Thursday, 19 November 2015

Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ IV: Việc của người trong cuộc (Xuân Ba - Tiền Phong_

Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ IV: Việc của người trong cuộc

TP - Được phép của giáo sư (GS) Mai Quốc Liên, xin được cảo thơm lần giở tập tư liệu hồi ức của GS Nguyễn Văn Hoàn.
…Cuối năm 1959, Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước bắt đầu tập trung cán bộ để chuẩn bị thành lập và đi vào hoạt động. Tôi đang làm cán bộ giảng dạy của Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội liền trở thành cộng tác viên của Nhóm Truyện Kiều thuộc một tổ nghiên cứu của viện có cái tên gọi tắt ngộ nghĩnh Cổ - Cận - Dân(Cổ đại, Cận đại, Dân gian).
Sau đó Viện Văn học có dự kiến sẽ đề nghị kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du vào năm 1965 nên từ đầu năm 1962 tôi được điều về làm cán bộ nghiên cứu của Tổ Cổ - Cận, mới tách ra từ tổ nói trên, do nhà văn Trần Thanh Mại làm tổ trưởng. Công việc đầu tiên của chúng tôi là dự thảo kế hoạch kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
Ngày 2/2/1962, Viện Văn học mở Hội nghị, mời đại diện các ngành liên quan và các nhà văn, nhà nghiên cứu đến góp ý kiến cho bản dự thảo kế hoạch. Đến dự có khoảng 70 người, trong đó có các ông Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Ca Văn Thỉnh, Minh Tranh (Ủy ban Khoa học nhà nước), Nguyễn Xuân Trâm (Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam), các nhà nghiên cứu Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, nhà thơ Xuân Diệu, các GS Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Lương Ngọc, Huỳnh Lý, Lê Trí Viễn (Đại học Hà Nội) v.v...
Sau lời tuyên bố lý do của ông Hoài Thanh, Phó viện trưởng Viện Văn học, ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước, đã khai mạc hội nghị.
Ông nói: “Việc kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du là một sự kiện lớn trong sinh hoạt văn học của nước ta đồng thời có ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng quốc tế. Một kiệt tác là thành tích của một cá nhân, một thiên tài, nhưng đồng thời thể hiện bản lĩnh sáng tạo của một dân tộc. Kỷ niệm Nguyễn Du là một dịp khiến ta hiểu ta hơn, từ đó đề cao tinh thần tự hào dân tộc và từ thực tiễn quá khứ rút ra bài học để tiến lên. Kinh nghiệm Liên Xô: Kỷ niệm 100 năm Puskin đã tạo được một bước phát triển mới cho nghiên cứu văn học, sân khấu, điện ảnh... Vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều có ý nghĩa quốc tế của nó. Khi thực dân Pháp mới chiếm nước ta, Truyện Kiều là một trong những tác phẩm đầu tiên được dịch và nghiên cứu, đến nay không riêng gì ở Pháp mà ở Liên Xô và nhiều nước khác trên thế giới đều có dịch và nghiên cứu Truyện KiềuMấy năm nay Hội đồng Hòa bình thế giới có sáng kiến kỷ niệm danh nhân văn hóa các nước nhưng ta chưa có danh nhân tiêu biểu nào chẵn năm, lần này chúng ta sẽ giới thiệu Nguyễn Du ra thế giới kỷ niệm. Từ nay đến 1965 chúng ta còn 3 năm chuẩn bị, 
Thời gian còn lại không nhiều. Viện Văn học sẽ là đơn vị chủ chốt nhưng cần có sự phối hợp với các cơ quan khác, cần có một kế hoạch, một tổ chức, cần lập ngay Ban trù bị kỷ niệm để theo dõi, phối hợp việc thực hiện, kể cả việc phối hợp với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài”.
Tiếp đó ông Trần Thanh Mại, thay mặt Viện Văn học trình bày kế hoạch dự kiến và hội nghị thảo luận rất hào hứng.
Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ IV: Việc của người trong cuộc - ảnh 1
Sau cuộc họp, Viện Văn học đã thành lập Ban trù bị kỷ niệm Nguyễn Du và làm tờ trình gửi lên Ban Bí thư, Ban Tuyên huấn Trung ương và đến tận từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời gửi lên Ủy ban Khoa học nhà nước, Bộ Văn hóa, Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam; mặt khác các báo đều đưa tin làm cho dư luận trong nước rất quan tâm.

Phản hồi đầu tiên đến từ tỉnh Hà Tĩnh, có thắc mắc là sao chưa kỷ niệm Trần Phú mà đã kỷ niệm Nguyễn Du. Ông Đặng Thai Mai đã viết thư cho lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đề nghị cho biết rõ ý kiến đó, đồng thời đề nghị Hà Tĩnh chưa nên vội di táng mộ Nguyễn Du và xây dựng trường học trên phần đất đã dự kiến dành cho khu lưu niệm.
Xây trường học trên phần đất khu mộ của Nguyễn Du? Chuyện động trời? Về sau hóa ra chuyện thế này.  Dịp ấy,  một đồng chí lãnh đạo Hà Tĩnh ra Hà Nội họp, đã đến thăm ông Đặng Thai Mai và nói: “Có chuyện chi mô anh, đó chỉ là một cách để Hà Tĩnh “vòi” Trung ương thêm kinh phí kỷ niệm Trần Phú, còn mần cụ mô trước thì có can chi mô vì cũng là danh nhân Hà Tĩnh cả!”.
Vấn đề Hà Tĩnh thế là được giải đáp, sau đó Viện Văn học lại nhận được tiểu luận Trách nhiệm và giá trị Nguyễn Du về truyện Kim Vân Kiều của ông Tôn Quang Phiệt, 91 trang đánh máy. Tác giả bản tiểu luận đã so sánh, đối chiếu Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để đi đến kết luận: Nguyễn Du đã phỏng dịch chứ không phải đã sáng tác ra Truyện Kiều, rồi kết thúc bằng mấy câu tập Kiều:
Rằng hay thì thật là hay! 
Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra!
Rồi cụ Tôn Quang Phiệt thẳng thắn đề nghị không nên rầm rộ kỷ niệm Nguyễn Du bằng hai câu đậm hơi hướng Kiều thế này.
Dám xin gửi lại một lời: 
Yêu nhau mà lại bằng mười phụ nhau!
Có ý kiến cho rằng: Tiểu luận này phản ánh ý kiến của một đồng chí trong Bộ Chính trị. Kèm theo tiểu luận còn có một bức thư gửi đồng chí Tố Hữu:
“ Tôi muốn phổ biến bài này trong khi Viện Văn học đang chuẩn bị việc kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. 
- Anh có đồng ý cho tôi đưa vấn đề này ra một cuộc nói chuyện và xuất bản công khai để tổ chức một cuộc thảo luận không?”.
Ở góc trái bức thư có lời ghi viết tay của thư ký đồng chí Tố Hữu:“Anh Lành ốm, không gặp được, đề nghị anh Mai (Đặng Thai Mai) gặp, trao đổi và do Viện định”.
Một vài cán bộ nghiên cứu trẻ trong Viện Văn học rất muốn đưa bài đó ra công khai để thảo luận nhưng ông Mai bảo:
“Trong tình hình hiện nay, để một câu chuyện văn chương làm ảnh hưởng đến khối đoàn kết thì không đáng!”
Và yêu cầu cất bài đó vào ngăn tài liệu lưu trữ của viện.
Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ IV: Việc của người trong cuộc - ảnh 2Cuốn Kim vân kiều truyện của Thanh tâm tài nhân (Trung Quốc).
Cũng xin nói thêm, cụ Tôn Quang Phiệt và cụ Đặng Thai Mai cùng quê Thanh Chương - Nghệ An, cùng học trường Quốc học Vinh và Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Gia đình ông Mai còn giữ một tấm ảnh cũ, chụp đội bóng đá trường Quốc học Vinh vào khoảng thập niên 1920, trong đó ông Phiệt là đội trưởng, mặc áo lương đen chít khăn đóng, đứng ở giữa, ông Mai mặc áo thủ môn ngồi bên cạnh. Với quan hệ thân thiết đó thật khó cho ông Mai đến gặp ông Phiệt để nói câu chuyện nghiêm túc trên đây.
Anh Hoài Thanh có sáng kiến cử tôi đi gặp ông Phiệt.
Tôi gọi điện thoại xin gặp bác Phiệt. Buổi sáng tôi đến số 10 phố Trần Hưng Đạo, bác hơi mệt, phải nằm trên giường tiếp chuyện tôi nhưng hai bác cháu vui vẻ trao đổi ý kiến về Truyện Kiều hầu như suốt cả buổi sáng, cuối cùng bác đồng ý là lúc này chưa nên công bố rộng rãi và tổ chức thảo luận về bài của bác. Lúc tôi ra về, bác lấy một gói sách đã gói sẵn để ở đầu giường đưa cho tôi và nói: “Mấy bản Kiều này bác không cần nữa nhưng với cháu thì chắc vẫn còn có ích”. Đó là một số bản Kiều quốc ngữ, in dưới thời Pháp thuộc. Đáng chú ý có một cuốn Kiều của Nguyễn Can Mộng, khổ nhỏ, mà theo ông Nguyễn Tường Phượng thì trước đây một số trí thức Hà Nội gọi một cách khinh thị là “bản Kiều cu ly xe” vì nó gọn, nhỏ, nên các cu ly xe kéo thường dùng để đọc trong lúc ngồi đợi khách!
Sau đó Viện Văn học được truyền đạt ý kiến của đồng chí Lê Duẩn:“Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc viết Kim Vân Kiều truyện theo thể tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi, chữ Hán. Nguyễn Du của Việt Nam viết Truyện Kiều thành truyện thơ, theo thể lục bát, bằng tiếng Việt. Hai tác phẩm khác nhau, cứ kỷ niệm Nguyễn Du to nhất có thể, không ngại gì cả!”.
Nhân dịp này tôi viết một bức thư kính gửi đồng chí Lê Duẩn trình bày ý kiến sau đây:
- Trong báo cáo Phong trào cách mạng dân tộc và Mặt trận dân tộc ở Nam Bộ từ cuộc Cách mạng tháng Tám đến ngày nay (1951), đồng chí có đề cập đến việc đánh giá Truyện Kiều và phê bình ý kiến của ông Hoài Thanh trong cuốn Quyền sống của con người trong Truyện Kiều (1949): “Lòng đau thương oán giận của cụ Nguyễn Du đâu có phải chỉ vì bọn phong kiến bất lực đê hèn. Chế độ phong kiến vẫn còn đẹp đẽ nguy nga với cụ. Cụ tức giận những bọn phong kiến bất lực mà cụ còn oán ghét một chế độ đương tiến lên, một chế độ thương mại... Vì bản chất giai cấp của cụ, cụ chỉ thấy mặt xấu của đồng tiền mà không thấy mặt tốt, mặt tiến bộ của nó. Đó là phần phản động củaTruyện Kiều”. Nhiều người nghiên cứu chưa hiểu rõ ý kiến này của đồng chí. Đề nghị nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du, đồng chí có bài phát biểu về Truyện Kiều.
Anh Đỗ Trình, thư ký riêng của đồng chí Lê Duẩn, đã trả lời tôi: “Bài đó anh Ba phát biểu đã lâu, nay anh cũng muốn phát biểu lại nhưng rất tiếc là không có thì giờ. Đề nghị Viện Văn học không in lại và công bố bài đó”.  
Ý kiến của đồng chí Lê Duẩn: “Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc viết Kim Vân Kiều truyện theo thể tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi, chữ Hán. Nguyễn Du của Việt Nam viết Truyện Kiều thành truyện thơ, theo thể lục bát, bằng tiếng Việt. Hai tác phẩm khác nhau, cứ kỷ niệm Nguyễn Du to nhất có thể, không ngại gì cả!”.

****

Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ V: Tất tả nguồn tư liệu

TP - Làm Thư ký thường trực Ban trù bị kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, Giáo sư (GS) Nguyễn Văn Hoàn có nhiệm vụ phải thu thập tài liệu và theo dõi tình hình nghiên cứu Nguyễn Du ở trong nước và ngoài nước. Chúng tôi tiếp mạch hồi ức của GS Hoàn…
Sưu tầm tài liệu ở Pháp và miền Nam nước ta  rất khó khăn. May thay, giữa lúc đó Giáo sư J.Filliozat, Giám đốc trường Viễn Đông Bác cổ ở Paris, viết thư đến Viện Văn học đề nghị thiết lập quan hệ trao đổi sách báo thường xuyên giữa hai bên. Viện Văn học liền gửi đề nghị lên Ủy ban Khoa học nhà nước nhưng không được chấp thuận, thậm chí hồi đó có thời gian ta còn tạm đình chỉ cả việc dạy tiếng Pháp trong các trường học.
Bỗng một hôm tôi nhận được điện thoại yêu cầu lên gặp một cơ quan cấp trên. Đồng chí phụ trách cơ quan đó truyền đạt cho tôi quyết định sau đây: “Do nhu cầu tài liệu cần cho việc kỷ niệm Nguyễn Du, đồng chí được phép lấy tư cách cá nhân trao đổi sách báo vềKiều với hai người quen biết ở Paris và Sài Gòn mà đồng chí thấy là thích hợp, nhưng không được tiết lộ việc này với ai, cũng không cần phải báo cáo với lãnh đạo Viện Văn học; khi nào có trục trặc thì lên đây báo cáo, cơ quan trên này sẽ tìm cách giải quyết”.
Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ V: Tất tả nguồn tư liệu - ảnh 1Tuần lễ triển lãm về Nguyễn Du khai mạc ngày 19/11 tại TPHCM. Ảnh: Hữu Huy.
Tôi vừa mừng vừa lo trước một sự cho phép như vậy và nghiêm chỉnh chấp hành.
Thế là từ năm 1963 tôi bắt đầu trao đổi sách báo với Tạ Trọng Hiệp, cộng tác viên của trường Viễn Đông Bác cổ Paris.
Trong tài liệu của mình, GS Nguyễn Văn Hoàn không đề cập gì về Tạ Trọng Hiệp. Nay xin bổ sung về người học trò kiêm cộng sự xuất sắc của GS Hoàng Xuân Hãn như sau:
Tạ Trọng Hiệp sinh ngày 18/10/1933 tại làng Thụy Khuê (làng Giấy), cạnh Hồ Tây, Hà Nội; từ trần hồi 21 giờ ngày 25/10/1996, vì bệnh ung thư, tại bệnh viện Kremlin Bicêtre, ngoại ô Paris. Hưởng thọ 63 tuổi.
Năm 1970, Ðại học Paris VII muốn mở một ban Việt học. Tạ Trọng Hiệp sáng lập ra ban Việt học bắt đầu trường ở đường Censier rồi sau dọn sang đường Jussieu mà ông là GS Hán Nôm cho tới ngày mất. Ông là thành viên của Société Asiatique (Hội Á Châu).
Tủ sách của Tạ Trọng Hiệp cũng là một di sản văn hóa lớn lao cho giới nghiên cứu văn học. Tạ Trọng Hiệp làm việc âm thầm và những công trình của ông thể hiện phần lớn như những báo cáo cho Trung tâm nghiên cứu Khoa học Pháp. 
Ông là vai chính trong việc phát hiện bộ Ðại Việt Sử ký Toàn thư, bản Nội các Quan bản.
Ông đã tham gia đắc lực vào việc hình thành Thư mục Di sản Hán Nôm từ đời Lý - Trần đến ngày nay. 
Nhiều công trình nghiên cứu còn đang dang dở dưới dạng bản thảo chưa in, trong đó có chương trình Tuyển tập Văn bia Bi ký Việt Nam từ thời Lý Trần đến ngày nay. (Ðây là chương trình cộng tác giữa trường Viễn Ðông Bác cổ và Viện Hán Nôm Hà Nội- X.B)
Tiếp mạch hồi ức của GS Hoàn: Thời gian này, tôi còn liên lạc qua một kênh khác với GS Nguyễn Văn Trung ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Kết quả trao đổi rất đáng hài lòng vì vị này cũng đang rất khát tài liệu xuất bản ở miền Bắc nước ta, còn các trục trặc thì không phải chờ đợi lâu mà xảy ra ngay:
Lần thứ nhất, tôi nhận được một giấy báo của bưu điện Hà Nội cho biết có một bưu phẩm gửi cho tôi đến từ Paris, nhưng tôi không được phép nhận vì toàn là ấn phẩm lạc hậu và phản động in ở Sài Gòn.
Tôi lên báo cáo với cơ quan trên và vài hôm sau thì nhận được gói sách đó. Nhân viên bưu điện ở đây dần dần quen mặt tôi nên việc gửi sách báo đi và nhận về theo luồng này trở nên thông suốt.
Lần thứ hai, một hôm đồng chí Phạm Huy Thông với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của ta tiếp một đoàn Hòa bình Mỹ, có một ông chuyển cho tôi một gói sách, đồng chí Phạm Huy Thông vốn là hiệu trưởng của tôi ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thư ký chuyển gói sách đến cho tôi một cách tự nhiên, nhưng tôi thì cảm thấy cần viết ngay một bản tường trình, với các lý lẽ có thể nói được, gửi lên đồng chí Phạm Huy Thông, lúc đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, mới tách ra từ Ủy ban Khoa học nhà nước. Ít lâu sau gặp tôi, đồng chí nói: “Lúc đầu nhận được bản báo cáo của anh, tôi nghĩ là không cần thiết nhưng sau lại thấy anh làm thế là rất chủ động”.
Việc thứ ba còn rắc rối và tế nhị hơn, có một hộp các-tông nhỏ từ trường Viễn Đông Bác cổ Paris được gửi đến Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, rồi qua Bộ Ngoại giao ta cuối cùng đến Văn phòng Ủy ban Khoa học xã hội. Đồng chí Vụ trưởng Vụ Liên lạc đối ngoại Ủy ban Khoa học xã hội trao cho tôi một cái hộp nhỏ đó, trong đựng một bản vi phim (microfilm) bản Kiều Nôm Duy Minh thị.
Đến đây cũng mở thêm một cái ngoặc là trong tài liệu của mình, GS Nguyễn Văn Hoàn, có thể do khuôn khổ bài viết chưa có sự chú giải về nguồn tài liệu quý hiếm thời điểm ấy. Đó là bản Kiều Nôm Duy Minh thị.
Như nhiều người đã biết, bản Kiều quốc ngữ xưa nhất là bản Kiều do Trương Vĩnh Ký phiên âm in vào năm 1875, bản Truyện Thúy Kiều do Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ hiệu khảo, bản Kim Vân Kiều do Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải (1925), Kim Vân Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, bản Truyện Kiều Chú Giải do Lê Văn Hòe chú giải, hiệu đính và bình luận, bản Kim Túy Tình Từ do Phạm Kim Chi san định in năm 1917...
Bản cổ nhất được xác định là bản Liễu Văn đường in năm 1866.
Về thời gian Nguyễn Du viết Truyện Kiều, chưa có sách nào minh định rõ ràng? Nhiều tài liệu khẳng định chắc khừ, Nguyễn Du viết Kiều  sau khi đi sứ Trung Hoa ở Yên Kinh về (tức là trong khoảng thời gian từ 1814 đến trước khi ông mất -1820). Có thể vin vào lý do là khi đi sứ Trung Hoa, Nguyễn Du mới đọc được truyện Vương Thúy Kiều trong tập Ngu Sơ Tân Chí của Đạm Tân Dư Hoài, và nhất là Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chăng? Cuốn ấy như nhiều người đã rõ, đây là quyển sách được viết theo thể văn xuôi mà từ nội dung, nhân vật của sách này Nguyễn Du đã viết thành Truyện Kiều. Người ta cho là thời của Nguyễn Du không dễ dàng gì một tác phẩmkhông mấy nổi tiếng như hai quyển trên (hai quyển Vương Thúy Kiều của Đạm Tân Dư Hoài, và Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) là những tác phẩm vốn chưa bao giờ được coi là nổi danh, là hot  văn học Trung Hoa cỡ như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tam Quốc Chí... Vậy nên khó lòng hai quyển này lại sang được xứ Nam mình thời bấy giờ?
Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều - Kỳ V: Tất tả nguồn tư liệu - ảnh 2Kim Vân Kiều thích chú - Bản Kiều cổ được trưng bày tại triển lãm.
Xin trở lại bản Kim Vân Kiều tân truyện do Duy Minh thị tân thuyênxuất bản năm Nhâm Thân (1872) đã được in tại Phật Trấn- Việt Đông bên Trung Quốc. Kể về năm in thì bản ấy ra đời sau bản Liễu Văn Đường tân san năm Bính Dần (1866) tới sáu năm.
Bản này đã được tái bản ba lần: Bảo Hoa các (1879), Văn Nguyên đường (1879) và Thiên Bảo lâu (1891). Các lần tái bản sau đều khắc đúng như bản in lần thứ nhất.
Năm 1884, Abel Des Michels, người đầu tiên dùng bản Duy Minh thịđể dịch Truyện Kiều sang Pháp ngữ, đã có nhận xét rằng, bản ấy có quá nhiều lỗi vì đã được giao cho những người thợ Trung Quốc không biết tiếng Nam (chữ Nôm) khắc ván in. Bản ấy chỉ được phổ biến ở miền Nam và Trương Vĩnh Ký cũng đã có tham khảo khi phiên âm Truyện Kiều lần đầu tiên sang quốc ngữ. Nhưng bản Duy Minh thịđã không được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Bắc dùng làm tài liệu tham khảo. Mãi tới năm 1971, bản Duy Minh thị mới được ông Vũ Văn Kính dùng làm tài liệu để biên soạn quyển Đoạn trường tân thanh khảo lục nhưng ông cũng không chép theo bản này mà phần lớn đều theo bản Kiều Oánh Mậu (1902) và bản Quan Văn đường (1925).
Người đầu tiên đi sâu vào văn bản này là cụ Hoàng Xuân Hãn. Cụ cho biết: “Bản này in sai rất nhiều, cho nên không mấy ai để ý tới. Nhiều khi người ta cho là bản một người dốt chép lại, không ai để ý. Nhưng sự thực bản ấy là bản quý nhất. Về mặt niên đại, về chữ húy, chỉ có húy đời Gia Long không có húy đời Minh Mạng, thì biết rằng bản viết người ta theo đó để mà sao lại, chắc chắn đầu đời Gia Long. Bản ấy có nhiều sai lầm nhưng qua cái sai lầm một cách giản dị mà mình lại chữa được một cách chắc chắn” (X.B chú dẫn theo nguồn Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (Kỷ yếu), NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967).
Nhiều tư liệu quý tại triển lãm về Nguyễn Du
Kỷ niệm 250 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, Tuần lễ triển lãm về Nguyễn Du đã được Sở VH-TT-DL TPHCM khai mạc tại TPHCM ngày 19/11. Triển lãm đã trưng bày nhiều tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du cũng như các tác phẩm Truyện Kiều của nhiều thời kỳ. Trong đó đáng chú ý là 249 đầu sách viết về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Du bằng nhiều ngôn ngữ của các học giả nổi tiếng như Phạm Quý Thích, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Đào Duy Anh, Trương Tửu… thực hiện. Triển lãm kéo dài cho đến hết ngày 25/11.
Trọng Thịnh



***


Chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều- Kỳ VI:

Bác Hồ với Truyện Kiều

TP - Tiếp mạch hồi ức của giáo sư (GS) Nguyễn Văn Hoàn: …Đối với tôi và một vài đồng nghiệp khác thì nhờ có nguồn trao đổi này (đã nói ở kỳ V) mà có tài liệu rất kịp thời đến từ Huế và Sài Gòn, còn trục trặc thì chưa dừng ở đây.
Sau khi Sài Gòn được giải phóng, năm 1978, tôi được cử đi học ở Ý, chờ đợi mãi, đã quá hạn học bổng mà vẫn chưa nhận được giấy phép của Bộ Công an cho phép xuất cảnh. Anh Đinh Lư, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, kiêm Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học xã hội, vốn là cán bộ hoạt động địch hậu, đã để lại một cái chân ở chiến trường Quảng Ngãi, cũng sốt ruột, đã phải thân hành lên Bộ Công an hỏi lý do và nhận được một câu trả lời xanh rờn: Đồng chí này có liên hệ bất minh với phía bên kia”. Anh về gặp lại tôi với vẻ mặt lo lắng. Tôi kể sơ qua cho anh nghe về việc tôi được phép năm 1963 thì anh thốt lên: “Chế độ đơn tuyến!”. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe thấy thuật ngữ này. Hôm sau tôi nộp cho anh một số tài liệu cần thiết. Anh lại lên Bộ Công an và lúc về vui vẻ bảo tôi: “Bên công an họ khen anh lưu trữ tài liệu tốt”. Tôi nghĩ thầm trong bụng: Đó là do tôi học được từ “Đơ bê” ( Phòng Nhì- 2B) vì hay đọc tư liệu lưu trữ của mật thám thực dân Pháp.
Rồi đến một hôm đầu năm 1964, đồng chí Tố Hữu gọi điện thoại cho ông Đặng Thai Mai: “Xin báo anh biết, Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương kỷ niệm Nguyễn Du, thông qua một cách chóng vánh. Điều ngạc nhiên là Ông Cụ (Bác Hồ) đã phát biểu trước tiên. Ông có dặn: Đối với nhân vật Từ Hải thì đề cao vừa vừa thôi! Nhân vật này hèn! Anh Trường Chinh có nói đỡ: Từ Hải phạm tội đầu hàng nhưng đã phải trả giá chết đứng ở trận tiền! Ông Cụ lại bồi thêm: Không chết đứng ở trận tiền thì rồi cũng chết quỳ ở triều đường thôi”.
Tôi bỗng nhớ lại nhiều câu chuyện chứng tỏ sự yêu quý của Bác Hồ đối với Truyện Kiều. Anh Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, có lần kể với tôi, lần nào đi công tác nước ngoài Bác cũng nhắc anh Vũ Kỳ đem theo cho Bác một quyển Kiều, nhưng lịch làm việc ở nước ngoài thường rất căng, anh không bao giờ thấy Bác có thì giờ đọc Truyện Kiều vào ban ngày, có thể Bác chỉ tranh thủ đọc trước khi đi ngủ. Nhưng những năm cuối đời ở nhà sàn Hà Nội anh thấy Bác hay đọc Kiều vào ban ngày, đọc to thành tiếng. Đó là Bác luyện giọng để khi phải đọc lời kêu gọi hay thơ chúc Tết, các chiến sĩ ở mặt trận, đồng bào miền Nam ở xa nghe được tiếng của Bác vẫn chuẩn xác, ấm áp thì khỏi lo lắng về sức khỏe của Người.
Bác Hồ với Truyện Kiều - ảnh 1
Tác phẩm truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp. Ảnh: Hữu Huy
Ngày 14/4/1964, Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức hội nghị truyền đạt chỉ thị của Bộ Chính trị đến thủ trưởng các cơ quan văn hóa văn nghệ ở Trung ương. Dự có các đồng chí Hà Xuân Trường (Vụ Văn nghệ), Huy Cận (Bộ Văn hóa), Đặng Thai Mai và Hoài Thanh (Viện Văn học), Nguyễn Đình Thi (Hội Văn nghệ)...
Đồng chí Tố Hữu nói: “Bộ Chính trị đã chính thức thông qua chủ trương kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965. Thực hiện chủ trương đó chúng ta cần chú ý các việc sau:
1. Thứ nhất phải đánh giá Nguyễn Du cho thật đúng mức. Nghĩa là không quá cao mà cũng đừng quá thấp. Từ trước đến nay đánh giá Nguyễn Du thường có hai khuynh hướng đó nhưng nói chung thì đề cao nhiều hơn, nhất là về phương diện nghệ thuật. Nói nghệ thuật của Nguyễn Du cũng nên phải lời, phải lẽ, nói cho có căn cứ. Cái gì của Nguyễn Du, cái gì không phải của Nguyễn Du. Phần sáng tạo của Nguyễn Du là ở đâu.
Về phương diện nội dung, không thể đòi hỏi Nguyễn Du như chúng ta ngày nay nhưng không phải mọi cái hay của Nguyễn Du đã được nói đầy đủ và sâu sắc.
Nên đọc lại và suy nghĩ về những cái xưa nay người ta đã viết về Nguyễn Du. Nên tranh thủ nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo hiện nay, ít nhất nghe cho được ý kiến của bốn anh: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Nên tổ chức phỏng vấn. Vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều rất đáng mở ra một cuộc thảo luận.
2. Giới thiệu Nguyễn Du ra nước ngoài thế nào cho người nước ngoài thấy được giá trị của Nguyễn Du. Chú ý đừng để gây ra ngộ nhận, nhất là trong tình hình hiện nay. Các tác giả lớn xưa nay hay mắc nạn! Các thế lực xấu luôn khai thác để kiếm lợi.
Cũng nên quan tâm đến sự cân đối. Cân đối giữa danh nhân văn hóa và danh nhân chính trị. Cân đối trong một địa phương. Từ Nguyễn Du có ý kiến đã nêu Trần Phú, nhưng còn Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu nữa”.
Sau khi có chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc kỷ niệm Nguyễn Du, mọi công việc liên quan đều được xúc tiến khẩn trương, trong đó đặc biệt nhất là việc chuẩn bị các tài liệu bằng ngoại văn, nhất là một bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp. Từ năm 1962 ông Phan Nhuận, kiều bào ở Paris, đã nhận dịch vì ông đã dịch rất thành công Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch. Nhưng Phan Nhuận mới dịch được 128 câu thì đột ngột từ trần, ông Đặng Thai Mai lại đề nghị ông Nguyễn Khắc Viện dịch tiếp nhưng phải cho kịp trước ngày kỷ niệm. Ông Nguyễn Khắc Viện nhận lời nhưng cũng nêu điều kiện phải cho phép anh dịch Kiều theo quan niệm riêng của anh. Ông Mai vui vẻ nhận lời. Trong quá trình hoàn thành bản dịch, ông Nguyễn Khắc Viện đã đăng bài Le Kiều: Trésor littéraire des Vietnamiens trên tạp chíLa Pensée của Pháp số 119, tháng 2/1965, kèm theo hai đoạn dịchKiều của anh. Căn cứ vào hai đoạn trích này ông Đào Duy Anh đã gửi thư đến các đồng chí Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Đặng Thai Mai và Hoài Thanh nói rằng: “Tôi thấy hai đoạn ấy dịch đã không sát mà còn nhiều điểm sai và tôi trộm nghĩ rằng những đoạn văn dễ ấy mà còn dịch không đạt như thế thì không rõ những đoạn văn khác tinh tế và khó hơn sẽ dịch ra sao?”.
Tiếp theo còn có thư phê bình của ông Trần Quốc Nghệ và Trần Đình Đàn gửi từ Hà Tĩnh ra. Ông Đặng Thai Mai đã bảo Văn phòng Viện Văn học gửi các bản góp ý kiến ấy cho anh Nguyễn Khắc Viện tham khảo. Anh Viện đã trả lời: “Tôi nhận thấy, đây không phải là ông Anh và tôi đã hiểu khác nhau những câu, những chữ trích ra, nhưng thực tế là do hai bên đã áp dụng một quan niệm, một phương châm dịch khác nhau”.
Bác Hồ với Truyện Kiều - ảnh 2
Minh họa Kiều của Nguyễn Tư Nghiêm.
Lại còn vấn đề tranh minh họa cho bản Kiều dịch sang Pháp văn. Nhà xuất bản Ngoại Văn đã tổ chức một cuộc họp để góp ý cho họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Họp vào một buổi tối tại cơ quan Ủy ban Liên lạc với nước ngoài ở phố Tôn Đản. Đồng chí Trường Chinh cũng tới dự. Một cán bộ đã nói với đồng chí: “Tình hình khẩn trương thế này mà anh cũng đến họp được à?”. Đồng chí Trường Chinh làm bộ ưỡn ngực, khuỳnh vai rồi trả lời: “Chúng ta đánh Mỹ với tư thế người chiến thắng”. Mọi người đều cười vui vẻ.
Đồng chí Trường Chinh còn tổ chức một cuộc tọa đàm tại nhà riêng về Truyện Kiều với một số nhà nghiên cứu và nhà văn. Tại Hội nghị thảo luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều tại Viện Văn học trong hai ngày 17 và 18/8/1965, đồng chí cũng đến dự và phát biểu: “Đồng chí Đặng Thai Mai có đặt vấn đề tôi sẽ phát biểu về Truyện Kiều trong một buổi nào đấy. Đó là một trách nhiệm rất nặng đối với tôi, vì tôi không có nhiều thì giờ để nghiên cứu. Nhưng tôi rất thích và chú ý đến kiệt tác này. Rồi đây nếu có ý kiến gì xét ra bổ ích cho các đồng chí thì tôi sẽ xin phát biểu, còn nếu không thì phát biểu làm gì, tốt hơn là như cụ Lê Thước nói hôm qua “dựa cột mà nghe” thì hơn. Tôi đến đây chủ yếu là học tập các đồng chí, nghe các đồng chí phát biểu tôi thấy sáng tỏ thêm nhiều vấn đề. Xin cám ơn các đồng chí”.
Sau đó đồng chí đã có cuộc nói chuyện về Nguyễn Du và Truyện Kiều tại Viện Văn học (20/10/1965).
Trong hoàn cảnh đất nước ta còn bị chia cắt và có chiến tranh phá hoại của Mỹ, chúng ta vẫn tổ chức thành công sự kiện kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du vào năm 1965 và đã gây được ảnh hưởng tốt trong dư luận trong nước và quốc tế. Đồng chí Charles Fourniau, phóng viên thường trú của báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản Pháp, từ Hà Nội đã gửi bài Một nhà thơ và chiến tranh về Paris đăng trên báo Phê Bình Mới số 175, tháng 4/1966 mạnh mẽ khẳng định bản lĩnh và ý chí của nhân dân Việt Nam: “Trong lúc những máy bay siêu âm, một trong những thành tựu phức tạp nhất của kỹ thuật hiện đại còn tung bom xuống Tiên Điền, làng quê của Nguyễn Du, ở giờ phút mà nhân dân Việt Nam nổi tiếng, bất chấp tất cả, vẫn tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm năm sinh nhà thơ dân tộc của mìnhToàn thế giới thấy rõ chính nghĩa ở về bên nào, tự do và hòa bình ở về bên nào”.
 _____________________
  (Còn nữa)
Những năm cuối đời ở nhà sàn Hà Nội anh thấy Bác hay đọc Kiều vào ban ngày, đọc to thành tiếng. Đó là Bác luyện giọng để khi phải đọc lời kêu gọi hay thơ chúc Tết, các chiến sĩ ở mặt trận, đồng bào miền Nam ở xa nghe được tiếng của Bác vẫn chuẩn xác, ấm áp thì khỏi lo lắng về sức khỏe của Người.


Wednesday, 18 November 2015

Hàm là gì?





Bùi Hoàng Tám giễu cợt:

Trước hết, về từ “hàm”, theo Từ điển Tiếng Việt, “hàm” là cách gọi tắt của “hàm số” trong toán học. “Hàm” còn là nơi chứa răng trong miệng của người hay động vật.

Thế nhưng chẳng hiểu từ bao giờ, “hàm” trong tiếng Việt lại có thêm một nghĩa mới, đó là một chức tước không quân, không ghế, không trách nhiệm, không được qui định trong pháp luật… mà mục đích chính của việc này là để hưởng chế độ, tức là có “bổng lộc” và "giải quyết khâu oai".

(Lan man chuyện “hàm” nơi nghị trường Quốc hội)


Hàm chẳng có nghĩa nào mới cả.

Cái nghĩa ông Tám cho là mới là do từ ngày xưa chỉ bực quan (Đào Duy Anh,2005:10): quan hàm ( ) là cấp bậc của người làm quan. Vì hàm là cấp bậc, không phải chức vụ nên thời Pháp thuộc có những ông huyện hàm, đốc phủ hàm... không cai trị một hạt nào cả như ngày nay ta có các hàm vụ trưởng không giữ chức vụ trưởng. Quân hàm là cấp bậc của quân nhân, không phải là chức vụ trong quân đội. Học hàm chỉ cấp bậc trong giới giảng dạy đại học, có thể được phong tặng mà không cần gắn với một chức vụ cụ thể ở một đại học cụ thể.

Tuesday, 17 November 2015

Số phận “long đong”của môn Lịch sử (Xuân Trung - Giáo Dục)

Số phận “long đong”của môn Lịch sử

(GDVN) - Hôm qua (16/11), trả lời chất vất cử tri, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, để độc lập hay tích hợp môn Lịch sử thì vẫn cần phải được bàn luận, xin ý kiến.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, môn Lịch sử không bị coi nhẹ, mà ngược lại đã coi trọng môn Lịch sử hơn so với chương trình hiện hành. 
Theo Bộ trưởng Luận, hiện nay bậc phổ thông dạy môn Lịch sử với 1,5 tiết/tuần. Trong thiết kế dự thảo đang lấy ý kiến, nếu học sinh không học chuyên ban Khoa học xã hội có 2,5 tiết/ tuần học Lịch sử, học sinh chuyên ban có 4 tiết/tuần môn Lịch sử. Tất cả tiết này đều bắt buộc. Như vậy nội dung và khối lượng kiến thức lịch sử tăng lên.
Một số đại biểu không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng Luận, cho rằng trả lời như vậy là thiếu thuyết phục. Vì, nói như đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Ninh) thì, thời lượng chỉ là một khía cạnh. Còn yếu tố quan trọng hơn như ai có thể tiến hành việc dạy tích hợp?
Và đại biểu này khẳng định, với những động thái của ngành giáo dục trong thời gian qua thì chưa nhìn rõ công tác chuẩn bị giáo viên cho việc giảng dạy tích hợp như thế nào.
Long đong…môn Lịch sử
Trở lại vấn đề môn Lịch sử có nguy cơ biến mất với tư các là môn độc lập trong chương trình phổ thông, số phận “long đong” của môn học này dường như đã có từ lâu. 
GS. Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, trong vài chục năm qua, đã có nhiều cách đối xử không đúng đắn, thiếu công bằng, có phần tùy tiện của cấp quản lý ngành giáo dục với môn học này.
GS. Vũ Dương Ninh - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Quả thật, tôi không biết trên thế giới có nước nào dạy môn học mang tên này không?”. Ảnh Xuân Trung
Thực tế, đã có thời gian chúng ta lấy lý do “giảm tải” cho học sinh, môn Lịch sử không còn là môn thi chính thức trong thi tốt nghiệp. Số phận long đong của môn học này bắt đầu từ chỗ quy định môn Sử và Địa là hai môn thi “luân phiên” (năm nay thi Sử, năm sau thi Địa), rõ ràng không có cơ sở khoa học cho chủ trương này. 
Không dừng lại ở đó, có thời điểm môn Lịch sử được quy định là môn thay thế (chỉ nơi nào học sinh không thi ngoại ngữ thì thi Sử). Và có thực trạng (năm học 2013-2014) phần đông học sinh ở thành phố chọn thi ngoại ngữ, những học sinh ở vùng sâu vùng xa mới thi môn Lịch sử.

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi quá khó cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

(GDVN) - Sáng nay, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) đã đặt ra một câu hỏi không dễ chút nào với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
Như vậy, theo GS. Vũ Dương Ninh, môn Lịch sử vẫn còn đó nhưng đã mất đi địa vị của một môn học độc lập, bắt buộc, ngang bằng với các môn khác.
Trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, môn Lịch sử là môn thi tự chọn, tuyệt đại đa số học sinh thi khối A, B, sẽ bở rơi môn Lịch sử. Do vậy mới có hiện tượng nhiều hội đồng thi chỉ có 1 thí sinh thi môn Sử.
Cho tới khi Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT công bố, thì dưới danh nghĩa “tích hợp”, môn Lịch sử đã biến mất khỏi chương trình với tư cách một khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng.
Thực tế, môn Lịch sử được tích hợp, vận dụng vào môn “Công dân với tổ quốc”. GS. Vũ Dương Ninh phải thốt lên rằng: “Quả thật, tôi không biết trên thế giới có nước nào dạy môn học mang tên này không?”.
“Rõ ràng môn Lịch sử đang bị đẩy lùi từng bước, loại bỏ từng bộ phận, và cuối cùng không còn vị thế của một môn học riêng biệt ngang bằng như các môn học khác” GS. Ninh khẳng định.
Thượng tướng Võ Tiến Trung – Giám đốc Học viện Quốc phòng. Ảnh báo Dân trí
Trong khi đó, nhìn từ chủ trương, Thượng tướng Võ Tiến Trung – Giám đốc Học viện Quốc phòng cho rằng, với bản Dự thảo chương trình mới của Bộ GD&ĐT khi đưa môn Giáo dục Quốc phòng –an ninh tích hợp với các môn: Giáo dục lối sống (cấp tiểu học), Giáo dục công dân (cấp THCS), Công dân với Tổ quốc, trong đó có môn Lịch sử (THPT);
Như vậy môn Quốc phòng – an ninh không còn là môn độc lập ở cấp THPT (trong khi đó theo nhiều chuyên gia lịch sử, môn Lịch sử cũng là một môn khoa học riêng biệt và cũng không thể tích hợp được – pv), điều này là trái với chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước, không phù hợp với tính chất đặc thù của môn học.
Phải sửa lại Dự thảo chương trình
Thượng tướng Võ Tiến Trung nhấn mạnh, môn Quốc phòng an – an ninh không thể tích hợp với các môn khác, vì đây là môn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã được luật hóa và mang tính đặc thù.
Theo Thượng tướng Trung, để thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước thì Ban soạn thảo của Bộ GD&ĐT cần chỉnh sửa lại Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Cùng quan điểm, GS. Vũ Dương Ninh cũng cho rằng, môn Lịch sử không thể tích hợp và phải là môn độc lập, có vị trí ngang bằng với môn học khác trong chương trình phổ thông mới.

Bỏ hay tích hợp môn Lịch sử: Không cẩn thận sẽ phải trả giá đắt

(GDVN) - Một khi Sử học được nhìn nhận công bằng và công minh, thì tự nó tri thức lịch sử sinh động là một sự hấp dẫn lớn.
Bộ GD&ĐT cũng cần thay đổi, quy định dứt khoát môn Lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Tiến tới coi Lịch sử là môn thi trong kỳ thi tuyển chọn nhân viên vào các cơ quan, doanh nghiệp…và sẽ trở thành môn thi đối với những người muốn nhập quốc tịch Việt Nam.
Trao đổi thêm, TS. Tưởng Phi Ngọ (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) khẳng định, đúng là đất nước ta đang sống trong hòa bình, nhưng hòa bình không phải là giá trị bền vững tuyệt đối.
Nền hòa bình của nước ta vẫn luôn bị đe dọa, và ai cũng biết điều này. Chính vì vậy vẫn rất cần ưu tiên cho môn Lịch sử ở trường phổ thông.
TS. Tưởng Phi Ngọ. Ảnh của Xuân Trung
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT theo quy trình đã hết thời gian góp ý, tuy nhiên, những điều bất hợp lý trong nội dung dự thảo chương trình mới được nhiều chuyên gia chỉ rõ. Điều này những chuyên gia hàng đầu về xây dựng chương trình của Bộ GD&ĐT cần hiểu rõ.
Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ GD&ĐT có tiếp thu, lắng nghe ý kiến của xã hội, chuyên gia, các nhà sử học, các thầy cô giáo dạy sử trong cả nước để có một quyết định cho vận mệnh đất nước sau này.
Kết thúc bài viết, người viết xin được nhắc lại câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp năm học mới. Chủ tịch nước đề nghị ngành giáo dục: “Năm học mới 2015-2016, ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt”, …Cần nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra thực hiện đạt kết quả cao, tạo được sự đồng thuận xã hội”.
Xuân Trung

Monday, 16 November 2015

Môn Lịch sử đang bị khai tử dưới danh nghĩa “tích hợp” (Dương Hà - Lao Động)

Môn Lịch sử đang bị khai tử dưới danh nghĩa “tích hợp”

(LĐO) DƯƠNG HÀ 
GS Vũ Dương Ninh

GS. NGND Vũ Dương Ninh đã cay đắng nói về “số phận” của môn Lịch sử như vậy, khi bàn về chủ trương tích hợp môn học này vào một số môn học khác theo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của bộ GDĐT. Theo ông, chính điều này sẽ khiến môn học này bị đẩy lùi từng bước, loại bỏ từng bộ phận, và cuối cùng không còn vị thế của một môn học riêng biệt, ngang bằng như các môn học khác.

    Sáng nay 15.11, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo, bàn về môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông. Cuộc hội thảo thu hút sự tham gia của rất đông các chuyên gia đầu ngành môn Lịch sử, các nhà sư phạm, giáo viên dạy sử, và thậm chí có cả sự có mặt của lãnh đạo bộ GDĐT. Với nhiều bài tham luận sắc bén, quan điệp lập trường rõ ràng, có phần gay gắt, thông điệp “trước sau như một” mà nhóm nghiên cứu này muốn gửi đến bộ GDĐT là: Hãy để môn Lịch sử là một môn học bắt buộc và độc lập trong giáo dục phổ thông.

    GS Vũ Dương Ninh cho rằng, mọi căn nguyên xuất phát từ việc nhiều thập kỷ qua, ngành giáo dục đã đối xử không đúng đắn, thiếu công bằng và có phần tùy tiện với môn học này. “Không nhớ từ năm học nào, lấy lý do “giảm tải cho HS, môn Lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức như các môn học khác trong chương trình thi tốt nghiệp THPT. Số phận long đong của nó bắt đầu từ chỗ quy định Sử và Địa luân phiên nhau thành môn thi tự chọn mà không có một cơ sở khoa học nào cho chủ trương này” – GS Vũ Dương Ninh đánh giá.

    Chưa dừng lại ở đó, vị chuyên gia lâu năm của ngành sử chua xót nói thêm rằng, môn Lịch sử từ việc “luân phiên” trở thành môn thi “thay thế”, nghĩa là nơi nào HS không thi ngoại ngữ thì có thể thi môn Sử. Hơn thế nữa, đến năm 2014, Sử trở thành môn thi tự chọn, và thế là HS thi khối A, B đã hoàn toàn quay lưng với môn học này.

    “Và cho đến hôm nay, dưới danh nghĩa “tích hợp”, môn Sử đã biết mất khỏi chương trình và được giải thích rằng nó vận dụng vào môn “Công dân với Tổ quốc”. Quả thật, tôi không biết trên thế giới có nước nào dạy môn học mang tên này không? – ông hoang mang! (Phần phát biểu của ông đến đây nhận được tràng vỗ tay tán thưởng rất to của toàn hội trường).

    Cùng nhiều GS đầu ngành khác, GS Vũ Dương Ninh thẳng thắn yêu cầu bộ GDĐT cần khẳng định rằng Lịch sử phải là môn học độc lập, có vị trí ngang bằng với các môn học khác. Đồng thời, cần quy định dứt khoát rằng đây phải là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, thậm chí cần tiến tới coi Lịch sử VN là một môn thi trong kỳ thi tuyển chọn nhân viên vào các cơ quan, doanh nghiệp… và sẽ trở thành môn thi đối với những người muốn nhập quốc tịch Việt Nam.

    GS Vũ Dương Ninh phát biểu tại hội thảo sáng nay:

    Sunday, 15 November 2015

    Phản biện "gay gắt" việc tích hợp môn Lịch sử ở bậc phổ thông (Thùy Minh - VnMedia)

    Phản biện "gay gắt" việc tích hợp môn Lịch sử ở bậc phổ thông

    19:35, Chủ Nhật, 15/11/2015 (GMT+7)
    (VnMedia) - Tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” diễn ra sáng nay (15/11), rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các giáo viên dạy Lịch sử đã phản biện một cách gay gắt về việc môn Lịch sử được tích hợp cùng các môn học khác ở bậc phổ thông trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
    Lời nguyền từ hội thảo
    Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ở cấp tiểu học, tích hợp môn Lịch sử trong môn "Cuộc sống quanh ta" ở lớp 1, 2, 3 và trong môn "Tìm hiểu xã hội" ở lớp 4, 5. Lên cấp THCS, môn Lịch sử tiếp tục được tích hợp trong môn "Khoa học xã hội" rồi môn "Công dân với Tổ quốc". Tuy nhiên, qua tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, trên cơ sở khoa học, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử đều khẳng định sự cần thiết, tất yếu để môn Lịch sử phải là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông, trước khi trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc (nếu cần phải có môn học tích hợp này).
    Các đại biểu cũng khẳng định: các nước phát triển (như Mỹ, Canada, nhiều nước Châu Âu, Hàn Quốc), các nước láng giềng (như Trung Quốc) đều xếp môn Lịch sử vào vị trí môn học độc lập, bắt buộc ở bậc phổ thông. Người dự kỳ sát hạch để trở thành công dân Mỹ phải thực hiện bài viết về lịch sử nước Mỹ. Trung Quốc thì thông qua môn học lịch sử từ bậc phổ thông mà triển khai tư tưởng bành trướng, tham vọng lãnh thổ đối với các quốc gia khác.
    GS. NGND. Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn phát biểu: "Nhìn lại một quá trình khá dài mới thấy, từ lâu rồi môn lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, nó được xem là môn “thay thế”, nghĩa là nơi nào thí sinh không thi ngoại ngữ thì có thể chọn thi môn Sử. Thậm chí trong các kỳ thi gần đây, Lịch sử còn được xem là môn tự chọn". Vì thế, GS. NGND. Vũ Dương Ninh đã đưa ra kết luận trong bài phát biểu của mình: môn Lịch sử đã bị đẩy lùi từng bước, loại bỏ từng bộ phận và cuối cùng không còn vị thế của một môn học riêng biệt, ngang bằng như các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
    Thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên chuyên Sử, Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An), cũng cho biết, rất nhiều giáo viên đã "ăn không ngon, ngủ không yên", "thất vọng tràn trề" và có phản ứng dữ dội khi Bộ Giáo dục và Đào tạo lại định tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác ở bậc phổ thông. Sau khi thắc mắc "không biết Bộ đã tham khảo ý kiến của giáo viên trên toàn quốc về việc này hay chưa mà lại quyết định như vậy?", thầy giáo Trần Trung Hiếu khẳng định "phải trả lại tên cho em" với môn Lịch sử.
    Lời nguyền của GS. TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc tại hội thảo.
    Lời nguyền của GS. TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc tại hội thảo.
    GS. TS. NGND. Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thì vạch trần quá trình chậm trễ, cẩu thả đến mức có thể nghĩ đến ý đồ gian dối đối với việc đưa chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa Lịch sử phổ thông. Thậm chí, ông đã đưa ra lời nguyền để kết thúc tham luận của mình tại hội thảo: “Dù cho môn Sử có bị bức tử, dù cho chủ quyền của Việt Nam không được đưa vào sách giáo khoa Lịch sử phổ thông thì Hoàng Sa, Trường Sa vẫn là của Việt Nam”.
    Chua xót hơn, PGS. TS. Nghiêm Đình Vì, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương còn nói: “Tôi đã dặn con tôi, nếu môn Lịch sử được là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông thì mới ghi trên mộ tôi chức vụ Nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, còn như không phải thì không ghi vì tự thấy không xứng đáng khi không bảo vệ được điều này".
    Sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất
    Đại diện cho hội nghị, GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổng kết: Việc tích hợp là một xu hướng khoa học của nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Nói chung nên tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên. Cấp Tiểu học, tích hợp môn Lịch sử trong môn "Cuộc sống quanh ta" ở lớp 1, 2, 3 và trong môn "Tìm hiểu xã hội" là có cơ sở khoa học và cần nghiên cứu để tùy theo lứa tuổi, chọn một số kiến thức lịch sử dễ hiểu, nặng về kể chuyện đưa vào nội dung các môn tích hợp. Hội nghị ủng hộ phương án này của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Còn việc tích hợp môn Lịch sử trong môn "Khoa học xã hội" rồi môn "Công dân với Tổ quốc" ở cấp THPT ở dự thảo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hội nghị khẳng định là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học. Từ hai môn tích hợp "Khoa học xã hội" ở cấp THCS và môn "Công dân với Tổ quốc" ở cấp THPT, môn Lịch sử đã bị xé nhỏ, tích hợp tùy tiện một ít nội dung vào hai môn kia. Mặc dù một ít nội dung lịch sử trở thành phân môn, nhưng trên thực tế môn Lịch sử đã bị xóa sổ với vị thế và yêu cầu của một môn học trong tính hệ thống và toàn diện của nó.
    GS. NGND Phan Huy Lê khẳng định, Hội sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT. Tât nhiên bảo vệ môn Lịch sử cần gắn liền với yêu cầu đổi mới một cách căn bản và toàn diện hệ thống môn học để phát huy hết hiệu quả giáo dục của môn học.
    Một vấn đề nữa, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định, trong sách giáo khoa Lịch sử, Địa lý đang lưu hành hoàn toàn chưa đề cập đến lịch sử xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì vậy, Hội nhất trí khẩn thiết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợi đến khi biên soạn lại sách giáo khoa phải vài ba năm sau mới hoàn thành.
    Thùy Minh

    Friday, 13 November 2015

    Giáo dục lòng yêu nước mới là mục đích của môn lịch sử tích hợp (Hông Vân - Ngân Anh - Nhân Dân)

    Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi.
    Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi.
    NDĐT - Bàn về câu chuyện nên hay không nên dạy lịch sử theo môn học tích hợp, bên lề kỳ họp Quốc hội, Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, hướng tới học sinh có được nhân cách, lòng yêu nước, trách nhiệm đối với đất nước, Tổ quốc mới chính là mục đích của môn học tích hợp này.
    Dư luận đang chệch hướng và phản đối quá sớm
    Hỏi: Thưa Giáo sư, quan điểm của ông như thế nào về tích hợp môn lịch sử vào hai môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới?
    Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi nghĩ, vấn đề tích hợp hay không tích hợp chỉ là hình thức thể hiện. Còn câu chuyện ngành giáo dục có giảng dạy nội dung về lịch sử hay không là vấn đề khác. Ở đây, ta chỉ bàn về hình thức mà không chú trọng tới phần nội dung, đó là đã đi chệch hướng.
    Thực ra, giáo dục lịch sử, giáo dục về ngôn ngữ và những môn học thứ khác cho học sinh cũng chỉ là phương tiện thôi. Điều đạt được là nhân cách, lòng yêu nước, trách nhiệm đối với đất nước, Tổ quốc mới chính là mục đích của nó. Khi trao đổi về vấn đề tích hợp, nên phân biệt rõ điều này.
    Ngoài ra, môn học nào, kiến thức nào là nội dung, còn hình thức thực hiện nội dung là một chuyện khác. Cuối cùng, phải xem xét tích hợp hay không tích hợp thì tốt. Nếu để dạy về lòng yêu nước, một môn học riêng biệt khó mà thực hiện tốt nhiệm vụ ấy. Thí dụ, lịch sử không kết hợp với văn học chưa chắc đã phải là hình thức giáo dục lòng yêu nước tốt nhất. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” là một áng văn hay, nhưng lại rất có giá trị giáo dục về lịch sử và lòng yêu nước. Đôi khi, kiến thức tích hợp của nhiều môn học như lịch sử, văn học, địa lý phối hợp lại mới tạo được một cơ sở để thực hiện tốt nhất mục đích là giáo dục lòng yêu nước.
    Trở lại câu chuyện tích hợp môn lịch sử. Bây giờ, ngành giáo dục chưa nói rõ thực hiện cụ thể nội dung tích hợp như thế nào, phân tích học tích hợp tốt ra sao, thì làm sao bình luận được. Nếu như cách tách riêng ra mà không làm tốt, thì nội dung đó vẫn không tốt. Nếu tích hợp mà làm tốt nội dung ấy, thì vẫn là giải pháp tốt. Ở đây, không phải chuyện tích hợp hay không, môn riêng hay môn chung. Quan trọng là truyền đạt cho học sinh những kiến thức, nội dung, những kỹ năng gì. Và cuối cùng có đạt được mục đích truyền đạt cho học sinh lòng yêu nước, giáo dục về nhân cách, hình thành nhân cách cho học sinh hay không. Ý kiến của tôi như thế để thấy rằng, có lẽ trao đổi này không đúng hướng. Chúng ta mới bàn về những hình thức bên ngoài mà không nói về nội dung thực sự, nội hàm bên trong. Đặc biệt, chúng ta không đề cập mục đích mình đạt được là cái gì. Trao đổi như vậy đã bị lệch hướng.
    - Vậy theo Giáo sư, cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào là đúng hướng?
    - Tôi cũng chưa hiểu ngành giáo dục sẽ làm cụ thể như thế nào. Tích hợp hay tách môn riêng, qua đó có truyền tải được những nội dung cần thiết hay không. Đặc biệt với những nội dung truyền tải ấy có đạt được mục đích là giáo dục lòng yêu nước và nhân cách cho học sinh hay không, đấy mới điều cần đề cập.
    Theo tôi sẽ có ba mức. Thứ nhất, mục đích phải đạt được là gì, đầu tiên là giáo dục lòng yêu nước, hình thành nhân cách cho học sinh. Thứ hai, dùng phương tiện nào đạt được mục đích ấy. Phải truyền tải những kiến thức kỹ năng ở một số lĩnh vực như văn học, lịch sử, giáo dục an ninh quốc phòng, giáo dục công dân. Thứ ba, trực tiếp nhất là, dùng hình thức nào để thực hiện các phương tiện đó.
    Bây giờ, cần xem ngành giáo dục trình nội dung dự thảo như thế nào. Tại sao người ta chưa trình nội dung gì mà mình đã bình luận, cần chờ xem.
    - Nhưng đợi đến khi ngành giáo dục thực hiện rồi, hình thành một chương trình và sau đó thực hiện không tốt thì sao?
    - Đó là một quy trình. Bộ phận soạn thảo hình thành dự thảo, rồi nhiều cá nhân, chuyên gia, nhân dân góp ý. Khi góp ý, phải xác định mục đích là gì, làm như vậy có đạt được mục đích hay không, đạt hiệu quả như thế nào. Còn hình thức thể hiện mang tính kỹ thuật. Ngành giáo dục mới đang có sơ thảo thôi, nên tôi nghĩ rằng chưa phải lúc.
    Phương pháp tích hợp cần thử nghiệm trước
    - Liệu để hình thành một chương trình chuẩn thì liệu có phải thử nghiệm trước việc tích hợp này không, thưa Giáo sư?
    - Phải thử nghiệm. Trước kia, khi chúng ta thử nghiệm một dự án, cần tổng kết đánh giá xong mới được áp dụng đại trà. Nhưng lần này, chúng ta đưa một cách tiếp cập mới, có thể thử nghiệm những vấn đề, nội dung, phương pháp mới. Còn những nội dung đã sử dụng tốt rồi, không cần thử nghiệm lại.
    Cách thử nghiệm bây giờ là thử nghiệm trong quá trình hình thành nội dung. Tức là, hình thành một bộ phận nội dung rồi đem vào thử nghiệm. Cách làm như vậy rút ngắn thời gian hơn. Phương pháp quốc tế hiện nay cũng không áp dụng như vậy nữa, mà chuyển sang áp dụng có thực nghiệm trong quá trình xây dựng, làm đến đâu thực nghiệm đến đấy. Không phải thực nghiệm toàn bộ mà chỉ thực nghiệm những điểm gì mới, cần xem những nội dung mới có phù hợp hay không. Vì trong xây dựng một chương trình, có nhiều nội dung chúng ta đã làm hàng chục năm nay, không cần thực nghiệm lại nữa.
    - Vậy phương pháp tích hợp nói chung và tích hợp môn lịch sử nói riêng rõ ràng là mới và cần phải thực nghiệm đúng không, thưa ông?
    - Phương pháp tích hợp của ta mới và cần thực nghiệm. Thí dụ, ngành giáo dục xây dựng một môn học tích hợp thì phải thực nghiệm, dạy thử đối với một nhóm đối tượng nhỏ và thực nghiệm riêng đối với riêng môn học đó. Thậm chí thực nghiệm riêng một số bài. Trong chương trình thực nghiệm ấy, có những phần tách riêng của từng môn học, hay gọi là phân môn, còn có những nội dung tổng hợp của nhiều môn. Như vậy, chúng ta chỉ thực nghiệm phần tổng hợp đó thôi. Trước đây, đó là môn học riêng còn bây giờ trở thành phân môn.
    Nội dung đó vẫn là thành phần của môn học và vẫn được giao thực hiện một số nội dung cụ thể của môn học ấy. Thậm chí, ban đầu, rất có thể giáo viên vẫn là giáo viên của nhiều môn học khác nhau. Chưa có giáo viên dạy tích hợp thì phải có giáo viên của các môn cùng tham gia. Nhưng sẽ có một số bài mang tính chất tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều mòn. Khi đó, cần phải thực nghiệm nội dung mới ấy, vì chúng ta chưa có trải nghiệm thực sự, phải xem hiệu quả đến đâu.
    Vì thế, Nghị quyết của Quốc hội lần này đã nêu rõ, thực nghiệm những nội dung phương pháp mới, chứ không phải thực nghiệm tất cả.
    - Nhưng giảng dạy tích hợp đòi hỏi giáo viên có kiến thức tổng hợp. Liệu chúng ta có chuẩn bị kịp nguồn nhân lực cho công tác này không, thưa ông?
    - Đó là điểm chúng tôi rất băn khoăn. Chúng tôi đã cảnh báo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm khó nhất chính là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này không chỉ được bồi dưỡng một cách chung chung. Từ trước tới nay, trong lĩnh vực giáo dục chỉ thay đổi nội dung, nhưng vẫn là môn học ấy. Với trình độ giáo viên được đào tạo, đặc biệt là giáo viên chuyên nghiệp, họ vẫn có khả năng chuyển đổi, tự nghiên cứu và thực hành được. Nhưng ở đây, khi hình thành môn tích hợp, rất có thể sẽ thay đổi cơ cấu ngành, nghề của đội ngũ giáo viên. Việc này thay đổi cơ cấu ngành, nghề đào tạo của trường sư phạm.
    Thí dụ, với môn tích hợp các môn khoa học xã hội, bây giờ không còn giáo viên lịch sử, địa lý riêng. Rất có thể hình thành môn khoa học xã hội nhân văn, và người thầy phải dạy được các kiến thức tích hợp. Điều này thay đổi cả cơ cấu đào tạo và thay đổi cơ cấu của đội ngũ giáo viên. Không hề đơn giản chút nào. Nhưng chắc chắn sẽ có bước quá độ. Có thể, trước hết hãy thiết kế những môn thành phân môn. Mỗi phân môn có thể do những giáo viên của các phân môn ấy dạy. Như vậy, một môn tích hợp có thể phải có nhiều giáo viên phân môn tham gia giảng dạy, trong khi chúng ta chưa có giáo viên tích hợp một cách chuyên trách.
    Xin cảm ơn giáo sư!
    HỒNG VÂN - NGÂN ANH THỰC HIỆN

    Tuesday, 10 November 2015

    Tích hợp môn Lịch sử: Không thể ghép nối, chắp vá tùy tiện (Bích Lan - Dân Trí)

    Tích hợp môn Lịch sử: Không thể ghép nối, chắp vá tùy tiện

    Môn Lịch sử có nhiều nội dung khoa học khác nhau, nên không thể bị tích hợp, ghép nối chắp vá vào bất cứ môn học nào, mà chỉ có thể đứng độc lập.
     >> Các thầy ơi, hãy cứu môn lịch sử!
     >> Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!
     >> Các nhà sử học kiến nghị: Lịch sử phải là môn học bắt buộc

    Dự thảo “Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể” do Bộ GD-ĐT công bố có đề cập môn học mới là “Công dân với Tổ quốc”, dựa trên sự gộp, ghép cơ học của 3 phân môn: Đạo đức – Công dân, Lịch sử và Quốc phòng – An ninh. Vấn đề này ngay lập tức gây ra sự tranh luận, phản ứng nhiều chiều từ các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như nhiều nhà giáo với lo ngại, môn học này có thể bị “xé nát” hoặc nối ghép vụn vặt…
    Liệu trong tương lai gần, môn Lịch sử sẽ đứng ở đâu? Việc dạy và học tập môn học này sẽ như thế nào? Đây là điều mà dư luận xã hội đang quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Điện tử VOV phỏng vấn PGS.TS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    PVThưa ông, dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có đề cập việc tích hợp nội dung môn Lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc”. Ông có thể giải thích sự tích hợp đó như thế nào?
    PGS.TS Vũ Quang Hiển: Ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, môn Lịch sử được hết sức coi trọng, được tích hợp ở bậc Tiểu học và được phân hóa một cách rõ rệt ở các bậc THCS và THPT, với tư cách là môn học độc lập, bắt buộc, trong tất cả các nhà trường từ phổ thông đến đại học.
    Mỗi môn khoa học đều có vai trò quan trọng riêng của nó. Môn Lịch sử với tư cách một môn khoa học cơ bản, mang tính đặc thù, giữ vị trí quyết định trong việc trang bị có hệ thống những tri thức nền tảng về lịch sử và văn hóa dân tộc, để từ đó tạo ra bản lĩnh và bản chất của con người Việt Nam có năng lực, sáng tạo và giàu lòng yêu nước.
    
PGS.TS Vũ Quang Hiển.
    PGS.TS Vũ Quang Hiển.
    Tích hợp là một nguyên tắc dạy học, là vấn đề rất quan trọng, nhưng không phải là sự gộp, ghép, làm một phép cộng đơn giản và tuỳ tiện nhiều môn học khác nhau để tạo ra một môn học mới.
    Tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử là tích hợp những đơn vị kiến thức vốn thuộc về khoa học lịch sử nhưng lại cần cho các môn học khác, để bớt đi thời lượng của các môn khác, tạo điều kiện để các môn khác hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
    Bản thân môn Lịch sử với tư cách một môn khoa học độc lập có những nội dung góp phần giáo dục ý thức của công dân với Tổ quốc và rộng hơn là với nhân loại, nên có thể tích hợp vấn đề này vào môn Lịch sử. Tuy nhiên, môn lịch sử còn nhiều nội dung khoa học khác nhau, nên nó không thể bị tích hợp vào bất cứ môn học nào, mà chỉ có thể đứng độc lập. Đưa môn Lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc” là không đúng nghĩa về “tích hợp” liên môn.
    Sự chọn lựa một số kiến thức của một số môn (bao gồm cả Lịch sử) để gộp lại, tạo ra môn “Công dân với Tổ quốc” thực chất chỉ là một phép cộng máy móc, khập khiễng và không tưởng, là sự khai tử môn Lịch sử một cách cố ý, là sự xem thường những giá trị đặc thù của giáo dục lịch sử.
    Nói tóm lại, tích hợp trong dạy học Lịch sử là sự tổng hợp kiến thức có liên quan đến nhiều môn học khác trong môn Lịch sử. Lấy môn Lịch sử làm trụ cột để giải quyết các vấn đề lịch sử mà các môn học khác cần tới, chứ không thể chia các nội dung lịch sử ra để giải quyết trong các môn học khác và giải thích một cách thiển cận rằng “giáo dục lịch sử được tích hợp trong nhiều môn học khác nhau”.
    PVSau khi Bộ GD-ĐT đưa ra Dự thảo như vậy, nhiều ý kiến cho rằng, môn Lịch sử phải là môn khoa học và môn học bắt buộc trong các bậc học. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
    PGS.TS Vũ Quang Hiển: Chúng ta không thể nói rằng, lịch sử có trong môn Văn học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng… Không thể “xé nát” môn Lịch sử ra để mỗi môn học giảng dạy một chút. Giáo dục Lịch sử có tính đặc thù, phải được tiến hành một cách hệ thống, được thực hiện bởi đội ngũ những nhà chuyên môn được đào tạo một cách chuyên nghiệp, với những phương pháp dạy học đặc trưng, chứ không phải bất cứ giáo viên nào cũng có thể giảng dạy được môn học này.
    Giáo dục Lịch sử một cách có hệ thống trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ của chính môn Lịch sử, chứ không phải nhiệm vụ của bất kỳ môn học nào khác. Mặc dù một số môn học có thể góp phần giáo dục lịch sử trên một số chiều cạnh mà môn học đó cần khai thác bằng những phương pháp riêng, nhưng không thể làm chức năng giáo dục lịch sử một cách có hệ thống và đồng bộ.
    Khi học sinh lên bậc học cao thì kiến thức về môn Lịch sử vẫn phải được giảng dạy một cách cơ bản, khoa học và hệ thống, khách quan và toàn diện, trên cơ sở cung cấp những tư liệu gốc để người học nhận thức đúng sự thật lịch sử.
    Coi nhẹ môn Lịch sử là hết sức sai lầm. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông có hiện tượng ghép môn Lịch sử và một số môn khác để tạo ra môn “Công dân với Tổ quốc”, hoặc chia kiến thức môn Lịch sử ra để giải quyết trong những môn học khác nhau, thực hiện cái gọi là “tích hợp giáo dục lịch sử trong nhiều môn khác”. Cả hai cách làm đó đều không có cơ sở khoa học, chỉ là sản phẩm duy ý chí chủ quan. Hiện không có một quốc gia nào trên thế giới làm như vậy.
    Trong bối cảnh bùng nổ thông tin toàn cầu, có nhiều sự kiện lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, đã và đang bị xuyên tạc có chủ đích xấu, làm lung lạc tinh thần của một bộ phận thanh thiếu niên và cả một số người lớn. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng, nếu coi nhẹ vai trò môn Lịch sử, và nuôi ảo tưởng dùng những môn học khác thay thế môn Lịch sử giải quyết các vấn đề đó.
    Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước có nền giáo dục tiên tiến, môn Lịch sử được coi là môn phải học và thi bắt buộc từ bậc phổ thông cho đến đại học. Có những nước từng coi nhẹ môn Lịch sử (như Canada) nhưng rồi lại phải trở lại giáo dục bắt buộc môn học này với tư cách một môn độc lập cho học sinh ở bậc phổ thông. Một người nước ngoài muốn nhập quốc tịch vào Canada thì phải thi môn Lịch sử Canada.
    Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đề cập đến tích hợp nội dung lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc” là một việc làm không đúng, cần phải kiên quyết loại bỏ. Phải nghiên cứu lại một cách nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, và phải trình Hội đồng Giáo dục quốc gia quyết định và thông qua.
    PVThưa ông, nếu coi môn Lịch sử là môn học bắt buộc. Vậy chúng ta phải làm gì để  môn Lịch sử thực sự hấp dẫn đối với học sinh trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể?
    PGS.TS Vũ Quang Hiển: Tôi nghĩ rằng, việc dạy và học lịch sử hiện nay còn nhiều bất cấp, từ quan niệm, nội dung chương trình, sách giáo khoa đến đội ngũ thầy, cô giáo; từ phương pháp dạy học đến phương thức kiểm tra đánh giá.
    Lịch sử chỉ được giáo dục có hiệu quả khi nó là một môn khoa học. Khung chương trình môn Lịch sử phải được xây dựng lại một cách khoa học, phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo tính vừa sức của mỗi bậc học, cấp học. Để thực hiện điều này, ngành Giáo dục cần tập hợp, chắt lọc ý kiến của giới sử học, các nhà khoa học giáo dục, nhất là các nhà sư phạm…
    Trên nền tảng của chương trình mới, chúng ta có thể tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thực sự khoa học. Hiện nay, sách giáo khoa của chúng ta còn phiến diện, nặng tính hàn lâm, nghiêng về các sự kiện chính trị, quân sự, nhưng lại ít các thông tin, sự kiện liên quan đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, đối ngoại...
    Để môn Lịch sử thực sự hấp dẫn đối với học sinh, từ chương trình và sách giáo khoa môn học này phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện. Triết lý dạy học môn Lịch sử không phải là tạo ra những người học theo lối thuộc lòng máy móc các sự kiện lịch sử, từ ngày tháng đến chi tiết diễn biến, mà ngay các nhà sử học nổi tiếng trên thế giới cũng không thể thuộc hết được.
    Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử; giúp con người có khả năng nhìn nhận, đánh giá mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử dựa trên những cứ liệu xác thực và tự liên hệ với thực tiễn để rút ra được bài học cho hiện tại và tương lai. Từ đó hình thành nên năng lực và phẩm chất con người, tạo ra bản lĩnh, bản sắc con người. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các nhà trường, đội ngũ thầy, cô và các nhà sử học cần phải nhận thức một cách nghiêm túc. Ngoài ra, xã hội cũng cần phải thay đổi quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ, môn học thuộc lòng.
    Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng ta cần có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp có thẩm quyền, cần hình thành những trung tâm hỗ trợ giáo dục lịch sử ở cấp quốc gia và trong từng địa phương nhằm hỗ trợ thường xuyên để nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ giáo viên, cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh trong học tập môn Lịch sử.
    PVXin cảm ơn PGS.TS!
    Theo Bích Lan
    VOV