữ, đã được sắp lên trên mục tận. Dưới yêu cầu khu biệt dụng (và phần nào là nghĩa), khi cần đưa chữ Nôm, họ được tư vấn mã chữ tiễn vốn đã thông dụng. Không phải là những nhà sáng tạo chữ Nôm khi xưa nên họ không băn khoăn vấn đề này lắm, họ không đặt ra câu hỏi tại sao tiễn vừa dùng ghi tiện (trong tiện lợi, con tiện) lại có thể vừa dùng ghi TẠN. Mục đích khu biệt và tính thông dụng lấn át việc tìm hiểu cội nguồn ngữ âm. Vả lại, kí tự ghi âm vì tính bảo thủ bằng văn bản của nó, không phải bao giờ cũng tương hợp chằn chặn với chất lượng ngữ âm. Một ví dụ hiện đại là với những chữ quốc ngữ hẳn hoi rượu, khướu, bướu... các phát thanh viên giọng Bắc đài truyền hình nhất loạt đọc thành diệu, khiếu, biếu. Không sao cả. Sự đọc không phải bao giờ cũng vang lên âm thanh. Đọc bằng mắt để khu biệt và nhận thức cũng là một thao tác đọc. Tình trạng giữa kí tự và ngữ âm tiếng Anh hiện nay là một ví dụ xác đáng.
Hệ quả phần trình bày trên cho ta những nhận định về 2 vấn đề sau:
+ A. de Rhodes khi ghi âm TẠN là nghiêng hẳn về phát âm TẶN. Quan sát với âm địa phương hiện nay ở những vùng ông đã từng sống thì ta thấy khi phát âm TẬN thường có những sắc thái khác nhau: Ở Hội An nghiêng về tạng/ tậng/tặng; ở Lạch Bạng nghiêng về tậng; ở Kẻ Chợ và các vùng phụ cận vẫn còn lưu phát âm TẶN; ở Cầu Rum ( Nghệ An) nghiêng về tựn; dọc bắc sông Gianh nghiêng về tựn; dọc nam sông Gianh nghiêng về tịn. Vậy âm tặn của A. de Rhodes là âm vùng quanh Kẻ Chợ trước đây. Quan niệm của chúng tôi là như vậy, tuy nhiên chúng tôi vẫn quan tâm đến ý kiến sau đây. Trên tạp chí Ngôn ngữ số 2/1986, trong bài Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam, nhà ngữ âm học trứ danh Cao Xuân Hạo (CXH) nghiên cứu một phương ngữ vùng bờ biển Hội An, cách thị xã 3 km về phía đông (một địa phương mà theo ý kiến của các nhân sĩ, trí thức Đà Nẵng trong buổi tọa đàm với ông ngày 22/10/1978 cho là giọng tiêu biểu cho tiếng Quảng Nam), cho biết: Trong phương ngữ đó không có sự phân biệt các cặp chung âm n/ngt/c. Trong một số trường hợp, nguyên âm ghi bằng chữ â (âm ơ ngắn theo CXH và cũng là a tối theo A.de Rhodes) chuyển thành nguyên âm a để lấp vào chỗ trống do a chuyển thành ô. Như vậy, thời chúng ta, lúc CXH thực nghiệm đọc một số từ ngữ mà ông ghi sẵn và yêu cầu người khác chép ám tả thì từ kết quả của ông (sân sau được phát âm thành sang sa), ta thấy tiếng TẬN phát âm kiểu vùng đó sẽ là TẠNG nếu a thay ơ ngắn, là TẬNG nếu không phân biệt chung âm n/ng, là TẶNG nếu a chuyển ngắn lại. Hai công việc của GS CXH và của tôi mục đích khác nhau, kết quả khác nhau nhưng gợi ý của ông giúp ta khẳng định nếu như A.de Rhodes ghi một trong 3 sắc thái ngữ âm đó bằng TẠN đi nữa (dù chúng tôi không tin khả năng này khi theo dõi toàn bộ những trước tác có quốc ngữ còn lại của ông) thì cũng chỉ là biến thể hẹp trên một địa phương nhỏ của TẬN mà thôi, không đủ đại diện cho mọi nơi, mọi lúc như hiện trạng phiên âm hiện nay được. Không thể vì theo từ điển cũ phiên TẠN rồi tùy tiện giải nghĩa khác đi các phạm trù nghĩa chữ TẬN (như trong đã tận mùi hương, kín tận mùi hương của QÂTT) được.
+ Việc vừa có mục TẬN vừa có mục TẠN trong từ điển là do A. de Rhodes muốn phân biệt kết cấu Hán-Việt và kết cấu Việt của những chữ này, xem ngữ liệu ông đưa ra trong hai mục từ hẳn rõ. Trường hợp xử lí cực đoan với hai chữ CÂN NGUYÊN (từ Hán-Việt) trong khi viết Phép giảng tám ngày cho ta đoán chắc như vậy. Ở những ghi chép khác của ông, ta thấy ông đã có được sự phân biệt giữa cái chữ của Đàng Trong - Đông Kinh và cái chữ Hán, còn việc ông có thông thạo không thì chắc là chưa.
Điều cuối cùng cũng nên được tính đến là tất cả những người đã từng dùng tạn trong văn bản trước đây đều thuộc cộng đồng Công giáo. Họ có tín niệm mạnh mẽ tạo nên phong cách suy nguyên tôn giáo. Tuy nhiên, từ những trước tác của họ, không ngăn nổi tận quốc ngữ hiện diện như một thực tế khách quan như chúng tôi đã chỉ ra, và nhắc lại là: trước cả khi Nguyễn Du viết Kiều.
Với tất cả những điều trông thấy, dẫu không phải là người nghiên cứu chuyên sâu, tôi mạnh dạn đề xuất hãy mau trở lại phiên (với nghĩa chúng ta đang quan tâm) là TẬN trong tất cả văn bản Nôm quá khứ.
3. Đất cày ngõ ải, RÃNH ương hoa (bài 4 câu 6).
𦓿
Chữ RÃNH này, PTĐ - TVG1956 phiên là luống và không có giải thích.
ĐDA1976 phiên lảnh và chú thích: lảnh: chữ Nôm là . chúng tôi thấy phải phiên là lảnh. Ban Hán Nôm góp ý kiến cho rằng lảnh hay rảnh có ý có nghĩa tương tự với luống. Bản B chép 田篭, tức luống, rồi lại sửa làm .
BVN1987 phiên lảnh. Nhóm MQL2001 trở lại phiên luống.
Nhóm NTN2008 phiên đúng lại là rãnh.
Phiên luống là vô lí vì thứ nhất đây không phải là chữ ghi âm, vậy quy cách tạo chữ chả nhẽ là biểu ý Nôm - Nôm chăng; thứ hai, chữ luống xuất hiện (âm) trong văn bản này đến 9 lần và đều được ghi bằng 田篭. Ta thấy các chữ ranh, rành, rạnh, rảnh, rãnh ở các văn bản khác đều được biểu âm bằng lệnh , hà cớ chi ở đây phải khác đi.
Phiên lảnh không được vì đó là tiếng chưa từng nghe ở phương ngữ nào.
Rất tiếc là ý kiến đúng của Ban Hán Nôm lúc đó đã không được tiếp thu.
Vậy tại sao TVG-PTĐ không phiên rãnh và cụ ĐDA không theo góp ý của Ban Hán Nôm ?. Có thể hình dung đối với các cụ chắc các cụ chỉ quen với chữ rãnh có bộ thuỷ biểu ý chỉ cái rãnh có nước nên tìm cách phiên trại đi để tránh hiểu nhầm. Trong lúc đó, từ ngữ dân gian tiếng rãnh còn chỉ cả cái rãnh khô, ít nhất có 4 loại như sau:
+ Làm tơi đất khô, dùng cuốc xẻ sâu thành từng rãnh để gieo hoặc trồng.
+ Sau khi đã vun luống, xẻ nóc luống sâu thành rãnh để đặt chồi sắn, dâu, khoai...
+ Phần đất được giới hạn bởi hai rãnh sâu cũng có thể gọi là rãnh (như ta nói bờ cõi là để chỉ phần đất được giới hạn bởi bờ và cõi).
+ Tiếng rãnh có thể là tiền thân của rặng khi dân vẫn nói: rãnh cà, rãnh mía, rãnh sắn, rãnh tre...
Việc dùng chữ điền để biểu ý cho ta biết ông muốn nói tới cái rãnh khô.
Vậy rãnh ương hoa là hoàn toàn có lí. Người trước né, người sau cạn xét đoán mà né theo làm sai thơ Nguyễn Trãi, làm từ điển mất đi một mã chữ (khi nhập với luống,hoặc từ điển đưa vào mục lảnh nhưng ngữ liệu chỉ dùng cách phiên từ QÂTT mà thôi) và mất đi một thông số thống kê khi tìm hiểu phong cách thơ Nguyễn Trãi theo phương pháp định lượng. Trong QÂTT 4 lần xuất hiện chữ rãnh này và chúng tôi đề nghị phiên:
+ Bài 4 câu 6: Đất cày ngõ ải, rãnh ương hoa.
+ Bài 10 câu 4: Vun đất ải rãnh mồng tơi
+ Bài 17 câu 6: Gió xuân đưa một rãnh lan
+ Bài 68 câu 6:Đất bụt ương nhờ một rãnh mồng.
4. Rừng nhiều cây rợp, hoa chầy ĐỤNG (bài 5 câu 3)
Câu này hai chữ cuối TVG-PTĐ 1956 phiên hoa chày động và không giải thích chữ nghĩa.
ĐDA 1976 phiên chầy động và chú: Hoa chầy động. Rừng nhiều cây rợp che nắng gió cho nên có bị nắng gió đụng đến thì cũng chậm thì cũng chậm (chầy) hơn ở nơi khác.
BVN 1994 phiên động.
Nhóm MQL 2001 phiên hoa chầy động và chú: Nhưng ta có thể hiểu hoa chầy động là hoa ít lay động.
Nhóm NTN 2008 phiên là chầy động và chú Chầy: chậm, lâu
Như vậy theo ĐDA, trong cụm từ hoa chầy động thì ở đây có hiện tượng ẩn chủ ngữ. Chủ ngữ của động sẽ là nắng gió. Còn theo Nhóm MQL chủ ngữ sẽ là hoa. Chúng tôi không cho là như vậy. Đọc cả bài thơ ta thấy:
Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm
Huơ tay áo đến tùng lâm
Rừng nhiều cây rợp hoa chầy đụng
Đường ít người đi cỏ kíp xâm
Thơ đới tục hiềm câu đới tục
Chủ vô tâm ỷ khách vô tâm
Trúc thông hiên vắng trong khi ấy
Năng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm.
Bài thơ là tình và cảnh của một người ẩn dật, giũ hết bụi bụi trần gian, phất tay áo (phất tụ) mà về chốn chùa xưa rừng rậm, dứt khoát lánh đời. Ở đó bản thể nhi nhiên trỗi dậy hoà đồng, tôn trọng cảnh vật tự nhiên. Lòng không ham muốn nên hoa dù nở chầy rồi mà cũng chả đụng đến. Xa mã bất đáo nên cỏ lấn nhanh ra đường. Hồn thơ mang nỗi niềm thường nhật nên câu thơ đâu ngại lời dân giã. Lòng không toan tính nương tựa vào tự nhiên đâu có tính toan. Bạn ngâm cùng trúc thông nơi hiên vắng chính là vài sơn tăng, những người vốn đã xa lánh cuộc đời.
Như vậy, cụm từ hoa chầy đụng ẩn chủ ngữ và viết bằng kết cấu đảo trang. Chủ ngữ là ta hoặc không ai. Hoa thì có thì, tự nở tự tàn. Chầy là lâu, là lâu lâu không đụng đến. Chữ phiên động cũng được, không sai, nhưng phiên đụng ngữ cảnh này thơ hơn . Đụngđộng không phải bao giờ cũng thay thế cho nhau được: không đụng tay tới, không đụng mắt tới, đụng bọn cướp, đụng phải mìn. Về phong cách thơ, phiên đụng hợp lí hơn vì tính cụ thể của chữ này. Là người ẩn dật ai cũng có chút ít ngạo đời, với thú vui cao sang như chơi hoa, họ cho đó là một điều bình dị, sẵn có: hoa đầy ra đấy tôi cũng chẳng ngó ngàng, để mặc vậy. Chắc từ thời Nguyễn Trãi, đụngđộng đã song song tồn tại vừa giao thoa vừa phân nghĩa. Nguyễn Trãi có hệ số chữ đơn khác nhau rất cao chứng tỏ ông phong phú về từ vựng (theo thống kê của chúng tôi là số chữ khác nhau 1857/ tổng số độ dài 12458 chữ). Phiên đụng để phân biệt với động là theo cách nhìn nhận một hồn thơ phong phú, dùng chữ hoạt bát đúng phong cách của Ức Trai. Ông có hiềm câu đới tục đâu. Hiểu ra hoa ít lay động rõ ràng ý thì thiển vụng mà mạch thì thẳng đuột, không ra cổ thi. Phiên thơ phải hiểu thơ là như vậy.
5. QUĨ đông dãi nguyệt in câu. (bài 14 câu 4)
Câu thơ này vì khó hiểu nên có những phương án phiên âm và giải nghĩa khác nhau.
TVG-PTĐ 1956 phiên là cõi đông và không giải nghĩa.
ĐDA 1976 cũng phiên cõi đông và đưa ra ý kiến: Cõi đông: Chữ Nôm là (quỹ). Chữ quỹ nguyên nghĩa là bóng mặt trời, ở đây không có nghĩa gì. có lẽ chữ 𡎝bị viết lộn thành , hai chữ đồng âm. Nếu vậy thì phải phiên là cõi, tức là phương.
BVN1994 cũng phiên cõi và không thích nghĩa.
Nhóm MQL 2001 phiên đúng là quỹ nhưng lộn bóng mặt trời ra bóng mặt trăng: Chúng tôi phiên quỹ đông và hiểu: Bóng trăng hạ huyền cuối tháng ở phía đông, non khuyết như hình móc câu.
Nhóm NTN2008 cũng phiên quỹ đông và giải thích quỹ đôngmặt trời.
Qua các cách phiên và chú trên, ta thấy các thế hệ tiền bối đã không hiểu được câu thơ Nguyễn Trãi nên xử lí thật lúng túng, thượng hạ bất tương thông. Cả bài thơ là:
Tà dương bóng ngả thủa giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Quĩ đông dãi nguyệt in câu
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu.
Đã đành cụ Đào Duy Anh bảo rằng không hiểu nên cụ chọn phương án đoán định mà phiên sai thơ Nguyễn Trãi còn nhóm MQL cũng vì không hiểu thơ mà cái sai chồng lên cái sai mặc dù phiên đúng. Thứ nhất, quỹ thì không thể là bóng trăng. Thứ hai, trăng hạ huyền cuối tháng thì làm sao mà in câu trên nền trời phía đông lúc tà dương bóng ngả được. Đó là ngày mấy âm lịch vậy.
Lí do để tất cả trở nên bối rối chắc hẳn là câu thơ 3 và 4 đã bị đọc theo nhịp:
Tuyết sóc | treo cây | điểm phấn
Quĩ đông | dãi nguyệt | in câu.
thành ra rất khó hiểu chữ quĩ đông.
Thực ra, phải được ngắt nhịp như sau:
Tuyết sóc treo | cây điểm phấn
Quĩ đông dãi | nguyệt in câu.
Thật là hai câu thơ lọn nghĩa, cân chỉnh, đông đặc, thừa tiếp được cái ý đông nên ngọc một bầu ở câu trên. Sự cân đối toàn diện tăng thêm cái vẻ tĩnh khi cần viết một câu thơ tĩnh lặng, thứ thi pháp mà thơ đương đại không phải ai cũng học được, cũng đạt đến. Từ ngôi lều bên sông vào khi tà dương bóng ngả (khoảng hơn năm giờ chiều), trước khi lên thuyền du ngoạn, Nguyễn Trãi lặng ngắm bầu thế giới chiều thu và phát hiện sự êm đềm của nó. Ở phía bắc vì đã có sương treo lên nên cây tựa hồ điểm phấn. Phía đông bóng ngày đã phai nên lặng lẽ hiện vành trăng cong trên nền trời. Khói nằng nặng không bốc lên mà như lắng xuống một vùng nước biếc phẳng lì.Trên không trung, đàn nhạn in hình chữ triện giữa gió thâu. Đã cất mái chèo rồi thì chẳng muốn đỗ lại. Trời đã sang ban tối, ước về đâu bây giờ. Một khoảnh khắc chuyển vần từ chiều sang tối. Một phút bâng khuâng cực kì nghệ sĩ khi chiều thu buông trên sông nước. Thật đúng là: Bỗng thấy mình không nhớ nổi một con đường. Trời ban tối ước về đâu, sáu chữ của câu kết là một câu thơ kì lạ, toàn những thực từ mộc mạc như ngô khoai sao mà lãng đãng đến vậy. Kết mà không đóng. Ta như được bâng khuâng cùng Người trong một phút xao lòng trác tuyệt. Có cần chi mĩ từ với uyển ngữ.
Vậy Nguyễn Trãi làm bài thơ vào thời gian nào ?. Đó phải là một ngày mùng 6, mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 9 âm lịch. Nếu là mùng 5 thì lúc tà dương, trăng đã khá cao gần đỉnh trời. Nếu là mùng 10 thì tuy vẫn là câu nhưng trăng đã khá đầy, không thật còn là câu nữa. Trăng mùng 8 dây cung đã phẳng nhưng lưng vẫn cong rõ. Chữ câu là cong: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm, liềm giật, thật trăng đều là câu cả vì chưa viên hoặc bán viên. Chỉ cần tra tự điển Thiều Chửu là rõ. Tháng cuối cùng của mùa thu thì nhạn phương bắc mới bay về, vậy lúc này phải là tháng 9, quý thu. Thơ Nguyễn Trãi, trong cái ảo huyền tận cùng của tư duy, của ý tưởng thì cảnh vật thường xác thực đến nồng nàn. Bài học thôi xao đối với người xưa đâu chỉ là một giai thoại mua vui về câu nệ chữ nghĩa mà nó đích thị là một kinh nghiệm thi pháp của thao tác lựa chọn. Dường như thơ ngày nay, thơ của thời thông tấn báo chí ào ào hơn thì phải. Lấy cảm quan thơ nay để đo thơ xưa nhiều khi không trúng lắm.
Chúng tôi tạm khép phần viết tại đây dù còn muốn nói nhiều về những trường hợp hiểu thơ không chính xác dù phiên đúng của các thế hệ phiên chú, chuyện đó bước sang một lĩnh vực linh động hơn, đó là ngôn ngữ thơ. Cũng có một số chữ nữa mà chúng tôi không thôi băn khoăn nhưng việc quan sát tư liệu chưa đủ để nói ra. Hẹn gặp trong những bài viết khác. Chỉ nói rằng, qua những gì chúng tôi đã đề xuất, ta thấy duy chỉ một lần văn bản Nôm sai do khâu khắc chữ, còn lại ta thấy nhóm làm việc cổ học thời Tự Đức là một nhóm rất cẩn trọng và văn bản có tính khả tin rất cao. Việc rút ra kinh nghiệm trong việc phiên chú là việc của độc giả vì dẫu sao đây cũng là một ghi chép khi tiện đọc thơ Nguyễn Trãi mà thôi. Để có bài viết, tôi trân trọng cảm ơn ThS. Phùng Minh Hiếu, ThS. Trần Trọng Dương, ThS. Nguyễn Tuấn Cường, Cử nhân Nguyễn Văn Thanh, PGS.TS. Vũ Đức Nghiệu đã bàn bạc, quan sát, góp ý trong việc làm của tôi./.
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.1034-1064)

Từ hộ chiếu có mặt trong tiếng Việt từ khi nào?



Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:245) giảng hộ chiếugiấy thông hành.
Gustave Hue (1937:388) dịch hộ chiếupasse-port. Cùng lúc đó từ hộ chiếu được ghi nhận trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (2005:345):
護照 Giấy vi-bằng để bảo-hộ cho kẻ lữ khách hoặc hàng hóa chuyên chở (laisser-passer, passe-port) (laissez-passer?)
Ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 hộ chiếu thông hành song song tồn tại. Lê Văn Đức (1970a:633) định nghĩa hộ chiếugiấy thông hành.
Trong khi đó ở miền Bắc và sau năm 1975 trên phạm vi cả nước có sự phân biệt rất rõ giữa hộ chiếu và thông hành:
Hộ chiếuthứ giấy chứng minh do cơ quan nhà nước (thường là cơ quan ngoại giao), cấp cho công dân khi ra nước ngoài (Nguyễn Kim Thản, 2005:775)
Giấy thông hànhthứ giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân, cho phép công dân ấy đi lại ở những nơi nhất định trong nước. (Nguyễn Kim Thản, 2005:683)

Friday, 15 March 2013

Chữ Cồ trong quốc hiệu Đại Cồ Việt (An Chi - Petrotimes)


Chữ Cồ trong quốc hiệu Đại Cồ Việt

Học giả An Chi: Chúng tôi đã năm lần nói về chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt”. Lần đầu tiên là trên Kiến thức Ngày nay số 353 (1-6-2000), chúng tôi đã trả lời ngắn gọn rằng, ở đây, “cồ” không phải là một chữ Nôm nhưng vẫn còn cho rằng nó là âm xưa của chữ Hán 巨, mà âm Hán Việt hiện đại là “cự”, có nghĩa là to, lớn. Lần thứ hai là trên Kiến thức Ngày nay số 599 (1-4-2007), chúng tôi đã nhận xét về ý kiến của Kỳ Quảng Mưu 祁广谋 trong bài “Đại Cồ Việt quốc danh thích”, đăng trên Đông Nam Á tung hoành 东南並纵橫 năm 2000 (tr.35-38), cho rằng cồ là một chữ Hán, có nghĩa gốc là: 1. dáng nhìn sợ hãi; 2. kinh ngạc, lo sợ. Cách giảng trịch thượng, ngu xuẩn này hẳn làm hài lòng bọn bá quyền, bành trướng. Sau khi bác bỏ ý kiến của họ Kỳ, chúng tôi đã chứng minh rằng “cồ” là hình thức nói tắt của Cồ Đàm Ma, họ của Đức Phật Thích Ca, phiên âm từ tiếng Sanskrit Gautama. Vậy Đại Cồ Việt là nước Việt vĩ đại theo đạo Phật. Nhưng có một tác giả là Nguyễn Anh Huy đã chính thức bác chúng tôi và “thách” chúng tôi phải trả lời. Chúng tôi đã trả lời chi tiết trên Đương thời số 4-2009. Đó là lần thứ ba. Lần thứ tư là trên Đương thời số 8-2009, chúng tôi đã bác ý kiến của tác giả Huỳnh Dõng cho rằng cồ  là một chữ Hán, có nghĩa là “núi non lởm chởm, hiểm trở, bao quanh bởi sông nước cuộn trào”. Lần thứ năm là trên An ninh Thế giới số 918 (16-12-2009), chúng tôi đã nhận xét và phản bác ý kiến của tác giả Tạ Chí Đại Trường cho rằng “quốc hiệu Đại Cồ Việt chẳng văn hoa tí nào”.
Lần này là lần thứ sáu. Vừa mới đây, chúng tôi có nhận được từ chuyên gia Hán Nôm trẻ Nguyễn Tuấn Cường đường liên kết trên Facebook để đọc bài “Về quốc hiệu đời nhà Đinh” của GS Nguyễn Tài Cẩn (www.ngonnguhoc.org/, ngày 31-5-2009). Trước khi trình bày rõ quan điểm của mình để trả lời bạn, chúng tôi xin mạn phép phân tích kỹ điểm quan trọng nhất mà chúng tôi không thể đồng ý với giáo sư.
Điểm quan trọng đầu tiên mà chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với GS Nguyễn Tài Cẩn là ở chỗ, ông cho rằng Cồ Việt là “nước Việt hùng mạnh có thứ vũ khí gọi là cồ” (Giả thuyết I). Ngay từ đầu giả thuyết, GS Cẩn đã khẳng định một cách võ đoán rằng “giả thuyết này, nhìn chung, khá quen thuộc”. Nhưng rõ ràng là nó mới được tung ra, cho nên gần cuối đoạn thì chính ông Cẩn đã phải nói rõ rằng đây là một cách hiểu thứ ba do Nguyễn Anh Huy mới đề xuất thêm. Thế là ông đã bất nhất ngay từ đầu. Ông Cẩn đề nghị dành ưu tiên cho cách hiểu “mới mẻ này” vì ba lý do, mà lý do đầu tiên là: “Nó hợp với thời đại: theo Nam Hải dị nhân, Đinh Bộ Lĩnh có gươm, vậy thời đại nỏ thần đã chuyển sang thời đại gươm giáo.”
Đó là lý do đầu tiên của GS Nguyễn Tài Cẩn. Nó bộc lộ sự ngây thơ của một người già dặn. Ông cho rằng cách hiểu thứ ba do Nguyễn Anh Huy đề xuất thêm mới hợp với thời đại vì lý do: Đinh Bộ Lĩnh có gươm nên “thời đại nỏ thần đã chuyển sang thời đại gươm giáo”. Xin thưa rằng, trong Nam Hải dị nhân thì Phan Kế Bính cũng chỉ chép theo truyền thuyết, mà cứ vào truyền thuyết, vận dụng theo “lý thuyết Nguyễn Tài Cẩn” thì Đinh Tiên Hoàng cũng đã bị Thánh Gióng bỏ xa từ hàng ngàn năm trước với roi sắt, ngựa sắt và áo giáp sắt rồi. Cho nên, nếu nói về “thời đại” thì Đinh Tiên Hoàng đã đi thụt lùi, chứ “chuyển thời đại” thế nào được! Huống chi, liên quan đền đời tư của Vua Đinh từ tấm bé cho đến khi lên ngôi hoàng đế, người ta được biết rất nhiều chuyện nhưng, tiếc thay, chẳng có ai từng nghe nói một lần, một lời, đến cái thứ giáo gọi là “cồ”, làm nên quốc hiệu Đại Cồ Việt của ông vua này cả. Giáo, mác, cung, tên, đao, thương, việt, thuẫn, mâu... nói chung, thanh long đao của Quan Công, bát xà mâu của Trương Phi... nói riêng, người ta đều có thể từng nghe nói đến; thậm chí, thanh gươm Damoclès tít bên Tây cũng có người Việt biết đến, riêng cái cây “cồ” làm nên quốc hiệu Đại Cồ Việt thì chẳng ai mảy may nghe nói tới, cho đến khi ông Nguyễn Anh Huy moi nó ra từ từ điển. Nói cho công bằng, không phải trước ông, chẳng ai biết đến cái nghĩa “vũ khí” của chữ cồ ; chỉ là người ta thấy nó không xài được ở đây mà thôi.
Tóm lại, với chúng tôi, mặc dù có cả sự tăng cường về lý luận của GS Nguyễn Tài Cẩn, thuyết “cồ = vũ khí” của tác giả Nguyễn Anh Huy vẫn không thể dùng được. Tại những nguồn thư tịch đã nói, chúng tôi đã phân tích và chứng minh rằng Đại Cồ Việt là một kiểu đặt tên toàn Hán, màCồ Việt là một danh ngữ có cấu trúc cú pháp giống như Âu ViệtLạc ViệtDương ViệtĐiền ViệtMân Việt, v.v… trong đó CồÂuLạcDươngĐiềnMân là định ngữ của ViệtCồ là hình thức nói tắt lần thứ hai của Cồ Đàm Ma, mà hình thức nói tắt lần đầu là Cồ Đàm, họ của Đức Phật Thích Ca, phiên âm từ tiếng Sanskrit Gautama. Vậy Cồ Việt là “nước Việt lấy đạo Phật làm quốc giáo”. Và Đại Cồ Việt là “nước Việt vĩ đại lấy đạo Phật làm quốc giáo”. Quốc hiệu này cho thấy sự sáng suốt của Vua Đinh từ đối nội đến đối ngoại. Về đối nội, sử gia Đào Duy Anh cho biết:
“Đinh Bộ Lĩnh chỉ có thể dựa vào tập đoàn phong kiến tôn giáo là thành phần xã hội có uy tín nhất trong xã hội bấy giờ để duy trì trật tự và kỷ cương. Nhưng trong hai tôn giáo, Phật và Đạo, đều thịnh hành trong dân gian, thì Phật giáo có tổ chức và qui củ vững vàng hơn, có kinh điển và lễ nghi nghiêm trang hơn, chứ Đạo giáo thì chỉ là một mớ phương thuật và mê tín. Về tổ chức cũng như về tinh thần, Phật giáo là yếu tố thống nhất đắc lực nhất thời bấy giờ. Bởi thế Đinh Tiên Hoàng mới lấy Phật giáo làm quốc giáo, định phẩm cấp tăng nhân để giao cho họ lãnh đạo Phật giáo trong toàn quốc (AC nhấn mạnh). Khuông Việt đại sư tham gia triều chính như một vị tể tướng. Các chùa (tự viện) của Nhà nước do các tăng quan trụ trì đều được cấp ruộng làm tự điền. Các tự viện có những đại điền trang không kém gì đại điền trang của bọn vương công đại thần”. (Lịch sử Việt Nam, q. thượng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1958, tr.175).
Chủ trương của Đinh Tiên Hoàng về đối nội như thế thật là cực kỳ sáng suốt. Về đối ngoại, ông cũng tinh tế không kém. Ta nên nhớ rằng, đồng thời với nước Đại Cồ Việt thì, nằm dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc thời Ngũ đại Thập quốc (bên Tàu), là nước Nam Hán, tồn tại từ 917 đến 971. Trong năm đầu tiên, Nam Hán được đặt tên là Đại Việt. Đến năm 968, khi quốc hiệu Đại Cồ Việt ra đời thì Nam Hán đã tồn tại được 49 năm còn tên cũ của nó là Đại Việt thì đã bị bỏ từ 48 năm rồi. Nhưng Đinh Tiên Hoàng là một vị vua nhìn xa trông rộng. Ông đâu có quên chuyện quân Nam Hán sang xâm lược nước ta hồi 937 (mà bị Ngô Quyền đánh cho tơi bời trên sông Bạch Đằng). Dã tâm xâm lược của chúng có bao giờ nguội tan. Cho nên, nếu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là “Đại Việt” thì chẳng hoá ra ông mời chúng sang “đòi lại đất cũ của Nam Hán” hay sao? Sự gian manh của bọn này thì ta còn lạ gì (nhất là nếu ta liên hệ tới tình hình biển Đông hiện nay)! Vì thế nên phải có một định ngữ trước từ Việt của ta để phân biệt với “Việt” cũ của Nam Hán. Đó là chữ Cồ, họ của Đức Phật Thích Ca. Vậy Cồ Việt là nước lấy đạo Phật làm quốc giáo. Đây cũng là một sự thật lịch sử. Đến 1054, khi Lý Thánh Tông đổi Đại Cồ Việt thành Đại Việt thì Nam Hán, tức Đại Việt cũ bên Tàu, đã bị tiêu diệt được 83 năm. Cái nguy cơ làm cho Đinh Tiên Hoàng phải dè chừng, từ lâu đã không còn nữa. Cái thế của nước ta đã khác. Ta nên nhớ rằng năm 1075, Lý Thường Kiệt còn đem quân sang đánh Tống nữa kia mà. Huống chi, tuy đạo Phật vẫn được tôn sùng nhưng bây giờ Nho giáo đã bắt rễ khá sâu trong xã hội Việt Nam, nhất là từ khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long (1010). Chữ Cồ đã xong nhiệm vụ từ đối nội (trong nước, Nho giáo bắt đầu thịnh) đến đối ngoại (không còn sợ họa “đòi đất” vì hai chữ “Đại Việt”).
Hai năm sau khi chúng tôi đưa ra ý kiến trên Kiến thức Ngày nay số 599, ý kiến này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chuyên gia Hán Nôm trẻ Trần Trọng Dương trong một bài viết rất chặt chẽ và đầy ắp cứ liệu, nhan đề “Khảo về «Đại Cồ Việt» (Nước Việt - nước Phật giáo)”, đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 2(93) – 2009 (tr.53-75). Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng đây là một cái hướng thực sự đúng đắn cho những ai muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của quốc hiệu Đại Cồ Việt.
Thế là chữ Cồ trong Đại Cồ Việt đã hoàn thành sứ mệnh của nó một cách vẻ vang. Nó đã có mặt trong quốc hiệu 86 năm (968-1054), từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thánh Tông, với tư cách là một yếu tố biểu hiện thể chế tôn giáo của nước nhà: nước Việt lấy Phật giáo làm quốc giáo.
A.C

Wednesday, 13 March 2013

ĐÓNG GÓP CỦA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC TỔ HỢP PHỤ ÂM KL, PL\BL, TL VÀ ML (HOÀNG DŨNG)


ĐÓNG GÓP CỦA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC TỔ HỢP PHỤ ÂM KL, PL\BL, TL VÀ ML
1. Sự tồn tại của các tổ hợp phụ âm đầu KL, PLBL, TL và ML trong tiếng Việt là điều được khẳng định qua những bằng chứng trực tiếp. Bốn tổ hợp phụ âm sau xuất hiện trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes, trong đó BL, TL và ML(1) thể hiện qua các mục từ, còn được nhắc đến trong phần phụ lục, nhan đề “Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh” như sau: “Cũng có đôi khi, nhưng khá họa hiếm, người ta còn thêm L vào với P, thí dụ plàn, douoluere (lăn), người khác thì đọc là làn, không có P”. Còn KL thì không phải như ý kiến của Jemery H.C.S. Davidson: “Bằng chứng về sự tồn tại của chùm này trong tiếng cổ Việt vẫn còn tính chất nghiên cứu (speculative)”(2). Bởi vì KL tồn tại trong tiếng Việt không phải chỉ như sản phẩm của nhà khoa học thông qua các thao tác so sánh, tái lập, mà đã được bắt gặp trên thực tế John Barrow trong cuốn du ký Un voyage à la Cochinchine cho biết năm 1792 ông còn nghe thấy ở Đà Nẵng, trăm được phát âm là klang(3).
2. Chữ Nôm đã phản ánh các tổ hợp phụ âm trên như thế nào? Trả lời câu hỏi này, từ trước đến nay người ta cho rằng có ba hình thức:
a, Ghi lại cả yếu tố thứ nhất lẫn yếu tố thứ hai. Ví dụ: trái viết là cự + lại  hoặc ba + lại 迀.
b, Ghi lại chỉ yếu tố thứ nhất. Ví dụ: trót viết là tốt 卒 .
c, Ghi lại chỉ yếu tố thứ hai. Ví dụ: trên viết là thượng + liên 珕 .
Theo nhiều nhà nghiên cứu, KL và PL chỉ là hình thức cổ, theo thứ tự, TL và BL. Còn sự biến đổi của các tổ hợp phụ âm khác thì ngay từ những năm đầu thế kỷ này đã được xác định như sau: ở phương ngữ Bắc Bộ, BL biến đổi thành GI, TL thành CH, ML thành NH; ở phương ngữ Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, BL và TL nhập một thành TR, ML thành L(4). Nếu giới hạn sự biến đổi của các tổ hợp phụ âm đầu vào sơ đồ trên tất sẽ dẫn đến suy luận lôgic các trường hợp (b) và (c) là do hệ thống âm vị tiếng Hán không có tổ hợp phụ âm đầu và do người viết chữ Nôm viết thiếu(5).
3. Tuy nhiên, nếu soát xét lại tư liệu, người ta thấy tình hình có phức tạp hơn, làm cho cách giải thích trên không phải ở trường hợp nào cũng có sức thuyết phục.
3.1. Trước hết, thuộc vào trường hợp (c) có không ít ví dụ chữ Nôm có thể đọc cả hai cách TR và L đều có nghĩa như nhau. Chẳng hạn:
+ lánh 另 đọc tránh hay lánh (cf.tlánh(6))
+ túc + ½ liêu 足寮 đọc trèo hay leo (cf.tlèo)
+ luận 論 đọc là trọn hay lọn (cf.blọn/tlọn)
Thậm chí nhiều chữ Nôm biểu âm bằng L mà căn cứ vào tiếng Việt hiện đại, chỉ có thể đọc với TR, nhưng thực sự đã từng tồn tại hình thức phụ âm đầu L tương ứng(7).
trả từng có cách phát âm khác là lả (cf.blả/tlả), chữ Nôm viết là 呂.
trai-lai (cf.blai/tlai); nam + lai 瞾.
trái-lái (cf.blái); quả + lai 
tràn-làn (cf.blàn); lan 瀾
trau-lau (cf.blau); thủ + lao墹
+ trăng-lăng(8) (cf.blăng); nguyệt + lăng 斏
(trối) trăng - lăng(9) (cf.blăng); mịch + lăng 綾
+ tro-lo (cf.blo); lò 炉
trót-lót (cf.blót); luật 律
trối-lối (cf.blối); khẩu + lỗi 虝
trở-lở (cf.blở); phản + lã 寉
+ trời-lờ (cf.blời); thiên + lệ 
+ trườn-lườn ; thủ + lan 
Như thế, ML rụng yếu tố thứ nhất để chỉ giữ yếu tố thứ hai là hiện tượng không phải cá biệt riêng với ML, mà là chung cho các tổ hợp âm khác. Điều này đã được phản ánh qua cứ liệu chữ Nôm.
3.2. Khảo sát trường hợp (c), cần lưu ý đến hiện tượng TR đọc là T xảy ra ở hàng loạt thổ ngữ ven biển từ Thái Bình đến Thừa Thiên(10); hơn nữa, trong tiếng Việt phổ thông vẫn tồn tại một số các từ song thức TR-T; chẳng hạn: trụt-tụt, trịt-tịt, truột-tuột, tròi-tòi, truốt-tuốt. Do đó, trong những chữ Nôm chúng ta nghĩ dùng T để ghi TR, rất có thể có trường hợp đã ghi một số từ có phụ âm đầu T thực sự. Chữ Nôm viết hỏa + ½ 焠 tôi đọc là tôi hay tui (tôi rèn), mà cũng đọc là trui, cùng nghĩa. Trong được viết là công 工 , trước đây người ta cho “phản ánh dạng cổ của trong là klong”(11). Nhưng thực ra,klong từng rụng yếu tố lỏng, thành công, bằng chứng từ điển Génibrel ghi nhận công hay cuông có nghĩa là trong, công “trong” còn bắt gặp trong tiếng Thái(12). Như vậy có thể chữ Nôm phản ánh đúng đắn sự biến đổi này, chứ không phải trực tiếp dạng klong, cổ hơn. Từ liễn/lẫn viết Nôm là miễn 免. Đào Duy Anh cho rằng “hiện nay có khi còn thấy có người nói nhịu liễn thành miễn(13). Thế hẳn là đã có biến đổi: *mliễn>miễn/liễn. Chữ Nôm viết biến 遍 có thể đọc là bân haylần(14), cho phép suy đoán *blần>bận/lần.
4. Tóm lại, các tổ hợp phụ âm KL, PL/BK, TL và ML ngoài các biến đổi đã xác định ở (2), còn có hai biến đổi khác: rụng yếu tố thứ nhất hay yếu tố thứ hai. Điều này được phản ánh qua một số trường hợp thuộc dạng (a) và (b) đã dẫn(15). Việc tìm kiếm sâu rộng hơn theo hướng giả định này chắc hẳn sẽ cung cấp nhiều cứ liệu chữ Nôm hơn nữa.
CHÚ THÍCH
(1) Trong tổng số 26 từ có tổ hợp ML, Từ Điển Việt-Bồ-La ghi nhận ba từ mlầm, mlặt, mlẽ còn có hình thức mnhầm, mnhặt, mnhẽ, chứng tỏ MNH chỉ là biến thể của ML.Michel Ferlus (“Vietnamien et proto-vietmuong”. ASEMI, VI, 4, 1975, tr.46) do đếm không kỹ, bảo chỉ có 23 từ có ML và chỉ có 2 từ (mlầm, mlẽ) xuất hiện thêm hình thức MNH.
(2) Jemery H.C.S. Davidson: A new Version of Chinese - Vietnamese Vocabulary of the Ming Dynasty, BSOAS, I, 1975, tr. 305
(3) Xem Martine Piat: Un vocabulaire “cochinchinois” du XVI siècle, BSEINS, tome XL IV, N.53 et 4, 1969. “Thứ tiếng Việt, do John Barrow thu thập có lẽ từ một người Hoa nói tiếng Bạch thoại hay phương ngữ Nam Xương, vì không phát âm được âm cuối –m” (ý kiến của Hoàng Thị Châu: Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb. KHXH, H. 1989, tr.227-228).
(4) Xem Henri Maspéro: Etudes sur la phonétque historique de la langue annamite, lesinitiales. BEFEO, tome XII, 1912,tr.76
(5) Chẳng hạn ý kiến của Hoàng Thị Châu: Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thông báo khoa học, Tập II, Nxb. Giáo dục, H. 1966, tr.100; Nguyễn Phú Phong: A propos du Nôm, écritute démotique vietnamienne, Cahiers de Linguistique Asie Orientale, Septembre, No4, 1987, tr.51-52; Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1981, tr.102.
(6) Các từ có tổ hợp phụ âm đầu dẫn ra ở bài này là lấy từ Từ điển Việt-Bồ-La.
(7) Những từ có phụ âm L dẫn ra trong mục này dưới đây là theo J.F.M. Génibrel (Dictionnaire annamite - francais, Sài Gòn, 1898), trừ khi có chú thích riêng.
(8) Dẫn theo Bửu Cầm: Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, niên khóa 1964-1965 (ronéo).
(9) Philipphê Bỉnh: Sách sổ sang chép các việc, Viện Đại học Đà Lạt, 1968, tr.83.
(10) Xem thêm Hoàng Thị Châu: Vài nét về sự thay đổi ngữ âm của tiếng Việt trong nông thôn hiện nay (qua kết quả điều tra thổ ngữ ở Vĩnh Linh và Thái Bình), Ngôn ngữ số 4, 1972.
(11) Lê Văn Quán, sđd, tr.109.
(12) Điêu Chính Nhìm và Jean Donaldson, Ngữ vựng Thái-Việt-Anh, Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1970.
(13) Viện Sử học: Nguyễn Trãi toàn tập, in lần thứ hai, Nxb. KHXH, H. 1976, tr.704.
(14) Xem Hoàng Xuân Hãn: Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần - Lê, phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tập san Khoa học xã hội, số 3, Paris, tr.2.
(15) Xác định âm trị do chữ Nôm phản ánh không nhất thiết dẫn đến việc phiên âm Nôm phải thay đổi tương ứng. Xem Hoàng Dũng, Nguyễn Tiến Mâu, Đinh Văn Thiện: Một số ý kiến về vấn đề sắc thái ngôn ngữ địa phương và văn bản Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngôn ngữ số 4, 1992; Nguyễn Tài Cẩn: Một vài suy nghĩ xung quanh vấn đề đọc Nôm, phiên Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, số 2, 1985.

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ (An Chi - Petrotimes)


Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

(Petrotimes) - Bạn đọc: Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nguyễn Xuân Phúc (Đồng Nai)
Học giả An Chi: Nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ” [狼跋其胡] trong tiếng Hán hoàn toàn không giống với nghĩa của nó trong tiếng Việt. Đó là câu đầu tiên của một bài ca dao trong “Kinh Thi”, nguyên văn như sau:
1. Lang bạt kỳ hồ, 狼跋其胡、
Tái trí kỳ vĩ. 載疐其尾。
Công tốn thạc phu 公孫碩膚、
Xích tích kỷ kỷ. 赤舄几几。
2. Lang trí kỳ vĩ, 狼疐其尾,
Tái bạt kỳ hồ. 載跋其胡。
Công tốn thạc phu, 公孫硕膚,
Đức âm bất hồ (hà). 德音不瑕?
Sau đây là phần chú thích theo truyền thống về từ, ngữ: – Bạt = đạp lên; – Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) một vài loài động vật; – Tái = thì, ắt; – Trí = vấp; – Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; – Thạc = to lớn; – Phu = đẹp; – Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; – Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; – Đức âm = Tiếng tốt; – Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.
Nghĩa của mỗi đoạn (cũng theo cách hiểu truyền thống) là: Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ (đoạn 1). Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết (đoạn 2).
Vậy “lang bạt kỳ hồ” chỉ đơn giản có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Ít nhất thì đây cũng là một cách hiểu gần như độc tôn cho đến nay. Nhưng một thân hữu trong giới ngữ học đã nói với chúng tôi rằng trước đây nhà giáo Nguyễn Can Mộng lại giảng khác. Vị giáo sư này đã giảng rằng “lang” là một con vật có hai chân trước ngắn và hai chân sau dài còn “hồ” là một con vật ngược lại, có hai chân trước dài và hai chân sau ngắn nên hai con vật này phải nương tựa vào nhau thì mới cùng nhau đi tới được. Nhưng bất kể lời giảng này có đích thực là của tác giả Nguyễn Can Mộng hay không (?), nó cũng hoàn toàn không phù hợp với chữ nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ”.
Liên quan đến động vật, ta có 5 chữ “hồ”: [狐], [猢], [蝴], [鶘] và [鰗]. Chữ thứ nhất có nghĩa là cáo; chữ thứ hai đi với “tôn” thành “hồ tôn” [猢猻] chỉ một loài khỉ; chữ thứ ba, đi với chữ “điệp” thành “hồ điệp” [蝴蝶] là con bướm; chữ thứ tư đi sau chữ “đề” thành “đề hồ” [鵜鶘] là tên một loài chim còn chữ thứ năm thì đi với chữ “di” thành “hồ di” [鰗鮧] là tên một loài cá. Chẳng có con vật nào có tên đồng âm với tên những con vật trên đây (hồ) mà lại có hai chân trước dài hơn hai chân sau. Huống chi, chữ “hồ” trong câu “lang bạt kỳ hồ” thì lại có tự dạng là [胡], xưa nay chưa bao giờ bị dân Tàu xác định là tên của bất cứ một loài động vật nào.
Nhưng ở bên Tàu hiện nay, một số tác giả đã bày tỏ thái độ đối với cách hiểu truyền thống về câu “lang bạt kỳ hồ”, đặc biệt là về chữ “hồ” mà chúng tôi muốn nhân tiện bàn thêm. Tác giả Trần Lương Dục [陈良煜], GS Đại học Sư phạm Thanh Hải cho rằng, trong câu này, “kỳ” [其] là con mồi bị con sói săn được còn “hồ” [胡] là cổ họng của con vật bị săn (“lạp vật đích hầu lung” [猎物的喉咙]). Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất có lý, đặc biệt là nếu xét theo góc nhìn từ nguyên học. Nếu người ta thường nói rằng tiếng Việt còn lưu giữ được nhiều yếu tố Hán cổ đã tuyệt tích giang hồ trong tiếng Hán hiện đại thì đây là một minh chứng rất đẹp cho nhận định đó. “Hồ” [胡] là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “nhục” [月] (đây là “nhục” - không phải “nguyệt”) còn thanh phù là “cổ” [古]. Cái chữ có thanh phù mà âm Hán Việt là “cổ” [古] lại có nghĩa là “cổ (họng)” thì còn gì thú vị cho bằng! Huống chi chuyện đâu có phải chỉ do một mình Trần Lương Dục khảo chứng ra mà còn được ghi nhận trong từ điển trước cả họ Trần nữa. Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển của Cao Thụ Phiên đã cho cái nghĩa thứ 8 của danh từ “hồ” [胡] là “nhân cảnh viết hồ” [人頸曰胡] (cổ người gọi là “hồ”). Vậy thì ta có thêm một cách hiểu nữa về chữ thứ tư của câu “lang bạt kỳ hồ”: “hồ” là “cổ”.
Về câu này, trên Kiến thức ngày nay số 125 (1/12/1993), chúng tôi đã theo truyền thống mà giải thích như sau:
“Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.
“Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt”.
Chúng tôi đã viết như thế trên Kiến thức ngày nay số 125 nhưng xin nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một cái nghĩa méo mó so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán thì hai từ “lang bạt” tuy ít được dùng nhưng hễ được dùng thì nó lại có nghĩa là “lúng túng” (“dụ gian nan quẫn bách” [喻艰难窘迫]). Và bất kể ta hiểu chữ “kỳ” và chữ “hồ” theo nghĩa nào trong phạm vi của tiếng Hán thì sang đến tiếng Việt, từ nguyên dân gian đã đưa hai tiếng “lang bạt” và cả câu “lang bạt kỳ hồ” đi xa hàng dặm so với nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán.
A.C