Tuesday 12 November 2013

Những vụ án oan sai thấu trời xanh (Loan Hoàng - Đời Sống & Pháp Luật)

(ĐSPL) - Những vụ án oan gây ra bao hệ lụy khôn lường đã xảy ra trong cả nước tại những thời điểm khác nhau khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, bức xúc.
1. Bắc Giang: 8 người bị án oan, 1 người chết trong trại giam do ép cung
Năm 2003, cùng thời điểm xử án “giết người, hiếp dâm” bị can là ông Nguyễn Thanh Chấn, các cơ  quan tố tụng tỉnh Bắc Giang còn xử án “Trộm cắp tài sản”, bị can là 8 công dân sống trong tỉnh.
8 công dân này bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tượng, cổ vật trong nhiều đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6-2001 đến tháng 7-2003.
Thái độ làm việc cảm tính, chủ quan, dùng vũ lực để ép cung lại gây thêm án oan sai cho 8 công dân trên.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
 Ông Dương Phúc Thịnh, 1 trong những bị cáo của vụ trộm cổ vật tại buổi xin lỗi của VKSND tỉnh Bắc Giang.
Hơn 2 năm trời và trải qua 4 phiên tòa, do không đủ chứng cứ để buộc tội những người bị truy tố, 8 bị can đã được đình chỉ điều tra, xác định bị oan.
Đặc biệt, bị can Phan Hữu Hường - một nhà sư - đã chết trong trại tạm giam Kế (tỉnh Bắc Giang) khi chưa kịp giải oan và sau đó được kết luận do bị bệnh.
Trong các phiên tòa các bị can đều một mực kêu oan, và tố cáo mình bị đánh đập, ép cung ở cơ quan cảnh sát điều tra.
Tuy nhiên, phải tới phiên tòa  lần thứ 4 ( khoảng tháng 6/2006), Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mới tuyên cả 8 bị cáo trong vụ việc này đều vô tội và trả tự do ngay tại tòa.
Mãi 2 năm sau (tháng 7-2008), ban lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xóa án tích và công khai xin lỗi những nạn nhân chịu án oan.
2. Tiền Giang: Chấp hành xong bản án chung thân mới được giải oan
Một điển hình nữa về sự "chủ quan" và “năng lực” của các cơ quan chức năng trong việc thi hành pháp luật là trường hợp của ông Trần Văn Chiến (quê ở Tiền Giang).
Ông Trần Văn Chiến đã phải chấp hành xong bản án chung thân về tội giết người, sau mới được minh oan.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
Ông Trần Văn Chiến chấp hành xong bản án chung thân mới được giải oan
Tháng 5/1979, vị trưởng công an xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang  bị giết hại. Lúc này, ông Chiến đang ở cùng người thân thì nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài rồi thấy Trần Văn U, người cùng xã, chạy qua nói “tao vừa giết thằng Sên” rồi chạy mất hút.
Khi vụ án rơi vào bế tắc, bất ngờ ông Chiến cùng một số người khác trong xóm bị bắt với cáo buộc phạm tội giết người, dù ông Chiến đã đưa ra các lập luận hết sức thuyết phục và chỉ đích danh Trần Văn U mới chính là thủ phạm.
Có thêm tình tiết mới, đáng lẽ các cơ quan tố tụng phải tiến hành xác minh điều tra và triệu tập các đối tượng nghi vấn, nhưng  vụ án lại  kết thúc một cách rất chủ quan.
Sau 16 năm ngồi tù để thi hành án chung thân, do cải tạo tốt, ông Chiến được trả tự do. Rồi đối tượng U xuất hiện và bị dân làng vây bắt, hắn đã khai nhận hoàn toàn hành vi giết người của mình.
Khi ông Chiến được minh oan, TAND tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi và đền bù oan sai thì cũng là lúc sức khỏe của ông bị suy kiệt do bị hoảng loạn về tinh thần bởi cái "họa" từ "trên trời rơi xuống". 
4. Tây Ninh: Đối mặt với án tử bởi "kịch bản" của điều tra viên
Một vụ án oan sai trầm trọng nữa là tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh hơn hai lần tuyên án tử hình đối với anh Nguyễn Minh Hùng (quê ở Tây Ninh) với cáo buộc vận chuyển trái phép 25 bánh heroin.
Những vụ án oan sai thấu trời xanh
Anh Hùng trở về với gia đình 4 năm cận kề với án tử hình 
Người gây "thảm kịch" chính là một nữ điều tra viên công an tỉnh Tây Ninh.
Cuối cùng, "bà trùm" trong vụ án buôn bán ma túy này đã khai nhận do bị các cán bộ điều tra mớm cung nên mới khai Hùng có tham gia vào đường dây. Năm 2008, vì không đủ chứng cứ, Nguyễn Minh Hùng được VKSND Tây Ninh ra quyết định trả tự do sau 4 năm đối mặt với bản án tử hình.
Chưa có số liệu thống kê chính xác số vụ án oan sai mỗi năm. Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn vụ án phát hiện oan sai nhờ sự nỗ lực kêu oan, đòi công lý tột cùng của gia đình “nạn nhân”, chứ không phải do cơ quan bảo vệ pháp luật tìm ra.
Chỉ đến khi, đầy đủ các nhân chứng, vật chứng, hung thủ “phơi bày” không thể rõ ràng hơn thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới nhận ra mình sai, trong khi trước đó đã “làm ngơ” trước mọi lời kêu oan thấu trời của “nạn nhân”. 
Loan Hoàng

No comments:

Post a Comment