Thursday, 19 December 2013

Chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ vì đâu? (Vũ Như Khôi - Tạp Chí Cộng Sản)



Chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ vì đâu?
22:48' 16/12/2011
TCCSĐT - Cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945 - 1954) là một cuộc chiến tranh lớn kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Qua 9 năm chiến tranh ác liệt, về phía Việt Nam, đất nước đã bị tàn phá nặng nề, hàng chục vạn quân nhân và dân thường bị thương vong, hậu quả nặng nề về kinh tế, văn hoá, xã hội còn kéo dài nhiều năm sau. Về phía nước Pháp, 561.900 binh sĩ bị chết và bị bắt, trong đó có 142.900 binh sĩ Âu Phi. Đáng kể là hai viên tướng Tổng Tư lệnh quân Pháp ở Việt Nam là Lơcléc và Đờlát Đờ Tátxinhi, mỗi người đều có một con trai chết trận trên chiến trường Việt Nam. Nước Pháp đã tiêu tốn 2.938,7 tỉ Phrăng chiến phí, trong đó có 1.154 tỉ Phrăng viện trợ Mỹ. Vết thương của một cuộc chiến bại còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ người Pháp.
Vậy ai là người chịu trách nhiệm làm bùng nổ cuộc chiến tranh đó?


Trước kia, bọn thực dân gây chiến cùng những kẻ bồi bút cho chủ nghĩa thực dân cố tình xuyên tạc sự thật, đổ trách nhiệm cho phía Việt Nam là  “bội ước tấn công trước”.
Ngày nay, mấy kẻ phản động người Việt ở nước ngòai mạo danh “vì quốc gia, dân tộc” cũng lớn tiếng vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theo đường lối “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản và của những người lãnh đạo các nước cộng sản lớn, đưa đất nước vào cuộc chiến 30 năm (cả chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ), khiến cho đất nước lụn bại, hàng triệu người chết (cả hai phía), dân tộc phân ly…(!)
Lịch sử với sự thật vốn có, luôn phán xử công minh.
Sau thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đảng ta và nhân dân ta chỉ mong muốn có cuộc sống hòa bình để xây dựng đất nước, chăm lo đời sống. Nhưng hòan cảnh nước ta lúc đó lại vô cùng phức tạp, gần 30 vạn quân của nhiều nước đế quốc, dưới danh nghĩa Đồng minh vào tước vũ khí quân phát xít Nhật, rải ra chiếm đóng các thành phố, thị xã, kể cả Thủ đô Hà Nội, các đường giao thông huyết mạch, các vị trí trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế ở hầu khắp nước ta. Bọn đế quốc có ý đồ và hành động khác nhau, nhưng đều chung một dã tâm lật đổ chính quyền Việt Nam độc lập, đưa dân tộc ta trở lại cuộc sống nô lệ.
Trong các nước đế quốc thì thực dân Pháp có lực lượng và điều kiện hơn cả, quyết tâm xâm lược lại nước ta, đặt lại nền cai trị trên “đóa hoa đẹp nhất” trong vườn hoa thuộc địa của Pháp trước đây.
Ngày 2 - 9 - 1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh chào mừng ngày Độc lập thì một số tên lính Pháp còn ẩn náu trong Thành phố, đã xả đạn vào đồng bào ta, làm hàng chục người chết và bị thương. Hai mươi ngày sau, 0 giờ ngày 23 - 9, được quân Anh và quân Nhật hỗ trợ, quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược lại nước ta. Quân và dân Nam Bộ được cả nước chi viện, đã chặn đánh quyết liệt, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại và làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của chúng.
Lúc này, nhân dân cả nước sôi sục căm thù quân xâm lược và hăm hở chuẩn bị sẵn sàng đánh trả quân Pháp nếu chúng mở rộng chiến tranh. Với trọng trách trước vận mệnh đất nước, trước sự sống còn của cách mạng, Đảng phải sáng suốt, cân nhắc lợi, hại để lãnh đạo tòan dân vượt qua khó khăn, thử thách, đưa cách mạng tiến lên. Trong Chỉ thị Tình hình và chủ trương ngày 3 - 3 - 1946,Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ rõ:
“Vấn đề lúc này không phải là muốn đánh hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngòai nước mà chủ trương cho đúng”[1].
Vào lúc này, tình thế đất nước vô cùng hiểm nghèo. Chính quyền Tưởng Giới Thạch theo lệnh Mỹ, đã ký kết thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Trung Hoa (lúc này thường gọi là quân Tưởng). Như thế, quân Pháp đương nhiên sẽ đổ bộ vào miền Bắc nước ta. Nếu ta đánh quân Pháp, chúng sẽ vu cáo ta chống lại Đồng minh. Quân Tưởng sẽ có cớ để dùng vũ lực lật đổ chính quyền ta, lập chính quyền tay sai, cài cắm lực lượng phục vụ cho âm mưu bành trướng sau này và gây sức ép buộc Pháp phải nhân nhượng thêm quyền lợi. Quân Pháp sẽ trắng trợn tiến đánh quân ta. Về phía ta, chính quyền còn non trẻ, mặt trận dân tộc thống nhất chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn ít ỏi và non yếu về nhiều mặt. Sức ta chưa thể cùng lúc dùng lực lượng vũ trang đánh lại cả hai kẻ thù.
Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp để sớm đuổi quân Tưởng về nước, loại bỏ một kẻ thù nguy hiểm; đồng thời tranh thủ khả năng giải quyết quan hệ với kẻ thù chính là thực dân Pháp bằng con đường hòa bình, chí ít cũng làm cho cuộc chiến tranh chậm nổ ra, giành được thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài. Trong tình thế so sánh lực lượng bất lợi và để đạt được hòa hoãn, ta phải mềm dẻo nhân nhượng, chấp nhận phải đi đường vòng, đi từng bước một, nhưng bảo đảm chắc chắn tới đích cuối cùng.
Về phía Pháp, vào đầu năm 1946, nước Pháp đang còn khó khăn bề bộn do hậu quả chiến tranh thế giới; lực lượng quân viễn chinh ở Việt Nam chưa đủ khả năng mở rộng chiến tranh ra cả nước. Nhiều người trong chính giới Pháp, kể cả Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương Lơcléc và Ủy viên Cộng hòa Pháp ở Đông Dương Xanhtơny cũng đề xuất dùng biện pháp đàm phán hòa bình để từng bước thôn tính Việt Nam - điều mà biện pháp vũ lực không thể đạt được.
Đó là bối cảnh lịch sử dẫn đến những cuộc hòa đàm Việt  - Pháp.
Ngày 6 - 3 - 1946, Hiệp định sơ bộ được ký kết tại Hà Nội giữa đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ Pháp. Những Điều khỏan chính của Hiệp định gồm: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, tài chính riêng và là một thành viên trong Liên bang Đông Dương và trong Khối Liên hiệp Pháp; việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam sẽ được quyết định thông qua một cuộc trưng cầu ý dân. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện đón quân đội Pháp vào thay thế quân đội Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam. Số quân Pháp giới hạn là 15.000 người và sẽ rút hết trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 quân số.
Hiệp định sơ bộ ghi nhận sự nhân nhượng của hai bên. Mục tiêu trước sau như một của tòan Đảng, tòan dân ta là độc lập, thống nhất hòan tòan, nhưng hòan cảnh cụ thể chưa cho phép ta đạt ngay tới mục tiêu đó. Chúng ta phải chấp nhận một nền độc lập hạn chế và một nền thống nhất có điều kiện. Trong tình thế đất nước như “ngàn cân treo trên sợi tóc”, sự mất, còn của vận mệnh dân tộc chỉ là một khỏang cách mong manh, hòa thì còn mà đánh thì rất có thể mất, thực hiện sách lược hòa hoãn ngay với kẻ thù xâm lược là một quyết sách cần thiết, đúng đắn và mưu lược.
Tiếp sau Hiệp định sơ bộ, cuộc đàm phán chính thức diễn ra qua Hội nghị trù bị Đà Lạt và Hội nghị Phôngtennơblô. Tại các cuộc đàm phán, lập trường chính nghĩa mềm dẻo của ta là độc lập, thống nhất quốc gia và hợp tác với Pháp trên cơ sở bình đẳng. Trái lại, lập trường của Pháp hết sức ngoan cố phản động. Giới cầm quyền nước Pháp, đại diện quyền lợi tầng lớp tư bản phản động vẫn đòi Việt Nam phải nằm trong vòng cai trị của Pháp, vẫn tách Nam Bộ khỏi nước Việt Nam thống nhất. Lập trường thực dân của Pháp dẫn đến cuộc thương thuyết chính thức tan vỡ. Cánh cửa hòa bình như đã đóng chặt, quan hệ hai nước rất căng thẳng. Cuộc chiến tranh trên cả nước Việt Nam có thể xảy ra một sớm một chiều.
Để cứu vãn tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm tiếp tục vận động cho một giải pháp hòa bình, dù là tạm thời và mong manh. Ngày 14 - 9 - 1946, đại diện cho Chính phủ Việt Nam, Người đã ký với Mutê - đại diện Chính phủ Pháp - bản Tạm ước thỏa thuận hai bên đình chỉ xung đột về quân sự, ghi nhận cuộc thương thuyết vẫn còn được tiếp tục. Trong cuộc họp báo ở Pari giải thích việc ký Tạm ước 14 - 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bản Tạm ước này đối với tôi có phải đã thỏa mãn không? Có và không. Được rất ít nhưng có còn hơn không. Ký Tạm ước này, chúng tôi muốn tỏ cho nhân dân Pháp biết chúng tôi mong muốn một tinh thần rộng mở trong sự hòa giải”[2].
Trong những hòan cảnh cụ thể, thực dân Pháp phải ký nhận sự hòa hoãn để đạt được một số mục tiêu mà chúng không thể đạt được bằng tiến công quân sự như đưa được một số quân ra miền Bắc Việt Nam, nhưng âm mưu trước sau như một của chúng là dùng vũ lực xâm lược lại đất nước ta. Cho nên, quân Pháp luôn vi phạm các điều khỏan đã ký kết, thường xuyên gây sự, xâm phạm chủ quyền nước ta.
Diễn biến chính trị nước Pháp ngày càng phức tạp, bọn thực dân hiếu chiến ra sức phản đối hòa hoãn, các chính phủ thay nhau lên nắm quyền ngày càng thiên hữu. Cuối năm 1946, sau khi quân đội Trung Hoa đã rút về nước và quân viễn chinh Pháp đã được tăng cường đáng kể, thực dân Pháp quyết phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Giữa tháng 11 - 1946, quân Pháp đánh chiếm thành phố Hải Phòng, tiếp đó đánh chiếm nhiều công sở và tàn sát dã man đồng bào ta ở Lạng Sơn. Tướng Moóclie - Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở miền Bắc Đông Dương - đã nhận định rằng với các hành động đó, Hiệp định sơ bộ và Tạm ước đã tan vỡ hòan tòan, chắc chắn chiến cuộc sẽ lan rộng khắp Bắc Kỳ, và như thế chứng tỏ nước Pháp đã chọn chính sách dùng vũ lực.
Chính phủ ta cố gắng dàn xếp để chấm dứt cuộc xung đột, nhưng quân Pháp càng ngang ngược, yêu sách những điều xâm hại đến độc lập chủ quyền của nước ta. Trước tình hình nghiêm trọng này, Đảng ta khẳng định:
“Sự thật đã chứng minh rằng: thực dân Pháp ngang nhiên khiêu hấn. Chúng định dùng vũ lực bắt ta phải nhượng bộ. Nhưng không khi nào ta chịu. Tạm ước 14 tháng 9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc”[3].
 Ngày 17 - 12 - 1946, quân Pháp bắn vào trụ sở tự vệ ta và thảm sát dã man đồng bào ta ở Hà Nội. Ngày 18 - 12, quân Pháp đánh chiếm Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Chúng ta vẫn kiềm chế, cử người đến gặp chỉ huy quân Pháp nhằm ngăn chặn hành động chiến tranh của chúng. Chính Xanhtơny trong bức điện từ Hà Nội gửi về Sài Gòn cũng phải thừa nhận:
“Dẫu sao, cái quyết tâm (của Chính phủ Việt Nam - VNK) không phát động một cuộc đổ vỡ hòan tòan vẫn được ghi nhận cho tới hôm nay”[4]. Trong ngày 18 - 12, Pháp chuyển cho Chính phủ ta hai bức thư đòi ta phá hủy những chướng ngại trên đường phố để quân Pháp tự do đi lại, đòi để cho quân Pháp đảm nhiệm việc trị an thành phố Hà Nội, đòi để cho quân Pháp chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng trong thành phố... Những điều trên chúng ra điều kiện phải thực hiện trong ngày 19 - 12. Thực sự, đây là tối hậu thư đòi ta hạ vũ khí đầu hàng. Thực dân Pháp đã có kế hoạch đánh úp các cơ quan Chính phủ và quân chủ lực ta ở Thủ đô Hà nội vào ngày 20 - 12 - 1946.
Ngay ngày 18 - 12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) dưới sự chủ tọa của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định khả năng hòa hoãn đã hết và quyết định phát động Toàn quốc kháng chiến. 9 giờ 30 phút đêm 19 - 12 - 1946, Thủ đô Hà Nội nổ súng, mở đầu cuộc Toàn quốc kháng chiến.
Ngay trong đêm 19 - 12, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tòan quốc kháng chiến[5]. Mở đầu Lời kêu gọi, Người nêu rõ thiện chí hòa bình của ta và dã tâm cướp nước ta của thực dân Pháp: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Người khẳng định ý chí sắt đá của tòan Đảng, tòan quân, tòan dân ta: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Sự thật lịch sử, nhất là những sự kiện diễn ra trong quan hệ Pháp - Việt từ 23 - 9 - 1945 đến 19 - 12 - 1946 đã bác bỏ hòan tòan luận điệu xuyên tạc, “gắp lửa bỏ tay người” của bọn thực dân và những kẻ bồi bút tay sai chúng. Lịch sử cũng minh chứng rõ ràng nguyên nhân của cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945 - 1954) là do thực dân Pháp cố tình gây chiến, định dùng sức mạnh quân sự cướp nước ta một lần nữa. Nhân dân Việt Nam buộc phải cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ quyền độc lập, thống nhất thiêng liêng của dân tộc, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người.
Những ai hiểu biết về cuộc chiến tranh, những người có lương tri trên thế giới, đều đứng về phía Việt Nam. Nhà sử học Pháp Philíp Đờvile đã nhận định có lý rằng: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”[6]. Sau này Tổng thống Pháp Ph. Mittơrăng, trong dịp sang thăm chính thức Việt Nam tháng 2 - 1993, đã trả lời các nhà báo rằng: “Ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại, nhưng không tìm được. Dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh bị đẩy vào cuộc chiến tranh”[7].
Đáp lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta nhất tề đứng lên chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”. Trải qua 9 năm chiến đấu gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thực dân Pháp, kẻ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược phải ký Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền, tòan vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Đội quân nhà nghề hùng mạnh của nước Pháp đã bại trận, phải cuốn cờ rút về nước.
Diễn biến và kết cục cuộc chiến tranh Pháp - Việt (1945 - 1954) để lại bài học tổng quát chung: Bọn xâm lược cuồng chiến dù có lực lượng hùng mạnh cũng không thể đè bẹp được một dân tộc dù là nhỏ yếu, dám đứng lên chiến đấu vì mục tiêu chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia và có đường lối đúng đắn, có sức mạnh đòan kết tòan dân.
Ngày nay, Tổ quốc ta đã độc lập, thống nhất hoàn toàn, đang hòa bình xây dựng đất nước, nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước sự đe dọa từ âm mưu xâm lược, can thiệp của các thế lực bên ngoài. Dân tộc ta với truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt, với thế và lực mới, chắc chắn trong bất cứ tình huống nào cũng có đủ tinh thần và lực lượng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng lớn mạnh đến đâu và từ đâu tới./.


[1] . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng 1945 - 1954, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, H. 1978, t 1, tr 39
[2] . Nguyễn Thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở PhápTạp chí Thông tin lý luận, H. 1988, tr 204
[3] . Báo Sự thật ngày 29 - 11 - 1946
[4] . Ph. Đờvile: Pari - Sài Gòn -Hà Nội, Pari, 1988, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr 129
[5] . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, t 4, tr 480 - 481
[6] . Philíp Đờvile: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Tạp chí Quốc tế, Pari, tháng 2 – 1949, tr 37, 38
[7] . Tạp chí Xưa và nay, số 2, tháng 5 - 1994, tr 9
PGS, TS Vũ Như KhôiHọc viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với toàn quốc kháng chiến (1946) (Nguyễn Văn Nhật - Quân Đội Nhân Dân)

Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với toàn quốc kháng chiến (1946)

QĐND - Thứ Hai, 11/12/2006, 18:36 (GMT+7)
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp muôn vàn khó khăn. Hơn ai hết và hơn bất cứ lúc nào, Đảng và toàn dân Việt Nam muốn hoà bình để khôi phục, xây dựng đất nước. Nhưng kẻ thù không cho chúng ta được như vậy.
Ngay sau khi nước ta tuyên bố độc lập, các thế lực đế quốc, phản động cùng một lúc kéo vào Việt Nam, tìm mọi cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng tiến vào chiếm đóng Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã. Bọn phản động trong hai tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội lập chính quyền ở một số thị xã phía Bắc.
Ở miền Nam, ngày 6-9-1945, quân Anh kéo vào Sài Gòn và theo gót quân Anh là những đơn vị bộ binh và xe bọc thép của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và sau đó đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đất nước chưa bao giờ cùng một lúc lại có nhiều kẻ thù như vậy. Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa có kinh nghiệm xây dựng, tổ chức, quản lý đất nước. Lực lượng vũ trang cách mạng còn quá bé nhỏ, trang bị vũ khí còn thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu còn ít.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình, thấy rõ những khó khăn, đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm hy vọng đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh hoặc hoà hoãn nhằm kéo dài thời gian hoà bình để chúng ta có điều kiện chuẩn bị khi chiến tranh xảy ra.
Nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh
Sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra các tỉnh Nam Bộ, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, xác định nhiệm vụ của “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc cách mạng ấy vẫn đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành và nước chưa được hoàn toàn độc lập”.
Nhưng lúc này nếu cùng một lúc chống cả quân Tưởng và thực dân Pháp, chúng ta sẽ khó đứng vững. Do vậy, để tránh tình thế bất lợi phải cùng một lúc chiến đấu với nhiều lực lượng phản động, Đảng chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với sách lược hoà hoãn với quân Tưởng, đàm phán với Pháp nhằm phá vỡ thế bao vây, uy hiếp của kẻ thù, ngăn chặn chiến tranh.
Từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946, Đảng thực hiện chính sách tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Nội dung nhân nhượng chủ yếu là: Cung cấp lương thực cho quân đội Tưởng và tay sai của chúng; mở rộng 70 ghế trong Quốc hội cho Việt quốc và Việt cách không qua bầu cử và đưa một số đại diện của các đảng này vào Chính phủ Liên hiệp lâm thời; các lực lượng vũ trang được lệnh tránh xung đột với quân Tưởng, không để mắc vào cạm bẫy khiêu khích, kiếm cớ lật đổ chính quyền cách mạng.
Ngày 28-2-1946, Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa – Pháp thoả thuận cho quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng để “giữ gìn trật tự” theo “Hiệp ước Quốc tế”. Đây là sự mua bán chính trị giữa các thế lực đế quốc nhằm hợp pháp hoá hành động xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Sự liên minh giữa Pháp và Tưởng qua Hiệp ước Hoa – Pháp đã đẩy cách mạng nước ta trước “sự đã rồi”, buộc Đảng ta phải chọn con đường tạm thời hoà hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Theo Hiệp định này, về mặt pháp lý, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Điều 3 của Hiệp định sơ bộ quy định “hai bên (Việt Nam và Pháp) đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân đội hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy”.
Thực tế, Hiệp định sơ bộ tạo thời gian hoà hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng mới giành được. Tiếp theo việc ký Hiệp định sơ bộ, ngày 25-3-1946, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam do Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm nước Pháp. Ngày 29-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cử Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn thay mặt Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp. Cuộc đàm phán chính thức Việt – Pháp được tổ chức tại Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán không đi đến kết quả. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì con đường đàm phán hoà bình.
Cũng trong thời gian này, theo lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức nước Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng trong Chính phủ Pháp như Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Ma-ri-ut Mu-tê (Marius Moutet) cùng các chính khách và đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị ở Pháp. Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại bản Tạm ước Pháp - Việt quy định một số điều về quan hệ tạm thời kinh tế, văn hoá giữa hai nước, đình chỉ chiến sự ở miền Nam, quyết định thời gian tiếp đàm phán Việt – Pháp vào đầu năm 1947.
Cũng với mục đích tiếp tục đàm phán nhằm đẩy lùi hoặc tạm hoãn chiến tranh, trên đường về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp Cao uỷ Pháp Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu) tại vịnh Cam Ranh vào ngày 18-10-1946 để bàn cách thức thực hiện Tạm ước ngày 14-9. Trong cuộc gặp gỡ này, Cao uỷ Pháp đồng ý bổ nhiệm một đại diện của Chính phủ Việt Nam để phối hợp thực hiện ngừng bắn, nhưng đòi quân đội Việt Nam tại miền Nam rút về miền Bắc. Ý đồ này của Pháp không được chấp nhận. Trong bức điện gửi cho Ma-ri-ut Mu-tê, Đác-giăng-li-ơ phải thừa nhận: “… Dù sao tôi vẫn có cảm tưởng rằng ông Hồ chân thành mong muốn, ít ra là trong một thời gian, sẽ tìm thấy sự giao hoà với Pháp một sự củng cố lại các kết quả đã giành được và bước đầu của những tiến bộ mới”.
Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao uỷ Pháp Đác-giăng-li-ơ tại vịnh Cam Ranh ngày 18-10-1946 là nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Việt Nam cùng với hàng loạt những hoạt động ngoại giao khác trong những năm 1945 – 1946 nhằm đẩy lùi chiến tranh hoặc là hoà hoãn kéo dài thời gian hoà bình để chúng ta thực hiện nhiều công việc cần kíp khác. Nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.
Nhận rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, chủ trương tích cực chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.
Việc các nước đế quốc đem quân vào nước ta với dã tâm chống phá cách mạng Việt Namkhông phải là điều bất ngờ. Ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, Đảng ta đã chỉ rõ: “… Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương”, hay “Sự mâu thuẫn giữa Anh – Pháp - Mỹ và Liên Xô có thể làm cho Anh - Mỹ nhân nhượng với Pháp để Pháp trở lại Đông Dương”.
Chỉ 21 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố thành lập, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp đối với Việt Nam.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khẩu hiệu đấu tranh lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, hoà hoãn với các thế lực đế quốc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị lực lượng để tiến hành kháng chiến.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành việc Tổng tuyển cử, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp, kiện toàn chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng rút vào hoạt động bí mật để tránh sự công kích của các thế lực thù địch…
Về kinh tế - tài chính, Đảng tổ chức lạc quyên cứu đói, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phản động, chia lại ruộng đất, giảm tô cho nông dân, phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của thông qua “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, thực hiện chế độ đảm phụ Quốc phòng…
Về văn hoá – xã hội, Đảng vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ tệ nạn xã hội, thực hiện nền giáo dục mới, phát động phong trào bình dân học vụ để diệt “giặc dốt”…
Đi đôi với việc củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta chú trọng xây dựng quân đội quốc gia và lực lượng công an Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân đã phát triển và đổi thành Vệ quốc đoàn. Đến khi Chính phủ kháng chiến được thành lập, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1946, lực lượng vũ trang tập trung ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 30 trung đoàn, ở Nam Bộ có 25 chi đội. Tổng số quân gồm khoảng 80 vạn người. Ngoài ra, chúng ta đã tổ chức được gần 1 triệu du kích và tự vệ.
Đối với ngành công an, ngày 21-2-1946, theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam công an vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng. Lực lượng công an Việt Nam đã lớn mạnh và thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, trung kiên trong cuộc đấu tranh giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc gia, đập tan các âm mưu phản loạn của các thế lực thù địch, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.
Tuy chúng ta chỉ có một thời gian ngắn hoà bình trong hoà hoãn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã đẩy mạnh củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến một khi khả năng hoà hoãn và hoà bình không còn nữa.
Phát động kháng chiến toàn quốc khi thực dân Pháp bội ước
Từ khi Pháp nổi súng xâm lược Sài Gòn và Nam Bộ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện đàm phán hoà bình với Chính phủ Pháp. Nhưng thực tế ở Đông Dương cho thấy, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Thực dân Pháp đã bội ước Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, tấn công nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, khiêu khích nhiều nơi ở miền Bắc, từng bước leo thang chuẩn bị chiến tranh. Quân Pháp tổ chức tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, gây hấn ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh ngày 17-12-1946. Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam đòi để chúng làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội, nếu không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
Đứng trước tình hình thực dân Pháp đang mở rộng chiến tranh ra Thủ đô Hà Nội hòng lật đổ Chính phủ kháng chiến, tiêu diệt chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, một quyết định chiến lược để xoay chuyển tình thế khi Tổ Quốc lâm nguy. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình và quyết định phát động chiến tranh cách mạng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Đêm 19-12-1946, quân và dân Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
Đêm 19 rạng sáng ngày 20-12-1946, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Hà Nội, với tiếng súng pháo đài Láng đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Hà Nội không chỉ đã tiêu diệt, tiêu hao một phần sinh lực địch, mà đã kìm chân địch trong thành phố để hậu phương tổ chức triển khai thế trận kháng chiến lâu dài, để bảo vệ cuộc Tổng di chuyển các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành về căn cứ an toàn tiếp tục cuộc kháng chiến thần thánh, trường kỳ nhưng kết thúc thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.
PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật (Viện trưởng Viện Sử học) (Theo VOV news)

Monday, 16 December 2013

Tăng ga là từ mượn âm tiếng nước nào?


Quần tăng ga là một thứ đồ lót cốt chỉ che lấy mu, để lộ gần như toàn bộ vùng mông của người mặc. Trong các tiếng châu Âu mà người Việt có cơ hội tiếp xúc, tên gọi cái quần này đều được viết là tanga. Tăng ga gần với cách phát âm của tiếng Pháp hơn cả mặc dù người Pháp không đem tăng ga vào Việt Nam. Các nhãn hiệu thời trang danh tiếng hiện nay như Triumph, Victoria’s Secret... đều làm ăn bằng tiếng Anh. Tất cả các giả thuyết sau đây đều có lý:
-Người Việt dùng âm Pháp để đọc một từ tiếng Anh;
-Người Việt dùng âm Pháp để đọc một từ quốc tế;
-Người Việt đọc một từ tiếng Anh theo kiểu Việt Nam;
-Người Việt đọc một từ quốc tế theo kiểu Việt Nam.
Nhưng không cách giải thích nào có căn cứ đủ sức thuyết phục.

Friday, 13 December 2013

Xã hội mới thì có hơn gì xã hội cũ?



Văn Tân (1994:506) định nghĩa ma côkẻ sống về nghê đi dẫn gái điếm cho khách làng chơi, trong xã hội cũ. Nói làm đĩ cũng là nói phụ nữ trong xã hội cũ bán thân mình làm đồ mua vui cho đàn ông (Văn Tân, 1994:506), hay nói cách khác cũng thế: đĩngười đàn bà làm nghề mại dâm trong xã hội cũ (Văn Tân, 1994:293) và mại dâm chỉ có thể là việc của những người con gái trong xã hội cũ phải bán thân mình cho khách làng chơi (Văn Tân, 1994, 509).
Theo các nhà biên soạn từ điển Văn Tân (1994), xã hội ta hiện nay, xã hội Tây Tàu hiện nay đều không có mại dâm, đĩ điếm, ma cô ma cạo… Nhưng thực tế cho thấy ta có thể hiểu rằng các xã hội hiện nay, trong đó có xã hội ta, vẫn là xã hội cũ

Thursday, 12 December 2013

BVN là gì?



BVNtiểu đoàn Việt Nam (Bataillon Vietnamien) trong quân đội quốc gia thời Bảo Đại. Tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1949. 

Không như các tiểu đoàn khinh quân, BVN có quân số và trang bị giống như một tiểu đoàn bộ binh Pháp. Mỗi tiểu đoàn có 1 bộ chỉ huy, một đại đội chỉ huy và bốn đại đội tác chiến với 829 quân nhân (23 sĩ quan, 110 hạ sĩ quan và 696 binh sĩ), 30 súng lục, 433 tiểu liên Mat 49, 624 súng trường Mas 36, 36 súng phóng lựu, 41 trung liên 24 X 29, 8 đại liên M 30, 8 súng cối 60 ly, 4súng cối 81 ly, 4 súng không giật, 12 súng phóng hỏa tiễn, 10 xe Jeep, 10 xe Dodge, 13 xe GMC, 1 xe hồng thập tự. Tiếng là tiểu đoàn Việt Nam nhưng trang bị là của Pháp, cán bộ chỉ huy (thường) là người Pháp: tiểu đoàn 14 Việt Nam (nguyên là tiểu đoàn dã chiến Viễn Đông số 7 - 7ème BMEO) có 86 quân nhân người Pháp biệt phái trong khi tiểu đoàn 18 Việt Nam hoàn toàn là người Việt Nam.

Tuesday, 12 November 2013

Những vụ án oan sai thấu trời xanh (Loan Hoàng - Đời Sống & Pháp Luật)

(ĐSPL) - Những vụ án oan gây ra bao hệ lụy khôn lường đã xảy ra trong cả nước tại những thời điểm khác nhau khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, bức xúc.
1. Bắc Giang: 8 người bị án oan, 1 người chết trong trại giam do ép cung
Năm 2003, cùng thời điểm xử án “giết người, hiếp dâm” bị can là ông Nguyễn Thanh Chấn, các cơ  quan tố tụng tỉnh Bắc Giang còn xử án “Trộm cắp tài sản”, bị can là 8 công dân sống trong tỉnh.
8 công dân này bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tượng, cổ vật trong nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6-2001 đến tháng 7-2003.
Thái độ làm việc cảm tính, chủ quan, dùng vũ lực để ép cung lại gây thêm án oan sai cho 8 công dân trên.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
 Ông Dương Phúc Thịnh, 1 trong những bị cáo của vụ trộm cổ vật tại buổi xin lỗi của VKSND tỉnh Bắc Giang.
Hơn 2 năm trời và trải qua 4 phiên tòa, do không đủ chứng cứ để buộc tội những người bị truy tố, 8 bị can đã được đình chỉ điều tra, xác định bị oan.
Đặc biệt, bị can Phan Hữu Hường - một nhà sư - đã chết trong trại tạm giam Kế (tỉnh Bắc Giang) khi chưa kịp giải oan và sau đó được kết luận do bị bệnh.
Trong các phiên tòa các bị can đều một mực kêu oan, và tố cáo mình bị đánh đập, ép cung ở cơ quan cảnh sát điều tra.
Tuy nhiên, phải tới phiên tòa  lần thứ 4 ( khoảng tháng 6/2006), Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mới tuyên cả 8 bị cáo trong vụ việc này đều vô tội và trả tự do ngay tại tòa.
Mãi 2 năm sau (tháng 7-2008), ban lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xóa án tích và công khai xin lỗi những nạn nhân chịu án oan.
2. Tiền Giang: Chấp hành xong bản án chung thân mới được giải oan
Một điển hình nữa về sự "chủ quan" và “năng lực” của các cơ quan chức năng trong việc thi hành pháp luật là trường hợp của ông Trần Văn Chiến (quê ở Tiền Giang).
Ông Trần Văn Chiến đã phải chấp hành xong bản án chung thân về tội giết người, sau mới được minh oan.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
Ông Trần Văn Chiến chấp hành xong bản án chung thân mới được giải oan
Tháng 5/1979, vị trưởng công an xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang  bị giết hại. Lúc này, ông Chiến đang ở cùng người thân thì nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài rồi thấy Trần Văn U, người cùng xã, chạy qua nói “tao vừa giết thằng Sên” rồi chạy mất hút.
Khi vụ án rơi vào bế tắc, bất ngờ ông Chiến cùng một số người khác trong xóm bị bắt với cáo buộc phạm tội giết người, dù ông Chiến đã đưa ra các lập luận hết sức thuyết phục và chỉ đích danh Trần Văn U mới chính là thủ phạm.
Có thêm tình tiết mới, đáng lẽ các cơ quan tố tụng phải tiến hành xác minh điều tra và triệu tập các đối tượng nghi vấn, nhưng  vụ án lại  kết thúc một cách rất chủ quan.
Sau 16 năm ngồi tù để thi hành án chung thân, do cải tạo tốt, ông Chiến được trả tự do. Rồi đối tượng U xuất hiện và bị dân làng vây bắt, hắn đã khai nhận hoàn toàn hành vi giết người của mình.
Khi ông Chiến được minh oan, TAND tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi và đền bù oan sai thì cũng là lúc sức khỏe của ông bị suy kiệt do bị hoảng loạn về tinh thần bởi cái "họa" từ "trên trời rơi xuống". 
4. Tây Ninh: Đối mặt với án tử bởi "kịch bản" của điều tra viên
Một vụ án oan sai trầm trọng nữa là tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh hơn hai lần tuyên án tử hình đối với anh Nguyễn Minh Hùng (quê ở Tây Ninh) với cáo buộc vận chuyển trái phép 25 bánh heroin.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
Anh Hùng trở về với gia đình 4 năm cận kề với án tử hình 
Người gây "thảm kịch" chính là một nữ điều tra viên công an tỉnh Tây Ninh.
Cuối cùng, "bà trùm" trong vụ án buôn bán ma túy này đã khai nhận do bị các cán bộ điều tra mớm cung nên mới khai Hùng có tham gia vào đường dây. Năm 2008, vì không đủ chứng cứ, Nguyễn Minh Hùng được VKSND Tây Ninh ra quyết định trả tự do sau 4 năm đối mặt với bản án tử hình.
Chưa có số liệu thống kê chính xác số vụ án oan sai mỗi năm. Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn vụ án phát hiện oan sai nhờ sự nỗ lực kêu oan, đòi công lý tột cùng của gia đình “nạn nhân”, chứ không phải do cơ quan bảo vệ pháp luật tìm ra.
Chỉ đến khi, đầy đủ các nhân chứng, vật chứng, hung thủ “phơi bày” không thể rõ ràng hơn thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới nhận ra mình sai, trong khi trước đó đã “làm ngơ” trước mọi lời kêu oan thấu trời của “nạn nhân”. 
Loan Hoàng

Ông Nguyễn Thanh Chấn: Tôi hỏi, cán bộ tha tôi thì khi nào bắt lại? (Xuân Hải - Infonet)


Ông Nguyễn Thanh Chấn: Tôi hỏi, cán bộ tha tôi thì khi nào bắt lại?

Thứ hai 11/11/2013 08:51
“Tôi không hiểu gì về pháp luật nên hôm ông Thể, Viện Phó Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc quyết định tạm tha, thì tôi hỏi ngược trở lại: Thế hôm nay cán bộ tha tôi, đến hôm nào lại bắt tôi? ", ông Nguyễn Thanh Chấn nhớ lại...

Ông Nguyễn Thanh Chấn: "Tôi đi tù bao nhiêu năm thì các điều tra viên đi tù bằng tôi bấy nhiêu năm". (Ảnh. Xuân Hải chụp chiều 10/11).

"Tôi đi tù bao nhiêu năm thì các điều tra viên đi tù bằng tôi bấy nhiêu"

Ông Nguyễn Thanh Chấn là người vừa được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị tái thẩm và tạm hoãn thi hành án tù chung thân về tội giết người mới được trở về nhà sau 10 năm tù và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị tái thẩm của VKSNDTC hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Do hung thủ Lý Nguyễn Chung (28 tuổi) quê Lạng Sơn đã ra đầu thú.
Chiều 10/11, tại gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961), ở Thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang, có rất đông người dân từ nhiều nơi đến thăm hỏi, chia sẻ và ủng hộ chút tiền để giúp đỡ gia đình ông vượt qua khó khăn. Người giúp đỡ ít thì vài trăm ngàn, có người ủng hộ 5 triệu đồng. Không ít doanh nghiệp cũng đến để chúc mừng và ủng hộ gia đình ông Chấn.
Sau 7 ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình, hiện nay sức khỏe của ông Chấn đã khá hơn. Trong bộ quần áo được sơ mi, được "cắm thùng" cẩn thận, mái tóc chải gọn gàng, nước da đã bớt xanh xao, ông Chấn vui vẻ đón các bạn cùng lớp cũ đến thăm.
“Sau 10 năm tù, mặc dù đã được trở về nhà được 7 ngày rồi nhưng lúc nào tôi cũng đi lâng châng như người say, mặc dù 10 năm nay tôi không uống một chén rượu nào”, ông Chấn nói.
Khi biết tin các điều tra viên đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập mình, ông Chấn cho biết: “Tôi không nhất trí đâu. Tôi đề nghị tôi đi tù bao nhiêu năm thì yêu cầu các điều tra viên cũng phải đi tù như tôi bằng nấy năm. Tôi đã nói là Ngô Đình Tân, Trần Nhật Luật và Ngô Đình Dung có đánh tôi rồi cho chuyển từ buồng giam này sang buồng giam khác nhiều lần, đại ý là cho vào buồng đầu gấu đánh tôi. Từ bé tôi là con độc nhất, bản thân tôi mới tròn 3 tuổi thì bố tôi mất, khi đó mẹ tôi mới 23 tuổi, tôi rất hoảng sợ khi bị đánh đập tra tấn như thế. (Họ) bắt làm hết cái nọ đến cái kia, rồi vô lý bảo tôi viết đơn xin đầu thú, trực tiếp Ngô Đình Dung bắt tôi viết đơn đầu thú và bắt tôi đọc lại đơn nhiều lần”.
Ông Chấn kể tiếp: “Còn Nguyễn Văn Dũng trực tiếp viết giấy mời lần thứ nhất là vào ngày 30/8, sau đó khi đến tận 20/9 thì có giấy triệu tập lần thứ 2, giấy lần thứ nhất là giấy mời, trong khi đó giấy mời lần thứ 2 không có, lần thứ 3 cũng  không có, sau đó tôi mới hỏi “sao giấy triệu tập lần thứ nhất không có, sao anh đã có giấy triệu tập lần thứ 2, thì cán bộ trả lời rằng: “Tôi nhầm”. Trong khi đó tôi bảo rằng: Các anh hỏi mãi tôi đau đầu lắm rồi, ép buộc tôi thúc suốt ngày thế này, đêm lại không cho ngủ. Tôi còn bảo ông  Thâu  mấy lần điều tra tại xóm, điều tra được cái gì ông ấy đều ghi lại hết, nhưng cán bộ không nghe”.
Theo ông Chấn, khi ra tòa ông Chấn đã kêu oan với HĐXX sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không được chấp nhận. “Ra tòa tôi cũng nói, nhưng rồi lại không cho tôi nói, nói lại bảo phải trả lời theo hồ sơ bản án. Khi đến tòa phúc thẩm tôi cũng trình bày như thế, tòa thì cũng cứ đọc như các cụ đọc sớ. Mà cái phiên tòa trước, tòa cũng chỉ định luật sư và luật sư cũng nói rằng: Sao em không giết người mà em lại nhận như thế. Tôi bảo các điều tra cứ bắt tôi tập tành thành thục, từng động tác bê người bị hại thế này thế nọ...
Cụ thể, đó là các điều tra Trần Nhât Duật, Ngô Văn Tân, Ngô Đình Dung và cả kiểm sát viên Đặng Thế V. cũng vào dọa dẫm tôi. bắt tôi ký. Nhiều hôm (họ) bắt tôi làm cả đêm, diễn đi diễn lại cái động tác ấy, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái cứ lộn ngược lung tung, sau rồi tôi cũng đành theo ý của họ, luyện tập một cách thành thục, sau đó đến buổi quay thì mượn một nhà dân cũng sang trọng, vôi ve xanh ngoài cổng chứ không như một tờ báo nào đó nói là ngôi nhà hoang”.
Sau khi ngồi 10 năm tù với án chung thân về tội giết người, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến đã gửi đơn kêu oan cho chồng, cùng với đó là hành trình truy tìm thủ phạm gần 10 năm để minh oan cho ông Chấn.
“Cảm xúc của tôi lúc đó thì, tôi nói rằng rất đau lòng, cả một cơ quan công quyền mà không điều tra được mà phải để vợ tôi mới lớp học hết lớp 3, lớp 4 đi tìm vụ án, rồi mới biết", ông Chấn buồn bã nói.
"Sau 10 năm tù trở về nhà cửa tan hoang, tôi không cả nhận ra người quen"

Ông Chấn kể lại: “Tôi không hiểu gì về pháp luật nên hôm ông Thể, Viện Phó Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đọc quyết định tạm tha, thì tôi hỏi ngược trở lại: Thế hôm nay cán bộ tha tôi, đến hôm nào lại bắt tôi? Ông Thể trả lời không bắt nữa bây giờ anh được trả tự do rồi. Hôm nào chúng tôi có một buổi mở một phiên tòa tái thẩm thì anh cũng không phải đi".
Ông Chấn và mẹ (thứ 3 bên trái) chụp ảnh cùng các bạn học cũ của ông Chấn. (Ảnh. Xuân Hải).
Ông Chấn tâm sự: Thực tế sau mười năm, khi tôi bị án oan đi tù  các con tôi khi đó thì còn bé nheo nhóc, lại thêm mẹ già, vợ trẻ. Giờ về quê thấy quê hương thay đổi nhiều, bỡ ngỡ, không biết ai với ai, nhiều người trong làng tôi vẫn chưa nhận ra và nhà cửa thì tan hoang như thế này. Địa phương và bà con dân làng cũng đã đến thăm hỏi và có một số doanh nghiệp đến thăm và ủng hộ gia đình. Có cả ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và ông Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cũng đã đến thăm tôi và gia đình để động viên”.
Sáng 10/11 báo cáo với tỉnh ủy, HĐND Bắc Giang, Đại tá Phạm Văn Minh cho biết, việc giải trình “không thấy có vấn đề gì”. Những người phải viết tường trình đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập để ông Chấn nhận tội giết chị Nguyễn Thị Hoan 10 năm trước.7 người phải làm tường trình gồm các ông: Thái Xuân Dũng, Lê Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyến, Ngô Đình Dung, Trần Nhật Luật, Đào Văn Biên, Nguyễn Trung Thành.
Theo một số nguồn tin, ông Thái Xuân Dũng hiện là Chánh thanh tra Công an tỉnh. Ông Lê Văn Dũng, chỉ huy điều tra vụ án, đang là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Ông Ngô Đình Dung, Trần Nhật Luật đang là Phó trưởng Công an huyện Lục Nam và huyện Việt Yên. Ông Nguyễn Trung Thành giờ là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng...
Năm 2004, ông Chấn bị hai cấp xét xử tuyên án chung thân vì tội Giết người. Khi thụ án tại trại giam Vĩnh Quang (Bộ Công an), ông Chấn đã viết một số đơn kêu oan. Trong lá đơn viết năm 2007 gửi Viện trưởng VKSND Tối cao, ông Chấn cho biết, ngày 15/8/2003, sau khi phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan (hàng xóm) bị giết, ông là người gọi điện báo cho công an huyện, là người đi mua quan tài. Chừng nửa tháng sau đó, công an đã bắt ông vì cho rằng đã giết chị Hoan trong thời gian đi xin nước từ khoảng 19h đến 19h25, trong khi lúc đó ông có chứng cứ ngoại phạm là đang bấm máy cho khách hàng gọi điện thoại.
Trong đơn ông Chấn cho biết "bị đánh đập, đe dọa ép cung” để nhận tội. Ông Chấn nêu tên cụ thể những người ép cung. Trong lá đơn kín 4 mặt giấy, ông Chấn cho biết: "Do bị tra tấn đánh đập, làm cho hoảng loạn, sợ hãi, tôi buộc phải nhận và làm theo những gì công an hướng dẫn mà thực tế không phải như vậy… tôi không giết chị Hoan".